2016/06/30

Ân Huệ của Nhà Nước đối với Ngành Ngoại Giao

Ân Huệ của Nhà Nước đối với Ngành Ngoại Giao

Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Từ Huy
Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ?

Đặng Xương Hùng
Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ởỦy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.

Tôi vốn học giỏi ở những môn tự nhiên (toán, lý, hóa) hơn, nên khi thi vào đại học (năm 1978), tôi đã chọn thi vào Đại học Bách khoa. Lúc đó, đại học Ngoại giao không có trong danh sách để thi, mà họ đi thu nạp sinh viên từ con em trong ngành, có kết quả tốt ở các trường đại học khác. Năm đó, tôi được 21 điểm, chỉ thiếu nửa điểm là đi học ở nước ngoài (đây là sự đáng tiếc, tôi sẽ nhớ đến suốt đời, vì rằng trong bài thi toán tôi đã có sự nhầm không thể tưởng tượng được, đó là 2 :1=1/2, nếu không nhầm ở đây bài thi toán tôi sẽ có điểm rất cao). Sau đó, đã có một người của trường đại học ngoại giao (anh Nguyễn Hồng Phong) đã đến gia đình tôi, thuyết phục đưa tôi vào đại học ngoại giao. Tất nhiên, gia đình tôi ai cũng đồng ý, bản thân tôi không thích thú lắm, vì rằng nó đi ngược với ý thích muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng cậu thanh niên mới có 17 tuổi cũng đã đồng ý theo ý kiến mọi người và cậu ta cũng phải thừa nhận rằng vào ngoại giao là một diễm phúc và danh giá thời bấy giờ.

Tuy nhiên, khi vào sơ tuyển tại đại học ngoại giao, tôi gặp khó khăn, do ngoại hình của tôi vô cùng tệ hại, mắt híp bẩm sinh, thấp bé, lúc đó tôi chỉ nặng có 38 kg, ngoại hình này không thể đủ để vào làm ngoại giao đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với người nước ngoài. Nhưng số phận vẫn muốn đẩy tôi vào với ngành ngoại giao. Câu chuyện lại một lần nữa liên quan đến ông Nguyễn Cơ Thạch. Năm đó, ông Thạch đang làm Thứ trưởng, phụ trách trường đại học ngoại giao. Khi được nghe báo cáo về trường hợp của tôi, con ông Đặng Thế Xương, ông Thạch đã nói « Nó bé thì nó sẽ lớn và sẽ nên người, cứ cho nó vào ». Thế là tôi đã trở thành sinh viên trường đại học ngoại giao. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học ngoại giao, tôi đã chính thức vào Bộ Ngoại giao, làm ở Vụ Châu Á 2 (phụ trách Lào và Cămpuchia).

Nguyễn Thị Từ Huy
Trong tư cách một người làm ngoại giao, hẳn ông đã có nhiều đóng góp ? Tại sao ông không tiếp tục đóng góp qua con đường ngoại giao mà lựa chọn từ bỏ hệ thống, nghĩa là lựa chọn một cuộc sống bấp bênh và cả nguy hiểm nữa ?

Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì.
Đặng Xương Hùng
Thật lòng, theo cách nghĩ của tôi, tôi đóng góp không nhiều cho ngành ngoại giao và cho đất nước. Tôi chỉ là một công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là một người làm ngoại giao rất xoàng, tầm thường. Ăn nói không thật trôi chảy, tiếng Pháp, tiếng Anh không thật giỏi. Ngoài ra, ngoại hình cũng làm tôi trở ngại rất nhiều, nhất là những năm đầu tiên. Tôi thực sự tự ti về hình ảnh của mình, đã có lúc, khi thấy một số người bạn rời bỏ ngành ngoại giao, tôi đã có ý định tương tự, nhưng quả thực tôi không có cơ hội và năng lực cần thiết nào khác để mà có thể từ bỏ được.

Hơn nữa, cùng với năm tháng, tôi đã tự trả lời cho chính mình câu hỏi tại sao mình không thành công trong ngành ngoại giao cho lắm. Mình sẽ không thể giỏi lên ở một môi trường mà mình ít có lòng yêu mến. Điều này thì có phần hơi bào chữa, nhưng vẫn có giá trị sự thật. Tiếp nữa, là việc có « thành công » ở một cơ quan nhà nước như Bộ ngoại giao thì ta phải có sự hiểu biết nhất định về « luật chơi » của nó. Những thứ luật chơi phải là người thật tinh quoái mới nhận biết hết được. Hoặc nếu anh không đủ tinh quoái thì chí ít anh phải đủ « hèn » để kìm nén những ý kiến cá nhân, răm rắp tuân thủ ý kiến lãnh đạo. Cả hai thứ trên tôi đều không có.

Tôi đã nhận thức ra từ khá lâu rằng Bộ ngoại giao mới chỉ dừng lại ở chỗ là môi trường để tôi kiếm ra đồng tiền nuôi sống tôi và gia đình, chứ nó ít là môi trường cho tôi sự thoải mái. Càng ngày tôi lại càng cảm thấy Bộ ngoại giao mất dần ký ức đẹp của nó trong tôi. Có một cái gì đó không thật ổn trong ngành ngoại giao. Những người tâm huyết vắng dần, đồng nghĩa với việc cán bộ « tinh khôn » tăng dần. Những cuộc đấu đá, chạy chọt để lên chức, lên quyền, đi luân chuyển nước ngoài ngày càng trở thành những câu chuyện thường ngày ở Bộ. Những câu nói thật tình chỉ nghe được ở những buổi chơi golf và những buổi rượu bia bạn bè vui vẻ. Ai cũng tỏ quan tâm tình hình khó khăn của đất nước, nhưng để chịu suy nghĩ sâu thêm hoặc thực thi ý nghĩ của mình thì ít người quan tâm thể hiện, hoặc không dám hoặc chặc lưỡi chấp nhận sự bình yên.

Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì. Với ngoại giao chúng tôi được họ mua bằng những chuyến đi công tác nước ngoài và lệ phí visa. Trong bộ chúng tôi hay đùa nhau rằng, rốt cuộc chỉ là « vấn đề Cămpuchia » (mâu thuẫn nội bộ các sứ quán là vấn đề chia chác lệ phí visa).

Nguyễn Thị Từ Huy
Câu chuyện visa cụ thể là thế nào, thưa ông?

Đặng Xương Hùng
Chuyện visa, khi tôi tiết lộ những chi tiết cụ thể, tôi biết những người bạn tôi ở Bộ ngoại giao chắc sẽ trách tôi nhiều lắm. Vì rằng chỉ mới ba, bốn năm nay thôi, tôi vẫn còn sống vì nó và kiếm ra đồng tiền vì nó. Nhưng cái lòng tôi muốn nói ra vì rằng tôi có một người bạn còn trẻ ở Bộ mới lần đầu ra nước ngoài và khi tiếp xúc với câu chuyện visa, đã thốt lên rằng : « Thu tiền lệ phí visa như thế làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao quá anh nhỉ ». Tôi đã trả lời : « Đi công tác ở sứ quán, không có tiền chia từ visa, mình không còn thừa ra đồng nào để mà tiết kiệm đâu em ạ. Rồi em sẽ quen dần thôi ». Và vì rằng cả hai chúng tôi đều cùng một ý nghĩ là thà nếu nhà nước cho chúng tôi hưởng một chế độ tiền lương chính đáng tương đương nào đó, còn hơn là dành cho chúng tôi một « chế độ mập mờ » để chúng tôi phải « gian dối » trong lệ phí visa. Nhưng từ lâu tôi đã có câu trả lời cho mình là, do nhà nước không thể có đủ để cung cấp cho chúng tôi một khoản tiền chính đáng nào đó, nên họ cho chúng tôi một «mảnh sân » để chúng tôi « tự do trong kín đáo » kiếm thêm để bù vào. Họ sẽ bịt mắt cho qua.

Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán. Đây cũng là câu chuyện gây mẫu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu ? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Francisco, Washington, London, Paris…
Câu chuyện visa có thể tóm tắt như sau :

Bộ Tài chính quy định một visa có giá là 35 đô la Mỹ. Số tiền này sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Có chia để lại cho Bộ Ngoại giao một phần. Bảng lệ phí visa theo giá nói trên lẽ ra phải treo công khai tại nơi làm lãnh sự của các sứ quán. Nhưng nếu chỉ thu như vậy, các sứ quán chỉ làm « không công » cho nhà nước, tức không có chênh lệch nào cả. Bộ Tài chính hàng năm có tổ chức đoàn sang kiểm tra các sứ quán nhất là những sứ quán có số thu lệ phí cao. Tuy nhiên, đấy là cái dịp để các bên đóng kịch. Sứ quán sẽ đóng kịch bằng việc treo bảng lệ phí visa lên để cho cán bộ Tài chính trông thấy rồi cất ngay đi. Nộp cho Bộ Tài chính đủ biên lai thu tiền visa đúng với giá 35 đô la đó.

(Chúng tôi có hai loại biên lai, một nộp cho bộ tài chính, một biên lai cho khách theo giá thực thu, cái này sẽ hủy đi ngay sau đó). Một lần kiểm tra như vậy cũng là dịp Bộ Ngoại giao « bồi dưỡng » cho cán bộ tài chính nói riêng và Bộ Tài chính nói chung về việc cho qua sự việc này. Theo tôi thì các Bộ Ngành của Việt Nam đều làm như vậy. Bỏ qua việc làm ăn mập mờ để thu về một « khoản thù lao » nào đó.

Giá thực thu một visa cho khách ở các cơ quan đại diện ngoại giao mỗi nơi một khác. Ngay cả trong một nước cũng có khi khác nhau. Thí dụ ở Genève, chúng tôi thu 70 CHF, sứ quán ở Bern thu 80 CHF. Tại Paris, hình như họ thu 70 euros. Để lý giải cho việc chênh lệch đó, có cơ quan đại diện bị bí khi bị chất vấn thì giải thích rằng phần chênh lệch là chi phí hành chính và chi phí xin chấp nhận xuất nhập cảnh từ một công ty du lịch trong nước. Phần lớn các công ty du lịch làm dịch vụ xin phép nhập xuất cảnh đều là có chân của Bộ Công an, vì như vậy việc xin phép sẽ được nhanh hơn.

Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán. Đây cũng là câu chuyện gây mẫu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu ? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Francisco, Washington, London, Paris… Vậy nên, người ta mới lý giải được tại sao ông Thứ trưởng Ngoại giao, ủy viên trung ương đảng lại đi làm Tổng Lãnh sự tại San Francisco, một chức vụ trong ngoại giao chỉ hơn cấp Lãnh sự của tôi một cấp.

Tôi cũng chỉ mong rằng một ngày nào đó, đất nước thay đổi, để những người đi làm ngoại giao không còn phải cam chịu những chê trách trong visa, hộ chiếu, thay vào đó là những khoản thu nhập chính đáng, xứng đáng với công việc và năng lực của họ.

Paris – Genève, tháng 6/2016

Khai Dân TríĐặng Xương Hùng

2016/06/29

GIẢI ĐOÁN SẤM TRẠNG TRÌNH: Khi nào đảng CSVN do ông HCM lãnh đạo sụp đổ hoàn toàn?

GIẢI ĐOÁN SẤM TRẠNG TRÌNH: Khi nào đảng CSVN do ông HCM lãnh đạo sụp đổ hoàn toàn?

Câu hỏi trên sẽ dựa trên bộ môn LÝ SỐ HỌC HÀ LẠC của nền văn hóa Dịch Lý cổ xưa mà chỉ ra con đường ta phải đi để có đối sách với Phương Bắc và hóa giải các mâu thuẩn đến từ Đông Tây. Nghĩ cũng cần thưa: Lý số học Hà Lạc là một môn toán nghiên cứu cái lý số nằm trong các con số Âm Dương “Tiên Rồng Trăm Trứng”.

Đây là một môn học khách quan, vì nó là môn đạo học dựa trên các con toán số. Chính nhờ môn này mà xưa cụ trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựa vào đó mà toán ra và nói lên những lời tiên tri thế cuộc để đời, như cụ đã nói trong lời mở đầu sấm ký của cụ:

Nước Nam từ thuở Hồng Bàng
Đổi thay cuộc thế thời gian chuyển vần
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần vận nước đổi thay
Núi sông Thiên Định đặt bày
Đồ Thư một quyển xem ngay mới rành.

Tài tiên tri của Cụ được lưu truyền qua nhiều câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình”. Cụ được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến quốc hiệu Việt Nam. Cụ để lại cho đời một di sản văn hóa đồ sộ, trăm bài thơ văn với giá trị nhân đạo, giàu chất triết lý, đầy tình yêu nước và là kho tàng minh triết cho muôn đời sau.

Thì với Biển Đông, cụ Trạng cũng có lời tiên tri dạy rằng:

Biển Đông vạn dậm giang tay giữ
Đất Việt muôn năm vẫn trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Với con mắt chiến lược, nhìn thấy đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên thế hệ sau phải nắm giữ được Biển Đông, thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.
Để biết được một chế độ từ lúc nắm chính quyền cho đến thời điểm suy và sụy đổ, ta phải áp dụng và giải mã lời tiên tri của cụ Trạng, và Cụ đã nói: “Một câu là một nhiệm mầu”. Lấy 3 câu trong 483 câu sấm.

Các câu số:

116. Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
117. Chữ rằng lục thất nguyệt gian
118. Ai mà nghĩ được mới gan anh tài

Trong 3 câu, chỉ lấy ra một câu để giải mã: câu 117.
117: Chữ rằng Lục Thất nguyệt gian

Ẩn ý chữ “Lục Thất: là gì?
Lục là số 6, thất là số 7, tổng số là 13. Số 13 gọi là Lục Thất. Ẩn ý nói thời gian hưởng được 13 năm.

Tiếp tục lấy 3 câu sấm khác. Các câu số:

395. Canh niên tàn phá
396. Tuất Hợi phục sinh
397. Nhị Ngũ dư bình

Ba lời tiên tri cũng lấy ra câu 397 để giải mã, để biết được thời gian suy và sụp đổ.

“Nhị Ngũ” là gì? Nhị là số 2, ngũ là số 5. Hai số 5 là số 10. Ẩn ý nói: thời gian 10 năm mới là thời gian suy và sụp đổ.

