2013/01/31

Noam Chomsky: US, a top terrorist state



Khai Dân TríNoam Chomsky

2013/01/27

NHỮNG NGUYỆN ƯỚC BƯỚC SANG XUÂN QUÝ TỴ

Lời Tác Giả: Xuân Quý Tỵ đang về khiến lòng tôi bâng khuâng với biết bao điều nguyện ước. Tôi ước nguyện một nước Việt Nam sớm thoát khỏi sự khống chế của giặc Tàu về mặt chính trị, nhân dân ta được sống trong tự do và dân chủ thật sự bằng sự chuyển đổi ôn hòa như Miến Điện, nhằm giữ vững được Biển Đông và đòi lại được Hoàng Sa từ bọn Trung Quốc xâm lược. Tôi kính mong mọi người Việt Nam bước sang Xuân Mới đều có chung ước nguyện cho một nước Việt Nam Đổi Mới được hòa bình, ổn định, tự do, no ấm và dân chủ thật sự để đưa dân tộc ta tiến lên cùng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới!
 
 Xin kính chúc Tân Xuân Quý Tỵ!
 

NHỮNG NGUYỆN ƯỚC BƯỚC SANG XUÂN QUÝ TỴ
 
Ôi giá có thể quay trở về kiếp trước!
Để được con cháu lì xì câu đối tết đầu xuân
Trở về thời thầy là thầy, đầy tớ là đầy tớ
Vua xứng là vua, quan đáng gọi là quan
 
Ôi giá các quan đều được qua “Quốc Tử Giám”!
Thi đỗ đạt lấy bằng chứ không phải bán mua
Để không còn loại quan chức với bằng cấp nhí nhố
Rồi o bế nhau lên thành tiến sĩ giáo sư!
 
Ôi giá đất nước có thể trở về thời Đinh Bộ Lĩnh!
Để phất ngọn Cờ Lau dẹp bè phái chống nhau[1]
Chỉ vì “lợi ích nhóm” của lũ quan tham ích kỉ
Khiến muôn dân chìm nổi cuộc bể dâu

Ôi giá được quay về thời danh tướng Trần Hưng Đạo!
Ba lần tuốt gươm vàng đánh bại giặc Nguyên Mông
Để dạy dỗ con cháu thời nay lòng tự hào dân tộc
Quyết không để giặc Tàu sang lấn cướp Biển Đông!

Ôi giá được trở về thời Chu Văn An dạy học!
Để có thể dâng lên vua “Thất trảm sớ” chém quan tham[2]
Nay còn ghi: “đất đai là sở hữu toàn dân” vào Hiến Pháp
Để hòng cướp đất của dân chia cho bầy “tư bản đỏ” con quan

Ôi giá được trở về thời Quang Trung Nguyễn Huệ!
Giữa Tết Kỷ Dậu ra quân cưỡi voi trận đánh Tàu
Không như “Đồng chí Ếch” coi giặc Tàu là bạn
Để cố giữ chức quyền và két bạc được dài lâu

Ôi giá được trở về thời cắp sách đi học!
Để gặp lại các thầy cô không dạy nhét dạy nhồi
Như thời đại bây giờ trò học mười biết một
Ôi nghĩ mà thương thế hệ cháu con tôi!

Ôi giá có thể quay lại thời những năm đầu nội chiến!
Để khuyên Bắc yêu thương Nam anh em chớ giết nhau
Làm hàng triệu thanh niên trên Trường Sơn mất xác
Bởi ai đó lỡ mắc mưu “người đồng chí” họ Mao

Ôi giá không có “những anh hùng thời đại”!
Bao nhiêu năm phỉnh dân nuôi chính thể độc tài
Hô “Dân Chủ” sao không đi theo con đường dân chủ
Như Liên Xô và Đông Âu...hay Miến Điện hôm nay?

