2016/11/30

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Nín Thở Chờ Đợi Ô. Trump

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Nín Thở Chờ Đợi Ô. Trump

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Al Jazeera ngày 19/11/2016: “Tổng Thư Ký NATO trấn an các đồng minh đã kinh động vì những lời tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ là NATO đã lỗi thời. Và rằng NATO rất quan trọng cho sự ổn định của Âu Châu mà sự ổn định của Âu Châu cũng quan trọng cho Hoa Kỳ. Ô. Jens Stoltenberg nói trước một khối nghiên cứu tại Brussels rằng ông tin tưởng Tổng Thống Donald Trump sẽ duy trì cam kết mạnh mẽ với NATO.”

- Reuters ngày 20/11/2016: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng Thổ không cần gia nhập Liên Hiệp Âu Châu bằng mọi giá và có thể tham gia khối an ninh bao gồm các nước Trung Á, Trung Quốc và Nga. Viễn ảnh Thổ, một thành viên của NATO gia nhập EU càng xa vời sau 11 năm thương thảo. Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã kịch liệt chỉ trích thành tích dân chủ nhân quyền của Thổ. ”

- Reuters ngày 20/11/2016: “Thủ Tướng Nhật Abe nói rằng con đường đi đến thỏa hiệp hòa bình với Nga đang ở trước mắt, làm gia tăng hy vọng về sự tiến bộ rõ rệt để giải quyết mối tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên và sẽ được giàn xếp trong cuộc họp thượng đỉnh tại Nhật Bản giữa Tháng 12. Ô. Abe đã đưa ra lời tuyên bố này sau khi có cuộc họp bên lề Thượng Đỉnh APEC với Ô. Putin và ông nói thêm, tiến triển sẽ từ từ và không phải là bước nhảy vọt.”

Hiện nay Nhật Bản có nhu cầu cấp bách hòa hoãn với Nga hầu đối phó với Trung Quốc, một tiến trình bị Mỹ ngăn cản nhiều năm.

- AP ngày 22/11/2016: “Thông tấn xã Interfax cho biết Nga vừa triển khai loại hỏa tiễn diệt hạm tối tân nhất tại quốc gia nằm ở cực tây của vùng Baltic, giữa lúc căng thẳng giữa Nga-Tây Phương gia tăng. Thông tấn xã Interfax nói rằng quân đội Nga đã đưa hỏa tiễn diệt hạm Bastion vào tác chiến tại Kaliningrad bao bọc biên giới hai quốc gia Ba Lan và Lithuania. Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng cuối tuần rồi, Hạm Đội Baltic đã được trang bị hệ thống phóng hỏa tiễn mới nhưng không nói rõ chi tiết.”

Sở dĩ căng thẳng gia tăng là vì NATO nói rằng Nga đe dọa các quốc gia Đông Âu và Vùng Baltic. Còn Nga thì nói rằng NATO chủ trương đem quân sát tới biên giới Nga và tập trận liên miên.

Tôi không đồng ý với Ô. Obama về chính sách do dự trong việc đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông nhưng tôi lại đồng ý với ông về thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư trong đó có sự can dự của sáu cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc. Trong tình thế hiện tại, Ô. Trump khó lòng hủy bỏ thỏa hiệp mang tính quốc tế để chiều theo áp lực của Do Thái tái áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Tư. Làm như vậy cũng là hành vi bội ước và trực tiếp gây chiến với Ba Tư. Chính vì thế mà trong lúc tranh cử, khi Ô. Trump đưa ra lập trường này và coi NATO đã lỗi thời, nhiều nhân vật đã từng nắm giữ các chức vụ an ninh cũng như quốc phòng của Đảng Cộng Hòa đã cảnh báo Ô. Trump là người nguy hiểm cho an ninh của Mỹ và nền hòa bình thế giới. Trong khi Ô. Trump chống đối cuộc chiến tranh Iraq và muốn hợp tác với Nga để giải quyết cuộc chiến Syria, nếu ông lại tạo thêm một cuộc chiến với Ba Tư- một cuộc chiến nguy hiểm gấp bội so với Iraq, Syria và Afghanistan thì đúng ông là người bất thường và nguy hiểm cho nước Mỹ, trong đó có Ô. John McCain là nhân vật hiếu chiến chủ trương tái cấm vận Ba Tư.
- CNN ngày 22/11/2016: “200 lính Mỹ và lính Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung trong vài ngày để đối phó với các thiên tai tại Côn Ninh.”

Không biết Mỹ chơi trò gì đây khi vừa kiềm chế Trung Quốc lại vừa tập trận chung và chiến hạm của hai nước ghé các cảng để thăm viếng nhau. Nếu mai đây Hoa Lục và Phi Luật Tân tiến hành tập trận chung tại Biển Đông không biết Mỹ có lên tiếng phản đối không?

- AP ngày 23/11/2016: “Kết thúc chuyên thăm Mông Cổ bốn ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài không lo lắng chi đến chuyện Ô. Trump đắc cử tổng thống và hy vọng rằng chính sách của nhà kinh doanh này sẽ phù hợp với thực tế.”

- AP (Tokyo) ngày 22/11/2016: “Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng ông sẽ rút lui khỏi Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) nhưng các lãnh đạo của Vành Đai Thái Bình Dương lại muốn đẩy mạnh nỗ lực mở rộng thị trường mà họ cho rằng sống còn cho sự phát triển. Việc TTP bao gồm 12 quốc gia có thể bị Mỹ bỏ rơi tạo thêm sức đẩy cho một thỏa hiệp tương tự do Trung Quốc đề xướng mà Hoa Kỳ không có chân trong đó.” Theo San Francisco Chronical ngày 22/11/2016, Thủ Tướng Nhật Bản Abe nói rằng Hiệp Định TPP mà không có Mỹ thì hoàn toàn vô nghĩa.

- Washington Post ngày 23/11/2016: “Trung Quốc phản công lại đe dọa của Tổng Thống Tân Cử Donal Trump là sẽ dùng cấm vận để lấy lại lợi thế cạnh tranh thương mại cho Hoa Kỳ. Trong chiến dịch tranh cử Ô. Trump đe dọa áp đặt thuế xuất 45% trên sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc và nói rằng Trung Quốc là quốc gia nhào nặn hối xuất (hạ giá) đồng bạc.”

- AP ngày 24/11/2016: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khẳng định rằng nhiều thành phần tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã gán ghép cho Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump là độc tài chỉ vì ông không phải là ứng cử viên mà họ ưa thích. Ô. Erdogan kêu gọi họ tôn trọng dân chủ.”

- AP (Budapest) ngày 25/11/2016: “Thủ Tướng Hung Gia Lợi cho biết ông đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Tân Cử Donald Trump và Ô. Trump đã mời ông thăm Hoa Thịnh Đốn. Thủ Tướng Viktor Orban trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên nhật báo thương mại Hung Gia Lợi cho biết Ô. Trump đã nói với ông rằng Ô. Trump coi trọng Hung Gia Lợi. Ô. Orban thường xuyên chỉ trích các giới chức Hoa Kỳ đang làm suy yếu hệ thống “kiểm soát và cân bằng” (check and balance) từ khi ông nắm quyền vào năm 2010 và vào Tháng Bảy ông đã nói rằng chính sách di dân của Ô. Trump tốt hơn cho Âu Châu và Hung Gia Lợi. Ô. Orban đã dựng hàng rào tại biên giới phía nam để ngăn là sóng di dân tràn vào Tây Âu và ông cảm thấy vị trí của Hung Gia Lợi cải thiện rất nhiều với Ô. Trump.”

- Reuters ngày 26/11/2016: “Bộ Quốc Phòng Ba Tư cho biết họ dự trù mua phi cơ chiến đấu Sukhoi Su-30 của Nga để hiện đại hóa không quân và nói thêm rằng Tehran có thể lại cho phép Nga sử dụng phi trường trong các chiến dịch không kích của Nga ở Syria.

Tôi không đồng ý với Ô. Obama về chính sách do dự trong việc đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông nhưng tôi lại đồng ý với ông về thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư trong đó có sự can dự của sáu cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc. Trong tình thế hiện tại, Ô. Trump khó lòng hủy bỏ thỏa hiệp mang tính quốc tế để chiều theo áp lực của Do Thái tái áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Tư. Làm như vậy cũng là hành vi bội ước và trực tiếp gây chiến với Ba Tư. Chính vì thế mà trong lúc tranh cử, khi Ô. Trump đưa ra lập trường này và coi NATO đã lỗi thời, nhiều nhân vật đã từng nắm giữ các chức vụ an ninh cũng như quốc phòng của Đảng Cộng Hòa đã cảnh báo Ô. Trump là người nguy hiểm cho an ninh của Mỹ và nền hòa bình thế giới. Trong khi Ô. Trump chống đối cuộc chiến tranh Iraq và muốn hợp tác với Nga để giải quyết cuộc chiến Syria, nếu ông lại tạo thêm một cuộc chiến với Ba Tư- một cuộc chiến nguy hiểm gấp bội so với Iraq, Syria và Afghanistan thì đúng ông là người bất thường và nguy hiểm cho nước Mỹ, trong đó có Ô. John McCain là nhân vật hiếu chiến chủ trương tái cấm vận Ba Tư.

