2015/11/30

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Ở Syria?

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Ở Syria?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Một ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
-Reuters ngày 16/11/2015: “Điện Cẩm Linh (Kremlin) nói rằng Thủ Tướng Shinzo Abe có thể sẽ viếng một trong những vùng của Nga trước khi Tổng Thống Putin thăm Nhật Bản. Theo yêu cầu của Nhật Bản, Ô. Putin đã gặp Ô. Abe bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20.”

-AFP (Washington) ngày 16/11/2015: “Hoa Kỳ chấp thuận bán 1.29 tỉ đô-la bom để bổ xung cho kho dự trữ của Saudi Arabia đã cạn do chiến dịch không kích gây tranh cãi chống lại phiến quân Yemen vì quá nhiều thường  dân thương vong.”

-The Christian Science Monitor ngày 17/11/2015: “Một thẩm phán Tây Ban Nha đã ký lệnh bắt giam Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và một số viên chức cũ cũng như đương nhiệm do một cuộc bố ráp trên biển năm 2010 đã làm chết 10 nhà hoạt động nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Chừng nào trát bắt giam còn hiệu lực, nếu Ô. Netanyahu và những viên chức đó đặt chân lên quốc gia Tây Âu này họ có thể bị bắt giữ và xét hỏi.” Các giới chức Do Thái hoàn toàn bác bỏ cáo trạng này và gọi đó là sự khiêu khích.

-The Verge ngày 19/11/2015: “Bốn cựu phi công Hoa Kỳ điểu khiến máy bay không người lái đã xuất hiện và chỉ trích nặng nề chương trình sử dụng máy bay không người lái được ấn hành trên tờ The Guardian. Trong bức thư ngỏ gửi Tổng Thống Obama, Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter và Giám Đốc CIA John Brennan, bốn cựu phi công này lập luận rằng số thương vong của dân thường và sự tàn phá do máy bay không người lái của Hoa Kỳ đã hủy diệt khu vực mà nó được sử dụng, khiến gia tăng sự trỗi dậy của lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo và những tổ chức khủng bố khác.” (Four former US Air Force drone pilots have come forward with a blistering critique of the current drone program, first published in The Guardian. In an open letter addressed to President Obama, Secretary of Defense Ashton Carter, and CIA director John Brennan, the pilots argue the civilian casualties and resulting devastation from US drone strikes have radicalized regions where it is used, fueling the rise of ISIS and other terrorist organizations.)

-The National Interest ngày 19/11/2015: “Nga đã đạt được thỏa hiệp với Trung Quốc trong việc cung cấp cho siêu cường đang lên của Á Châu 24 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 Flanker-E trị giá 2 tỉ đô-la. Hai bên đã tiến hành thương thảo việc mua bán từ năm 2011.” Ngày 28/11/2015 Value Walk cho biết hai bên lại đang thương thảo việc bán hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 tối tân nhất của Nga cho Hoa Lục. Nếu S-400 được triển khai ở Đảo Hải Nam thì phi cơ Mỹ bay vào vùng Trường Sa sẽ nằm trong tầm bắn  400 km của loại hỏa tiễn vô cùng nguy hiểm mà một vị tướng Không Quân Hoa Kỳ nói rằng F-16 nên tránh xa “con quái vật” này.

-Reuters ngày 20/11/2015: Mặc dù có những báo hiệu nồng ấm về quan hệ giữa hai nước nhưng Ấn Độ đã từ chối không cho nhập cảnh hai viên chức cao cấp của Hoa Kỳ: Bà Susan Coppedge - Đại sứ đặc trách buôn người và Randy Berry đặc sứ đặc trách  LGBT: Quyền của người Đồng Tính Luyến Ái (nam cũng như nữ), Người Ái Nam Ái Nữ (không phải đàn ông, không phải đàn bà) và Người Đổi Giống (từ đàn ông thành đàn bà và ngược lại). Hoa Kỳ và Ấn Độ không đồng quan điểm về người đồng tính và đồng tính luyến ái mà Ô. Obama ra sức bảo vệ.  

-Forbes ngày 21/11/2015: “Chủ Tịch Ủy Hội Âu Châu Jean-Claude Junker đang trở thành phát ngôn viên cho việc kéo Nga trở lại sinh hoạt kinh tế thường lệ của Âu Châu. Ông đã nói ra điều này tại Đức vào Tháng Mười và ông lập lại điều đó tại G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc khủng bố ở Paris, lởi kêu gọi để Nga tái hội nhập với Âu Châu có thể không còn là lời nói vào tai kẻ điếc.”

-The Hill ngày 24/11/2015: “Theo Tướng David Rodriguez - Chỉ Huy Quân Đội Hoa Kỳ tại Phi Châu, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại Djibouti tức căn cứ quân sự đầu tiên tại Phi Châu, thêm một dấu  hiệu vươn ra ngoài Châu Á- Thái Bình Dương của Trung Quốc.”
Rõ ràng Việt Nam và Phi Luật Tân đã gác qua một bên những tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Trường Sa để liên minh chống Hoa Lục. Chắn chắn liên minh này sẽ được Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ hoan nghênh. Theo tôi nghĩ, chẳng bao lâu nữa Việt Nam và Phi Luật Tân có thể lập đội tuần tra chung trên vùng biển Trường Sa và sẽ được phi cơ tuần thám Mỹ cung cấp tin tức tình báo.

-Bloomberg News ngày 26/11/2015: “Chủ Tịch Tập Cận Bình công bố một cuộc cải tổ toàn diện để quân đội lớn nhất thế giới của Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu hơn, trang bị tốt hơn để vươn ra ngoài biên giới.”

Tình hình Biển Đông:
-AP & Reuters ngày 17/11/2015; “Tổng Thống Obama viếng thăm Tuần Dương Hạm Gregorio del Pilar – soái hạm của Hải Quân Phi Luật Tân do Mỹ cho trước đây và hứa sẽ chuyển giao một tàu tuần tra nhỏ, một tàu khảo cứu cho Phi Luật Tân để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển. Ông Obama nói rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với Phi Luật Tân là sắt thép. Và ông cũng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt biến cải các bãi đá ngầm sau cuộc họp với tổng thống Phi Luật Tân.”