Ôi giá các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu được thế nào là liêm sĩ!
Để còn biết từ chức khi người dân đã căm phẫn chán chường
Không cố đấm ăn xôi rồi cầu viện lũ giặc Tàu xâm lược
Như Chiêu Thống ngày xưa khiến dân tộc đau thương

Ôi giá Tết đến có thể đi thăm những anh hùng tử sĩ!
Của cuộc nội chiến hai mươi năm nghĩa trang nối nghĩa trang
Nhiều ngôi mộ được ghi danh, nhiều ngôi không tên họ
Suốt từ Mũi Cà Mau đến tận Ải Nam Quan[3]

Ôi giá Xuân sang được vào trại giam thăm các anh, các chị!
Để mai kia về với ông bà tổ tiên thanh thản cõi Niết Bàn
Vì khi sống đã trân trọng những người con tranh đấu
Cho Độc Lập - Tự Do - Dân Chủ của Việt Nam!

Ôi giá Quần Đảo Hoàng Sa sớm trở về Tổ Quốc!
Khi chế độ độc tài Bắc Kinh bị dân chúng lật nhào
Tuổi trẻ yêu nước của Việt Nam sẽ xả thân vì biển đảo
Theo gương Ngụy Văn Thà cứu đất nước thương đau[4]

Ôi giá sang Năm Mới sẽ được thấy một Việt Nam đổi mới!
Mà không phải thấy máu xương rơi hay bắt bớ tù đày
Để lại tiếng thơm tới ngàn sau cho non sông dân tộc
Bởi chính những ông vua bà chúa của hôm nay

Ôi bâng khuâng những nguyện ước bước sang Xuân Quý Tỵ!
Và mong ai ai cũng có những ước nguyện của riêng mình
Để mọi nhà được an lành hạnh phúc trong Năm Mới!
Và hân hoan cùng Đất Nước đón Bình Minh!


Hà Nội, Xuân Quý Tỵ
Ts. Đặng Huy Văn


[1]- Cờ Lau Đinh Bộ Lĩnh - Thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên toàn tập, nxb Văn Học 2002, Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn).

[2]- Chu Văn An (1292-1370), thượng quan Nhà Trần dưới thời Trần Minh Tông, sau về dạy các con cháu vua tại Quốc Tử Giám, đến đời Trần Dụ Tông đã dâng “Thất trảm sớ” khuyên vua chém 7 tên quan tham của triều đình.

[3]- Ải Nam Quan trước Chiến Tranh Biên Giới 17/2/1979, nằm ngay trên đường biên giới Việt - Trung, nay bị Trung Quốc lấn chiếm nên nằm sâu vào đất TQ tới vài trăm mét.
                           
[4]- Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà đã anh dũng hi sinh cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 ngày 19/1/1974 trọng trận Hải Chiến Hoàng Sa oai hùng của HQ VNCH chống giặc Tàu sang xâm lược Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 73 người lính VNCH khác cũng đã hi sinh và Trung Quốc đã chiếm toàn bộ QĐ Hoàng Sa của chúng ta từ ngày đó!.


Khai Dân TríĐặng Huy Văn

2013/01/25

Noam Chomsky on the Imperial Presidency



Khai Dân TríNoam Chomsky

2013/01/24

SAO ÔNG KHÔNG VỀ VỚI HÁNG ĐỒNG VÀI BUỔI?

Lời Dẫn: VTV1 trong chương trình “Chào Buổi Sáng” ngày 12/1/2013 đã đưa một phóng sự rất nóng lên truyền hình về chuyện hơn một trăm em học sinh cấp 1-2 của xã vùng cao Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang phải tá túc trong những căn lều tuềnh toàng dựng tạm bên sườn núi trong giá rét, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C, có hôm ban đêm xuống dưới 4 đô C. Lều tạm nơi các em ở không có cánh cửa, các em phải trèo lên vách để chui ra chui vào bằng một lỗ hổng gần mái lều. Các em phải nằm trên các tấm ván trải trên sàn nhà với những tấm chăn mỏng. Ban đêm những hôm trời mưa, mái lều bị dột nước lênh láng sàn nhà, các em phải đốt lửa lên để sưởi ấm suốt đêm.

