Khai Dân Trí | Fukuzawa Yukichi |
2017/10/11
2017/03/05
Chuyện khôi hài nhất thế giới của VN
Chuyện khôi hài nhất thế giới của VN
Việt Nam vẫn thích cái gì cũng nhất thế giới, vì thế ở Việt Nam ngày nay
chuyện khôi hài nào cũng có thể xảy ra được, toàn là những chuyện “nhất
thế giới” chẳng nước nào có. Thời gian gần đây nhất, chuyện bóng đá VN
bỗng lừng danh thế giới vì một trận đấu mà người ta gọi là “trận bóng ma
làm” hay trận bóng diễn “trò hề” giỏi nhất thế giới. Chỉ trong mười
phút là trận bóng này được cả thế giới xôn xao, còn hơn cả những đội
bóng “ngôi sao hàng đầu” như Barcelona, Real Madrid, MU… và thủ môn Việt
Nam bỗng nổi danh hơn Messi, Ronaldo chưa biết chừng lịch sử bóng đá
thế giới còn ghi danh thủ môn Minh Nhựt còn nổi tiếng hơn cả Maradona
nữa đấy.
Nhưng tiếc rằng sự nổi tiếng ấy không phải vì tài năng
mà vì trò hề trên sân cỏ. Một thứ trò hề tôi có thể nói thẳng là quá “hạ
cấp” vì sự trơ tráo và trình độ cầu thủ, coi thường hàng vạn khán giả
đang theo dõi trên sân.
Tôi là dân mê xem bóng đá từ hồi còn nhỏ
nên hầu như không bỏ sót trận nào dù hay dù dở. Nhất là vào những lúc từ
4 giờ đến 8 giờ chiều thứ Bảy khi những trận bóng ở Anh ở Đức ở Pháp
chưa diễn ra, nằm xem mấy trận các đội hạng nhất VN đá tranh giải quốc
gia mà người dân quen gọi là “vi lích” (V-League).
Chiều 19-2 vừa
qua tôi ngồi xem trận đấu qua Ti Vi giữa hai đội TPHCM (Sài Gòn) và
Long An. Suốt 80 phút đầu, trận đấu khá gay go, khán giả hào hứng reo
hò. Đến khi hai đội cùng đang hòa 2-2, trận đấu càng trở nên quyết liệt
hơn. Bỗng một chuyện “kỳ cục” xảy ra. Trọng tài Thư bỗng thổi quả phạt
đền khiến tôi cũng ngẩn ngơ.
Tôi tường thuật ngắn gọn pha bóng
này, đó là sự va chạm giữa hai cầu thủ hai đội trong vòng cấm 16 mét của
Long An. Một pha bóng rất thường xảy ra ở nhiều trận bóng đá không chỉ ở
VN mà ở trên toàn thế giới. Người cho rằng trọng tài thổi sai, người
cho là đúng, tùy theo nhận định của từng người và tùy theo “cảm tính”
nữa. Nhưng đến phút 82 rồi mà Long An bị quả phạt đền (penalty) thì kể
như thua.
Thế nên cầu thủ Long An bất mãn và cả huấn luyện viên cùng ông bầu nhảy bổ vào sân phản đối, gần như cãi lộn với trọng tài.
Thế nên cầu thủ Long An bất mãn và cả huấn luyện viên cùng ông bầu nhảy bổ vào sân phản đối, gần như cãi lộn với trọng tài.
Được thể, tất cả cầu thủ Long An kéo nhau ra sân để phản đối trọng tài, trận đấu phải tạm ngừng trong vòng 6-7 phút.
Nhưng
rồi có lời khuyên can nên cả đội lại kéo nhau vào sân nhưng chỉ đứng
nhìn “không thèm” đá nữa mặc cho đối thủ đi bóng và ghi bàn. Hưởng ứng
với đồng đội, thủ môn Minh Nhựt quay mông về phía đối phương không dưới
hai lần trong pha sút phạt đền của cầu thủ Victor (đội Sài Gòn) ở phút
82. Thủ môn Minh Nhựt còn đưa ngón tay lên chỉ con số 1 “number one”
khen đểu trọng tài Thư.
Đội trưởng Huỳnh Quang Thanh xúi giục thủ môn Minh Nhựt bỏ khung thành và làm những hành động rất quái đản. Từ bé tới giờ, tôi chưa từng thấy thủ môn nào trên thế giới giở những trò bỉ ổi này trước hàng vạn khán giả.
Thủ môn của Long An, đã
quay lưng về phía sân đấu, không bắt quả phạt đền. Màn diễn còn được
Minh Nhựt bỏ bóng, chơi trò lộn tùng phèo, không thèm bắt bóng trước
khung thành khi Sài Gòn tấn công.
Các báo thế giới nói gì về “trận bóng thối” này:
Chỉ
ít giờ sau khi trận đấu tai tiếng giữa Sài Gòn và Long An kết thúc,
truyền thông quốc tế đã bị thu hút bởi những hành động kì quặc và bi hài
của cầu thủ Long An cuối trận. Tôi trích nguyên văn vài đoạn chính:
Tờ The Sun (Anh) mỉa mai: "Bóng đá Việt Nam vừa chứng kiến pha hờn dỗi lớn nhất lịch sử khi thủ môn khoanh tay làm ngơ để cầu thủ đối phương ghi 3 bàn." Tờ báo nổi tiếng của xứ sương mù thậm chí còn đặt tiêu đề: "Liệu đây có phải là pha hờn dỗi số một thế giới bóng đá không?"
Tờ The Sun (Anh) mỉa mai: "Bóng đá Việt Nam vừa chứng kiến pha hờn dỗi lớn nhất lịch sử khi thủ môn khoanh tay làm ngơ để cầu thủ đối phương ghi 3 bàn." Tờ báo nổi tiếng của xứ sương mù thậm chí còn đặt tiêu đề: "Liệu đây có phải là pha hờn dỗi số một thế giới bóng đá không?"
Tờ báo
Anh tỏ ra ngạc nhiên với thái độ của các cầu thủ Long An. Bởi thông
thường ở các giải đấu trên thế giới, cầu thủ có thể phản ứng với quyết
định của trọng tài nhưng cùng lắm là quát tháo hoặc vung tay vung chân
để rồi bị nhận thẻ. Nhưng đây là lần đầu tiên họ thấy một câu lạc bộ, đá
ở giải chuyên nghiệp, biểu tình tập thể bằng cách để đối phương ghi
bàn.
Một tờ báo Anh khác là Mirror gọi đây là trận đấu "điên rồ,
không thể tin nổi." Tờ này rất gay gắt với pha lộn nhào của thủ môn Minh
Nhựt khi để cầu thủ Sài Gòn ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 4-2.
Tôi
đã phải chứng kiến cảnh này và nghĩ đến lúc còn nhỏ bọn trẻ con thất
học ở làng bên, đá bóng bằng rơm trên ruộng lúa khô mấp mô lỗ chân trâu
cũng không thể diễn trò hề này. Khán giả trên sân Thống Nhất hôm đó cũng
trố mắt ngạc nhiên, không ngờ được xem màn hài kịch này còn hay hơn cả
mấy anh hề trong các gánh hát cải lương. Sau đó chửi thề, lắc đầu bàn
nhau “từ nay xin chào thua bóng đá VN. Bóng đá như thế thì xem làm gì.”
Thú thật với bạn, tôi cũng bất ngờ thốt ra hai tiếng chửi thề vì mình bị
mấy anh nhóc khinh thường. Tất nhiên cũng có nhiều ông bầu và cầu thủ
hết lòng vì “sự nghiệp bóng đá VN.” Nhưng chính đội Long An kể cả HLV và
ông bầu đã phá tan niềm tin vào bóng đá VN. Khi niềm tin đã mất thì khó
lấy lại được nữa.
Bầu Đức cũng nổi nóng và tấn công trưởng ban trọng tài
Bầu
Đức lên tiếng, “VFF họp, VPF họp, Tổng Cục Thể Dục Thể Thao họp, họp
nhiều như vậy để làm gì trong khi để cứu bóng đá Việt Nam, cứ đuổi ông
trưởng Ban Trọng Tài Nguyễn Văn Mùi là xong. Tôi nói thẳng, muốn bóng đá
Việt Nam trong sạch, nhanh nhất là cứ đuổi trưởng Ban Trọng Tài là cứu
được giải đấu.”
Đã đến lúc cần những trường dạy bóng đá cho cầu
thủ VN. Phải dạy từ lúc còn nhỏ, ngoài trí tuệ ra, quan trọng nhất là
vấn đề đạo đức của con người.
Chẳng lẽ bóng đá cũng theo vết xe
đổ của một xã hội thối nát “một bầy sâu tham nhũng” và vô đạo đức như
Chủ tịch nước VN từng nói “một bầy sâu tham nhũng đang hoành hành.” Chủ
tịch VFF Mai Liêm Trực khi còn đương chức đã nói, "Bóng đá phản ánh bộ
mặt xã hội."