Không biết Ô. Trump có hiểu rằng hiện nay Ba Tư đang liên kết chặt chẽ về quốc phòng với Hoa Lục và Nga? Ba Tư đã lên tiếng đe dọa sẽ tấn công tất cả những nước nào có căn cứ quân sự của Mỹ như Ả Rập Sê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ…nếu Hoa Kỳ gây chiến với Ba Tư. Do đó, một cuộc chiến với Ba Tư sẽ là cuộc chiến toàn cầu chứ không phải cuộc chiến khu vực và sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ trong lúc Hoa Kỳ đang dính líu vào năm cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, Syria, Lybia và Yemen và trong lúc nội tình Hoa Kỳ đang chia rẽ trầm trọng. Theo The Huffington Post ngày 27/11/2016, chỉ nội cuộc chiến Afghanistan kéo dài 16 năm đã là gánh nặng cho Ô. Trump rồi, “Hoa Kỳ đã tốn kém 115 tỉ đô-la cho cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử nước Mỹ. Cuộc chiến đã lấy đi sinh mệnh của 1,865 lính Mỹ, làm bị thương 20,224 người (tính tới 16/11/2016) và rất nhiều chấn thương làm tan nát cuộc đời cựu chiến binh. Thế mà mục tiêu chính do Tổng Thống Bush Con và Obama đặt ra vẫn chưa đạt được. A Phú Hãn đang thất bại.” (The United States has spent $115 billion on this longest war in its history. The conflict has taken the lives of 1,865 Americans and wounded 20,224 (as of Nov. 16), many with life-shattering injuries. Yet the main goals set forth by Presidents George W. Bush and Barack Obama havent been achieved: Afghanistan is failing.)

Đây cũng là giải pháp tốt đẹp phần nào giải quyết những phức tạp của biên giới Miên-Việt do lịch sử để lại khi ba nước Việt-Mên-Lào là một dưới thời Thực Dân Pháp. Dưới thời thuộc địa, tiền bạc xài chung, công chức, nông dân kể cả thương buôn qua lại biên giới để làm việc, buôn bán, cày cấy, lấy vợ lấy chồng giống như trong một nước vậy. Nay một nhóm chính trị gia hoạt đầu Miên có khuynh hướng “bài Việt” kích động tự ái dân tộc, chụp mũ cho chính quyền “bán đất” cho Việt Nam khiến gây căng thẳng và nguy hiểm cho hai nước mà có thể có “bàn tay lông lá” Hoa Lục đứng sau lưng.
Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger cách đây ít lâu có nói rằng đời ông đã chứng kiến bốn cuộc chiến tranh của Mỹ, khởi đầu thì hăng hái lắm nhưng cuối cùng không biết kết thúc thế nào. Có lẽ rồi đây với nhiệm kỳ bốn năm Ô. Trump cũng không thể kết thúc cuộc chiến Afghanistan trong danh dự ngoại trừ giái pháp ký một thỏa hiệp “hòa bình” với Taliban giống như Hòa Đàm Paris 1973 rồi rút hết quân, mặc cho số phận của chính quyền Kabul muốn ra sao thì ra. Hoặc tái lập một liên minh quốc tế giống như lúc đầu (2001) bao gồm Mỹ, NATO, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan đổ khoảng hai, ba trăm ngàn quân vào, trực diện và tiêu diệt hết phe Taliban rồi ở lại khoảng năm, mười năm nữa để giữ an ninh và bảo vệ cho chế độ Kabul rồi sau đó rút quân. Nhưng không biết Quốc Hội, dù đang do Cộng Hòa nắm giữ và dân chúng có ủng hộ giải pháp này không. Cuộc chiến A Phú Hãn và Iraq giống như cái rọ, con cá chui vào thì dễ nhưng không thể nào ra thoát vì cuộc chiến nơi đây vừa là “thánh chiến” vừa ý thức hệ vừa là thanh lọc sắc tộc vô cùng phức tạp. Ô. Bush Con đã để lại một di sản nhức nhối cho nước Mỹ.

Do đó Ô. Trump phải hết sức thận trọng. Giai đoạn “cường điệu và kích động” (rhetoric) để lấy lòng cử tri đã qua. Bây giờ ông đã là tổng thống. Trách nhiệm của ông là đem lại thịnh vượng cho nước Mỹ và bảo vệ an ninh, hòa bình cho toàn thế giới chứ không phải tạo nên thảm họa cho thế giới. Chính vì hiểu được tầm mức quan trọng của thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư, Ô. Obama đã phải nhắc nhở Ô. Trump nhiều lần về vấn đề này. Theo tôi nghĩ, chỉ nội chuyện kéo các đại công ty tư bản từ Hoa Lục và Mễ Tây Cơ trở về Mỹ để tạo công ăn việc làm cho tầng lớp công nhân đã bỏ phiếu cho ông đã là muôn vàn khó khăn, huống chi lại tạo thêm những cuộc khủng hoảng. “America First” cũng có nghĩa là Hoa Kỳ không thể chết thế hoặc hy sinh tất cả cho tham vọng của Do Thái. Hãy tập trung nỗ phục hồi nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, đoàn kết đất nước, trước khi có những phiêu lưu trên mặt trận đối ngoại. Đừng coi thường sức mạnh tiềm tàng của Đảng Dân Chủ đang như con hổ bị thương và 90% hệ thống truyền thông lúc nào cũng sẵn sàng chống đối và nhận chìm ông.

- The Phnom Penh Post ngày 26/11/2016: “Hôm qua, Thủ Tướng Hunsen và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký một văn thư yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ về mặt chuyên môn qua việc in lại bản đồ biên giới Miên-Việt thời thuộc địa với một tỷ lệ lớn hơn để giúp phân định biên giới.”

Đây cũng là giải pháp tốt đẹp phần nào giải quyết những phức tạp của biên giới Miên-Việt do lịch sử để lại khi ba nước Việt-Mên-Lào là một dưới thời Thực Dân Pháp. Dưới thời thuộc địa, tiền bạc xài chung, công chức, nông dân kể cả thương buôn qua lại biên giới để làm việc, buôn bán, cày cấy, lấy vợ lấy chồng giống như trong một nước vậy. Nay một nhóm chính trị gia hoạt đầu Miên có khuynh hướng “bài Việt” kích động tự ái dân tộc, chụp mũ cho chính quyền “bán đất” cho Việt Nam khiến gây căng thẳng và nguy hiểm cho hai nước mà có thể có “bàn tay lông lá” Hoa Lục đứng sau lưng.

- Reuters ngày 29/11/2016: “Nữ Tổng Thống Nam Hàn Phác Cận Huệ đã yêu cầu quốc hội quyết định xem khi nào và bằng cách nào bà có thể từ chức do vụ tai tiếng khuynh loát quyền hành, đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng thấy khiến cả triệu người xuống đường phản đối. Đảng Dân Chủ - đảng đối lập chính - bác bỏ yêu cầu này và gọi đó là âm mưu né tránh bị truất phế và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc luận tội tại quốc hội vào Thứ Sáu này.”

Phải chăng đây là sự vận hành của tự do dân chủ hay sự hư đốn của nhân cách lãnh đạo khiến đất nước Đại Hàn đi vào hỗn loạn giống như Thái Lan. Đảng nắm quyền thì lo củng cố quyền lực bằng mọi cách, đảng đối lập thất cử thì lo chống phá. Rồi khi nắm được quyền rồi, đảng đối lập lại hư đốn giống như kẻ tiền nhiệm của mình. Và cái vòng luẩn quẩn xoay quanh miếng mồi ngon “quyền lực và quyền lợi” đó cứ tiếp diễn mãi. Còn dân chủ, tự do chỉ là chiêu bài để chính thống hóa cho quyền lực. Dường như nhân loại bây giờ, các chính trị gia đều hùng biện và mỵ dân giỏi, nhưng tìm được người yêu nước thương nòi, kinh bang tế thế, trong sạch…thì hiếm hoi như lá mùa thu.

Tình hình Syria:
- AFP ngày 20/11/2016: “Bộ Ngoại Giao Syria tuyên bố sẽ không chấp nhận một đề nghị của Liên Hiệp Quốc công nhận một vùng tự trị cho phe phiến quân tại đông Aleppo như một phần của thỏa hiệp ngưng bắn.”

Đây là một đề nghị vô cùng lạ đời, rõ ràng thiên về phe nổi dậy do Mỹ và Tây Phương hỗ trợ. Nếu đề nghị được thực hiện tức chia cắt đất nước Syria và đó không phải là nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trung gian hòa giải, gửi lực lượng gìn giữ hòa bình, cứu trợ và không thiên vị bất cứ quốc gia, phe phái nào.

- VOA News ngày 23/11/2016: “Tổng Thống Ai Cập al-Sissi nói rằng việc đất nước ông ưu tiên hỗ trợ cho chế độ của Ô. Assad để chống lại những phần tử cực đoan là cần thiết cho sự ổn định của khu vực.” Như vậy Ai Cập đã từ bỏ lập trường đứng trong liên quân Ả Rập do Saudi Arabia lãnh đạo tiến vào Syria để lật đổ Tổng Thống Assad.

- Reuters (Beirut) ngày 26/11/2016: “Tin tức từ phe nổi dậy, chính phủ và nhóm quan sát viên cho biết quân đội chính phủ đã chiếm giữ những khu vực quan trọng nằm về phía đông Aleppo của phe phiến quân nhưng những cuộc giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn để tranh giành những khu vực đông dân cư còn lại.” ABC News nhận định rằng, cuộc chiến Aleppo sẽ quyết định toàn bộ cuộc chiến Syria và dường như chiến thắng đang ngả về phe chính phủ.

Tình hình Biển Đông:
- Reuters ngay28/11/2016: “Trung Quốc lo ngại về việc Phi Luật Tân bắt giữ 1200 Hoa Kiều trong chiến dịch truy quét nạn cờ bạc trên mạng lưới điện tử khiến có thể gây căng thẳng khi bang giao giữa hai quốc gia trở nên nồng ấm trong mấy tháng vừa qua. Theo Sở Di Trú Phi Luật Tân, 1200 Hoa Kiều làm việc tại Căn Cứ Không Quân Clark trước đây của Hoa Kỳ nghi ngờ là tổ chức cờ bạc.”

