"Giá trị Mỹ" và "Lợi ích Mỹ" trong ván bài "Cách mạng hoa nhài"
Lê Nguyên
Giá trị Mỹ và lợi ích Mỹ luôn là hai mặt không thể thiếu trong chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ. Giá trị Mỹ là những giá trị về mặt tư tưởng, tinh thần, ý thức hệ, giáo dục, mô hình chính trị và quản trị xã hội,… tóm lại là những giá trị mà Mỹ luôn tự hào và quảng bá ra toàn thế giới, xây dựng thương hiệu Mỹ và đi kèm với đó là mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ra toàn thế giới.
Trong khi đó, lợi ích Mỹ là những vấn đề gắn liền, trực tiếp, thiết thân với an ninh quốc gia và quyền lợi kinh tế của Mỹ. Trong mối tương quan giữa giá trị Mỹ và lợi ích Mỹ thì có thể nói giá trị Mỹ là lợi ích lâu dài và mang tính chiến lược của Hoa Kỳ, còn lợi ích Mỹ là trực tiếp và mang tính chiến thuật, bổ trợ cho giá trị Mỹ.
Thực ra, "giá trị" và "lợi ích" luôn là hai mặt khó tách rời trong chiến lược ngoại giao của hầu hết các nước, đặc biệt là các nước lớn; chỉ có điều chúng biểu hiện khác nhau ở các thời đại và quốc gia khác nhau.
Trong thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô trong quá trình mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới cũng có "giá trị" và "lợi ích" của mình: "giá trị" của Liên Xô gắn liền với niềm tin mang tính ý thức hệ, hướng tới xây dựng một xã hội đại đồng theo lí thuyết của chủ nghĩa Marx và các học thuyết khác nhau giải thích về chủ nghĩa Marx của các đồ đệ của Marx như Lenin, Stalin,… Đằng sau "giá trị" mang tính ý thức hệ đó bao giờ cũng là mặt "lợi ích": bành trướng quyền lợi và bảo vệ an ninh quốc gia của Liên Xô dưới sự cầm quyền của các lãnh đạo kế tiếp, từ Stalin cho đến khi Liên Xô sụp đổ.
Trong thời hiện tại, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc – một đối thủ quan trọng nhất của Mỹ hiện nay – cũng không thể vắng mặt hai bình diện "giá trị" và "lợi ích." Trung Quốc mang tiền đi khai thác tài nguyên và đầu tư ở các nước khác chính là phục vụ cho các "lợi ích" của Trung Quốc.
Đồng thời trong quá trình đó, nó cũng chú ý phổ biến các "giá trị" của mình, thể hiện ở việc gián tiếp hay trực tiếp khoa trương về mô hình kinh tế-chính trị của mình cũng như các giá trị truyền thống mà người Trung Quốc luôn tự hào.
Đặt các cường quốc trong thế so sánh thì có thể thấy Liên Xô có phần ảo tưởng và ngây thơ khi xây dựng "giá trị" cho mình là một niềm tin ý thức hệ có tính không tưởng. Trong khi đó, Trung Quốc thực ra vẫn còn lúng túng trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng "giá trị" cho mình: yếu tố truyền thống, cụ thể là đạo Khổng, thì chưa chắc đã phù hợp với thời hiện tại và chưa chắc đã hợp khẩu vị với các nước xa lạ với văn minh Đông Á.
Thứ nữa, quá chú trọng đến mặt "lợi ích," chỉ tập trung vơ vét tài nguyên của các nước khác để làm lợi cho mình, Trung Quốc đã làm các nước nghi kị và cảnh giác trong quá trình làm bạn với nó, và do vậy, ở khía cạnh nào đó, Trung Quốc vô hình trung đã huỷ hoại bình diện "giá trị" của mình.