-New York Times ngày 17/11/2015: “Nhân hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila, Việt Nam và Phi Luật Tân đã ký thỏa hiệp nâng tầm hợp tác lên mức chiến lược. Đây là hai quốc gia có mối lo ngại lớn nhất đối với tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục tại Biển Đông. Thỏa hiệp sẽ mở rộng hợp tác về thương mại, hàng hải và quốc phòng. Tổng Thống Aquino và Chủ Tịch Trương Tấn Sang cùng chia xẻ mối lo về những diễn biến mới đây khiến ảnh hưởng tới ổn định và hòa bình của khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng nói với các phóng viên rằng họ tái cam kết bảo đảm an ninh, tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.”

Rõ ràng Việt Nam và Phi Luật Tân đã gác qua một bên những tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Trường Sa để liên minh chống Hoa Lục. Chắn chắn liên minh này sẽ được Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ hoan nghênh. Theo tôi nghĩ, chẳng bao lâu nữa Việt Nam và Phi Luật Tân có thể lập đội tuần tra chung trên vùng biển Trường Sa và sẽ được phi cơ tuần thám Mỹ cung cấp tin tức tình báo.

-New York Times ngày 18/11/2015: “Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia đang thu hút thêm nhiều hội viên mới và chỉ trích từ các quốc gia bị loại ra bên lề với chờ đợi gay go tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Gặp nhau bên lề Thượng Đỉnh APEC tại Manila, Tổng Thống Obama thúc giục các lãnh đạo các quốc gia thuộc Vành Đai Thái Bình Dương có chân trong  thỏa hiệp sớm phê chuẩn đồng thời ra tuyên bố chung thừa nhận lợi ích của thỏa hiệp.”

-PetroTimes ngày 21/11/2015: “Trong phiên họp khoáng đại của Thượng Đỉnh ASEAN hôm nay (21/11), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tái khẳng định rằng, ASEAN không nên để bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, yêu sách chủ quyền với toàn bộ Biển Đông, đặc biệt khi việc này được thực hiện bằng sức mạnh quân sự.” Cũng theo PetroTimes bên lề Thượng Đỉnh ASEAN, Ô. Nguyễn Tấn Dũng và Ô. Shinto Abe đã gặp nhau và tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình ở khu vực và thảo luận thúc đẩy các hợp tác song phương. “

-Bloomberg News ngày 22/11/2015: “Một ngày sau khi Tổng Thống Obama đưa ra lời kêu gọi Trung Quốc ngưng xây dựng các đảo nhân tạo, tại Kuala Lumpur, Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhennmin ) nói rằng việc xây dựng như vậy cần thiết cho mục tiêu quân sự đồng thời bảo vệ các bãi đá ngầm đó.” Thật chưa có một quốc gia nào trên thế giới dám “đốp chát” ngay với Tổng Thống Hoa Kỳ- siêu cường đang bá chủ thế giới. Thế mới hay, một quốc gia mà Mỹ nể sợ nhất ngày hôm nay không phải là Nga mà là Trung Quốc. Chính vì thế mà một số quốc gia Đông Nam Á như Mã Lai, Tân Gia Ba, Thái Lan, Miến Điện, Kampuchia và kể cả Anh Quốc - một quốc gia sửng sỏ nhất Âu Châu cũng đều ngả theo Trung Quốc vừa sợ sức mạnh quân sự, vừa sợ sức mạnh kinh tế. South China Morning Post ngày 21/11/2015 đưa tin, Malaysia đã cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng Cảng Kota Kinabalu của nước này gần sát quần đảo Trường Sa nhằm "cân bằng" với Hoa Kỳ, "không đứng về bên nào". Thỏa thuận được thực hiện khi Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tuần trước thăm Malaysia. Tàu Trung Quốc có thể sử dụng cảng Kota Kinabalu như một điểm dừng chân. Nghê Lạc Hùng, một nhà bình luận quân sự từ Thượng Hải cho rằng động thái này nằm trong kế hoạch dài hạn (khống chế Biển Đông) của hải quân Trung Quốc. Thêm vào đó, ngày 25/11/2015 RFI đưa tin, “Nếu có một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, thì đó là cảnh tượng chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên bầu trời Thái Lan trong tuần này. Vào lúc Hoa Kỳ xoay trục qua Châu Á, thì đồng minh truyền thống của Mỹ tại Đông Nam Á là Thái Lan lại nghênh đón cuộc tập trận đầu tiên với Trung Quốc, đối thủ của Hoa Kỳ. Trong một bài phân tích công bố hôm nay 25/11/2015, hãng tin Pháp AFP không ngần ngại cho là Bangkok đang "xoay trục" về phía Bắc Kinh.” Paul Chamber- giám đốc Viện Đông Nam Á Sự Vụ cho rằng, “Tập đoàn quân phiệt Thái Lan đã chơi trò tung hứng rất thực tiễn giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ để đạt lợi ích cao nhất cho đất nước mình.” Thật trớ trêu! Cuối cùng, hai “đồng minh” tốt nhất của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á lại là Phi Luật Tân và Việt Nam. Còn tất cả các ông kia đều đi hàng hai, hàng ba vì kinh tế và không một ai muốn đụng tới “ông Con Trời” khổng lồ Trung Quốc.

-VOV ngày 22/11/2015: “Tư lệnh cảnh sát Quốc gia Campuchia Neth Savoeun cho biết, hơn 10.000 nhân viên an ninh được triển khai tại các địa điểm quan trọng ở Thành Phố Siem Riep và Thủ Đô Phnom Penh trong thời gian Thủ Tướng Nga thăm Kampuchia.”

-The Christian Science Monitor ngày 22/11/2015: “Vào ngày Chủ Nhật 22/11/2015, mười quốc gia Đông Nam Á đã ký thỏa ước chính thức thành lập một khuôn mẫu kiểu Liên Hiệp Âu Châu (EU) gọi là Cộng Đồng Đông Nam Á (ASEAN Community) để khích lệ đầu tư và hợp tác trong khu vực hơn 600 triệu dân.”

