2015/02/24

LỬA ĐÃ NỔI LÊN RỒI: MẶT TRẬN ĐÃ LỘ RA (02)

LỬA ĐÃ NỔI LÊN RỒI
Bài số 2

MẶT TRẬN ĐÃ LỘ RA
HỒ TẤN VINH

Năm 1953, đảng CSVN tiến hành Cải Cách Ruộng Đất bằng đấu tố giai cấp. Đảng giết hại 170 ngàn dân chúng mà cứ đinh ninh là mình làm cách mạng.

Năm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm gởi Thủ Tướng Trung Quốc công nhận hải phận 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi. Nhưng lúc đó không ai biết có thứ văn kiện này.

Ý nghĩa của hai sự kiện trên đây bây giờ lòi ra với mọi người. ‘Cải Cách Ruộng Đất’ thật ra là Hồ Chí Minh thi hành lệnh của Mao Trạch Đông  ‘Giết Người Cướp Của’ một cách qui mô và tàn ác nhứt trong lịch sử loài người. Còn công hàm của Phạm Văn Đồng ký thực chất là thi hành lệnh của Hồ Chí Minh giao biển đảo cho Tàu.

Không thể chửi Hồ Chí Minh là phản quốc. Chỉ có thể tự trách cái ngu của mình là tôn sùng một tên Tàu gián điệp làm ‘Cha Già dân tộc’! Kẻ bán nước thật sự là Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh.

Cuối hành trình tìm sự thật là một chua chát vô biên và phản ứng của người dân thật đa dạng.

Hôm nay là đầu năm Ất Mùi cũng là năm phải có cuộc đọ sức, tôi xin trình bày lại những lực lượng dân tộc đang thật sự tranh đấu cho độc lập của Tổ Quốc và tự do cho người dân. Và họ thật sự đang đứng thẳng lưng.

 A . SĨ PHU TRONG QUỐC BIẾN

Giáo Sư Trần Phương dõng dạc tuyên bố hai câu xanh dờn "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" và

‘CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ẢO TƯỞNG!’ (Published on Nov 11, 2013 - YouTube)

- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) là một tấm gương sáng chói của những người bất đồng chánh kiến với chánh phủ. Ông đã kiên cường rồng rã gần 30 năm nay.

. . . toàn bộ lãnh thổ VN đã an bài trong tay Trung Quốc, thì không có cách nào giải quyết cả. Nhưng không phải. Tôi nghĩ rằng vẫn có một cái ẩn số cuối cùng, ẩn số này có thể làm lộn ngược cái bài toán, cái kết quả ấy, là nhân dân. Chỉ có nhân dân mới cứu được nước thôi.( trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành  ngày 10-5-2014)

- 61 trí thức ký kiến nghị ngày 28 tháng 7 năm 2014

Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.
Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.

Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. 

1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa

Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!

DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ
ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.
2. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
3. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
5. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.
6. Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
7. Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.
9. Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.
10. Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.
11. Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.
13. Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
14. Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.
15. Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương cục Miền Nam. 
16. Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.
17. Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
18. Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
19. Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.
20. Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP Sài Gòn.
21. Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.
22. Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP Sài Gòn.
23. Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP Sài Gòn.
25. Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
26. Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP Sài Gòn, TP Sài Gòn.
27. Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.
28. Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký‎ Hội Trí thức yêu nước TP Sài Gòn, TP Sài Gòn.
29. Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP Sài Gòn.
30. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư k‎ý của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP Sài Gòn, TP Sài Gòn.
31. Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP Sài Gòn, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP Sài Gòn, TP Sài Gòn.
32. Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP Sài Gòn.
33. Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
34. Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.
35. Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.
36. Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP Sài Gòn.
37. Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP Sài Gòn.
38. Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.
39. Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP Sài Gòn.
40. Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.
41. Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP Sài Gòn.
42. Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP Sài Gòn.
43. Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP Sài Gòn.
44. Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế.
45. Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
46. Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
47. Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
48. Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.
49. Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP Sài Gòn.
50. Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP Sài Gòn.
51. Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.
52. Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.
53. Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP Sài Gòn.
54. Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP Sài Gòn.
55. Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
56. Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
57. Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP Sài Gòn.
58. Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
59. Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
60. Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1991, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
61. Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1996, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.


- Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đứng một mình tuyên bố dứt khoát không thể dứt khoát hơn:

Chúng tôi khẩn thiết kiến nghị: “Truất phế ngay Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh”.

Hà Nội 24 tháng 10 năm 2014
Số nhà 6, ngõ 235, đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Thanh Giang nói ông từng 'ngộ nhận' về những điều mà Đảng cho là 'công lao' nhân dịp Việt Nam sắp đánh dấu 85 năm ngày thành lập của Đảng Cộng sản.

“Tôi đã có một thời trẻ và cho đến cách đây 10 năm vẫn thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có công với đất nước, với dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập,” ông Giang nói.

“Qua một quá trình, tôi nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi sông xương máu như vậy,” ông nói.

Cho đến cách nay mươi năm, tôi vẫn nghĩ là đánh Pháp đuổi Nhật là công của Đảng trong công cuộc đánh ngoại xâm,” ông nói thêm, “Nhưng giờ này tôi cũng nhận ra là vô nghĩa.” (‘NGỘ NHẬN VỀ CÔNG LAO CỦA ĐẢNG’' ngày 1 tháng 2 năm 2015 )

Bấy lâu nay lỗi hẹn, sĩ phu trong nước bây giờ nghĩ rằng phải có thay đổi chế độ thì mới có thể cứu được nước. Chuyển biến tư tưởng và chấp nhận sự dập vùi, sĩ phu Việt Nam đang làm nhiệm vụ vinh quang của mình. Họ thật sự đi vào trận đồ cứu nước.


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 24 tháng 2 năm 2015
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

2015/02/23

Đủ kiểu cho thuê chồng ngày Tết

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 23.02.2015

Đủ kiểu cho thuê chồng ngày Tết

Trong dịp Tết vừa qua bạn đọc đã “bội thực” vì đã có quá nhiều chuyện, nhiều cảnh về Tết nhất ở VN cũng như ở nước ngoài. Bây giờ quý vị ở đâu cũng có thể xem toàn cảnh Tết ở VN qua “thế giới phẳng”. Nhiều vị còn “rành” hơn tôi vì chịu khó xem phong cảnh quê nhà, còn tôi tuy ở giữa Sài Gòn nhưng cho tới hôm nay chưa hề bước chân ra đến đường hoa “xem nó mần răng”. Bởi cứ nói đến “đường hoa” tôi chỉ nhớ đến Đường Hoa Nguyễn Huệ. Bây giờ nó “chạy loạn” về đường Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015, tôi không còn thích thú nữa.

Những năm trước tôi đến đường hoa Nguyễn Huệ không chỉ đề xem hoa mà từ trong thâm tâm là đi tìm lại kỷ niệm cũ ở chốn này với “những người muôn năm cũ”. Ngay từ ngày mới biết yêu, tôi đã lén lút hẹn cô “nhân tình bé” của tôi ngày 29 Tết gặp nhau ở đường hoa, nàng đi với các anh các chị còn tôi solo đón nàng. Khi đó hai đứa còn giấu gia đình, chưa ai biết chuyện tình mới toanh của chúng tôi, gặp chỉ để nhìn nhau một tí cho đỡ nhớ chứ chưa biết “nháy nháy” như các đàn anh đàn chị. Cái giây phút ấy mới thấy đúng là mùa xuân đi giữa đường hoa Sài Gòn. Làm sao quên!

Rồi đến khi yêu nhau, nắm tay nhau dung dăng dung dẻ giữa đường hoa, ngửi mùi mái tóc nàng lẫn trong hương thơm các loài hoa cộng lại. Ôi trời, hạnh phúc chỉ giản dị có thế thôi mà đến bây giờ còn phảng phất đâu đây. Khi có con cái cũng dắt nhau ra đường hoa ngày Tết, nhìn mồ hôi ướt lưng áo lũ nhóc, bèn kéo nhau vào tiệm kem bên đường Nguyễn Huệ làm một ly, sao kem lúc đó ngon thế. Bây giờ còn thấy ngon.

