2011/09/08

CHIẾN TRANH LỚN

CHIẾN TRANH LỚN


Cuộc họp lần thứ ba tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn diễn ra vào hai ngày 9 và 10 tháng 5-2011, giữa hai phái đoàn đại diện chính thức của Hoa Kỳ và Trung-Cộng, nhằm trao đổi quan điểm liên quan đến hai vấn đề mang tính nền tảng là chiến lược và kinh tế thật đáng để ta quan tâm phân tích, khi cả hai phía đều thẳng thừng bày tỏ lập trường khó xoay chuyển của mỗi phía liên quan đến cục diện phức tạp của thế giới hiện nay.Các phía tham gia thực hiện hai diễn đàn riêng biệt.Diễn Đàn liên quan đến chiến lược được đặt dưới sự đồng chủ tọa của bà Hillary Clinton, Ngoại Trưởng Mỹ, cùng ông Đới Bình Quốc là Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Diễn Đàn kinh tế được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Phó Thủ Tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cùng Ông Tim Geithner Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ.Cuộc họp lần này rất đáng để ta lưu tâm theo dõi, khi so sánh với hai kỳ họp trước.Thật rõ ràng là mâu thuẫn ngày càng trở nên công khai, không đơn giản chỉ vì gần đến mùa bầu cử tại Mỹ vào năm 2012, mà chủ yếu bị chi phối bởi hàng loạt các diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới đòi hỏi mỗi phía phải minh thị lập trường của mình về từng vấn đề cụ thể.Sự minh định lập trường như thế lại định ra hướng đi chiến lược mà mỗi phía đều kiên định trong chủ trương không thể xoay chuyển của mình.Việc này thực ra trực tiếp liên quan đến điều mà những nhà chiến lược gọi là quyền lợi sinh tử của mỗi phía.
 
Cái thế Do or Die nay trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Việc này liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của rất nhiều quốc gia trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, đặc biệt là VN cùng nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á và về lâu về dài cả Ấn Độ Dương, cũng như tương lai toàn cầu.
 
1 - Đối Thoại trong quan hệ quốc tế hiện đại.
 
Thế Chiến II kết thúc với việc hình thành Cơ Quan Liên Hiệp Quốc cùng hàng loạt các tổ chức quốc tế khác trên quy mô toàn cầu đã mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế.Các tổ chức quốc tế đó thực tế trở thành các diễn đàn để các phía đối nghịch phát biểu lập trường, chủ trương của mình.Chiến tranh lạnh kéo dài trong 45 năm cuối thế kỷ 20 đã chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại như vậy là hữu ích nhằm ngăn chặn một cách nào đó đối với khả năng sảy ra một cuộc chiến toàn diện, bởi các các hệ thống vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả hai phía đều sở đắc trên quy mô lớn, có khả năng hủy diệt văn minh này một cách dễ dàng.Hình thức đối thoại thông qua tổ chức quốc tế như vậy hầu như chưa bao giờ sảy ra trong quan hệ quốc tế trước cuối thập kỳ 1930, khi phe Trục tung quân gây chiến mở đầu cho cuộc chiến thảm khốc hồi thế chiến II.
 
Khi các phía chấp nhận đối thoại, mặc nhiên họ cũng nhìn nhận rằng giữa họ với nhau vẫn tồn tại một số mâu thuẫn nhất đinh.Do thế các phía đều ra sức tìm kiếm một giải pháp cho mâu thuẫn quyền lợi giữa hai phía.Thực tế lịch sử cho thấy, mâu thuẫn quyền lợi sinh tử luôn dẫn đến đụng độ theo một cách nào đó, làm suy yếu để rồi dẫn đến sự phân rã của một trong hai phía tương tranh.Như vậy đối thoại chiến lược-kinh tế Mỹ,Hoa hiện nay nên được coi như đánh dấu thời kỳ hai phía cố tìm cách tránh đụng độ trực tiếp trong khi cả hai vẫn tìm cách hạ đối phương nhằm khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới của mình.Một cuộc chiến như vậy sẽ hủy diệt sức mạnh của phe này hoặc phía kia, sẽ mở ra cơ hội cho thế lực khác nổi lên chi phối chính tình thế giới. Lịch sử nhân loại đã chứng tỏ như vậy rất nhiều lần từ đông sang tây.
 