-Sputnik News ngày 24/11/2015: “Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Malaysia, Thủ tướng Việt Nam đã mời Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam trong thời gian tới. Ông Barack Obama đã chấp nhận lời mời của ông Nguyễn Tấn Dũng.” Trong khi đó Tòa Án Quốc Tế bắt đầu đăng đường vụ kiện về những hòn đảo đang tranh chấp tại Biển Đông do Phi Luật Tân đệ nạp, làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.”

-Sputnik News ngày 26/11/2015: “Nga và Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2016.  Đại Tá Alexander Gordeyev, người phụ trách thông tin báo chí của Quân Khu Miền Đông Nga cho biết hôm 26/11/2015.”
Thật lạ đời! Sau cuộc khủng hoảng Ukraine ai cũng nghĩ rằng Nga là kẻ thù của Âu Châu. Thế nhưng ngày hôm nay Nga lại hợp tác quân sự với Pháp trong chiến dịch tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo để bảo vệ nền an ninh cho nước Pháp. Thế mới hay trong tình hình thế giới ngày hôm nay, các cường quốc, dù thế nào đi nữa cũng sẽ tiến tới thỏa hiệp thay vì xung đột quân sự có thể đưa đến hủy diệt cho cả hai bên. Có thể sau biến cố này Âu Châu nởi lỏng lệnh cấm vận Nga chăng? Chứng khoán Nga cũng nhích lên đôi chút vì giới làm ăn phấn khởi khi thấy Ô. Obama ngồi chung với Ô. Putin bên lề Thượng Đỉnh G-20.

Tình hình Syria:
-Reuters (Versailles) ngày 16/11/2015: “Tổng Thống Holland của Pháp kêu gọi một liên minh duy nhất bao gồm Hoa Kỳ và Nga để nhổ tận gốc rễ các chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo sau cuộc tấn công khủng bố tại Paris.”  Theo AFP cùng ngày, “Tổng Thống Pháp loan báo HKMH Charles de Gaulle sẽ được triển khai tại đông Địa Trung Hải để tăng cường cho những chiến dịch tại Syira trong lúc Paris gia tăng những cuộc không kích chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.”

-AFP (Hoa Thịnh Đốn) ngày 17/11/2015: “Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, Nga đã dùng máy bay ném bom tầm xa và hỏa tiễn hành trình phóng đi từ trên biển để oanh kích với số lượng đáng kể vào căn cứ địa Raqqa của Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria. Những cuộc không kích này được báo trước cho phía Hoa Kỳ.” Theo TheDailyBeast cùng ngày, “Nga đã tung ra một chiến dịch ném bom hạng nặng phức tạp nhất trong lịch sử cận đại- đã gửi không dưới 25 máy bay ném bom Backfire, Bear và Blackjack trong một chiến dịch oanh tạc phối hợp tầm xa,  xuất phát từ Ossetia – nam nước Nga để chống lại lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria …báo hiệu sự tái sinh của phi đội ném bom hạng nặng đã có lần héo tàn vì thiếu ngân quỹ.”

-Bloomberg News ngày 17/11/2015: “ Tổng Thống Putin ra lệnh cho tự lệnh hạm đội Nga tại Địa Trung Hải trực tiếp liên lạc với hải quân Pháp và làm việc với họ như một đồng minh trong việc tấn công lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria.” Ô. Putin, bên lề Thượng Đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, trả lời câu hỏi của báo chí về sự thất bại của Mỹ trong chiến dịch không kích, ông đã khôn khéo không đụng chạm tới Mỹ khi nói rằng, “Đây không phải lúc để phán xét ai giỏi hơn, ai tệ hơn mà là sự cần thiết phải nhìn về phía trước để tập trung nỗ lực đối phó với mối đe dọa chung.”

Thật lạ đời! Sau cuộc khủng hoảng Ukraine ai cũng nghĩ rằng Nga là kẻ thù của Âu Châu. Thế nhưng ngày hôm nay Nga lại hợp tác quân sự với Pháp trong chiến dịch tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo để bảo vệ nền an ninh cho nước Pháp. Thế mới hay trong tình hình thế giới ngày hôm nay, các cường quốc, dù thế nào đi nữa cũng sẽ tiến tới thỏa hiệp thay vì xung đột quân sự có thể đưa đến hủy diệt cho cả hai bên. Có thể sau biến cố này Âu Châu nởi lỏng lệnh cấm vận Nga chăng? Chứng khoán Nga cũng nhích lên đôi chút vì giới làm ăn phấn khởi khi thấy Ô. Obama ngồi chung với Ô. Putin bên lề Thượng Đỉnh G-20.

-AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 18/11/2015: “Một bản đồ do đài truyền hình chính phủ chiếu lên cho thấy có thể pháo binh Nga đang tiến hành chiến dịch trên bộ tại vùng Homs- trung tâm của Syria.”

-International Business Times ngày 19/11/2015: “Nga đã hủy diệt Nhà Nước Hồi Giáo tại Raqqa? Nga tuyên bố đã làm gián đoạn trung tâm chỉ huy khiến các thủ lãnh ISIS phải trốn chạy khỏi thủ đô lâm thời này.”

-Sputnik News ngày 20/11/2015: “Thứ Trưởng Ngoại Giao Nga Ilya Rogachev trong cuộc phỏng vấn của tờ Kommersant nói rằng:  Nếu những đòn tấn công đầu tiên giáng vào các trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Syria và kết quả là triệt hạ những đối tượng là công dân Pháp đang dự khóa đào tạo chiến binh khủng bố, thì tình huống này vẫn có thể thuộc khái niệm tự vệ. Còn những đòn của Pháp đánh vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ Syria mà bọn khủng bố "Nhà Nước Hồi Giáo" đang sử dụng, trước hết vì việc này không có sự đồng ý của chính phủ Syria. Tôi ngờ rằng các đối tác Pháp hành động vì thấy thành quả rõ rệt từ các cuộc tấn công của quân đội Syria và  triển vọng các mỏ dầu với công suất lớn sắp trở về  thuộc kiểm soát của Chính phủ Syria. “

-Reuters (Mạc Tư Khoa) ngày 20/11/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Shoigu cho biết 600 phiến quân đã bị loại do kết quả của cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình vào một mục tiêu ở Tỉnh Deir ez-Zour. Ông không nói rõ khi nào cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoàn tất và số lượng máy bay trong các chiến dịch ở Syria đã gia tăng gấp đôi, lên tới 69 chiếc.