Tôi kể thế chắc nhiều vị độc giả đứng tuổi đã từng sống ở Sài Gòn, cũng có cái “màn” tình tứ kiểu này hoặc khác một tí thôi.

Nhưng năm nay đến đường hoa lạ hoắc để làm gì, chỉ gợi nhớ thêm hình xưa bóng cũ càng buồn. Nhìn hình ảnh qua các báo, chỉ thấy “mấy chú dê nở hoa” và nhất là vừa nghe tin đường hoa vừa mở cửa đã bị dẫm nát tơi bời, như thế thì văn hóa cũng đội nón ra đi. Chính vì lý do đó, tôi không “lết” ra  đường hoa. Tôi cũng đã quá quen khi nói đến đường hoa là phải gắn liền với Nguyễn Huệ. Nghe cái tên “đường hoa Hàm Nghi” cứ như có ai đó gọi nhầm tên người yêu của mình vậy. Thà ngồi nhà gõ máy kể chuyện với bạn đọc còn thú hơn. Ngày Tết “kiêng” nói chuyện buồn, chuyện tức mình, tôi kể vài chuyện vui vui, có lẽ chỉ có ở VN. Có vị về VN đã biết nhưng cũng có nhiều vị chưa biết loại chuyện này.

Muốn thuê gì cũng có
Chỉ có thời đại này mới phát sinh ra nhiều kiểu kiếm tiền không cần xấu hổ. Bởi ảnh hưởng từ gia đình đến trường học cùng với đời sống xã hội đã tạo nên tâm lý đi học để kiếm tiền, để làm quan, để làm giầu. Cứ anh chị nào có tiền là dân sang cho nên những người ít tiền phải làm đủ cách để kiếm tiền. Khái niệm về đạo đức đã không có chỗ ngay từ thuở ấu thơ. Thay vào đó là “tiên học tiền, hậu học chảnh”. Cứ cái gì có tiền là lao vào làm, cái gì không có thì thuê.
Dịch vụ trông nhà dịp Tết đã đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình.
Vậy thì những “lò cho thuê người” ra đời công khai trên các trang web chẳng có gì lạ. Nó có muôn hình vạn trạng và…. “cam đoan đó là nơi tử tế” (sic!) chứ không phải những động mãi dâm. Tôi không nói đến những dịch vụ đàng hoàng như cho thuê người làm Tết, trông nhà Tết hoặc những nơi chính thức cần người làm thêm. Ở đây, tôi chỉ bàn đến những dịch vụ “lập lờ”, hiểu thế nào cũng được.
1 fanpage rao lời quảng cáo về dịch vụ thuê bạn đi chơi đêm Noel.
Bạn muốn thuê người yêu đi chơi Tết, đi chơi Trung Thu hay bất kỳ lễ lạc nào cũng được, hoặc vờ làm vợ hay chồng chưa cưới để che mắt bố mẹ họ hàng cũng có ngay. Nhưng dịch vụ mà chính tôi cũng “ngọng”, chưa biết tới, đó là cho thuê chồng.
Facebook CLB Cho thuê người yêu.

Ai cần thuê chồng?
Thời nay nhiều phụ nữ trên 30 tuổi vẫn chưa chịu lấy chồng vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là giàu có, kén chọn mãi chẳng được anh nào vừa ý, hoặc chôn sâu một mối tình trong lòng nhưng chẳng bao giờ dám thổ lộ ra hoặc vỡ mộng vì một anh tưởng là quý phái hóa ra chỉ là du côn nên từ đó cạch mặt mấy anh mon men đến tán tỉnh.

