Nhật Ký Biển Đông: Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
- BBC News ngày 1/11/2016: “Hai phi cơ chiến đấu tàng hình đã lướt qua 60
giây trên đầu nơi biểu diễn máy bay Zhuhai tổ chức tại Tỉnh Quảng Đông -
nơi tụ họp lớn nhất của các nhà chế tạo máy bay và khách hàng. Trước
đây loại máy bay này chỉ được các người viết chuyên đề (bloggers) qua
các trang điện tử. Phi cơ chiến đấu J-20 là biểu tượng cho tham vọng của
Bắc Kinh muốn hiện đại hóa và nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Loại máy bay J-20 do Nhóm Kỹ Nghệ Máy Bay Thành Đô chế tạo, nó có vẻ
giống như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ mà nhà bình luận
Bradley Perret của Aviation Week nói rằng đây rõ ràng là bước tiến quan
trọng nâng khả năng tác chiến của không quân Trung Quốc.”
-
Business Insider ngày 2/11/2016: “Một viên chức cao cấp của Bộ Quốc
Phòng Nga nói với đài truyền hình Nga rằng Nga đã đưa Na Uy vào danh
sách các quốc gia có thể bị Nga tấn công bằng bom nguyên tử sau khi Na
Uy đồng ý để 330 thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tại đây. Trong khi đó
Na Uy nói rằng phản ứng của Nga về 330 thủy quân lục chiến Mỹ làm nhiệm
vụ huấn luyện tại Na Uy là lố bịch.”
Đây cũng là kinh nghiệm cho
các quốc gia có quân ngoại nhập đóng trên đất nước mình. Hiện nay thủy
quân lục chiến Mỹ đang đóng tại Darwin - Úc Châu. Nếu chiến tranh Mỹ-Hoa
nổ ra, chắc chắn Úc sẽ nằm trong mục tiêu tấn công của Trung Quốc.
-
Washington Post (Hà Nội) ngày 7/11/2016: “Việt Nam và Ái Nhĩ Lan đã
đồng ý gia tăng hợp tác về giáo dục giữa Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Đại
Học Quốc Gia Cork, năng lượng thiên nhiên, dữ liệu về kỹ thuật và y tế
nhân chuyến thăm viếng của Tổng Thống Michael Higgins. Tổng Thống
Higgins và Chủ Tịch Trần Đại Quang đã thảo luận về việc hai quốc gia có
thể trở thành nhịp cầu cho mối liên hệ phát triển với các quốc gia trong
Liên Hiệp Âu Châu và Đông Nam Á. Trong số thỏa hiệp được ký kết và
chứng kiến bởi Ô. Quang và Ô. Higgins là ba dự án điện gió tại Miền Nam
(Sóc Trăng) với tổng số đầu tư lên tới 2.2 tỉ đô-la.”
Tình hình Syria:
-
UPI ngày 11/11/2016: “Trong cuộc gặp gỡ Thủ Tướng Nga Medvedev tại
Jerusalem, Thủ Tướng Do Thái Netanyahu nói rằng Ba Tư không thể có bom
nguyên tử, quân đội Ba Tư không thể có ảnh hưởng trong việc giải quyết
cuộc nội chiến tại Syria.”
Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh “ngọn roi nhân quyền”. Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa. |
Đây là lo ngại của Do Thái bởi vì nếu
Ba Tư có ảnh hưởng lớn tại Syria thì chí nguyện quân Hezbola tại Li Băng
sẽ mạnh lên mà Hezbola lại là kẻ tử thù của Do Thái. Do đó tình hình
Syria ngày càng trở nên vô cùng phức tạp. Syria hiện nay đang bị các thế
lực ngoại bang chi phối, từ Nga, Mỹ tới Ả Rập Sê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư
nay tới Do Thái và trong tương lai có thể Trung Quốc sẽ can dự vào.
