2011/07/28

Sự hình thành Cộng đồng Người Việt Hải ngoại


Sự hình thành Cộng đồng Người Việt Hải ngoại


Trần Gia Phụng

(Trình bày tại Viện Việt Học, California ngày 23-7-2011)


Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp, người Việt ra nước ngoài tập thể: Ví dụ khi nhà Lý sụp đổ năm 1225, hoàng thân Lý Long Tường (nhà Lý) lo ngại bị nhà Trần đàn áp, nên cùng đoàn tùy tùng qua Triều Tiên lập nghiệp năm 1226. Năm 1789, vua Quang Trung chiến thắng oanh liệt ở Đống Đa; vua Lê Chiêu Thống (nhà Lê) sợ bị trả thù, liền cùng các cận thần qua Trung Hoa lưu vong.

Dưới thời Pháp thuộc, trong thế chiến I (1914-1918) và thế chiến II (1939-1945), Pháp đưa hàng trăm ngàn binh sĩ Việt qua Pháp chiến đấu. Sau khi chiến tranh chấm dứt, một số người ở lại bên đó sinh sống rải rác nhiều nơi. Ngoài ra, trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhiều người Việt bị thực dân Pháp mộ phu, đưa qua quần đảo Tân Calédonie, ngoài khơi Thái Bình Dương, rồi ở luôn bên đó.

Tuy đã nhiều lần ra nước ngoài, nhưng chưa lần nào người Việt tổ chức thành cộng đồng như Cộng đồng Người Việt Hải ngoại (CĐNVHN) sau năm 1975.


1. Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính đưa đến sự thành lập CĐVNHN sau năm 1975.

Thứ nhất là sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 30-4-1975, khiến nhiều người Việt bỏ nước ra đi.

Thứ hai, người Việt di tản và vượt biên có cùng một mẫu số chung là tỵ nạn cộng sản, nên người Việt tự động tập họp với nhau, đầu ít, sau nhiều và dần dần đưa đến sự hình thành CĐNVHN.


2. Di tản và vượt biên

Cuộc ra đi lần nầy của người Việt có thể chia thành bốn giai đoạn. Những số liệu dưới đây dựa vào thống kê của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees = UNHCR)

Giai đoạn 1: Trước khi cộng sản kiểm soát được Sài Gòn ngày 30-4-1975 và sau đó vài ngày sau nữa, khoảng 150,000 người di tản ra nước ngoài, trong đó 140,000 qua Hoa Kỳ, 10,000 đến các nước Âu Châu và các nước khác.

Giai đoạn 2 (từ 1975 đấn 1979): Khi người Việt ra nước ngoài đông đảo, nhất là qua Hoa Kỳ, tổng thống Gerald R. Ford (thay thế tổng thống Richard Nixon từ chức tháng 8-1974) ban hành đạo luật "Indochina Migration and Refugee Act" (Đạo luật về Di trú và Tỵ nạn Đông Dương) được quốc hội thông qua ngày 23-5-1975, theo đó "những người Nam Việt Nam và Cao Miên được phép nhập cư vào Hoa Kỳ theo một quy chế đặc biệt và sẽ được trợ cấp để tái định cư." Các tổ chức thiện nguyện như Civitan International, The United States Conference of Catholic Bishops, The International Rescue Committee, và The Church World Service, sẽ bảo trợ những người đến định cư.(1)

Từ tháng 6-1975 đến 1979, tổng cộng 326,000 người Việt vượt biên , trong đó có 311,400 thuyền nhân, và 14,600 người đi bằng đường bộ qua Cambodia, Thái Lan.(2) Người ta ra đi nhiều trong thời gian nầy vì Đỗ Mười, bí thư trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), vào Nam năm 1978, phát động chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, nhưng thực chất là đánh giới tư sản, kể cả tư sản người Việt gốc Hoa. Trong các tháng 3 và 4-1978, khoảng 30,000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa bị đóng cửa.(Wikipedia: "Thuyền nhân".) Vì vậy, nhiều người Việt gốc Hoa đóng vàng cho nhà nước CS để được thoát khỏi Việt Nam theo chương trình ra đi "bán chính thức". Phía Trung Quốc gọi là "nạn kiều".

Giai đoạn 3 (từ 1980 đến 1989, trước thời điểm UNHCR ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên): Trước tình hình người Việt ra đi tỵ nạn đông đảo trên đây, chính phủ Hoa Kỳ ban hành thêm đạo luật "Refugee Act" (Đạo luật Tỵ nạn) ngày 17-3-1980 nhằm "cung cấp quy chế có tính cách hệ thống và vĩnh viễn để tiếp nhận và tái định cư một cách hiệu quả người tỵ nạn dựa trên những nhu cầu nhân đạo đặc biệt." (3)

Trong giai đoạn nầy, khoảng 450,000 người ra đi, gồm có 428,500 thuyền nhân và 21,500 người đi đường bộ, đến các đảo Hồng Kông, Palawan (Phi Luật Tân), Bidong (Malaysia), Galang (Indonesia), các trại ở Thái Lan, rồi từ đó đi định cư khắp thế giới.

Giai đoạn 4 (từ 1990 đến 1995, tức từ khi Liên Hiệp Quốc khóa sổ năm 1989 cho đến lúc giải tán vĩnh viễn các trại tỵ nạn năm 1996): Số người ra đi vẫn tiếp diễn, tổng cộng khoảng 63,100 người, trong đó 56,400 là thuyền nhân và 6,700 người đi đường bộ.

Như thế từ khi Sài Gòn bị cưỡng chiếm ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, trong bốn đợt ra đi, tổng số người Việt bỏ nước ra đi, theo thống kê của UNHCR là 989,100 người, cả đường biển lẫn đường bộ. Số người tử nạn trên đường vượt biên không thể thống kê chính xác được. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.

Những người di tản đầu tiên ngay sau ngày 30-4-1975, được đi định cư tương đối dễ dàng. Những người vượt biên sau đó phải trải qua nhiều thủ tục khó khăn rườm rà mới được đi định cư.

Trong giai đoạn đầu, thoát khỏi Việt Nam, người vượt biên đến tạm cư ở những nước lân cận Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Phi Luật Tân, Hồng Kông... và phải trải qua các thủ tục sau đây: Thứ nhất, là UNHCR phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn nầy, người vượt biên phải chứng minh mình đúng là nạn nhân của chế độ cộng sản, mới được đi định cư. (Người nào không chứng minh được thì không được chấp nhận quy chế tỵ nạn.) Thứ hai, người tỵ nạn còn phải qua cuộc phỏng vấn của đại diện nước mà đương sự muốn xin đi định cư (Hoa Kỳ, Canada, Úc...). Nếu được chấp nhận mới có thể lên đường.

Năm 1989, UNHCR quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn Malaysia, Indonesia, Phi Luật Tân, Hồng Kông. Từ đây các thuyền nhân phải trải qua một cuộc thanh lọc chặt chẽ hơn, phải chứng minh đầy đủ giấy tờ là cá nhân hay gia đình thực sự bị chế độ cộng sản ngược đãi. Vượt qua cuộc thanh lọc (tức "đậu thanh lọc"), đương sự mới được đi định cư, nếu không vượt qua cuộc thanh lọc (tức "hỏng thanh lọc"), đương sự sẽ bị trả về Việt Nam. Những người đậu thanh lọc còn phải qua thêm một cuộc phỏng vấn của phái đoàn quốc gia mình muốn xin định cư, và nếu bị bác đơn thì phải xin đi nước khác.


3. Ra đi có trật tự, H.O., con lai, du học, xuất khẩu lao động

Ngoài đa số người ra đi bằng thuyền, còn có khá nhiều người ra đi bằng đường hàng không, theo hai chương trình O. D. P. và H.O. Orderly Departure Program viết tắt là O. D. P. tức chương trình "Ra đi có trật tự" do thân nhân bảo lãnh, bắt đầu từ 1979.

Văn phòng O.D.P. lúc đầu mở tại Bangkok, thủ đô Thái Lan vào tháng 1-1980. Chương trình O.D.P. đã đưa gần 500,000 người Việt tái định cư ở Hoa Kỳ. Văn phòng O.D.P. ở Bangkok ngưng nhận hồ sơ từ ngày 14-9-1994 và đến năm 1999 thì văn phòng nầy đóng cửa. Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ đây phụ trách việc xin cứu xét hồ sơ bảo lãnh.(4)

H.O. là chữ người Việt thường dùng để gọi chương trình The Special Released Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư cựu tù cải tạo được phóng thích), hay còn gọi là Humanitarian Operation Program (Chương trình H.O.). Chương trình nầy bắt đầu từ năm 1989, do chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho các nhân viên và quân nhân VNCH bị ba năm tù cộng sản trở lên, cùng gia đình, tái định cư tại Hoa Kỳ. Có tài liệu cho rằng từ 1989 đến 2002, số cựu tù nhân chính trị cùng thân nhân, kể cả những người đi theo diện tỵ nạn trong chương trình Tu chính án McCain (McCain Amendment Program), đến Hoa Kỳ định cư lên đến hơn 210,000 người.(5)

Bên cạnh đó, còn có chương trình "Con lai" Mỹ. Trẻ Lai Mỹ được chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa là "Ngoại kiều sinh tại Việt Nam sau ngày 1 tháng 1 năm 1962 và trước ngày 1 tháng 1 năm 1976 và có cha là công dân Hoa Kỳ" . Số con lai Mỹ cùng gia đình đến Hoa Kỳ định cư lên đến khoảng 100,000 người.(6)

Thêm vào đó, sau năm 1975 có một số người ra đi do du học hoặc xuất khẩu lao động qua Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi chế độ cộng sản tại các nước nầy sụp đổ vào những năm 1990-1991, nhiều sinh viên du học hay những người xuất khẩu lao động đã xin ở lại tỵ nạn. Số nầy lên đến khoảng trên 100,000 người (số liệu trong nước cho biết khoảng 300,000 người), rải rác ở Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungaria, Đông Đức... Hiện nay nhiều người trong số nầy đã chuyển qua các nước phương tây định cư.


4. Cộng đồng Người Việt Hải ngoại

Dầu di tản hay vượt biên từ năm 1975, hoặc ra đi theo các chương trình O.D.P., H.O., hay xin tỵ nạn từ các nước Đông Âu, và dầu hiện nay người Việt ở hải ngoại theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng căn nguyên của tất cả người Việt ở hải ngoại trên thế giới hiện nay đều mang tính cách chung là người Việt tỵ nạn cộng sản. Như thế căn cước của Cộng đồng người Việt hiện nay trên thế giới là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Nếu ai cho rằng mình không phải là người tỵ nạn cộng sản thì đã được mời về nước ngay từ đầu. Chính vì cùng một mẫu số chung (tỵ nạn cộng sản), người Việt dễ dàng thông cảm nhau và dần dần tập họp lại với nhau thành những nhóm nhỏ (hội đồng hương, hội đồng nghiệp…), rồi tập họp thành CĐNVHN, chứ sau ngày 30-4-1975, những thành viên cũ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thành lập chính phủ lưu vong nhằm quy tụ người Việt.