Rất đúng, bộ mặt xã hội xấu thế nào thì bóng đá cũng xấu như thế thôi.
Rất đúng, bộ mặt xã hội xấu thế nào thì bóng đá cũng xấu như thế thôi.
Bốn người ăn con gà bị công an phạt
Một chuyện nhỏ khác cũng kỳ quặc không kém. Đó là chuyện bốn người ăn con gà cũng bị công an phạt.
Trưởng
Công an xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - cho biết đơn vị này đã
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà Lê Thị Huê (66 tuổi), Lâm
Văn Bạn (76 tuổi), Trương Ngọc Lợi (65 tuổi) và Nguyễn Công Bình (62
tuổi), cùng ngụ ấp Tân Phước, xã Tân Đức. Bốn người bị phạt hành chính 1
triệu đồng ($44) một người vì hành vi đánh bài để xác định người thua
cuộc phải trả tiền 1 con gà trị giá 150,000 đồng ($6.50) làm mồi nhậu.
Tôi tường thuật sơ lược vụ phạt kỳ cục này:
Tại sao bị bắt
Ngày
12-2, ông Bạn đến tiệm tạp hóa của bà Huê để trả tiền 15 lít rượu đã
mua trước Tết nguyên đán thì gặp ông Lợi và ông Bình đang uống cà phê
tại nhà bà Huê nên rủ nhau đi nhậu. Bà Huê có nhã ý làm thịt con gà đang
nuôi để đãi khách. Lo chủ nhà tốn kém nên ba người đàn ông bàn nhau rủ
bà Huê đánh bài tiến lên, hai người thua cuộc sẽ hùn tiền mua con gà của
bà Huê làm mồi nhậu.
Ông Bình kể lại, “Chúng tôi chơi bài khoảng
nửa giờ thì có một công an viên đến mời về công an xã làm việc. Lúc
này, trong túi ông Bạn có 320,000 đồng ($14) mang theo để trả tiền rượu
cho bà Huê. Ông Bạn chưa kịp trả thì bị công an viên tịch thu. Bà Huê
bán rượu cho hàng xóm được 20,500 đồng ($0.80), số tiền này chủ nhà để
trong hộp ở nhà bếp cũng bị công an xã tịch thu luôn.”
Tại Công
an xã Tân Đức, ông Bạn bị mời vào phòng để công an viên lập biên bản với
nội dung đánh bài ăn thua một con gà. Cả ba ông già và bà già nhà quê
này mỗi người bị phạt 1 triệu đồng. Ông nói, “Chúng tôi điện thoại về
nhà nhờ người thân mang tiền đến nộp rồi mới được về. Công an viên tên
Tùng thu tiền nhưng không ra phiếu thu cho tất cả bốn người.” Trong tất
cả các quy định của pháp luật không có điều khoản nào cho phép công an
nhận tiền của người dân mà không ghi biên lai thu tiền.
Ông Bạn
nói, “Đến giờ bản thân ông và những người liên quan đều không hiểu vì
sao mình bị bắt. Nếu đánh bài nhằm mục đích vui chơi mà cũng bị bắt, bị
phạt như vậy thì sao công an bắt và phạt cho xuể ở xứ này.” Đánh bài vui
chơi ở dưới mái tranh góc bếp mà cũng bị phạt!
Đa số đọc xong
tin này đều cho rằng “đánh bài ăn thịt gà thôi mà có gì đâu xử phạt”
hoặc “công an rảnh quá đi bắt những vụ tào lao, những vụ trá hình như cờ
bạc núp bóng, cá độ qua mạng với số tiền hàng trăm tỉ sao không bắt.”
Một
số người lại cho rằng tham ô, tham nhũng, lạm quyền, trộm cướp lộng
hành sao công an không vào cuộc để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân
dân hay có người còn nói rằng để thời gian bắt những ổ mại dâm tinh vi
lộng hành miệt sông nước chứ mấy vụ “cò con,” “đánh bài giải trí” thì
bắt làm gì.
Những vụ lớn các quan làm ngơ vì thân quen hay đã có
phong bì rồi nên ngó lơ. Bắt những vụ nhỏ cho ra vẻ “làm việc nghiêm
minh” đây. Chung quy chỉ mấy ông bà nhà quê là bị bóp cổ thôi.
Văn Quang
(Tháng Ba 2017)
Khai Dân Trí | Văn Quang |
2017/03/04
Tin Cập Nhật T7.04.03.2017
Tin Cập Nhật T7.04.03.2017
Tin Thế Giới | Tin Hoa Kỳ | Tin Việt Nam |
Tin Thế Giới
1. Bộ Ngoại giao Mỹ bị chỉ trích vì lặng lẽ công bố báo cáo nhân quyền
Bộ
Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình nhân
quyền toàn thế giới nhưng việc công bố đã bị lu mờ bởi những chỉ trích
nói rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson đã không dành nhiều sự chú ý và
không tổ chức rầm rộ như truyền thống.
Ông Tillerson từ chối đích
thân công bố bản báo cáo, phá vỡ một tiền lệ được thiết lập trong các
chính quyền cả Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa. Một quan chức cao cấp trả lời
câu hỏi của phóng viên qua điện thoại với điều kiện giấu tên thay vì
xuất hiện trước camera ghi hình, cũng là một sự phá vỡ tiền lệ.
“Bản
báo cáo tự nó nói lên tất cả,” quan chức này trả lời như vậy trước câu
hỏi tại sao ông Tillerson không đứng ra công bố. “Chúng tôi rất, rất tự
hào về nó, những sự thật [trong bản báo cáo] nên là chuyện đáng lưu ý ở
đây.”
Báo cáo, do Quốc hội Mỹ chỉ đạo thực hiện, ghi nhận tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và do các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ soạn thảo. Báo cáo năm nay phần lớn được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.
Báo cáo, do Quốc hội Mỹ chỉ đạo thực hiện, ghi nhận tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và do các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ soạn thảo. Báo cáo năm nay phần lớn được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.
Theo bản báo cáo, cảnh sát
Philippines và những người cảnh giới “đã sát hại hơn 6.000 người buôn
ma túy và người sử dụng ma túy” kể từ tháng 7 và những vụ giết người
ngoài vòng pháp luật đã “tăng mạnh” ở Philippines vào năm ngoái. Các
quan chức Philippine nói chính phủ của họ không dung chấp những vi phạm
nhân quyền hoặc những vụ giết người ngoài vòng pháp luật do chính phủ
bảo trợ.
Ngôn ngữ của bản báo cáo về Nga nhìn chung vẫn giống như
những năm trước, lưu ý “hệ thống chính trị độc đoán của nước này do
Tổng thống Vladimir Putin thống trị.”
Tổng thống Donald Trump đã nói ông muốn cải thiện quan hệ của Mỹ với Nga.
Theo
truyền thống, ngoại trưởng Mỹ công bố bản báo cáo với những phát biểu
công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền đối với chính sách đối
ngoại của Mỹ và nêu bật những phát hiện cụ thể.
Những người tiền
nhiệm thuộc chính quyền Dân chủ, ông John Kerry và bà Hillary Clinton,
đã công khai phát biểu về bản báo cáo vào năm 2013 và năm 2009, là những
năm đầu tiên họ tại chức, và tiếp tục thông lệ này trong suốt nhiệm kỳ
của mình.
Năm 2005, trong chính quyền của Tổng thống Cộng hòa
George W. Bush, thứ trưởng ngoại giao đặc trách sự vụ toàn cầu Paula
Dobriansky, giới thiệu bản báo cáo này trước camera ghi hình thay mặt
cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice.
Cho tới nay trong nhiệm kỳ
được một tháng của mình, ông Tillerson vẫn chưa tổ chức cuộc họp báo nào
và hầu như không trả lời câu hỏi của giới truyền thông.
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích cách thức mà bản báo cáo được giới thiệu.
Rob
Berschinski, phó chủ tịch cao cấp về chính sách của tố chức Human
Rights First, nói: “Việc này báo hiệu sự thiếu quan tâm và hiểu biết cơ
bản về việc sự ủng hộ đối với nhân quyền phản ánh những gì tốt nhất ở Mỹ
ra sao.”
Ông Berschinski từng là phó trợ lý Ngoại trưởng đặc
trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho đến ngày 20 tháng 1, và là
người đã giúp điều phối bản báo cáo.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa
Marco Rubio hôm thứ Sáu viết trên trang Facebook của mình rằng ông
“thất vọng vì ngoại trưởng đã không giới thiệu bản báo cáo mới nhất.”
Ông
Rubio viết: “Sự lãnh đạo của Mỹ trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của
con người, thay mặt cho những người mà tiếng nói của họ đã bị buộc phải
im lặng, lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết.” – VOA
2. Kyodo: Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
trong tháng này để thảo luận về Bắc Triều Tiên trong chuyến đi đầu tiên
của ông tới khu vực này kể từ khi ông nhậm chức, truyền thông Nhật Bản
đưa tin hôm thứ Bảy.