Syria giống như cô Kiều lọt vào tay từ Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh,
Bạc Hạnh, Bạc Bà tới Thúc Sinh, Từ Hải…thì đương nhiên đời hoa phải tan
nát cuối cùng phải nhảy xuống Sông Tiền Đường để tự vẫn may mà được bà
vãi Giác Duyên cứu vớt.
Tình hình Biển Đông:
- Reuters
ngày 1/11/2016: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngưng kế hoạch bán 26,000 khẩu
súng trường cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân sau khi Thượng Nghị Sĩ
Ben Cardin bày tỏ ý định phản đối vì những lo ngại vi phạm nhân nhân
quyền của Phi Luật Tân.”
Có thể đây là biện pháp bắt đầu trả đũa
của Mỹ, bởi vì vi phạm nhân quyền không phải lý do chính đáng để Mỹ
ngưng bán vũ khí cho một đồng minh chí cốt. Mỹ bán cho Ả Rập Sê-út mấy
chục tỉ đô-la vũ khí kể cả bom chùm CBU dù Ả Rập Sê-út là quốc gia vi
phạm nhân quyền khủng khiếp và đối xử tệ hại với phụ nữ. Ô. Duterte là
nhân vật hành động khó lường. Nếu Trung Quốc bán hoặc cho không Phi Luật
Tân 26,000 khẩu súng trường- thực ra chẳng đáng giá bao nhiêu- thì thật
bẽ bàng và bang giao Mỹ-Phi càng trở nên chua chát hơn. Ô. Ronald dela
Rosa- giám đốc cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân nói rằng ông rất thích
súng Mỹ vì đáng tin cậy nhưng đã nghĩ tới Trung Quốc là nhà cung cấp
mới. Theo Reuters ngày 2/11/2016, “Tổng Thống Duterte đã quở trách Hoa
Kỳ vì quyết định ngưng bán 26,000 khẩu súng trường cho Phi Luật Tân và
gọi những người đứng sau quyết định là là điên khùng, trẻ con và có thể
tìm mua từ Nga và Trung Quốc.”
Đây cũng là bài học đáng giá cho
các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để
tránh “ngọn roi nhân quyền”. Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng
Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung
Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn
toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua
năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ.
Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu
súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật
Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận
của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng
theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ
tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để
tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của
Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương
và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ
thì ở xa.
- AFP ngày 1/11/2016: “Mã Lai và Hoa Lục ký kết thỏa
thuận về quốc phòng và cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau ở Biển Đông,
dấu hiệu Thủ Tường Najib Razak ngả sang Trung Quốc khi mối bang giao với
Mỹ sói mòn vì tai tiếng tham nhũng. Chuyến viếng thăm sáu ngày của Ô.
Najib ghi dấu thêm một bước thoái bộ của sách lược Xoay Trục về Á Châu
chỉ hai tuần sau khi Tổng Thống Duterte- một đồng minh lâu đời của Mỹ
viếng thăm Trung Quốc với tinh thần hợp tác (with olive branch in hand).
Hội kiến tại Nhân Dân Đại Sảnh, Ô. Najib và Ô. Tập Cận Bình đã ký chín
thỏa thuận về quốc phòng, thương mại và các lãnh vực khác. Trước cuộc
viếng thăm, Ô. Najib nói rằng chuyến viếng thăm này sẽ đưa liên hệ giữa
hai quốc gia lên tầm cao lịch sử. Theo Reuters, báo chí Trung Quốc tường
thuật rằng Ô. Najib còn nói, các cường quốc thực dân trước đây xin đừng
lên tiếng dạy dỗ về các vấn đề nội bộ của các quốc gia mà họ đã có lần
trục lợi. Ngoài ra Ô. Najib còn mời Ô. Tập Cận Bình thăm viếng Mã Lai.”
Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào “hên”, may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ. |
Thực
ra thì vấn đề tham nhũng của Ô. Najib không ảnh hưởng tới nền an ninh
hay quyền lợi của Hoa Kỳ. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn cứ lên tiếng như thể mình
là người cầm cân nảy mực về luân lý, đạo đức cho cả hành tinh này…cho
nên mất lòng và từ đó mất dần đồng minh. Hoa Kỳ hành động như một ông
hương cả ở trong làng, xách ba-toong, đi đâu cũng chỉ trích, phê phán
chỗ này chỗ kia. Dân làng tuy ngán sợ uy quyền của ông, nhưng ai cũng
chán ghét vì lúc nào cũng lên mặt dạy đời trong khi chuyện nhà của ông
cũng nát bét.
- VOA News ngày 2/11/2016: “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia
Susan Rice, Ngoại Trưởng John Kerry đã gặp Ô. Dương Khiết Trì- nhân vật
nắm chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào ngày 1/11/2016
tại Nữu Ước, thỏa thuận giải quyết những khác biệt một cách xây dựng và
mở rộng hợp tác trên những thách thức của khu vực và toàn cầu. Tòa Bạch
Ốc đã đưa ra bản công bố ngắn nói rằng ba người đã gặp nhau ở Nữu Ước
để duyệt lại những tiến triển mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại sự ổn
cố và xây dựng cho quan hệ song phương giữa hai nước. “
Rõ ràng
Ô. Obama đang theo đuổi chính sách hòa hoãn với Hoa Lục và có lẽ cũng
chẳng còn chính sách nào khác hơn trong khi Hoa Lục đang đẩy Hoa Kỳ ra
khỏi vùng Đông Nam Á.
- VnExpress ngày 2/11/2016: “Tổng thống Phi
Luật Tân Rodrigo Duterte hôm nay dự lễ thả 17 ngư dân Việt Nam bị cáo
buộc xâm phạm vùng biển Philippines. Tại lễ phóng thích, ông Duterte nói
với các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ rằng ông đã ra lệnh xóa
bỏ cáo buộc nhằm vào ngư dân Việt Nam do họ chỉ vào vùng biển
Philippines để tránh thời tiết xấu. Theo AFP, mười bảy người đàn ông
trên ba tàu cá bị bắt vào ngày 8 Tháng 9,2016.”
Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ô. Duterte không theo đuổi chính sách xa lánh Việt Nam cho dù đang hòa hoãn với Trung Quốc.
-
Reuters ngày 8/11/2016: “Vị đại sứ Phi sắp nhậm chức tại Bắc Kinh nói
rằng việc Hoa Lục cho phép ngư phủ Phi Luật Tân trở lại Bãi Cạn
Scarborough chứng tỏ Hoa Lục tuân thủ phán quyết của Tòa Hague dù không
chính thức thừa nhận.”
Hiện nay Hoa Lục, về phía đông bắc đang bị
Mỹ bao vây bởi lực lượng quân sự đóng tại Nam Hàn, Nhật Bản. Còn về
phía đông nam bị ngăn chặn bởi lực lượng Mỹ đóng ở Phi Luật Tân. Để ngư
phủ Phi trở lại Bãi Cạn Scarborough là chuyện nhỏ, kéo Phi Luật Tân về
phía mình và đẩy Mỹ ra khỏi Phi mới là món lợi lớn. Đây là kế “dùng con
tép câu con cá”. Lời tuyên bố của ông tân đại sứ Phi cho thấy Hoa Lục
đang ở thế thượng phong.
- Reuters ngày 10/11/2016: “Tổng Thống
Phi Luật Tân Duterte chúc mừng Ô. Trump đắc cử tổng thống và nói rằng
ông sẽ ngưng cãi cọ với Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm viếng cộng đồng Phi Luật
Tân tại Mã Lai, Ô. Duterte nói rằng Tôi muốn chúc mừng Ô. Trump. Muôn
năm.“
Một số người trong nghành truyền thông Hoa Kỳ đã so sánh Ô.
Trump với Ô. Duterte nhưng theo tôi sự so sánh này có vẻ gượng ép.