Người Việt tỵ nạn tập trung đông nhất tại Hoa Kỳ, sau đó đến Úc Châu, Canada và Âu Châu. Có một số ít ở vài nước Á Châu như Nhật, Singapore, Phi Luật Tân. Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê dân số năm 2007 cho thấy người Mỹ gốc Việt là 1,642,950, chiếm 0,55% dân số Hoa Kỳ.(7) Người Việt vốn quen với khí hậu nắng ấm miền nhiệt đới ở Việt Nam, nên sau khi nhập cư vào Hoa Kỳ, tạm thời ổn định đời sống, người Việt thường tìm đến sinh sống ở các tiểu bang nắng ấm miền nam Hoa Kỳ như California, Florida, Texas. Tại California, ở Orange County, các thành phố Garden Grove, Westminster, Santa Ana, Fountain Valley họp thành trung tâm Little Sài Gòn, được xem là thủ đô của người Việt tỵ nạn trên thế giới.

Tính chung, tổng số người Việt ở hải ngoại hiện nay được ước lượng khoảng ba triệu người. Dân số nầy sẽ còn tăng nữa theo thời gian. Nhờ sống tại các nước TỰ DO DÂN CHỦ, người Việt hải ngoại có điều kiện học hỏi, phát triển khả năng, đỗ đạt nhiều và đỗ đạt cao, làm việc chăm chỉ, nên người Việt càng ngày càng thành công tại các nước định cư. Nhờ thế CĐNVHN nhanh chóng lớn mạnh.

Về phương diện tôn giáo, người Việt hải ngoại tiếp tục theo những tôn giáo ở trong nước, và phát triển tôn giáo của mình một cách mạnh mẽ. Nhiều chùa Việt được xây dựng khắp nơi trên thế giới. Nhiều họ đạo Ky-Tô có nhà thờ riêng cho người Việt. Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo được tự do truyền đạo và hành đạo, không bị đàn áp, ngược đãi như hiện nay ở trong nước.

Về phương diện văn hóa, tại bất cứ nước nào, các cộng đồng người Việt hiện nay đều hoạt động tự phát rất tích cực. Ở một số địa phương, Việt ngữ trở nên một môn học chính thức trong học đường. Nhiều
trường dạy tiếng Việt cho con cháu được mở ra. Tuy không phải là quê hương ruột thịt của mình, nhưng ở một số thị trấn, sinh hoạt hầu như hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Nhờ hệ thống chính trị tự do dân chủ nơi quê người, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, nghiên cứu, tiểu thuyết, báo chí người Việt hải ngoại rất đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Nếu tính theo tỷ lệ dân số, thì ở hải ngoại, văn hóa phát triển mạnh mẽ hơn trong nước hiện nay. Nếu tính theo chiều không gian, thì báo chí, tác phẩm văn học Việt Nam ở hải ngoại bao trùm rộng rãi cả thế giới. Từ Mỹ Châu, qua Âu Châu, đến Úc Châu. Ngoài những tác giả viết sách bằng tiếng Việt, nhiều tác giả viết sách bằng tiếng nước ngoài, cũng như nhiều tác phẩm Việt ngữ đã được dịch ra tiếng nước ngoài.

Về phương diện chính trị, sau khi tạm ổn định đời sống nơi vùng đất mới, đồng bào tỵ nạn hải ngoại tiếp tục cuộc tranh đấu chống cộng đang còn dang dở. Lúc đầu, nhiều người tham gia phong trào võ trang chiến đấu, tìm đường trở về phục quốc. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan cũng như khách quan, các phong trào nầy đã thất bại. Sau đó, theo cách thức tranh đấu tại các nước tự do dân chủ, người Việt quay qua vận động chính trị bất bạo động và chống cộng sôi nổi khắp nơi trên thế giới.

Sau hai thập niên tỵ nạn, sang đầu thế kỷ 21, CĐNVHN bắt đầu đi vào chính lưu (mainstream) sinh hoạt chính trị tại những nơi mình sinh sống. Nhiều người Việt Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Pháp … đắc cử vào các Hội đồng địa phương, các cơ quan hành pháp và lập pháp ở mọi cấp.

Về phương diện kinh tế, người Việt vốn thông minh, chăm chỉ, cần cù, chịu khó, tiết kiệm, giản dị, nên khá thành công trong sinh hoạt kinh tế, đóng góp không ít vào các nước định cư. Hiện nay, nhìn chung đời sống người Việt ở hải ngoại tương đối sung túc, nhất là những người lập nghiệp từ năm 1975. Một số người Việt bắt đầu làm chủ các cơ xưởng vừa, một số bước vào giới triệu phú nhỏ.


5. Biểu tượng Cộng đồng Người Việt Hải ngoại

Khi rời đất nước ra đi tìm dự do, người Việt mang theo trong trái tim mình toàn bộ hình ảnh quê hương gia đình, bà con, bạn bè thân thiết và đặc biệt hình ảnh tượng trưng cho chế độ dân chủ tự do mà mình đã sống, dù chế độ đó chưa được hoàn thiện: đó là lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ của Quốc Gia Việt Nam và sau đó Việt Nam Cộng Hòa.

Trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng đều có làm lễ chào cờ quốc gia địa phương và chào cờ VNCH. Dần dần, khi đi vào chính lưu dòng sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Việt vận động các cấp lập pháp địa phương thừa nhận lá cờ VNCH là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Việt.

Đầu tiên, ngày 19-2-2003, thành phố Westminster ở California ra nghị quyết số 3750, thừa nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của Cộng đồng Việt Nam Westminster. Từ đó, nhiều thành phố và nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ đã theo gương Westminster, thừa nhận biểu tượng của CĐNVHN. Cho đến năm 2009, trên toàn nước Mỹ, có 14 tiểu bang, 7 quận hạt (county) và 88 thành phố công nhận Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của CĐNVHN.(8)


6. Ảnh hưởng của CĐNVHN đối với Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu được hình thành, CĐNVHN chẳng những đóng góp cho các nước mình đang định cư, mà còn tác động ngược trở về trong nước.

Về kinh tế, sau khi định cư, người Việt cặm cụi làm ăn vừa để nuôi sống gia đình, vừa để có tiền gởi về giúp thân nhân. Lúc đầu là những thùng quà và chuyển ngân bất hợp pháp qua các tư nhân. Sau đó, những đại lý chuyển tiền mọc ra khắp nơi.

Số tiền gởi về càng ngày càng nhiều. Theo nguồn tin của đài phát thanh RFA ngày 05-01-2011, thì vào năm 2010, số tiền người Việt ở nước ngoài gởi về giúp đỡ thân nhân và đầu tư lên đến khoảng 8 tỷ Mỹ kim. (Web đài RFA, trang lưu trữ, ngày 5-01-2011.) Dầu số tiền nầy chỉ để giúp bà con, gia đình, nhưng gia đình là đơn vị căn bản của xã hội, nên viện trợ cho gia đình còn có nghĩa là viện trợ cho xã hội, do đó số tiền lớn lao nầy cũng đã nâng đỡ rất nhiều nền kinh tế hiện nay trong nước. (Năm 1975, để có thể tiếp liệu cho chiến trường, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, xin chính phủ Hoa Kỳ viện trợ 300 triệu Mỹ kim, mà Quốc hội Hoa Kỳ từ chối.)

Về chính trị, CĐNVHN là những người tỵ nạn CS. Lập trường của đại đa số trong CĐNVHN là lập trường chống cộng. CĐNVHN luôn luôn vinh danh lá Cờ vàng ba sọc đỏ và đồng thời chận đứng sự xuất hiện của cờ CS. Nơi nào có cờ CS xuất hiện là CĐNVHN kiếm cách triệt hạ ngay.

Đặc biệt hơn, vào tháng 5-2004, Hội đồng hai thành phố Westminster và Garden Grove ở Little Sài Gòn đã ra "Nghị quyết không hoan nghênh" (Unwelcome Resolution) buộc cơ quan Cảnh sát địa phương phải thông báo cho Hội Đồng Thành phố trước mười bốn ngày để xin bảo vệ an ninh khi có phái đoàn chính thức của CHXHCNVN đến viếng thăm thành phố.

Ngoài ra, CĐNVHN theo dõi thật sát những diễn tiến chính trị ở trong nước, lên án những vụ vi phạm nhân quyền, những cuộc bắt giam tù nhân lương tâm của nhà nước cộng sản. Những cuộc vận động nầy phần nào tác động đến nhà cầm quyền CS, làm cho họ giảm bớt việc thủ tiêu, hay đàn áp đẫm máu những nhà tranh đấu đối lập như trước đây, đồng thời tạo nên điểm tựa tinh thần, yểm trợ những phong trào đòi hỏi dân chủ ở trong nước.

Ở hải ngoại, sống trên đất nước tự do, mỗi người có quyền tự do suy nghĩ, hành động độc lập, nên trong CĐNVHN có một thiểu số muốn "hòa giải hòa hợp" với cộng sản. Những người nầy có hai lý do: Hoặc họ cộng tác làm ăn với một số tổ chức nước ngoài đang qua Việt Nam đầu tư, nhất là từ khi chính phủ Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1995. (Chính phủ hay thương nhân nước ngoài hành động theo quyền lợi của riêng họ.) Hoặc chính những người nầy trực tiếp về Việt Nam đầu tư kinh doanh, đưa sản phẩm về tiêu thụ, in ấn sách vở. Tốt nhất, những ai muốn hòa hợp hòa giải với chế độ cộng sản trong nước, nên đem vợ con, gia đình về hẳn trong nước sinh sống, thì sẽ có cơ hội tận hưởng được sự hòa hợp hòa giải nầy, chứ đừng ở nước ngoài xúi người khác làm những điều đầu môi chót lưỡi.

Bên cạnh đó, nhà nước cộng sản Việt Nam đang cố gắng tuyên truyền để triển khai thực hiện nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị đảng CSVN, nhắm lôi cuốn người Việt định cư ở nước ngoài trở về hợp tác với nhà nước CSVN và chia rẽ CĐNVHN. Tuy nhiên, nghị quyết nầy không đạt được tác dụng như ý của CSVN vì qua tin tức gia đình, qua mạng lưới thông tin quốc tế, qua lời truyền miệng của những người đã từng về Việt Nam, CĐNVHN nắm biết rất rõ thực trạng độc tài, tham nhũng và nhất là hèn nhát đối với Bắc Kinh của chế độ hiện nay ở trong nước.

Về văn hóa, khi chiếm được miền Nam, Cộng sản Việt Nam đốt sách miền Nam, quyết tâm tiêu diệt nền văn hóa dân tộc cổ truyền còn được bảo lưu ở miền Nam, và thay thế bằng văn hóa Mác-xít. Ai cũng thấy rõ tình trạng văn hóa và giáo dục đang càng ngày càng suy đồi. Trong khi đó, ra nước ngoài, người Việt làm tất cả các cách phát huy nền văn hóa tự do, nhân bản, khai phóng cổ truyền của dân tộc. Trên nền tảng văn hoá dân tộc, người Việt hải ngoại còn được thêm cơ hội học hỏi, nghiên cứu văn hóa các nước trên thế giới, tạo thành dòng văn hóa và văn học Việt Nam hải ngoại hết sức sinh động.

Ngoài sự tiếp xúc văn hóa trong đời sống bình thường giữa người Việt trong và ngoài nước (thăm viếng, du lịch), dòng văn hóa và văn học Việt Nam hải ngoại được đưa lên các mạng lưới toàn cầu, truyền về trong nước, góp phần làm dồi dào đời sống văn hóa trong nước, giúp mở mang kiến thức giới trẻ, vốn bị CS nhồi sọ trong nền văn hóa Mác-xít.