Có bà đã từng ly dị và chán cảnh chồng con phiền toái hành hạ. Có bà đã ngoài 40 mà vẫn lẻ bóng. Ở cái tuổi này, người ta vẫn gọi là “cao không tới, thấp không thông”, cái gì cũng chông chênh, lỡ cỡ. Bởi thế mà bà rất khó tìm được ý trung nhân, dù bà cũng chẳng phải người khó tính hay kén chọn gì. Đôi lúc soi gương thấy mình “hơi bị luống tuổi” và vẫn muốn độc thân cho rảnh nợ đời.
Lời giới thiệu dịch vụ cho thuê người yêu cùng những ảnh hình của các cô gái xinh đẹp trên một trang mạng xã hội.
Nhưng những ngày Tết, lòng xuân phơi phới, thấy người ta dập dìu bên nhau bèn động lòng trắc ẩn, lại sợ mang tiếng mình “ế”, có khi bị gia đình thúc ép nên nẩy sinh nhu cầu muốn có người đi chơi Tết, giải quyết việc hãnh diện với họ hàng, nhiều phụ nữ đã tìm đến dịch vụ thuê chồng.

Có cầu ắt có cung nên ngay tại TP. Sài Gòn và Hà Nội có công ty SPN môi giới thuê chồng, với lời mời chào khá hấp dẫn: "Bạn mệt mỏi vì chồng phó mặc toàn bộ việc nhà?. Bạn là người phụ nữ độc thân, góa hay đã ly dị chồng nên không thể tự làm một số công việc?. Đừng lo! Vì đã có dịch vụ cho thuê chồng của công ty TNHH một thành viên TM- DV- ĐT SPN. Bạn muốn thuê chồng kiểu nào cũng có ngay.
Trụ sở Công ty SPN đang khá nổi với dịch vụ cho thuê chồng dịp Tết.
Ngoài ra, mấy chị em cùng cảnh ngộ lần mò tìm trên một số website cũng được cung cấp một vài địa chỉ như: Caphe.vn..., henantrua.net... Trên trang chủ của một website hẹn hò, có chế độ "mở" để tạo những mối quan hệ mới, có rất nhiều cuộc hẹn được thiết lập, để tìm người đi chơi Giáng sinh, chơi Tết, hay thậm chí chỉ là một cuộc hẹn đi cà phê cuối tuần.

Mối quan hệ có đứng đắn thật không?
Lên mạng tìm bạn trai, tìm thuê chồng là một giải pháp hữu hiệu mà nhiều phụ nữ lựa chọn. Gần đây, những lời “chào hàng” mùi mẫn xuất hiện nhan nhản trên mạng, bởi thế, chẳng khó khăn gì cho các chị vào cuộc kiếm chồng...

Người "chồng" đó sẽ giúp bạn làm các công việc như: Sửa chữa đèn chiếu sáng, làm lại mái tôn, sửa đường ống nước, làm mộc... Thậm chí, hộ tống bạn đến những bữa tiệc hoặc dạ hội sang trọng, đi cùng để chọn và xách đồ khi bạn đi shopping, cùng đi uống cà phê, xem phim, trò chuyện và chia sẻ với bạn niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... Nhưng tuyệt đối không có vấn đề về sex".
Lời giới thiệu dịch vụ cho thuê người yêu và giá cả rõ ràng trên mạng.
Kèm bên cạnh mẩu rao vặt ấy là đầy đủ địa chỉ và số điện thoại cung cấp dịch vụ cho thuê chồng. Và những dịch vụ này mọc lên, ắt hẳn sẽ có người cần đến nó, bởi "cung" thường đi kèm với "cầu"... Nhưng còn những “phát sinh” khác trong hợp đồng cho thuê lại là chuyện khó nói.
Một trang Facebook với gần 15.000 thành viên chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu.
Bà chủ hãng cho thuê chồng là ai
Trên báo Dân Trí, phóng viên báo này đã trực tiếp gặp được bà chủ “hãng cho thuê chồng”. Nữ phóng viên này tiết lộ cuộc gặp đó khá dễ dàng như sau:

“Tiếp tôi tại một quán cà phê sang trọng trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn) là Giám đốc Công ty TNHH SPN (có trụ sở ở quận 2) - bà P.T.T, là một phụ nữ có dáng quê mùa và chuyện trò cởi mở.

Tôi mở lời:
- “Em có một con, chồng ly dị, em muốn thuê một ông chồng nào đó  về hàn huyên tâm sự cho đỡ buồn!”
- Bà T. vồ vập: “Chồng thì lúc nào cũng có, vấn đề là tiêu chuẩn ông chồng của em đưa ra thế nào?”
- “Thì chững chạc, có trình độ một chút”, tôi nói.
- “Ôi, thiếu gì em! Đến với chị thì ok hết!”.