Chuyến đi của ông Tillerson diễn ra vào lúc
Mỹ và Trung Quốc cố gắng bình ổn mối quan hệ sau một khởi đầu bấp bênh
sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, cũng như giữa lúc căng thẳng gia
tăng liên quan đến Bắc Triều Tiên sau vụ ám sát người anh cùng cha khác
mẹ của lãnh tụ Kim Jong Un.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Mỹ nói: “Chúng tôi không có bất kỳ chuyến đi nào để thông báo
vào thời điểm này.” Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không thể
liên lạc được để xin bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa hồi đáp
yêu cầu bình luận ngay tức thì.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản, dẫn
các nguồn tin ngoại giao, cho biết ông Tillerson dự kiến sẽ tới Nhật Bản
vào ngày 17 và 18 tháng 3 và sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida.
Ông
Tillerson và ông Kishida có phần chắc sẽ thảo luận về thời điểm mà ông
Trump đến thăm Nhật Bản, Kyodo dẫn các nguồn tin cho biết như vậy.
Tại
Trung Quốc, ông Tillerson sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và có
thể là Chủ tịch Tập Cận Bình, theo Kyodo. Hãng tin này cho biết thêm hai
bên dự kiến sẽ tổ chức một cuộc hội kiến ở Mỹ giữa ông Tập và ông Trump
vào đầu tháng 4.
Tháng trước, ông Tillerson và ông Vương đã điện
đàm với nhau, và họ khẳng định tầm quan trọng của một mối quan hệ
Mỹ-Trung Quốc mang tính xây dựng.
Cũng tháng trước ông Tillerson
đã yêu cầu Trung Quốc làm tất cả mọi thứ có thể để kiềm chế hành vi gây
bất ổn của Bắc Triều Tiên sau một loạt những vụ bắn thử phi đạn đạn đạo
của nước này.
Ông Trump, người từng công kích Trung Quốc về các
vấn đề từ thương mại cho tới Biển Đông, đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu
của Trung Quốc, thành viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết Trì vào tháng trước.
Đó là cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên của ông với một thành viên thuộc
hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc.
Tòa Bạch vào lúc đó nói rằng
cuộc gặp gỡ là cơ hội để thảo luận về những lợi ích chung và một cuộc
hội kiến khả dĩ với Chủ tịch Tập.
Tại Seoul, ông Tillerson dự
kiến sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Yun Byung Se. Họ có thể sẽ thảo luận
về chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên cũng như vụ ám sát ông Kim
Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong
Un, theo Kyodo.
Tình báo Hàn Quốc và các quan chức Mỹ nói vụ
giết người ở Malaysia là một vụ ám sát được tổ chức bởi các điệp viên
của Bắc Triều Tiên. – VOA
3. Quan chức Philippines thăm hàng không mẫu hạm Mỹ — Đô đốc Mỹ: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông”
Bộ
trưởng quốc phòng cùng hai thành viên chính phủ Philippines hôm 4/3 đã
lên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đang tuần tra ở Biển Đông theo lời mời
của hải quân Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, Bộ
trưởng Tài chính Carlos Dominguez và Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre
II đã lên thăm USS Carl Vinson cùng với ba quan chức an ninh khác của
Philippines, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Manila, Molly Koscina, được
Washington Post dẫn lời cho biết như vậy như vậy.
Tờ báo của Mỹ
nhận định rằng chuyến thăm cho thấy sự tiếp xúc cấp cao giữa quan chức
Philippines và quân đội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dù Tổng thống Philippines
Rodrigo Duterte “dọa” sẽ giảm bớt sự hợp tác với các lực lượng Mỹ trong
khi ngả về Trung Quốc và Nga.
Phía Bắc Kinh chưa có phản ứng tức
thời về chuyến thăm USS Carl Vinson của quan chức đứng đầu lực lượng
quốc phòng Philippines, nhưng Trung Quốc từng phản đối Mỹ thực hiện các
cuộc tuần tra hàng hải ở Biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Manila, Sung
Kim, tháp tùng các quan chức Philippines lên thăm hàng không mẫu hạm Mỹ,
và trên đó, họ chứng kiến các chiến đấu cơ F18 cất và hạ cánh, cũng như
gặp các chỉ huy hải quân Mỹ khi USS Carl Vinson hiện diện ở vùng biển
tranh chấp.
USS Carl Vinson là hàng không mẫu hạm đầu tiên được
Mỹ triển khai thực hiện tuần tra ở Biển Đông dưới thời kỳ nắm quyền của
Tổng thống Donald Trump.
Hãng tin Reuters hôm 28/2 dẫn lời một
quan chức Mỹ rành về dự thảo gia tăng quốc phòng của Mỹ đưa tin rằng
tiền tăng thêm “sẽ được dành cho việc đóng tàu, “tậu” máy bay quân sự và
tăng cường sự hiện diện mạnh mẽ tại các thủy lộ quốc tế trọng yếu,
trong đó có Biển Đông”. – VOA
***
Ngày 03/03/2017, một đô đốc của Mỹ tuyên bố là hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở vùng biển này.
Ngày 03/03/2017, một đô đốc của Mỹ tuyên bố là hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở vùng biển này.
Thiếu
tướng hải quân James Kilby đã tuyên bố như trên với các phóng viên được
mời lên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong một chuyến tuần tra ở
Biển Đông.
Cụm tàu sân bây tấn công USS Carl Vinson đã bắt đầu
đợt tuần tra « thường lệ » ở vùng biển này từ ngày 18/02 vừa qua. Hôm
qua, các quan chức hải quân Mỹ cho biết là chiếc USS Carl Vinson đang
tuần tra tại một nơi nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và bãi cạn
Scarborough ngoài khơi phía tây bắc của Philippines.
Đô đốc Kilby
nói : « Chúng tôi đã hoạt động ở đây trong quá khứ, chúng tôi sẽ hoạt
động tại đây trong tương lai và sẽ tiếp tục trấn an các đồng minh của
chúng tôi ». Theo lời viên thiếu tướng hải quân Mỹ, Hoa Kỳ « sẽ tiếp tục
chứng tỏ rằng vùng biển quốc tế là vùng biển mà bất cứ ai cũng được
quyền lưu thông, giao thương ».
Theo hãng tin AP, tuyên bố của đô
đốc Kilby được đưa ra sau khi có tin là Trung Quốc đang chuẩn bị đặt
các hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển
Đông, vào lúc mà chưa ai rõ là chính quyền Donald Trump có sẽ tiếp tục
duy trì sự hiện diện như hiện nay của Mỹ ở châu Á hay không. – RFI
4. Chống “can thiệp từ bên ngoài”, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng
Ngân
sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng thêm 7% vào năm 2017. Trong
thông báo ngày 04/03/2017, Bắc Kinh cho biết mục đích chính là nhằm đẩy
lui « mọi sự can thiệp từ bên ngoài » vào lúc tổng thống Donald Trump
hứa một khoản ngân sách lớn cho lực lượng quân sự Mỹ. Con số chính thức
sẽ được công bố trong phiên khai mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 05/03.
Ngân
sách quốc phòng năm 2017 của Trung Quốc sẽ đạt đến 1.020 tỉ nhân dân
tệ, so với 954 tỉ nhân dân tệ cho năm 2016. Theo AFP, dù mức tăng cho
năm 2017 tương đương với năm 2016 (7,6%) nhưng lại là một trong những
mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm gần đây.
Bắc Kinh tăng chi
phí quân sự từ thập niên 1980 để bắt kịp các nước phương Tây, mà đỉnh
điểm là gần 18% vào cuối những năm 2000. Trong vòng 15 năm qua, ngân
sách quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần, tuy nhiên vẫn chỉ tương
đương với 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ (575 tỉ euro), song vượt qua
các nước Nga (56 tỉ euro), Ả Rập Xê Út (54,1 tỉ euro), Anh Quốc (49,9
tỉ) và Pháp (44,9 tỉ).
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung
Quốc khiến các nước trong vùng lo ngại, trong đó phải kể đến các yêu
sách của Bắc Kinh về Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, bên lề phiên
họp ngày 04/03, phát ngôn viên Phó Oánh (Fu Ying) của Quốc Hội Trung
Quốc vẫn khẳng định : « Chúng tôi kêu gọi giải quyết một cách ôn hòa mọi
tranh chấp. Song song đó, chúng tôi vẫn phải tăng cường khả năng bảo vệ
chủ quyền và chúng tôi chống mọi can thiệp từ bên ngoài ».
Phát
biểu trên được cho là nhắm đến Washington, vì Hoa Kỳ thường xuyên phái
chiến hạm đến khu vực Biển Đông để thách thức Bắc Kinh. Vào tháng
01/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng dọa phong tỏa khu vực để cấm
Trung Quốc vào các đảo nhân tạo mà nước này đang kiểm soát.