Kết luận


Sự thành lập CĐNVHN là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, thông thường, khi chiến tranh xảy ra, người ta bỏ xứ đi nơi khác để tránh lửa đạn; đến khi hòa bình trở lại, người ta hồi hương về chốn cũ. Đàng nầy, sau ngày 30-4-1975, chiến tranh chấm dứt, hòa bình trở lại mà người Việt lại bỏ xứ ra đi hết sức đông đảo. Đây là nghịch lý thứ nhất.

Thứ hai, nghịch lý thứ hai là khi người Việt bỏ nước ra đi, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngăn chận, bắn giết, tù đày, ngược đãi, sỉ nhục, chửi mắng những người di tản và vượt biên. Ngay ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn đã lên đài phát thành Sài Gòn gọi những người di tản là "phản quốc". Trong khi đó, khi được tái định cư ở một nước khác, người Việt nhanh chóng xây dựng đời sống mới. Chẳng những đóng góp cho quê hương thứ hai của mình, chính những người Việt bị gọi là phản quốc đó đã gởi tiền về cứu giúp thân nhân trong nước, từ đó cứu vãn luôn nền kinh tế suy sụp bấp bênh của Việt Nam dưới chế độ cộng sản.

Thứ ba, khi ra nước ngoài từ 1975, nhờ cùng mẫu số chung là tỵ nạn cộng sản, người Việt hải ngoại dần dần tự động tập họp thành CĐNVHN. Càng ngày CĐNVHN càng phát triển, đưa đến nhiều ảnh hưởng quan trọng ngược về trong nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, và thúc đẩy những thay đổi hiện nay ở trong nước.

Trước đây, trong lịch sử thế giới, những người Trung Hoa hải ngoại đã giúp nâng cao trình độ hiểu biết chính trị về thế giới của những người trong nước, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Sau đó, những người Ba Lan lưu vong từ năm 1945, đã cổ võ, viện trợ và thúc đẩy cuộc cách mạng ở Ba Lan vào cuối thập niên 80 vừa qua.

Với đà phát triển như hiện nay, chắc chắn CĐNVHN tiếp tục lớn mạnh và tiếp tục tác động mạnh hơn nữa vào xã hội trong nước, cũng như tiếp tay với những phong trào đòi hỏi dân chủ ở trong nước, nhằm chấm dứt chế độ độc tài cộng sản, mới mong xây dựng một nước Việt Nam tự do, độc lập và phú cường./.


Trần Gia Phụng



1. Đợt nầy đa số là người Việt gốc Hoa vượt biên, theo phong trào "bán chính thức". Khoảng một nửa số qua Trung Quốc, lúc đó đang đối đầu với Việt Nam cộng sản. Số còn lại qua Hồng Kông và các đảo Đông Nam Á.
2. Người Việt Trẻ, "Người Việt tỵ nạn và định cư", bài 3: "Các làn sóng tỵ nạn Việt Nam", Người Việt Online, California, ngày 28-10-2004.
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Orderly_Departure_Program
4. Phan Đức Thông, "Những làn sóng người Việt định cư tại Hoa Kỳ" (http://www.ninh-hoa.com/LuatDiTruNhungLansongTiNan.htm
)
5. David Lamb, "Children of the Vietnam War", Smithsonian Magazine, Washington DC, June, 2009. Tạp chí nầy được đưa lên web site: http://www.smithsonianmag.com/people-places. Bài báo nầy cho biết số con lai khoảng 26,000 người đi cùng với gia đình và bà con khoảng 75,000 người. Theo tác giả Huỳnh Kim Khánh (New Jersey) viết ngày 17-7-2004, Đàn Chim Việt Online Edition đăng lại ngày 28-11-2010 thì từ 1979 đến 1999 những ngơời đến Hoa Kỳ theo chương trình con lai là 89.700 người
6. Wikipedia, "Người Việt ở Mỹ". Năm 2007, tổng dân số Hoa Kỳ là 301 triệu. Năm 2010, tổng dân số Hoa Kỳ là 308, 745, 538 người.
7. Diễn đàn sinh viên Quân y, , bài "Tin tức thời sự: Khuyên các cụ".


2011/07/26

Mối nguy hại mới từ Trung Quốc !

Mối nguy hại mới từ Trung Quốc !


Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại VN đều có sử dụng thiết bị của Huawei.


Theo nguồn tin của Thanh Niên, Huawei đã ký hợp đồng với hai đối tác ở VN về việc triển khai mạng HSPA+. Theo đó, Huawei sẽ đặt hàng ngàn trạm gốc ở Hà Nội, Đà Nẵng và một phần của khu vực TP.HCM. Dựa trên trạm thu phát gốc BTS tiên tiến thế hệ thứ 4 của công ty và khả năng HSPA+/UMTS, mạng 3G này sẽ cho phép việc cung cấp tốc độ băng rộng di động rất nhanh, lên đến 21 Mb/s cho khách hàng. Theo như tuyên bố của Huawei, mạng HSPA+ mới ở VN này sẽ là một trong những mạng 3G nhanh nhất thế giới .

Trả lời câu hỏi liệu có nguy cơ về an ninh thông tin từ những thiết bị mạng do Huawei cung cấp hay không, đại diện Công ty MobiFone cho biết thời gian qua cũng nhận được những thông tin nêu trên qua báo chí. Nhưng đó là những thông tin không xuất phát từ các đơn vị có chức năng kiểm định chất lượng mạng di động nên công ty cũng khó đánh giá được mức độ chính xác đến đâu. Tuy nhiên, MobiFone khẳng định qua thời gian sử dụng 5-7 năm nay thì các thiết bị vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, công ty và đối tác Huawei đã có quy trình và phương án phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thông tin cho người dùng.

Không chỉ nổi tiếng với việc cung cấp các thiết bị mạng, Huawei hiện cũng nổi lên với việc cung cấp hàng loạt thiết bị đầu cuối cho người dùng như điện thoại di động Smartphone, bao gồm sử dụng nhiều mạng khác nhau như UMTS, GSM, CDMA và TD-SCDMA; máy tính bảng; thiết bị di động như WiMax, USB 3G… Đại diện nhà mạng Vinaphone cho rằng những sản phẩm đầu cuối như ĐTDĐ, USB 3G hay máy tính bảng là những thiết bị có cấu trúc đơn giản, rất dễ kiểm tra và hầu như không có khả năng gây nguy cơ mất an toàn thông tin hay có hại cho người dùng.

Trong khi đó ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Công ty an ninh mạng BKAV, cho rằng các nhà cung cấp hoàn toàn có khả năng đưa vào thiết bị mạng những tính năng ẩn để điều khiển hoạt động của mạng thông tin. Vì vậy đối với hạ tầng mạng quan trọng của một quốc gia (ví dụ như trong quân đội) thì nhiều nơi chi tiền mạnh tay để có thể tự thiết lập mạng riêng của mình. Trong trường hợp sử dụng thiết bị mạng mua ngoài thì phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng từ các cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí nhà mạng phải giám sát và kiểm tra mã nguồn, hệ điều hành để đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thông tin cho người sử dụng.

Một chuyên gia viễn thông tại TP.HCM cho rằng vấn đề an ninh thông tin mạng cần phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Bởi bản thân mỗi nhà mạng chỉ lo hoạt động kinh doanh và đôi khi giá cả lại quyết định việc chọn nhà cung cấp mà không nghĩ đến các vấn đề xa hơn.


Đài Loan cấm, Mỹ, Ấn Độ ngăn chặn

Tờ Taipei Times cuối tháng trước đưa tin Cơ quan quản lý viễn thông Đài Loan (NCC) áp đặt lệnh cấm các nhà cung cấp mạng viễn thông đảo này sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi do Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei cung cấp do có nhiều lo ngại về an ninh thông tin. Nhiều công ty viễn thông nổi tiếng của Đài Loan như Asia Pacific Telecom (APT), Vibo, Taiwan Mobile và Far EasTone được cho là đã mua các thiết bị từ Huawei. Theo Taipei Times, một số thiết bị viễn thông của Huawei đang bị hải quan Đài Loan tạm giữ để điều tra. Một phát ngôn viên của NCC khẳng định bất cứ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào của Đài Loan muốn sử dụng các thiết bị mạng cốt lõi nhập từ các nhà cung cấp Trung Quốc đều phải được sự chấp thuận của cơ quan này và Cục Điều tra Đài Loan.

Không chỉ tại Đài Loan, Huawei cũng bị kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ. Hồi tháng 2, tập đoàn này phải ngưng thỏa thuận trị giá 2 triệu USD mua lại Công ty công nghệ máy chủ 3Leaf. Ủy ban theo dõi đầu tư nước ngoài của Mỹ đã ngăn cản thỏa thuận trên sau khi đánh giá về những rủi ro an ninh có thể xảy ra. Tháng 8 năm ngoái, 8 nghị sĩ thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cũng gửi thư cho chính phủ phản đối việc Huawei nhận hợp đồng cung cấp thiết bị mạng trị giá hàng tỉ USD cho nhà mạng lớn thứ ba của Mỹ là Sprint Nextel.

Theo tờ The Wall Street Journal, Sprint Nextel đã phải loại trừ cả Huawei lẫn một nhà cung cấp thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE khỏi dự án nâng cấp trị giá khoảng 8,5 tỉ USD. Một số quan chức quân sự Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị của Huawei hoặc ZTE để phá vỡ và đánh chặn thông tin liên lạc của nước này. The Wall Street Journal dẫn một tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rõ: "Bộ Quốc phòng rất quan ngại về năng lực mạng đang trỗi dậy của Trung Quốc hoặc bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào".

Ấn Độ cũng có những quan ngại tương tự đối với Huawei. Theo tờ Financial Times, từ năm ngoái, chính quyền New Delhi đã ngăn chặn việc mua sắm các thiết bị viễn thông từ Huawei cũng như các nhà cung cấp Trung Quốc khác vì lý do an ninh quốc gia. Cũng trong năm ngoái, Úc chính thức bày tỏ lo ngại về rủi ro an ninh đối với các thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp. Trang tin TelecomsEurope dẫn lời các chuyên gia an ninh cảnh báo việc triển khai các thiết bị viễn thông của Trung Quốc có thể dẫn đến nguy cơ mạng lưới thông tin quốc gia bị xâm nhập.


Phát triển quá "thần kỳ"

Một trong những lý do khiến nhiều nước lo ngại Huawei chính là việc tập đoàn này đã phát triển quá "thần kỳ" trong một thời gian ngắn. Được thành lập vào năm 1987 bởi ông Nhậm Kiến Phi, một cựu sĩ quan Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc với số vốn ban đầu tương đương 4.700 USD (theo tỷ giá thời điểm đó), Huawei nhanh chóng vươn lên trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất nước và lớn thứ hai thế giới vào năm 2009. Tập đoàn này đang đề ra mục tiêu đạt doanh thu 100 tỉ USD trong 10 năm tới.

Theo Reuters, Huawei cùng ZTE đã được nuôi dưỡng từ chính sách quốc gia của Trung Quốc để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới viễn thông của nước này. Từ cơ sở vững chắc trong nước, Huawei lấn sang thị trường các nước đang phát triển ở châu Phi, Mỹ La-tinh và đích cuối cùng là thị trường các nước phát triển. Tập đoàn này được chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ mạnh mẽ dưới hình thức các khoản vay ưu đãi trị giá nhiều tỉ USD. Reuters dẫn lời ông Fred Hochberg, Chủ tịch Eximbank Mỹ, cho hay Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cung cấp cho Huawei một khoản tín dụng lên đến 30 tỉ USD. Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng có nhiều cơ sở để thấy Chính phủ Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Huawei trong một chiến lược dài hạn.


