Đào Văn Bình
Ngày hôm nay 3/5/2013 VOA tiếng Việt đưa tin Úc Đại Lợi đã công bố Bạch Thư về quốc phòng kể từ năm 2009 trong đó hoạch định sách lược cho những năm tới. Sau khi nhận định về “Sự trỗi dậy của Ấn Độ và căng thẳng liên tục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”,
Úc Đại Lợi xác định, “ Kế hoạch quốc phòng của Australia nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ.” Nữ thủ tướng Julia Gillard nói rằng “văn kiện về chính sách này phản ánh những thực tế đang biến chuyển trong khu vực.”
Nếu Bạch Thư ngừng lại nơi đây thì không có gì để bàn cãi. Thế nhưng
Bạch Thư lại đưa ra một kết luận làm choáng váng người đọc. VOA tiếng
Việt tường trình tiếp như sau: “Bạch
thư nói một cách rõ ràng là Australia không xem Trung Quốc như là một
đối thủ, và tôi cho đây là một xác nhận quan trọng, rằng tất cả chúng ta
đều quan tâm đến sự lớn mạnh của Trung Quốc, đến sức mạnh kinh tế, đến
sức mạnh quân sự đang phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp Hoa Kỳ, nhưng
bất cứ ai thực sự tìm cách rêu rao về một mối đe dọa quân sự rõ ràng của
Trung Quốc, thì quả là một
sự xuẩn động.”
Trước
khi tìm lời giả đáp tại sao Úc Đại Lợi lại có một kết luận điên khùng
như thế, chúng ta thử tìm hiểu xem trong ba năm qua Úc Đại Lợi đã làm gì
để ngăn chặn nguy cơ bành trướng của Hoa Lục trên Biển Đông - một tương lai không xa sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Úc Đại Lợi.
-Vào
ngày 17/11/2011: Tổng Thống Obama đã thăm Úc Đại Lợi chỉ hai ngày trước
khi Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á khai mạc tại Bali (Indonesia) để “thắt
chặt hơn nữa quan hệ quân sự giữa hai đồng minh chiến lược Mỹ -
Australia, trong đó có việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường hiện diện
tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Australia.” Ô. Obama đã được quốc hội và bà Thủ Tướng
Julia Gillard tiếp đón nồng nhiệt.
-Vào
ngày 19/11/ 2011 đích thân Ô. Obama tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á
tại Bali (Indonesia) và chính tại nơi đây ông đã công bố “ Kế Hoach
Xoay Trục” để ngăn chặn một Trung Quốc đang trỗi dậy và âm mưu bá chủ
Đông Nam Á và Biển Đông.
-Theo tin tức thế giới ngày 25/4/2012: Khoảng
250 quân nhân Mỹ đến thành phố miền nhiệt đới Darwin ở phía bắc
Australia đêm qua theo giờ địa phương. Họ sẽ phục vụ theo chế độ luân
phiên 6 tháng một kỳ và đồn trú tại căn cứ quân sự Robertson Barracks ở
ngoại ô thành phố. Thỏa thuận đưa 2500 quân Mỹ đến Australia được Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard đã nhất trí
trong chuyến công du của ông Obama năm ngoái.
-Liên tiếp từ đó Úc Đại Lợi đã có nhiều cuộc tập trận phối hợp với Nhật, Mỹ. Ngày 08/2/2013 Đài SBTN loan tin “Các
chiến đấu cơ Mỹ, Nhật và Úc Đại Lợi đã đổ về Thái Bình Dương để tham
gia cuộc tập trận tác chiến thường niên giữa 3 nước. Sự kiện này càng
thu hút sựchú ý giữa lúc Trung Cộng không ngừng phô trương sức mạnh.
Cuộc tập trận mang tên Cope North với sự tham gia của khoảng 1700 binh
sỹ nhằm chuẩn bị cho các lực lượng của Mỹ, Nhật và Úc Đại Lợi sẵn sàng
cùng tham chiến nếu có một cuộc khủng hoảng quân sựbùng phát.”
-Ngày 05/4/2013 VnMedia.vn loan tin “Mới
đây có tin, giới lãnh đạo Australia đã bí mật thành lập một đội đặc
biệt đầy quyền lực nhằm đối phó với cái mà nước này miêu tả là “thách
thức chưa từng có” từ Trung Quốc. Ủy ban Các Bộ trưởng về Trung Quốc đã
được thành lập theo một quyết định được nội các Australia đưa ra hồi
tháng 12 năm 2010 sau khi liên tiếp có những lời chỉ trích về việc chính
phủ không nắm được tình hình và tính phức tạp của Trung Quốc – nước
đang thống trị cán cân thương mại của Australia và đang ấp ủ ý định sắp
xếp lại trật tự địa chính trị.”