Không phải nói xấu người Trung Hoa. Đất nước Trung Hoa cổ là đất nước vĩ đại. Nhưng Ba Tàu đi đến đâu đều mang theo tật xấu như hối lộ chính quyền, tổ chức ăn chơi trác táng như “nhất dạ đế vương”, cờ bạc, đầu cơ tích trữ, buôn gian bán lận và ăn ở bẩn thỉu, nhất là các nhà hàng.

- International Busisness Times ngày 24/11/2016: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte thúc giục Hoa Lục ban hành lệnh cấm đánh cá tại Bãi Cạn Panatag/Scarborough Shoal hiện còn đang tranh chấp. Tổng thống Phi Luật Tân dường như đã sẵn sàng đơn phương ban hành sắc lệnh cấm đánh cá tại vùng bãi cạn giàu tài nguyên này. Ô. Duterte nói rằng không kể vùng bãi cạn là của ai, bảo vệ nó là việc làm hợp lý.” Theo Reuters, Hoa Lục đang suy nghĩ về việc để ngư dân Phi Luật Tân ra vào vùng bãi cạn này với lý do bang giao giữa hai nước đã được cải thiện.

- VOA News (ThiTu Island) ngày 24/11/2016: “Phi Luật Tân sẽ xây một hải cảng tại Biển Đông vào năm tới nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại vùng biển này. Hành động chắc chắn đưa tới phản ứng của các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại đây, nhất là Trung Quốc. Thế nhưng Ô. Eugenio Bito-onon-cựu thị trưởng của thị trấn Kalayaan nhỏ nhất tại Quần Đảo Trường Sa nói rằng hải cảng sẽ thuận tiện cho 200 dân trên Đảo Thị Tứ, phần lớn là 200 ngư dân và 50 lính Phi luân phiên đóng tại đây. Hải cảng sẽ là bến đậu cho tầu đánh, tàu tuần tra và cả thuyền du ngoạn (yacht).”

- Reuters ngày 18/11/2016: “Theo một tổ hợp nghiên cứu (think tank) tại Hoa Kỳ, Việt Nam đã mở rộng một phi đạo trên Trường Sa Lớn thuộc chủ quyền của mình tại Biển Đông, hiển nhiên là để đáp ứng lại việc xây dựng các cơ sở quân sự của Trung Quốc trong vùng. Những hình ảnh ghi nhận được từ vệ tinh cho thấy tháng vừa qua Việt Nam đã kéo dài một phi đạo ở Trường Sa Lớn, từ 760 mét ra 1200 mét. Tổ hợp nghiên cứu cũng nói rằng đường băng kéo dài có thể được sử dụng cho các máy bay vận tải, tuần thám và phi cơ chiến đấu. ”

Từ cuộc tiếp đón nồng hậu của Ô. Tập Cận Bình tới những lời chúc mừng nồng nhiệt của Ô. Putin dành cho Ô. Duterte chúng ta thấy nhiều khi trên đời này cách đối xử với nhau - nhất là nước lớn đối với nước nhỏ - vô cùng quan trọng. Đã qua rồi thời kỳ trịch thượng “Tôi viện trợ cho anh thì tôi là ông chủ”. Đôi khi ta mất hết bạn bè cũng chỉ vì ta quá tự cao tự đại. Cũng theo Sputnix News, nhân dịp này Ô. Putin cũng đã có cuộc họp riêng với Ô. Trần Đại Quang điều đó chứng tỏ rằng Nga rất coi trọng Việt Nam, cửa ngõ để Nga tiến vào Đông Nam Á qua Kế Hoạch Viễn Đông. Trong lúc Mã Lai, Thái Lan, Lào và Kampuchia đã ngả theo Hoa Lục, nếu Ô. Trump hủy bỏ Hiệp Định TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ nền kinh tế của mình theo chủ trương “America First” thì chắc chắn Đông Nam Á sẽ vuột khỏi tay Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã kết án hành động này. Theo tôi, đây là thái độ “vừa đánh trống vừa ăn cướp”. Việc Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm là vi phạm luật pháp quốc tế và hủy hoại môi trường như phán quyết của Tòa Hague. Còn việc mở rộng một hòn đảo đã có sẵn là việc làm hợp pháp và không hủy hoại môi trường. Hai việc đó hoàn toàn khác nhau. Vả lại việc mở rộng Đảo Trường Sa Lớn không đe dọa an ninh bất cứ quốc gia nào trong vùng cho dù Việt Nam có bố trí hỏa tiễn phòng không, diệt hạm trên đó. Xin nhớ cho Biển Đông không phải biên cương hay biên giới của Trung Quốc. Trung Quốc đã dựa vào một bản đồ điên khùng vẽ bậy từ thời Tưởng Giới Thạch (1947) rồi căn cứ vào đó khẳng định lãnh thổ của mình và đã bị Tòa Hague bác bỏ. Vùng Trường Sa là của Việt Nam và một phần của Phi Luật Tân, dứt khoát Hoa Lục hay Đài Loan không thể “xí phần” hay có tiếng nói tại đây.

- Popular Mechanics ngày 18/11/2016: “Cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc báo cáo rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh đã ở vào vị thế sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên dù nói mạnh như thế nhưng các bằng chứng cho thấy chiếc HKMH duy nhất này chỉ có khả năng huấn luyện và khả năng chiến đấu thì rất kém.”

Chưa biết khả năng tác chiến của nó tồi như thế nào, thế nhưng nếu nó nghênh ngang ở Biển Đông thì ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á sẽ “ớn da gà” vì hỏa lực hùng hậu của nó.

- Reuters ngày 18/11/2016: “Thủ Tướng Nhật Bản Abe mô tả Ô. Donald Trump là một lãnh tụ đáng tin cậy sau khi gặp gỡ vị tổng thống đắc cử vào ngày 17/11/2016 để làm sáng tỏ tuyên bố của Ô. Trump trong khi tranh cử khiến gây lo ngại cho các đồng minh. Sau cuộc họp vội vã kéo dài 90 phút tại Trump Tower, Khu Manhattan, Ô. Abe nói với các ký giả rằng cuộc nói chuyện khiến tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể xây đắp sự tin cậy nhưng không cho biết thêm chi tiết vì đây không phải là cuộc hội kiến chính thức. Còn Ô. Trump trên Facebook, kèm theo tấm hình của hai người đã viết rằng thật vui có Thủ Tướng Abe ghé thăm nhà và cũng là khởi đầu của tình bạn lớn.” Tuy nhiên theo San Francisco Chronical ngày 22/11/2016, “Lo ngại tại Nhật Bản gia tăng về việc Ô. Trump có thể thi hành những điều ông nói trong lúc tranh cử là Nhật Bản phải đóng góp thêm cho 50,000 lính Mỹ đóng tại Nhật Bản theo thỏa hiệp an ninh hỗ tương. Hiến pháp hòa bình của Nhật được soạn thảo dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ sau Đệ II Thế Chiến trong đó cấm sử dụng quân đội để giải quyết những xung đột quốc tế, nhưng chính quyền Nhật đã giải thích lại bản hiến pháp đó và cho phép Nhật có thể sử dụng quân đội trong một số trường hợp.”

Sau thất bại từ Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản là quốc gia vô cùng khôn ngoan. Họ giã từ quan điểm kiêu ngạo mình là con cái của Thái Dương Thần Nữ và trở nên khiên tốn, lấy liên minh Mỹ-Nhật là nền tảng để bảo vệ an ninh và phát triển đất nước. Tôi nghĩ rồi đây Ô. Abe sẽ “chiều lòng” Ô. Trump chút ít để Ô. Trump “lấy điểm” với nhân dân Mỹ rồi mọi chuyện cũng sẽ đâu vào đó. Làm chính trị lớn mà cứng nhắc, không uyển chuyển, không biết mình biết người thì “từ chết tới bị thương”. Còn chuyện Ô. Trump yêu cầu Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn về quân sự trong vùng cũng không dễ dàng như người ta tưởng. Nếu Nhật Bản chạy đua vũ trang hay gửi chiến hạm tới Biển Đông, có thể nổ ra chiến tranh với Hoa Lục, điều mà Nhật Bản cố tránh. Chiến lược hay nhất vẫn là Nhật Bản cùng với Mỹ giúp cho các nước trong vùng như Việt Nam và Phi Luật Tân mạnh lên về quân sự thì chính họ trở thành rào cản tự nhiên chống lại Hoa Lục. Nay Phi Luật Tân có thể sẽ bỏ Mỹ theo chính sách trung lập, chỉ còn lại Việt Nam. Việt Nam sẽ vẫn là trọng điểm chiến lược trong chính sách Xoay Trục của Mỹ dù Ô. Trump hay Bà Clinton.

- Sputnix News & Reuters ngày 20/11/2016: “Bên lề Thượng Đỉnh APEC (Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương) khi gặp gỡ người đồng cấp Nga ở Peru, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã bày tỏ sự ngưỡng mộ những phẩm chất lãnh đạo của Ô. Vladimir Putin và nói thêm rằng ông Putin là người đại diện cho một đất nước tuyệt vời. Ông Duterte cũng ghi nhận rằng, ngày nay các quốc gia Tây Phương đang cố gắng tấn công và hăm dọa các quốc gia nhỏ bé, điều đó cho thấy sự đạo đức giả của họ. Để lấy ví dụ, ông nêu lên sự hiếu chiến của Mỹ đã gây ra các cuộc xung đột trên thế giới như tại Việt Nam, Hàn Quốc, Iraq và Afghanistan. Ô. Duterte đe dọa theo chân Nga, rút chân ra khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) vì đã lên án cuộc chiến chống ma túy của ông.” Theo tin tức mới nhất ngày 28/11/2016, Ô. Duterte đã gọi sự đe dọa của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế là “cứt” (bullshit). Theo CNBC ngày 28/11/2016: “Tổng Thống Duterte sẽ gửi bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng đi Nga trước chuyến viếng thăm của ông vào Tháng 12. Trong cuộc phỏng vấn với RT, Ô. Duterte nói rằng ông không sẵn sàng liên minh quân sự với ai nhưng ông mong muốn có mối liên hệ mật thiết với Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh và hợp tác với những người bạn mới là Trung Quốc và Nga để cho thế giới này hòa bình/yên ổn hơn.”