Ngô Minh Trí - Thủy Lưu

Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK

Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK

Trường Sơn Lê Xuân Nhị


Như thế là mọi người đều đã biết, ông NCK đã về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đã tiêu diêu miền cực lạc, hay đã về Nước Chúa, hay nói một cách…không quân hơn, là đã cất cánh bay về một cõi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng "Ông" để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, mình không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không còn khả năng để tự vệ cho mình. Người Quốc Gia mình hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.

Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi vì tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau gì thì cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm thì đã là một cái chết bình thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ gì cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đã không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu. Tôi chẳng buồn vì thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK thì là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.

Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đã nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi lòng mình, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có mình tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại còn bênh vực NCK như thằng chó đẻ ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng mày rồi sẽ biết tay tao.)

Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc gì lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ý đến những chuyện này, thậm chí, còn nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.

Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Tòa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đã tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào phòng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đãi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đãi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quý nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.

Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đãi trang trọng như thế.

Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free vì sự có mặt của NCK.

Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối thì lương ba cọc ba đồng, những người làm văn phòng thì lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, còn bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng mình có thể làm được việc gì đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nhìn Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hãnh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi thì có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.

Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền hình phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Mãi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá vãng cũ, tự đánh bóng mình một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan gì đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.

Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi thì thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu vì tình thương Tổ quốc. Ngu vì chúng tôi còn biết làm người, còn có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là gì. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút thì ngày xưa, tôi, 17 tuổi đã không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút thì tôi đã không xông pha giữa hòn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù vì tội "bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn" (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần vì những tội gì? Muốn biết thêm thì hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi thì xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ vì không vá được, ai đã lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được vì có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lý Bửng, trưởng phòng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhã hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng vì tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà gì. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt thòi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)

Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì Kỳ đã bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ gì ngoài chuyện lo cho gia đình đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đã nói, trong thế giới mù thì thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.

Kỳ dến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …

Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tròn bổn phận mình.

Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nhìn xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, "Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?"

Kỳ nói ngay:
-Anh lấy cho tôi chai rượu.
Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đã quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền "Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho."
Tôi liền đi hỏi "Chai Rượu cho ông tướng" nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nhìn thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo vì trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng mình cũng làm tròn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.

Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nhìn thấy chai rượu, có lẽ vì không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn vì nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có thì giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.

Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè thì có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em thì có những tay nổi tiếng như Lý Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân còn yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo "Tiếng Nước Tôi", tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.

Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…

Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đã định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá còn giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính thì sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.

Mới nhìn qua thì ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.

Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu thì chẳng ai dám nói sự thật.

Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường thì những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy lòng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. Vì nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa còn chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.

Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại còn huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi vì tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo "Ngư Phủ". DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.

Ngày tờ "Ngư Phủ" ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa thì ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: "Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ còn nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm gì biết đọc mà anh lại làm báo?" DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.

Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai thì NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.

Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:

1/ Trên cõi đời này, làm việc gì cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói thì hay nhưng không bao giờ dám thò tay ra làm một việc gì. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra thì phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đãi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở lì ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đã bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào còn có thể sống được.

2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ thì người ta càng ghét Kỳ.)

3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.

Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ thì cũng coi như mình đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đòi uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn mình, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: "Vợ của bạn là mẹ của mình." Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.

Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.

Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Mãi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi Cò Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề vì đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng mình đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, "Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn." Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, "Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai thì mình chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá."

Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nhìn NCK. Lúc ấy tôi đã có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi thì liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai còn để ý đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:
-Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.

Dĩ nhiên, Kỳ đã quên mất chuyện tôi đã chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:
-Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.
-Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.
Tôi nói thẳng:
-Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.
-Tại vì sao?
Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:
-Chú mày cương quá, không được.
Tôi trả lời:
-Thôi thì bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.
Tôi để ý lúc ấy Cò Quế nhìn tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi đéo ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi thì tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.

Nhưng NCK lại cười, nói:
-Anh muốn hỏi thì cứ hỏi đi.
-Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?
Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:
-Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…

Câu nói này hình như tôi nghe thấy quen quen. Thì ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đã nói câu này quá nhiều "Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…." Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, mãi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết vì sao.

NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:
-Ồ, thì anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ gì. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…
Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:
-Thằng Bùi Tín là cái gì mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?
Kỳ giơ tay ra:
-Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn thì sao?
Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:
-Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là gì?
Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận vì đã trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:
-Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….

Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.

Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rõ hơn thì xin gọi điện thoại cho Cò Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông cò Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?

Ngày đó, dù Kỳ làm gì đi nữa thì tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đến khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC thì tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói gì đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nhìn thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng thình, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu mình chết, mình nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo mình. Chết một mình là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu gì chết) Không có gì quan trọng và cao quí hơn tổ quốc mình. Tôi đã viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đã nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.

Nhưng thôi, bây giờ, như đã nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẽ không còn tự vệ được cho mình. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay vì là thằng Kỳ.

Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau gì tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự)./.

 
Trường Sơn Lê Xuân Nhị

NÓI QUA VỀ EMAIL

NÓI QUA VỀ EMAIL


    Ngày nay, email là một trong những khái niệm quen  thuộc và không thể thiếu với người dùng Internet. Nhưng chúng ta biết gì về  lịch sử ra đời và phát triển của email?
 
  Cùng khám phá trong bài viết  dưới đây.40 năm trước, bức thư điện tử (Electronic Mail - Email) đầu tiên  được gửi đi, đánh dấu sự ra đời của một trong những khái niệm quan trọng  nhất của tương lai. Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển,  email đã có nhiều bước thăng trầm, để trở thành phương tiện  giao tiếp  rộng rãi nhất thế giới ngày nay. Cùng khám phá những bí mật thú vị về sự phát triển của email trong bài viết dưới đây.

    -  1971,
 

Ray Tomlinson, kỹ sư máy tính người Mỹ, người được xem là "cha  đẻ" của email, đã gửi  đi bức thư điện tử đầu tiên trong lịch sử trên hệ thống mạng ARPANET  (tiền thân của mạng Internet), với nội dung: "QWERTYUIOP"
(toàn bộ chuỗi  ký tự trên dòng đầu tiên của keyboard), giữa 2 máy tính được đặt sát  cạnh nhau. Ray Tomlinson, "cha đẻ" của thư điện tử Đặc  biệt, Tomlinson đã sử dụng ký tự"@" để phân cách giữa tên người dùng  và tên của máy tính. Từ đó, ký tự "@" được sử dụng trong các địa chỉ  email, để phân cách giữa tên sử dụng và tên miền của dịch vụ email.

 - Năm 1976, nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị (Anh) là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng email.

 - Năm 1978, bức email có nội dung quảng  cáo đầu tiên trên thế giới được gửi đi, thông qua các hệ thống mạng của chính phủ và của các trường đại học.

 - Năm 1982,  "email" (viết tắt của Electronic Mail - Thư điện tử) lần đầu tiên được sử dụng. Cũng trong năm này, biểu tượng :-), biểu tượng mặt cười đầu tiên và cũng  phổ biến nhất hiện nay được tạo ra bởi Scott Fahlman, một giáo sư máy  tính của trường đại học Carnegie Mellon.

Scott Fahlman, người tạo ra biểu tượng mặt cười đầu tiên trên thế giới

 -  Năm 1997, khi email bắt đầu dần trở thành một dịch vụ quen thuộc của  người sử dụng, "gã khổng lồ" Microsoft đã nhìn thấy một tương lai tươi  sáng của email,  nên bỏ ra số tiền 400 triệu USD để mua lại dịch vụ cung cấp email  HotMail.

 Cũng trong năm này, Microsoft cho ra mắt phần mềm quản lý email Microsoft Outlook.

Tháng  10/1997, Yahoo! trình làng dịch vụ email của riêng mình và nhanh chóng  trở thành một trong những dịch vụ email lớn nhất thế giới.

 - Năm 1998, hãng phim Warner Bros sản xuất bộ phim "You've Got Mail"  (Bạn có thư), với nội dung xoay quanh chuyện tình của 2 người làm quen  với nhau  qua email, với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên  nổi tiếng Tom Hanks. Bộ phim "You've Got Mail" với sự tham gia diễn xuất của nam diễn viên

 
Tom Hanks Bộ phim đã gặt hại được rất nhiều thành công và mang về  cho Warner Bros số tiền 250 triệu USD, kỷ lục dành cho một bộ phim vào thời điểm bấy giờ. Cũng  trong năm này,  "Spam" (thư rác) cũng được đưa vào trong từ điển  tiếng Anh Oxford, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của email.

 - Năm 1999, một bức email lừa đảo, với nội dung cho biết Bill Gates  (người giàu nhất thế giới thời điểm bấy giờ), dự tính sẽ chia sẻ toàn bộ  gia tài của mình cho người dùng Internet. Bức email này ngay lập tức  được lan truyền đến hàng triệu người sử dụng Internet.

- Năm 2003, tổng thống Mỹ George Bush đã ký vào đạo luật đầu tiên về  giới hạn việc sử dụng email cho các dịch vụ thương mại và quảng cáo để  ngăn chặn nạn Spam thư rác.

 - Năm 2004, các chữ  viết tắt như LOL  (cười sảng khoái) và nhiều chữ  viết tắt khác thường được sử dụng trong email được đưa vào từ điển  tiếng Anh Oxford.

 - 21/3/2004, Google lần đầu tiên thử nghiệm dịch vụ  email Gmail của mình dưới dạng Beta. Chỉ những ai được mời mới có thể  tham gia thử nghiệm dịch vụ này, và mỗi tài khoản Gmail lại được cung  cấp tối đa 50 thư mời đến những người dùng khác. Hiện nay, trong tài  khoản Gmail vẫn còn giữ lại chức năng gửi thư mời để tham gia Gmail. Gmail ra đời và nhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu .Đến năm 2007, Gmail mới chính thức bỏ mác "beta" để trở thành dịch vụ email mở cửa cho tất cả mọi người tham gia. Giờ đây, Gmail đang là dịch vụ email có  lượng người dùng lớn nhất trên thế giới.

 - Năm 2008, Barack  Obama (khi đó là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13 triệu địa  chỉ email của người dùng tại Mỹ. Obama đã sử dụng các địa chỉ email thu  thập được, cũng như các dịch vụ mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ như  MySpace hay Youtube để kêu gọi sự ủng hộ của người dân Mỹ. - Ngày nay, email trở thành một phần không thể thiếu của người dùng  Internet. Tất cả mọi thông tin, mọi cập nhật… đều được gửi đi một cách  nhanh chóng qua email. Email đã trở thành một phương tiện  giao tiếp không thể thiếu ngày nay Có thể nói, email là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng  lớn nhất đến cuộc sống hiện đại mà công nghệ đã từng tạo ra./.

2011/07/23

Thông bạch Vu Lan báo ân Cha mẹ và cứu khổ quần sinh của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

******************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@free.fr

Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************
 
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 22.7.2011
Thông bạch Vu Lan báo ân Cha mẹ và cứu khổ quần sinh của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
 
 
PARIS, ngày 22.7.2011 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật gíáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch Vu Lan của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, để phổ biến.
 