Theo
đánh giá của chuyên gia Barthélémy Courmont, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế
và Chiến Lược Pháp (Iris), “quyết định tăng ngân sách của Trung Quốc
được đưa ra vì nhu cầu tương xứng với sự khẳng định sức mạnh của Trung
Quốc, vừa là một cường quốc kinh tế đang phát triển mạnh vừa là một nhân
tố chính trị và địa chính trị ngày càng được củng cố trên trường quốc
tế”. – RFI
5. Trung Quốc: Một quan chức cao cấp chỉ trích việc kiểm duyệt Internet
Một
cố vấn cao cấp của chính phủ Trung Quốc cảnh báo là việc kiểm duyệt
Internet gây cản trở cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế. Đây
là lời chỉ trích công khai hiếm thấy nhắm vào một vấn đề rất nhạy cảm ở
Trung Quốc.
Ngày 04/03/2017, báo chí chính thức của Trung Quốc
trích lời phó chủ tịch Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân
dân Trung Quốc) La Phú Hòa (Luo Fuhe) nói với các phóng viên tại Bắc
Kinh hôm trước rằng, do Internet bị kiểm duyệt, tốc độ truy cập các
trang web nghiên cứu của nước ngoài rất chậm, khiến các nhà nghiên cứu
Trung Quốc phải mua phần mềm để vượt « tường lửa », thậm chí phải ra
nước ngoài để tiến hành nghiên cứu. Phó chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc
cho rằng điều này là « không bình thường ».
Các công cụ kiểm
duyệt Internet rất tinh vi khiến nhiều trang web báo chí và trang mạng
xã hội của nước ngoài bị chặn hoàn toàn ở Trung Quốc. Những thảo luận về
các chủ đề chính trị và về các vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng và Đài Loan
cũng thường xuyên bị kiểm duyệt.
Ông La Phú Hòa đưa ra tuyên bố
nói trên vào lúc các lãnh đạo Trung Quốc và đại biểu Quốc Hội đang có
mặt tại Bắc Kinh để chuẩn bị tham dự kỳ họp thường niên sẽ kéo dài 10
ngày. Chính Hiệp, cơ quan cơ quan cố vấn cho Quốc Hội Trung Quốc, thì đã
khai mạc cuộc họp thường niên từ hôm 03/03.
Theo hãng tin AP,
hiếm khi nào các quan chức Trung Quốc bình luận về chính sách kiểm duyệt
Internet và nếu có nói thì thường là chỉ nhấn mạnh đến việc phải tuân
thủ luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, ông La Phú Hòa đã dám phát biểu
mạnh dạn như vậy có lẽ vì ông cũng là phó chủ tịch Hội Xúc tiến Dân chủ
Trung Quốc (Dân Tiến Hội), một trong 8 chính đảng nhỏ mà đảng Cộng Sản
cầm quyền cho phép hoạt động để chứng tỏ tính « dân chủ » của thể chế. –
RFI
6. Thái Lan: Cựu trợ lý của tân vương lãnh án tù vì tội xúc phạm hoàng gia
Một
trợ lý của tân vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn vừa bị kết án 5 năm
tù rưỡi vì tội xúc phạm hoàng gia và các tội khác. Bản án được một tòa
án quân sự tuyên ngày 03/03/2017, chỉ hai tuần sau khi hoàng gia sa thải
trợ lý trưởng của quốc vương.
AFP, trích thông cáo của cảnh sát
Thái Lan, cho biết Chitpong Thongkum bị kết tội vì đã hành xử « làm mất
lòng tin và gây tổn hại nghiêm trọng cho hoàng gia ». Phát ngôn viên của
tòa án quân sự từ chối bình luận về trường hợp này.
Ngoài tội
xúc phạm hoàng gia, Chitpong Thongkum còn bị kết án về tội « ăn trộm tài
sản trong cơ quan nhà nước » và « vi phạm luật về y tế và mỹ phẩm » với
tổng cộng án tù là « 4 năm và 18 tháng » song không nêu rõ quy chế nào
bị vi phạm.
Ông Chitpong phụ trách an ninh cho tân vương Maha
Vajiralongkorn, kế vị vua Bhumibol từ cuối năm 2016. Theo cáo buộc ban
đầu của hoàng cung, ông Chitpong có những tuyên bố sai lệch về tân vương
vì lợi ích cá nhân, “tiết lộ bệnh án cá nhân và ăn cắp tài sản của quốc
vương”. – RFI
7. Malaysia trục xuất đại sứ Bắc Hàn
Malaysia
nói đã trục xuất đại sứ Bắc Hàn do liên quan đến vụ điều tra cái chết
của ông Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-un.
Kang Chol phải rời khỏi Malasyia trong vòng 48 tiếng, theo bộ ngoại giao nói.
Động thái mới này diễn ra sau khi đại sứ Bắc Hàn nói quốc gia của ông ‘không tin tưởng’ cuộc điều tra của chính quyền Malaysia.
Kim
Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un, thiệt mạng từ ba tuần
trước sau khi bị tấn công bằng chất độc vào mặt tại sân bay Kuala
Lumpur.
Malaysia không nêu đích danh Bắc Hàn đứng sau vụ tấn công
với chất độc thần kinh VX, nhưng tỏ ra nghi ngờ Bình Nhưỡng phải chịu
trách nhiệm.
Ông Kang, vốn chỉ trích nặng nề Malaysia, nói cuộc điều tra đã trở nên ‘chính trị hóa’ và bị can thiệp.
Ngoại
trưởng Malaysia, Anifah Aman, tuyên bố đại sứ Bắc Hàn là ‘người không
được hoan nghênh’ và nói Malaysia đã yêu cầu một lời xin lỗi từ chính
quyền Bắc Hàn nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra.
“Malaysia sẽ có phản
ứng mạnh mẽ đối với những lời lẽ xúc phạm hoặc những âm mưu làm hủy
hoại thanh danh của quốc gia,” ông Anifah nói trong một thông cáo.
Trong
khi đó, chính phủ nói họ đã phát động một cuộc điều tra vào một công ty
tên là Glocom, hãng đã hoạt động tại Malaysia trong nhiều năm.
Theo
một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc, Glocom được điều hành bởi cơ quan
tình báo hàng đầu của Bắc Hàn để bán các thiết bị thông tin liên lạc
quân sự, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Malaysia cũng
đã thông báo hủy miễn thị thực cho du khách người Bắc Hàn, vì lý do an
ninh. Trước đó, Malaysia đã triệu hồi đại sứ tại Bình Nhưỡng trong khi
tiến hành điều tra vụ sát hại. – BBC
Tin Hoa Kỳ
8. Tổng thống Trump cáo buộc cựu Tổng thống Obama nghe lén — Ông Obama bác bỏ cáo buộc nghe lén của TT Trump
Tổng
thống Mỹ Donald Trump cáo buộc người tiền nhiệm của ông, Tổng thống
Barack Obama, nghe lén văn phòng của ông tại tòa nhà Trump Tower ở Thành
phố New York trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2016.
Trong
một loạt những dòng tin đăng trên Twitter hôm thứ Bảy, ông Trump đã ví
hoạt động nghe lén mà ông cáo buộc với vụ bê bối chính trị Watergate,
dẫn đến việc cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức vào năm 1974.
Ông
Trump không trưng ra bằng chứng cho thấy bất kỳ hoạt động nghe lén nào.
Văn phòng của ông Obama chưa đáp lại những cáo buộc này, nhưng một cựu
quan chức cao cấp trong chính quyền của ông Obama được CNN dẫn lời nói
rằng cáo buộc này là “sai trái.”
Trong một dòng tin Twitter, cựu
phân tích gia của Cơ quan An ninh Quốc gia và điệp viên phản gián John
Schindler nói rằng lời buộc tội của Tổng thống có thể liên quan đến Đạo
luật Do thám Tình báo Nước ngoài năm 1978 (FISA), cho phép do thám hợp
pháp và thu thập thông tin giữa các nước ngoài và những điệp viên của
họ.
Thành viên cao cấp nhất của Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối
ngoại Thượng viện, Ben Cardin, cho biết nếu chính quyền của ông Obama có
do thám tại Trump Tower thì việc này cần được tòa án FISA cho phép.
“Đó
là lý do tại sao chúng ta có tòa án FISA,” ông Cardin cho biết hôm thứ
Bảy trên CNN. “Ngành hành pháp không thể tự hành động theo ý mình mà
phải có sự chấp thuận của tòa án trước khi có thể thực hiện những hoạt
động này.”
Trước đó trong tuần này tin tức tiết lộ rằng Đại sứ
Nga Sergei Kislyak đã gặp gỡ con rể của ông Trump là Jared Kushner và
cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn tại tòa nhà Trump Tower ở New
York vào tháng 12. Ông Flynn bị sa thải chỉ sau 24 ngày ltại chức khi
tin cho hay ông đã nói dối các quan chức hàng đầu về bản chất các cuộc
trò chuyện giữa ông với ông Kislyak.
