2011/04/28

Quảng Trị - Khe Sanh & Những người Chiến Sĩ Vô Danh

"… Không có một lư hương chung cho tất cả những linh hồn vô danh lẩn khuất nơi đây, để những người sống có thể thắp hương cầu nguyện cho tất cả, không một ai …"

Quảng Trị - Khe Sanh & Những người Chiến Sĩ Vô Danh
Lê Lô

Tháng 4, tôi đến cổ thành Quảng Trị

Từ hướng nam, tôi đi trên con đường tráng nhựa mà hơn ba mươi ba năm trước, các nhà báo gọi nó là Đại lộ Kinh Hoàng. Nơi đây cách thị xã Quảng Trị 10 cây số. Bên trái con đường là bãi cát trắng lẫn với màu đất đen. Những cụm nhà mái tôn rải rác bên đường dưới ánh nắng gần trưa. Không một bóng người. Bên phải con đường là bãi cát vàng khô khốc, thỉnh thoảng gió thổi thốc từng cơn, những cụm cát tung lên xòa ra trong nắng. Một căn nhà xập xệ chắp lại bằng những miếng tôn cũ trên đó có dòng chữ bằng sơn trắng "Sửa xe – Vá ép", nơi cửa, một ông già ở trần ngồi trên bậc thềm, tay cầm quạt lá, tay kia chống cằm nhìn bâng quơ ra con đường nhựa vắng người.

Hàng vạn đồng bào từ Quảng Trị tản cư vào Huế
ngày 01/05/1972

Ngày 1 tháng 5 năm 1972, hàng vạn đồng bào từ Quảng Trị tản cư vào Huế. Cuộc tản cư và rút lui hỗn loạn đã biến đoạn Quốc lộ I ở quận Hải Lăng thành con đường xương máu khi quân Bắc Việt phục kích và nã pháo vào đoàn người di tản.

Bao nhiêu xác người đã nằm xuống và con đường hôm nay đìu hiu thưa thớt. Ai đã khiêng cất xác họ, ai đã rửa chùi những đống máu, lau đi những óc não tung tóe, ai sắp lại những gan ruột phơi ra trầy trụa, ai đã đạp trên xác họ trên đường chạy lọan rồi gục xuống ở bước chân kế tiếp, chồng lên người đã chết, người chết sau ngã trên người chết trước.

Nhất tướng công thành. Những thường dân vô tội. Những chiến sĩ vô danh. Tôi chưa đến tuổi lính vào những ngày máu lửa đó, vào những ngày máu xương đến phải gọi nó là Đại lộ Kinh Hoàng. Bây giờ, Đại lộ Kinh Hoàng mang tên Lê Duẩn. Tôi đang đi trên nó một buổi sáng vắng lặng yên bình, nhưng chợt ớn lạnh từng cơn như vô hạn oan hồn chồm lên quấn lấy hỏi han. Cơn gió đồng lướt thướt thổi qua.

Tôi trèo lên xe, nói chạy nhanh đi vào thị xã. Tới một ngã ba, người tài xế rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo. Đó là một con đường nhỏ hơn, có một chứng tích duy nhất còn sót lại của thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa, trường Bồ Đề.

Người ta nói số bom đạn đổ xuống thị xã trong 81 ngày đêm, kể từ ngày 30 tháng Ba năm 1972, có sức công phá mạnh gấp bảy lần trái bom nguyên tử thả xuống Nhật trong thế chiến hai. "Một viên gạch cũng bể làm tư", người Quảng Trị nói rứa, chỉ riêng ngôi trường Bồ Đề còn đứng vững với bốn bức tường lỗ chỗ vết đạn bom. Đến một ngã tư, lại rẽ phải. Cổ thành Quảng Trị nằm phía tay trái, cách quốc lộ chừng hai cây số. Ở góc tường đầu tiên, rêu và cây dại mọc dày nhưng các vết đạn xoáy sâu vào lớp gạch tường đo đỏ vẫn còn hằn dấu rõ.

Quân đội VNCH tái chiếm
Quảng Trị 1972
Tôi nhớ như in bức ảnh chụp mấy người lính cắm cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành đổ nát năm nào. Bây giờ người ta cho xây lại phần trên cổng thành, màu xám xi măng còn rất mới, có vẻ lạc lõng và chênh vênh trên dãy tường thành cũ kỹ. Bên trong thành, một con đường bê tông chạy thẳng từ cổng đến một cái đài cao xây theo hình một nấm mộ lớn, có bốn lối đi dẫn lên đài. Giữa trung tâm đài có một lư hương lớn, và một cái cột cao vút lên dựng bên cạnh một mái nhà mô phỏng một cổng tam quan.

Tôi đứng trên đài cao nhìn xung quanh. Trừ các con đường nội bộ trong thành, còn lại là bãi cỏ xanh, các ghế đá công viên, ở một khoảng sân người ta trưng bày một hỏa tiễn chống máy bay.

Tôi đứng lại một mình. Những tường thành như có một luồng khí lạnh tuôn ra làm sởn da. Có tài liệu nói rằng trong trận ác chiến dành lại cổ thành, quân đội Việt Nam Cộng Hoà chết gần mười ngàn người, bộ đội cộng sản cũng chết khoảng con số đó.

Trong cổ thành này, xác người có thể sắp bên nhau dày đặc mặt đất trong thành. "Một viên gạch cũng bể làm tư". Đó là một nhận xét có vẻ đơn giản nhưng thật kinh hoàng. Nhưng giờ đây người ta không coi đó là một trận địa đau khổ và mất mát, những người ở đây coi đó là một chiến thắng.

Nếu có mất mát thì đó là cuộc hy sinh của riêng những người thắng trận sau cùng. Mấy năm trước tôi có coi một đoạn phim tài liệu 45 phút do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Trị thực hiện với lời bình của Võ Nguyên Thủy, con của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Họ chiếu các mũi tiến công của bộ đội cộng sản vào cổ thành khởi từ ngày cuối của tháng Ba năm 1972, những trận giao tranh ác liệt, các cảnh máy bay B52 rải bom. Khi bộ đội phải bỏ chạy qua bờ bắc của sông Thạch Hãn, họ bình luận "quân ta tổn thất khá nặng nề". Mười ngàn người chết nhưng chỉ "khá nặng nề", và cơ bản thì trận chiến mùa hè 1972 vẫn là "một thắng lợi lớn góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam".

Các nhà quân sự cộng sản chỉ cần gây tiếng vang, họ khát danh vọng bất kể mười ngàn lính nằm xuống để đổi lấy 81 ngày đêm giành dựt từng tấc đất một cách tuyệt vọng, bất kể hàng vạn dân thường gục xuống do những màn pháo kích bừa bãi từ trong núi nã xuống Đại lộ Kinh Hoàng. Những điều đó không được nhắc đến trong cả cuốn phim tài liệu… Chỉ thấy chiến thắng, chiến thắng và chiến thắng!

Một người bạn chụp hình chuyên nghiệp kể rằng vào đây mà không khấn vái thì khi rửa phim chỉ thấy một màu trắng xóa. Tôi tin điều đó. Trên đài tưởng niệm có một lư hương rất lớn, nhưng lư hương đó chỉ dành cho những người thắng trận cuối. Không có một lư hương chung cho tất cả những linh hồn vô danh lẩn khuất nơi đây, để những người sống có thể thắp hương cầu nguyện cho tất cả, không một ai.

Tôi không thể đốt hương để cắm vào cái lư hương riêng biệt này. Vì thế tôi chọn cắm một nén hương vào hư không.

Đài Tưởng Niệm
ở Thành Cổ Quảng Trị
Nhà bảo tàng có hai tầng. Từ ngoài cửa chính đi vào có một sảnh chính bề ngang độ sáu, bảy thước, dài chừng mười mấy thước. Cách bức tường cuối sảnh độ một thước người ta dựng một tấm kiếng trong suốt hình vuông. Đằng sau tấm kiếng, sát tường là một ngọn đèn điện được gói bên ngoài một lớp giấy nửa xanh nửa vàng, dưới ngọn đèn chắc có dấu một cái quạt nhỏ thổi ngược lên để lớp giấy màu vàng luôn bay phần phật như ngọn lửa. Đó là ngọn lửa giả tượng trưng ngọn lửa thiêng. Trên tấm kiếng trong suốt có viết tên các đơn vị bộ đội đã tham gia chiến dịch "giải phóng thành cổ" năm 1972.

Tôi đi lên tầng trên. Tầng này trưng bày các hiện vật và hình ảnh các bộ đội đang đánh nhau, sơ đồ cổ thành, mô hình trận đánh. Trong ngổn ngang chiến tích, đạn, bom, và súng cối đã rỉ sét có một cái bàn vuông nhỏ bên trên lộng kính, phía trong mặt kiếng có hai lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp ngay ngắn, một vài món quân trang quân dụng và năm tấm hình căn cước của năm người lính Việt Nam Cộng Hòa. Có một mẫu giấy ghi chú đây là chiến lợi phẩm mà bộ đội tịch thu được trong cổ thành hồi 1972. Các hiện vật ở tầng này sơ sài, cách trưng bày lộn xộn và thiếu chuyên môn. Không gian trưng bày một trận chiến ác liệt với bao mất mát bị lấn lướt bởi chủ đề chủ đạo "chiến thắng", biểu tượng qua tấm hình một anh bộ đội ngồi ôm súng cười rất tươi giữa cảnh hoang tàn đổ nát của cổ thành.

Rời cổ thành chúng tôi băng qua sông Thạch Hãn, đến ngã ba rẽ vào đường số 9. Đường 9 Nam Lào. Mùa xuân năm 1971 Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công qua biên giới Lào để phá hủy các căn cứ của Bắc Việt. Trục lộ hành quân chính là đường số 9 bắt đầu từ hướng cực đông là thị trấn Đông Hà.

Tôi đã đọc nhiều tài liệu về con đường này, và giờ đây tôi đang đi trên đường 9, bắt đầu từ thị trấn Đông Hà. Mới hơn 10 giờ sáng nhưng cả thị trấn vắng vẻ như không có nhiều người. Đường 9 Nam Lào bây giờ đã tráng nhựa và khá rộng để hai chiếc xe tải tránh nhau dễ dàng. Con đường này sẽ qua Cam Lộ, Cà Lu, Khe Sanh, Làng Vei, Lao Bảo cho đến biên giới Lào.

Đường 9 Nam Lào chỉ có trong mường tượng từ ký ức qua các tài liệu thời chiến, hình dung các cuộc chuyển quân, những người lính gian khó, các trận đánh dữ dội, những con gió lào oi bức, có những khúc đường hẹp phải dùng xe ủi đất mở đường, cây cối hai bên um tùm. Bây giờ đây trước mắt là một con đuờng buồn, một thị trấn lặng lẽ, những căn nhà hai bên đường không đóng cửa, nhìn suốt vào trong cũng không thấy người.

Lời của một bài hát vào năm 1972 vang lên "… anh đã về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà…". Dưới ánh nắng trải đều dù không thấy dấu vết sót lại của những ngày chiến tranh khốc liệt, ít nhất cũng như vậy trong con mắt dân sự, nhưng từng vùng đất đi qua đều gợi lên ký ức chiến tranh vì nó nổi danh vì chiến tranh, những cái tên ngọt ngào nhưng đau khổ như Cam Lộ, như Khe Sanh.

Bây giờ bên phải là núi, bên trái là dòng sông Đakrông lấp lánh nắng mai ở cây số 46 của đường 9 (tính từ đoạn bắt đầu ở thị trấn Đông Hà). Có một cái cầu treo bắt ngang sông giữa hai đầu núi, cầu Đakrông, đoạn đầu của Đông Trường Sơn. Bên kia cầu là đường 14A đưa vào A Lưới và A Shầu (người Mỹ đọc là A Shau), đèo Mạ Ơi, những quả đồi đầy tan tác thời chiến như Hamburger, Bastone.