Những em bé người Mông trên dưới 10 tuổi vụng về đã nấu cơm bằng cái nồi mất vung, nửa sống nửa nát. Thức ăn chủ yếu là măng rừng với muối vì nhà cách trường tới vài chục cây số đường rừng nên vài ba tháng các em mới về nhà lấy gạo và thức ăn được. May mắn lắm thì các em mới bẫy được vài con chuột để “cải thiện”. Nhưng với các em, một nỗi sợ còn lớn hơn “an toàn thực phẩm” của thịt chuột, đó là “sợ gió, sợ những cơn mưa rừng, và rất sợ mùa đông”…Sau đây, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả gần xa một bài viết qua lời của một cô giáo người Mông dạy ở trường Háng Đồng của các em.

SAO ÔNG KHÔNG VỀ VỚI HÁNG ĐỒNG VÀI BUỔI?

Kính gửi: Ông Bộ Trưởng Bộ GD ĐT Phạm Vũ Luận.

Ông ơi!
Sao ông không về với Háng Đồng vài buổi
Nơi núi non cao chót vót chạm mây trời
Đi công tác về Sơn La khác nào đi du ngoạn
Lại được ăn ngon, ngủ nhà thoáng, được chơi...

Để thoát khỏi những lo toan bề bộn
Giữa vòng vây của tiền bạc, chức danh
Về sống ít ngày giữa không gian yên tĩnh
Nhỡ biết đâu đầu bạc hóa đầu xanh!

Về mà xem gái Mông nơi quê em đẹp lắm
Má trắng hồng, mắt long lanh hơn các bạn gái Hoa
Dù diêm dúa phấn son giữa Bắc Kinh hảo hảo
Vẫn thua con gái bản Mông trên triền núi Sơn La

Đẹp như thế nên mới sinh ra những đứa con kì diệu
Dù giá rét như dao cắt các em nhỏ vẫn ở trường
Cơm nấu bằng nồi không vung, thức ăn là măng nứa
Còn bẫy được chuột đồng làm mĩ vị cao lương!

Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng? (II)

Đào Văn Bình
 
Tiếng Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh máy "Tiếng Việt Trong Sáng" chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong lẫn ngoài nước than phiền, kêu cứu về nguy cơ tiếng Việt có thể bị biến dạng. Sở dĩ tiếng Việt bị biến dạng vì nó được dùng chen với tiếng Tây tiếng Mỹ "ba rọi", sáng tác những từ ngữ lạ lùng, câu văn què, câu văn tối nghĩa, câu văn làm dáng, câu văn dùng chữ không chính xác. Nếu tệ nạn này không được chấn chỉnh kịp thời, với sự ra đời của cả ngàn trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, với số lượng người đọc có thể lên tới cả triệu, loại "tiếng Việt lạ lùng"," tiếng Việt kinh hoàng" này sẽ lần hồi trở thành "tiếng Việt chính thống" và khi đó ngôn ngữ Việt vô phương cứu chữa. Do đó sau bài viết "Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng" phổ biến ngày 2/1/2013 tôi thấy cần viết thêm về đề tài này không ngoài mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình vào gia tài ngôn ngữ Việt Nam. 
 
Đọc một đoạn văn gẫy gọn, súc tích, giản dị, trong sáng, ý nhị, bóng bẩy người ta thích thú bao nhiêu thì đọc một đoạn văn lai căng, hổ lốn, què cụt, dị hợm người ta khó chịu bấy nhiêu. Ngày xưa các cụ nhà Nho thường khen ngợi, nào là "văn hay chữ tốt", lời văn như "nhả ngọc phun châu". Tại sao bây giờ cháu con lại phải đối đầu với vấn nạn "Tiếng Việt Trong Sáng" ? 
 
Văn chương và ngôn ngữ không phải là chuyện đùa rỡn. Nó là di sản văn hóa, là kết tụ tinh hoa bao đời do cha ông truyền lại, chúng ta phải kế thừa và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Hiện nay với trào lưu toàn cầu hóa, việc trao đổi du học sinh là chuyện bình thường. Cứ thử tưởng tượng các sinh viên từ Nhật Bản, Mỹ, Úc Châu, Âu Châu với một nền văn hóa rất cao, tới Việt Nam họ phải học hoặc tiếp cận với loại "tiếng Việt lạ lùng" này họ sẽ nghĩ thế nào? Rồi mỗi ngày tùy viên văn hóa của cả trăm tòa đại sứ phải đọc sách báo Việt, dịch tin chuyển về nước, họ sẽ nghĩ sao? Câu nói "Nước Việt ta có 4000 ngàn năm văn hiến" có còn giá trị nữa không? Hay nó chỉ như bức hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy treo đó để cháu con vái lạy rồi bức hoành phi mỗi ngày mỗi mục nát?