Những tiết lộ về các cuộc
gặp gỡ tại Trump Tower xuất hiện sau khi Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions
trước đó trong tuần này thừa nhận rằng ông đã gặp ông Kislyak hai lần
trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm ngoái và không tiết lộ
những cuộc gặp gỡ này trong phiên điều trần chuẩn thuận của Thượng viện.
Ông Sessions sau đó loan báo ông sẽ không tham gia bất cứ cuộc điều tra
liên bang nào về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng
thống năm 2016.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Hope Hicks nói các
cuộc gặp gỡ tại Trump Tower là nhằm mục đích “thiết lập một đường dây
liên lạc” giữa chính quyền mới và đại sứ Nga. Cô nói thêm rằng ông
Kushner cũng đã gặp gỡ đại diện của khoảng hơn hai chục quốc gia khác.
Các
quan chức chính phủ Mỹ gặp gỡ các đại diện của các chính phủ nước ngoài
trong nhiều dịp và vì nhiều lý do, nhưng chính quyền Trump đã phủ nhận
có bất kỳ sự liên lạc nào giữa các quan chức Nga và ban vận động tranh
cử của tân tổng thống.
Hôm thứ Sáu, trang tin Breitbart News đăng
một bài viết về cáo buộc của người dẫn chương trình trò chuyện qua
radio có chủ trương bảo thủ Mark Levin nói rằng ông Obama đã tiến hành
điều mà ông này gọi là “cuộc đảo chính tổng thống thầm lặng” bằng cách
sử dụng những chiến thuật của “nhà nước cảnh sát.” Cố vấn chiến lược Tòa
Bạch Ốc của ông Trump, Stephen Bannon, từng là giám đốc điều hành trang
tin Breitbart trước khi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại.
Những
tuyên bố này được đưa ra trong khi chính quyền Trump đang đối mặt với
áp lực ngày càng tăng từ nhiều cuộc điều tra của FBI và của Quốc hội về
những cuộc tiếp xúc giữa các thành viên trong ban vận động tranh cử của
ông với các quan chức Nga. – VOA
***
Một phát ngôn viên của ông Barack Obama hôm 4/3 bác bỏ cáo buộc của đương kim Tổng thống Donald Trump rằng người tiền nhiệm của mình đã nghe lén ông hồi tháng Mười năm ngoái trong giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử.
Một phát ngôn viên của ông Barack Obama hôm 4/3 bác bỏ cáo buộc của đương kim Tổng thống Donald Trump rằng người tiền nhiệm của mình đã nghe lén ông hồi tháng Mười năm ngoái trong giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử.
“Không
ai, cả Tổng thống Obama hay bất kỳ quan chức Nhà Trắng nào, từng lệnh
theo dõi bất kỳ công dân Mỹ nào. Mọi gợi ý trái ngược với điều đó đều
sai trái”, ông Kevin Lewis nói trong một tuyên bố.
Trước đó, ông
Trump cho rằng ông Obama đã nghe lén điện thoại của mình, nhưng không
đưa ra bằng chứng trong một loạt các tweet trên trang Twitter. Reuters
cho biết rằng Nhà Trắng không phản hồi trước yêu cầu bình luận thêm về
cáo buộc của ông Trump.
Hãng tin này dẫn lời ông Trump viết trên
Twitter: “Tổng thống Obama còn thấp hèn tới mức nào nữa khi nghe lén
điện thoại của tôi trong tiến trình bầu cử rất thiêng liêng. Đây là vụ
Nixon/Watergate. Một tay tệ (hoặc bệnh)!”
Ông Lewis nói thêm rằng
“một quy định bất di bất dịch của chính quyền Obama là không một quan
chức Nhà Trắng nào được phép can thiệp vào bất kỳ một cuộc điều tra nào
do Bộ Tư pháp dẫn đầu”.
Tuyên bố của người phát ngôn của Tổng
thống Obama gợi ra khả năng rằng việc nghe lén chiến dịch tranh cử của
ông Trump có thể đã được các quan chức Bộ Tư pháp ra lệnh.
Trước đó, cựu cố vấn của ông Obama, Ben Rhodes, mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của ông Trump.
“Không
một tổng thống nào có thể ra lệnh thực hiện nghe lén. Những giới hạn đó
hiện hữu để bảo vệ các công dân khỏi những người như ông đấy,” ông
Rhodes viết trên Twitter.
Trong một đoạn tweet, ông Trump nói rằng việc nghe lén xảy ra tại Tháp Trump ở New York nhưng “không tìm thấy gì”.
Chính
quyền của ông Trump hiện chịu áp lực lớn từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ
và các cuộc điều tra của quốc hội về một số sự liên hệ giữa một số thành
viên của nhóm vận động tranh cử của ông với các quan chức Nga trong
cuộc bầu cử năm ngoái. – VOA
9. TT Trump phản bác ‘Kẻ hủy diệt’ (Arnold Schwarzenegger)
Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump mới phản bác thông báo của ông Arnold
Schwarzenegger về việc từ bỏ vai trò dẫn chương trình truyền hình thực
tế có tên gọi “The Celebrity Apprentice”, và nói rằng cựu thống đốc
California bị sa thải vì thu hút ít người xem.
Ông Schwarzenegger
hôm 3/3 thông báo rằng ông sẽ không trở lại tham gia mùa thứ hai của
chương trình trên kênh NBC. Reuters dẫn lời cựu ngôi sao Hollywood, từng
nổi tiếng với phim “Kẻ hủy diệt”, đổ lỗi cho ông Trump, người từng dẫn
chương trình trên, đã dẫn tới tỷ lệ người xem thấp.
Nhưng đương
kim tổng thống Mỹ lại không nghĩ vậy. Ông viết trên Twitter: “Arnold
Schwarzenegger không phải tự nguyện rời Apprentice, ông ta bị sa thải vì
tỷ lệ người xem tệ hại (đáng thương), chứ không phải bởi tôi. Sự kết
thúc đáng buồn cho một chương trình tuyệt vời”.
Đáp lại, ông
Schwarzenegger viết trên Twitter: “Ông nên nghĩ tới chuyện thuê một
người viết những lời nói đùa mới và một người xác minh sự thật”.
Cựu
ngôi sao điện ảnh và từng là thống đốc California đảm nhận vị trí dẫn
chương trình “The Celebrity Apprentice” năm ngoái. Chương trình này ra
mắt vào tháng Giêng, và có khoảng từ 4-5 triệu người xem.
Theo
Reuters, ít nhất trong một lần xuất hiện trước công chúng trong vai trò
tổng thống Mỹ, ông Trump từng chế giễu số người xem chương trình do ông
Schwarzenegger dẫn.
Trước khi làm tổng thống, ông Trump từng dẫn
14 mùa của “The Apprentice” và “The Celebrity Apprentice” (dành cho
người nổi tiếng), chứng kiến người tham gia cạnh tranh nhau trong các
tình huống kinh doanh trước khi quyết định loại một ai đó. – VOA
10. Phó Tổng thống Mỹ phản pháo cáo buộc dùng email tư cho việc công
Phó
Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 3/3 tuyên bố việc ông dùng tài khoản
email cá nhân trong lúc còn làm Thống đốc bang Indiana khác xa với vụ bê
bối email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Việc bà Clinton
dùng máy chủ email cá nhân cho công vụ thời làm Ngoại trưởng là trọng
tâm ‘ném đá’ của ông Pence cùng nhiều người khác nhắm vào cựu ứng viên
bên đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 2016. Ông Pence
lúc bấy giờ là người đứng phó cho ứng viên Tổng thống bên đảng Cộng hòa
Donald Trump.
Phát biểu bên lề một sự kiện tại Wisconsin hôm nay,
ông Pence nói không thể nào so sánh hành vi của bà Clinton với hành
động của ông bởi bà Clinton đã dùng máy chủ cá nhân xử lý các thông tin
mật, rồi thủ tiêu các email mà giới chức và Quốc hội yêu cầu trưng ra.
Hôm
qua, báo chí Mỹ phanh phui rằng ông Pence thời làm Thống đốc thỉnh
thoảng có dùng tài khoản email AOL bàn luận về các vấn đề nhạy cảm và
các vấn đề an ninh nội địa. Theo tờ Indianapolis Star, tài khoản đó đã
bị tin tặc tấn công mùa hè năm ngoái.
Ông Pence khẳng định tuân
thủ luật lệ bang Indiana và rằng có một luật sư bên ngoài đã đánh giá
các email cá nhân của ông và lưu lại những email liên quan đến công vụ.
Một
phát ngôn nhân của Tòa Bạch Ốc nói không như trường hợp của bà Clinton,
trường hợp của Phó Tổng thống Pence không chịu sự chi phối của luật
liên bang và ông cũng không có trao đổi thông tin mật.