Năm 1969 quân đội Hoa Kỳ quyết định mở chiến dịch giải tỏa Thung Lũng A Shầu với sự tham dự của nhiều đơn vị Thủy Quân Lục Chiến,Thiết Giáp, Không Quân và Bộ Binh… Tờ mờ sáng ngày 10 tháng 05/1969, chiến dịch Apache Snow bắt đầu. Giờ H là 7 giờ 30.

Đã gần giữa trưa, hai bên cầu trẻ con người thiểu số tan học tung tăng đi về hướng A Shầu. Tất cả bọn chúng mặc áo quần màu đen, chân đất, nước da đen xoắn khoẻ mạnh nhưng khuôn mặt hốc hác, trông chúng thật ngô nghê và lạc lõng trên con đường tráng nhựa và cây cầu treo đẹp đẽ mới khánh thành. Dưới kia là sông chảy, bên này là núi, bên kia là những ngọn đồi xanh nối nhau dưới bầu trời xanh trong, một con đường láng nhựa, một cột mốc đánh dấu đường Trường Sơn.

Ngày 9 tháng 2 năm 1968, một tiểu đoàn quân Bắc Việt tấn công Đồi 64 do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trấn giữ, tràn ngập nhiều vị trí phòng thủ.

Ngang Khe Sanh, chúng tôi băng ngang ngã ba dẫn vào căn cứ (quân sự) Khe Sanh để đi thẳng lên Lao Bảo. Khúc đường này đang xây dựng lở dở, bụi đỏ mờ mịt, nhà cửa hai bên đường tràn ngập bụi đỏ. Nắng khô khốc tưởng chừng cả vùng này rất khó tìm ra một giọt nước. Thỉnh thoảng các xe đò mang bảng số Lào chạy ngược chiều chở các đoàn khách du lịch hướng về Quảng Trị.

Đến trung tâm chợ biên giới Lao Bảo thì trời đã đứng bóng. Đây là một chợ biên giới gồm một khách sạn khá lớn xây sát sườn chợ gồm hai khu nhà tròn và một khu ăn uống bình dân. Một đứa bé chạy ra mời ăn cơm: "Mi có chi ăn?". Thằng bé nhanh nhẩu: "Chi cũng có đủ". Khu ăn uống bình dân chỉ có hai quán bán cơm và toàn thức ăn khô, "có đủ" ba món là cá nục kho, cá ngừ kho và cà pháo dầm nước mắm.

Như vậy cũng đủ ăn một buổi trưa biên giới, mua sắm một ít hàng lậu tuôn từ Lào qua. Mấy tháng trước, tôi mướn một chiếc xuồng ba lá trốn công an biên phòng để vượt biên từ Châu Đốc qua chợ Gò nằm bên kia đất Cam Bốt. Chợ Gò nhộn nhịp, người bán xởi lởi tỏ rõ phong độ ngang tàng của sông nước miền Nam.

Ở Lao Bảo, người bán khô khan ít nói như cái nóng của miền Trung. Cả khu chợ hàng hóa nhiều và trật tự hơn chợ Gò nhưng có cái không khí trầm trầm lặng lẽ. Chúng tôi lên xe chạy ngược về con đường bụi đỏ. Bên trái, những quả đồi nằm chịu trận dưới mặt trời bốc lửa. Đến Làng Vei, nằm nửa đường từ đoạn Lao Bảo – Khe Sanh, chúng tôi ngừng xe để ngắm dòng sông chảy dịu dàng bên dưới.

Rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968, bộ đội Bắc Việt có chiến xa yểm trợ tấn công và tràn ngập trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei.

Đoạn từ Làng Vei về lại Khe Sanh bằng phẳng, bên trái có vài nương rẫy của đồng bào thiểu số. Chúng tôi băng qua trung tâm Khe Sanh đã qua trưa, ngôi chợ lồng vắng vẻ như cả thị trấn đều ngưng hoạt động, đến ngã ba thì rẽ trái vào căn cứ (quân sự) Khe Sanh.

Ngày 23 tháng 2 năm 1968, quân Bắc Việt pháo 1.300 quả đại bác vào Khe Sanh trong 8 tiếng đồng hồ. Mười lính Mỹ chết.

Đường đi phi trường Tà Cơn, một phi trường quân sự của Mỹ thời chiến, hẹp hơn đường 9 nhưng cũng đã tráng nhựa bằng phẳng. Phi trường nằm cách đường cái chừng cây số, có cổng rào và trạm gác thu phí tham quan. Trên bãi sân ngổn ngang cỏ mọc người ta trưng bày một trực thăng UH và hai trực thăng chuồn chuồn.

Ngày 11 tháng 2 năm 1968, hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung vì trúng đạn pháo kích.

Gần đây, Bộ Quốc Phòng Mỹ nói họ đã xác định được danh tánh bốn quân nhân Mỹ chết trên đồi 665 vào đầu tháng 5/1967, và hài cốt của bốn người lính này đã được đưa về Mỹ. Sau 37 năm nằm yên trong vùng đất Khe Sanh, bốn quân nhân chết trong độ tuổi 20 đã trở về quê hương, được vinh danh ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Còn những ngọn đồi 471, 552, 665, 689… thì vẫn xanh cỏ mọc. Còn bao nhiêu xương cốt của Mỹ, của Nam Việt Nam, của Bắc Việt Nam vùi sâu nơi ấy.

Con đường rời Khe Sanh từ hướng Tây, băng qua đèo Ai Lao để về lại Cam Lộ trông hùng vĩ hơn. Nhiều đoạn đèo đang được thi công nâng cấp, đất cát lổn chổn trộn với bụi đỏ bay mịt trời. Mấy cái cần cẩu đang nâng lên hạ xuống ở một cây cầu đang xây mới cạnh chiếc cầu cũ bắc ngang một vực sâu ngay một khúc quành gắt như cùi chỏ. Đoạn đường này hẹp, nếu có một chiếc xe đi ngược chiều thì không biết tài xế sẽ xoay xở ra sao.

Lấp lánh dưới sâu là dòng nước đã gần cạn trong mùa khô. Trời trong và xanh. Ngang một đoạn đèo gặp một đoàn người đang im lặng đi giữa đường, dẫn đầu là một người đàn ông mặc áo dài màu xanh đậm. Ông này xách một cái phèng la cũ, vừa đi chậm rãi vừa thỉnh thoảng gõ một tiếng "pheeng…". Kế đến là bốn người đàn ông gánh một cái quan tài. Một đám tang giữa trưa.

Trên quan tài người ta dựng bốn cái cây đứng để chống một tấm nhựa che nắng cho tấm hình của người chết, ảnh một cô gái trẻ để trước quan tài. Những người đưa đám đều để đầu trần, có người đi chân trần trên mặt đường nóng chảy nhựa. Đám tang lặng lẽ nhưng tươm tất dưới mặt trời gay gắt, bóng chiếc quan tài in xuống nền đường che nắng được một vài người đi khép nép ven hông quan tài. Đoàn người đi chầm chậm trên đèo Khe Sanh – Cam Lộ, tiếng phèng la điểm nhịp vang lên rồi tan dần vào vách núi. Một người trẻ hôm nay sắp được chôn. Trong một vùng đất còn nhiều người mất xác.


Lê Lô

Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Đơn tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu được khởi tố chính mình


Đơn tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn
yêu cầu được khởi tố chính mình



Một sinh viên Học viện hành chính  tại Hà Nội tự làm đơn yêu cầu viện kiểm sát khởi tố chính mình vì đã "tàng trữ" những tài liệu của TS. Cù Huy Hà Vũ. Đó là bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990, hiện đang là sinh viên năm 3 học viện hành chính quốc gia .
Cuối đơn, bạn Tuấn nhấn mạnh nếu VKS không truy tố bạn vì tội tàng trữ tài liệu chống nhà nước thì mặc nhiên phải trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ vì những hành vi đó "không phải là tội phạm".
 
Giải thích về việc làm của mình, bạn Nguyễn Anh Tuấn cho biết : 
Tôi xin có vài lời, tạm như là giải thích cho hành động của tôi, nếu ai đó thắc mắc
  • Thứ nhất, tôi làm điều này để bảo vệ nền pháp quyền non trẻ của đất nước tôi.
  • Thứ hai, tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình.
  • Thứ ba, biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.
Ngoài 3 lý do trên, tôi không có động cơ nào khác.
Tôi cũng xin được nhắn gửi đôi điều:
  • Đối với nhà chức trách: Tôi làm việc này xuất phát từ ý thức cá nhân tôi, không bàn bạc, hỏi han ý kiến của bất kỳ ai.Bởi thế, tôi mong rằng mọi hoạt động điều tra, xét hỏi của cơ quan an ninh chỉ tập trung vào bản thân tôi.Ngoài ra, các chứng cứ chống lại tôi đã được tôi trực tiếp cung cấp, do vậy, tôi mong rằng nhà chức trách, với sự đường hoàng cần có, sẽ không cần tốn công nghĩ ra những câu chuyện ly kỳ nhắm vào tôi.
  • Đối với gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô: Tôi thành thật xin lỗi tất cả nếu hành động của tôi có thể dẫn đến những liên lụy ngoài ý muốn cho mọi người. Nhưng tôi tin rằng, tất cả cũng là vì, một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011
Nguyễn Anh Tuấn





http://bit.ly/jxy4zB



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2011/04/27

Dân tộc Sinh tồn ( phần 5 )

Dân tộc Sinh tồn ( phần 5 )

Anh-Huy     

Thế rồi...Điện Biên Phủ thất thủ ...

Sự thất bại của Thực dân Pháp để Tư bản Mỹ tạo dựng lại một chiến lược mới, linh động, thuận lợi  và phù hợp với tình thế Á Châu hiện tại. Cho nên, vào ngày 21.07.1954 các Cường quốc liên hệ, thỏa thuận nhau ngưng cuộc chiến Đông Dương bằng việc ký kết hiệp định Đình chiến Genève, tạm thời chia hai đất nước Việt Nam  lấy vĩ tuyến thứ 17 dọc theo giòng sông Bến Hải làm ranh giới, chờ thống nhất bằng kết quả của một cuộc tổng tuyển cử dân chủ được Quốc tế giám sát, dự liệu thực hiện trong vòng 2 năm tới.

Chính thức hổ trợ cho Thực dân Pháp kể từ năm 1950 cho đến ngày ký hiệp định Genève 21.7.1954. Tư bản Mỹ đã bỏ vốn vào chiến cuộc Đông Dương về quân viện và kinh viện gần 3 Tỷ Đôla gồm :

554 phi cơ chiến đấu và vận tải, 347 tàu chiến, 182 xe tăng, 1498 quân xa, 20593 xe chuyên chở, 44.360.000 băng đạn, 8.212.000 đạn đại bác.

Số lượng quân cụ, đạn dược, chiến xa, phi cơ, tàu chiến chỉ là một phần tồn kho sau Đệ II Thế chiến, được đem ra viện trợ cho Thực dân Pháp tiêu thụ trên chiến trường Đông Dương.Số vốn đó, tạo thành phần   lời mà Tư bản Mỹ buộc Thực dân Pháp phải hủy bỏ lá bài Bảo Đại, hoàn giao vào tay Tư bản Mỹ : Một Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm, với phân nửa nước Việt Nam, sẽ được kiến tạo thành tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, tài trợ và chỉ huy bởi Tư bản Mỹ.

Ngược lại, từ năm 1949 sau khi chiếm Hoa lục, Cộng Sản Trung Hoa đã huấnluyện và chi viện rất lớn lao về quân sự , trang bị toàn bộ vũ khí cho Bộ đội Việt Minh Cộng Sản. Riêng từ năm 1951 đến trước ngày Điện Biên Phủ thất thủ, VNDCCH của Hồ Chí Minh nhận được khoảng 82.000 tấn hàng mà Cộng Sản Trung Hoa yểm trợ đổ vào cuộc chiến, trợ lực người đồng chí láng giềng anh em. Thực tế đó cũng là một hình thức đầu tư, che dấu bằng những danh từ hoa mỹ nực mùi Quốc tế Cộng Sản.