2013/01/19

VONG THƯ TỪ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Lời Tác Giả:  Luật Biển VN được Quốc Hội nước CHXHCN VN thông qua ngày 21/6/2012 đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Vậy có nghĩa là, những ai đã hi sinh trong các cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa trước giặc ngoại xâm đều là những Liệt Sĩ hi sinh vì Tổ Quốc. Thế tại sao, 74 người lính VNCH hi sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, mới cách đây 39 năm thôi mà chưa được nhà nước Việt Nam hay một cấp chính quyền địa phương nào công nhận họ là những Liệt Sĩ? Phải chăng, việc hi sinh của thiếu tá Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội của anh đã đi ngược lại ý nguyện của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong bức công hàm gửi chính phủ Trung Quốc ngày 14/9/1958, nên nhà nước CHXHCN Việt Nam không dám chấp nhận?


Đêm đêm, những đợt sóng từ quần đảo Hoàng Sa vọng về ai oán như những tiếng kêu cứu của những cô hồn trong Hải Chiến Hoàng Sa 1974 làm tôi không sao ngủ được với hàng ngàn câu hỏi tại sao. Do đó, hôm nay nhân Ngày Hoàng Sa 19/1/2013, tôi xin trân trọng gửi đến trang nhà một bài viết về những cô hồn đó để mong được quí vị độc giả giải mã dùm tôi. Xin chân thành cám ơn!


VONG THƯ TỪ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
 
Biển Đông, ngày...tháng...Năm...
 
Kính thưa ba má!
Chúng con, những cô hồn
Lang thang ngoài hải đảo xa xôi
Khi ngã xuống
Xác không toàn thây vật vờ trôi trên sóng
Và thịt da... chim cá rỉa mất rồi
Chỉ còn lại những rẻo xương đơn côi chìm xuống
Dải san hô nằm tận sâu đáy biển
Giờ đã thành nấm mồ chung vĩnh viễn
Mãi vô danh cùng Hải Chiến Hoàng Sa(1)   

2013/01/18

LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ


Lời Tác Giả:  Chỉ còn đúng một ngày nữa là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đó đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kĩ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh.
 
Đặc biệt trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đó, Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã mưu trí dũng cảm hạ gục được hai chiến hạm 389 và 396 của bọn Trung Quốc xâm lược. Nhưng HQ 10 cũng đã bị hư hỏng nặng, nhiều chiến sĩ hi sinh và bị thương trong đó có Đại Úy Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Lúc đó, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đã quyết định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và các anh đã tiếp tục nã đạn vào các chiến hạm của TQ. Cuối cùng các anh đã bị chết chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19/1/1974, tức ngày 27 tết Giáp Dần! Quân ta đã có 74 chiến sĩ hi sinh anh dũng.
 
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới quý vị độc giả gần xa một bài viết để tưởng nhớ Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà phỏng theo lời kể của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, bà Huỳnh Thị Sinh nay vẫn còn sống tại Sài Gòn cùng các con cháu.

LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ

(Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh)
 
Anh ơi nhớ chăng?
Hôm đó ra đi anh đã quay về mấy bận
Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài!
Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nhìn
Em đã thấy anh xách va li quay lại
Và gọi với lên “Tàu còn sửa đến mai!”
Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi mãi
Đi đến tận bây giờ rồi ở mãi “Chốn Bồng Lai”!
 
Em đã quen với những cuộc ra đi như vậy
Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa
Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái
Đứa chín tuổi, đứa sáu năm còn bé út lên ba

Các con cũng đã quen với những chuyến xa ba
Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc
Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt
Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười xòa

Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ
Anh đứng dưới sân nhìn lên mắt như đẫm lệ nhòa
Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt
Vì có tin quân mình đang đụng giặc tại Hoàng Sa!