Phát ngôn nhân Sarah Sanders nhấn mạnh hai trường hợp này hoàn toàn khác biệt. – VOA
Tin Việt Nam
11. Luật sư Việt Nam không được bào chữa cho Đoàn Thị Hương
Một
ngày sau khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị được hỗ trợ pháp lý cho
nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ ám sát anh trai Chủ tịch Bắc Triều
Tiên ở Malaysia, hôm nay thứ Sáu 3/3, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, luật sư Việt Nam sẽ không được bào
chữa trực tiếp cho Đoàn Thị Hương, mà chỉ có thể hỗ trợ về tư pháp.
Trả
lời báo Pháp Luật hôm 3/3, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, hiện giữa
Việt Nam và Malaysia chưa có hiệp định hỗ trợ tư pháp song phương nên
Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ có thể tham gia bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trên cơ sở tôn trọng luật pháp Malaysia, với hy vọng giúp
Đoàn Thị Hương thoát khỏi án tử hình:
“Phía Liên đoàn Luật sư
Việt Nam sẽ hỗ trợ pháp lý bằng cách cung cấp cho luật sư Malaysia những
tài liệu, căn cứ, chứng cứ có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất của Đoàn
Thị Hương…”
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói thêm rằng,
nếu được Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư Pháp cho phép, “Các luật sư Việt Nam sẽ
tham gia hỗ trợ, tư vấn cho Luật sư Malaysia trong việc bào chữa cho cô
Đoàn Thị Hương theo hướng, đặt vần đề là Hương có phạm tội mưu sát hay
không? Hành vi của Hương có phải bị lừa gạt bởi một nhóm khác hoặc vô ý
trong trường hợp này? Chúng ta phải làm rõ nếu bị lừa gạt hoặc không
nhận biết những hậu quả hành vi của mình thì đó là tình tiết giảm nhẹ…
Chúng ta phải làm những gì tốt nhất cho công dân Việt Nam kể cả họ có là
người thế nào”.
Được biết, cho đến nay cả Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư
Pháp vẫn chưa chính thức trả lời đề nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
về việc tham gia hỗ trợ pháp lý cho Đoàn Thị Hương.
Trả lời báo
chí trong nước chiều thứ Sáu 3/3, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho
biết: “Hiện các cơ quan chức năng đang rốt ráo xử lý trường hợp của Đoàn
Thị Hương. Tuy nhiên, do đang phối hợp nội bộ nên chưa thể cung cấp
thông tin cho báo chí và người dân”. – RFA
12. Lục quân Mỹ tặng trường học cho Việt Nam
Lục
quân Hoa Kỳ mới bàn giao một trường học hai tầng với bốn lớp học cho
cộng đồng địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một nỗ lực “làm sâu
sắc thêm mối quan hệ Việt – Mỹ”.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội trong
tuần này thông báo rằng Đại tướng Robert Brown, Tư lệnh Lực lượng Lục
quân Hoa Kỳ phụ trách Thái Bình Dương đã chính thức bàn giao Trường mẫu
giáo Quảng Phước tại tỉnh Thừa Thiên Huế hôm 24/2.
Ông Brown được
trích lời nói: “Là một người cha và người ông, tôi hiểu tầm quan trọng
của việc có được một môi trường giáo dục tốt và an toàn”.
Ngôi
trường mới có hai tầng, gồm 4 lớp học với sức chứa 80 học sinh và giáo
viên. Trong mùa mưa, ngôi trường còn có chức năng là nơi tránh lũ.
Theo
cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội, dự án hỗ trợ nhân đạo
của Công binh Lục quân Hoa Kỳ là “kết quả của nỗ lực làm việc và phương
pháp huy động sự tham gia của toàn bộ chính phủ nhằm xây dựng lòng tin
và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.
Chính
phủ Hoa Kỳ đã hợp tác với chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng các trường
học, trạm y tế, cầu và trung tâm điều phối khắc phục thiên tai ở nhiều
thị trấn, làng xã trên khắp Việt Nam kể từ năm 2009, thông qua Chương
trình Hỗ trợ thảm họa nhân đạo và Hành động dân sự ở nước ngoài.
Trong
một diễn biến khác liên quan, hôm 1/3, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Susan Sutton và đại diện của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã khai
trương Trung tâm điều phối quản lý thiên tai nhằm giúp nâng cao năng lực
của Việt Nam trong công tác ứng phó với thiên tai và hỗ trợ nhóm cư dân
dễ bị tổn thương khi có thiên tai.
Tin cho hay, thông qua sự hợp
tác chặt chẽ và hỗ trợ giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương Hoa Kỳ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, trung tâm mới này sẽ
“giúp các nhà chức trách địa phương điều khiển việc sơ tán người dân ra
khỏi các khu nhà nguy hiểm, dự trữ nhu yếu phẩm dành cho cứu trợ khẩn
cấp, và ứng phó với hậu quả của các cơn bão bằng cách triển khai và liên
lạc với đội ngũ ứng phó ban đầu tại các khu vực bị tàn phá nặng nề
nhất”. – VOA
Lê Minh Nguyên
Khai Dân Trí | Lê Minh Nguyên |
Trầm Bê và số phận Nguyễn Văn Bình
Trầm Bê và số phận Nguyễn Văn Bình
Chiều
24/02/2017, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định chấm dứt vai trò
quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và con trai ông là Trầm Khải Hòa tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.
Ngay lập tức,
nhiều tờ báo đồng loạt đặt tít lớn, như một tiếng reo mừng
rỡ “Chấm dứt vai trò ông Trầm Bê và con trai tại Sacombank“! Nó chứng
tỏ là dư luận chờ đợi cái quyết định này từ lâu rồi.
Bởi
vì sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa, người đầu tiên mà
người ta dự đoán sẽ “biến” theo là ông Trần Quốc Liêm, em vợ
ông Dũng, trung tướng cục trưởng cục cảnh sát, người đựơc cho
là thủ phạm tổ chức vụ đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh. Người
thứ hai là Tư Thắng em trai ông Ba Dũng, không làm gì cụ thể
nhưng nổi tiếng với danh hiệu “Vua cò Sài thành”, chuyên kinh
doanh quan hệ và chữ ký cho Dự án. Tiếp đến là Trầm Bê và
Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng rồi mới đến
Vũ Huy Hoàng.
Có nghĩa là Trầm Bê xếp ngay sau những
“ruột thịt” của ông Dũng, khớp với cái mà ông ta từng nói “tôi
coi anh Ba như người ruột thịt, anh Ba sống thì tôi sống, anh Ba
sổ mũi thì tôi bịnh.” (thư tố cáo của Trịnh Văn Lâu).
Nhưng
những gì diễn ra trên sân khấu đã không như vậy, thậm chí còn
ngược chiều. Trong những dự đoán trên, chỉ duy nhất ông em vợ
ông Nguyễn tấn Dũng, ông Trần Quốc Liêm là biến mất thật, nhưng
biến một cách lặng lẽ, bí mật, không một dấu vết, không một
tiếng động, không ai biết bây giờ ông này ở đâu, sống hay đã
chết, có tin đồn ông này bị ông Thanh hiện về đòi xác, rồi
hoá điên, trong khi lại có người nói nhìn thấy ông ta lê lết ăn
xin ở chợ trời tỉnh Bình Phước (!) Tư Thắng thì tất nhiên biến
mất, vì ông Dũng không còn, thì quan hệ với ông còn “xơ múi”
gì mà buôn, còn chữ ký của ông và vây cánh của ông bây giờ cho
không, chẳng ai thèm.
Chuyện ngược chiều là chuyện cả 3
ông: Bình, Hải và Thăng, không những không biến, mà còn leo
ngược lên bộ chính trị. Ông Bình lên ban bí thư, trưởng ban kinh
tế Trung ương. Ông Hải và ông Thăng leo lên làm bí thư hai thành
phố quan trọng nhất nước. Người đứng cuối trong danh sách dự
đoán Vũ Huy Hoàng đột nhiên nhảy ra “chết” trước, bị Ban Bí thư
xóa chức nguyên bí thư đảng ủy Bộ Công thương, chính phủ kỷ
luật xóa chức nguyên Bộ trưởng nhiệm kỳ 2011-2016.
Sacombank
đứng cuối cùng trong danh sách các ngân hàng sẽ bị xử lý
trong năm 2017, bao gồm VNCB, Oceanbank, GPbank, DongABank và thương
mại cổ phần Sacombank.
Ngân hàng Xây Dựng VNCB đã xử ngày
9/9/2016 với kết quả ông Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị chịu án 30 năm tù.
Ngân hàng Oceanbank bắt
đầu xử sơ thẩm ngày 27/02/2017, bao gồm ông Hà văn Thắm, cựu
chủ tịch hội đồng quản trị cùng 47 bị can khác dự kiến diễn
biến trong 20 ngày, nghe chừng cũng giống ông Công Danh, 30 năm.