Và, rất nhanh gọn, bà T ra giá: “100 ngàn đồng một giờ!”. Thấy tôi có vẻ băn khoăn “chuyện kia”, bà T vội vàng cam kết: “Không có sex đâu! Công ty đã có hợp đồng về chuyện này rồi!”.  

Ban đầu, yêu cầu “thuê chồng đi du lịch” của tôi bị từ chối thẳng thừng, vì bà T có phần đề phòng. Tuy nhiên khi câu chuyện đôi bên đã có phần cởi mở, bà T cho biết nếu thuê chồng đi du lịch thì phải có thoả thuận khác. Thoả thuận ấy chỉ xoay quanh vấn đề giá cả: 500 ngàn đồng/ngày, 2,5 triệu đồng/tuần. Thuê trọn tháng thì giá lại khác.

Đồng ý với nhau giá cả  xong, bà T đưa một loạt danh sách dài dằng dặc những người sẵn sàng làm lang quân hờ cho tôi.

Sau một hồi kén chọn, tôi quyết định chấm cho mình ông chồng làm bác sĩ (theo quảng cáo của bà T), tuổi đã tứ tuần.

Tôi hỏi nhà môi giới: “Anh này thì em ưng lắm, nhưng lỡ người yêu hay vợ ổng đánh ghen, tạt axít em thì sao?”.

Bà T cười trấn an: “Ông này đang độc thân! Yên tâm đi em ơi!”.

Buổi hẹn đầu tiên
Sau buổi gặp mặt với tôi, qua thư điện tử bà T gửi cho tôi “lý  lịch trích ngang” của hai “ông chồng” để  tôi lựa chọn. “Ông chồng” đầu tiên tên H.H được bà T giới thiệu là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi xin gặp mặt nhưng bị khước từ với lý do ông này đang đi công tác. Xác minh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Đặng Vạn Phước - Phó Giám đốc Bệnh viện - khẳng định với tôi bệnh viện không có ai là bác sĩ H.H cả.

 “Ông chồng” thứ 2 có tên là Đ.N.T, theo lời bà T là Giám đốc kinh doanh cho Công ty mực in T.P. Tôi quyết định chọn ông này. Chỉ  một cú điện thoại, chẳng phải chờ đợi lâu, tôi đã được gặp “đức lang quân” của mình. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại một quán cà phê trên đường Phan Xích Long.

Đúng hẹn, tôi đến quán cà phê đã thấy “chồng” ngồi đợi sẵn. Đó là một người đàn ông hơi mập, lùn và có giọng nói lý nhí rất khó nghe. Tôi hỏi là giám đốc sao có thời gian làm “chồng” thuê? Ông này nói: “Thì... kiếm thêm chút đỉnh!”.

Chuyện thuê chồng lan man một hồi đến “đoạn Z”.

Tôi hỏi thẳng: Nếu phục vụ “đến bến” thì phải trả thêm bao nhiêu so với hợp đồng cũ. Ông này úp mở rằng giá thì chưa rõ, do công ty quyết định. Nhưng trong “phi vụ” này, anh ta chỉ được hưởng từ 30 đến 50% hoa hồng. Ông chồng sắp thuê gợi ý sau này nếu tôi cần T “làm chồng” nữa thì cứ liên hệ trực tiếp với ông ta, ông sẽ chỉ thu của tôi bằng một nửa so với bà T.

Bà P.T.T.T - Giám đốc Công ty SPN - thừa nhận là Công ty mình có dịch vụ cho thuê “chồng”. Bà T cho rằng có cử người đi gặp khách hàng đang tìm hiểu dịch vụ của công ty mình, còn chuyện đi khách sạn là do hai người này...  tự thỏa thuận với nhau, họ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật!