Xin đăng tải nguyên văn Thông bạch ấy như sau :
 
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. Sài gòn
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Phật lịch 2555                                                           Số : 03/VHĐ/TB/XLTV
 
 

THÔNG BCH VU LAN

 
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 
Kính bạch chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni,
Kính thưa quý Thiện tín Cư sỹ Phật tử,
 
 
Đại lễ Vu Lan vừa là dịp nhắc nhớ chúng ta tinh thần báo ân nhưng đồng thời cũng là để nhấn mạnh đến hạnh nguyện cứu khổ. Với Phật giáo, đối tượng cứu độ không giới hạn trong phạm vi thân thuộc mà mở rộng đến vô lượng vô số chúng sanh không phân biệt thân thù.
 
Chúng ta được sinh ra trong cảnh giới nào đều do những nghiệp duyên của chính chúng ta tạo tác. Bởi thế, những thực tại khổ đau chỉ được chuyển hóa bằng công năng hành trì và thực nghiệm chánh pháp. Vì vậy, "Khi làm việc gì hãy nghĩ đến hậu quả của nó". Chuyện Mục Liên Thanh Đề là một bài Pháp rất cần suy gẩm.
 
Thế giới đang đối diện với nhiều nan đề, từ cuộc khủng hoảng kinh kế, chính trị, giáo dục, môi sinh...đến con người. Xã hội loài người đang phải đương đầu với nạn nghi ngờ, căn thẳng, sợ hãi, thù hận... Hận thù đã giết chết tình người và biến cuộc sống trở thành vô nghĩa. Riêng tại Việt Nam, đất nước đang đối diện với nhiều thảm họa, nguy cấp nhất là họa ngoại xâm. Tình hình biển Đông mỗi ngày một sôi động vì đó là địa bàn kinh tế, chiến lược trọng yếu của các nước siêu cường.
 
Thực tế lịch sử cho thấy, chiến tranh là hủy diệt và hậu quả là đau thương. Vì thế, các quốc gia liên hệ cần ý thức rõ hiểm họa to lớn của chiến tranh, phải thấy cái giá mà các nước lâm chiến phải trả là rất đắt. Không những tiêu hao về mặt vật chất, tiền bạc, mà quan trọng hơn, sự thiệt hại về nhân mạng là một tổn thất không gì bù đắp được. Dầu hỏa, khí đốt tuy có giá trị, nhưng không giá trị bằng mạng sống con người.
 
Muốn thật sự giải quyết tận gốc mọi vấn nạn, chúng ta cần ý thức rằng, ngoài việc tuân thủ các Công ước Quốc tế, điều quan trọng là, mỗi cá thể, mỗi quốc gia cần nhận thức rõ mối hiểm họa xuất phát từ những tham vọng quyền lực. Tham ái là nguyên nhân của mọi khổ hoạn. Ở đâu có tham vọng, hận thù, ở đó có bất ổn, khổ đau. Vũ khí có thể giết người nhưng tăng thêm thù hận, chỉ có tình thương mới xoá bỏ được hận thù. Hãy đặt phúc lợi lâu dài của nhân loại lên trên mọi tham vọng cá nhân và phe nhóm. Không có nền hòa bình nào không phải trả một giá tương ứng, tuy nhiên, đó là sự hy sinh cao quí, rất cần thiết, cho sự an lạc và hạnh phúc lâu dài của nhân loại.
 
Đức Phật đã từng sống trong rừng núi nhiều năm, suốt hơn bốn thập niên rày đây mai đó với hai bàn tay trắng nhưng Ngài đã sống rất an lạc, rất hòa bình, lý do vì đức Phật đã trải Từ tâm đến tất cả muôn loài.
 
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện, tôi khuyến thỉnh toàn thể Tăng, Tín đồ trong và ngoài nước hãy dụng công hành trì chánh pháp, nỗ lực thắp sáng trí giác, phát huy hơn nữa bản thệ đại Từ bi của Bồ tát Địa Tạng để đền đáp bốn ân và cứu lấy nỗi khổ của muôn loài.
 
Tôi chân thành kêu gọi những ai tự nhận lãnh đạo đất nước hãy đặt quyền lợi quốc dân lên trên quyền lợi của Đảng, chỉ có sức mạnh tổng họp của đại khối dân tộc mới đủ sức gìn giữ giang sơn bờ cõi và chỉ có tình nghĩa đồng bào chứ không là đồng chí mới có khả năng hàn gắn vết thương vốn phát sinh từ phạm trù ý hệ cục bộ.
 
Từ nơi đang bị quản thúc, với tất cả năng lực thanh tịnh, xin họp nhất với năng lực thanh tịnh của thập phương Tăng, nhất tâm cầu nguyện thất tổ cửu huyền cùng quá khứ đa sinh phụ mẫu, liệt thánh tử đạo, chư chiến sỹ vị quốc vong thân, đồng bào nạn nhân chiến cuộc, chư oan hồn uổng tử nương nhờ pháp lực siêu sinh nơi miền Phật quốc.
 
Trong sự kỳ vọng thiết tha, xin nhất tâm cầu nguyện thế giới chung sống hòa bình, dân tộc sớm hưởng tự do, nhân quyền và dân chủ.
 
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả tác đại chứng minh.
 
Thanh Minh Thiền Viện, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

2011/07/22

KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRONG PHẬT GIÁO

KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRONG PHẬT GIÁO

Đồng Thành

Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.

Khác với khuynh hướng suy nghiệm của các triết gia Tây phương, người Ấn thường trầm tư về thời gian trong trạng thái tĩnh hơn là động. Kinh nghiệm nhận thức đã tạo cho họ lối suy diễn sâu sắc rằng dù rằng vạn hữu trong thế gian luôn vận hành và biến đổi, nhưng tự thể của chúng vẫn thường còn và không bị chi phối bởi những biến dịch không ngừng của vũ trụ. Các bậc hiền triết Ấn không chỉ dừng lại ở những nhận định như: "Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông" (như Heraclitus) hay: "Chảy mãi như thế này ngày đêm không ngừng nghỉ ư?" (như Khổng Tử) mà xuyên qua sự biến dịch đó họ truy tầm về yếu tính của dòng sông, tìm về cái trầm lặng trong ào ạt, cái bất biến trong đổi thay để từ đó suy gẫm về một sự an bình miên viễn trong cuộc sống của mình.

Hơn hai ngàn năm trước, khi tĩnh tọa dưới cội bồ đề bên bờ sông Ni-liên-thiền, cũng từ sự quán chiếu thâm sâu về sự tương duyên và biến dịch đó của vạn hữu, đức Phật đã thành tựu được tri kiến như thật về vạn pháp trong thế gian. Tri kiến siêu việt đó đã giúp Ngài đoạn trừ những triền phược và hoài nghi để từ đó thành tựu được quả vị giác ngộ tối thượng. Nhận thức đó về lý duyên khởi của các pháp đã là đề tài mà đức Phật thường giảng dạy trong hầu hết các pháp thoại của Ngài và nó cũng được xem là nền tảng cho mọi nhận thức về thời gian theo quan điểm Phật giáo.

Khi đề cập đến vấn đề thời gian và những khía cạnh liên quan đến thế giới, đức Phật thường dạy rằng với tri kiến hạn cuộc và tâm thức còn đầy dẫy vọng tưởng của mình, con người không thể nào thấu hiểu một cách tường tận về vấn đề khởi nguyên của vũ trụ. Con người chỉ có thể hiểu một cách tổng quát rằng sự hình thành và hoại diệt của thế giới diễn ra trong nhiều khoảng thời gian dài (thuật ngữ Phật giáo gọi là kiếp) khác nhau. Về sau, căn cứ vào tính chất, thời gian, và chủng loại của sự biến dịch của các pháp, các truyền thống Phật giáo phân chia thành nhiều loại kiếp khác nhau như: Đại kiếp và Tiểu kiếp (Luận Đại Trí Độ); Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp (Luận Đại Tỳ Bà Sa); Hoại kiếp, Thành Kiếp, Trung Kiếp và Đại kiếp (Luận Câu Xá); Trung kiếp, Thành kiếp, Trụ Kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp và Đại kiếp (Luận Chương Sở Tri)… thời gian của mỗi kiếp trong mỗi cảnh giới thường tùy thuộc vào cộng nghiệp của chúng sanh trong cảnh giới ấy. Thông thường vũ trụ được tồn tại trên nguyên tắc chung là: "Khi cái này tồn tại, cái kia cũng tồn tại; khi cái này sinh, cái kia sinh; khi cái này không tồn tại, cái kia không tồn tại; khi cái này diệt, cái kia diệt."(Kinh Phật Tự Thuyết). Về bản chất, nguyên lý duyên khởi mà đức  Phật tuyên thuyết khác hẳn với lý nhân duyên trong truyền thống Áo Nghĩa Thư. Theo suy diễn của truyền thống này, bản ngã là cốt tủy của vạn hữu. Vạn hữu tồn tại được là vì tự tính của chúng (bản ngã) vốn thường hằng, bất biến và luôn tồn tại. Điều này cũng có nghĩa là trong nhân vốn dĩ đã có quả, tương lai vốn có mặt trong hiện tại. Trên cơ sở đó các tư tưởng gia của Áo Nghĩa Thư cho rằng nhờ sự khảo sát hiện tại ta có thể dự đoán chắc chắn về tương lai. Theo họ, tương lai chẳng qua là những gì đang ẩn náu trong hiện tại.

Nguyên lý tương duyên mà đức Phật tuyên thuyết không giống như thế. Mệnh đề trên của Kinh Phật Tự Thuyết có ý nghĩa tương đương với mệnh đề điều kiện và nó cho thấy rằng những sự kiện diễn ra trong tương lai không thể được tiên đoán một cách chắc chắn. Vì lý do đó khả năng ngoại cảm về tương lai ít được đề cập trong Phật giáo Nguyên thủy. Trong kinh tạng Nikaya có hai lần đức Phật đưa ra lời tiên đoán chắc chắn là: người đã chứng quả Dự Lưu thì trong tương lai sẽ đạt được giác ngộ (Trường Bộ I); và những ai đã đoạn trừ được tham ái, thành tựu giác ngộ sẽ không còn bị tái sinh trong vòng luân hồi (Trung Bộ I). Những tuyên bố này của đức Phật được hình thành dựa trên phương thức quy nạp. Cũng từ phương thức này Ngài đã khẳng định thêm giá trị tương lai của giáo lý duyên khởi: dù chư Như Lai có xuất hiện hay không, nguyên lý duyên khởi vẫn luôn hiện hữu (Tương Ưng II). Nếu duyên khởi vẫn hằng hiện hữu và nếu "Thấy duyên khởi là thấy pháp" (Trung Bộ I, Tương Ưng III) thì giáo lý duyên khởi có một giá trị bất hủ, siêu việt thời gian và từ đó ta có thể nhận ra rằng những nhận thức về thời gian của con người đúng hay sai tùy thuộc vào sự am tường và thẩm thấu của họ về lý duyên khởi. Điều này đã được minh chứng qua lời dạy của đức Phật trong kinh Tương Ưng III như sau: những ai không nhận chân được lý duyên khởi thường khởi lên những vọng tưởng về sự hiện hữu của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đến đây chúng ta có thể nhận ra một sự thật là thời gian vốn là nhân tố trung gian của quá khứ và tương lai, còn tương lai là những gì đang ẩn chứa trong chính con người hay sự vật (chứ không phải của hiện tại) trong tương lai.