Tổng số thời gian của một chế độ kéo dài bao nhiêu. Số thời gian đó đem chia cho số 13, ta biết được số Lục Thất được hưởng của chế độ.

Để chứng minh và áp dụng từ nhà Hậu Lê.

NHÀ HẬU LÊ
Lê Lợi xưng vương năm 1428 và truyền đến vua Chiêu Thống tức là Mẫn Đế thì hết. Nhà Hậu Lê làm vua kể cả tiền Lê được 360 năm. Năm (1428 đến 1788).

Lấy 360 năm chia cho 13 được 27 Lục Thất tức là 13 x 27 = 351 năm.

Nhà Hậu Lê hưởng được 351 năm thì bị suy. Tức năm 1428 + 351 = 1779. Trong 10 năm Nhị Ngũ thì vong, tức 1779 + 10 = 1789.

NHÀ NGUYỄN TÂY SƠN
Nguyễn Nhạc xưng vương năm 1779. Nhà Nguyễn Tây Sơn hưởng được một Lục Thất 13 năm thì bị suy, tức năm 1779 + 13 = 1792. Trong 10 năm Nhị Ngũ thì vong, tức năm 1792 + 10 = 1802.

NHÀ NGUYỄN GIA LONG
Gia Long xưng vương năm 1802, hưởng được 11 Lục Thất, tức 13 x 11 = 143 năm thì bị suy tức 1802 + 143 = 1945. Trong 10 năm Nhị Ngũ thì vong, tức 1945 + 10 = 1955 (ngày 23 tháng 10 Bảo Đại bị dân truất phế.)

NHÀ HỒ
Hồ Chí Minh cướp chính quyền nhà Nguyễn, vua Bảo Đại năm 1945. Nhà Hồ hưởng được 5 Lục Thất, tức 13 x 5 = 65 năm thì bị suy, tức 1945 + 65 = 2010. Trong 10 năm Nhị Ngũ thì vong, tức 2010 + 10 năm = 2020.

Sau khi áp dụng 2 câu sấm ký của cụ Trạng để chứng minh 3 triều đại Quân Chủ của nước Việt Nam, từ nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn và nhà Nguyễn Gia Long, từ khi xưng vương cho đến khi suy và sụp đổ, tôi đã thấy đúng và chính xác theo sử liệu Việt Nam. Do đó, tôi khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang nắm chính quyền sẽ sụp đổ hoàn toàn vào năm 2017, và sự sụp đổ như thế nào? chờ thấy mới biết, không giải thích. Ứng với câu sấm “Thân Dậu niên lai kiến thái bình”.
  • Canh Dần 2010
  • Tân Mẹo 2011
  • Nhâm Thìn 2012
  • Quý Tị 2013
  • Giáp Ngọ   2014
  • Ất Mùi       2015
  • Bính Thân  2016
  • Đinh Dậu   2017
    (Cộng Sản sẽ sụp đổ hoàn toàn vào năm 2017 ứng theo Sấm Ký Thân Dậu)
  • Mậu Tuất  2018
  • Kỷ Hợi     2019 (Tuất + Hợi phục sinh)
  • Canh Tý   2020

Sau khi áp dụng 2 câu sấm ký của cụ Trạng để chứng minh 3 triều đại Quân Chủ của nước Việt Nam, từ nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn và nhà Nguyễn Gia Long, từ khi xưng vương cho đến khi suy và sụp đổ, tôi đã thấy đúng và chính xác theo sử liệu Việt Nam. Do đó, tôi khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang nắm chính quyền sẽ sụp đổ hoàn toàn vào năm 2017, và sự sụp đổ như thế nào? chờ thấy mới biết, không giải thích. Ứng với câu sấm “Thân Dậu niên lai kiến thái bình”.

Sau khi Cộng Sản sụp đổ, chế độ mới lên thay thế dưới sự lãnh đạo của một đấng Minh Quân tài đức vẹn toàn và mang lại cho dân tộc Việt Nam một đời sống tự do, ấm no và hạnh phúc muôn đời.

Tôi là một HO thầm lặng bình thường, không phải là một nhà bình luận, không phải nhà chính trị, không phải nhà văn, không phải nhà báo. Nhưng tôi cũng yêu quê hương tôi, yêu dân tộc tôi. Tôi nói lên những điều mà tôi hiểu và biết cho tất cả mọi người Việt Nam giảm bớt sự âu lo, và đất nước Việt Nam không mất một tấc đất nào cho bọn bành trướng Bắc Kinh, dù trong đất liền hay ngoài các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hiện nay, bọn bành trướng đã làm những gì mà người Việt chúng ta nhìn thấy. Bọn chúng sẽ giao lại cho người Việt Nam sau này.

Mai Xuân Tấn
Vĩnh Liêm sưu tầm, 29-6-2016

Khai Dân TríMai Xuân Tấn

2016/06/27

Những chuyện khốn nạn ở nông thôn VN ngày nay

Những chuyện khốn nạn ở nông thôn VN ngày nay

Tôi không thể dùng từ ngữ nào khác ngoài hai chữ “khốn nạn” dù từ ngữ đó không được lịch sự nhưng đó là tiếng người dân thường dùng để chỉ những hành động bẩn thỉu, quá tàn nhẫn của những kẻ có quyền có thế dù ở giữa thành phố hay nông thôn. Nhưng khổ nỗi là người dân nông thôn thường không dám mở miệng kêu ca vì sợ bị trù dập không ngóc đầu lên nổi. Tố cáo “tiêu cực” tức khắc bị chính cái cơ quan tham nhũng đó đuổi việc.
Những người nông dân phải sống trong những ngôi nhà tranh rách nát.
Cho nên người dân bị bịt mồm bịt miệng rất âm thầm chứ không bị bịt mồm khi đứng trước tòa án như cha Lý, ông bị bịt miệng lần thứ 6 khi ông hô to câu “Ô nhục, phiên tòa ô nhục.” Hình ảnh ấy được loan ra trên khắp thế giới ai cũng biết. Bọn cường hào ác bá ở nông thôn VN ngày nay khôn ranh quỷ quyệt hơn nhiều, bịt miệng dân mà không để lại dấu vết, không một ai ngờ tới. Rất nhiều sự việc đã xảy ra thường bị “chìm xuồng,” nhưng bàn tay không thể che nổi ánh sáng mặt trời, vẫn có những sự việc lọt ra ngoài khiến người dân phẫn nộ.

Bức xúc và... bức xúc, có gì đáng nhạc nhiên đâu
Sau khi Chủ tịch QH, ông Nguyễn Sinh Hùng “bức xúc” trước hàng ngàn loại phí trên thì các đại biểu, các vị bộ trưởng cũng “bức xúc” theo về sự bất cập trong việc thu phí, lệ phí hiện nay.

Trên báo Người Lao Động nhiều bạn đọc bày tỏ sự ngạc nhiên:
“Ô hay, những bất cập này, những nỗi khổ này người dân đã thấy và đã chịu bao nhiêu năm nay rồi, có gì mà các vị lãnh đạo lại “ngỡ ngàng” thế. Bao nhiêu năm qua người dân than trời, kiến nghị hoài trong các cuộc tiếp xúc cử tri hằng năm đấy thôi chứ có mới mẻ gì đâu các vị có vẻ khó hiểu. Vấn đề khó hiểu nhất chính là nó phi lý, khốn khổ với người dân bao nhiêu năm qua nhưng chẳng thấy thay đổi.”