Câu chuyện đi thuê chồng giản dị như thế. Còn “chuyện kia” có hay không là do đôi bên thỏa thuận. Người đàn ông làm nghề cho thuê thường giấu nhẹm nghề nghiệp của mình. Đó cũng là chuyện thường tình. Chỉ khi nào thân mật lắm mới biết tường tận cuộc sống của nhau. Người cho thuê và người đi thuê đều thế cả.

Hai cuộc tìm chồng “kiểu mẫu” theo lời kể của người đi thuê
Hồng Anh - 28 tuổi, công ty truyền thông Bách Nhật (Hà Nội) cho biết: "Cứ hai tuần một lần, mẹ tôi gọi điện thoại hỏi xem "có gì mới chưa". Ở quê, bằng tuổi tôi là các bạn đã có con bồng, con bế. Nhân dịp, mẹ ra ăn cưới, tôi mới nghĩ ra kế, thuê chồng... hờ để khỏi bị mẹ nhắc nhở. Tôi liền vào trang web: Henhotrua... làm quen với một người 30 tuổi, làm ở một công ty X, sau hai lần cà phê, người này đồng ý làm "chồng hờ" của tôi.

Anh ấy kể, trước tôi, anh ấy đã làm chồng hờ cho một vài người nên khá quen với kiểu này. Giản dị chỉ là làm chồng "giả vờ" thôi, sau khi "diễn" khá đạt, tôi phải “bồi dưỡng” cho anh ta 500.000 đồng. Mẹ tôi có vẻ yên tâm, vì đã được nhìn thấy "con rể tương lai", từ đó không điện thoại giục tôi nữa. Còn tôi, thì có thời gian tìm hiểu mối quan hệ khác một cách nghiêm túc để tiến tới hôn nhân".

Ngoài tìm chồng hờ để cha mẹ yên lòng, nhiều quý cô tìm đến dịch vụ này để tìm sự chia sẻ, tìm bạn tâm giao. Chị Hoàng Anh (khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Nhiều người quan niệm rằng, các mối quan hệ trên mạng đều là ảo và không đáng tin cậy, nhưng với tôi, nó không hẳn như vậy. Tôi đã tìm được một người chồng hờ tốt bụng, giờ trở thành người bạn thân của tôi.

Khi nào có chuyện buồn, tôi hay tâm sự với anh ấy, nhà có đồ điện hỏng, đường ống nước bị tắc, tôi cũng nhờ anh ấy đến sửa chữa. Tôi và anh ấy đều đã ly dị, cùng quen nhau trên mạng. Tôi thích một người cao to, lãng mạn nhưng anh ấy thì hơi nhỏ con, lại khô khan nên không thể yêu nhau. Chúng tôi chỉ dừng lại ở mức chia sẻ tình cảm bạn bè. Có việc cần thiết, chúng tôi nhờ nhau và cảm thấy thoải mái với mối quen hệ này...".

Tuy nhiên đó là theo lời “trần tình” của người đi thuê. Còn chuyện riêng tư bí mật chỉ có 2 người biết và thỏa thuận ngầm với nhau chỉ có trời biết. Bà chủ “hãng cho thuê” cũng đành chịu thua.

Coi chừng rơi vào bẫy
Tuy nhiên ngoài những cuộc hẹn công khai và “nghiêm túc”, nhiều phụ nữ cũng gặp chuyện rủi ro khi tham gia vào việc... tìm chồng trên mạng. 

Hấu hết những người đàn ông đi làm "nghề" cho phụ nữ thuê làm chồng trên các diễn đàn hoặc web hẹn hò đều là công nhân hoặc người thất nghiệp, một số ít là sinh viên đang cần việc. Từ việc đóng vai "chồng tốt mã", có ông "chồng hờ" bất lương thực hiện từng bước chiêu lừa tiền, ép tình với những phụ nữ có danh phận, địa vị. Một phụ nữ tên Hoa (ở Ba Đình, Hà Nội, làm viên chức ở công ty xây dựng) bị chồng bỏ theo bồ nhí, cần "chồng hờ" để về quê "che mắt" họ hàng. 