Có thể nói rằng Mỹ là quốc gia khôn ngoan nhất trong việc kết hợp và quyền biến các "giá trị Mĩ" và "lợi ích Mĩ" trong chiến lược ngoại giao của mình. "Giá trị Mỹ" luôn là yếu tố mà Hoa Kỳ đề cao, tự hào và rao giảng, và quả thực nó là cái làm nên quyền lực mềm của Mỹ, tạo nên hấp lực khiến các nước ngưỡng mộ và theo Mỹ.
Song, trong những mối quan hệ đặc biệt nào đó, khi "lợi ích" đóng vai trò quan trọng hơn và tác động trực tiếp tới chiến lược toàn cầu của Mỹ, thì Mỹ sẵn sàng phớt lờ và xem nhẹ yếu tố "giá trị" kia để dung túng và nuôi dưỡng cho các bộ phận nào đó hoặc các thế lực cầm quyền tại các quốc gia mà đường hướng cai trị của các thế lực đó mâu thuẫn với "giá trị Mỹ".
Mặt khác, trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi "lợi ích" nào đó không còn có cơ hội để tiếp tục duy trì, Mỹ sẵn sàng đổi chác để giành lấy các "lợi ích" khác lớn hơn. Thời gian đủ để chúng ta nhìn lại cuộc chiến khốc liệt của dân tộc trong thế kỉ 20 và nhận thấy rằng chính Việt Nam là một trong những nước thấm thía nhất ván bài đó trong cuộc chơi quyền lực của Mỹ.
*
Các cuộc xuống đường rầm rộ ở Tunisia, Ai Cập và thế giới Ả rập nói chung diễn ra đầu năm 2011 này làm chấn động cả thế giới và sẽ là những sự kiện đi vào lịch sử trong quá trình nhân loại phấn đấu xây dựng và đi đến với tự do và dân chủ.
Trải qua những bất ngờ ban đầu về quy mô và thắng lợi nhanh chóng của các cuộc xuống đường đó – mà giờ đây nó được đặt tên là "Cách mạng hoa Nhài" – các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ nhiều phía của cuộc cách mạng này. Một trong các khía cạnh đáng quan tâm để hiểu sâu thêm về cuộc cách mạng hoa Nhài này là mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ."
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính quyền Mỹ từ triều đại George W. Bush cho đến triều đại của Barack Obama đã có các chiến lược ngầm hoặc công khai trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức, hội đoàn để cổ xuý và thúc đẩy dân chủ tại các nước Ả rập và Bắc Phi. Đó luôn là các hoạt động nằm trong chiến lược phát triển "giá trị Mĩ" mà Hoa Kỳ tiến hành từ xưa đến nay, đối với không chỉ các nước đang bùng nổ cuộc cách mạng hoa Nhài.
Khi bình diện "lợi ích Mỹ" đang cần thiết và cấp bách hơn trong chiến lược ngoại giao, thì bên cạnh việc thúc đẩy các giá trị Mỹ thông qua các hoạt động vừa đề cập ở trên, Hoa Kỳ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với giới cầm quyền ở các nước sở tại cho dù họ là những tên độc tài với chính sách quản lí quốc gia đi ngược lại với các giá trị Mỹ mà Hoa Kỳ luôn tự hào và thúc đẩy ra toàn thế giới.
Nhưng một khi phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở các nước đó bùng lên chống lại sự kìm kẹp về chính trị của giới cầm quyền, thì Mỹ đã thủ sẵn các con bài để lập tức quay sang đề cao bình diện "giá trị Mỹ," hối thúc sự ra đi của các chính quyền độc tài, và đằng sau sân khấu chính trị đó, chắc chắn Mỹ sẽ có các nước đi ngầm để chính quyền mới được lập nên thay thế chế độ độc tài tại các nước đó cũng sẽ là các chính quyền có xu hướng thân Mỹ, bảo vệ các "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" trong phạm vi tốt nhất có thể được.
Phân tích như vậy không phải để nhìn nhận một chiều và hoàn toàn thù nghịch với chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ. Thứ nhất, mối quan hệ giữa "giá trị" và "lợi ích," như vừa được phân tích ở trên, luôn luôn là các yếu tố cấu thành trong chiến lược ngoại giao của các nước, với các mức độ, quy mô khác nhau. Là một siêu cường dẫn đầu thế giới, các bình diện "giá trị" và "lợi ích" đó thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết trong chiến lược ngoại giao của Mỹ.