Từ cuộc tiếp đón nồng hậu của Ô. Tập Cận Bình tới những lời chúc mừng nồng nhiệt của Ô. Putin dành cho Ô. Duterte chúng ta thấy nhiều khi trên đời này cách đối xử với nhau - nhất là nước lớn đối với nước nhỏ - vô cùng quan trọng. Đã qua rồi thời kỳ trịch thượng “Tôi viện trợ cho anh thì tôi là ông chủ”. Đôi khi ta mất hết bạn bè cũng chỉ vì ta quá tự cao tự đại. Cũng theo Sputnix News, nhân dịp này Ô. Putin cũng đã có cuộc họp riêng với Ô. Trần Đại Quang điều đó chứng tỏ rằng Nga rất coi trọng Việt Nam, cửa ngõ để Nga tiến vào Đông Nam Á qua Kế Hoạch Viễn Đông. Trong lúc Mã Lai, Thái Lan, Lào và Kampuchia đã ngả theo Hoa Lục, nếu Ô. Trump hủy bỏ Hiệp Định TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ nền kinh tế của mình theo chủ trương “America First” thì chắc chắn Đông Nam Á sẽ vuột khỏi tay Hoa Kỳ.

- Reuters ngày 20/11/2016: “Nhân Thượng Đỉnh APEC tại Peru, trong các cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo Phi Luật Tân và Việt Nam, Chủ Tịch Tập Cận Bình nói rằng những tranh chấp tại Biển Đông cần giải quyết song phương. Lời tuyên bố của Ô. Tập Cận Bình cho thấy các đối thủ của Bắc Kinh muốn các tổ chức quốc tế can dự vào cuộc tranh chấp, trong đó có cả Mã Lai, Đài Loan và Brunei là các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc thiên về chiến lược “chia rẽ và chinh phục” thay vì để các đối thủ ngồi chung với nhau. “

Lập luận của Ô. Tập Cận Bình không có gì lạ và đã có từ lâu. Đó là chiến lược “lấy hợp tung để phá liên hoành”. Hoa Lục muốn đàm phán tay đôi với từng nước để không cho “phe thứ ba” ám chỉ Mỹ hay các tổ chức quốc tế can dự vào. Trước đây dưới thời Tổng Thống Aquino, Phi Luật Tân đã dứt khoát không đàm phán tay đôi với Hoa Lục. Nay Ô. Duterte có thể sẽ đàm phán tay đôi với Trung Quốc. Còn Việt Nam, lập trường dứt khoát vẫn là: Cái nào có thể đàm phán song phương thì đàm phán song phương, chẳng hạn như việc phân định lằn ranh ở Vịnh Bắc Việt hoặc vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Những vấn đề này không liên quan đến quốc tế. Nhưng còn vấn đề Biển Đông, ngoài việc tranh chấp chủ quyền biển đảo, nó còn liên quan đến sinh mệnh của thế giới tức hải lộ chiến lược, sự hiện diện quân sự đáng sợ của Trung Quốc tại Biển Đông và tương lai có thể áp đặt Vùng Nhận Dạng Phòng Không. Nếu Việt Nam chủ trương đàm phán tay đôi tức đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Biển Đông. Sở dĩ ngày hôm nay Hoa Lục e ngại Việt Nam là vì- ngoải khả năng phòng thủ- sau lưng Việt Nam còn có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và Âu Châu. Nếu Việt Nam đẩy tất cả các thế lực này ra khỏi Biển Đông, tức đứng chơ vơ một mình. Cho nên đối với Việt Nam, quốc tế hóa Biển Đông là chiến lược giữ nước và phát triển đất nước. Đầy Hoa Kỳ ra khỏi Biển Đông là tự sát. Cho nên tôi vẫn duy trì quan điểm là Ô. Duterte hiện đang theo đuổi một chính sách ngoại giao vô cùng nguy hiểm cho bản thân và đất nước ông. Dù quá khứ thực dân tủi nhục và đau buồn, nhưng việc ông liên tục có những lời phát biểu chống Mỹ không phải là hành động khôn ngoan. Trung lập có nghĩa là làm bạn với tất cả các siêu cường. Do đó nếu đã “chống Mỹ” thì không còn trung lập nữa. Hãy nhìn vào quốc gia khổng lồ là Ấn Độ, truyền thống theo chính sách trung lập nhưng không bao giờ chống Mỹ và dĩ nhiên phải cảnh giác với Hoa Lục nhưng cũng không bao giờ công khai bày tỏ lập trường chống Trung Quốc.

Hiện nay tại Biển Đông, Hoa Kỳ đang ở vào vị thế “hạ phong” do tám năm do dự của Ô. Obama. Thế nhưng mất Biển Đông là mất Đông Nam Á. Mất Đông Nam Á là mất luôn Á Châu. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ mất luôn vị thế siêu cường và an ninh của Mỹ bị đe dọa. Cho nên bằng mọi giá Hoa Kỳ sẽ phải nắm lấy Biển Đông và theo tôi không một thế lực nào có thể đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng này. Bất cứ quốc gia nào không hiểu điều đó sẽ phải trả một giá rất đắt.

Nước Mỹ, cứ tám năm hay bốn năm, chính sách đối ngoại sẽ không còn giống như trước nữa. Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ô. Trump, chắc chắn thế giới sẽ đổi thay. Mọi người đang nín thở chờ đợi, chưa biết “kiết-hung” thế nào. Chúng ta chờ xem.

Đào Văn Bình
(California ngày 30/11/2016)

Khai Dân TríĐào Văn Bình

2016/11/28

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Nói đến chuyện “nghề dạy học” tôi nhớ đến thời mới lớn, nhà cửa ruộng vườn ờ quê nhà bỏ lại hết, tôi phải đi dạy học tại một trường tư ở Hải Phòng. Hồi đó cũng có nhiều cô giáo trẻ cùng dạy với tôi. Các cô giáo trẻ đã có gia đình hay có người yêu đối với tôi rất tự nhiên như bạn bè thật sự. Nhưng vài cô giáo trẻ đẹp còn “non” lại nhìn tôi bẽn lẽn như muốn rời xa, nhưng có lẽ đó là sự e ấp thường có của các cô gái đã được dạy dỗ trong một nền giáo dục cổ xưa thôi, các cô muốn tôi bắt chuyện trước.

Tôi đã thử vài lần và đúng như thế, khi tôi tiến tới gần bắt đầu nói chuyện, các cô đều tươi cười tiếp chuyện. Và chỉ vài câu dường như có cô muốn tìm hiểu thêm tôi có gia đình hay có người yêu chưa. Các cô thường giữ gìn rất ý tứ và nhìn quanh xem có ai theo dõi không. Chúng tôi nói chuyện vui thôi, sự nghiêm trang của các cô khiến những anh có máu “Don Juan” không dám buông lời tán tỉnh xàm xỡ. Thầy hiệu trưởng cũng lớn tuổi và rất đạo mạo, nếu bị thưa rất có thể bị đuổi việc ngay.

Đó là chuyện ngày xưa, có thể kể là từ trước những năm 1975. Nhưng ngày nay mọi chuyện thay đổi hết rồi, không phải vì sự tiến bộ mà vì sự thoái hóa suy đồi của đạo đức. Trong thời buổi khó khăn, vàng thau lẫn lộn, người ta quá chú trọng đến việc kiếm tiền và quá sợ các quan trên kể cả các phòng giáo dục và thầy cô giáo. Bởi thế nên gần đây chuyện quan trên bắt các cô giáo trẻ đẹp đi tiếp khách mới ầm ỹ lên trên khắp các trang báo trong và ngoài nước. Chuyện bắt đầu từ một xã cỏn con tại một thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Thanh Hóa vậy mà rùm beng gần như cả thế giới đều biết.

Điều động giáo viên nữ làm lễ tân tiếp khách cấp trên
Quả thật đây là một chuyện rất lạ và rất “độc”. Gần đây nhất, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông Báo số 77/TB - UBND, điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến Trung Học Cơ Sởi (THCS), tham gia phục vụ tại chương trình “Liên Hoan Dân Ca Ví Dặm”.

Ban đầu, vì sự quan trọng của các buổi lễ, các giáo viên đã tham gia đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo phản ánh của các nữ giáo viên: Sau đó, họ đã liên tục bị “điều động” vào các hoạt động sai mục đích ghi trong văn bản hẳn hoi.
Phòng Giáo Dục-Đào Tạo thị xã Hồng Lĩnh.
Theo các cô giáo, sau khi nhận nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách, các cô tiếp tục phải đi ăn, uống rượu, rồi hát hò với quan khách. Một cô giáo Trung Học Cơ Sở chia sẻ:
"Việc phải đi tiếp khách khiến bọn em cảm thấy rất ái ngại. Bọn em buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào.”

Một giáo viên mầm non khác ngậm ngùi, “Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng ...”

Theo các cô, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần vợ chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bực tức, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề.

Một cô giáo tâm sự, “Vì nhiệm vụ phải thực hiện thôi, chứ bọn em còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm.”

Liên quan sự việc này, ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng Giáo Dục Đào Tạo (GD-ĐT) thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. Ông Trưởng Phòng GD - ĐT này cho biết quan điểm, “Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống. Không có gì đáng lo!”