Tuy vậy, các diễn đàn đối thoại giữa Đông-Tây, giữa Bắc-Nam (nước giầu với nước nghèo) trong suốt thời gian chiến tranh lạnh sảy ra giữa Liên Xô và Phương Tây được lãnh đạo trực tiếp bởi Hoa Kỳ, thường chỉ là các diễn đàn vô thưởng vô phạt mà thôi.Cuộc đối thoại có thực chất trong chiến tranh lạnh chính là việc Nga-Mỹ đồng ý trao đổi quan điểm liên quan đến vũ khí chiến lược được gọi tắt dưới tên là Strategic Arms Limitation Talk, SALT.Các cuộc trao đổi này đã dẫn đến chỗ hai phía Nga, Mỹ đồng ý thiết lập đường dây diện thoại đỏ trực tiếp giữa cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước. Thỏa Hiệp SALT 2 được hai phía ký kết hồi 1972 tuy không chấm dứt việc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường, nhưng ít ra cả hai phía đều đồng ý với nhau điều căn bản, đó là: "cần tránh tối đa các hiểu lầm giữa quân đội hai phía.Các hiểu lầm khi sảy ra dễ dàng dẫn đến các cuộc leo thang trả đũa lẫn nhau bằng các loại vũ khí tiến công chiến lược, nguy hại khôn lường đối với tương lai của nhân loại. Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, hai phía Nga, Mỹ đều quyết liệt tung ra các đòn chí mạng đánh vào đối thủ dựa trên lý thuyết chiến tranh gián chỉ.Nhưng hai phía không đặt ra vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế như ta đang chứng kiến trong mối quan hệ Trung Cộng với Mỹ như hiện nay".
 
Liên Xô tự tuyên bố bỏ cuộc tỷ thí giữa đế quốc Thảo Nguyên Nga được khoác cho bộ áo Cộng Sản với thế lực hàng hải Phương Tây được lãnh đạo trong thực tế bởi Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ 1945 đến 1990. Chính thời điểm Liên Xô và Mỹ ký kết thỏa hiệp SALT 2, cũng đánh dấu thời kỳ Mỹ chuẩn bị xuống thang chiến tranh trên khắp mọi mặt trận trên lục địa Á, Phi, Mỹ Latinh được đánh dấu bởi Thông Cáo Chung Thượng Hải ký kết giữa Chu Ân Lai  với Richard Nixon Tổng Thống Mỹ. Trong khi Mỹ chuẩn bị lui binh trên lục địa và một phần trên vài vùng hải phận đầy tranh chấp (như vùng Biển Đông nước ta) lại chính là thời kỳ đánh dấu giai đoạn Mỹ củng cố con chủ bài Hoa Lục dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
 
Thời kỳ này đánh dấu giai đoạn đầy tế nhị và bí ẩn trong quan hệ giữa Mỹ với các nước một thời đã là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh lạnh, cũng chính là thời kỳ uy tín của Mỹ bị xói mòn nhiều nhất trước các chủ trương bỏ bạn cũ bắt bạn mới, cũng chính là thời kỳ các quân nhân Mỹ tham chiến gian khổ trong cuộc chiến VN phải chấp nhận đánh chỉ để thua chứ không được phép huề trên chiến trường. Hàng loạt mưu kế chính trị, tình báo được tung ra trong giai đoạn này đã tạo ra đầy dẫy ngộ nhận đối với khối quần chúng thông thường, đồng thời cũng đẩy Liên Xô đến chỗ phải lao vào cuộc chạy đua chiến lược cân não một mất một còn đối với Phương Tây.
 