-AFP (Ankara) ngày 20/11/2015: “Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại Sứ Nga sau khi máy bay chiến đấu Nga oanh kích mục tiêu của phiến quân rất gần biên giới Thổ. “

-Sputnik News ngày 22/11/2015: “Máy bay của Không Lực Nga đang giáng đòn đích đáng vào các vị trí của nhóm cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria, - đó là tuyên bố hôm Chủ nhật của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.”

-AFP ngày 22/11/2015: “Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền Hình Phoenix có trụ sở ở Hongkong, trả lời bằng tiếng Anh, Ô. Assad nói rằng tình hình ở Syria đã cải thiện theo chiều hướng tốt kể từ khi Nga tiến hành các cuộc không kích vào 30/9/2015. Giờ đây quân chính phủ đã tiến trên hầu hết các mặt trận, trên nhiều hướng và nhiều vùng lãnh thổ ở Syira.” Ngày 23/11/2015 AP loan tin, nhờ các cuộc không kích của Nga, quân đội Syria đã chiếm được khu vực trung tâm của Tỉnh Homs từ tay lực lượng ISIS. Việc tái chiếm Mheen and Hawareen giúp bảo vệ xa lộ nối liền Damascus và Homs. “

-AFP ngày 23/11/2015: “Pháp đã phóng ra những chuyến oanh kích đầu tiên chống lại Nhà Nước Hồi Giáo xuất phát từ HKMH Charles de Gaulle mới vừa triển khai ở đông Địa Trung Hải.”
Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia là hai yếu tố khó lường trong cuộc khủng hoảng Syria. Thổ và Saudi là “hai con ngựa chứng” có thể phá vỡ tiến trình hợp tác quốc tế chống lại ISIS. Nguyên do Thổ và Saudi Arabia đều thù ghét Syria theo hệ phái Shiite, hiện tài trợ, cung cấp vũ khí, nuôi dưỡng rất nhiều nhóm “thánh chiến” nằm dọc theo biên giới Thổ-Syria, đồng thời tấn công tiêu diệt lực lượng Kurd đang chống lại Nhà Nước Hồi Giáo hữu hiệu nhất.  Đặc biệt, Thổ mua rất nhiều dầu của quân ISIS với giá rẻ mạt, 10-12 đô-la một thùng.  Đó là lý do tại sao quân ISIS sống nhăn và có tiền trả binh lính, mua sắm vũ khí. Chính vì thế mà Ô. John Kerry đã phải bay tới Thổ để yêu cầu Thổ đóng cửa biên giới.

-AP (Ankara) ngày 24/11/2015: “Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một phi cơ chiến đấu của Nga- và đây là lần đầu tiên trong nửa thể kỷ, một thành viên của NATO bắn rơi một máy bay Nga. Thổ nói rằng Nga vi phạm không phận mười lần, còn Nga nói rằng máy bay Nga không bao giờ bay vào không phận Syria. Tổng Thống Putin gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là ‘bị đâm sau lưng bởi đồng lõa của quân khủng bố’ và cảnh cáo về một hậu quả nghiêm trọng. Theo yêu cầu của Thổ, NATO đã mở một phiên họp khẩn cấp.” Trả lời câu hỏi hệ thống radar của Mỹ nghe được cuộc điện đàm giữa hai bên, nhưng có xác định được phi cơ Nga xâm phạm không phận Thổ không? Phát ngôn viên quân sự Mỹ tại Bagdad nói rằng, “Ngay lập tức chưa rõ máy bay Nga bay ở không phận nào. (It was not immediately clear on which side of the border the Russian planes were flying.) Trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Hollande, Tổng Thống Obama nói rằng việc máy bay Nga bị bắn rơi không làm chiến tranh leo thang ở khu vực. Nhưng ông cho rằng Thổ có quyền bảo vệ không phận và lãnh thổ của mình. Ông đã gọi điện thoại cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên đồng ý về nhu cầu làm dịu tình hình. Thủ tướng Úc cũng kêu gọi Thổ và Nga kiềm chế. Còn NATO bày tỏ sự hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và bác bỏ mọi giả thuyết máy bay Nga bị bắn ngoài biên giới Thổ. Ô. John Kerry cũng gọi điện thoại cho Ô. Lavrov nhấn mạnh về nhu cầu của cả hai phía không để biến cố khiến leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia. Ngày 25/11/2015, AFP từ Moscow loan báo viên phi công thứ hai của máy bay bị bắn rơi đã được đặc nhiệm Syria cứu thoát. Xuất hiện trên đài truyển hình của căn cứ không quân Hmeymim, viên phi công nói rằng ông không bao giờ bay vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng không nhận được tín hiệu cảnh cáo nào từ phía Thổ.

Để đáp trả, theo Reuters ngày 25/11/2015, máy bay Nga đã tiến hành cuộc oanh tạc mãnh liệt vào khu vực máy bay vừa bị rơi nằm ở phía bắc Tỉnh Latakia. Một chỉ huy quân sự của phiến quân gốc Thổ nói rằng pháo binh hạng nặng và hỏa tiễn Nga từ các chiến hạm ở Địa Trung Hải cũng đã tấn công vào các mục tiêu này. Quân đội Thổ dọc theo biên giới đã đặt trong tình trạng báo động khi cuộc oanh tạc bắt đầu. Ngày 26/11/2015, máy bay Nga oanh kích một trạm xe vận tải nằm sát biên giới Thổ-Syria hiện do phiến quân kiểm soát và tiêu diệt hết phiến quân ở khu vực máy bay bị bắn hạ. Tổng thống Nga cũng đã ban hành lệnh cấm vận bao gồm những hoạt động kinh tế của Thổ trên đất Nga.