Điều này cũng được chứng minh rõ qua trình bày của ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách: Sau khi QH cho ý kiến lần đầu về dự án này tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, thường trực ủy ban này và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, bãi bỏ 5 khoản phí và 6 khoản lệ phí, chuyển 4 khoản phí sang giá và bổ sung 6 khoản phí khác.

Với một “rừng” phí như thế, qua một kỳ họp QH mà chỉ bỏ vài loại phí, lệ phí trong khi bổ sung thêm 6 loại phí mới thì có gì là đổi mới?

Không đủ ăn lấy gì đóng phí?
Không cần nói thì ai cũng có thể hình dung cuộc sống của người dân ở vùng nông rất thiếu thốn. Một số lớn người dân còn nghèo, sống rất vất vả, thậm chí thiếu đói khi mùa giáp hạt. Hầu như họ chỉ đủ lo chạy ăn từng bữa mà không thể để dành khi thiếu đói, không lo nổi cho con cái ăn học đàng hoàng. Những loại phí “dài dằng dặc” kia thì rất “vô tư vẫn đều đặn có người đến thu đã và đang là gánh nặng đối với cuộc sống của họ”.

Cứ tưởng là “phí” thì mức thu không lớn lắm, nhưng với thu nhập ít ỏi, nếu đóng những khoản thu này thì có khả năng gia đình, con cái của họ phải mất đi nhiều bữa ăn, giấc ngủ càng trằn trọc hơn vì bao lo toan về cuộc sống. Chúng ta không quá khó để có thể nhìn thấy rất nhiều mái nhà xiêu vẹo, rách nát ở bất cứ vùng nông thôn nào. Nông dân còn nghèo lắm, từng đồng đối với họ là mồ hôi, nước mắt trải ra trên cánh đồng. Thu gì thì phải cân nhắc chứ không thể ồ ạt như thế.
Ông Đặng Văn Dũng - Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Thuận - thừa nhận danh sách này là danh sách khống (toàn là tên cũa những quan ăn cắp tiền hỗ trợ của dân).
Ví dụ về một trường hợp cụ thể, bạn đọc Thanh Hà, kể:
“Vợ chồng chị tôi có 3 con. Cả nhà sống nhờ vào 3 sào ruộng và miếng vườn. Lúa làm ra không đủ cho gia đình ăn giáp hạt. Trồng rau quanh vườn cao lắm mỗi ngày thu hoạch được 20,000 đồng. Chồng thì làm thuê lúc được lúc không, rảnh rỗi thả câu kiếm dăm ba con cá cải thiện bữa ăn gia đình. Việc kiếm khoai sắn ăn trừ bữa diễn ra thường xuyên. Những đứa trẻ nhiều hôm nhịn đói đến trường trong manh áo cũ mèm, vá víu. Bao nhiêu năm nay chị trốn đóng những khoản phí mà địa phương thu. Chị là chẳng có gì để đóng và nếu đóng thì con cái càng thiếu thốn”.

Một bạn đọc Trần Văn Tí Em phân tích:
“Với thu nhập quá thấp như phần lớn người dân nông thôn hiện nay, họ không thể đầu tư được gì cho con cái. Một đứa trẻ bước vào học cao đẳng hoặc đại học thì học phí một năm mất khoảng 20 triệu đồng. Tiền ở trọ, chi phí sinh hoạt thêm khoảng 30 triệu đồng nữa. Chỉ hai khoản này thôi thì thu nhập của phần lớn người làm nghề nông chẳng thể nào kham nổi. Điều đó có nghĩa con họ thất học và tương lai chờ đợi chúng sẽ là cái cuốc và miếng ruộng. Cứ thế, tình cảnh này sẽ tiếp tục lặp lại ở đời cháu…”

Lại chuyện cái hộ khẩu hay cái hậu khổ
Tôi đã có dịp tuờng thuật với bạn đọc về người dân ở huyện Thọ Sơn, Thanh Hóa “tá hỏa” vì họ phải nộp 200 nghìn đồng cho mỗi lỗi sai trong sổ hộ khẩu và giấy khai sinh và chuyện các quan huyện Thọ Sơn- Thanh Hoá nên các quan huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lại “phát minh” ra chuyện đẻ con thứ 3, nộp 2 triệu mới có giấy khai sinh. Đẻ thêm con phải đóng thêm. Như vậy có nghĩa là nếu không đóng hai triệu thì đứa con đó không được làm giấy khai sinh coi như “không được đẻ”. Chuyện này cũng chẳng khác gì chuyện “không được chết” vì “nợ” thôn 1.7 triệu đồng không cho làm đám ma.
Ông Hải khẳng định chữ ký trong danh sách không phải của ông.
Đến nay, học tập được cách kiếm tiền dân của các đàn anh Thọ Sơn (Thanh Hóa) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), các quan ở thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm, H.Hiệp Hòa (Bắc Giang) lại đẻ ra cách móc túi dân bằng cách phải nộp hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng tiền phí, mới được trả sổ đỏ.

Cái sổ đỏ quan trọng lắm, nếu không có cái sổ đỏ người dân không thể làm ăn buôn bán hoặc đi bất cứ đâu. Hơi một tí là quan chức từ anh thư ký thôn đến tòa án các cấp đều đòi “kiểm tra cái sổ đỏ” xem anh có đúng là người ở địa phương đó hay không. Sai một tí thôi là mọi việc đều “không hợp lệ, sổ toẹt hết”. Người dân coi cái sổ đỏ như sinh mạng của mình.

Thế nên nhiều gia đình dân thôn Đông Lâm cho biết, sau bao năm chờ đợi, cuối năm 2015, nhận được thông báo lên trụ sở Ủy Ban Nhân dân (UBND) xã Hương Lâm nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (tức là cái sổ đỏ – VQ) của mảnh đất đang ở. Vừa nhìn thấy sổ, người dân đã “té ngửa” vì khoản phí phải trả để được nhận sổ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Một người dân cho biết: “Chính quyền xã chỉ cho chúng tôi nhìn thấy sổ đỏ chứ không cho mang về”.

Ông Đồng Văn Tú (45 tuổi) ở thôn Đông Lâm bực tức kể lại: “Nhà tôi có hơn 300 m2 đất, phải nộp 138,8 triệu đồng UBND xã mới trả sổ. Thấy khoản tiền lớn và vô lý nên tôi không nộp”.

Theo ông Tú, tháng 12.1996, gia đình đã nộp 7.5 triệu đồng để mua 308,5 m2 đất theo chủ trương bán đất lấy tiền xây dựng hạ tầng cơ sở của UBND xã Hương Lâm. Sau khi được bàn giao đất, gia đình đã xây nhà, ở ổn định từ đó đến nay, nhưng không được cấp sổ đỏ, dù nhiều lần đã đề nghị với chính quyền địa phương. Đến khi có sổ thì không đủ tiền nộp vì phí quá lớn.
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, những đứa trẻ vào các thành phố kiếm sống.
Ngoài ông Tú, tại thôn Đông Lâm còn hàng chục gia đình khác chung tình cảnh. Theo ông Đồng Viết Thắng (57 tuổi), người nộp ít nhất là gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên, với 60.6 m2 nộp 27.3 triệu đồng; nhiều nhất là ông Ngô Quang Giảng với 620.1 m2 đất, phải nộp 270 triệu đồng.