Nhưng,
những ngân hàng có tên trong danh mục các ngân hàng phải xử lý
đầu tiên trên đây chính là những ngân hàng mà ngay khi mới ra
Hà nội, nhậm chức trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn
Bá Thanh đã từng tuyên bố “sẽ bắt liền, không nói nhiều”. Người
ta nói, ông Thanh là một tên võ biền, bởi vì, đã đánh thì
không nói, chưa đánh mà đã nói thì chết trước khi kịp ra đòn.
Thế mà đúng. Xung quanh ông ta có tầng tầng lớp lớp kẻ thù,
ẩn hiện như bóng ma. Không con ma này giết, thì con khác.
Trước
tiên kẻ thù của ông Thanh là ông Dũng, thủ tướng, vì ngân hàng
Bản Việt của cô con gái ông là ổ “công nghệ đút lót và rửa
tiền”; trung tâm “chuyên trị” các giao dịch kinh doanh các loại
“quan hệ”. Thứ đến là thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn
Bình, sư phụ của các chiêu thức “Tay không bắt giặc”, “Mỡ nó
rán nó”, bố già của những đại gia Nguyễn Đức Kiên khi trước,
của Trầm Bê, Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm sau này, cùng với
vài chục ngân hàng đàn em khác, mọc lên như nấm từ sau năm 2008,
khi Nguyễn Văn Bình được ông Dũng chỉ định đích danh thay ông
Nguyễn Văn Giàu, người bị cho là “lệch pha” với Thủ tướng, bị
ông Dũng “đá” sang Quốc hội.
Sở dĩ Bình cố tình cho
phép các ngân hàng cổ phần tư nhân mọc lên như nấm sau cơn mưa,
vì Bình đã tính tới vụ “gặt tiền” thông qua các chiến dịch
thâu tóm và thanh toán bằng chính sách “tái cơ cấu và tái sắp
xếp”. Bình thừa kinh nghiệm, chỉ cần loan tin “tái cơ cấu” hay
“tái sắp xếp”, là tiền ào ào chảy vào cửa nhà Bình, vì tiền
của cái đống ngân hàng nhố nhăng này toàn là tiền cướp giật
được, chúng sẽ chẳng tiếc gì, chỉ cần được tiếp tục tồn tại
để tiếp tục cướp giật nữa.
Trước khi bị diệt, trước khi
biết là con mồi của Bình, thì tất cả các ngân hàng, cả to
cả bé, tất cả đều muốn xé xác Nguyễn Bá Thanh, kẻ đang sắn
tay, lăm le cướp miếng mồi nhày nhụa của họ. Và họ biết, phía
sau họ có những nhân vật “khổng lồ” che chắn. Sau này, khi ông
Dũng không còn gậy trong tay nữa, chính họ là người tiết lộ ra
rằng, những nhân vật khổng lồ phía sau ấy chính là ông Bình
thống đốc và và ông Dũng thủ tướng.
Không biết sáng
kiến đầu độc ông Thanh là đề xuất của kẻ nào, nhưng người ta
đã đồn rằng, “kế hoac̣h” được Trầm Bê sốt sắng “ủng hộ”. Chi
phí cho toàn bộ phí tổn của kế hoạch và “thuốc” điều trị
của Nguyễn Bá Thanh do Trầm Bê tự nguyện cáng đáng, vì mặc dù
kế hoạch do trung tướng cảnh sát Trần Quốc Liêm chỉ đạo, nhưng
“thuốc” dùng cho kế hoạch, ở Việt Nam, nghe nói, chưa tổng hợp
được, vẫn phải lấy từ nguồn Trung Quốc. Trầm Bê là người gốc
Hoa, có đường dây từ ngày còn là trùm lừa bịp cờ bạc tại
xứ chùa Tháp.
“Thuốc” của Trung Quốc có đủ loại, có
lọai tác dụng ngay sau vài giây, vài chục phút, có loại vài
tháng, có loại vài năm mới lộ diện, cần lọai nào, có loại
đó.
Xin lưu ý mọi người rằng, những chuyện kể trên là
chuyện hư cấu, chuyện tưởng tượng, nhưng là chuyện được nói ra
từ miệng một nguyên chủ tịch ngân hàng từng có quan hệ với
Trầm Bê. Việc cuối cùng, chỉ có một mình Trần Quốc Liêm biết,
Trầm Bê chỉ là người giao hàng lúc đầu và chi tiền lúc cuối.
Và bây giờ, ông Trần Quốc Liêm ở đâu hay bị ai “thịt” rồi, chỉ
có trời biết, đất biết và mình ông ta biết.
Chuyện cha
con ông Trầm bê chính thức chấm dứt vai trò tại Sacombank đáng
lẽ cũng là chuyện thường, bởi vì hai cha con ông này, thực ra
đã bị tước quyền từ năm 2015. Thông cáo của Ngân hàng nhà nước
ngày 14/08/2015 cho biết “Ông Bê đã tự nguyện cam kết ủy quyền không
hủy ngang, vô thời hạn các quyền cổ đông cho Ngân hàng Nhà nước sau khi
hai ngân hàng (PNbank và Sacombank) sáp nhập” và “ông Trầm Bê sẽ
không tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập”. Nhưng phải
mất một năm sáu tháng sau, ngày 24/02/2017, chính phủ ông Phúc
mới chính thức gạt được cha con ông này ra khỏi Sacombank. Đúng 1
năm, sau khi ông Dũng bị đẩy lên vỉa hè và trở về làm người
“tử tế”.
Đặt chuyện này trong bối cảnh cả 5 ngân hàng sẽ
lần lượt bị xử lý, vụ án Vinashine vừa có hai án tử hình,
trùm lừa Huyền Như chung thân, Phạm Công Danh 30 năm tù, Hà Văn
Thắm đang hầu toà, không dưới 30 năm. Trần Phương Bình – tổng giám
đốc Ngân hàng Đông Á ở TP.HCM – bị miễn nhiệm vào nửa cuối năm 2015.
Nhưng mãi vừa rồi, cuối năm 2016 mới bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ
Công an khởi tố và bắt giam. Ông Vũ Huy Hoàng bị mất chức nguyên
bộ trưởng nhiệm kỳ thứ hai 2011-2016. Từ kết luận của Ban Kiểm
tra trung ương,Võ Kim Cự và cả gánh Hà Tĩnh Formosa đang chờ
quyết định kỷ luật… sẽ thấy những con sóng này rồi sẽ tiếp
tục cuốn đi những gì.
Vũ Huy Hoàng có thể tạm dừng tại
chỗ chờ Trịnh Xuân Thanh bị dẫn độ về từ nước ngoài. Vũ Đức
Thuận trong trại giam chắc chắn đã khai hết, nhưng không có
Thanh, thì không thể xử. Vũ Huy Hoàng sẽ chưa phải hầu toà để
chịu án, và vì vậy mà Đinh La Thăng còn chưa bị sờ gáy, vẫn
có thể tung tẩy hò hét.
Vũ Kim Cự và bè lũ dính
Formosa Hà Tĩnh sẽ phải nhận kỷ luật và bị ép “thành khẩn”
nhận khuyết điểm, lộ ra những nghi vấn tạo cớ cho những điều
tra tiếp theo, rất có thể cho một vụ án, mà những phần tử
dính liú không thể không có tên Hoàng Trung Hải. Ban bí thư chủ
trương đánh Vũ Kim Cự rồi dừng, hay đi tiếp? Ông Cự từng nói,
“Hà Tĩnh cấp phép, nhưng phải do cấp trên đồng ý thì Hà Tĩnh
mới cấp được”. Chính tay ông Hoàng Trung Hải ký hai công văn
323CV/TTg ngày 04/03/2008 “đồng ý để Formosa lập Dự án” và
869CV/TTg ngày 6/6/2008 “đồng ý cho Tập đoàn Formosa thực hiện
đầu tư”. Như vậy, nếu ông Cự và bè lũ Hà Tĩnh phải ra toà,
thì ông Hải làm sao thoát án?!
Nhưng còn chuyện cái tượng
vàng ông Hồ nặng 50kg mà người ta đồn Formosa biếu ông Trọng
thì sẽ như thế nào, có điều tra không?
Chuyện sẽ vẫn để ngỏ, nhưng ai là người chủ trương để ngỏ? Ai có quyền để ngỏ? Ai?
Trầm Bê sắp tới sẽ bị điều tra vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank.
Ngân
hàng Phương Nam (PNBank) do gia đình Trầm Bê nắm tới 28% cổ
phần, là ngân hàng do ông Bình ký giấy phép thành lập và
chính ông Bình ký quyết định phê chuẩn Ban quản trị bao gồm cha
con ông và người nhà ông Trầm Bê. Không có ông Bình, không có
ngân hàng Phương Nam. Vốn điều lệ đăng ký thành lập của Phương
Nam bank chỉ có 4000 tỷ, nhưng ngay lập tức được ngân hàng ACB
của bầu Kiên rót vào 5000 tỷ và Ngân hàng Nhà nước cho vay 5000
tỷ.