Anh "chồng hờ" này đã đóng trọn vẹn vai trò của mình cứu với giá khá cao. Thế nhưng, sau đó, anh "chồng hờ" này trở mặt, liên tục đòi thêm tiền và doạ, nếu chị Hoa không chi, sẽ về tận quê loan tin cho họ hàng biết sự thật để gia đình chị xấu hổ. 

Trường hợp khác, có người thuê chồng nhưng lại bị vợ của "chồng hờ" cho người đến đánh ghen vì nghi "tòm tem" với chồng mình. Trường hợp khác, một góa phụ 40 tuổi giàu có, bị bà vợ của "chồng thuê” tạt luôn chai axít vào người vì nghi bà quyến rũ chồng mình.
Bà Lương đang đi ăn xin thuê cho người chăn dắt tên Thành.

Ngoài ra còn thứ dịch vụ bất nhân hơn là cho thuê người đi ăn xin. Một anh “chủ lò” đứng ra thuê những ông bà già đói rách mới từ nhà quê ra, những đứa trẻ gầy ốm quặt quẹo rồi đưa đến địa điểm dễ xin tiền nhất để “hành nghề”. Sau đó đến nộp lại cho “ông chủ”. Cái cảnh này không hiếm ở các thành phố lớn.

Cho thuê chồng ở nhà quê
Quả thật tôi rất bất ngờ khi đọc được câu chuyện này ở tận miền Lục Tỉnh.

Vợ chồng anh Tám T ở xã Mỹ Phong – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang ăn ở với nhau đã có vài mặt con nhưng không chịu làm ăn nên cảnh nhà trở nên nheo nhóc.

Cư dân ở xã này có tiếng là chí thú làm ăn, bởi nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa tết và nghề sản xuất sợi hủ tíu, bún, bánh từ bột gạo.

Tám T. không chấp nhận cảnh quanh năm làm lụng đầu tắt mặt tối trên ruộng rẫy. Lưng dài, vai rộng, lại thêm cái mã ngoài trắng trẻo điển trai, Tám T. tối ngày rong chơi ca hát, đàn đúm nhậu nhẹt chơi bời cùng chúng bạn và…cua gái, chiều chiều thường ra quán cà phê tán dóc. Bất ngờ anh gặp được một người phụ nữ tên B rất thú vị. Tôi chỉ kể tóm tắt câu chuyện khá dài này.

Vài ngày sau cô B. thẳng thừng thừa nhận, ngay lúc nhìn thấy Tám T. cô đã bị hớp hồn nên đến làm quen, cô B. nói thẳng cho Tám T. biết, cô lớn hơn Tám T. 3 tuổi và muốn chung sống với T., bất chấp chuyện anh này đã có vợ con.

Điều kiện đưa ra hết sức giản dị: mỗi tuần Tám T. về nhà cô B. làm chồng 3 ngày, được toàn quyền sử dụng xe cộ đắt tiền và các vật dụng trong nhà như một “chủ nhân ông” thực sự. Đổi lại, cô B. sẽ lo lắng cho Tám T. chu toàn và trả tiền “công làm chồng” mỗi ngày một triệu đồng. Cô B. yêu cầu Tám T. về bàn bạc với vợ con để cùng chấp nhận “hợp đồng thuê chồng”, nếu đồng ý thì thực hiện ngay lập tức.

Tám T. đem chuyện cô B. về hỏi ý vợ, chẳng ngờ bà vợ nghe vậy không thèm nổi cơm tàm bành như bao phụ nữ khác mà cười tươi rói, gật đầu đồng ý cái rụp, lại còn ra điều kiện: tiền công làm chồng phải đem hết về đưa cho vợ, trách nhiệm lo cho Tám T. từ nay thuộc về cô B.

Vậy là chỉ sau một đêm, Tám T. từ anh nhà quê thất nghiệp, không đồng xu dính túi trở thành “giáo sư ngoại ngữ”, ba ngày trong một tuần mang giày da láng bóng, áo bỏ trong quần bảnh bao, đi xe gắn máy đời mới bóng lộn cặp kè bên bà “giáo sư ngoại ngữ” lớn hơn mình 3 tuổi.