- Thưa ông Trưởng Phòng Giáo Dục thị xã Hồng Lĩnh các cô giáo bị sờ mó, ôm ấp mà ông cho là chuyện bình thường và “không có gì đáng lo” được sao? Nếu đó là vợ hay con gái ông thì ông nghĩ thế nào, ông có khuyến khích vợ con ông làm việc này không?

Đó cũng là câu chuyện đã làm dậy sóng dư luận những ngày qua. Có rất nhiều ý kiến gay gắt chỉ trích nặng nề lời tuyên bố này của ông Thiềm. Đáng chú ý là ý kiến của bà Nguyễn Vân Anh là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Ưng Dụng Khoa Học Về Giới - Gia Đình - Phụ Nữ Và Vị Thành Niên (CSAGA). Bà nói, “Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai.

“Thế nên, họ mới đưa ra khái niệm rất hùng hồn: Đây là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị,v.v.. Tôi cảm thấy thương những người coi những hành vi sàm sỡ, khua khoắng tay chân - những hành vi không chuẩn - là chuyện bình thường, bởi kiến thức của họ về những điều tối thiểu là rất hạn chế.”

Phải ghép vào tội xúc phạm nhân phẩm con người.
Cô giáo trẻ cùng học trò.
…“Điều tôi lo là những giáo viên trong cuộc. Họ sẽ phải đối mặt với sự bẽ bàng của sếp mình như thế nào? Bởi những người đó vẫn có quyền lực trong việc quyết định các vị trí tồn tại, đồng lương của các cô giáo. Bây giờ, người ta sẽ xử lý như thế nào? Sẽ nhìn nhau như thế nào đây. Tôi có một cảm giác nữa là tất cả các nữ giáo viên, kể cả có chức quyền hay không đều sẽ cảm thấy bị tổn thương khi sự kiện này bùng phát. Tôi nghĩ những người tự trọng đều cảm thấy tổn thương và đau lòng.”

Và bà đã có một câu ví von rất hay:
“Cũng giống như câu ca dao, Thân em như cái giếng làng/ Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân” vậy. Người thanh thì cho rằng việc điều động giáo viên đi tiếp khách là chuyện không thể chấp nhận được nhưng với những kẻ phàm phu thì lại coi đấy là chuyện bình thường trong cuộc sống.”

Khi mà vẻ đẹp hình thức của phụ nữ đang được coi như là công cụ để giải trí hoặc mua bán, thì những hành vi lạm dụng mối quan hệ gần gũi để dùng nó để đạt được điều gì đó cũng cần được xếp vào hành vi xâm hại tình dục.

Một người tận dụng thân thể của bạn để cho người khác dù chỉ là ngắm thôi, đem bản thân bạn ra để làm vật trao đổi dù chỉ là để lấy sự hài lòng của cấp trên thì cũng là vị phạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của con người.

Sự lo sợ của các cô giáo thời nay
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:
“Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức.”

Điều nguy hại hơn nữa, bà Nguyễn Vân Anh đã xác nhận, “Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai.”

Có hàng ngàn ý kiến rất gay gắt của bạn đọc khắp nơi. Tôi chỉ nêu vài ý kiến của độc giả đế thấy đây không còn là chuyên hiếm mà là chuyện xảy ra ở nhiều nơi:

- Bạn Từ Minh Hải cho biết: Không phải riêng Hà Tĩnh đâu. Rất nhiều nơi. Hà Tĩnh luôn nói thật và dám nói thật thôi. (Tôi cũng là cán bộ ngành Giáo dục mà).

- T.V.VŨ viết: Ở nhiều nơi, việc này cũng diễn ra nhưng do họ sợ bị trù dập nên không dám lên tiếng mà thôi.

Chuyện khốn nạn này mà là chuyện ở rất nhiều nơi trên đất nước VN thì quả là quá nguy hiểm cho nền giáo dục ở đây. Không thể nói tất cả các cô giáo trẻ đẹp đều như thế nhưng cũng là quá nhiều bởi hệ thống quan liêu, sai phái cấp dưới bất kể họ là gì để làm vui lòng quan trên đã thành thứ bệnh dịch ở VN rồi. Thuốc gì mà chữa đây? Hầu như mọi gia đình ở VN đều lo cho tương lai con cháu mình ngày mai có thể trở thành những kẻ bất lương, không giúp ích gì cho xã hội.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14-11.
Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng bị tố tơi bời
Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội, Bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành, vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.

Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.

Theo như ông Bộ trưởng trả lời lỗi này là lỗi của giáo viên trước. Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên Đại Học Mở, cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông, rất tức giận nói:
“Hà Tĩnh trong mấy ngày qua trong việc điều động các cô giáo phải đi phục vụ tiệc rượu và Karaoke không hề có trong tiền lệ của giáo dục Việt Nam. Thông qua bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ mà VietnamNet phải rút bài rồi đưa lại bài khác, tất cả những gì trên báo chí nhất là báo Dân Trí đã đưa ra thì tôi nói với tư cách là một thầy giáo tất cả câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi đánh giá là trả lời của một tên đầu gấu bảo vệ cho những tên ma cô trong giáo dục Việt Nam hiện nay.”

Ông Đinh Kim Phúc có vẻ nặng lời đối với phát biểu của ông Bộ Trưởng nhưng dư luận cũng đã um sùm rồi. Ở VN thời đại này có lắm chuyện “độc và lạ” thật. Còn nhiều chuyện “độc và lạ” nữa nhưng bài đã khá dài, tôi tường thuật vào một dịp khác.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 28.11.2016

Khai Dân TríVăn Quang

2016/11/26

GIẢI PHÓNG VIỆT NAM: ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG (01)

GIẢI PHÓNG VIỆT NAM
Bài số 1

ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG

HỒ TẤN VINH

Thời đim là năm 1945. Lúc bấy giờ, nước Việt Nam lệ thuộc Pháp. Hưởng ứng những lời kêu gọi của các lớp sĩ phu, thanh niên thiếu nữ nhiệt thành tham gia các tổ chức chống Pháp. Các tổ chức nổi bật nhứt lúc bấy giờ là các đảng VN Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Cộng Sản, Thanh Niên Tiền Phong, Việt Nam Quốc Gia Độc Lập, v.v... Hầu như việc tham gia một tổ chức nào đều do sự quen biết, bạn bè rủ rê, móc nối chớ không hề dựa vào một nghiên cứu, so sánh tường tận chủ trương, đường lối của tổ chức - một là vì đa số không có đủ kiến thức và cũng vì mọi người đều bị lôi cuốn vào cơn lốc thời cuộc.

Có thể nói không phải đa số tương đối 60% hay 70% mà là đa số tuyệt đối 90% hay 95% những người gia nhập đảng CSVN hay chịu sự chỉ huy của đảng CSVN đều không biết lý thuyết và mục đích của đảng CS.

Tất cả đều là những người yêu nước nồng nàn. Họ tham gia kháng chiến chống Pháp là mong nước nhà được độc lập, người dân được tự do. Có thể vì chữ ‘cộng sản’ mà họ có thêm một mơ mộng rằng xã hội sẽ công bằng hơn, người nghèo khó sẽ được giúp đ nhiều hơn. Nhưng ít nhứt, đối với mọi người, đuổi được ngoại xâm là đủ rồi, là toại nguyện rồi, là đạt mục đích rồi, ai về nhà nấy mà lo làm ăn.

Nhưng không ai biết rằng đảng CSVN có một bổn phận khác.

Đảng CSVN chỉ là một chi bộ của phong trào Cộng Sản Quốc Tế. Đảng CSVN không phải là một tổ chức độc lập. Nó phải xin và nhận chỉ thị của Quốc Tế, lúc thì của Liên Sô, sau này là của Tàu. Quyền lợi quốc gia đối với CS bị chê là ‘cục bộ’, không bao giờ được đặt ra.

Kháng chiến chống Pháp đối với đảng CSVN chỉ là một cái cớ - một cái mục đích giai đoạn - để sau đó nắm được quyền hành mà thực hiện chủ thuyết cộng sản theo sự chỉ đạo của Quốc Tế.

Nhiệm vụ đặc biệt của đảng CSVN, nếu đem ra công khai trình bày thì sẽ bị mọi người quyết liệt phản đối vì tánh cách bất nhân và phản quốc của nó. Cho nên ‘đồng bọn chủ chốt’ phải dấu nó thật kín đối với các ‘đồng chí’ của mình. Các ‘đồng chí’ và đồng bào mù tịt vẫn đinh ninh rằng đảng CSVN là một đảng ái quốc! Và họ lại càng không biết rằng người chỉ huy trận đồ này không phải là người Việt Nam mà là một người ngoại quốc!

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân Việt Nam không có hưởng được ‘độc lập, tự do, hạnh phúc’ như tuyên truyền. Đảng viên cộng sản, đa số là nông dân, ít học, không dè và cũng không biết rằng đảng mình đang theo lại dẫn dắt mình vào con đường giết người để có tội với nhân loại, bán nước mình để có tội với Tổ Quốc.

Ngay từ lúc đầu gặp g là đã có ý đồ bất lương rồi. Một bên là nhiệt tình yêu nước, một bên là gạt gẫm vào con đường phiêu lưu chém giết.

Từ cái phá hủy môi trường của Formosa đến cái điều động nữ giáo viên đi chuốc ruợu, từ cái dâng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, mất biển đảo đến cái quốc nhục câm miệng cúi đầu trưóc Tàu cộng, cái khổ mà người Việt Nam phải gánh chịu hôm nay, không phải từ trên trời rớt xuống, mà nó đã bắt nguồn từ 70 năm về trước, từ cái ‘đồng sàng dị mộng’ đó.


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 26 tháng 11 năm 2016
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

2016/11/21

Lãng phí hay ngu dốt?

Lãng phí hay ngu dốt?