Cái lời của Bắc Kinh là hưởng lại được phần quà của Đồng Minh hiến tặng cho Trung Hoa Dân Quốc sau Đệ II Thế Chiến. Dù rằng, không chiếm đóng miền Bắc Việt Nam bằng quân đội. Nhưng Chính thể của VNDCCH đi lần vào quỹ đạo chư hầu  phiên thuộc Cộng Sản Trung Hoa. Tự động, trở thành tên lính tay sai của Quốc tế Cộng sản, tiến công vào tiền đồn Thế giới Tự do, phá rối chiến lược be bờ!

Được sự ủng hộ tối đa của Hồng Y Spellnan thông qua Tòa thánh Vatican.Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm được Chính quyền và Tư bản Mỹ chọn lựa như là một quân bài lý tưởng cho nước bài chống Cộng sáng giá  tại Miền Nam Việt Nam .

Tư bản Mỹ tổ chức đại quy mô cầu không hải vận  trong vòng 10 tháng, di chuyển gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, đa số là thành phần Thiên Chúa giáo La Mã vào Nam định cư.

Trên phương diện truyền thông là Đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn Cộng Sản. Thực chất là một cuộc tái phối trí tại Miền Nam một thực thể chống Cộng trong tương lai, tạo dựng thành một lực lượng chính trị chiếm 7% dân số Miền Nam, triệt để ủng hộ Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vô điều kiện.

Giải pháp Bảo Đại và Quốc Gia Việt Nam chỉ là quân bài  chính trị vớt vát lót đường do Pháp Thực Dân chủ trương, buộc lòng Tư Bản Mỹ ủng hộ vào thời điểm quyết liệt  trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ I.

Lật đổ Quốc Trưởng Bảo Đại, triệt tiêu Quốc Gia Việt Nam qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ý, khai sanh đệ nhất "Việt Nam Cộng Hòa" và đặt Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vào chức vị Tổng Thống, hoàn toàn nằm trong kế sách của Tư Bản Mỹ với sự ủng hộ nhiệt tình của Tòa thánh Vatican.

Nhằm thực hiện kế hoạch be bờ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh với Đệ Tam Quốc Tế,  Tổng thống Ngô Đình Diệm không cần thiết đến thực lực của các Đảng Phái Quốc Gia, hổ trợ trong tư thế liên hợp để xây dựng nền tảng cho một chế độ Dân chủ Tự do thật sự tại Miền Nam Việt Nam, nhằm đối đầu với chế độ Cộng Sản Bắc Việt độc tài đảng trị.

Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu thành lập Đảng Cần Lao Nhân Vị, phát triển mạnh mẻ các tổ chức ngoại vi chỉ nhằm vô hiệu hóa sinh hoạt chính thức của các Giáo phái Dân tộc, Đảng phái Quốc gia, tóm thâu quyền lực cai trị Miền Nam Việt Nam  quy về Phủ Tổng Thống - Dinh Độc Lập.

Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ trong vòng hai năm 1955-1956 đã xây dựng thành công tại Miền Nam Việt Nam một Chế độ độc tài gia đình trị, mạnh dạn từ chối hiệp thương Nam Bắc chiếu theo điều khoản ghi trong hiệp định Genève 1954,  thẳng thừng đối đầu với chế độ Cộng sản độc tài đảng trị Miền Bắc.

Sự vắng mặt Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh, Đảng Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng thắm thoát đã 10 năm !

Trong khoảng thời gian 10 năm dài ấy, Đại Việt Quốc Dân Đảng đối đầu với cuộc diện chính trị hoàn toàn bất lợi.Chủ Nghĩa Dân tộc Sinh Tồn mai một trước những chủ trương nhất thời dựa vào những cường lực vong bản ngoại lai, quyết chia đôi Việt Nam, đưa Tổ Quốc thân yêu của chúng ta vào bãi chiến trường tranh chấp giữa Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản.

Đất nước qua phân, Miền Bắc rơi vào tay Việt Minh Cộng Sản tay sai Liên sô và Trung Cộng.

Đảng phái Quốc gia từng liên hiệp, từng đối đầu với Việt Minh Cộng Sản buộc phải di chuyển toàn lực vào Nam.

Tại Miền Nam Việt Nam, chủ trương chính trị độc đảng, gia đình trị  của chính quyền Ngô Đình Diệm, hoàn toàn dựa vào sự hổ trợ của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican tạo thành ngõ cụt cho tất cả sinh hoạt của các Giáo phái Dân tộc và các Đảng phái Quốc gia.

Đó cũng chính là yếu tố phân hóa ra thành nhiều hệ phái  Nam, Trung, Bắc. Gây đổ vỡ sự nghiệp của  Đại Việt Quốc Dân Đảng, mai một đi Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn mà Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh cả một đời  đem công sức và trí tuệ ra gầy dựng.

Các cộng sự viên thân tín một thời cùng Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh từng đấu tranh dành Độc Lập và vẹn toàn lãnh thổ quê hương Việt Nam cũng như toàn thể đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng đứng trước một trong 4 quyết định :

- Cải đảng, tùng phục chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Lưu vong hải ngoại ...

- Lui vào bóng tối ...

- Thành lập chiến khu, bảo toàn lực lượng...

Dựa vào sự bảo trợ nhiệt tình của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican, chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng thực thể chính-trị tôn-giáo chỉ 7% dân chúng Miền Nam để điều hành thể chế  Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

Quả thật là một sự bất công có chủ ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xô đẩy đa số 93% đồng bào Miền Nam trở thành công dân hạng nhì.

Đồng thời bỏ mất đi cơ hội bằng vàng xây dựng Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa trở thành một Quốc Gia Dân Chủ Tự Do, một chính thể Cộng Hòa Pháp Trị và một Chế Độ Đa Nguyên Đa Đảng .

Hội đủ những điều kiện trên, chính quyền Ngô Đình Diệm có được chính nghĩa mà những chính quyền tiền nhiệm được dựng lên chỉ là bù nhìn tay sai, nhằm thực hiện những chiêu bài chính trị ma nớp của Cường quyền Quốc tế và Thực dân Pháp trong suốt 9 năm chiến tranh Đông Dương lần thứ I

Chính quyền Ngô Đình Diệm trói buộc các Giáo phái Dân tộc và Đảng phái Quốc Gia vào thế đối lập để triệt hạ. Nguyện vọng của 93% quần chúng Miền Nam bị khước từ và cấm đoán bằng bạo lực. Giai đoạn đen tối đó được Cố Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng, Kỹ Sư Hà Thúc Ký ghi lại trong Hồi ký Chính trị " Sống Còn Với Dân Tộc "  như sau :

"Chế độ chuyên chính và độc tôn của nhà Ngô ngày càng thấy rõ và đối lậpkhông còn đất đứng. Ngày 4-3-1956, chính quyền tổ chức Quốc Hội LậpHiến để soạn thảo Hiến Pháp.  Thành phần Dân Biểu Lập Hiến gồm 123 người. Tất cả các giai đoạn của tiến trình hình thành Hiến Pháp, từ côngviệc biên soạn đến thảo luận, biểu quyết và ban hành, nhất nhất đều phải thông qua sự chỉ đạo của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 20-10-1956, HiếnPháp được ban hành. Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh với Tổng Thống Chế, mọi quyền hành được tập trung hoàn toàn vào tay Tổng Thống. Ngàyban hành Hiến Pháp được chọn làm ngày Quốc Khánh. Song hành với cơcấu chính quyền, các ông họ Ngô còn tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị . Từquân, cán, chính đến dân sự, mọi người ào ạt gia nhập đảng cầm quyền đểmưu cầu địa vị, áo cơm. Có người chất vấn cán bộ chủ chốt của Đảng CầnLao Nhân Vị về chủ trương của đảng thì được trả lời một cách thản nhiên :

" Chủ trương nằm trọn trong Hiến Pháp 26-10-1956 ".

Như vậy, Đảng Cần Lao Nhân Vị và chính quyền Ngô Đình Diệm tuy hai mà một : Đảng Cần Lao bao trùm lên mọi cơ cấu quốc gia, kể cả quân đội.Vào lúc bấy giờ ở Việt Nam chỉ còn có hai đảng : Đảng Cộng Sản ở MiềnBắc, và Đảng Cần Lao ở  Miền Nam. Ở cả hai miền, tiếng nói đối lập bị bịtmiệng bằng nhà tù." ( trang 218 )                           

Cố Giáo-Sư  Nguyễn Ngọc Huy, Thủ-lãnh Đảng Tân Đại-Việt  trong quyển II   "Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn "  chương luận về Chế-Độ Độc-Tài đã nhận định và phân tích như sau :

" Cứ theo tên nó, chế-độ độc-tài là chế-độ trong đó một người nắm hết tất cả quyền-thế trong tay và một mình quyết định về mọi việc quan-trọng códính dáng đến vận-mạng dân-tộc. Nhà độc-tài có thể nhờ sự phụ-tá của mộthoặc nhiều cố-vấn, hay tự mình suy xét và định đoạt không cần ý-kiến ai.Ông ta có thể tỏ ra rộng-rãi với người khác hay hết sức tàn bạo. Nhưng bấtcứ trong trường hợp nào, sự đối-lập không được dung-tha, và mọi người trong nước dầu muốn dầu không, đều phải cúi đầu tuân lịnh trên...............................................................................................................

Nhà độc-tài của chế-độ này thường phải dựa vào một tổ-chức võ-trang quânđội hay chánh đảng, và nhờ sự tổ chức ấy mà cai-trị dân-chúng. Tuy thế, họ vẫn tuyên-truyền rằng mình tranh-đấu cho dân-chúng và hoạt-động theo ýdân-chúng. Do đó, về nguyên-tắc, họ vẫn chấp-nhận cho quốc-gia có mộtQuốc-hội do dân-chúng  cử ra và được quyền bàn cãi về quốc-sự. Nhưng thật sự, những nhơn-viên Quốc-hội được chánh-quyền chọn lựa sẵn và luônluôn làm theo ý chánh quyền. Việc tuyển-cử cũng như việc thảo-luận và biểuquyết của Quốc-hội chỉ là trò dàn cảnh để gạt dân-chúng mà thôi................................................................................................................

Nhưng chế-độ tài không phải là không có hại. Một cá-nhơn dầu tài giỏi đếnđâu cũng không thể nào đủ sự sáng suốt để phán-đoán tình-thế một cách đúng đắn mãi được. Nhà độc-tài có thể lầm lạc, càng có thể lầm lạc là vìtrong chế-độ độc-tài, tất cả những nhơn-viên hạ-cấp đều quá sợ người trên.Chẳng những không dám chỉ-trích những chổ bậy của người trên, họ lại càng sẳn sàng ca ngợi mọi hành-động của người trên, bất cần hay dở. Điều này làm cho nhà độc-tài chủ-quan và mù quáng. Họ không còn thấy rõ đượcsự thật và sự phán-đoán của họ cũng không thể nào đúng đắn đắn được.

Mỗi sự lầm lạc của nhà độc-tài có thể đưa đến những kết-quả tai-hại cho toàn thể dân-chúng. Như vậy, dầu cho nhà độc-tài có thực tâm muốn phụng sự dân-tộc, ông ta cũng có thể đưa dân-chúng đến sự thất-bại thảm-thương.Phương chi những nhà độc-tài thật tâm phụng-sự dân-tộc vốn có ít, cònnhững kẻ muốn lợi-dụng quyền-thế lại nhiều hơn.

Trong lịch-sử các dân-tộc, những nhà vua sáng suốt biết thương dân có thểđếm trên đầu ngón tay, trong khi bọn hôn-quân bạo-chúa không thể kể xiết được.

Thêm nữa, chính những nhà độc-tài bản tâm tốt lại có thể bị sự phú-quí làmcho sa ngã. " Chánh-quyền làm hư hỏng con người ". Đó là điều nhận xét rất đúng. Một nhơn-vật nắm giữ quyền-bính một nước trong tay tự-nhiên cótâm-trạng và quan-điểm khác với một nhà cách-mạng hay một nhà chánh-khách đứng ngoài chánh-phủ...............................................................................................................