Những ngày không làm chồng thì Tám T. về nhà vợ lớn nằm khểnh hoặc lăn lóc với đám bạn hữu bên bàn cà phê, sóng nhậu. Nếu cô B. có nhu cầu tăng thêm thời gian “thuê chồng” bất ngờ, vợ Tám T. sẵn sàng chấp nhận, nhưng những ngày như vậy thì…tiền công tăng gấp đôi theo kiểu “làm ngoài giờ”.

Chuyện Tám T. làm nghề “chồng thuê” xứ Mỹ Phong ai cũng dị nghị. Cười Tám T. một nhưng họ cười người vợ của anh “chồng thuê” tới mười. Mấy bà già trầu ở làng Mỹ Phong nói, xưa nay chưa thấy người đàn bà nào như vợ Tám T. Nhưng ai nói gì mặc họ, vợ Tám T. luôn tự hào là nhờ cho thuê chồng mà gia cảnh ngày càng khấm khá, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, lúc nào cũng có tiền rủng rỉnh trong túi để ăn xài, chưng diện… Chị ta “ngồi xổm” lên dư luận.

Vài chuyện tôi kể với bạn đọc đúng vào ngày Tết Nguyên Đán này cho vui thôi nhưng bạn cũng đã thấy được chuyện đạo đức luân lý ngay ở nông thôn đã suy đồi tới ngoài sức tưởng tượng của người Việt chúng ta. Làm thế nào chấn hưng đạo đức không phải chỉ vài năm mà làm được. Cái nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự băng hoại của toàn xã hội vài chục năm nay, cuộc sống đầy gian dối khiến con người đã quá quen với sự tranh đua khốc liệt bất cần đạo lý. Có lẽ cả thế kỷ sau mới có hy vọng phục hồi vết thương quá sâu nặng này./-

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

2015/02/22

“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”

“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”

Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, 
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.

Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Điện thoại: 0168-50-56-430

 
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.

1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.  Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.

Đừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.

2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.

a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại.  Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn toàn". Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.

Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đường cùng.  Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng.  Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩ mình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông?

b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng: “Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Đó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Đời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.

Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.

Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi).

3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người.  Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận.  Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái.  Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê.  Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.

Đổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại.  Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ.  “Đè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý.  Đâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.

Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước.  Trước sau, chúng cũng phải chết. Đó là những sự thực hiển nhiên.

Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần xuất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ sát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó.  Đó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.

4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu:  
a/ Với người đi mua dâm:  Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?

Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời.  Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy.  Đặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương.  Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không?

“Tốt mái, hại trống" câu này ai cũng biết.  Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật.  Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho.  Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?

Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?

Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?

Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?

Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa.  Nhưng sợ phải làm mất thì giờ qúy báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.

b/  Với người đi bán dâm:
Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Đống đa – Hà nội.  Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm.  Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này.  Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. 

Tôi kể ông nghe một trường hợp:

Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị.  Nhưng nhiều người thích nó.  Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi.  Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.

Tò mò, tôi có hỏi cháu.  Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Đến nơi, tôi bàng hoàng.  Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ.  Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo.  Ruộng đất không có.  Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà.  Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền.  Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học.  Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4.   Đối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông.  Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”.  Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.

Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Đứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi.   Còn ông, ông thấy thế nào?

5/  Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không?  Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không?  Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?...

Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời.  Đó là “Không”.   Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”.  Đường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ.

Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng.  Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 ​gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Đồ Sơn).  Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS.  Đã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Để mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay  – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?

6/  Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...?   Nhiều phụ nữ Việt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”?  Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Đại Hàn?  Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc.  Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bịngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.

Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại .”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.

Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai?  Đó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?

Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Đó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”.

7/  Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông.  Xin hỏi ông:

Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều.  Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?

Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn?

8/   Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích.  Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều.  Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày.  Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?

9/  Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không?

Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế.  Lí do thật đơn giản.  Đơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi.  Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc.  Để tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang.  Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra.  Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền.  Đối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp.

Đây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam.

Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước.  Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra.  Đừng cố thủ. Chết, uổng.

Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”.  Đề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”.  Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không?  Xin ông:  Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên.  Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên.  Đừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.

Chào ông.

Nguyễn Tiến Dân


Khai Dân TríNguyễn Tiến Dân