Người dân VN không bất ngờ khi nghe tin rất nhiều nơi lãng phí ngân sách nhà nước, tiền ở đâu ra, cũng là tiền của dân còng lưng đóng thuế cho nhà nước thôi. Nhưng gần đây nhất người dân sửng sốt vì sự lãng phí quá nhiều từ nông thôn mới mang nợ đến các nhà máy khổng lồ “đắp chiếu” sau khi xây dựng tốn kém hàng ngàn tỉ đồng. Sự lãng phí đó bắt nguồn từ đâu? Ai đã cho phép xây dựng những công trình đó? Tất nhiên người dân không có quyền rồi, quyền là ở các quan trên. Các quan có học đâu mà biết công trình đó kiến trúc như thế nào, mang lại lợi ích gì cho xã hội cho người dân. Các quan có dốt thì mới cho phép các công trình đó mọc lên.

Lãng phí và sự ngu dốt khác nhau.

Sự lãng phí là việc làm xa hoa lộng lẫy của một công trình xây dựng không cần phô trương đến thế. Còn sự ngu dốt là việc làm bừa ký ẩu cho nhà thầu để kiếm hoa hồng, còn sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. “Công trình làm xong để đấy là chuyện của chúng mày không phải của ông.”
Ông Vũ Đình Duy và những dự án thua lỗ ngàn tỉ đồng.
Kiếm chác xong ông chuồn sang Tây sang Mỹ đố anh nào tìm được như trường hợp của Vũ Đình Duy của công ty PVTex đang bị xem là “có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài” là một chỉ dấu nữa cho thấy một phong trào quan chức tìm cách đào tẩu thoát thân đang hình thành, và thậm chí công khai. Chỉ đến giữa năm 2016 quốc hội Việt Nam mới bất ngờ phát hiện một đại biểu quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở Cộng Hòa Malta, và đặt ra nhiều dấu hỏi về triển vọng “một đi không trở lại,” thì ngay sau đó vụ Trịnh Xuân Thanh trốn thoát thành công đã bùng nổ.

Ngay tại làng xã cũng có những hiện tượng xa hoa lãng phí như vậy. Vậy có thể kết luận rằng từ dưới lên trên đều lãng phí đến mức dân không chịu nổi nữa, ngày càng nghèo đói xác xơ. Há miệng kêu thì bị trù dập.

Tôi chỉ lấy một chuyện điển hình gần đây nhất.

Ăn từ cọng rác thải đến tiền của công nhân
Ngày 9-11 cho biết Đoàn Thanh Tra liên ngành tỉnh Tiền Giang đã có cuộc họp thông qua dự thảo kết luận thanh tra Công Ty Đô Thị TP Mỹ Tho.

Theo Đoàn Thanh tra, ngoài việc Công Ty Đô Thị Mỹ Tho được UBND Mỹ Tho hợp đồng thu gom rác và cân số lượng theo ký để quyết toán, doanh nghiệp này còn “sáng kiến” đến huyện Châu Thành thu gom rác và đưa thêm lá cây vào để cân nhằm tăng số lượng. Từ năm 2013-2016, công ty đã nâng số rác lên thêm hơn 8,000 tấn để quyết toán với UBND TP Mỹ Tho 1.8 tỉ đồng. Sau khi thanh tra vào cuộc, công ty đã nộp lại số tiền này. Ngoài ra, trong quá trình quyết toán tiền hóa chất xử lý rác thải tại bãi rác Tân Lập (huyện Tân Phước), Công ty Đô thị Mỹ Tho cũng nâng số tiền quyết toán từ 4.6 tỉ đồng lên 11 tỉ đồng VN ($480,000 Mỹ kim).

Đoàn Thanh Tra còn phát hiện số lượng rác thu gom tại TP Mỹ Tho báo với UBND TP ít nhưng khi quyết toán với Sở Tài chính thì nhiều với số tiền chênh lệch 3.3 tỉ đồng. Tổng số tiền sai phạm về kinh tế đến hơn 10 tỉ đồng. Kết quả thanh tra cũng cho thấy việc Công ty Đô thị Mỹ Tho thi công sửa chữa nhà cho gia đình cán bộ lãnh đạo gồm ba căn của người thân lãnh đạo và bốn căn nhà khác đã có nhiều sai phạm như không báo cáo chủ tịch HĐQT, kiểm soát viên, dự toán không đúng với bản thiết kế. Chỉ riêng bảy căn nhà này đã làm cho công ty lỗ 537 triệu đồng ($24,000). Ngoài ra, công ty còn liên doanh với 2 công ty khác để thi công hai tuyến đường, làm lỗ 175 triệu đồng.

Trả thù người tố cáo?
Theo một nguồn tin, cơ quan thanh tra cũng đã có kết quả điều tra ban đầu cho thấy dấu hiệu trù dập người tố cáo xảy ra ở công ty đô thị Mỹ Tho. Cụ thể, khi ông Lâm Thiện Tất, Đội phó Đội Xây dựng cầu đường và ông Trương Văn Long, Đội phó Đội Vệ sinh môi trường, phát hiện công ty tự đặt ra việc trừ lương công nhân mỗi tháng 1 triệu đồng/người để lấy tiền gửi ngân hàng và chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng của công nhân nên khiếu nại nhiều lần nhưng ban giám đốc đều phủ nhận, họ đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Cũng theo Đoàn Thanh tra, việc ông Nguyễn Công Khanh, phó giám đốc công ty, bị tố cáo “nhờ” công ty làm hai cây cầu và một đường nhựa vào nhà mình nhưng “quên” trả tiền là có thật. Theo đó, Đoàn Thanh tra đã yêu cầu ông Khanh nộp số tiền 33 triệu đồng cho công ty. Ngoài ra, Đoàn Thanh tra cũng xác minh việc công nhân mang hoa đến nhà lãnh đạo trong dịp Tết Nguyên đán bằng tiền của công ty là có thật và đề nghị thu hồi lại toàn bộ số tiền này.
Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất sau 10 năm ì ạch đang được đề nghị chuyển giao cho Tập đoàn Hòa Phát.
Đây là một trong những nhà máy trong danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm.
Ăn hàng trăm triệu đồng của công nhân
Đoàn Thanh tra cũng kết luận việc tố cáo công ty đô thị Mỹ Tho đã ăn chặn hàng trăm triệu đồng của công nhân là đúng sự thật. Theo đó, ba cán bộ Phòng Kế toán của công ty có hành vi chiếm đoạt, gồm: Trần Thị Thiện Mỹ (trưởng phòng) chiếm đoạt 145 triệu đồng, Nguyễn Thị Thùy Linh (phó phòng) chiếm đoạt 69 triệu đồng và Đinh Phạm Anh Thư (thủ quỹ) chiếm đoạt 147 triệu đồng...

Cuộc chạy đua xây dựng nông thôn mới làm tốn tiền dân.

700 tỷ đồng cho cuộc đua… xã nông thôn mới
Việc xảy ra tại hai xã Tam Sơn và Hương Mạc của thị xã Từ Sơn (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh- Lân cận Hà Nội), đang khiến người dân hoang mang. Hai xã này “ôm” khoản nợ 700 tỷ đồng ($30.5 triệu) với một doanh nghiệp để xây mới, sửa chữa một số công trình theo tiêu chuẩn làm nông thôn mới, góp thêm vào tình trạng sa lầy nợ của Bắc Ninh.

Bước sang năm 2016, dù nợ đã nhiều như vậy, nhưng để phấn đấu đưa 25 xã, đặc biệt là ba đơn vị cấp huyện là Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số vốn địa phương này tiếp tục huy động khoảng 1,220 tỷ đồng ($53 triệu) để thực hiện.

Và để có được kết quả này, cần đến hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước cũng như đóng góp của người dân đổ vào và Bắc Ninh cũng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về số tiền nợ hơn 613 tỷ đồng. Xây dựng nông thôn mới chỉ là thứ bệnh mê thành tích của các quan, hành hạ dân thôi, xây mới như thế không bằng để như cũ cho người dân tự làm, không cần đến các cơ quan nhà nước dính vào chỉ rách việc thôi. Hiện tượng chạy đua làm nhà văn hoá, hội trường, làm đường… để được công nhận nông thôn mới.
Nhà máy sơ sợi Đình Vũ, một trong những công trình ngàn tỷ đắp chiếu.
Dự án xử lý nước thải TP Cần Thơ có vốn đầu tư $22 triệu Mỹ kim nhưng không đáp ứng được điều kiện xả thải ra môi trường.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (nguyên Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội) cho biết, “Chúng tôi đi giám sát thì thấy ở rất nhiều xã, nợ xây dựng cơ bản đã vượt khả năng thanh toán” những ví dụ như Hương Mạc, Tam Sơn rất nhiều và đó chính là biểu hiện chạy theo thành tích. Thành tích là thứ để các quan tự sướng với nhau thôi, dân chẳng được gì ngoài sự đóng góp đến teo tóp da dầy cho cac quan tha hồ sướng.

Người dân càng choáng váng hơn khi nghe nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng vì 5 dự án nghìn tỷ đang thua lỗ "một ngày, một tháng rồi một năm". Hãy tạm kể vài nhà máy khổng lồ đang thoi thóp chết.

Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

1. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư $305 triệu do công ty cổ phần Hóa Dầu và Xơ Sợi Dầu Khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư;

2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư $96 triệu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung;

3. Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư $350 triệu đồng, do công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư;

4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư $130 triệu, do công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp và vận tải Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

5. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư $523 triệu với chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, tập đoàn Hóa Chất Việt Nam.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Bộ Công Thương sớm lập danh mục các dự án đầu tư đắp chiếu, có nguy cơ thua lỗ mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu tại phần giải trình. "Phải rạch ròi số này ra, vì thua lỗ một ngày, một tháng rồi một năm cộng lại thì sẽ là số vốn thất thoát rất lớn.”