Ngoài ra, chế-độ độc-tài còn có cái tai hại rất to là làm khổ dân. Trong một nước theo chế-độ độc-tài, pháp-lịnh luôn luôn truyền từ trên xuống dưới vàngười đại-diện thấp nhứt của chánh-quyền cũng đã có một oai-thế rất lớnđối với dân-chúng rồi. Vả lại, kẻ dưới rất sợ người trên, thành ra nhiều khi quá cẩn-thận trong sự thi-hành pháp-luật, và do đó mà nhũng-nhiễu dân-chúng. Đó là chưa kể trường-hợp họ lạm-dụng oai-thế mà bóc lột hiếp đápthường-dân. Trong trương-hợp này, dân-chúng có thể phẫn-uất quá, đứng lên chống-chọi lại chánh-quyền, và cuộc nội-loạn gây ra tự-nhiên làm yếu sức dân-tộc trước các dân-tộc khác.

Một mặt khác, chế-độ độc-tài muốn đứng vững được, phải uốn nắn tư-tưởngmọi người theo một khuôn khổ. Mọi học-thuyết có thể hại đến học-thuyếtđược tôn sùng đều bị cấm nhặt ...................... ( trang 340 ; 344 -> 346 )

Chương " Chế-độ Độc-tài " trong quyển II luận thuyết về Chủ-Nghĩa Dân-Tộc Sinh-Tồn của Cố Giáo Sư Hùng-Nguyên Nguyễn Ngọc Huy phản ảnh về Chế-độ Độc-tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm thật rõ ràng và chín chắn.

Phản ứng của lực- lượng Đại-Việt võ trang ly khai ở Ba Lòng là một trong những thể hiện sự bất mãn cùng tột của 93% nhân dân Miền Nam Việt Nam chống đối lại Chế độ Độc tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm.

Triệt hạ hết Giáo phái Quốc Gia này đến Giáo phái Quốc Gia khác. Đốn ngã hết Đảng phái Quốc Gia này đến Đảng phái Quốc Gia khác. Chính quyền Ngô Đình Diệm làm mất hết lòng dân đưa Miền Nam xuống dần bờ vực thẳm. 

Vào năm 1960, Cộng sản Bắc Việt chụp ngay cơ hội thuận lợi tập hợp một số xu hướng chính trị đối lập thành lập " Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ".Đòn chính trị cân não này khiến thế thượng phong của chính quyền Ngô Đình Diệm gầy dựng được từ 5 năm qua bị lung lay sứt mẽ.

Tiếp đến, cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của Lữ đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông chỉ huy với sự tham gia của vài Đảng phái Quốc Gia cùng một số đông chính khách tên tuổi cơ hồ  làm sụp đồ cả Chế độ Độc tài.

Tuy nhiên, ván cờ Đông Dương đã được trù tính từ đầu thập niên 50, Hoa Kỳ vẫncòn cần thiết chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục cai trị Miền Nam VN, lý do thật giản dị : Vatican vẫn còn triệt để ủng hộ Chế độ Ngô Đình Diệm !

Cho nên Chính quyền Kennedy chỉ  khẩn yếu đề nghị thay đổi vài sự thất sách nghiêm trọng, đồng thời gửi Phó Tổng Thống Johnson đến SàiGòn để tạo lại uy tín cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Cuộc công du  3 ngày tại  Miền Nam VN của nhân vật thứ 2 tòa Bạch Ốc, cũng không ngoài mục đích chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng: sự quyết tâm nhúng tay của Hoa Kỳ vào VN, cùng lúc nhắn nhủ cho 93 % dân chúng Miền Nam hiểu rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục trợ lực mạnh mẽ cho VNCH .

Liền sau đó,  Hoa Kỳ tiếp tục đỗ quân viện và kinh viện cho chính quyền Ngô Đình Diệm tăng thêm 20.000 ngàn quân, ngõ hầu lèo lái Việt Nam Cộng Hòa vào trận chiến Đông Dương lần thứ II, theo đúng chiến lược của Tư bản Hoa Kỳ đã trù liệu trước khi buộc Thực dân Pháp ký kết hiệp định Genève1954.

Khi đề xướng Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn vào cuối thập niên 30, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh hoạch định và thành lập Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng để:" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "nhằm tranh đấu cho độc lập tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam !

Trong tình thế đất nước tạm thời bị phân chia bởi sự toa rập của cường quyền ngoại bang vì quyền lợi riêng tư cho chính họ.

Giai đoạn 1945-1946, thời điểm mà các Đảng phái Quốc Gia có cơ hội giương cao ngọn cờ chính nghĩa dân chủ, tự do dành lại độc lập cho quê hương thì cũng chính là thời điểm các Cường Quốc Đồng Minh thắng trận mang tổ quốc chúng ta ra làm vật tế thần, đổi chác quyền lợi với nhau.

Bởi thế, Miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản độc tài đảng trị, công cụ của Đệ III Quốc Tế. Còn lại Miền Nam, căn cứ địa để các Đảng phái Quốc Gia chỉnh đốn lại hàng ngũ, kiện toàn lại lực lượng ngõ hầu tiếp tục cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ tự do và thống nhất đất nước.

Nhưng, Hoa Kỳ và Vatican chọn lựa Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống VNCH.Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn lựa Gia Đình và 7 % quần chúng kết tụ thành  đảng Cần Lao Nhân Vị một tổ chức quyền lực chính trị độc tôn cai trị toàn thể Miền Nam Việt Nam.

Trong tình thế đó, Đại Việt Quốc Dân Đảng không thể nào thực hiện được lời tâm nguyện của Đảng Trưởng Trương Tử Anh :

" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "Trái lại, qua những đột biến chính trị tác động, Đại Việt Quốc Dân Đảng phân hóa ra nhiều Hệ phái và ẩn vào bí mật hoạt động trong suốt 9 năm Chế độ Độc tài Gia Đình trị Ngô Đình Diệm cầm quyền sinh sát  tại Miền Nam.


Anh-Huy


còn tiếp

http://bit.ly/hWrd33


Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2011/04/25

VIẾNG THĂM NGŨ HÀNH SƠN – ĐÀ NẴNG

VIẾNG THĂM NGŨ HÀNH SƠN – ĐÀ NẴNG

NGUYỄN QUÝ ĐẠI

 

Hành Sơn đâu kém bồng lai

Còn non nước đó, mến hoài nước non

Kỳ sơn bày sẵn năm hòn

Ngắm tranh thiên tạo lòng còn say sưa

 

Năm 1888, Pháp lấy Đà Nẵng làm nhượng địa, người ta gọi thành phố này là Tourane, Tou-han hay cửa Hàn... Đà Nẵng là thành phố lớn nhất miền Trung với hải cảng chiến lược quan trọng là trung tâm kinh tế.Đà Nẵng có sông Hàn, các bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê, Tiên Sa, Non Nước. Núi Sơn Trà cao 693 m, với rừng nguyên sinh rộng 4.370 ha, có nhiều động vật quý như voọc chà và khỉ đuôi dài, gà mặt đỏ, núi xanh đậm quanh năm có mây trắng bay. Về hướng đông nam, năm ngọn núi ngạo nghễ đứng giữa trời mây. Người ta thường gọi là núi Non Nước, nhưng còn nhiều tên khác trước đó như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Núi Ẩn Thạch, Núi Tam Thai. Đầu thế kỷ thứ 19 vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn (Les Montagnes De Marbre - Die Berge der Fuenf Elemente) cho đến ngày nay.



Ngũ Hành Sơn cách xa Đà Nẵng khoảng 7 km, du khách thường viếng thăm. Ngũ Hành Sơn thuộc đông bắc làng Hòa Quế, quận Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (từ năm 01-01-1997 Ngũ Hành Sơn được đổi tên thành một quận của thị xã Đà Nẵng là Quận Ngũ Hành Sơn rộng 36,5 km2). Ngũ Hành Sơn màu sắc thay đổi theo thời gian sáng chiều, từ màu lục sang màu xám hay đen, đó là những nét đặc thù độc đáo.Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Mỹ Khê kéo dài đến bán đảo Tiên Sa. Theo địa chất học, người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị, làm cho núi có những sắc thái đặc thù.Các loại thảo mộc như: cây thiên tuế cành lá xum xuê thân quấn vào núi đá, những khe đá ẩm ướt có loại cây thạch trường sanh. Cây cung-nhân-thảo (Amaryllis) lài trắng, cảnh-thiên (Crassule), mộc tê, chương não, và loại cây thử lý có tên khoa học M. Vyridinora, có tinh dầu dùng để trét ghe thuyền, cây tứ quý có rễ dùng ngâm thuốc làm thuốc bổ, lọc huyết và tiêu thực. Các loại hoa rừng đẹp nhiều màu sắc hương thơm, các loại phong lan rễ tua tua như tóc xoã, hoa đẹp lộng lẫy những dây leo mềm mại theo sườn núi. Sinh vật có loài khỉ Dộc hiền, mặt nhẵn nhụi lông màu xám tro, và các loại dơi, chim hải yến. Thuở xa xưa người Chiêm Thành thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và bình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.

Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. Kim Sơn (Metall - Metal): là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến Ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngoạn cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên "Lộ Cảnh Giang" là sông Cổ Cò, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.Mộc Sơn (Holz - Wood): phía đông nam nằm song song với núi Thủy Sơn, dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc Sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người.Thủy Sơn (Wasser - Water): phía đông bắc là núi đẹp nhất du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp: chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là "Tam Thai" bởi vì nó giống như "Sao Tam Thai" tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phía nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thủy Sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch.Hỏa Sơn (Feuer - Fire): ngọn núi hướng về phía tây nam, sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, giữa núi Kim Sơn là cánh đồng của xóm Hòa Quế, trên dãy núi Hỏa Sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hỏa Sơn là nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trải đường, tô tường nhà.Thổ Sơn (Erde - Earth): là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ Sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ địa từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung Hoa xuống đến vùng biển Mã Lai. Thổ Sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.


Bối cảnh lịch sử

Lê Đại Hành (trị vì từ 980-1005) là vị vua đầu tiên tấn công Chiêm Thành, thì Lý Thánh Tông (trị vì l054-l072) là vị vua đầu tiên mở mang bờ cõi xuống hướng Nam... Vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông (trị vì 1278-1293) nhường ngôi cho con, rút lui vào cuộc đời ẩn dật và vân du đây đó, sang thăm vua nước Chiêm Thành, Thượng Hoàng hứa gả con gái cho vua Chiêm, bất kể sự chống đối của triều đình. Năm 1306 vua Chiêm Thành là Chế Mân Jaya Simhavarmn III" cưới Công chúa Huyền Trân, với sính lễ dâng Châu Ô và Lý (Rí) vua Trần Anh Tông trị vì (1293-1314) anh của công chúa Huyền Trân nhận 2 châu trên đổi thành Thuận Châu và Hoá Châu. Phía nam Hóa Châu từ đèo Hải Vân đến bắc sông Thu Bồn thuộc đất Quảng Nam ngày nay. (Quảng Nam trong lịch sử Trần Gia Phụng trang 36-38)