Dường như dư luận bất lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tướng Mỹ hồi hưu Paul Valley nói rằng nên tống Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì Thổ đang tính tái lập Đế Quốc Ottaman, nghiêng về phía Nhà Nước Hồi Giáo và không hề giúp lực lượng chống lại Tổng Thống Assad. Nguyên phó tham mưu trưởng Không Quân Mỹ- Trung Tướng Tom McInerney khi nói chuyện trên Đài Fox News cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm sai lầm rất nghiêm trọng khi bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga. Tướng hồi hưu Mark Hertling - Cựu tư lệnh quân đội Mỹ tại Âu Châu nói rằng, bắn phi công nhảy dù để thoát nạn là tội phạm chiến tranh và phi công Trung Tá Peshkov xứng đáng được vinh danh khi được CNN phỏng vấn. Phức tạp thêm tình hinh, báo chí Nga và Mỹ bắt đầu phanh phui việc con trai của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cầm đầu tổ chức buôn bán dầu lửa với IS còn con gái điều hành một bệnh viện nằm sát biên giới Syria để chữa trị cho phiến quân và quân khủng bố IS.

Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia là hai yếu tố khó lường trong cuộc khủng hoảng Syria. Thổ và Saudi là “hai con ngựa chứng” có thể phá vỡ tiến trình hợp tác quốc tế chống lại ISIS. Nguyên do Thổ và Saudi Arabia đều thù ghét Syria theo hệ phái Shiite, hiện tài trợ, cung cấp vũ khí, nuôi dưỡng rất nhiều nhóm “thánh chiến” nằm dọc theo biên giới Thổ-Syria, đồng thời tấn công tiêu diệt lực lượng Kurd đang chống lại Nhà Nước Hồi Giáo hữu hiệu nhất.  Đặc biệt, Thổ mua rất nhiều dầu của quân ISIS với giá rẻ mạt, 10-12 đô-la một thùng.  Đó là lý do tại sao quân ISIS sống nhăn và có tiền trả binh lính, mua sắm vũ khí. Chính vì thế mà Ô. John Kerry đã phải bay tới Thổ để yêu cầu Thổ đóng cửa biên giới.

-Reuters ngày 28/11/2015: “Quân chính phủ Syria giành lại lãnh thổ từ tay quân IS ở về phía đông của Tỉnh Aleppo trong đó có khoảng vài cây số đường xa lộ nối liền với thủ đô trên thực tế  Raqqa của lực lượng IS.” Nếu “thủ đô” Raqqa của Nhà Nước Hồi Giáo bị bao vây hoặc thất thủ thì lực lượng IS sẽ không còn con đường tiếp vận vũ khí và buôn bán dầu lửa với Thổ Nhĩ Kỳ nữa và có nguy cơ tan rã. Nếu ISIS quyết định tập trung quân để bảo vệ Raqqa thì lại là mồi ngon cho các cuộc không kích của Nga và Syria. Dường như Nhà Nước Hồi Giáo đang gặp khó khăn trên khắp các chiến trường.

-AP (Damascus) ngày 30/11/2015: “Những cuộc thương thảo đang tiến hành để quân nổi dậy di tản (rút lui an toàn) khỏi cứ điểm cuối cùng của Thành Phố Homs dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Cuộc thương thảo chỉ diễn ra sau hai năm quân chính phủ bao vây và liên tục nã pháo vào Cổ Thành (Old City) được coi như thủ đô của phe ly khai.” Đây lại là một chiến thắng lớn của quân đội Syria.

Nhận Định:

Sau cuộc khủng bố đẫm máu tại Paris, trước đó là vụ ISIS đặt bom trên chiếc máy bay của Nga làm 224 hành khách thiệt mạng, thì nguy cơ của Nhà Nước Hồi Giáo không còn nằm trong giới hạn Vùng Trung Đông mà lan rộng toàn cầu, trực tiếp đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và Âu Châu. Điều này thể hiện rõ khi vấn đề Syria bao phủ  lên những đề tài quan trọng của Thượng Đỉnh G-20 Thổ Nhĩ Kỳ, APEC Phi Luật Tân và ASEAN tại Mã Lai.

Những cuộc không kích ồ ạt của Nga và Mỹ vào căn cứ địa Nhà Nước Hồi Giáo vẫn tiếp diễn. Mặt trận ngoại giao đang tiến hành, chúng ta thử tìm hiểu xem tương lai Syria đi về đâu và chiến lược nào cho Hoa Kỳ để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo?

1) Lập trường và chiến lược của Nga:
Nga một mặt gia tăng cường độ không kích vào lực lượng phiến quân và Nhà Nước Hồi Giáo, một mặt chuẩn bị cho giải pháp chính trị và củng cố mặt trận ngoại giao, liên minh chặt chẽ với Ba Tư. AFP cho biết,  Ô. Putin vào ngày 23/11 đã gặp Giáo Chủ Ali Khamenei và Tổng Thống Ba Tư tại Tehran,  tiếp Quốc Vương Jordan tại Sochi tiếp Tổng Thống Pháp Francois Hollande tại Điện Kremlin. Lập trường dứt khoát của Nga, theo Reuters ngày 18/11/2015, “Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng Tây Phương phải hủy bỏ yêu cầu Tổng Thống Assad phải ra đi nếu thực sự muốn thành lập một liên minh quốc tế chống Nhà Nước Hồi Giáo. Rõ ràng là không thể chấp nhận được nếu đặt điều kiện tiên quyết để đoàn kết trong mặt trận chống lại cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo khủng bố.” Ngày 21/11/2015 Ô. Putin lên tiếng kêu gọi hợp tác toàn cầu để chống khủng bố sau cuộc khủng bố ở Mali khiến 6 công dân Nga thiệt mạng. Ô. Putin cũng đề nghị gửi một chú chó con biếu Tổng Thống Pháp để thay thế chú “cảnh khuyển” bị chết trong cuộc tấn công khủng bố tại Paris như một dấu hiệu đoàn kết với Tây Phương mà giới truyền thông gọi là “puppy diplomacy”.