Nhà máy xử lý nước thải $22 triệu vừa xây xong đã lạc hậu
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ thi công năm 2007, có công suất xử lý 30,000 m3 nước thải một ngày đêm, với vốn đầu tư hơn 19 triệu Euro, tương đương $22 triệu Mỹ kim. Trong đó, vốn vay ODA của Đức hơn 10.4 triệu Euro, còn lại là đối ứng từ ngân sách địa phương, do Công ty cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự kiến hoạt động năm 2010, nhưng đến nay nhà máy mới hoàn thành, chưa nghiệm thu.

Theo chủ đầu tư, đến nay hai tuyến cống thu gom nước thải Bắc và Nam Cần Thơ dài 23 km và các trạm bơm hoàn thành. Còn nhà máy xử lý nước thải tại quận Cái Răng mới vận hành thử nghiệm với khối lượng 2,000 m3 một ngày đêm. Nhưng nước thải sau khi xử lý chỉ đạt tiêu chuẩn cột B (tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp - giới hạn ô nhiễm cho phép).

Các quan đừng bịp nữa hãy công khai tất cả cho người dân biết. Các ông sẽ làm gì để bù đắp vào số tiền thua lỗ đó hay chỉ nói để cho có rồi thôi, cứ họp xong lại chễm chệ lên xe ra về đợi kỳ sau họp tiếp?

Người dân còn trông đợi gì vào các ông? Họp với hành liên miên có giải quyết được gì đâu. Chỉ khổ người dân thôi.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 21.11.2016

Khai Dân TríVăn Quang

2016/11/17

Nhật Ký Biển Đông: Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ

Nhật Ký Biển Đông: Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- BBC News ngày 1/11/2016: “Hai phi cơ chiến đấu tàng hình đã lướt qua 60 giây trên đầu nơi biểu diễn máy bay Zhuhai tổ chức tại Tỉnh Quảng Đông - nơi tụ họp lớn nhất của các nhà chế tạo máy bay và khách hàng. Trước đây loại máy bay này chỉ được các người viết chuyên đề (bloggers) qua các trang điện tử. Phi cơ chiến đấu J-20 là biểu tượng cho tham vọng của Bắc Kinh muốn hiện đại hóa và nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Loại máy bay J-20 do Nhóm Kỹ Nghệ Máy Bay Thành Đô chế tạo, nó có vẻ giống như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ mà nhà bình luận Bradley Perret của Aviation Week nói rằng đây rõ ràng là bước tiến quan trọng nâng khả năng tác chiến của không quân Trung Quốc.”

- Business Insider ngày 2/11/2016: “Một viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Nga nói với đài truyền hình Nga rằng Nga đã đưa Na Uy vào danh sách các quốc gia có thể bị Nga tấn công bằng bom nguyên tử sau khi Na Uy đồng ý để 330 thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tại đây. Trong khi đó Na Uy nói rằng phản ứng của Nga về 330 thủy quân lục chiến Mỹ làm nhiệm vụ huấn luyện tại Na Uy là lố bịch.”

Đây cũng là kinh nghiệm cho các quốc gia có quân ngoại nhập đóng trên đất nước mình. Hiện nay thủy quân lục chiến Mỹ đang đóng tại Darwin - Úc Châu. Nếu chiến tranh Mỹ-Hoa nổ ra, chắc chắn Úc sẽ nằm trong mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

- Washington Post (Hà Nội) ngày 7/11/2016: “Việt Nam và Ái Nhĩ Lan đã đồng ý gia tăng hợp tác về giáo dục giữa Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Đại Học Quốc Gia Cork, năng lượng thiên nhiên, dữ liệu về kỹ thuật và y tế nhân chuyến thăm viếng của Tổng Thống Michael Higgins. Tổng Thống Higgins và Chủ Tịch Trần Đại Quang đã thảo luận về việc hai quốc gia có thể trở thành nhịp cầu cho mối liên hệ phát triển với các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu và Đông Nam Á. Trong số thỏa hiệp được ký kết và chứng kiến bởi Ô. Quang và Ô. Higgins là ba dự án điện gió tại Miền Nam (Sóc Trăng) với tổng số đầu tư lên tới 2.2 tỉ đô-la.”

Tình hình Syria:
- UPI ngày 11/11/2016: “Trong cuộc gặp gỡ Thủ Tướng Nga Medvedev tại Jerusalem, Thủ Tướng Do Thái Netanyahu nói rằng Ba Tư không thể có bom nguyên tử, quân đội Ba Tư không thể có ảnh hưởng trong việc giải quyết cuộc nội chiến tại Syria.”

Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh “ngọn roi nhân quyền”. Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa.
Đây là lo ngại của Do Thái bởi vì nếu Ba Tư có ảnh hưởng lớn tại Syria thì chí nguyện quân Hezbola tại Li Băng sẽ mạnh lên mà Hezbola lại là kẻ tử thù của Do Thái. Do đó tình hình Syria ngày càng trở nên vô cùng phức tạp. Syria hiện nay đang bị các thế lực ngoại bang chi phối, từ Nga, Mỹ tới Ả Rập Sê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư nay tới Do Thái và trong tương lai có thể Trung Quốc sẽ can dự vào. Syria giống như cô Kiều lọt vào tay từ Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà tới Thúc Sinh, Từ Hải…thì đương nhiên đời hoa phải tan nát cuối cùng phải nhảy xuống Sông Tiền Đường để tự vẫn may mà được bà vãi Giác Duyên cứu vớt.

Tình hình Biển Đông:
- Reuters ngày 1/11/2016: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngưng kế hoạch bán 26,000 khẩu súng trường cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân sau khi Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin bày tỏ ý định phản đối vì những lo ngại vi phạm nhân nhân quyền của Phi Luật Tân.”

Có thể đây là biện pháp bắt đầu trả đũa của Mỹ, bởi vì vi phạm nhân quyền không phải lý do chính đáng để Mỹ ngưng bán vũ khí cho một đồng minh chí cốt. Mỹ bán cho Ả Rập Sê-út mấy chục tỉ đô-la vũ khí kể cả bom chùm CBU dù Ả Rập Sê-út là quốc gia vi phạm nhân quyền khủng khiếp và đối xử tệ hại với phụ nữ. Ô. Duterte là nhân vật hành động khó lường. Nếu Trung Quốc bán hoặc cho không Phi Luật Tân 26,000 khẩu súng trường- thực ra chẳng đáng giá bao nhiêu- thì thật bẽ bàng và bang giao Mỹ-Phi càng trở nên chua chát hơn. Ô. Ronald dela Rosa- giám đốc cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân nói rằng ông rất thích súng Mỹ vì đáng tin cậy nhưng đã nghĩ tới Trung Quốc là nhà cung cấp mới. Theo Reuters ngày 2/11/2016, “Tổng Thống Duterte đã quở trách Hoa Kỳ vì quyết định ngưng bán 26,000 khẩu súng trường cho Phi Luật Tân và gọi những người đứng sau quyết định là là điên khùng, trẻ con và có thể tìm mua từ Nga và Trung Quốc.”

Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh “ngọn roi nhân quyền”. Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa.

- AFP ngày 1/11/2016: “Mã Lai và Hoa Lục ký kết thỏa thuận về quốc phòng và cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau ở Biển Đông, dấu hiệu Thủ Tường Najib Razak ngả sang Trung Quốc khi mối bang giao với Mỹ sói mòn vì tai tiếng tham nhũng. Chuyến viếng thăm sáu ngày của Ô. Najib ghi dấu thêm một bước thoái bộ của sách lược Xoay Trục về Á Châu chỉ hai tuần sau khi Tổng Thống Duterte- một đồng minh lâu đời của Mỹ viếng thăm Trung Quốc với tinh thần hợp tác (with olive branch in hand). Hội kiến tại Nhân Dân Đại Sảnh, Ô. Najib và Ô. Tập Cận Bình đã ký chín thỏa thuận về quốc phòng, thương mại và các lãnh vực khác. Trước cuộc viếng thăm, Ô. Najib nói rằng chuyến viếng thăm này sẽ đưa liên hệ giữa hai quốc gia lên tầm cao lịch sử. Theo Reuters, báo chí Trung Quốc tường thuật rằng Ô. Najib còn nói, các cường quốc thực dân trước đây xin đừng lên tiếng dạy dỗ về các vấn đề nội bộ của các quốc gia mà họ đã có lần trục lợi. Ngoài ra Ô. Najib còn mời Ô. Tập Cận Bình thăm viếng Mã Lai.”

Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào “hên”, may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ.
Thực ra thì vấn đề tham nhũng của Ô. Najib không ảnh hưởng tới nền an ninh hay quyền lợi của Hoa Kỳ. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn cứ lên tiếng như thể mình là người cầm cân nảy mực về luân lý, đạo đức cho cả hành tinh này…cho nên mất lòng và từ đó mất dần đồng minh. Hoa Kỳ hành động như một ông hương cả ở trong làng, xách ba-toong, đi đâu cũng chỉ trích, phê phán chỗ này chỗ kia. Dân làng tuy ngán sợ uy quyền của ông, nhưng ai cũng chán ghét vì lúc nào cũng lên mặt dạy đời trong khi chuyện nhà của ông cũng nát bét.

- VOA News ngày 2/11/2016: “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice, Ngoại Trưởng John Kerry đã gặp Ô. Dương Khiết Trì- nhân vật nắm chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào ngày 1/11/2016 tại Nữu Ước, thỏa thuận giải quyết những khác biệt một cách xây dựng và mở rộng hợp tác trên những thách thức của khu vực và toàn cầu. Tòa Bạch Ốc đã đưa ra bản công bố ngắn nói rằng ba người đã gặp nhau ở Nữu Ước để duyệt lại những tiến triển mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại sự ổn cố và xây dựng cho quan hệ song phương giữa hai nước. “

Rõ ràng Ô. Obama đang theo đuổi chính sách hòa hoãn với Hoa Lục và có lẽ cũng chẳng còn chính sách nào khác hơn trong khi Hoa Lục đang đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á.