Ngoại trừ lúc còn trẻ, từ lúc tranh cử cho tới nay Ô. Trump chưa bao giờ
nói lời thô tục và chửi thề ai. Những lời tuyên bố nảy lửa của ông đều
là những lời nói thẳng vào vấn đề của đất nước như: khủng bố Hồi Giáo,
thất nghiệp, di dân bất hợp pháp, vấn đề hư đốn tham nhũng của các chính
trị gia tại Hoa Thịnh Đốn, sự khống chế của các tập đoàn “vận động hành
lang/đút lót cho các chính trị gia ” …và ông nói không hề giấu diếm
theo kiểu “trung ngôn nghịch nhĩ” cho nên đã bị đối thủ bẻ quẹo và gán
ghép. Do đó, một cách công bằng nhất chúng ta không thể so sánh Ô.
Duterte với Ô. Trump và cũng không nên tiếp tục so sánh như vậy. Bây giờ
Ô. Trump đã là tổng thống, chúng ta có quyền phê phán những gì ông sẽ
làm cho đất nước Hoa Kỳ và liệu ông có đem lại hòa bình và ổn định cho
thế giới không. Và chúng ta cũng không nên bới móc thêm chuyện Bà
Clinton đúng-sai, mà cần hướng về phía trước (move on) để quên đi quá
khứ đau buồn. Nước Mỹ đã chia rẽ trầm trọng trong thời gian tranh cử,
chúng ta không nên đào sâu thêm hố chia rẽ nữa. Muốn một đất nước hay
một cộng đồng tan hoang thì cứ chia rẽ, phổ biến luận điệu chia rẽ, cổ
vũ cho sự chia rẽ và nuôi dưỡng đầu óc, tư tưởng chia rẽ… thì đúng như
câu nói, “United we stand, divided we fall”. Chính vì ý thức được điều
này mà Bà Clinton đã gọi điện thoại chúc mừng Ô. Trump và đọc diễn văn
chấp nhận thua cuộc. Còn Ô. Obama cũng đã tiếp đón Ô. Trump tại Tòa Bạch
Ốc để chuẩn bị bàn giao quyền lãnh đạo đất nước và giúp vị tân tổng
thống chu toàn trách nhiệm và nhất là không để đất nước Hoa Kỳ - dù một
giây một phút không có người lãnh đạo. Tất cả các chính trị gia Hoa Kỳ
đều hành động như thế đã hơn 200 năm rồi.
Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho “đàn em” nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì “nhằm nhò” gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây. |
Còn quần chúng, do quá
thương yêu, tin tưởng vào một ứng cử viên nào đó thì vẫn còn bàng hoàng,
chua xót khi kết quả bầu cử không đúng ý mình. Và họ có thể xuống đường
biểu tình, đập phá. Nhưng những ai còn nghĩ đến tương lai của đất nước
đều phải tự chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp. Tự do và dân chủ
chỉ tồn tại trên nền tảng “trọng pháp”. Nếu kỷ cương và luật pháp tan
vỡ thì lúc đó bạo lực sẽ lên ngôi, dân chủ tự do cũng chết theo và con
người sẽ “nói chuyện” với nhau bằng súng đạn, bom tự sát và bằng bất cử
phương tiện nào để tranh thắng. Tôi tin chắc rằng những cuộc biểu tình
chống đối kết quả bầu cử đang diễn ra trên đất Mỹ rồi cũng sẽ tan biến
để trả lại đời sống bình thường cho người dân. Nước Mỹ đang phải đối đầu
với những vấn đề vô cùng khó khăn chứ không dễ dàng như người ta tưởng.
Sau
giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho
dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có
vị tổng thống nào “hên”, may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp
của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang
phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq,
Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến
và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu
không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay
Mỹ.
Trước thực tế của nước Mỹ và tình hình thế giới đó, Ô. Trump có thể:
-
Giữ nguyên quan hệ đồng minh chiến lược với NATO, Nhật Bản và Nam Hàn
nhưng buộc các quốc gia này chia xẻ thêm trách nhiệm với Hoa Kỳ. Ô.