2013/01/16

TẾT QUÝ TỴ SẮP ĐẾN RỒI EM ƠI TRỞ VỀ ĐI!

Lời Tác Giả: Tôi vừa nhận được lá thư của kỷ sư Nguyễn Ngọc H., một sinh viên cũ của tôi tại Sài Gòn kể về người bạn gái cùng quê Châu Thành, Tây Ninh đã lấy chồng Đài Loan cách đây 7 năm. Bấy lâu nay, anh ta cứ tưởng cô ấy đã được sống trong hạnh phúc với người chồng Đài. Ai ngờ vừa rồi, khi về thăm quê ghé nhà ba má cô bạn gái, anh ta mới được gia đình cho xem bức thư cô ấy vừa gửi về nói rõ tình trạng khốn khổ của cô đã phải chịu đựng người chồng vũ phu tại Đài Loan hơn 7 năm qua. Sau khi được ba má của cô gái xác nhận đó là sự thật, anh ta vô cùng sửng sốt nên đã kể cho tôi câu chuyện này qua lá thư đó. Tôi xin phép được chép bức thư ra thành văn vần và xin được trân trọng gửi tới quí vị độc giả gần xa để mong được sự sẻ chia của quí vị nhân dịp Tết Quý Tỵ.

 

TẾT QUÝ TỴ SẮP ĐẾN RỒI EM ƠI TRỞ VỀ ĐI!
(Viết theo lá thư của kỷ sư Nguyễn Ngọc H.)

Mỗi lần về Châu Thành anh thương má nhớ em
Má bảo chẳng qua nghèo nên đành phải xa con gái
Rứt ruột đẻ ra ai chẳng muốn được gần con nhờ cậy
Khi trái gió trở trời con gái ghé về thăm

Anh cũng đã trót thương khi em vừa tròn tuổi mười lăm
Nhưng vì nhà anh quá nghèo nên còn chưa dám nói
Em như nụ tầm xuân nơi hương đồng gió nội
Đôi má lúm hồng tươi duyên dáng tựa trăng rằm

Hai mốt tuổi em lấy chồng, anh đang trong quân ngũ
Khi anh ra quân trở về em đã sang tận Đài Loan
Anh đành đi học tiếp để mong trái tim vơi bớt khổ!
Nhiều đêm giữa Sài Gòn chân lạc bước lang thang

Mỗi lần anh về quê, má kể em hạnh phúc
Với người chồng Đài Trung nay đã có con trai
Anh mừng cho em vì nghe nói đã có nhiều cô gái
Lấy chồng Hàn, chồng Đài bị đày đọa giữa trần ai!

2013/01/13

Những phát ngôn “khủng” nhất năm 2012


Văn Quang

Nhân dịp cuối năm, khá nhiều cơ quan lớn nhỏ VN làm tổng kết rất "hoành tráng". Theo lệnh tiết kiệm nên những mục tiệc tùng được giới hạn bớt, nhưng đấy là đứng về phía cơ quan, còn chuyện các quan chức liên hoan riêng theo từng nhóm là chuyện khác, chẳng ai kiểm tra được. Thôi thì "quên nó đi".


Ở một số cơ quan cờ quạt treo tưng bừng cho ra vẻ có "hội nghị tổng kết" chứ chẳng lẽ để nó im lìm như những ngày thường cũng "khó coi". Trong chương trình nghị sự, chắc chắn là phải có mục kiểm điểm thành tích, lại ưu điểm trước, khuyết điểm sau. Phần ưu điểm của địa phương nhà bao giờ cũng lẫy lừng chiếm gần hết phần thuyết trình của ông chủ tịch. Phần khuyết điểm, tồn tại khiêm nhường vì lý do chủ quan khách quan lơ mơ cho phải phép. Rồi "phương hướng nhiệm vụ năm sau" lại tràng giang đại hải với những "quyết tâm" "quyết sách" mới mà không mới, cũ mà không cũ. Rồi vỗ tay, rồi hoan hỉ đón chào Năm Mới. Vui ra phết.