Và không ai biết có phải Ngân hàng này được ra đời
để phục vụ kế hoạch của ông Bình thâu tóm Sacombank của ông
Đặng Văn Thành, “người sáng lập với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng,
tới khi chuyển giao ở thời điểm năm 2012, mạng lưới của ngân hàng này là
417 chi nhánh, hoạt động ở 3 quốc gia và có 9 công ty con trong nhiều
lĩnh vực”. “Vốn điều lệ lúc tôi rời đi đã lên tới 10.000 tỷ, tổng tài
sản là 146.000 tỷ và lợi nhuận hàng năm cũng đạt khoảng 4.000 tỷ”.
Điều
đáng nói là thủ đoạn thâu tóm Sacombank bắt đầu bằng chiến
thuật “mỡ nó rán nó”, mà chính bầu Kiên và Bình đã thực
hiện cho ACB. Một là đại gia, một là thống đốc, nhưng một từng
là “trùm mafia” , một từng là “soái” khi cả hai cùng “khét
tiếng một thời” ở đông Âu và Liên xô cũ.
Thủ đọan đó được tóm tắt thế này:
– Southerbank (PNB) công bố ra công chúng một lãi suất tiền gửi đặc biệt, vượt xa các ngân hàng khác.
–
Cùng lúc đó Ngân hành nhà nước siết lãi suất tiền gửi bằng
đồ̀ng đôla, kêu gọi gửi tiết kiệm bằng tiền đồng, lãi suất cao
mà ổn định, có nhà nước đảm bảo.
– Cách thức này đánh vào tâm lý hám lợi của dân chúng, thu hút nhanh chóng tiền gửi của số đông dân có tiền.
– Bằng lượng tài sản tăng lên nhờ tiền gửi của dân, PNB phát hành cổ phiếu và công bố tăng vốn điều lệ.
– PNB, tức là Trầm Bê thành lập một loạt các công ty con do con cái, họ hàng hoặc người tin cậy đứng tên.
–
PNB cho các công ty này vay những khoản tiền lớn không yêu cầu
tài sản thế chấp. Rút hết số tiền gửi của dân, biến số tiền
dân này thành tài sản của các công ty người nhà.
– Ngân
hàng nhà nước rót vốn cho PNB giúp PBN lấp chỗ trống, đối phó
với việc rút tiền của dân, che giấu tình trạng trống rỗng
không có thanh khoản.
– Các công ty này dùng các khoản
tiền vay đó mua cổ phần của chính PNB vưà phát hành, tạo nhu
cầu giả kích cho cổ phíêu tăng vọt, sau đó sử dụng khoảng
chênh lệch giá vốn hoá để tăng tài sản giả tạo.
– Tiếp
tục phát hành cổ phíêu khống lượng lớn, khiến giá cổ phiếu
xuống thấp, lại dùng tiền vay mua vào, kích gía và hút đầu
tư.
– Ngân hàng nhà nước rót tiếp vốn để PNB Công bố tăng
tài sản, công bố các báo cáo tài chính với lợi nhuận trước
thuế hấp dẫn, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi không một ngân
hàng nào cạnh tranh nổi, cuốn hết tiền dư trong dân.
–
Bắt đầu chiến dịch thâu tóm Sacombank. Cha con Trầm Bê bắt đầu
rút tiền của PNB bằng cách cho các công ty gia đình vay, sau đó
chuyển lại cho cha con Trầm Bê mua hết các cổ phiếu phát hành
mới của Sacombank, đồng thời vừa vận động vưà tung tin thất
thiệt, vừa gây áp lực thông qua ngân hàng nhà nước để các cổ
đông chiến lược của Sacombank mất lòng tin, hoảng sợ và nhượng
lại các cổ phần của họ.
– Ngân hàng nhà nước liên tục
tổ chức các đoàn kiểm tra Sacombank, công bố những kết luận
lập lờ, kết hợp với việc tung tin đồn những bê bối đe dọa
pháp lý đối với Sacombank. gây sức ép với thị trường để cổ
phiếu Sacombank mất giá, bán ra ồ ạt. Nhân cơ hội đó Trầm Bê
tận thu gom hết.
– Sau 3 năm như vậy, cuối cùng, Đặng văn
Thành buộc phải đầu hàng, chấp nhận sáp nhập với PNB. “Theo
Quyết định số 1844 ngày 14/9/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân
hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 01/10/2015”.
“Việc
Southern Bank sáp nhập vào Sacombank là phù hợp với định hướng chung của
Chính phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an toàn
và chuyên nghiệp hơn.”
Nhưng chính thông tin từ Ngân hàng nhà
nước, “ngân hàng Phương Nam của Trầm Bê chỉ có vốn điều lệ là 4.000 tỷ
đồng, tổng dư nợ là hơn 51.000 tỷ đồng nhưng nợ xấu là 23.319 tỷ đồng
chiếm 45,46% tổng dư nợ; lỗ lũy kế 15.763 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu
11.659 tỷ đồng”. “Trong đó tổng dư nợ liên quan đến Trầm Bê là 29.625 tỷ
đồng. Phần lớn tài sản đảm bảo là các khối bất động sản chưa đủ điều
kiện thế chấp hoặc chưa sang tên đổi chủ, sai về thủ tục pháp lý hoặc
được đánh giá quá cao. Nếu định giá lại thì giảm đi khoảng 10 ngàn tỷ
đồng”.
Âm mưu của Trầm Bê do Bình chỉ đạo là dùng năng
lực tài chính của Sacombank và lượng khách hàng trung thành
rất lớn của Sacombank để vưà che đậy vừa giải nợ dần dần cho
PNB, lấp chìm khoản rút khống gần 40.000 tỷ chiếm đọat.
Trong
số tiền chiếm đọat này, không ai biết có bao nhiêu vào túi
thống đốc Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Đức Kiên (vợ), nhưng có một
khoản 1.500 tỷ mà PNB trả cho Quỹ đầu tư Bản Việt của Nguyễn
Thanh Phượng, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để thanh toán
“hợp đồng tư vấn tái cơ cấu”.
Thống đốc Bình là người
có tài, từng tốt nghiệp toán kinh tế tại Đại học tổng hợp
Lômônôxốp, một dạng Harvard uy danh nhất của nền đại học của
Nga. Phải thưà nhận rằng trong lịch sử ngành ngân hàng, không
có người nào giỏi lý thuyết tiền tệ và thông thạo thực hành
tiền bạc như Bình. Ngay chính đám đại gia gốc Hoa tại Sài Gòn
cũng phải lắc đầu chịu trận, qua hai chiến dịch “giá hối đoái
đô-la” và chiến dịch “đổi vàng”. Nhưng người Tàu không bao giờ
thua, bất kể đối thủ là ai. Bởi vì không có ai hiểu và sử
dụng diệu nghệ hơn họ quy tắc vạn năng “nếu không mua được bằng
tiền, thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
Trầm
Bê đã mua được hết, nhưng không bằng tiền túi của ông ta, mà
bằng một phần trong số tiền của chính những kẻ đó đem lại cho
ông ta, bằng quyền.
Cái quyết định “Chấm dứt vai trò
của Trầm Bê tại Sacombank” chiều ngày 24/02 vừa rồi đánh dấu
sự kết thúc một giai đọan khó khăn của Ngân hàng nhà nước,
nhưng có thể báo hiệu một lọat những biến cố khác sắp tới.
Cả
3 nhân vật lội ngược dòng trong đại hộ đảng XII vưà rồi, bây
giờ đã lộ diện là bị đẩy lên, bị buộc phải lên, vì chỉ có
lên thì mới cùng một lúc đảm bảo được hai mục đích: “ra khỏi
vị trí” và giữ được “ổn định”. Ra khỏi vị trí để dọn nhà,
và ổn định để giữ cho “bình” khỏi vỡ.
Vở tuồng diễn trên sân khấu Việt đang chuẩn bị vào những hồi sôi động và hấp dẫn nhất.
Nhưng
người nào là đạo diễn chính những màn kịch sắp tới đây còn
chưa lộ diện. Hãy chờ xem, nếu tới đây chính phủ trình Quốc
hội phê chuẩn “luật xử lý quá khứ”, tức là luật xử lý những
tội phạm thuộc quá khứ, thì chắc chắn sẽ có những người
từng là khổng lồ sẽ rớt như táo héo, kể cả đang tập làm
lương thiện cũng chưa chắc thóat được tội.
Ba X dù sao
cũng chỉ là một học sinh lớp ba phổ thông, nhưng cựu thống đốc
Bình nếu không dùng được vào đâu đó thì kể cũng là lãng
phí.
Bùi Quang Vơm
Khai Dân Trí | Bùi Quang Vơm |
Subscribe to:
Posts (Atom)