Trên nền tảng duyên khởi, đối với các pháp hữu vi, sự hoại diệt hay cái chết chỉ là vấn đề của thời gian vì nó có thể xảy đến bất cứ lúc nào, một khi nhân duyên đã hội đủ. Dù thời gian là yếu tố chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần của loài hữu tình, những ai đã thực sự giác ngộ sẽ không còn chịu sự chi phối như thế. Vị ấy không bị sự tác động đó không phải vì vị ấy đã an trú vào trạng thái tồn tại miên viễn mà là vì hai lý do sau: Thứ nhất, khi đã hoàn toàn đoạn trừ tham ái và chấp thủ, hành giả sẽ không còn vướng lụy vào trần cảnh và đối với vị ấy cái chết không còn là nỗi lo âu, dằn vặt nữa. Thứ hai, vị ấy đã thoát khỏi vòng sanh diệt của kiếp sống luân hồi. Người thoát khỏi vòng sanh diệt như thế cũng chính là thoát khỏi những ràng buộc của thời gian vì rằng ngoài vòng sanh diệt thời gian không còn hiện hữu.

Trong kinh Tương Ưng II, đức Phật có đề cập đến hai loại kinh nghiệm nhận thức của con người như sau: "Thân này được tạo thành từ tứ đại và được xem là tồn tại trong một, hai, ba, bốn, năm, mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, một trăm năm hay hơn nữa. Cái được gọi là tâm hay thức này, dù đêm hay ngày, khi khởi lên là khác, khi diệt đi là khác." Đoạn kinh này nói đến hai loại kinh nghiệm nhận thức về thời gian: Loại thứ nhất là kinh nghiệm về những sự vật trải qua trong những khoảng thời gian cố định; loại thứ hai là kinh nghiệm về những sự vật đang chuyển biến trong từng sát na. Sự biến dịch trong từng sát na này cũng thường được đức Phật minh họa thông qua sự trôi chảy của dòng sông: "Không có một khoảnh khắc nào, một tơ hào nào, một mảy may nào của thời gian mà dòng sông lại không ngừng trôi chảy." (Tăng Chi IV). Hai loại kinh nghiệm nhận thức trên cũng có thể được ví như hai cây kim đồng hồ: kim giờ và kim giây. Tất nhiên sự di chuyển của cây kim giờ là hệ quả của sự biến dịch trong vô số sát na trước đó. Như thế thời gian và nhân duyên là hai trong số những nhân tố tạo nên nhận thức của loài hữu tình. Trong Phật giáo Nguyên thủy vấn đề thời gian thường được nhìn nhận theo khuynh hướng trung đạo và theo đó những ý niệm về thời gian tối hậu hay khái niệm về một loại thời gian bí ẩn sinh khởi từ vọng tưởng của tâm thức đều được xem là những cực đoan vô bổ. Chúng chỉ dẫn lối con người vào khung trời mơ hồ của thế giới lý luận và hoang tưởng mà thôi.

Sau khi đức Phật diệt độ, sự hưng khởi của hệ thống luận tạng đã làm dấy lên một phong trào nghiên cứu, phê phán và phân tích những giáo lý được trình bày trong kinh tạng và trong đó, thuyết vi trần (Paramanuvada) và thuyết sát na (P:khanavada, S: ksanavada) là những đề tài bàn luận sôi nổi. Lúc bấy giờ, các luận sư bắt đầu lưu tâm đến những khía cạnh và khái niệm mới về thuyết sát na chẳng hạn như có hay không một sự chuyển dịch của thời gian từ tương lai về hiện tại, từ hiện tại về quá khứ? bản chất của sát na là gì? sự tương ứng giữa sát na và vi trần ra sao?... tất cả những phát kiến đó đã được ngài Phật Âm tóm lược lại trong cuốn Nghĩa Tinh Sớ (Atthasalini), bản chánh sớ của Pháp Tụ (Dhammasangani - Bộ luận thứ nhất trong luận tạng Nam Truyền), được biên soạn tại Tích Lan dưới triều vua Mahanama (412 TL). Theo bản chánh sớ này thời gian được chia làm năm loại là: Thời (kala), Tích tập (samula), Nhân (hetu), Sát na (khana) và Lợi hiệp (samavaya). Năm loại này có thể được qui vào hai khía cạnh trong bản chất của thời gian là khía cạnh chủ quan và khách quan. Khía cạnh khách quan của thời gian là những gì mà ta qui ước thành những khoảng thời gian cụ thể như là ngày, đêm, tháng, năm… còn khía cạnh chủ quan là chỉ cho sự tùy thuộc của thời gian vào ý thức hay những các yếu tố tâm lý. Và như thế khi nói đến khía cạnh chủ quan của thời gian các luận sư muốn ám chỉ rằng thời gian không thể tồn tại tách biệt với ý thức.

Khi viết sớ giải cho bộ Phân Tích (Vibhanga), bộ luận thứ hai trong Luận tạng Nam truyền, Ngài Phật Âm đã khẳng định rằng thuyết sát na vốn là một đề tài cá biệt của luận tạng chứ không thuộc kinh tạng, chẳng hạn như theo kinh tạng, sắc (rupa) được phân thành ba loại là quá khứ, hiện tại và tương lai trên nền tảng duyên sinh, trong khi đó, theo luận tạng sự phân loại của sắc lại được đặt trên nền tảng của thuyết sát na.

Đứng trên những lập trường khác nhau, các bộ phái giải thích thuyết sát na theo những quan điểm dị biệt. Sự giải thích về đặc tính các pháp hữu vi của các bộ phái đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thuyết sát na trong Phật giáo. Phái Hữu Bộ cho rằng mỗi pháp hữu vi luôn hội đủ bốn đặc tánh là thành, trụ, hoại và không. Các học giả Nguyên thủy sau thời ngài Phật Âm cho rằng  chỉ có ba đặc tính của pháp hữu vi được xác định là thành, trụ và không. Riêng các nhà Kinh Lượng bộ thì nhìn nhận rằng chỉ có hai đặc tính là thành và không. Dù rằng sát na được xem như là đơn vị thời gian nhỏ nhất không thể phân tích được, các luận sư cho rằng vẫn có một sự khác biệt nào đó giữa sát na của tư tưởng và sát na của vật chất vì rằng sự biến đổi của tư tưởng diễn ra nhanh hơn so với sự biến đổi của cơ thể hay các tố chất khác. Do vậy theo bộ Phân Tích, trong một sát na, vật chất trải qua có đến mười sáu sát na tư tưởng sanh và diệt. Phẩm Phân Biệt Thế Gian của Luận Câu Xá có giải thích rằng: trong khoảng thời gian một lực sĩ khảy móng tay có đến sáu mươi lăm sát na trải qua. Cứ một trăm hai mươi sát na tiếp nối thành một hàng sát na, mười sáu hàng sát na thành một lạp phược, ba mươi lạp phược thành một giờ… cứ theo đó mà tính ra ngày, tháng năm v.v…

Có lẽ điểm khó hiểu nhất của thuyết sát na là sự tương hệ của nó đối với sự tương tục của những sự kiện nhất thời. Một sát na được xem như tương đồng với một điểm cực vi trong không gian và theo đó những sát na của quá khứ, hiện tại và tương lai đều khác biệt và tách rời nhau. Để giải quyết vấn đề sanh khởi tương tục do tác động của những sát na phân tán đó, Hữu Bộ đã giới thiệu khái niệm tự tánh (svabhava) và mỗi một pháp luôn có hai khía cạnh là tánh và tướng. Tướng thì sanh diệt tương tục, tánh thì thường hằng bất biến. Hữu bộ cho rằng vạn pháp là thực có vì tự tánh của chúng vốn tồn tại trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Lý thuyết này đã được các luận sư Nguyên thủy kiểm chứng trong bộ Luận Sự (Kathavatthu) và trong đó những luận sư còn tiến đến thừa nhận rằng chính bản thân quá khứ, hiện tại và tương lai cũng thực có. Ở đây ta cần phân định rõ sự khác biệt trong tư tưởng của Hữu Bộ và Áo Nghĩa Thư. Áo Nghĩa Thư cho rằng các pháp tồn tại là nhờ bản ngã thường hằng và quan điểm của họ thuộc trào lưu duy tâm; trong khi đó Hữu Bộ đưa ra khái niệm tự tánh làm cơ sở cho sự tồn tại của vạn pháp là thuộc về trào lưu duy thực.

Một trong những nghi vấn mà ngoại nhơn thường đặt ra cho các nhà Hữu Bộ là nếu bản thể hay tự tánh của các pháp là thật có và thường hằng thì tại sao lại có sự phân loại các pháp ở quá khứ, hiện tại và tương lai?. Về vấn đề này, trong Phẩm Phân Biệt Tùy Loại của Luận Câu Xá, ngài Thế Thân có dẫn lời giải thích của bốn luận sư Hữu Bộ như sau: theo Ngài Pháp Cứu, bản thể của các pháp có ba loại sai khác nên mới có ba đời; Tôn giả Diệu Âm thì cho rằng sở dĩ có ba đời là vì tướng của các pháp khác nhau; còn Tôn giả Giác Thiên thì nói rằng do sự đối đãi khác nhau nên có ba đời khác nhau. Quan điểm của Tôn giả Thế Hữu là quan điểm duy nhất mà Ngài Thế Thân chấp nhận. Theo Tôn giả, do vị thế của các pháp có sai khác nên có ba đời khác nhau. Khi một pháp ở vị trí chưa khởi tác dụng thì đó là tương lai, khi ở vị trí khởi tác dụng thì đó là hiện tại. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của Kinh Lượng Bộ, ngài Thế Thân khẳng định rằng thật thể của các pháp chỉ hiện hữu trong hiện tại chứ không thể tồn tại trong quá khứ và tương lai.

Kinh điển Đại thừa thường mô tả cảnh giới được thể nghiệm bằng tri kiến siêu việt của đức Phật, một bậc toàn trí có khả năng hiểu biết tường tận thực tính của các pháp hữu vi cũng như vô vi, trong đó có cả vấn đề thời gian và không gian. Đối với tri kiến siêu việt đó, khái niệm về thời gian trong ba đời không hiện hữu trọn vẹn. Nói một cách khác nơi ấy không tồn tại một mấu chốt nào để có thể phân định đâu là quá khứ, hiện tại và tương lai (Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật kinh, Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh, quyển 1). Những khái niệm về sự phân định, giới hạn hay sự biến dịch của thời gian được xem là đối tượng của những tâm thức phàm tục chưa thể nhập đại trí mà còn nhiều vọng tưởng và phân biệt (Kinh Đại Bảo Tích, quyển 49). Về sau phần lớn những bản kinh nổi tiếng của truyền thống Phật giáo Đại thừa đều nhìn nhận về sự tương đồng dung thông của những cái gọi là quá khứ, hiện tại và tương lai (Kinh Hoa Nghiêm, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh). Sở dĩ cả ba thời đều có sự dung thông như thế là vì chúng có chung một đặc tính duy nhất, đặc tính đó là vô tướng (Luận Đại Trí Độ, quyển 26). Dù cứ mãi suy tư và cố công tìm kiếm, con người sẽ không thể nào tường tận đâu là khởi nguyên hay chung cuộc của dòng thời gian - một sự vận hành vô định từ vô thỉ đến vô chung.
 