Nhưng đòn chiến lược gây nhiều tranh cãi nhất chính là xây dựng sức mạnh cho Trung Cộng, trong khi Mỹ cũng như Âu Châu kể cả Nga đều biết rất rõ là: "Trung Cộng chủ trương bành trướng lãnh thổ trên lục địa cũng như trên biển và không gian và chính Trung Cộng mới là hiểm họa lớn nhất đối với phần còn lại của thế giới, vô luận là phương tây hay phương đông". Việc củng cố con chủ bài Hoa Lục dẫn đến chỗ Đài Loan bị hất văng ra khỏi Liên Hiệp Quốc, VNCH bị thí không thương tiếc để quân CS Miền Bắc thi hành chủ trương thân Liên Xô mau chóng thôn tính Miền Nam.Nhưng vài điều vừa kể chỉ mới là một phần nhỏ trong toàn kế sách nhắm vào Hoa Lục trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. Việc này Mỹ đã âm thầm giúp Mao vẫn nắm vững cục diện tại Hoa Lục, cho dù Lâm Bưu là người thân Nga muốn chủ trương lật đổ Mao để nắm cục diện Hoa Lục vào thời điểm năm 1969 khi Mao quyết định theo Mỹ. Trong suốt thập kỳ 1960, cái thế của Mao khá bấp bênh trong việc đu dây giữa Mỹ với Liên Xô dưới thời Kruschev, Lâm Bưu sẵn sàng lật đổ Mao để đưa Trung Cộng đứng hẳn trong hàng ngũ với Nga.Chính sự trợ giúp kỹ thuật cũng như tin tức tình báo mà Mỹ thâu thập được đã giúp Mao, Chu Ân Lai lật ngược thế cờ, khiến Lâm Bưu cùng giới tướng lãnh thân cận phải bôn tẩu sang Nga.

Việc này sảy ra năm 1969 khi quân đội Nga, Hoa đụng độ trực tiếp trên hai bờ sông Ussurry phân chia lãnh thổ hai nước.Nhưng trên đường bôn tẩu sang Nga, máy bay chở Lâm Bưu bị không quân Trung Cộng bắn hạ trên lãnh thổ Nội Mông. Mao cho phát động cách mạng văn hóa nhằm mục đích đè bẹp các nhóm chống đối chủ trương chuyển hướng chiến lựợc của Mao là : "từ bỏ con đường thân Nga, theo Mỹ để phát triển Hoa Lục thành thế lực kinh tế, quân sự, chính trị  hùng mạnh đúng theo truyền thống Hán Tộc khi xưa". Như thế, Mao tồn tại trên đỉnh quyền lực được là do sự trợ giúp bí mật của Mỹ về tin tức tình báo cũng như khoa học kỹ thuật trong việc chế tạo hỏa tiễn cũng như kỹ thuật nguyên tử, những thứ mà Nga không dám cung cấp cho Mao, mặc dù Mao nhiều lần khẩn khoản yêu cầu Nga trợ giúp.
 
Mỹ còn trợ giúp Mao sâu rộng trong giai đoạn chuyển quyền từ Mao qua Đặng Tiểu Bình, trong đó vai trò của nhóm Tứ Nhân Bang được lãnh đạo bởi Giang Thanh, Vương Hồng Văn thực ra chỉ là bộ phận còn sót lại của thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà thôi. Đặng là người thực tiễn, nhìn thấy rõ nhu cầu cấp bách của Hoa Lục là cần gấp rút cải cách toàn diện kinh tế Trung Hoa trong tiến trình dài hạn nhằm thực hiện dân chủ Hoa Lục theo cách Trung Hoa. Đặng cũng thấy rõ chỉ có sức mạnh quân sự không thôi sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không nói là sẽ trở thành gánh nặng khủng khiếp đối với xã hội, kềm chế đà tiến của xã hội như kinh nghiệm tại Liên Xô đã chứng nghiệm như vậy. Trung Hoa nếu muốn vươn lên thành siêu cường, cần biết vận dụng mối quan hệ với Mỹ cũng như Phương Tây trong việc xây dựng sức mạnh kinh tế, bằng vào việc xử dụng vị thế của mình trong các tranh chấp Nga, Mỹ để đòi hỏi các nhượng bộ từ phía Mỹ đối với việc chuyển giao kỹ thuật cho Hoa Lục được coi là mấu chốt cho sự thành công của Trung Hoa trên bước đường canh tân toàn diện về mọi mặt trước khi vươn cánh tay thép bọc nhung đi xâm lăng thế giới.
 