Còn vể mặt trận ngoại giao và thương mại để hỗ trợ cho thế liên minh chân vạc:
-Theo Radio Australia ngày 27/9/2012: “Bộ
trưởng Thương mại Craig Emerson cho biết trong ‘Sách trắng Thế kỷ Châu
Á’, chính phủ Úc nhấn mạnh tới mối quan hệ với Ấn Độ và khả năng hợp tác
giữa Úc với Ấn Độ trong Thế kỷ Châu Á.”
-Theo
TTO ngày 18/10/2012: “Úc giúp Ấn Độ phát triển hạt nhân. Thủ tướng Úc
Julia Gillard vừa khép lại chuyến công du ba ngày ở Ấn Độ bằng sự tán
thành việc Úc sẽ bắt đầu đàm phán bán Uranium cho Ấn Độ sử dụng vào mục
đích hòa bình.” Báo điện tử www.bayvut.com.au đã bình luận về đột phá ngoại giao này như sau “Bà (thủ tướng) cho hay sở dĩ tất cả những điều vừa nêu được thành tựu là nhờ “Australia thực sự xem Ấn Độ là một đối tác chiến lược”.
Từ
những việc mà Úc đã làm trên các lãnh vực ngoại giao, quốc phòng như
liên kết với Hoa Kỳ, Ấn Độ kể cả Nhật Bản để hình thành một ‘thế chân vạc” tại Á Châu, cùng lúc trợ giúp cho các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, rõ ràng là để ngăn chặn một nguy cơ có thật, đang lù lù (looming) trước mắt - đó là tham vọng làm chủ Biển Đông và khống chế toàn bộ Á Châu của Hoa Lục. Vậy thì Úc Đại Lợi
chẳng điên khùng tí nào. Sở dĩ Úc Đại Lợi có lời nói “nước đôi” như vậy là để lấy lòng Hoa Lục cũng chỉ vì “chiếc xương gà kinh tế” mắc
trong cổ họng. Theo thống kê năm 2012 tổng số giao dịch thương mại
Úc-Hoa Lục là 128 tỉ đô-la. Hầu hết tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
của Úc đều bán cho Hoa Lục. Tờ Wall Street Journal ngày 7/4/2013 cho hay
Canberra và Bắc Kinh đã thỏa thuận dùng đồng Nguyên và Úc Kim trong
thương mại song phương thay vì phải qua trung gian của đồng đô-la Mỹ.
Nay trong Bạch Thư nếu Úc nói huỵch toẹt ra sẽ làm phiền lòng “khách
hàng xộp” và Ông Con Trời sẽ trả đũa tức khắc, lúc đó nền kinh tế Úc sẽ
khốn đốn. Than
ôi! Cũng chỉ vì kinh tế- tức miếng cơm manh áo mà người ta đã ‘bẻ cong
ngòi bút”. Châm ngôn “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” xét ra đúng khắp
mọi nơi - kể cả ở các nước văn minh tiên tiến chứ không phải “đặc sản”
của những nước chậm tiến Á-Phi và Châu Mỹ La tinh.
Tôi cho rằng đoạn cuối của Bạch Thư” nói rằng “bất cứ ai thực sự tìm cách rêu rao về một mối đe dọa quân sự rõ ràng của Trung Quốc, thì quả là một sự xuẩn động
“
sẽ làm buồn lòng Phi Luật Tân, Việt Nam và Nhật Bản. Bà thủ tướng Úc
hoặc ngoại trưởng Úc sẽ ăn nói làm sao với các lãnh đạo Việt Nam, Phi
Luật Tân, Nhật Bản khi ba quốc gia này, đang ngày đêm mất ăn mất ngủ
không biết lúc nào Hoa Lục sẽ dùng vũ lực để thôn tính Senkaku, phần còn
lại của Trường Sa và những bãi cạn của Phi Luật Tân? Câu hỏi lớn đặt ra
là: Úc liên kết với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và tập trận liên miên để làm gì? Bộ
điên khùng rảnh rỗi quá, tập trận cho vui sao? Dành ra 1.53 tỉ đô-la để
mua thêm 12 máy bay chiến đấu tối tân Super Hornet của Mỹ và 12 tàu ngầm để
làm gì? Trong khu vực Đông Nam Á này ai dám đụng tới Úc Châu? Việc máy
bay tiêm kích Trung Quốc cất cánh và hạ cánh an toàn trên Hàng Không Mẫu
Hạm Liêu Ninh và chuẩn bị đưa vào hoạt động tầm xa có phải là “mối đe dọa quân sự” cho Đông Nam Á và Úc Châu không? Dù muốn dù không, Bạch Thư Quốc Phòng 2013 là một lỗi lầm nghiêm trọng của Úc Đại Lợi. Các cụ Việt Nam nói “khôn quá hóa dại” quả không
sai.
Đào Văn Bình
(California ngày 3/5/2013)Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |
No comments:
Post a Comment