Do máy bay Nga bị bắn rơi, ngày 24/11/2015 AP cho biết, “ Tổng Thống Putin đã ra lệnh triển khai hệ thống hỏa tiễn S-400 ở Căn Cứ Không Quân Hemeimeen ở thành phố ven biển Latakia, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 50 km (30 dặm). Hệ thống hỏa tiễn này có tầm bắn xa 400km (250 dặm) và có thể bắn rơi máy bay Thổ với độ chính xác ghê gớm. Ngoài ra Bộ Trưởng Quốc Phòng Shoigu cho biết Nga đã di chuyển hệ thống hỏa tiễn hành trình tầm xa (long-range Fort air defense system) ra vùng ven biển để bảo vệ những phi cơ chiến đấu đang hoạt động tại gần biên giới Thổ-Syria. Hệ thống này sẵn sàng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không đe dọa sự an toàn của các máy bay Nga.” Theo Reuters ngày 28/11/2015, Nga đã dàn quân đầy đủ để đối phó với mối đe dọa chưa từng thấy từ Thổ Nhĩ Kỳ.

2) Tình hình nước Mỹ nói chung:
a) Các chiến dịch không kích của Mỹ không hữu hiệu:
Theo AP ngày 19/11/2015: “Để đo lường tiến triển của chiến dịch trên không do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria và Iraq, con số nói một đằng nhưng kết quả lại đi một nẻo. Phi cơ chiến đấu, máy bay ném bom, phi cơ tấn công và máy bay không người lái ném khoảng 2,228 quả bom mỗi tháng xuống - từ các trại huấn luyện, các ổ súng máy tới cơ sở lọc dầu và kho vũ khí. Ngũ Giác Đài nói rằng họ không  đếm xác chết (body counts) nhưng tin rằng những cuộc tấn công đã giết tới 20,000 chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo. Bảng giá chỉ 5 tỉ đô-la đã chi từ Tháng Tám, 2014 và mỗi ngày là 11.1 triệu đô-la. Thế nhưng kết quả ra sao? Chỉ cần nói một chữ ‘bế tắc’ (stalemate) cho dù các giới chức quân sự Hoa Kỳ nói rằng chiều hướng thuận lợi đang đến với họ.” ABC News ngày 23/11/2015 cho biết, sau Thượng Đỉnh ASEAN, Tổng Thống Obama đã hối hả quay trở về Hoa Thịnh Đốn để đối phó với vấn đề đã gây rắc rối cho một số viên chức quốc phòng cao cấp, đó là cuộc điều tra  của Quốc Hội về những phúc trình tình báo đã tô một màu hồng - thổi phồng chiến thắng của Mỹ và Đồng Minh trong cuộc chiến chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tại Trung Đông. Rồi ngày 24/11/2015, Yahoo News đưa ý kiến của Tướng Michael Flynn- nguyên Giám Đốc Tình Báo Quốc Phòng của Ô. Obama,

”Tổng thống cần ngưng việc đổ lỗi cho người khác và nghiêm khắc nhìn lại chính mình và những người thân cận và quyết định liệu chúng ta có nên nhìn mối đe dọa ISIS một cách nghiêm túc hay không.” (The president needs to stop blaming others and really take a hard look at himself and those around him and decide whether or not we’re going to take this threat seriously.)

b) Ảnh hưởng của cuộc khủng bố ở Paris:
Sau cuộc tấn công khủng bố ở Paris, dân chúng Hoa Kỳ bắt đầu lo sợ. Những biện pháp an ninh gia tăng giữa những tin đồn về khủng bố…lại xảy ra vụ bắt giữ con tin ở Mali nơi Pháp đang gửi 1000 quân để hỗ trợ cho chính quyền trung ương chống lại các chiến binh Hồi Giáo…làm cho dư luận Mỹ càng thêm nôn nóng, bàn luận lung tung. Vào ngày 19/11/2015, Huffington Post có bài viết nhan đề, “Hoa Kỳ phải hợp tác với Nga và Ba Tư để đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo” (America Should Work with Russia and Iran to Defeat ISIS) đã có nhận định kỳ lạ như sau, “Hợp tác với Nga và Ba Tư để đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo không ngăn cấm chúng ta chống lại những hành động của họ sau này. Trong Đệ II Thế Chiến, Hoa Kỳ và Liên Bang Sô-viết đã gạt qua một bên những khác biệt để chống lại và chiến thắng Đức Quốc Xã rồi sau đó quay trở lại ngay thời kỳ Chiến Tranh Lạnh kéo dài 40 năm. Một liên minh như vậy một lần nữa có thể gom được và có thể thành công.” (Working with Russia and Iran to defeat ISIS now does not preclude us from opposing their actions later. During WWII, the U.S. and the Soviet Union were able to put aside differences to successfully fight and defeat Nazi Germany, then quickly resorted back to a 40-year long Cold War. Such a coalition can again be amassed and can again succeed.) Ngày 27/11/2015, Ngoại Trưởng Pháp Fabius nói rằng ông có thể nhìn thấy trước là lực lượng trung thành với Tổng Thống Assad sẽ tham gia vào cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo- một tuyên bố được Damascus hoan nghênh. Đây là sự thay đổi lập trường cứng rắn của Pháp.