Trump sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Abe vào tuần tới.
- Ông sẽ hủy bỏ
hoặc giảm nhẹ cấm vận để đối lấy sự giàn binh bố trận của Nga tại vùng
Baltic và Đông Âu…như thế tình hình căng thẳng với Nga tại Âu Châu sẽ
giảm bớt. Hai Ô. Trump và Putin đã gọi điện thoại nói chuyện với nhau và
thỏa thuận “Sẽ cùng làm việc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Mỹ -
Nga. Theo điện Kremlin, tổng thống Putin đã tuyên bố sẳn sàng đối thoại
với chính quyền mới của Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, theo nguyên tắc tôn
trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
-
Ông sẽ hợp tác với Nga để giải quyết vấn đề Syria, không đòi hỏi phải
lật đổ Ô. Assad hầu tập trung nỗ lực tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Như
thế số phận của phe phiến quân do Ô. Obama tài trợ, huấn luyện và nuôi
dưỡng đã an bài. Trong diễn văn tranh cử, nhiều lần Ô. Trump nhấn mạnh
chúng ta không biết họ (phe phiến quân) là ai, ý nói họ có thể là khủng
bố hoặc khủng bố trá hình hoặc chỉ là một hình thức khác của “Nhà Nước
Hồi Giáo” và có thể là “cục nợ” của Mỹ và đồng minh.
- Ông sẽ xét
lại Hiệp Định NAFTA (Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ) hình thành dưới
đời Ô. Bill Clinton để cứu nguy dòng chảy kỹ nghệ Hoa Kỳ ùn ùn rời bỏ
đất nước qua Mễ Tây Cơ chế tạo hàng hóa rồi đem trở lại bán rẻ cho dân
Mỹ, khiến xí nghiệp Mỹ đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp.
-
Ông sẽ tăng thuế xuất hàng nhập cảng từ Hoa Lục để giải quyết vấn nạn
thâm thủng mậu dịch lên tới 580 tỉ đô-la mỗi năm. Khi hàng nhập cảng từ
Trung Quốc rẻ, hàng Mỹ chết. Khi hàng Trung Quốc đắt lên và nhiều khi là
đồ dổm/rởm, thì kỹ nghệ chế tạo của Hoa Kỳ sống lại và dân chúng có
công ăn việc làm.
- Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự
ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách
nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi,
Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối
cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á
Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục.
Ông phải cho “đàn em” nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì
nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống
thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu
tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ
mỗi năm thì “nhằm nhò” gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang
là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á
một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại
Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa
cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà
thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc
nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân
cuộc họp sắp tới đây. Có lẽ rồi đây Ô. Trump cũng sẽ ghé thăm Việt Nam
như ba ông Bush Con, Bill Clinton và Obama để tái cam kết “Hoa Kỳ vẫn là
đồng minh tin cậy của các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ sẽ làm chủ Thái
Bình Dương để bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho vùng này.” Theo tôi, Ô.
Trump có thể hủy bỏ Hiệp Định NAFTA, nhưng nếu ông hủy bỏ Hiệp Định TPP
sẽ là hành động tự sát. Trong khi cả thế giới đổ xô đến Đông Nam Á để
hợp tác, làm ăn buôn bán mà Mỹ lại bỏ đi thì đó là hành động điên khùng.
Qua những buổi thuyết trình của các cơ quan an ninh, tình báo về những
vấn đề tối mật của quốc gia trong thời gian vừa qua, có thể Ô. Trunp đã
nhìn thấy vấn đề. Trước đây khi tranh cử người ta đã đánh giá thấp Ô.
Trump và đã thất bại. Nay ông thắng cử, thật lạ lùng, người ta vẫn cứ
đánh giá thấp Ô. Trump. Chúng ta chờ xem những phỏng đoán trên có đúng
hay không.
Đào Văn Bình
(California ngày 17/11/2016)
Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |
No comments:
Post a Comment