Thứ nữa, như chúng tôi cũng vừa phân tích ở trên, Mỹ là nước vận dụng một cách khôn ngoan, linh hoạt nhất, quyền biến nhất mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" trong chiến lược ngoại giao toàn cầu của mình nhằm luôn giữ vững được vị trí thống lĩnh và lãnh đạo thế giới.
Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng dù sao đi nữa, các "giá trị Mỹ" cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại, tạo nên quyền lực mềm của Mỹ và trở thành hấp lực khó cưỡng đối với thế giới.
Hơn nữa, phải thấy nguyên nhân quan trọng nhất cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng hoa Nhài phải là bản thân sự khủng hoảng của mô hình chính trị tại các nước sở tại, sự kìm kẹp, thiếu tự do về chính trị, sự mâu thuẫn giữa việc cải cách chính trị không đồng bộ và không theo kịp cải cách kinh tế, tình trạng độc tài và tham nhũng của giới chóp bu nắm quyền.
Nếu không có các yếu tố nội tại đó thì cho dù Mỹ có ngấm ngầm hay công khai thực hiện các chiến lược nào đó để phục vụ cho chiến lược toàn cầu của mình, thì các yếu tố bên ngoài cũng khó lòng mà chuyển hoá thành cách mạng của quần chúng được.
Vậy, bài học nào rút ra cho các nước, đặc biệt là các nước nhỏ trong đó có Việt Nam, những nước đang trong quá trình xây dựng kinh tế và hoàn thiện mô hình xã hội, trong cuộc cờ chính trị thế giới này?
Rõ ràng, bài học thứ nhất phải là dám nhìn nhận vào thực tế, nhận ra các điểm yếu trong mô hình quản lí kinh tế và quản trị xã hội của mình để cải tiến, chuyển đổi, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Đó cũng là việc đánh giá khách quan và sòng phẳng các "giá trị Mỹ" trong quá trình làm bạn với Mỹ, học tập các điểm tích cực của nó, các yếu tố khiến Mỹ trở nên một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và tạo ra hấp lực của quyền lực mềm khiến cả thế giới ngưỡng mộ và học tập.
Thứ hai, phải nhận rõ mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" để luôn có sự tỉnh táo trong việc ra quyết sách nội trị lẫn ngoại giao đúng đắn. Giá trị Mỹ hay lợi ích Mỹ, lợi ích dài hạn và lợi ích ngắn hạn, tất cả cũng chỉ để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân Mỹ, bởi cho dù là nước Mỹ hay bất kì nước nào cũng vậy, chung quy lại cũng luôn hoạt động theo nguyên tắc lợi ích.
Do vậy, để thoát khỏi những cảnh bạo loạn đổ máu, để thoát khỏi thân phận là con tốt luôn có nguy cơ bị "thí" trên bàn cờ chính trị quốc tế, chỉ còn một con đường duy nhất: phải xây dựng một nền dân chủ đích thực và phải trở nên giàu mạnh về kinh tế để có nội lực thực sự.
Hùng mạnh về kinh tế chỉ có thể có được khi người cầm quyền biết dũng cảm gạt bỏ các ảo tưởng mù quáng hay là các lợi ích phe nhóm, biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên cao nhất, biết nhận ra đâu là quy luật khách quan phải theo.
Hùng mạnh về kinh tế chỉ có thể được đảm bảo và hỗ trợ vững chắc bởi cải cách về thể chế chính trị, để mô hình chính trị của đất nước mình theo kịp với trào lưu dân chủ của nhân loại, để sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.
Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể khai thác tối đa mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ," cũng như "giá trị" và "lợi ích" của bất kì đối tác nào trong một thế giới mà xu hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng trở nên khăng khít; biến các yếu tố "giá trị" và "lợi ích" của đối tác thành các yếu tố có lợi và tương thuận với sự phát triển của chính bản thân Việt Nam.
Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể hi vọng Việt Nam hoá rồng hay hoá hổ trong cuộc cờ chính trị thế giới ngày càng sôi động và phức tạp này./.
Trong khi đó, lợi ích Mỹ là những vấn đề gắn liền, trực tiếp, thiết thân với an ninh quốc gia và quyền lợi kinh tế của Mỹ. Trong mối tương quan giữa giá trị Mỹ và lợi ích Mỹ thì có thể nói giá trị Mỹ là lợi ích lâu dài và mang tính chiến lược của Hoa Kỳ, còn lợi ích Mỹ là trực tiếp và mang tính chiến thuật, bổ trợ cho giá trị Mỹ.
Thực ra, "giá trị" và "lợi ích" luôn là hai mặt khó tách rời trong chiến lược ngoại giao của hầu hết các nước, đặc biệt là các nước lớn; chỉ có điều chúng biểu hiện khác nhau ở các thời đại và quốc gia khác nhau.
Trong thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô trong quá trình mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới cũng có "giá trị" và "lợi ích" của mình: "giá trị" của Liên Xô gắn liền với niềm tin mang tính ý thức hệ, hướng tới xây dựng một xã hội đại đồng theo lí thuyết của chủ nghĩa Marx và các học thuyết khác nhau giải thích về chủ nghĩa Marx của các đồ đệ của Marx như Lenin, Stalin,… Đằng sau "giá trị" mang tính ý thức hệ đó bao giờ cũng là mặt "lợi ích": bành trướng quyền lợi và bảo vệ an ninh quốc gia của Liên Xô dưới sự cầm quyền của các lãnh đạo kế tiếp, từ Stalin cho đến khi Liên Xô sụp đổ.
Trong thời hiện tại, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc – một đối thủ quan trọng nhất của Mỹ hiện nay – cũng không thể vắng mặt hai bình diện "giá trị" và "lợi ích." Trung Quốc mang tiền đi khai thác tài nguyên và đầu tư ở các nước khác chính là phục vụ cho các "lợi ích" của Trung Quốc.
Đồng thời trong quá trình đó, nó cũng chú ý phổ biến các "giá trị" của mình, thể hiện ở việc gián tiếp hay trực tiếp khoa trương về mô hình kinh tế-chính trị của mình cũng như các giá trị truyền thống mà người Trung Quốc luôn tự hào.
Đặt các cường quốc trong thế so sánh thì có thể thấy Liên Xô có phần ảo tưởng và ngây thơ khi xây dựng "giá trị" cho mình là một niềm tin ý thức hệ có tính không tưởng. Trong khi đó, Trung Quốc thực ra vẫn còn lúng túng trong việc chọn lựa các yếu tố để xây dựng "giá trị" cho mình: yếu tố truyền thống, cụ thể là đạo Khổng, thì chưa chắc đã phù hợp với thời hiện tại và chưa chắc đã hợp khẩu vị với các nước xa lạ với văn minh Đông Á.
Thứ nữa, quá chú trọng đến mặt "lợi ích," chỉ tập trung vơ vét tài nguyên của các nước khác để làm lợi cho mình, Trung Quốc đã làm các nước nghi kị và cảnh giác trong quá trình làm bạn với nó, và do vậy, ở khía cạnh nào đó, Trung Quốc vô hình trung đã huỷ hoại bình diện "giá trị" của mình.
Có thể nói rằng Mỹ là quốc gia khôn ngoan nhất trong việc kết hợp và quyền biến các "giá trị Mĩ" và "lợi ích Mĩ" trong chiến lược ngoại giao của mình. "Giá trị Mỹ" luôn là yếu tố mà Hoa Kỳ đề cao, tự hào và rao giảng, và quả thực nó là cái làm nên quyền lực mềm của Mỹ, tạo nên hấp lực khiến các nước ngưỡng mộ và theo Mỹ.