c) Sự bất bình của các nhà lập pháp:
Theo AP ngày 20/11/2015,  “Với một liên minh bất thường, các dân biểu Dân Chủ và Cộng Hòa của hạ viện đã thúc giục Tổng Thống Obama ngưng tìm cách lật đổ Tổng Thống Assad của Syria và tập trung nỗ lực vào việc tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Dân Biểu Tulsi Gabbard (Dân Chủ) và Dân Biểu Austin Sott (Cộng Hòa) đã đệ trình một dự thảo luật chấm dứt cái gọi là ‘cuộc chiến tranh bất hợp pháp’ để lật đổ Ô. Assad. (Reps. Tulsi Gabbard, a Democrat, and Austin Scott, a Republican, introduced legislation on Friday to end what they called an "illegal war" to overthrow Assad.) Rồi Dân Biểu Dana Rohrabacher (Cộng Hòa) cũng lên tiếng, “Hãy quên đi Putin và Assad- Tập trung vào ISIS” (Forget Putin And Assad - Focus On ISIS) Ông nói rằng, “Tôi xin lỗi, kẻ thù Số Một của chúng ta không phải là Assad. Nó là ISIS.” (I'm sorry, but our No. 1 enemy is not Assad. It is ISIS). Theo Washington Post ngày 23/11/2015, Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ) đã bày tỏ sự không hài lòng về phương thức chống Nhà Nước Hồi Giáo của Ô. Obama khi nói chuyện trên chương trình Face the Nation.
Tình hình thế giới vô cùng phức tạp và giống như một cuộn chỉ rối, kéo đầu này thì nó đụng đầu kia. Nói tóm lại, dù trên thực tế Nga-Mỹ đang hợp tác với nhau ở một mức độ nào đó trong cuộc chiến chống ISIS/ISIL nhưng vẫn chưa thể đồng ý với nhau về sự tồn tại của chính quyền Syria do Ô. Assad lãnh đạo. Ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur, Ô. Obama kêu gọi Nga hãy suy nghĩ lại phương thức đang tiến hành tại Syria để tập trung vào việc chống Nhà Nước Hồi Giáo. Ngay sau đó, cũng tại Kuala Lumpur, Thủ Tướng Nga Medvedev đã bác bỏ tuyên bố của Ô. Obama và gọi chính sách của Hoa Kỳ là vô trách nhiệm đã tạo ra Nhà Nước Hồi Giáo và làm cho nó lớn mạnh.

3) Chiến lược nào cho Hoa Kỳ?
Trước những thực tế như vậy,  giữa áp lực trên chiến trường, sự lo sợ một cuộc “Thảm Sát Paris” có thể xảy ra cho nước Mỹ, áp lực từ quốc hội và đồng minh Pháp, Ô. Obama lựa chọn chiến lược nào để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria?

- Ô. Obama và bộ tham mưu của ông vẫn giữ nguyên lập trường Assad phải ra đi hoặc không có mặt trong một chính phủ chuyển tiếp. Theo AP ngày 19/11/2015, nói chuyện với Thủ Tướng Gia Nã Đại Justin Trudeau bên lề Thượng Đỉnh APEC,  Ô. Obama nói rằng, “Nga và Ba Tư phải quyết định giữa việc hỗ trợ cho Tổng Thống Assad hay cứu đất nước Syria bằng cách tìm kiếm một chính phủ hợp pháp. Thật khó có thể tưởng tượng là cuộc nội chiến ở Syria có thể chấm dứt mà Ô. Assad không từ bỏ quyền hành. Ô. Assad không thể lấy lại sự chính thống được nữa.”

-Vẫn tiến hành mặt trận ngoại giao. Bên lề Thượng Đỉnh G-20, Ô. Obama đã nói chuyện riêng với Ô. Putin trong 35 phút. Hai bên đã đề cập tới vấn đề Syira. Bên lề Thượng Đỉnh APEC tại Phi Luật Tân, Ô. Obama đã gọi Ô. Putin là “người hợp tác xây dựng” (constructive partner) để đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria. Vào ngày 20/11/2015,  Ngoại Trưởng Lavrov cho biết Ô. John  Kerry đã thảo luận với ông qua điện thoại về nỗ lực chung để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria và nhu cầu đàm phán giữa Damascus và phe ly khai.” Saudi Arabia cho biết sẽ đứng ra tổ chức một hội nghị vào giữa Tháng 12 để cố gắng hợp nhất các phe đối lập Syria hầu cử đại diện tham gia cuộc hòa đàm sắp tới đây do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Ngày 30/11/2015, bên lề Thượng Đỉnh Biến Đổi Khí Hậu tại Paris, Ô. Obama đã nói chuyện với Ô. Putin trong khoảng 30 phút và tỏ ý lấy làm tiếc về vụ Thổ Nhì Kỳ bắn rơi máy bay Nga. Hai ông cũng bàn về các vấn đề Syria và Ukraine, đồng ý tiến hành một giải pháp chính trị cho Syria.

-Không đem quân vào Syria:
Trong một cuộc phỏng vấn với PBS ngày 24/11/2015, Tướng bốn sao Patraeus- nguyên tư lệnh chiến trường Iraq cảnh báo, “Syria có thể như một “con lật đật” không thể gom trở lại được nữa. Không một ai biết kết quả sẽ như thế nào.” (The country may be a Humpty Dumpty that can't be put back together again. One doesn't know what the various outcomes could be.)

Theo ước tính của các nhà quân sự, Mỹ phải gửi ít nhất 100,000 quân mới có thể chiến thắng được Nhà Nước Hồi Giáo. Nhưng câu hỏi đặt ra là đổ quân vào đâu? Từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tiến qua rồi dùng B-2 và B-52 ném bom trải thảm để làm bàn đạp tiến quân rồi bình định từng vùng. Nhưng sau đó phải dùng một quân số rất lớn để bảo vệ an ninh diện địa, các doanh trại, trục lộ giao thông, phi trường, khiến số quân chiến đấu cứ mỏng dần giống như Iraq và phải gia tăng quân thêm…và trận chiến du kích, đặt mìn trên đường, bom tự sát đánh vào các doanh trại, địa điểm đóng quân của Mỹ…giống hệt như “thảm kịch” Iraq năm xưa và có thể phải bỏ ra cả vài chục tỉ đô-la để huấn luyện một quân đội mới để thay thế khi Mỹ rút quân.

Một câu hỏi nữa được đặt ra là quân Mỹ tiến tới đâu? Tiến luôn về Damascus để lật đổ Tổng Thống Assad chăng? Hay dừng lại đâu đó để chia cắt đất nước Syria? Liệu Nga có chịu khoanh tay ngồi yên để cho Mỹ lần hồi tiêu diệt đạo quân của Ô. Assad? Nếu quân Mỹ tiến vào Damascus chắc chắn sẽ phải tử chiến với quân chính phủ Syria, và quân chí nguyện Ba Tư và Li-băng Hezbolla. Tổng Thống Obama sợ sa lầy giống hệt như Chiến Tranh Iraq cho nên dứt khoát không đem quân vào Syria.