Do thế, khi Đặng bị Mao thông qua Cách Mạng Văn Hóa đầy đọa, một con trai của Đặng bị đánh đến đỗi bị liệt, việc này cần được xem là cách thức để Mao củng cố quyền lực vào thời điểm được coi là tế nhị nhất trong việc chuyển hướng chủ trương của Mao theo Mỹ. Như thế chủ nghĩa CS chỉ còn là vỏ bọc bề ngoài mà thôi, nhưng mặt khác cũng là để thử thách lập trường của giới lãnh đạo tương lai sau Mao-Chu. Đặng là nhân vật sáng chói nhất trong tất cả nhóm Ủy Viên Cao Cập Bộ Chính Trị Trung Cộng. Đặng đã từng chỉ huy quân đội ở cấp cao, thực tiễn trong sách lược thân Mỹ để phát triển nước Trung Hoa đã bị tàn phá nặng nề bởi chính chủ nghĩa CS, nên Đặng là người đủ uy tín để thay Mao-Chu trong việc canh tân Hoa Lục. Việc này cũng hù hợp với yêu cầu của phía Mỹ, Mỹ cũng như Phương Tây không thể chuyển giao kỹ thuật nếu Hoa Lục không đề ra được một đường lối cụ thể khả thi và được lãnh đạo bởi những người đủ bảo đảm cho sự thành công của các dự án đầu tư sâu rộng vào Hoa Lục. Trong trường hợp này, để cụ thể hóa vấn đề chính trị và kinh tế giữa Hoa, Mỹ: ta hãy quan niệm như việc Mỹ trở thành nhà ngân hàng, Công Ty Đầu Tư (Investment Corp), Hoa Lục được ví như người đi vay, mặc dù hai phía đã có Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 làm căn bản, nhưng Hoa Lục vẫn phải trình cho nhà đầu tư Business Plan khả thi và cần thực hiện các cải tổ tối thiểu để tiếp nhận đầu tư quốc tế vào khu chế xuất khổng lồ Hoa Lục. Đó chính là những gì đã diễn biến tại Hoa Lục từ sau khi hai bên ký Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 đến nay.
 
Mỹ củng cố Chủ Nghĩa Tư Bản tại Hoa Lục như thế nào?
 
 Đối với một chế độ độc tài cai trị một đất nước rộng 10 triệu Km vuông, bao gồm hàng trăm chủng tộc khác biệt về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ.Do thế nỗ lực thống nhất Hoa Lục vào một mối như tham vọng mà các cấp lãnh đạo Hán Hoa -vô luận là Quốc Dân Đảng hay CS Trung Hoa- luôn cố theo đuổi, nhưng không dễ thực hiện.Tham vọng này luôn được các Hoàng Đế Trung Hoa xưa thực hiện, nhưng chỉ đem lại thành quả rất giới hạn mặt ngoài mà thôi. Lịch sử Hoa Lục luôn cho thấy chỉ là một tập hợp nhiều sứ quân địa phương như thời nhà Chu hay nhà Hán mà thôi.Tranh chấp Quốc-Cộng tại Hoa Lục sẩy ra sau Cách Mạng Tân Hợi 1910, về thực chất chính là thể hiện cách thức mà Hoa Lục thực hiện chủ trương thống nhất Hoa Lục vào một mối trước khi thực hiện ý đồ thôn tính các lân bang gần, để về lâu về dài mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới.Một thế giới mà Hán Hoa coi là thế giới đa cực, hoặc quan niệm cụ thể hơn chính là thế giới Lưỡng Cực chỉ có Mỹ và Hán Hoa.Nhưng Lưỡng Cực cũng chỉ là tạm thời đối với lịch sử trước khi chuyển qua thế giới đơn cực chỉ còn duy nhất Hán Hoa mà thôi.Bất cứ ai muốn được coi là thế lực chính thống lãnh đạo Hán Hoa đều phải chủ trương chiến lược như vậy, vô luận là phong kiến hay CS hoặc Quốc Dân Đảng.
 