Theo truyền thuyết vào đời nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông trị vì từ (1460-1497) đã khám phá ra Ngũ Hành Sơn. Trên các cụm núi đó thờ thần linh, là lãnh địa Amaravati tức Cổ Lâm Ấp đất đai của Chiêm Thành, trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Theo tài liệu, đại sư Huệ Đạo Minh đầu tiên tu ở núi Thủy Sơn trong hang động dựng tấm bia thứ nhất "Ngũ Uẩn Sơn". Ngày nay gọi là động Vân Thông năm Tân Tỵ (1640). Tấm bia thứ hai ở động Hoa Nghiêm năm Canh Thìn (1641).Đến các đời Chúa Nguyễn, Phật giáo được thịnh hành ở xứ Đàng Trong. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên trị vì từ (1613-1635) đã từng đóng góp lập các chùa Long Hưng, Bửu Châu ở Quảng Nam. Quốc Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu trị vì (1691-1725) cũng mộ đạo năm 1695 đã mời Hòa thượng Thích Đại Sán (Thạch Liêm) từ Trung Hoa sang Thuận Quảng hộ trì Phật giáo. Hòa Thượng Đại Sán từng đến Ngũ Hành Sơn. Đến năm 1702, Ngũ Hành Sơn được sự chú ý của giới thương gia nước ngoài. Một đại diện của công ty hoàng gia Trung Quốc đến tiếp xúc với vị Đại Sư Huệ Đạo Minh và tăng đồ (Đông Dương Ấn Độ, Tích Lan 1902 trang l03) và các thương thuyền Âu Châu phát hiện thêm là Ngũ Hành Sơn có nhiều khỉ nên gọi "Montagnes des singes / núi của loài khỉ". Những ngôi Chùa trong bãi cát phía nam Thủy Sơn chỉ còn lại những phế tích sụp đổ... Thời gian chiến tranh với nhà Tây Sơn chùa chiền, lăng miếu bị tàn phá.Vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà, ổn định xã tắc cho tu bổ lại nhiều chùa ở Phú Xuân. Hoàng hậu Hiếu Khương sửa chùa Báo Quốc, Thái trưởng Công chúa Ngọc Nghiên sửa chùa Tuệ Lâm, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu sửa chùa Thiền Lâm, công chúa Ngọc Duệ trùng tu chùa Thiên Thai. Vua Gia Long có 13 Hoàng tử 18 Công chúa, nhưng Công Chúa Ngọc Lan đã vào hang động ở Ngũ Hành Sơn ẩn tu, nơi đó có tên "Phổ Đà Sơn" theo tài liệu mô tả "cơ sở tinh kiết, nơi một người con gái đồng trinh, con của Gia Long và em Minh Mạng, Công chúa Ngọc Lan rời bỏ cảnh phồn hoa, cung điện xa xỉ kiêu sa, Công chúa chọn cuộc đời tu hành, để giải thoát khỏi cảnh đời tục lụy." (Ngũ Hành Sơn, tác giả Albert trang 96)

Vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) năm thứ VI tháng 6 năm 1825 đến thăm Ngũ Hành Sơn. Vua quyết định đặt lại các danh xưng, khắc trên thềm và sườn núi (Minh Mạng Thực Lục trang 10) Tháng 7 năm 1825 nhà vua ban lệnh Thượng Thư Bộ Công, Quận Công Liên Hoa tiến hành tu sửa chùa Tam Thai.Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1630, và động Hoa Nghiêm (động của sự hóa thạch uy nghiêm). Tháng 4 năm 1826 nhà vua ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 quả chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ "quả tim lửa" và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Chùa nầy được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975. Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương, cuối sân là nhà phương trượng của tu sĩ và thầy trụ trì, (nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng nhưng không có Sư phương trượng).Từ chùa Tam Thai đi qua Động Thiên Phước Đại (trời thanh khiết và đất hạnh phúc), nơi dừng chân các Vua Chúa đến thăm viếng. Tháp Phổ Đồng có một vòng tường bao quanh, tất cả đền tháp xây bằng vật liệu pha trộn đá cẩm thạch và gạch xưa đẹp và rắn chắc. Chùa Từ Tâm mái thấp thờ Địa Tạng, có bàn thờ tưởng nhớ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê. Có bàn thờ thêm cho các linh hồn lạc lõng là nạn nhân của sóng biển, chiến tranh bị người đời lãng quên.Vọng Giang đài là cụm đá cao mặt bằng nhỏ hẹp, đứng trên Vọng Giang đài có thể nhìn bao quát sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng lúa chín vàng, màu xanh lá cây, làng mạc trù phú của quận Hòa Vang. Phía bên trái chùa Tam Thai là động Huyền Không, Linh Nhan (hang của đỉnh núi thần bí) và Tàng Chấn (động của sự tĩnh tâm đích thực). Phong cảnh chùa, hang động, yên bình lý tưởng cho sự cầu kinh niệm Phật.Thời gian vua Gia Long trị vì, người ngoại quốc được phép viếng Ngũ Hành Sơn dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, việc viếng Ngũ Hành Sơn rất khó khăn vì chính sách bài Pháp. Qua thời Pháp đổ quân lên cửa biển Đà Nẵng năm 1859, việc đi lại bị khó khăn hơn, nên những người hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và Ngũ Hành Sơn trở lại tình trạng điêu tàn đổ nát. Hang động ở Ngũ hành Sơn có cảnh sắc thật kỳ lạ. Mỗi sáng, ánh nắng mặt trời len lỏi qua các ngách đá tạo ra vẻ lấp lánh trên thạch nhũ với vô số hình hài khác nhau mà du khách có thể cảm nhận theo trí tưởng tượng của mình. Ở động Quan Âm, nhiều thạch nhũ tạo ra những bức tượng nhà Phật rất độc đáo, trong đó khối thạch nhũ tạo thành tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất hoàn chỉnh, thanh tú. Một lớp da đá như dải lụa kim tuyến phủ từ bờ vai phải chạy đến hết thân tượng, tay phải nâng bình nước cam lồ. Trong động Quán Thế Âm còn có bộ tam khí nhà Phật gồm chuông, trống, mõ bằng đá, đánh phát ra âm thanh. Cuối động là hồ nước mát lạnh, trong suốt quanh năm nên được gọi là hồ nước Cam lồ. Nhiều ngôi chùa khác trong quần thể Ngũ Hành Sơn cũng lưu giữ nhiều hiện vật và giá trị văn hoá, tôn giáo, lịch sử quý giá. Ngoài ra, du khách đến đây còn có thể thấy những bút tích thơ ca thời Lê, Trần trên những bức đá rêu phong.Chùa Linh Ứng hướng ra biển, xây thời vua Minh mạng 1825 gọi Ứng Chân Tự, đến đời vua Thành Thái 1891 đổi thành Linh Ứng Tự, có tượng lớn Đức Quan Thế Âm bồ tát. Chùa Linh Ứng thờ Tam Thế Phật, chính giữa Phật Thích Ca, bên phải Di Lặc, bên trái Di Đà. Năm 1970 các Tăng ni Phật tử Quảng Nam-Đà Nẵng xây lại chùa mới. Chùa Linh Ứng thờ bàn vị của trưởng lão Bửu Đài, Chùa nầy đã đào tạo những danh sư (1) thế hệ gần nhất như cố Hòa thượng Thích Trí Hữu. Ngài đã từ nơi đây vào Sàigòn hành đạo xây dựng nên ngôi chùa Linh Ứng Tự (1948) sau nầy đổi thành Chùa Ấn Quang tại đường Sư Vạn Hạnh quận 10 Sàigòn. Hoà thượng Thích Bảo Lạc (là bào huynh Thượng tọa Thích Như Điển, người sáng lập chùa Viên Giác Hannover, Đức) Ngài đã xuất gia tại Ngũ Hành Sơn năm 1958 hiện trù trì chùa Pháp Bảo Sydney Úc Châu).

Sau chùa Linh Ứng có động Tàng Chân, động chính giống như thung lũng nhỏ chiều dài 10 m, ngang 7 m thoáng mát, nhờ thông lên trời, qua cửa Thiên Long Cốc từ nơi đây đi về phía tây có hai cửa hang gọi là: Vân Nguyệt Cốc (hang của mây và trăng) động Vân Thông (động thông với mây) hang Thiên Long Cốc (hang của rồng và trời) có miếu thờ Thái Thượng Lão Quân, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương, bên phải thờ thần Chiêm Thành. Ngoài ra còn có 5 động nhỏ: Tam Thanh (Thanh Thanh Tiên Động, động của ba người bất tử Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh), hang Gió người ta còn gọi là Hang Thần Thượng là hang của các Thần bề trên. Đá nơi đây có màu xanh lá cây làm dễ chịu và mát mẻ, động Chiêm Thành (gợi lên những gì thuộc về nước Champa ngày xưa), động Bàn Cờ. hang Ráy.

Âm Phủ huyệt nằm ở phía nam Thủy sơn du khách vào thăm hang động nầy thấy thiếu ánh sáng mặt trời. Càng đi vào sâu càng tối tăm hơn, nên có tên là âm phủ. Có người nói rằng nếu đem những trái bưởi có đánh dấu bỏ vào đó mấy ngày sau sẽ thấy trôi ra biển, có thể động nầy ăn thông ra biển. Bên phải chùa theo các phiến đá lót phụ bước lên vọng Hải Đài, nhìn cảnh quan từ trên cao xuống bãi cát vàng và biển khơi mênh mông, xa thẳm, nhìn về hướng đông nam là đảo Cù Lao Chàm, những đàn hải yến bay lượn dưới bầu trời trong xanh.

Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp, động tối, những bậc đi xuống sâu, giữ cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật. Vào trong hang có ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên động, càng làm vẻ đẹp lung linh huyền bí, vòm Động cao nhủ thạch bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm, được điêu khắc công phu trên bệ thờ, phía bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chàm, khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho du khách như sống với thế giới vừa hư vừa thật, lấy tay vỗ lên trên đá nghe như tiếng trống bình bịch.Động Huyền Không trên bàn thờ có tượng Thiên-Y-A-na - Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là "cắt huyết gà để thề" những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cổ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà.

Nhiều người đến chùa cầu xin Thiên ân "cầu tự" cho những đàn bà chưa có con. Sau đó họ vào động Huyền Không uống nước từ thạch nhũ, các tục lệ trên ngày nay không còn như xưa nữa.Động Huyền Vi nằm sau lưng chùa Linh Sơn thuộc Hỏa sơn. Hội Phật giáo xã Hòa Hải tìm  thấy năm 1953. Động Huyền Vi là một trong những hang động đẹp của Ngũ Hành Sơn, cửa hang dày 3 m, động dài 10 m, ngang 2 m, có nhiều ngách nhỏ, trên vách hang có nhiều hình ảnh cây co. Một góc khác có hồ nước trong xanh có tạc tượng ông Lữ đi câu... có giếng nước sâu, đến gần miệng nghe những âm thanh trầm bổng tựa tiếng đàn, gọi là giếng tuyền cầm.Trong Luận Ngữ (Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy nghĩa là: Người Nhân yêu núi, người Trí thì ưa nước) Non nước hữu tình, Huỳnh Thúc Kháng dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền:


Hai mươi năm lẻ xuống trần gian

Ngoảnh lại bồng lai gấm dở dang

Kìa động Tàng Chân nay được đến

Dâng hoa quét lá lễ tiên ban

Linh Ứng đền xây giữa núi sâu

Tàng Chân động cổ đá thưa rêu

Gió thu tựa cửa tùng quang ngắm

Hạc biển bay mà chả thấy đâu

Non cao mấy chén rượu tùng say

Xa tục tiên ông ở chốn nầy

Tung tích người xưa ôi chớ hỏi

Chòm mây muôn dặm tự do bay

 

Từ Ngũ Hành Sơn nhìn ra biển một màu xanh xanh, phong cảnh đẹp với mây bay gió thoảng, những làn sóng nhẹ tung tăng chạy vào bờ cát trắng. Ngũ Hành Sơn đã cho mặc khách, tao nhân các nguồn mỹ cảm với cảnh non xanh nước biếc. Ngũ Hành Sơn làm cho du khách như rũ sạch bụi trần, thoát vòng tục lụy đi vào chốn bồng lai tiên cảnh.


Cõi trần dạo bước thử xem chơi

Năm hòn chót vót cây chen đá

Bốn mặt mông mênh nước lộn trời

Bãi cát trắng phau cơn gió bụi

Chòm rêu xanh ngắt bóng trăng khơi

Ngự thi nét bút còn như vẽ

Dâu bể bao phen đã đổi đời


Nữ sĩ Ngọc Anh

 

Từ thời ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, tôi đã nhiều lần đến thăm Ngũ Hành Sơn, và cảm hứng viết lại bài nầy trong khả năng hạn hẹp. Mong độc giả đóng góp thêm, để chúng ta có cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp của quê hương muôn thuở.1/ Những vị Đại sư đã tu ở Ngũ Hành Sơn từ triều Nguyễn: Sư Bửu Đài, Viên-Trừng đại sư. Chơn-Như đại sư, Hoàng-Ân đại sư, Phước Nghi đại sư, Tuệ-Quang đại sư. Mật-Hành đại sư, Chí-Thành đại sư, Từ-Trí đại sư.Sau nầy thì tăng sĩ có các thứ bậc: Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đại Lão Hòa Thượng ...