Song, trong những mối quan hệ đặc biệt nào đó, khi "lợi ích" đóng vai trò quan trọng hơn và tác động trực tiếp tới chiến lược toàn cầu của Mỹ, thì Mỹ sẵn sàng phớt lờ và xem nhẹ yếu tố "giá trị" kia để dung túng và nuôi dưỡng cho các bộ phận nào đó hoặc các thế lực cầm quyền tại các quốc gia mà đường hướng cai trị của các thế lực đó mâu thuẫn với "giá trị Mỹ".
Mặt khác, trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi "lợi ích" nào đó không còn có cơ hội để tiếp tục duy trì, Mỹ sẵn sàng đổi chác để giành lấy các "lợi ích" khác lớn hơn. Thời gian đủ để chúng ta nhìn lại cuộc chiến khốc liệt của dân tộc trong thế kỉ 20 và nhận thấy rằng chính Việt Nam là một trong những nước thấm thía nhất ván bài đó trong cuộc chơi quyền lực của Mỹ.
*
Các cuộc xuống đường rầm rộ ở Tunisia, Ai Cập và thế giới Ả rập nói chung diễn ra đầu năm 2011 này làm chấn động cả thế giới và sẽ là những sự kiện đi vào lịch sử trong quá trình nhân loại phấn đấu xây dựng và đi đến với tự do và dân chủ.
Trải qua những bất ngờ ban đầu về quy mô và thắng lợi nhanh chóng của các cuộc xuống đường đó – mà giờ đây nó được đặt tên là "Cách mạng hoa Nhài" – các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ nhiều phía của cuộc cách mạng này. Một trong các khía cạnh đáng quan tâm để hiểu sâu thêm về cuộc cách mạng hoa Nhài này là mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ."
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính quyền Mỹ từ triều đại George W. Bush cho đến triều đại của Barack Obama đã có các chiến lược ngầm hoặc công khai trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức, hội đoàn để cổ xuý và thúc đẩy dân chủ tại các nước Ả rập và Bắc Phi. Đó luôn là các hoạt động nằm trong chiến lược phát triển "giá trị Mĩ" mà Hoa Kỳ tiến hành từ xưa đến nay, đối với không chỉ các nước đang bùng nổ cuộc cách mạng hoa Nhài.
Khi bình diện "lợi ích Mỹ" đang cần thiết và cấp bách hơn trong chiến lược ngoại giao, thì bên cạnh việc thúc đẩy các giá trị Mỹ thông qua các hoạt động vừa đề cập ở trên, Hoa Kỳ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với giới cầm quyền ở các nước sở tại cho dù họ là những tên độc tài với chính sách quản lí quốc gia đi ngược lại với các giá trị Mỹ mà Hoa Kỳ luôn tự hào và thúc đẩy ra toàn thế giới.
Nhưng một khi phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở các nước đó bùng lên chống lại sự kìm kẹp về chính trị của giới cầm quyền, thì Mỹ đã thủ sẵn các con bài để lập tức quay sang đề cao bình diện "giá trị Mỹ," hối thúc sự ra đi của các chính quyền độc tài, và đằng sau sân khấu chính trị đó, chắc chắn Mỹ sẽ có các nước đi ngầm để chính quyền mới được lập nên thay thế chế độ độc tài tại các nước đó cũng sẽ là các chính quyền có xu hướng thân Mỹ, bảo vệ các "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" trong phạm vi tốt nhất có thể được.
Phân tích như vậy không phải để nhìn nhận một chiều và hoàn toàn thù nghịch với chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ. Thứ nhất, mối quan hệ giữa "giá trị" và "lợi ích," như vừa được phân tích ở trên, luôn luôn là các yếu tố cấu thành trong chiến lược ngoại giao của các nước, với các mức độ, quy mô khác nhau. Là một siêu cường dẫn đầu thế giới, các bình diện "giá trị" và "lợi ích" đó thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết trong chiến lược ngoại giao của Mỹ.