Theo ông Đồng Văn Tú, công thức chung để tính ra mức tiền phải nộp của mỗi gia đình kể trên là lấy tổng diện tích mảnh đất nhân với giá đất hiện thời (UBND xã áp giá 1,5 triệu đồng/m2), sau đó nhân với 30% thì ra số tiền phải nộp phí sổ đỏ. Ví dụ nhà ông Tú có 308.5 m2 x 1.5 triệu đồng = 462.75 triệu đồng x 30% = 138.8 triệu đồng. “Người dân chúng tôi không hiểu UBND xã lấy công thức tính phí cấp sổ đỏ này từ quy định nào.”

Trong khi đó, theo phản ánh của ông Thắng, năm 1996, trước khi mua đất, gần trăm gia đình dân ở thôn Đông Lâm đã chung nhau nộp 3 triệu đồng gọi là tiền quy hoạch và tiền cấp sổ đỏ cho UBND xã Hương Lâm. Người trực tiếp thu, có ghi lại phiếu, là ông Đồng Minh Hội, Trưởng thôn khi đó.

Ép dân theo luật đã bị hủy bỏ
Tuy nhiên, luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh sự thật, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, ngày 26.8.2014, UBND tỉnh Bắc Giang đã ký Quyết định số 1271 bãi bỏ Quyết định số 191 ngày 27.6.2012, có hiệu lực từ ngày ký.

Luật sư Cường khẳng định “Như vậy, UBND H.Hiệp Hòa đã ép người dân phải nộp tiền phí cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật đã bị bãi bỏ”.

Trước ý kiến này, bà Nguyễn Thị Hoa, Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa cho biết sẽ yêu cầu các cấp liên quan kiểm tra lại thông tin về việc chính quyền áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực kể trên.

Cứ đụng đến chính quyền làm láo là lại đợi “kiểm tra, kiểm thảo” dù bà này thừa biết cấp dưới thừa hành ra sao nhưng vẫn làm thinh hoặc có “ẩn tình” chia chác gì đây nên “há miệng mắc quai” đành đưa cái bài học thuộc lòng cũ rích “kiểm tra” che đạn.

Cái thể lệ hành chính ở VN là như thế. Đừng mong gì họ sửa đổi, họ ôm chặt lấy nhau để cùng sống, cùng chia hưởng hạnh phúc chói lòa trên lưng thằng dân nghèo khố rách áo ôm.

Ăn chặn tiền hỗ trợ người dân nghèo
Một chuyện khốn nạn khác vừa xảy ra tại xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), mấy tên cán bộ xã “ém” tiền trợ cấp cho gia đình nghèo và kê khống diện tích lúa bị hạn mặn để rút tiền hỗ trợ được UBND tỉnh Kiên Giang cấp.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Kiên Giang, trong đợt hạn mặn vừa qua, toàn tỉnh có hơn 56,000 ha lúa bị thiệt hại. Người dân ở tỉnh này chịu thiệt hại nặng nề vì lúa bị ngập úng do mưa dầm. UBND tỉnh đã cấp hơn 108 tỉ đồng để giúp người dân trong lúc khó khăn. Thế nhưng bọn sâu dân mọt nước lợi dụng mọi cơ hội để “ăn cướp” tiền của dân.

Nhận tiền phải đóng phí
Bà Đặng Thị Hà ở ấp Kênh 3, xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), cho biết 4 ha lúa của gia đình bà đã bị thiệt hại 100%. Thế nhưng, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ cho bà 1 ha với số tiền 2 triệu đồng thay vì 8 triệu đồng theo quy định. Bà nói:
“Tôi đến gặp cán bộ ấp để khai báo 4 ha lúa bị chết khô nhưng không được ai xuống kiểm tra, xác minh. Tôi thật sự ngỡ ngàng khi được nhận tiền hỗ trợ chỉ với 2 triệu đồng cho 1 ha. Nhận tiền xong, lập tức cán bộ xã bắt tôi phải đóng các khoản phí tổng cộng 220.000 đồng nhưng không giao biên lai thu tiền, không giải thích là thu tiền gì.”

Không những vậy, một cán bộ ở xã Vĩnh Thuận (xin giấu tên) cho biết một số cán bộ xã thông đồng, móc nối với người dân nâng khống diện tích lúa bị thiệt hại để nhận tiền hỗ trợ chia nhau tiêu xài. Thậm chí có người không gieo sạ nhưng vẫn được đưa vào danh sách hỗ trợ và nhận tiền. (Tức là không gieo cấy gì hết vẫn được đền bù).

Ông Lâm Hiền Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận khi trả lời báo chí đã trâng tráo bào chữa: “Có trường hợp cán bộ lập danh sách “lộn” nên mới xảy ra tình trạng hộ dân bị thiệt hại nhưng không đưa vào danh sách nhận tiền hỗ trợ”. “Lộn” gì mà “lộn” lạ đời thế, sao không “lộn” cho dân hưởng nhiều hơn quan, chỉ “lộn” cho quan ăn hết cả cái áo đụp của dân.

Quan xã giữ giùm quà Tết của dân
Cũng theo phản ánh của người dân ở xã Vĩnh Thuận, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có gần 86 gia đình nghèo tại địa phương được hỗ trợ quà và tiền ăn Tết nhưng cán bộ xã lập hồ sơ, chứng từ khống để “giữ giùm” cho đến nay.

Theo đó, mỗi hộ nghèo nhận 1 phần quà trị giá 150,000 đồng và 350,000 đồng tiền mặt. Ông Huỳnh Văn Tấn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, là người đứng ra nhận 31 triệu đồng từ Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã Hội huyện Vĩnh Thuận để chi cho dân và làm các thủ tục quyết toán. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân đều không nhận được tiền, quà theo như danh sách ký nhận và các chữ ký này cũng là giả mạo.

Ông Nguyễn Văn Thới, ngụ ấp Kênh 14, xã Vĩnh Thuận, bức xúc: “Tết vừa rồi tôi chỉ nhận được 200.000 đồng tại văn phòng ấp chứ không có khoản tiền nào khác. Tôi cũng không biết ai đã mạo chữ ký của tôi trong bảng nhận quà và tiền hỗ trợ từ UBND huyện”.

Như thế không thể không dùng từ ngữ nào khác ngoài mấy chữ “bè lũ khốn nạn” để chỉ bọn quan lại địa phương này được.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 27.06.2016

Khai Dân TríVăn Quang

2016/06/25

HY VỌNG VƯƠN LÊN TỪ TUYỆT VỌNG: NHỮNG CON NGƯỜI DỰNG NƯỚC (03)

HY VỌNG VƯƠN LÊN TỪ TUYỆT VỌNG
Bài số 3

NHỮNG CON NGƯỜI DỰNG NƯỚC

HỒ TẤN VINH

EM NHỎ BÉ BỎNG HIÊN NGANG
Vẫn in mãi trong đầu tôi - và chắc nhiều người còn nhớ - hình ảnh một em bé trai tỉnh Long An đứng giữa trời, hiên ngang đưa tay lên trời hô to ‘đả đảo cộng sản’ và kêu gọi mọi người đứng lên đạp đổ chế độ cộng sản xuống.