Trong khi đó một vài tờ báo lại oái oăm, tổng kết toàn chuyện "khủng" trong năm. Tất nhiên những chuyện đó được chọn lọc trong số rất nhiều chuyện "khủng" đã từng xảy ra. Chuyện gần nhất và mới nhất phải kể đến chuyện hai Bộ trưởng đích thân đi kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ Đồng Xuân. Các vị này hết lòng lo cho sức khỏe của nhân dân, đây là một hành động "thực tế" phải được nhân dân hoan nghênh. Nhưng tiếc thay, những điều xảy ra hoàn toàn ngược lại.


Các bộ trưởng kiểm tra những gì, kết quả ra sao?

Lâu nay nghe báo chí và các đài phát thanh truyền hình báo động về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong cả nước rất nguy hại. Hầu như không có thứ nào không có độc. Từ mớ rau đến thịt gà thịt heo, từ các món phụ gia đến bánh kẹo đều bị pha trộn màu mè độc hại. Chưa nói đến các mặt hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc xâm nhập bằng mọi cách đánh lừa người tiêu dùng. Người dân kêu ca và ngộ độc không ít.

                                           

                                                    Hai Bộ trưởng đi kiểm tra hàng hóa tại chợ Đồng Xuân - Hà Nội


Nóng lòng vì tình trạng này, sáng 5-1-2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát cùng dẫn đầu đoàn đi kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại chợ Đồng Xuân - chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội.

Crises and the Unipolar Moment talking at SOAS, University of London



Khai Dân TríNoam Chomsky

Noam Chomsky Dissects the World Trade Organisation



Khai Dân TríNoam Chomsky

2013/01/12

Talk to Al Jazeera - Noam Chomsky: The responsibility of privilege



Khai Dân TríNoam Chomsky

2013/01/09

TƯỢNG ĐÀI NHỮNG MÙA XUÂN

TƯỢNG ĐÀI NHỮNG MÙA XUÂN
 
Xuân Quí Tỵ đang về
Nhìn ngắm các tượng đài
Lòng trăn trở bâng khuâng!
Ai đã dựng cái tượng đài đứng kia
Tay chống nạnh ngực ưỡn về phía trước?
Sao lại phải xây hàng ngàn tượng đài đắt tiền
Khắp các thành phố và bảo tàng trên đất nước?
Mà cốt hồn không có chút nhân văn!
Có thừa chăng những tượng đài
Hoành tráng tốn tiền dân?
Mà lại thiếu tượng đài
Những mùa xuân
Đã đi vào ký ức!

Đâu tượng đài Vua Quang Trung cưỡi voi ngà đuổi giặc?
Vào Tết Kỷ Dậu trước ba quân tuốt gươm đón xuân sang[1]
Làm Tôn Sĩ Nghị tướng Tàu phải hồn xiêu phách lạc
Bỏ Ngọc Hồi, Đống Đa thoát qua Ải Nam Quan!

Xuân Ất Dậu cả Miền Bắc hai triệu người đói lả[2]
Chết đè xác lên nhau khắp nẻo chợ, cung đường
Có làng chết không còn người chôn cất
Sao không dựng tượng đài để con cháu khói hương?

2013/01/06

Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng?

 Đào Văn Bình

Chữ viết và tiếng nói là phương tiện truyền đạt giữa con người và con người. Loài vật chắc cũng có tiếng nói qua những âm thanh như: hót, kêu, gầm, hú, sủa… để truyền đạt cho nhau nhưng loài vật không có chữ viết. Con người do trí thông minh, do bản năng tiến hóa, lại có ý thức, sau khi sáng tạo ra chữ viết, lần hồi biết tổng hợp, gọt giũa để biến thành văn chương. Còn tiếng nói cũng cải tiến không ngừng. Ngôn ngữ đi như bóng với hình với văn chương, từ thô thiển trở thành thanh tao, từ thẳng thừng trở nên bóng bẩy, từ thô lỗ trở nên ý nhị. Có thể nói văn chương càng phát triển bao nhiêu thì ngôn ngữ càng đẹp bấy nhiêu. Tư tưởng càng phát triển bao nhiêu thì văn chương và ngôn ngữ càng phong phú bấy nhiêu.