- VnExpress ngày 2/11/2016: “Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm nay dự lễ thả 17 ngư dân Việt Nam bị cáo buộc xâm phạm vùng biển Philippines. Tại lễ phóng thích, ông Duterte nói với các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ rằng ông đã ra lệnh xóa bỏ cáo buộc nhằm vào ngư dân Việt Nam do họ chỉ vào vùng biển Philippines để tránh thời tiết xấu. Theo AFP, mười bảy người đàn ông trên ba tàu cá bị bắt vào ngày 8 Tháng 9,2016.”

Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ô. Duterte không theo đuổi chính sách xa lánh Việt Nam cho dù đang hòa hoãn với Trung Quốc.

- Reuters ngày 8/11/2016: “Vị đại sứ Phi sắp nhậm chức tại Bắc Kinh nói rằng việc Hoa Lục cho phép ngư phủ Phi Luật Tân trở lại Bãi Cạn Scarborough chứng tỏ Hoa Lục tuân thủ phán quyết của Tòa Hague dù không chính thức thừa nhận.”

Hiện nay Hoa Lục, về phía đông bắc đang bị Mỹ bao vây bởi lực lượng quân sự đóng tại Nam Hàn, Nhật Bản. Còn về phía đông nam bị ngăn chặn bởi lực lượng Mỹ đóng ở Phi Luật Tân. Để ngư phủ Phi trở lại Bãi Cạn Scarborough là chuyện nhỏ, kéo Phi Luật Tân về phía mình và đẩy Mỹ ra khỏi Phi mới là món lợi lớn. Đây là kế “dùng con tép câu con cá”. Lời tuyên bố của ông tân đại sứ Phi cho thấy Hoa Lục đang ở thế thượng phong.

- Reuters ngày 10/11/2016: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte chúc mừng Ô. Trump đắc cử tổng thống và nói rằng ông sẽ ngưng cãi cọ với Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm viếng cộng đồng Phi Luật Tân tại Mã Lai, Ô. Duterte nói rằng Tôi muốn chúc mừng Ô. Trump. Muôn năm.“

Một số người trong nghành truyền thông Hoa Kỳ đã so sánh Ô. Trump với Ô. Duterte nhưng theo tôi sự so sánh này có vẻ gượng ép. Ngoại trừ lúc còn trẻ, từ lúc tranh cử cho tới nay Ô. Trump chưa bao giờ nói lời thô tục và chửi thề ai. Những lời tuyên bố nảy lửa của ông đều là những lời nói thẳng vào vấn đề của đất nước như: khủng bố Hồi Giáo, thất nghiệp, di dân bất hợp pháp, vấn đề hư đốn tham nhũng của các chính trị gia tại Hoa Thịnh Đốn, sự khống chế của các tập đoàn “vận động hành lang/đút lót cho các chính trị gia ” …và ông nói không hề giấu diếm theo kiểu “trung ngôn nghịch nhĩ” cho nên đã bị đối thủ bẻ quẹo và gán ghép. Do đó, một cách công bằng nhất chúng ta không thể so sánh Ô. Duterte với Ô. Trump và cũng không nên tiếp tục so sánh như vậy. Bây giờ Ô. Trump đã là tổng thống, chúng ta có quyền phê phán những gì ông sẽ làm cho đất nước Hoa Kỳ và liệu ông có đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới không. Và chúng ta cũng không nên bới móc thêm chuyện Bà Clinton đúng-sai, mà cần hướng về phía trước (move on) để quên đi quá khứ đau buồn. Nước Mỹ đã chia rẽ trầm trọng trong thời gian tranh cử, chúng ta không nên đào sâu thêm hố chia rẽ nữa. Muốn một đất nước hay một cộng đồng tan hoang thì cứ chia rẽ, phổ biến luận điệu chia rẽ, cổ vũ cho sự chia rẽ và nuôi dưỡng đầu óc, tư tưởng chia rẽ… thì đúng như câu nói, “United we stand, divided we fall”. Chính vì ý thức được điều này mà Bà Clinton đã gọi điện thoại chúc mừng Ô. Trump và đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc. Còn Ô. Obama cũng đã tiếp đón Ô. Trump tại Tòa Bạch Ốc để chuẩn bị bàn giao quyền lãnh đạo đất nước và giúp vị tân tổng thống chu toàn trách nhiệm và nhất là không để đất nước Hoa Kỳ - dù một giây một phút không có người lãnh đạo. Tất cả các chính trị gia Hoa Kỳ đều hành động như thế đã hơn 200 năm rồi.

Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho “đàn em” nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì “nhằm nhò” gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây.
Còn quần chúng, do quá thương yêu, tin tưởng vào một ứng cử viên nào đó thì vẫn còn bàng hoàng, chua xót khi kết quả bầu cử không đúng ý mình. Và họ có thể xuống đường biểu tình, đập phá. Nhưng những ai còn nghĩ đến tương lai của đất nước đều phải tự chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp. Tự do và dân chủ chỉ tồn tại trên nền tảng “trọng pháp”. Nếu kỷ cương và luật pháp tan vỡ thì lúc đó bạo lực sẽ lên ngôi, dân chủ tự do cũng chết theo và con người sẽ “nói chuyện” với nhau bằng súng đạn, bom tự sát và bằng bất cử phương tiện nào để tranh thắng. Tôi tin chắc rằng những cuộc biểu tình chống đối kết quả bầu cử đang diễn ra trên đất Mỹ rồi cũng sẽ tan biến để trả lại đời sống bình thường cho người dân. Nước Mỹ đang phải đối đầu với những vấn đề vô cùng khó khăn chứ không dễ dàng như người ta tưởng.

Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào “hên”, may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ.

Trước thực tế của nước Mỹ và tình hình thế giới đó, Ô. Trump có thể:

- Giữ nguyên quan hệ đồng minh chiến lược với NATO, Nhật Bản và Nam Hàn nhưng buộc các quốc gia này chia xẻ thêm trách nhiệm với Hoa Kỳ. Ô. Trump sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Abe vào tuần tới.

- Ông sẽ hủy bỏ hoặc giảm nhẹ cấm vận để đối lấy sự giàn binh bố trận của Nga tại vùng Baltic và Đông Âu…như thế tình hình căng thẳng với Nga tại Âu Châu sẽ giảm bớt. Hai Ô. Trump và Putin đã gọi điện thoại nói chuyện với nhau và thỏa thuận “Sẽ cùng làm việc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Mỹ - Nga. Theo điện Kremlin, tổng thống Putin đã tuyên bố sẳn sàng đối thoại với chính quyền mới của Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.

- Ông sẽ hợp tác với Nga để giải quyết vấn đề Syria, không đòi hỏi phải lật đổ Ô. Assad hầu tập trung nỗ lực tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Như thế số phận của phe phiến quân do Ô. Obama tài trợ, huấn luyện và nuôi dưỡng đã an bài. Trong diễn văn tranh cử, nhiều lần Ô. Trump nhấn mạnh chúng ta không biết họ (phe phiến quân) là ai, ý nói họ có thể là khủng bố hoặc khủng bố trá hình hoặc chỉ là một hình thức khác của “Nhà Nước Hồi Giáo” và có thể là “cục nợ” của Mỹ và đồng minh.

- Ông sẽ xét lại Hiệp Định NAFTA (Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ) hình thành dưới đời Ô. Bill Clinton để cứu nguy dòng chảy kỹ nghệ Hoa Kỳ ùn ùn rời bỏ đất nước qua Mễ Tây Cơ chế tạo hàng hóa rồi đem trở lại bán rẻ cho dân Mỹ, khiến xí nghiệp Mỹ đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp.

- Ông sẽ tăng thuế xuất hàng nhập cảng từ Hoa Lục để giải quyết vấn nạn thâm thủng mậu dịch lên tới 580 tỉ đô-la mỗi năm. Khi hàng nhập cảng từ Trung Quốc rẻ, hàng Mỹ chết. Khi hàng Trung Quốc đắt lên và nhiều khi là đồ dổm/rởm, thì kỹ nghệ chế tạo của Hoa Kỳ sống lại và dân chúng có công ăn việc làm.

- Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho “đàn em” nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì “nhằm nhò” gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây. Có lẽ rồi đây Ô. Trump cũng sẽ ghé thăm Việt Nam như ba ông Bush Con, Bill Clinton và Obama để tái cam kết “Hoa Kỳ vẫn là đồng minh tin cậy của các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ sẽ làm chủ Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho vùng này.” Theo tôi, Ô. Trump có thể hủy bỏ Hiệp Định NAFTA, nhưng nếu ông hủy bỏ Hiệp Định TPP sẽ là hành động tự sát. Trong khi cả thế giới đổ xô đến Đông Nam Á để hợp tác, làm ăn buôn bán mà Mỹ lại bỏ đi thì đó là hành động điên khùng. Qua những buổi thuyết trình của các cơ quan an ninh, tình báo về những vấn đề tối mật của quốc gia trong thời gian vừa qua, có thể Ô. Trunp đã nhìn thấy vấn đề. Trước đây khi tranh cử người ta đã đánh giá thấp Ô. Trump và đã thất bại. Nay ông thắng cử, thật lạ lùng, người ta vẫn cứ đánh giá thấp Ô. Trump. Chúng ta chờ xem những phỏng đoán trên có đúng hay không.

Đào Văn Bình
(California ngày 17/11/2016)

Khai Dân TríĐào Văn Bình