NGUYỄN QUÝ ĐẠI


Tài liệu tham khảo:

- Việt Sử Đại Cương, tác giả Trần Gia Phụng NXB Non Nước Toronto 2003.

- Quảng Nam trong Lịch Sử, tác giả Trần Gia Phụng, NXb Non Nước Toronto 2000.

- Ngũ Hành Sơn, tác giả Albert Sallet NXB Đà Nẵng 1996

- Non Nước Việt Nam, NXB Hà Nội 2003




Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2011/04/24

Chiến tranh Việt Nam: Ván bài đã lật ngửa

Chiến tranh Việt Nam: Ván bài đã lật ngửa
Lê quế Lâm



Cuộc chiến VN là một canh bạc bịp khổng lồ với những tay chơi đều nặng ký. Vị thế càng cao, bịp bợm càng lớn, chỉ tội người dân bị "sạch túi", chỉ vì họ yêu nước một cách ngây thơ. Người dân bị Trần Bạch Đằng -người yêu nước theo CNCS "bịp". Rồi Đằng lại bị cấp trên "bịp". Cấp lãnh đạo đất nước "bịp" cả đàn anh nên bị Trung Cộng dạy cho bài học vì sự phản bội. Và sau hết là tay "đại bịp" LX, chưa bị coi là kẻ thù vì họ không đưa quân vào đánh VN như bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Bắc Kinh. Đế quốc xã hội tinh khôn hơn đế quốc tư bản: không thực hiện chủ nghĩa thực dân "kiểu mới" mà xâm lược "kiểu mới", do những người VN theo CNCS thực hiện, để đánh bại "chế độ thực dân kiểu mới" của Mỹ ở miền Nam VN.


  • Sắp đến ngày 30/4, lại có thêm một nhân chứng lịch sử quan trọng của cuộc chiến VN ra đi.
 Đó là ông Trần Bạch Đằng vừa qua đời tại Sàigòn ngày 16/4/2007, thọ 81 tuổi. Ông là đảng viên CS kỳ cựu, gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1943. Ba năm sau, mới 20 tuổi ông đã là Thường vụ Thành ủy Sàigòn-Chợlớn, đặc trách Tuyên huấn, đến năm 1954 là Trưởng ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam bộ. Khi Mặt trận GPMN ra đời, ông là Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương, phụ trách thông tin báo chí. Năm 1965 ông là Ủy viên Thường vụ Đặc khu ủy Sàigòn-Gia định, phụ trách Bí thư nội thành Sàigòn. Ông lãnh đạo cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Sàigòn Gia định. Đây là chiến trường trọng điểm nên CSBV và Cục R thành lập Đảng ủy trung tâm để chỉ đạo chung, do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà là Phó bí thư. Tổ chức chỉ huy chiến trường cũng được sắp xếp: Bộ Tư lịnh Tiền phương Bắc còn gọi là Tiền phương 1 do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ và Lê Đức Anh chỉ huy. Bộ Tư lịnh Nam tức Tiền phương 2 do Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng phụ trách.

   Ông Đằng cho biết từ năm 1965, ông cư ngụ tại trung tâm Sàigòn, kế cận nhà Phó Đại sứ HK. Ngoài việc lãnh đạo chung, nghiệp vụ chuyên môn của ông là tuyên truyền & huấn luyện, trong đó có công tác "trí vận". Trong cương vị này, ông đã vận động móc nối nhiều giới trẻ, lãnh tụ các phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh như: Hồ Hữu Nhựt, Trần Thiện Trí, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Lê Quang Lộc, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng… Và một số trí thức tên tuổi Sàigòn như: ông bà Ls Trịnh Đình Thảo, vợ chồng ông Phú hữu Nguyễn Thạnh Cường -một kỹ nghệ gia tên tuổi Sàigòn, Bs Dương Quỳnh Hoa, Gs Nguyễn Văn Kiết, Gs Nguyễn Văn Chì, Gs Lê Văn Chí, Gs Lê Văn Giáp, Ks Lâm Văn Tết, Ks Cao Văn Bổn, Ks Nguyễn Hữu Khương, nhà văn Thiếu Sơn, Thanh Nghị, Lữ Phương, nhà báo Võ Ngọc Thành, Thiên giang Trần Kim Bảng…Những thành phần trên đã tham gia Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình được thành lập sau Tết Mậu Thân. Đó là "sáng kiến của Đảng, tạo ra một tổ chức 'đệm' giữa MTGPDT và các thế lực khác, gọi là "lực lượng thứ thứ ba". Đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm tranh thủ tất cả những ai tán thành độc lập dân tộc, dân chủ, trung lập và hòa bình (không nhất quyết phải tán thành chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội), làm cho kẻ thù bị cô lập cao độ". (1)

   Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân được CS gọi là "Tổng công kích & Tổng khởi nghĩa" (TCK & TKN): Lực lượng vũ trang đảm nhận việc TCK. Còn "Liên minh các lực lượng…" kêu gọi nhân dân tổng nổi dậy cùng quân giải phóng giành chánh quyền. Tại khu Sàigòn-Gia định, Liên minh do Gs Lê Văn Giáp làm chủ tịch và sinh viên Hồ hữu Nhựt phó chủ tịch. Ủy ban Nhân dân Cách mạng do Gs Nguyễn Văn Chì làm chủ tịch và dược sĩ Phạm thị Yên phó chủ tịch. Đến ngày 10/4/1968, Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN ra đời do Ls Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, Hoà thượng Thích Đôn Hậu và Ks Lâm Văn Tết đồng phó chủ tịch Ngày 8/6/1969 Liên minh kết hợp với MTDTGP thành lập Hội đồng Cố vấn và Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN.

   Ông TBĐ tiết lộ trưa 18/2/1968 tại xã Tân Túc Bình Chánh, ông tổ chức một bửa cơm thân mật đãi các nhân sĩ vừa rời Sàigòn ra chiến khu. Ông trình bày các diễn tiến của chiến dịch, phân tích triển vọng của tình hình…Vừa ăn xong đã xế chiều có tin cấp báo Mỹ hành quân vào vùng này. Ông cùng số khách chạy đến các hầm bí mật. Ông kể lại "Thế là cởi bộ quân phục, ở trần, mặc quần đùi cặp nách bộ quân phục lom khom bước theo bảo vệ. Khốn khổ! Bảo vệ dẫn tôi theo một líp và tôi qua trước mặt vợ chồng Ls Trịnh Đình Thảo, Gs Nguyễn Văn Kiết, anh Lê Hiếu Đằng…Qua trước mặt họ trong tư thế không mấy gì oai phong -trái ngược với buổi tôi tiếp họ. Tôi hơi bực, cự các đồng chí bảo vệ: Sao dẫn ngả này? Họ trả lời: Đâu còn ngả nào khác! (2)

   Sau khi ông qua đời, Nguyễn Công Khế -Tổng Biên tập báo Thanh Niên (19-4-2007) đã ca ngợi ông là một con người, một ngòi bút "minh bạch, thẳng thắn, thông minh và hiểu biết rộng" nhưng cuộc đời "không phải lúc nào cũng thông suốt". Quả thật, từ sau 1975 ông không còn giữ chức vụ quan trọng nào cả. Một nhà báo khác nêu thắc mắc: "là một cán bộ cở lãnh đạo ở miền Nam, và đặc biệt ở Sàigòn, trong cả hai thời 'kháng chiến' như Trần Bạch Đằng tại sao lại có một vai trò quá mờ nhạt, gần như 'bung xung' sau năm 1975. Đây không chỉ là một sự hiếu kỳ về cuộc đời một con người. Nó còn là vấn nạn của những người nghiên cứu chính trị và lịch sử. Tiếc thay, dường như cái chết của ông đã đóng lại -có thể như vĩnh viễn những bí mật lịch sử.,thay vì cho thấy thêm vài tia sáng". Bài báo kết luận "Cách đánh giá hiện nay ở Sàigòn còn hời hợt, vì người ta chưa nói hết về ông. Điều khó khăn của những nhà viết sử là hiện nay người ta vẫn chưa sẳn sàng với "ván bài lật ngửa". (3)

    Sau 1975, dân Saigon biết nhiều đến ông qua quyển tiểu thuyết được quay thành phim "Ván bài lật ngửa" xoay quanh nhân vật Phạm Ngọc Thảo -trưởng phòng mật vụ Nam bộ kháng chiến, được phân công hoạt động trong lòng "địch".Thảo được chế độ Ngô Đình Diệm tín nhiệm, làm việc trong cơ quan mật vụ của Trần Kim Tuyến. Sau này là đại tá, Tùy viên QLVNCH tại HK. Câu chuyện được kết thúc vào buổi chiều ngày (đảo chánh) 1/11/1963, trước khi anh em TT Diệm rời Dinh Gia long, ông cố vấn Nhu cho gọi Thảo tới, ông nói: "Tôi đã thua anh trong một ván bài mà tất cả các con bài đều đã được lật ngửa. Tôi có thể "khử" anh ngay bây giờ, nhưng tôi không bao giờ làm điều đó. Anh hãy trốn ngay đi". Hai hôm sau, Thảo đến cúi đầu trước mộ ông Nhu thì thầm "Dầu sau đi nữa, tôi đã mất đi một đối thủ có tầm cở. Chúc anh ngủ yên".

   Ngoài ván bài trên có nhiều hư cấu trên, ông TBĐ và CSVN còn chơi một ván bài lớn với HK trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mà vì hoàn cảnh, chưa cho phép ông được "lật ngửa" để đồng bào cùng chia sẻ. Hai mươi năm sau, ông đã dành cho ký giả Úc Clayton Jones một cuộc phỏng vấn về biến cố này. Ông nói: "Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đã thông báo điều này với chính Đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu". Đằng cho biết từ năm 1966 đến 1969, VC đã tiếp xúc nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đã can thiệp để trả tự do cho vợ của Đằng là Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam. (4) Ký giả Clayton nhầm lẫn chi tiết này: vợ TBĐ là bà Nguyễn Thị Chơn, phụ tá đắc lực của bà Bình tại bàn đàm phán Paris, chớ bà Bình không phải là vợ ông Đằng. Trong cuộc phỏng vấn trên, TBĐ còn tiết lộ, mỗi lần muốn gặp Đs Bunker, ông nhắn mật hiệu trên báo "Sao và Sọc" của quân đội Mỹ ở VN, sau đó tòa đại sứ cho xe đến đón trước Tòa Đô chánh Sàigòn.

   Ngoài ra, vợ Trần bửu Kiếm -bà Dược sĩ Phạm thị Yên cũng được Mỹ phóng thích năm 1967 "để thực hiện một âm mưu chính trị mới". Ông TBK là trưởng phái đoàn đầu tiên của MTGPMN tại hòa đàm Paris. Bà Yên là trưởng ban trí vận thành phố Sàigòn bị bắt khoảng năm 1961, bị giam ở Côn Đảo.

Năm 1967, Mỹ "đưa bà đến một đảo xa xôi, giam trong một biệt thự. Người Mỹ phục vụ ăn uống hàng ngày. Quần áo mới đầy đủ. Bác sĩ Mỹ khám bệnh và khuyên bà dùng nhiều thuốc…Nhiều tên Mỹ tiếp xúc với bà tỏ ra lịch sự, tế nhị, nhưng vẫn không lay chuyển được bà. Cuối cùng, Mỹ đưa bà về Sàigòn vào bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, cho gia đình đến thăm nom. Vài tuần sau địch chở bà lên biên giới Tây Ninh, đưa ít tiền ria và bảo: Bà đi thẳng thì lên Pnôm Pênh, có sứ quán của Việt Cộng ở đó. Bà rẽ tay mặt, thì vào chiến khu Việt Cộng. Tùy bà lựa chọn. Bà quyết định lên Pnôm Pênh. Năm 1968, bà xin trở về Nam, được phân công giúp đở các nhân sĩ trí thức trong Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam ở khu giải phóng. Bà qua đời sau một cơn sốt ác tính hồi 1971". (5)  
  • Bí ẩn lịch sử trong cuộc chiến VN    
   Tiết lộ của TBĐ về việc ông tiếp xúc với Đại sứ HK Bunker trước khi xảy ra biến cố Tết Mậu Thân đã giải toả một bí ẩn lớn mà từ trước nay những ngưòi nghiên cứu chiến tranh VN luôn thắc mắc. Họ tin rằng đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa HK và CSVN về biến cố này…Nhưng chưa có tài liệu chứng minh, phải dành cho nó hai chữ "tồn nghi". Người ta còn có lý do để nghi ngờ, vì Kissinger chỉ cho phép công bố một số tài liệu bí mật của ông sau khi ông chết 5 năm.