Gia đình Tuấn với đầy đủ mẹ cha, em gái đang sinh sống yên lành trên mảnh đất dầy công vun xới từ bao đời. Bỗng bị xáo trộn bởi chính sách “thu hồi, giải tỏa, cưỡng chế...”. Mảnh đất của gia đình Tuấn “được” nhà cầm quyền công bố thu hồi, bồi thường 300 ngàn đồng một mét vuông, trong khi đất tại khu liền kề được người dân bán với giá 25 triệu đồng một mét vuông.  Gia đình Tuấn, cùng một hộ dân liền kề, quyết bảo vệ đất, chống lại Đoàn cưỡng chế, “cưỡng chiếm” bằng được mảnh đất của gia đình em. Kết quả, 12 người bị nhà cầm quyền bắt giam, tuyên án tổng cộng 27 năm tù giam, và 6 năm, 6 tháng tù treo. Bà Mai thị Kim Hương, mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tuyên 3 năm 6 tháng tù giam, và cha của Tuấn, Ông Nguyễn Trung Can bị tuyên án 3 năm tù giam. Nguyễn Mai Trung Tuấn bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi , học sinh lớp 9, ngày 2 tháng 3 năm 2015,  trước Toà Án nhận lãnh bản án với nụ cười hồn nhiên.

Trong tình thế ngặc nghèo của đất nước, giữa cái tủi nhục bó tay của người lớn, nụ cười của em Nguyễn Mai Trung Tuấn có vẽ như khinh bỉ, như thách thức, thể hiện một cách sâu xa tinh thần bất khuất của dân tộc trước bạo quyền.

Ngọn lữa nhỏ đã đốt lên trong đêm dầy.

Muốn sống như con người thì phải có can đảm làm người. Theo bước chân của em, từ đó có biết bao người đứng lên - không còn sợ hãi nữa. Cụ thể là những cuộc biểu tình liên tiếp ‘vì cá chết’ vì môi trường sống đồng loạt xẩy ra ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hay ở các tỉnh nhỏ như Hà Tĩnh.

VÒNG TAY DÂN TỘC
Hy vọng đã vươn lên không chỉ theo chân của người biểu tình, mà nó còn thể hiện qua những vòng tay của những người đứng chung quanh mẹ con chị Hoàng Mỹ Uyên đưa ra để che chở cho mẹ con chị đang bị đám áo xanh đánh dập mặt.
Hy vọng cũng vươn lên khi những thanh niên thiếu nử đi biểu tình bị bắt đem về đồn được những bàn tay bí mật tiếp tế thức ăn và nước uống.

Những cái ‘chịu đòn thay’ khi bị dập dùi, giúp đỡ trong hoạn nạn, trong đau khổ chính là chất keo sơn nó kết liền tình người với nhau. Nó tạo ra sức mạnh quần chúng và vì nó cũng chính là cái chánh nghĩa.

DÁM ĐÒI QUYỀN SỐNG MỚI CÓ TỰ DO
Hai hay ba chục người cũng xuống đường. Cả ngàn người cũng xuống đường. Già trẻ, con nít đều có đủ. Đông nhứt là những thanh niên, thiếu nữ. Họ lớn lên trong chế độ ‘trồng người’ của đảng. Họ đều có kinh qua quàng khăn đỏ ‘cháu ngoan Bác Hồ’, tôn sùng ‘chủ nghĩa Mác-Lê’, tung hô ‘đảng CS muôn năm’. Nhưng bây giờ họ lại ngưỡng mộ cô giáo Trần Thị Lam hay thích thú ngâm nga

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn năm tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn năm tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi . . .

Hay họ đã dám kêu đòi rồi. Đứng trước họa diệt vong, vì tương lai của dân tộc, họ đã dám đem con thơ xuống đường. Trên đời này còn có cái gì liều mạng hơn, mãnh liệt hơn? Bi thảm hơn?


Dân chúng bây giờ không còn sợ nữa. Một người đàn bà đơn độc ở nhà CŨNG BIỂU TÌNH ĐƯỢC.


Hay đứng giữa đám đông đang biểu tình, họ thường bình tĩnh hiên ngang giải thích với công an cái lý do xuống đường là để cứu nước, cứu chung hết mọi người trong đó có cả công an. Rất nhiều lần, họ đã làm cảm động công an.

Nhưng nếu họ bị bắt đem về đồn để đánh đập thì những đòn thù mà công an đánh lên người biểu tình trui rèn thêm cái quyết tâm ‘dám đòi quyền sống mới có tự do’. Cú đấm đó có đấm vào thân thể họ thì nó cũng đấm mạnh hơn vào chế độ dã man làm cho chế độ mau tan rả hơn.

BÀI HÁT DỰNG NƯỚC
Từ Nam ra Bắc, trên đường phố hay trong đồn công an, trong các quán ăn hay trên đường đi tọa kháng, đâu đâu người ta cũng ngẩn cao đầu mà hát:


Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.



Hy vọng đã vươn lên trong cái nhân diện ra được ai đã làm cho đất nước nát bét như thế này và cái hồi thần nhận ra sức mạnh của mình nằm trong bàn tay của mình, trong bước chân của mình để thay đổi vận mạng.

Nhận diện đúng đối tượng.
Thống nhứt được nguyện vọng của quần chúng.
Đó chính là hai điều kiện cần và đủ để cả nước lên đường.

Tay không giữa đường phố, bơ bơ giữa đường phố, những người mẹ VIỆT NAM ôm con xuống đường vì việc nước, chẳng lẽ QUÂN NHÂN đành để mất nước mà không nổ được tiếng súng nào?
Chẳng lẽ 90 triệu dân đành thua một thằng Nguyễn Phú Trọng mà không có được một cuộc xuống đường đổ máu?


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 25 tháng 6 năm 2016

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

2016/06/24

CSVN: Từ bước quy phục Thành Đô qua chính sách Ba Không đến lập trường Một Có

CSVN: Từ bước quy phục Thành Đô qua chính sách Ba Không đến lập trường Một Có

...Để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thực hiện, cho đến nay đã được 26 năm, được ngụy trang dưới những danh từ mỹ miều như: đại cục và 16 chữ vàng. Bây giờ, sau 26 năm thực hiện đại cục, chúng ta thử cùng nhau nhìn xem những người cộng sản Việt Nam đã làm mất về tay Trung Cộng những gì của đất nước?...

*

Cuối năm 1989 hệ thống cộng sản quốc tế tan vỡ từng mảng. Làn sóng dân chủ tác động mạnh và cách mạng thành công chớp nhoáng tại Đông Âu. Trên đất nước Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết thắng lợi lớn và lãnh tụ công nhân Lech Walesa tiếp nhận chính quyền.

Cùng thời điểm 1989 Hung Gia Lợi dứt khoát chia tay với khối cộng sản Đông Âu để gia nhập Thị Trường Chung Âu Châu. Tại Đức, ngày 9/11/1989, bức tường ô nhục Bá Linh bị phá đổ. Dân Đức thống nhất reo hò mừng rỡ trong khi tên chủ tịch đảng cộng sản Đức là Honecker đào tẩu vì bị truy nã. Chính phủ cộng sản của Tiệp Khắc cũng tiêu tan và tại Roumania vợ chồng tên lãnh tụ cộng sản độc tài khát máu Ceaucescu bị xử bắn.