Luận Đại Trí Độ nói rằng những ai chưa thành tựu nhất thiết trí thì sẽ gặp nhiều trở ngại khi cố gắng suy tầm về vấn đề thời gian, ngay cả các bậc Thánh hiền như các ngài Quán Thế Âm, Văn Thù, Di-lặc hay Xá-lợi-phất vẫn còn có điều nghi ngại, chỉ có đức Phật mới là người thấu suốt, tường tận về vấn đề thời gian. (Nãi chí Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Di-lặc, Xá-lợi-phất đẳng chư Hiền thánh ư tam thế trung trí huệ giai hữu ngại, dĩ thị nhân duyên cố, thuyết Phật trí huệ ư tam thế trung thông đạt vô ngại -Luận Đại Trí Độ - T25n 1509, tr 255a-255b). Cũng theo bộ luận này chính vì sự phức tạp của thời gian như thế nên khi nói về vấn đề này, đức Phật dùng hai cách để giảng giải cho thính chúng của mình: thứ nhất, trên phương diện luận lý phân tích, Ngài dạy rằng các pháp trong ba thời luôn thông đạt, vô ngại; thứ hai, trên phương diện bản thể hay tánh không toàn triệt, Ngài dạy rằng ba thời đều có chung một tướng, đó là vô tướng.

Khi nói đến sự dung thông hay đặc tính vô tướng của ba thời, không phải Đại thừa muốn ám chỉ đến sự vắng mặt của thời gian mà là muốn nhấn mạnh đến không tính (Quang Tán Bát Nhã kinh, quyển 8) hay như thị tính (Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh, quyển 548) của nó. Đây chính là khía cạnh bản thể luận của thời gian theo quan điểm Phật giáo. Nhưng nếu thời gian là như thị hay là không thì tại sao ta lại thấy có sự biến dịch của con người, chúng sanh hay các pháp trong ba thời. Câu trả lời ở đây là những hiện tượng như thế chỉ tồn tại trong tri kiến thế tục, theo một qui ước tương đối và phiến diện. Song những qui ước như thế thường tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của một cá nhân hay cộng đồng và từ đó người ta bắt đầu lập ra những lý thuyết, định hướng và thể chế riêng biệt. Điều này phần nào được chứng minh qua sự thay đổi trong nhận thức về thời gian của các nhà vật lý hiện đại.
Trong quá trình nghiên cứu về các hiện tượng thiên nhiên, các nhà vật lý học thường đối diện với những nghi vấn về thời gian và đối với họ sự nhận thức của con người về các hiện tượng tự nhiên sẽ không toàn triệt nếu bỏ qua vấn đề thời gian. Vào thế kỷ XVI, Galileo cho rằng thời gian là khía cạnh căn bản của vật lý học. Một thế kỷ sau đó, Newton đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về thời gian. Theo lý giải của ông, người ta chỉ có thể xác định được sự di chuyển của những vật thể trong không gian thông qua vị trí và vận tốc của chúng tại những thời điểm cụ thể, theo đó thời gian mang tính tuyệt đối và phổ quát, nghĩa là mọi người đều có nhận thức giống nhau về quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian và thời gian hoàn toàn tách biệt và không tương hệ nhau. Đến năm 1905, Einstein đã nêu lên nghi vấn về khái niệm thời gian tuyệt đối trên khi ông công bố Thuyết Tương Đối Đặc Biệt của mình. Ông cho rằng thời gian không thể tồn tại độc lập với vũ trụ và sở dĩ có sự mau hay chậm của thời gian là do sự di chuyển của những người đang quan sát nó. Nếu chúng ta di chuyển nhanh hơn thì thời gian sẽ trôi qua chậm hơn. Ta có thể hiểu điều này qua ví dụ sau: khi một người đang di chuyển trên một phi thuyền không gian với tốc độ bằng 87% vận tốc ánh sáng thì thời gian trong điều kiện đó sẽ chậm bằng một nửa so với thời gian trong điều kiện bình thường trên mặt đất. Bên cạnh đó, sự lão hóa của nhà phi hành cũng chỉ bằng một nửa so với lúc anh ta sống trong điều kiện bình thường. Ví dụ như nếu anh ta có một người em sinh đôi đang sống trong điều kiện bình thường, sau một chuyến du hành dài trên một phi thuyền không gian với tốc độ cao, khi trở lại trái đất anh ta vẫn trẻ hơn rất nhiều so với người em của mình. Trong trường hợp phi thuyền đó di chuyển với tốc độ bằng 99% vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ chậm đi bảy lần, và với tốc độ bằng 99,9% tốc độ ánh sáng, thời gian sẽ chậm đi 22,4 lần. Cũng theo Einstein, thời gian và không gian không thể tồn tại tách biệt nhau mà ngược lại chúng luôn đan xen và bổ sung cho nhau. Nếu như thời gian bị chậm đi thì không gian cũng thu hẹp lại. Đối với nhà phi hành trên, không những thời gian chậm đi một nửa mà không gian cũng thu hẹp lại bằng một nửa mà thôi.

Năm 1915 khi công bố Thuyết Tương Đối Tổng Quát, Einstein đã đưa nền vật lý học hiện đại tiến xa hơn một bước khi ông khẳng định rằng sự co giãn của không gian và thời gian không chỉ do vận tốc quyết định mà còn do sự tác động của trọng lực. Trọng lực là lực hút lẫn nhau giữa các vật thể trong không gian. Vì không gian và thời gian không tồn tại tách biệt nên trọng lực có một tác động thực sự đối với thời gian. Chính trọng lực đã làm cho không gian và thời gian bị cong lại. Trong cùng một thời điểm, sự nhanh hay chậm của thời gian ở những nơi khác nhau sẽ không giống nhau vì rằng sự phân bố vật chất và độ cong ở đó không hoàn toàn giống nhau. Trở lại ví dụ về hai anh em sinh đôi trên, nếu cho một người sống dưới đồng bằng và người còn lại sống trên núi cao, thì người sống trên núi cao sẽ già nhanh hơn người sống dưới đồng bằng. Ví dụ về sự nghịch lý hai anh em sinh đôi trong hai trường hợp trên của Langevin, một nhà vật lý học người Pháp, tuy lạ lẫm nhưng lại đúng sự thật. Nó chỉ "nghịch lý" đối những ai vốn có nhận thức sai lầm rằng thời gian là tuyệt đối và phổ quát. Thuyết Tương Đối Tổng Quát trên của Einstein cũng đã được kiểm chứng qua thí nghiệm của các nhà khoa học về hai chiếc đồng hồ trên một ngôi tháp cao 75 feet (gần 23 m) tại khuôn viên đại học Harvard. Cuộc thí nghiệm cho thấy rằng chiếc đồng hồ nằm dưới chân ngọn tháp chạy chậm hơn so với đồng hồ trên đỉnh vì rằng nó nằm gần trọng tâm trái đất và do đó phải chịu một lực hút mạnh hơn. Với một sự khảo sát công phu, các nhà khoa học trên cho biết rằng trong thời gian 100 triệu năm chiếc đồng hồ nơi chân tháp sẽ chạy chậm hơn đồng hồ tại đỉnh một giây. Sự chênh lệch này tuy cực kỳ vi tế, nhưng nó đã chứng minh rằng lời tuyên bố của Einstein là đúng đắn.

Sự ra đời của hai học thuyết tương đối trên của Einstein đã phủ nhận lý thuyết thời gian của Newton. Thời gian không thể là tuyệt đối và phổ quát và không có một trật tự thời gian thống nhất cho mọi người và nếu có, nó cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Đối với mỗi người, thời gian trôi qua nhanh hay chậm tùy thuộc vào vị trí và tốc độ di chuyển của người đó. Như thế khái niệm về quá khứ, hiện tại và tương lai cũng không hoàn toàn chính xác cho lắm. Cái gọi là "hiện tại" của một người này sẽ có thể là quá khứ của người kia và là tương lai của người nọ. Nếu cứ cố bám vào những khái niệm như thế thì không khác gì chúng ta đang bám vào những ảo ảnh giả tạo trong cuộc đời. Trong một bức thư viết vào năm 1955 sau cái chết của Michele Bosso, một người bạn thâm niên của mình, Einstein đã thổ lộ như sau: "Giờ đây ông ta đã từ giã thế giới xa lạ này trước tôi một chút. Nhưng điều đó (sự ra đi trước hay sau) cũng chẳng có nghĩa gì cả. Vì đối với những nhà vật lý như chúng tôi, sự phân định giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng bướng bỉnh, dai dẳng mà thôi."  Einstein đã bộc lộ những tâm sự như thế một tháng trước khi ông qua đời và những lời bộc bạch trên dường như đã tóm thâu tinh yếu của những kiến giải của vật lý lượng tử hiện đại về vấn đề thời gian. Thời gian có thể được minh họa như một đường thẳng bất động, nối liền hai cực vô thỉ và vô chung mà ở đó quá khứ, hiện tại và tương lai đều dung thông và đều có sự tương hệ mật thiết với vũ trụ bao la. Điều thú vị là sự tương hệ và dung thông đó đã được diễn tả một cách sâu sắc trong kinh Hoa Nghiêm, một trong những bộ kinh tiêu biểu bàn về vũ trụ quan trong văn học Phật giáo Đại thừa.

Thế giới được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm là một thực thể tồn tại trong một sự  tương duyên với vô số thế giới khác. Sự dung thông vô ngại của những thế giới được mô tả trong bộ kinh này như là một hệ thống kỳ lạ đến nỗi những ai chưa quen với triết lý thâm sâu đó sẽ cảm thấy choáng ngợp trước sự mô tả tinh vi như thế. Tùy theo chánh báo của mỗi loại chúng sanh, thời gian tồn tại của mỗi thế giới sẽ hạn cuộc trong những khoảng cố định, chẳng hạn như một kiếp trong thế giới Ta Bà của đức Phật Thích-ca bằng một ngày một đêm trong thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà; một kiếp trong thế giới Cực Lạc bằng một ngày một đêm trong thế giới Ca Sa Tràng của đức Phật Kim Cang Kiên… và trong vũ trụ bao la kia có vô số thế giới mà thời gian tương ứng với nhau như thế. Bản kinh còn tiến xa hơn nữa trong việc mô tả sự an trú của chư Phật trong những thế giới mà ở đó thời gian là vô tận và không gian thì vô biên, và trong ý nghĩa thâm sâu đó trên đầu mỗi sợi lông hay trong mỗi vi trần bé nhỏ cả ngàn thế giới được hiển lộ trọn vẹn. Ở đây chúng ta không thể đi sâu vào triết lý thâm áo của bộ kinh này với những nguyên lý như Tứ Pháp Giới hay Thập Huyền Môn mà xưa kia ngài Pháp Tạng đã giảng giải cho Hoàng đế Võ Tắc Thiên qua ẩn dụ con sư tử vàng, mà ở đây điều cần thiết là phải hiểu được thâm ý của bản kinh này trong cách mô tả trên là nhằm phủ nhận cái gọi là sự dài hay ngắn của thời gian. Một khoảng thời gian được xem là dài trong thế giới này có thể chỉ bằng một khoảng thời gian cực ngắn trong thế giới khác và những mô tả hay phân định như thế thường mang tính tương đối, hạn cuộc. Trong một ý nghĩa nào đó, đây cũng chính là khía cạnh không tính hay như thị tính của thời gian.