    Lịch sử VN trong hơn 60 năm qua từ khi Nhựt đảo chánh Pháp tháng 3/1945 đến nay diễn tiến có lớp lang, xuyên suốt theo qui luật nhân quả. Tuy nhiên có một khoảng thời gian không rõ ràng -từ tháng 2/1967 đến biến cố Tết Mậu Thân 1968. Sau biến cố này, Mỹ đã đạt được mục tiêu, đưa Hànội vào bàn đàm phán, sau đó ký kết HĐ Paris 1973 và giải kết trách nhiệm ở VN. Có điều mà người nghiên cứu lịch sử thắc mắc: từ cái "nhân" nào đã đưa đến cái "quả" là trận tổng tấn công Tết Mậu Thân?

   Như mọi người đều biết, đúng một tháng sau khi HK đưa hai tiểu đoàn TQLC đổ bộ lên Đà Nẳng, TT Johnson tuyên bố tại Đại học Johns Hopkins ngày 7/4/1965: sẳn sàng thương lượng không điều kiện với các phe liên hệ dựa trên những hiệp ước cũ hoặc bổ túc bằng những hiệp ước mới. Mục tiêu của HK là nền độc lập của miền Nam VN được bảo đảm để họ có thể quyết định mối liên hệ riêng của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hôm sau, Hànội trả lời bằng "đề nghị 4 điểm", HK chấp nhận điểm 1, 2 và 4, chỉ còn điểm 3 qui định "công việc miền Nam do nhân dân miền Nam giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận GPMN" thì HK yêu cầu được thảo luận thêm tại bàn đàm phán. Nhưng Hànội bác bỏ, từ đó chiến tranh ngày càng leo thang.

   Mãi đến ngày 8/ 2/1967, qua trung gian của TT Kosygin (LX) và TT Wilson (Anh), hai nước này là đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, TT Johnson gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh bức thư đề nghị: HK sẽ ngưng ném bom MB và ngưng tăng cường quân lực Mỹ ở MN, nếu BV cũng đình chỉ gởi người và vũ khí vào MN. Sau đó Mỹ và BV sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề miền Nam VN. Trong thư trả lời, Chủ tịch HCM cho biết nước VNDCCH "không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. HK phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chống lại nước VNDCCH, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm". (6)

    Từ đó có nhiều nổ lực quốc tế giúp HK và Hànội đến bàn hội nghị, đáng kể nhất là trung gian của Pháp từ tháng 6/1967. Ông Raymond Aubrac (một người CS từng quen biết HCM hồi năm 1946) và Hervert Marcovich -cả hai là khoa học gia Pháp, nhiều lần đi Hànội gặp HCM và TT Phạm Văn Đồng để giúp BV và HK trao đổi những đề nghị. Phía Hànội do đại sứ Mai Văn Bộ phụ trách, còn phía HK là Henry Kissinger. Hànội đòi HK ngưng ném bom MB vô điều kiện. HK đồng ý nhưng với điều kiện Hànội phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết vấn đề miền Nam. Hànội đòi HK phải rút khỏi MN và thừa nhận MTGPMN. Cuối cùng BV nhấn mạnh: "chỉ sau khi HK chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bất cứ các hoạt động gây hấn nào khác chống VNDCCH thì họ mới có thể nói chuyện". Ngày 6/10/1967, Wallner -đại diện HK ở Paris nhờ Marcovich trao cho đại diện Hànội ở Paris một dự thảo thông điệp xác nhận: Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá nước VNDCCH mà không nói đến điều kiện, Hànội có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận với HK. Wallner nói thêm nếu đại diện Hànội đồng ý, Kissinger sẽ sang Paris trao tận tay cho BV thông điệp với nội dung trên. Hànội không trả lời, việc trung gian giữa ông Marcovich và Aubrac với HK và Hànội xem như chấm dứt (7)

    Có thể nói, ông TBĐ đã báo cho Đs Bunker biết ý định cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân vào thời điểm này. Sau này, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận xét: "Đi vào tổ chức thực hiện một quyết định lớn như vậy mà Bộ Chính trị chỉ dành cho các cấp ở chiến trường có ba tháng, thật là quá ngắn ngũi". Ông cho biết mục tiêu đề ra là "Tiêu diệt và làm rã tuyệt đại bộ phận quân đội Sàigòn, đánh đổ chính quyền các cấp và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân" và "tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ" thì thật là vượt quá nhiều khả năng thực tế ta có. Thứ nhất ta không đủ sức -lực lượng ta chỉ bằng 1/5 của Mỹ và quân đội Sàigòn về bộ binh. Còn không quân, hải quân và cơ giới thì chúng có ưu thế tuyệt đối"… Ông chua chát kết luận: "Như vậy đề ra chủ trương TCK-TKN để giành toàn bộ chánh quyền về tay nhân dân" mà cán bộ và chiến sĩ ta diễn đạt gọn và đơn giản lúc đó là "dứt điểm" thì thật là hoàn toàn không thực tế, không thể thực hiện nổi, vượt quá sức của ta và coi thường khả năng và phản ứng của Mỹ". (8)  
 
    Trong một bài khác, tướng Trà viết: "trong Tết Mậu Thân, ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu cao quá sức thực tế ta có. Nghĩa là ta không dựa vào sự tính toán khoa học, cân nhắc sâu sắc mọi yếu tố mà có phần ảo tưởng dựa vào sự mong muốn chủ quan. Chính vì vậy…chúng ta đã phải chịu một hy sinh thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp, làm cho sức ta yếu xuống rõ rệt. Sau đó không những ta không giữ được tất cả các thành tựu đã đạt được mà còn chịu muôn vàn khó khăn tiếp theo trong những năm 1969-1970. (9)

   Trong khi Hànội đang chuẩn bị kế hoạch tổng tấn công toàn miền Nam, thì quân đội Mỹ lại tập trung vào cứ điểm Khe Sanh, ở tây bắc Quảng Trị, cách khu phi quân sự 18 cây số. Đầu tháng 10/1967, HK gởi những đơn vị TQLC tinh nhuệ đến trấn đóng Khe Sanh, thiết lập một hệ thống cứ điểm chiến lược kiên cố với quân số lên đến 6 ngàn. Với căn cứ Khe Sanh, HK tin rằng họ có thể kiểm soát và phá vỡ các mạng lưới tiếp vận vũ khí và các hành lang xâm nhập quân BV trên đường mòn HCM. Nhưng sau đó, không thám và các máy điện tử khám phá BV đã bố trí nhiều trận địa pháo và hỏa tiễn ở những đồi núi bao quanh căn cứ, trong khi nhiều sư đoàn chủ lực đang dồn về mục tiêu này.

    Đêm 20/1/1968 Cộng quân bắt đầu khai hỏa với hàng ngàn hỏa tiễn, tiếp theo là các trận mưa pháo vào căn cứ. Tướng Westmoreland khẩn cấp gởi 1500 quân tăng cường lực lượng phòng thủ. Quân Mỹ đổ bộ xuống Khe Sanh dưới làn mưa đạn. Lúc bấy giờ cứ điểm này đang bị bao vây bởi khoảng 19 ngàn quân BV và có khả năng bị tràn ngập với chiến thuật biển người bất cứ lúc nào. Cục diện này tương tự trận Điện biên Phủ hồi đầu tháng 5/1954, khiến nhiều người lo ngại Khe Sanh có thể là chiến trường sẽ kết thúc chiến tranh VN…Nhưng tình hình lại diễn ra theo hướng khác với cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân ngay sau đó.

   Lúc bấy giờ, có nhiều nguồn tin nói rằng HK và Hànội đã thỏa thuận "án binh bất động" để Lực lượng vũ trang GPMN dốc toàn lực vào cuộc TCK-TKN khắp các thị trấn, đô thị miền Nam. Nếu quả thật MTGPMN có ưu thế, được sự ủng hộ của dân chúng như họ thường rêu rao "kiểm soát 3/4 dân số và 4/5 đất đai" thì HK sẳn sàng rút quân để MTGP quản lý công việc MN theo cương lĩnh của họ. Nếu không thắng, MTGP sẽ cùng chánh quyền Sàigòn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình. Như vậy, có thể nói chiến trường Khe Sanh là kế "dương Đông kích Tây" để đánh lạc hướng âm mưu trên. Lúc đó, ai cũng thấy CSBV và HK đều dồn nổ lực vào Khe Sanh, nơi sẽ quyết định cuộc chiến. Mặc nhiên, họ để Quân Giải phóng Miền Nam đọ sức với QLVNCH trong dịp Tết, thời điểm mà người lính Cộng Hòa lơ là trong phòng thủ vì đã có lịnh hưu chiến để ăn Tết cổ truyền.

    Sử gia Don Oberdorpher nhận xét trận Mậu Thân như sau: "Việt Cộng đã chịu một thất bại quân sự nặng nề. Hàng chục ngàn cán binh cuồng tín nhất, có kinh nghiệm nhất từ vùng rừng núi nhẩy vào vùng đồng bằng và thôn quê gánh chịu những trận mưa bom chết người. Việt Cộng mất cả một thế hệ chiến binh và nhân dân thành phố cũng không chịu nổi dậy theo chúng". (10) Tuy nhiên, cuộc chiến bước vào giai đoạn mới: đàm phán để kết thúc. Tháng 5/1968, cuộc hòa đàm Mỹ và Hànội đã bắt đầu ở Paris giữa Harriman và Xuân Thủy.

   Trước đó vào cuối tháng Ba, TT Johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ hai, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và dành cho BV vinh dự đến bàn đàm phán: không phải dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ mà là chiến thắng Mỹ. Ba tháng trước khi rời Bạch Cung, Johnson quyết định ngưng hoàn toàn việc ném bom miền Bắc, mời hai chánh phủ ở miền Nam tham dự đàm phán với HK và BV để hai bên miền Nam tự quyết định công việc nội bộ của họ. Hànội tự hào "thắng lợi Mậu Thân có ý nghĩa chiến lược to lớn và toàn diện, đã kéo Mỹ xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc và buộc Mỹ phải nhận họp hội nghị hai bên ở Paris" Và "từ tháng 1/1969, đế quốc Mỹ đã buộc phải nói chuyện chính thức với đoàn đại biểu của Mặt trận dân tộc GPMN ở hội nghị bốn bên ở Paris". (11)  
  •     MTGPMN muốn liên hiệp với VNCH, không có sự can thiệp từ bên ngoài
   Trong mấy tháng đầu của cuộc đàm phán bốn bên, Hànội vẫn chưa có giải pháp nào mới cho vấn đề MN. Họ vẫn căn cứ vào lập trường 4 điểm đề ra từ 8/4/1965. Còn MTGP thì dựa vào cương lĩnh ngày 20/12/1960 do Hànội soạn thảo: đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút quân và từ bỏ chánh quyền Sàigòn. Bất ngờ, ngày 7/5/1969 trong cuộc mật đàm với Xuân Thủy, đại sứ Lodge cho biết sẽ đề nghị một giải pháp mới cho vấn đề MNVN theo như tuyên bố của ông Trần Bửu Kiếm (MTGP) trong phiên họp thứ 14 ngày 26/4/69: "Tổng tuyển cử tự do có thể mở đường cho một cuộc thảo luận bổ ích và đề nghị MTGP nói chuyện với Sàigòn". (12) 

   Lúc bấy giờ, thực lực của MTGPMN ngày càng suy yếu: lực lượng vũ trang hầu như bị nướng sạch trong ba đợt tổng công kích hồi năm 1968, hạ tầng cơ sở bị đánh bật khỏi nông thôn, số lực lượng vũ trang còn sót lại phải chạy sang bên kia bên giới Miên.Trong tình thế đó, lập trường mới của MTGPMN rất mềm dẻo, khác xa nhiều với Cương lĩnh 10 điểm trước đây. Họ không còn đòi giải quyết công việc nội bộ MN theo cương lĩnh của họ, mà sẽ do nhân dân MN tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Và "trong thời gian từ khi hòa bình đưọc lập lại cho đến khi tổng tuyển cử không một bên nào được cưỡng bức nhân dân miền Nam VN phải chấp nhận chế độ chính trị của mình" (điểm 4 & 5). Ngày 8/6/1969, MTGPMN kết hợp với Liên minh của Ls Trịnh Đình Thảo thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN. Sau đó, Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn CP/CMLT công bố toàn văn "Lập trường 10 điểm" ngày 8/5/1969 trong một phiên họp công khai tại hội nghị bốn bên.

   Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra "lập trường 4 điểm" ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của TT Johnson, tổng thống Mỹ chấp nhận ba điểm. Duy chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: "Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp bên ngoài". Từ đó đến nay quí vị vẫn duy trì "lập trường trước sau như một của nước VNDCCH", nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, đòi hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để Mặt trận GPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế. (13)

   Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: "Đây là một bất ngờ" mà Hànội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chánh quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chánh quyền Sàigòn". Nay lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hànội nhận xét: "Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN". Họ phê phán MTGP: "Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan ra như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta". (14) Hậu quả, Trần Bửu Kiếm mất chức trưởng phái đoàn Chánh phủ CMLT. Từ khi bà Nguyễn thị Bình thay thế "Hai đoàn chúng ta tại hội nghị Paris -VNDCCH và MTGPMN- tuy hai mà một, tuy một vẫn là hai: cùng chịu sự chỉ đạo chung, nhưng là hai đoàn độc lập". (15)

   Ngày 16/7/1969 TT Nixon gặp Sainteny nhờ trao thư cho HCM và yêu cầu ông ta nói thêm rằng: "nếu từ nay đến 1/11 (1969) là hạn cuối cùng không có sự khai thông nào trong thương lượng, Mỹ sẽ dùng những biện pháp gây hậu quả lớn, những biện pháp mạnh mẽ". Trong thư Nixon nhắc lại đề nghị trong diễn văn ngày 14/5 là "thích đáng cho các bên" và "sẳn sàng thảo luận cả những kế hoạch khác" đặc biệt là 10 điểm của MTGP. Ông kết luận "Đã đến lúc phải đưa bàn hội nghị đến một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến tranh bi thảm này, Ngài sẽ thấy chúng tôi sẳn sàng và cởi mở trong một nổ lực chung để đem lại những lợi ích của một nền hòa bình cho nhân dân VN anh dũng. Hãy để cho lịch sử ghi lại rằng trong giai đoạn quyết liệt này hai bên đã hướng về phía hòa bình chớ không phải hướng về gây hấn và chiến tranh". 

   Trong thơ trả lời ngày 25/8, HCM cho rằng kế hoạch 10 điểm của Mặt trận GPMN là cơ sở logic và họp lý để giải quyết vấn đề VN. "Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi MNVN, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MNVN và của dân tộc VN. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề VN". Đây là văn kiện đối ngoại cuối cùng của HCM. (16)

   Cuộc chiến vẫn còn kéo dài vì sự bất đồng giữa Hànội (chủ trương phải chờ thời cơ để đánh bại chánh quyền Sàigòn) và Chánh phủ CMLT Cộng hòa Miền Nam (chủ trương lập chánh phủ liên hiệp với VNCH). Mối xung đột trên chưa kịp phát triển nhờ phía VNCH đang có mối bất đồng lớn với HK xuất phát từ "lập trường bốn không" của TT Nguyễn Văn Thiệu.
  •  Ván bài lật ngửa: một canh bạc bịp khổng lồ
   Mở ra các đợt Tổng tấn công từ Tết Mậu Thân, CSVN đã mượn tay HK và VNCH tiêu diệt gần như toàn bộ Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Những gì xảy ra hai thập niên trước, nay lại tái diễn. Năm 1946, CSVN mượn tay Pháp tiêu diệt các đảng phái Quốc gia để giành độc quyền yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nay, từ sau Mậu Hànội gia tăng lực lượng xâm nhập từ miền Bắc vào, toàn quyền thao túng trên cả hai mặt trận đánh và đàm với Mỹ. Cuối cùng chiến tranh được kết thúc theo như cương lĩnh mới của MTGPMN phù hợp với quan điểm của HK: "Nhân dân miền Nam VN tự quyết định công việc nội bộ của mình, không có sự can thiệp của bên ngoài". Nhờ đó, giúp HK chấm dứt chiến tranh, giải kết trách nhiệm đối với VN, rút đi trong danh dự với cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh VN. Nhưng nhân dân miền Nam chưa bao giờ được hưởng quyền tự quyết của mình, thì làm sao hàn gắn vết thương chiến tranh được !

    Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển "L'Adieu Saigon": "Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Xô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…"

    Đất nước thống nhất, CSVN thực hiện ngay NQ Đại hội Đảng lần III (1960): "giải phóng miền Nam để thiết thực tăng cường phe Xã hội chủ nghĩa" bằng cách đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đúng khuôn mẫu LX. Cuối năm 1978, Hànội ký hiệp ước hữu nghị với LX, ngay sau đó đưa quân sang Cam Bốt lật đổ chánh quyền Pol Pot, còn LX đưa quân sang Afghanistan. TC liền lên án LX là Đế quốc XH thực hiện chủ nghĩa bá quyền sau khi HK rút lui. Bắc Kinh kêu gọi HK, Tây Âu và Nhật Bản hợp lực với họ chống LX. Thập niên sau, Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc. Còn VN ngày nay là một trong bốn nước CS cuối cùng với chế độ độc đảng chuyên chính vô sản thì làm sao có dân chủ tự do với tình trạng tụt hậu ngày càng thê thảm.

   Cuộc chiến VN là một canh bạc bịp khổng lồ với những tay chơi đều nặng ký. Vị thế càng cao, bịp bợm càng lớn, chỉ tội người dân bị "sạch túi", chỉ vì họ yêu nước một cách ngây thơ. Người dân bị Trần Bạch Đằng -người yêu nước theo CNCS "bịp". Rồi Đằng lại bị cấp trên "bịp". Cấp lãnh đạo đất nước "bịp" cả đàn anh nên bị Trung Cộng dạy cho bài học vì sự phản bội. Và sau hết là tay "đại bịp" LX, chưa bị coi là kẻ thù vì họ không đưa quân vào đánh VN như bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Bắc Kinh. Đế quốc xã hội tinh khôn hơn đế quốc tư bản: không thực hiện chủ nghĩa thực dân "kiểu mới" mà xâm lược "kiểu mới", do những người VN theo CNCS thực hiện, để đánh bại "chế độ thực dân kiểu mới" của Mỹ ở miền Nam VN.

    Chiến tranh lạnh, thực chất là Thế chiến III giữa Quốc tế CS và Thế giới Tự do, hai đối thủ LX và HK "chung sống hòa bình"…Nhưng chiến tranh nóng xảy ra ở VN khi những người CSVN tự nguyện làm tên lính xung kích của phong trào giải phóng dân tộc đứng lên chống chủ nghĩa thực dân đế quốc theo chủ trương của trùm Đỏ Stalin. HK không còn sự lựa chọn nào khác, đành phải can thiệp vào VN -một đối thủ bất cân xứng về mọi mặt cách đất Mỹ gần nửa vòng trái đất. Vì thế, HK không chủ trương giành chiến thắng, như tuyên bố của TT Reagan về binh sĩ Mỹ tham chiến ờ VN: "Các anh chiến đấu trở về không mang theo chiến thắng, không phải các anh bị đánh bại, mà vì người ta không muốn các anh chiến thắng" (They came home without a victory not because they'd been defeated, but because they'd been denied permission to win". (17) Những người CS lại diễn dịch: "đánh mà không thắng tức là thua", nên thừa thắng xông lên, tin tưởng: "Chủ nghĩa đế quốc -giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đang rẫy chết dưới sức đẩy của phong trào giải phóng dân tộc". Nào ngờ, đó lại bước rẫy chết của chính họ. HK đã thắng QTCS với giá quá rẻ so với Thế chiến I và II, đương nhiên họ có bổn phận đối với nạn nhân bất đắc dĩ là VN, với sự đền bù xứng đáng, một khi người Việt chúng ta hiểu được vấn đề.

   Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng mối thân tình giữa Reagan và Gorbachev vẫn không thay đổi. Tháng 4/1981, chưa đầy 6 tuần sau khi mới nhậm chức tổng thống, Reagan nhận được bức thư của tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm chủ tịch nước Liên Xô Leonid Brezhnev, tái khẳng định chính sách của LX bằng những lời lẽ cứng rắn. Reagan muốn bắt đầu một thời kỳ tan băng và đáp lại bằng một giọng mềm mỏng hơn.

Ngài Chủ tịch kính mến,
  
Tôi lấy làm tiếc nhưng tôi có thể hiểu được những lời lẽ có phần gay gắt của ngài…Trong bức thư của mình, ngài ám chỉ rằng vì những tham vọng mở rộng lãnh thổ của Mỹ, chúng tôi có những mưu đồ đế quốc và vì vậy là một mối đe doạ đối với an ninh của nước ngài và các quốc gia mới nổi. Không những không có bằng chứng cho lời cáo buộc đó, mà còn có bằng chứng rõ ràng rằng Mỹ, trong khi đã có thể làm bá chủ thế giới mà không gặp nguy hại gì, đã không theo đuổi nỗ lực nào tương tự như thế.


    Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác -con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi. (18)  


  • Chú thích:
1-    Bài viết của Hồ Hữu Nhựt, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sàigòn 1966-67, Tuổ i trẻ Sàigòn Mậu Thân 1968, NXB Trẻ, TP/HCM, 2003, Tr. 223-225
2-    Bài viết của Trần Bạch Đằng, Sđd, Tr. 53-54.
3-    Hoàng Ngọc Nguyên, Ván bài lật ngửa với Trần Bạch Đằng, Tuần báo Văn nghệ Úc châu, Thứ năm 26/4/2007.
4-    Clayton Jones, Twenty Years Ago: The Tet Offensive – Viet Says: We Were Forced into Tet, The Christian Science Monitor, Vol 80, Feb 1-7, 1988.
5-    Chung một bóng cờ (Về MTDTGPMNVN), NXB Chính trị Quốc gia, Hànội, 1993, Tr.947-48.
6-    Lyndon b. Johnson, The Vantage Point: Perspectives of the Presidency, Redwod Press Ltd, London, 1972, P.595.
7-    Nguyễn Đức Thiện, Diễn tiến và hậu quả HĐ Paris 1973 về Việt Nam, Tự Lực HK, 2005, Tr.162-179.
8-    Trần Văn Trà, Chung một bóng cờ, Sđd, Tr. 305.
9-    Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, NXB Văn Nghệ, TP/HCM, 1982, Tr.75-76.  
10-     Don Oberdorpher, Tet, Doubleday & Co.,1971, New York, PP. 329-330.
11-     Ban Nghiên cứu lịch sử đảng trung ương, Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam, NXB Sự Thật, Hànội, 1975, Tr. 140-41.
12-14- Lưu văn Lợi - Nguyễn anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris,
               Tr. 70 & 75.
15-  Nguyễn Thị Bình, MTDTGP, Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam,
              NXB Chính trị quốc gia, Hànội, 2001, Tr. 40)
16- Lưu văn Lợi, Sđd, Tr. 85-86.
17- Ronald Reagan, Remarks on Presenting the Medal of Honor to Master Sergent Roy P.
             Benavidez (February 24th, 1981)
18- Thư Reagan gửi Brezhnev (7), VN Express, Thứ tư 8/10/2003



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.