Thế nhưng muốn nắm bắt được tinh hoa ngôn ngữ của dân tộc dứt khoát là phải có giáo dục. Một đứa trẻ không được đi học vẫn nói được, nói liến thoắng đủ điều nhưng không viết được và chắc chắn ngôn ngữ rất nghèo nàn và thường mang âm hưởng “chợ đời” chứ không có những ngôn từ của một đứa trẻ được cắp sách đến trường mà ngày xưa gọi là “cửa Khổng sân Trình”. Không những phải học hết Lớp 12 phổ thông mà còn phải bước lên đại học nữa. Một người không thế có tiếng Việt phong phú nếu không học qua các bộ môn như lịch sử, triết học, tôn giáo, luật học, kinh tế học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, nhân chủng học, khảo cổ học, kiến thức về quân sự, ngoại giao... và ít nhất cũng phải biết qua các tác phẩm văn chương lớn của đất nước - cổ cũng như kim. Chỉ cần dành chút ít thời giờ đọc và nhớ ba tác phẩm như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm thôi thỉ vốn Việt Ngữ của chúng ta cũng đã phong phú thêm biết là bao nhiêu.

Viết thì ai cũng có thể viết được. Nói thì ai cũng nói được nhưng xin nhớ cho trong bất kỳ quốc gia nào cũng có hai loại: Ngôn ngữ thượng lưu và ngôn ngữ bình dân; văn chương bác học và chương bình dân.

2013/01/04

XIN MỜI HƯƠNG HỒN CÁC ANH TRỞ VỀ QUÊ ĂN TẾT!

LTG: Tình cờ đầu Năm Mới 2013 đi lên Sóc Sơn thăm bạn, tôi đã ghé vào một xã gần huyện lỵ để hỏi thăm người trung đội trưởng năm xưa tôi đã quen vào Mùa Đông 1966 có quê ở đây. Đến nơi, tôi mới biết anh ấy đã hi sinh năm 1968 trong chiến dich Tết Mậu Thân tại Huế! Ngôi nhà tuềnh toàng chỉ còn lại người vợ góa không có con. Mẹ cha anh cũng đã mất cách đây vài năm. Tôi đã ra tận Nghĩa Địa thắp hương cho anh trên “Nấm Mộ hờ” và băn khoăn không biết trên đất nước mình ở cả Hai Phía, đã có tới bao nhiêu ngôi mộ hờ và bao nhiêu bà mẹ, người vợ cô đơn như thế này mỗi khi Tết đến, Xuân về?

Bài viết này chỉ như là một nén nhang muốn được thắp lên mộ của tất cả những người lính Việt Nam ở cả Hai Phía đã ngã xuống một cách đau thương trong cuộc Nội Chiến thảm khốc nhất Lịch Sử Việt Nam chủ yếu do sự xúi dục của Trung Cộng đưa lại, nhằm thực hiện âm mưu đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng của Mao Trạch Đông. Lạy Chúa! Cầu Trời để lịch sử nước nhà sẽ không bao giờ phải lặp lại những đớn đau như thế này thêm một lần nữa!


 

XIN MỜI HƯƠNG HỒN CÁC ANH TRỞ VỀ QUÊ ĂN TẾT!
 
Tình cờ được gặp anh vào Mùa Đông năm 66
Trên Suối Mỡ, Bắc Giang khi anh chuyển quân về[1]
Cùng với cả Sư Đoàn tạm dừng chân “an dưỡng”
Để gần tết Đinh Mùi tiến vào chiến trường “B”
 
Ôi lính của anh trẻ măng! Tuổi chưa đầy 18
Có người còn xưng em với các nữ sinh viên
Nét mặt thật thơ ngây đi dày còn ngượng nghịu
Mới rời quê đầu quân mặc áo lính chưa quen
 
Do đã 3 năm tuổi quân nên anh được làm trung đội trưởng
Anh đã chỉ cho tôi nhà anh, qua Núi Đôi xuôi huyện lỵ Sóc Sơn
Anh còn đọc nhiều lần bài “Núi Đôi” về mối tình một thuở[2]
Của cô du kích đã dâng hiến tuổi 20 rồi nước mắt rưng rưng!