-Chiến lược mới: Theo NewsMax ngày 19/11/2015: “Trong một cuộc phỏng vấn bao quát nhiều vấn đề truyền đi vào ngày 19/11/2015, Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter cho biết Mỹ đã sẵn sàng một cuộc chiến đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo giữa lúc có nhiều kêu gọi bộ tham mưu của Tổng Thống Obama phải có hành động mạnh mẽ hơn để chống lại những đe dọa từ lực lượng này.”

Theo tôi, chiến lược mới vẫn chỉ là “bổn cũ soạn lại”, chỉ tăng cường không kích hơn tí nữa, hỗ trợ mạnh mẽ phiến quân (train-and-assist missions in Syria and Iraq) chứ không có sự thay đổi đổi toàn diện mà AP gọi là “without a major shift in strategy”. Tin tức mới nhất cho biết Hoa Kỳ đang gửi siêu HKMH Harry Truman tới Vịnh Ba Tư để trợ giúp việc chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Chuyến đi của Ô. Holland tới Mỹ bị vây phủ bởi việc Thổ bắn rơi máy bay Nga, chỉ tăng cường sự hợp tác Mỹ-Pháp chứ không thay đổi toàn bộ chiến lược tức liên minh với Nga. Lý do: Pháp không phải là siêu cường mà Mỹ nể trọng. Quyền lợi của nước Pháp vẫn không phải là quyền lợi của nước Mỹ. Hai bên đều có những toan tính riêng.

Cuộc liên minh Nga-Mỹ để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo rồi sẽ chẳng đi đến đâu do sâu thẳm của vấn đề là: Mỹ muốn lật đổ chế độ của Ô. Assad để bứng Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus và Nga nhảy vào tấn công Nhà Nước Hồi Giáo và phe nổi dậy để duy trì chế độ này và cũng là để duy trì căn cứ chiến lược Tartus.  Do đó, dù có cuộc khủng bố ở Paris, dù Tổng Thống Pháp có lo sợ và kêu gào thế nào đi nữa thì vẫn không thể lay chuyển được ý định của Mỹ.

Tình hình thế giới vô cùng phức tạp và giống như một cuộn chỉ rối, kéo đầu này thì nó đụng đầu kia. Nói tóm lại, dù trên thực tế Nga-Mỹ đang hợp tác với nhau ở một mức độ nào đó trong cuộc chiến chống ISIS/ISIL nhưng vẫn chưa thể đồng ý với nhau về sự tồn tại của chính quyền Syria do Ô. Assad lãnh đạo. Ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur, Ô. Obama kêu gọi Nga hãy suy nghĩ lại phương thức đang tiến hành tại Syria để tập trung vào việc chống Nhà Nước Hồi Giáo. Ngay sau đó, cũng tại Kuala Lumpur, Thủ Tướng Nga Medvedev đã bác bỏ tuyên bố của Ô. Obama và gọi chính sách của Hoa Kỳ là vô trách nhiệm đã tạo ra Nhà Nước Hồi Giáo và làm cho nó lớn mạnh.

Nếu Nga-Mỹ cứ tiếp tục giữ lập trường như vậy, các cuộc đàm phán chính trị sớm muộn cũng tan vỡ. Trước đây đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa chính phủ Syria và phe nổi dậy tổ chức tại Nga nhưng cuối cùng không đi tới đâu. Cuộc khủng hoảng Syria sẽ còn kéo dài cho đến khi phe chính phủ hoặc phiến quân do Mỹ hỗ trợ tạo được một chiến thắng quyết định trên chiến trường. Hoặc Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một đạo luật coi “cuộc chiến lật đổ Ô. Assad là bất hợp pháp” thì số viện trợ 600 triệu bị xóa bỏ. Phe nổi dậy, phe “thánh chiến” từ từ tan rã, buông súng, cởi áo biến thành tỵ nạn rồi tìm cách chạy qua Âu Châu rồi sau đó được định cư vào Mỹ hay đầu hàng quân chính phủ.

Chúng ta chờ xem vì tình hình thế giới biến chuyển rất nhanh và cũng đầy bất ngờ, nhất là hảnh động khó lường của Thổ Nhĩ Kỳ khiến một số nhà bình luận nói rằng NATO (Thổ) sẽ có một kẻ thù- đó chính là NATO-Chống Khủng Bố (NATO vs NATO Anti-terrorism). Theo Reuters ngày 27/11/2015, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh cáo Nga là không nên đùa với lửa, nếu vi phạm sẽ bắn nữa, nhưng sau đó lại nói sự kiện là “đáng tiếc” rồi lại nói “buồn” nhưng vẫn chưa chấp nhận xin lỗi. Trong khi đó tại thủ đô Hy Lạp và Bảo Gia Lợi, hàng ngàn người xuống đường đốt cờ Thổ và Hoa Kỳ để phản đối vụ bắn rơi máy bay Nga và kêu gọi Hy Lạp rút chân ra khỏi Minh Ước Bắc Đại Tây Dương. Rồi 5000 người ở Luân Đôn xuống đường biểu tình phản đối Anh dự định tham gia vào các cuộc không kích lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria để không mắc phải lỗi lầm thời Thủ Tướng Tony Blair theo Mỹ can dự vào cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Rồi khoảng 5000 người ở Madrid biểu tình phản đối hoạt động quân sự của Tây Ban Nha tại Syria vì cho rằng cuộc khủng bố năm 2004 tại thủ đô khiến 191 người chết là vì Al-Qaeda trả thù Tây Ban Nha tham gia vào cuộc chiến Iraq.

Tình hình thế giới rối tung. Cuộc chiến chống khủng bố không dễ dàng như người ta tưởng.

Đào Văn Bình
(California ngày 30/11/2015)

Khai Dân TríĐào Văn Bình

No comments:

Post a Comment