Như chúng ta đã biết, một hội nghị bí mật đã diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh tại Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu vào các ngày 3-4/9/1990. Phái đoàn Cộng sản Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Hồng Hà, Đinh Nho Liêm. Phái đoàn Cộng sản Trung Quốc gồm: Giang Trạch Dân và Lý Bằng.

“Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây. Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Biến động xảy ra và tiếp nối nhau như một tràng pháo Tết để chào mừng cách mạng dân chủ thành công. Những tiếng reo hò hoan hô vang dậy vọng lại từ phía bên kia châu lục khiến các lãnh tụ của đảng CSVN lo sợ.

Ngày 10/4/1990 Bộ Chính trị đảng CSVN hội họp để tìm đường thoát hiểm. Phân tích tình hình chính trị Đông Âu người ta đổ tội cho mưu toan của đế quốc tư bản. Chỉ có Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch cho rằng nguyên nhân sụp đổ là do quản lý yếu kém, tư tưởng giáo điều gắn liền với mô hình Xã hội Chủ nghĩa sai lầm.

Trong buổi họp, Nguyễn văn Linh lập luận Trung Quốc dù là bành trướng hay bá quyền vẫn là một nước XHCN nên phải tìm hết cách đoàn kết lại thì mới mong thoát hiểm và mới hy vọng phục hồi phong trào cộng sản thế giới.

Quan điểm nói trên được đa số ủy viên trong Bộ Chính trị đồng tình. Sau phiên họp Trần Xuân Bách bị loại khỏi Bộ Chính trị và ít lâu sau Nguyễn Cơ Thạch cũng chịu chung một số phận. Thời gian như thế đã trôi qua được một phần tư thế kỷ. Giờ đây ta hãy thử nhìn lại xem ai đúng ai sai.

Bước quy phục Thành Đô

Như chúng ta đã biết, một hội nghị bí mật đã diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh tại Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu vào các ngày 3-4/9/1990. Phái đoàn Cộng sản Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Hồng Hà, Đinh Nho Liêm. Phái đoàn Cộng sản Trung Quốc gồm: Giang Trạch Dân và Lý Bằng.

Vào thời gian đó, sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Sô gây lo sợ cho cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Vì lo sợ mà nhóm Ba Đình phải muối mặt sang Thành Đô xin quy phục. Và cũng vì lo sợ mà nhóm Trung Nam Hải tại Bắc Kinh phải tạm quên mối hận thù phản chủ đưa tới cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979, mà vui lòng chấp nhận cho Hà Nội làm đàn em ý thức hệ để gây thế chống Mỹ.

Địa điểm Thành Đô được chọn để bảo đảm bí mật cho hội nghị. Cuộc đàm phán thành công và hai bên thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Tuy nhiên, đối với phần nói chuyện bí mật thì phái đoàn CSVN giữ tuyệt đối cho riêng mình, không tiết lộ và cũng không tuyên bố cho nhân dân Việt Nam hay.

Mặc dầu vậy, ngay sau khi hội nghị vừa kết thúc thì nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn CSVN. Thông điệp đó như sau: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây. Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Lý Bằng Nhật Ký Ngoại Sự).

Để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thực hiện, cho đến nay đã được 26 năm, được ngụy trang dưới những danh từ mỹ miều như: đại cục và 16 chữ vàng (sơn thủy tương lân, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan).

*

Bây giờ, sau 26 năm thực hiện đại cục, chúng ta thử cùng nhau nhìn xem những người cộng sản Việt Nam đã làm mất về tay Trung Cộng những gì của đất nước?

Thứ nhất, từ 26 năm nay, tất cả những người lãnh đạo CSVN đều đã phải qua Bắc Kinh để khấu đầu trước “thiên triều” và báo cáo việc thi hành chính sách, xác định quyết tâm thúc đẩy hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng.

Thứ hai là phải đề cập đến hai bản Thỏa Thuận Về Biên Giới, Trên Đất Liền Và Trên Biển. Trong bản Thỏa Thuận Về Biên Giới Trên Đất Liền (1990) CSVN phải nhường cho Trung Cộng khoảng mấy chục ngàn cây số vuông lãnh thổ suốt dọc biên giới của 10 tỉnh phía Bắc, đặc biệt là tại những vùng chiến lược Cao Bắc Lạng, gồm núi non hiểm trở, nơi mà quân Trung Quốc mỗi lần sang xâm lược đều phải chịu thua vì không vượt qua được. Trung Cộng đã di chuyển sâu vào lãnh thổ của ta những cột mốc chiến lược quan trọng nhất. Những di tích lịch sử nổi danh như Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc cũng chịu chung một số phận.

Thứ tư, thử nhìn qua về phương diện di dân. Người Tàu sang Việt Nam không cần VISA nhập cảnh. Họ đi lại và có mặt trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Trong 65 khu chế xuất và khu công nghiệp không có khu nào vắng bóng người Hoa.

Họ chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất (306.000 hecta) trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ bauxít Tây Nguyên đến Cà Mau, họ có thể thành lập nhiều sư đoàn của “đạo quân thứ năm” một cách dễ dàng với những công nhân mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ xưởng... Họ tạo lập những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào kiểm soát.

Khu phố Tàu Bình Dương có tên là Trung Tâm Thương Mai Đông Đô Đại Phố. Trong khu này có một trường đại học quốc tế, một bệnh viện 1000 giường, một sân golf, một khu giải trí, một khu thể thao. Vào dịp các lễ hội của Tàu, cờ Trung Quốc được treo rợp trời ở Bình Dương. Luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực Việt Nam không có quyền hành gì trong khu vực.

Ngoài ra, Trung Cộng còn ép CSVN phải ưu tiên để bốn tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam được đặc quyền khai thác bảy tỉnh biên giới của Việt Nam như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Hoa có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác, được hưởng quy chế bất khả xâm phạm.
Về Thỏa Thuận Trên Biển (2000) thì Trung Cộng thu nhỏ lãnh hải 12 hải lý của Việt Nam để chiếm quyền đánh cá và chiếm của ta mấy chục ngàn cây số vuông trong vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế (EEZ) để lấn quyền khai thác dầu hỏa. Quần đảo Hoàng Sa của ta đã bị Trung Cộng dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974 và một số đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa cũng đã bị Trung Cộng dùng vũ lực tước đoạt năm 1988.

Thứ ba, phải nói qua về kinh tế. Năm 2005 CSVN đã ký kết với Trung Cộng 20 văn kiện dùng làm căn bản pháp lý giữa hai nước. Từ ngày 1/1/2004 Việt Nam và Trung Cộng bỏ thuế xuất nhập khẩu. Các cửa khẩu giữa hai nước được khai thông và hàng hóa được lưu thông tự do.

Nhà thầu Trung Quốc hình như thắng hầu hết những công trình quan trọng với các loại thầu “trọn gói” (EPC: Engineering, Procurement, Construction). Hiện nay có 90% gói thầu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện. Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu 36 tỷ, 960 triệu USD hàng hóa của Trung Cộng, trong khi chỉ xuất cảng sang Trung Cộng có 13 tỷ 960 triệu USD. Sư chênh lệch về cán cân mậu dịch khiến cho Việt Nam phụ thuộc nặng nề về phương diện kinh tế.