Trong Trung Luận, ngài Long Thọ đã dành trọn chương thứ mười chín để khảo sát vấn đề thời gian mà Hữu Bộ đã bàn thảo trước đó. Tuy đây là một khảo sát ngắn gọn nhưng vô cùng quan trọng vì nó giúp cho hành giả nhận chân được bản chất đích thực của thời gian. Theo sự lý giải của Ngài, các pháp, tự tánh của chúng và thời gian là ba nhân tố tương duyên, có liên hệ mật thiết nhau. Không những chỉ ra sự tương hệ mật thiết này mà Ngài còn khẳng định thêm rằng thời gian vốn không thực có: "Thời gian biến dịch không thể suy xét, thời gian tĩnh lại chẳng rõ ràng. Nếu quả thật không có thời gian thời làm sao có được tướng trạng của thời gian." Luận cứ phê phán mà ngài Long Thọ đưa ra là nếu nói rằng vì có quá khứ nên mới có hiện tại và tương lai thì hiện tại và tương lai phải thuộc về quá khứ; còn như trong quá khứ không có hiện tại và tương lai thì làm sao hiện tại và tương lai được hình thành trên nền tảng của quá khứ. Như thế hiện tại và tương lai không thể thuộc về quá khứ và chúng cũng không thể tồn tại tách biệt với quá khứ. Khái  niệm quá khứ, hiện tại và tương lai không khác gì với khái niệm ở dưới, ở giữa và ở trên hay những khái niệm sanh, trụ và diệt. Nếu nói rằng thời gian có thể được xác định thông qua những khái niệm như ngày, tháng, năm, thập niên, thế kỷ… cũng là sai lầm vì rằng không ai có thể điều chỉnh hay đo lường được thời gian dù rằng đó là thời gian tĩnh hay là động. Nếu cho rằng thời gian là thực có thì nó phải được hình thành theo một cấu trúc hay một trật tự nào đó, dù là hữu hình hay vô hình, nhưng không ai có thể tìm ra được cấu trúc hay trật tự như vậy. Từ những luận điểm đó ngài Long Thọ đi đến kết luận rằng thời gian là không, là vô tướng. Thuở xưa khi được hỏi "Thời gian là gì?", Tỳ-kheo Na Tiên đã trả lời với vua Di Lan Đà rằng đó chẳng qua chỉ là một khái niệm để diễn tả những quá trình hình thành và hoại diệt của các pháp hữu vi mà thôi, và thời gian không hiện hữu đối với những ai đã an trú vào Niết-bàn. Theo ngài Walpola Rahula, trong Phật giáo chỉ có một thực tại tối hậu duy nhất, đó chính là Niết-bàn và Niết-bàn thì siêu việt thời gian. Ngài cũng đồng thuận với cách giải thích của luận sư Vô Trước về khái niệm thời gian được trình bày trong A Tỳ Đạt Ma Tập luận rằng: "Thời gian là tên gọi chỉ cho sự tiếp nối tương tục của nhân và quả." Thực ra, không có gì để gọi là thời gian ngoài sự tương tục không gián đoạn của nhân và quả.

Đến đây chúng ta có thể nhận ra một sự thật là trên phương diện tục đế các luận sư Phật giáo Nguyên thủy nhìn nhận sự hiện hữu của thời gian trong ba thời, còn trên phương diện chân đế hay thắng nghĩa đế ngài Long Thọ đã phủ nhận ý niệm về sự hiện hữu như thế vì rằng chân lý tối hậu và cảnh giới chứng ngộ của các bậc giải thoát luôn thanh tịnh và siêu việt mọi vọng tưởng về khái niệm thời gian. Ngài cho rằng thời gian là không thực vì nó mang tính tương đối, còn thực tại thì luôn viên mãn và tuyệt đối.

Những nỗ lực suy luận của ngài Long Thọ cũng như của các luận sư trước hay sau đó đều nhằm giúp cho con người từ bỏ những ý niệm sai lầm về sự biến dịch của các pháp hữu vi và nhận chân được giá trị đích thực của những khoảnh khắc hiện tại. Đây cũng là yếu điểm mà đức Phật thường nhắc đến mỗi khi Ngài giảng dạy về một điều gì đó liên quan đến vấn đề thời gian. Trong kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả (Trung Bộ III), đức Phật đã dạy hàng đệ tử của Ngài không nên truy tầm về quá khứ mà cũng chẳng nên ước vọng nhiều về tương lai, hiện tại là giây phút mầu nhiệm và ý nghĩa nhất trong sự thăng hoa đời sống của mỗi người. Sống với hiện tại là lối sống mà các bậc hiền nhân đã từng thể nghiệm và nhắc nhở cho các thế hệ mai sau. Chính sự an trú trong lối sống đó, con người sẽ nhận ra sự đồng nhất giữa mình và người, giữa người và vạn vật để từ đó trực nhận rằng bản ngã chỉ là một cái bóng mờ xa xăm và sự hiện hữu của mình luôn tùy thuộc vào sự hiện hữu của người khác và vô số nhân duyên khác.

Khi sống với hiện tại, con người còn có thể hiểu được rằng vì sao trong cùng một khoảng thời gian như nhau mà một người với tâm thức đầy dẫy sự sầu muộn, chán chường hay sợ hãi cảm thấy như mình đang trải qua những cảm giác nặng nề ấy trong hàng thế kỷ, nhưng khoảng thời gian như thế lại thoáng vụt qua đối với những ai đang say sưa với những hạnh phúc của thế gian. Mỗi một giây phút trôi qua, thọ mạng con người sẽ ngắn dần. Từng nếp nhăn trên khuôn mặt, từng sợi tóc bạc trên mái đầu như thầm báo hiệu cho mỗi người rằng hành trình từ chiếc nôi cho đến nấm mồ của người ấy đang bị thu hẹp lại và nó có thể kết thúc bất ngờ tại một lúc nào đó mà không ai có thể biết trước được. Trong mỗi giây phút của đời người có vô số nhân duyên hy hữu đang hiện hữu, nhưng nếu như con người không biết dừng lại để đón nhận chúng thì đó quả là một điều thiệt thòi hay một nỗi bất hạnh lớn lao. Kinh Bổn Sanh có kể câu chuyện về chàng Gopala, một người luôn tâm nguyện được từ bỏ mọi trần duyên để an trú đời mình trong Chánh pháp của đức Phật. Khi nghe nhà vua trị vì xứ sở nơi chàng đang cư ngụ hứa sau này sẽ trao lại ngôi báu cho mình, chàng bèn thốt lên: "Tâu Đại vương! Xin Ngài đừng hứa hẹn một việc gì trong tương lai. Điều chí thiện chỉ có thể được thực hiện trong ngày hôm nay mà thôi." Đạo Nguyên Thiền Sư, sơ tổ của dòng Tào Động tại Nhật Bản đã từng dạy: "Thời gian trôi nhanh như tên bắn mà đời người thì mong manh tợ sương mai. Chúng ta không thể tìm lại được một ngày nào một khi nó đã vụt qua. Một người có thể đã làm nô lệ cho những giác quan của mình suốt cả trăm năm nhưng nếu biết trở về sống theo Chánh pháp, dù chỉ là một ngày, thì sẽ được lợi lạc vô vàn trong hiện tại và tương lai. Chúng ta phải biết thương yêu và quí trọng cuộc đời mình, thể xác của mình, vì nhờ nó chúng ta mới có cơ duyên để tu tập và cảm nhận được oai lực của đức Phật. Làm được một điều phước thiện là ta đã gieo thêm một hạt giống cao quý để có thể thành tựu được quả vị Chánh giác tối thượng." Những ai đã thấu hiểu được những lời giáo huấn thâm thúy này của Thiền sư Đạo Nguyên sẽ không bao giờ để cho một giây phút nào trong đời mình bị xao lãng hay luống trôi qua một cách vô ích mà ngược lại họ sẽ sống mỗi ngày thật ý nghĩa như đời sống của các bậc Hiền nhân mà đức Phật đã khuyến hóa.

Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo, vấn đề thời gian đã là một đề tài từng thu hút sự quan tâm của các luận sư thuộc nhiều truyền thống khác nhau, bởi lẽ nói đến thời gian cũng tức là bàn về sự vô thường của cuộc đời. Sự suy nghiệm và luận bàn về thời gian như thế không hoàn toàn thiên về chiều hướng triết lý suông mà nó còn góp phần tạo nên một nhận thức chân chính để từ đó xây dựng một nếp sống đúng đắn và ý nghĩa cho mỗi người. Lối sống đó đã được đức Phật nhắc nhở trong sự thị hiện của Ngài qua bốn sự kiện: đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết-bàn. Khi trầm tư về bốn sự kiện đó trong cuộc đời của đức Phật, mỗi người sẽ nhận chân được đời sống hy hữu của chính mình. Dù sắc thân giả tạm của đức Thế Tôn không còn hiện hữu nơi cõi đời này nhưng pháp thân của Ngài vẫn mãi tỏa khắp trong nhân gian hay mười phương thế giới, ân đức của Ngài vẫn mãi sáng soi trong vũ trụ bao la và pháp âm của Ngài vẫn hằng vang vọng tự nghìn xưa cho đến hôm nay. Hai ngàn sáu trăm năm của cõi Ta Bà này chẳng là bao so với một cái chớp mắt trong cõi Cực Lạc hay thế giới Ca Sa Tràng. Những ai đang sống tỉnh thức và tinh cần trong Chánh pháp vẫn luôn cảm nhận rằng đức Từ Phụ vẫn còn hiện hữu trong hiện tại, trong cỏ cây, hoa lá, và trong hơi thở của chính mình. Còn đối với những người luôn vùi mình trong kiếp sống phàm tục, một khi chia lìa thân quyến, bằng hữu để bước vào một nẻo đường mới trên hành trình xa xăm trong kiếp sống tương lai thì chỉ có nghiệp thức là người bạn đồng hành duy nhất của họ. Như bóng theo hình, nghiệp thức luôn nối gót chủ nhân ông đã tạo ra nó để hóa thân trong kiếp sống mới của chủ nhân. Khi thấu hiểu về bản chất của thời gian và ý thức được sự vô thường của cuộc sống, chúng ta sẽ hiểu được rằng mỗi khoảnh khắc hay mỗi hơi thở của đời mình thật quí báu biết bao. Chỉ trong một kiếp sống, con người sẽ trở nên hoàn thiện và toàn mỹ hơn nếu như họ không uổng phí những giây phút ngắn ngủi để đeo đuổi những ảo ảnh phù du mà biết trở về với chính mình để gạn lọc mọi nhiễm ô, sống tỉnh thức và hướng thượng theo ánh sáng chân lý Phật-đà./.


Đồng Thành

Tài liệu tham khảo:

Capra, F. The Tao of Physics, London: Flamingo, 1982.
Chang, G.C.C. The Buddhist Teaching of Totality, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 1992.
Collins, S. Nirvana and Other Buddhist felicities, Cambridge: Cambridge University Press, 1998.
Hawking, S. Lược Sử Thời Gian, Cao Chi và Phạm Văn Thiều dịch, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin, 2000.
Matthieu, R. & Thuan, T.X. The Quantum and The Lotus, New York: Three Rivers Press, 2001.
Nakamura, H. Ways of Thinking of Eastern Peoples, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 1991.
Prasad, H.S. (ed.) Essays on Time in Buddhism, Delhi: Sri Satguru Publications, 1991.
Rahula, W. Zen and The Taming of The Bull, London: Gordon Fraser, 1978.
Wallace, B.A.(ed.) Buddhism and Science: Breaking New Ground, New York: Columbia University Press, 2003.