Thứ nữa, như chúng tôi cũng vừa phân tích ở trên, Mỹ là nước vận dụng một cách khôn ngoan, linh hoạt nhất, quyền biến nhất mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" trong chiến lược ngoại giao toàn cầu của mình nhằm luôn giữ vững được vị trí thống lĩnh và lãnh đạo thế giới.
Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng dù sao đi nữa, các "giá trị Mỹ" cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại, tạo nên quyền lực mềm của Mỹ và trở thành hấp lực khó cưỡng đối với thế giới.
Hơn nữa, phải thấy nguyên nhân quan trọng nhất cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng hoa Nhài phải là bản thân sự khủng hoảng của mô hình chính trị tại các nước sở tại, sự kìm kẹp, thiếu tự do về chính trị, sự mâu thuẫn giữa việc cải cách chính trị không đồng bộ và không theo kịp cải cách kinh tế, tình trạng độc tài và tham nhũng của giới chóp bu nắm quyền.
Nếu không có các yếu tố nội tại đó thì cho dù Mỹ có ngấm ngầm hay công khai thực hiện các chiến lược nào đó để phục vụ cho chiến lược toàn cầu của mình, thì các yếu tố bên ngoài cũng khó lòng mà chuyển hoá thành cách mạng của quần chúng được.
Vậy, bài học nào rút ra cho các nước, đặc biệt là các nước nhỏ trong đó có Việt Nam, những nước đang trong quá trình xây dựng kinh tế và hoàn thiện mô hình xã hội, trong cuộc cờ chính trị thế giới này?
Rõ ràng, bài học thứ nhất phải là dám nhìn nhận vào thực tế, nhận ra các điểm yếu trong mô hình quản lí kinh tế và quản trị xã hội của mình để cải tiến, chuyển đổi, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Đó cũng là việc đánh giá khách quan và sòng phẳng các "giá trị Mỹ" trong quá trình làm bạn với Mỹ, học tập các điểm tích cực của nó, các yếu tố khiến Mỹ trở nên một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và tạo ra hấp lực của quyền lực mềm khiến cả thế giới ngưỡng mộ và học tập.
Thứ hai, phải nhận rõ mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" để luôn có sự tỉnh táo trong việc ra quyết sách nội trị lẫn ngoại giao đúng đắn. Giá trị Mỹ hay lợi ích Mỹ, lợi ích dài hạn và lợi ích ngắn hạn, tất cả cũng chỉ để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân Mỹ, bởi cho dù là nước Mỹ hay bất kì nước nào cũng vậy, chung quy lại cũng luôn hoạt động theo nguyên tắc lợi ích.
Do vậy, để thoát khỏi những cảnh bạo loạn đổ máu, để thoát khỏi thân phận là con tốt luôn có nguy cơ bị "thí" trên bàn cờ chính trị quốc tế, chỉ còn một con đường duy nhất: phải xây dựng một nền dân chủ đích thực và phải trở nên giàu mạnh về kinh tế để có nội lực thực sự.
Hùng mạnh về kinh tế chỉ có thể có được khi người cầm quyền biết dũng cảm gạt bỏ các ảo tưởng mù quáng hay là các lợi ích phe nhóm, biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên cao nhất, biết nhận ra đâu là quy luật khách quan phải theo.
Hùng mạnh về kinh tế chỉ có thể được đảm bảo và hỗ trợ vững chắc bởi cải cách về thể chế chính trị, để mô hình chính trị của đất nước mình theo kịp với trào lưu dân chủ của nhân loại, để sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.
Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể khai thác tối đa mối quan hệ giữa "giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ," cũng như "giá trị" và "lợi ích" của bất kì đối tác nào trong một thế giới mà xu hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng trở nên khăng khít; biến các yếu tố "giá trị" và "lợi ích" của đối tác thành các yếu tố có lợi và tương thuận với sự phát triển của chính bản thân Việt Nam.
Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể hi vọng Việt Nam hoá rồng hay hoá hổ trong cuộc cờ chính trị thế giới ngày càng sôi động và phức tạp này./.
Lê Nguyên
http://bit.ly/hHpAbs
Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.
No comments:
Post a Comment