Thứ tư, thử nhìn qua về phương diện di dân. Người Tàu sang Việt Nam không cần VISA nhập cảnh. Họ đi lại và có mặt trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Trong 65 khu chế xuất và khu công nghiệp không có khu nào vắng bóng người Hoa.

Họ chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất (306.000 hecta) trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ bauxít Tây Nguyên đến Cà Mau, họ có thể thành lập nhiều sư đoàn của “đạo quân thứ năm” một cách dễ dàng với những công nhân mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ xưởng... Họ tạo lập những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào kiểm soát.

Khu phố Tàu Bình Dương có tên là Trung Tâm Thương Mai Đông Đô Đại Phố. Trong khu này có một trường đại học quốc tế, một bệnh viện 1000 giường, một sân golf, một khu giải trí, một khu thể thao. Vào dịp các lễ hội của Tàu, cờ Trung Quốc được treo rợp trời ở Bình Dương. Luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực Việt Nam không có quyền hành gì trong khu vực.

Ngoài ra, Trung Cộng còn ép CSVN phải ưu tiên để bốn tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam được đặc quyền khai thác bảy tỉnh biên giới của Việt Nam như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Hoa có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác, được hưởng quy chế bất khả xâm phạm.

Thứ năm, về phương diện chiến lược thâm độc của Trung Cộng, phải để ý đến tử huyệt sung yếu của ta là Đèo Ngang. Đèo Ngang là khu vực hẹp nhất của đất nước, với chiều rộng Đông-Tây khoảng 70 km. Vùng này đã bị Trung Cộng án ngữ bằng dự án Vũng Áng trong 50 năm. Vũng Áng với rừng Lào phía Tây đã được Trung Cộng thuê lâu dài, để nếu cần thì chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Tây Nguyên khi Trung Cộng tham gia khai thác bauxít.

Một chiến lược với khả năng xâm chiếm rộng khắp đã được Bắc Kinh bày ra để khống chế CSVN phản chủ. Chỉ còn 4 năm nữa là Hà Nội phải trả lời Bắc Kinh dứt khoát về quy chế “khu tự trị” đã hứa tại Thành Đô năm 1990. Lúc đó dù Hà Nội có muốn cựa cũng không cựa nổi.

Chính sách “ba không”

Từ khi mang thân xin làm nô lệ cho Bắc Kinh tại Thành Đô năm 1990, để làm cho “thiên triều” khỏi phật lòng và tin tưởng, Hà Nội đã đề ra chính sách “ba không”. Chính sách đó đã được minh thị viết trên giấy trắng mực đen như sau:

1/ không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam;

2/ không đi với nước này để chống nước kia;

3/ không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác.

Chính sách nói trên chỉ nhằm làm yên lòng Trung Quốc thế thôi chứ thực ra thì trong những năm gần đây Hà Nội cũng nhận thấy rằng trên đất liền cũng như tại Biển Đông, Trung Cộng đang dùng sức mạnh “cả vú lấp miệng em” để nói lấy được. Thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông không phải là muốn đàm phán song phương hay đa phương mà là một lập trường không thương lượng được. Trường hợp của dàn khoan HD-981 là một minh chứng. Câu 16 chữ vàng và 4 tốt họ đề ra là để cho Việt Nam và một số các nước nhỏ trong vùng vâng lời chứ không phải để cho Bắc Kinh thực hiện.

Lúc này, lực lượng hải quân của CSVN chỉ ở vào khoảng từ 5 đến 7% lực lượng hải quân của Trung Cộng. Như vậy, cán cân về sức mạnh quân sự giữa hai nước không được quân bình. Chính sách “ba không” rõ ràng là một đường lối mà CSVN không thể duy trì để tiếp tục đi trong tình huống hiện nay. Với một bờ biển dài và quan trọng như vậy, hải quân CSVN không đủ sức để bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.

Sự yếu đuối dưới biển cũng được phản ánh trên bầu trời. Theo IISS (International Institute for Strategic Studies) thì Việt Nam có khoảng 90 phi cơ chiến đấu gồm các loại MIG 21, SU2, SU24, SU 30 là những phi cơ đã quá cũ và lỗi thời. Nếu đem so sánh với Đài Loan với diện tích chỉ bằng 1/9 của Việt Nam thi ta phải cảm thấy xấu hổ vì họ có tới 400 phi cơ gồm toàn những loại tối tân hiện đại.

Lập trường “một có”

Vào lúc này, Trung Cộng chưa sẵn sàng thương lượng. Chừng nào họ chưa củng cố xong những cứ điểm ở Trường Sa và từ ngoài vịnh Bắc Bộ xuống tới phía Nam thì lập trường của họ là không nói chuyện. Sau khi dàn khoan HD-981 được đưa vào Biển Đông thì sự kiện này đã làm đảo lộn quan hệ Việt-Trung và làm người Việt Nam mất lòng tin vào những thỏa thuận cấp cao với các lãnh đạo Hoa Lục. Nói khác sự kiện dàn khoan HD-981 đặt ra nhu cầu phải cài đặt lại quan hệ với Bắc Kinh.

Thông tin của Trung Cộng cho biết rằng, trong Hội Nghị Singapore gần đây, tại tọa đàm ba bên Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, đại diện của Việt Nam cho biết: “Chúng tôi vẫn duy trì chính sách ba không đấy, nhưng mà có thêm một có”.

Một có không phải là phản ứng chiến thuật mà là quan điểm chiến lược. Đại diện Hà Nội xác định thêm: việc mua bán võ khí hay tăng cường tiềm lực giám sát biển nằm trong khuôn một có mà Việt Nam cần làm và phải làm mạnh. Cái ba không khiến Việt Nam ở trong thế bị động. Do đó cần phải bổ túc thêm một có để được chủ động và linh hoạt về cả hai phương diện chiến lược và chiến thuật.

Thái độ của Mỹ hiện nay tại Biển Đông rất thuận lợi cho CSVN. Chính quyền Obama đã lên tiếng hỗ trợ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong tranh chấp hải phận và chính tổng thống Mỹ đã tự tay mang đến cho cấp lãnh đạo Hà Nội việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương.

Bản đồ lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng đã bị Quốc hội Hoa Kỳ phủ nhận vào tháng 2/2014 và quyết định này đã được công bố cho toàn thế giới biết. Mỹ sẽ can thiệp nhiều hơn vào sự tranh chấp lãnh hải này để giữ uy tin cho các đồng minh tại Á Châu.

*

Chuyến đi của TT Obama sang thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016 vừa qua là một cơ hội bằng vàng mà những người lãnh đạo cộng sản phải nắm lấy, nếu trong tim óc họ còn một chút gì gọi là tinh thần dân tộc.

Những đám đông dân chúng đang đêm đổ ra đường hoan nghênh một kẻ “cựu thù” chứng minh là “lòng dân và ý Đảng” đã không còn song hành như trong thời hoang dã nữa. Sớm muộn gì rồi đây đất nước và dân tộc sẽ nhanh chóng trở thành văn minh dân chủ, nếu lời hứa bán nước Thành Đô không trở thành sự thật.

Nguyễn Cao Quyền

Khai Dân TríNguyễn Cao Quyền