Sau khi thông cáo chung Thượng Hải được ký kết giữa Richard Nixon, Tổng Thống Mỹ với Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Hoa năm 1972 đặt nền tảng cho mối quan hệ Mỹ-Hoa và cũng là tiêu biểu cho quan hệ Đông-Tây.Trên nền tảng đó, Nga, Nhật cũng như các thế lực khác tại ĐNÁ bị gạt ra ngoài cuộc chơi lớn này.Nhưng tranh chấp giữa các khuynh hướng khác nhau trong nội bộ Hoa Lục lại có cơ hội bùng phát.Hai vấn đề được đặt ra, thứ nhất là chủ trương dân chủ hóa Hoa Lục càng mau càng tốt, kế đến là chủ trương cần tập trung giải quyết kinh tế trên nền tảng củng cố kinh tế thị trường để tạo dựng sức mạnh vật chất cho Trung Hoa Vĩ Đại trong tương lai. Chủ trương dân chủ hóa Hoa Lục một cách mau chóng được đại diện bởi những nhân vật như Hoa Quốc Phong, Triệu Tử Dương đã dẫn đến chỗ cao trào Thiên Ân Môn năm 1989. Cao trào này bị nhóm thực tiễn được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình, được thi hành trực tiếp bởi Lý Bằng đã thẳng tay đàn áp cao trào này một cách mạnh bạo.Như thế, chủ trương thực tiễn đã thắng thế đối với cao trào dân chủ đi quá sớm, quá xa so với sự sẵn sàng của xã hội Hoa Lục vào thời điểm 1989 vẫn còn quá lỗi thời lạc hậu.
 
Mỹ trong thực tế làm ngơ để Đặng đàn áp cao trào đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 vì nhiều lý do chiến lược khác nhau:

a - Chủ yếu liên quan đến Liên Xô.Vào thời điểm nổ ra biến cố Thiên An Môn, trước đó Ông Gorbachev trên đường đến thăm Bắc Kinh ghé lại Vladivostok đã tuyên bố khái niệm về ngôi nhà toàn cầu. Lời tuyên bố của Ông Gorbachev thể hiện kết quả của các sắp xếp giữa Giáo Hoàng John Paul II cùng Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan liên quan đến các bảo đảm chiến lược để Liên Xô từ bỏ chủ nghĩa CS, trao trả độc lập cho các nước Đông Âu nằm trong đế quốc Nga từ sau thế chiến II.Nhưng như vậy Liên Xô vẫn chưa thực hiện cải cách toàn diện, việc này vẫn cần chờ thời gian lâu dài đến mấy chục năm sau để các tàn dư của chế độ CS còn sót lại bị đào thải tự nhiên. Do thế một sự thay đổi quá mau chóng trong con cờ Hoa Lục (tức là dân chủ hóa song song với cải tổ thị trường theo như chủ trương của Triệu Tử Dương) sẽ trở thành lý do khiến cho các nhóm cựu CS trong nội bộ nước Nga nổi lên chống lại cao trào cải cách do Ông Gorbachev thực hiện.Việc này cũng giải thích lý do tại sao, khi Sadam Hussein xâm lăng Kuwait, Ông Bush già năm 1991 đã bất thần quyết định không đánh tan chế độ Sadam Hussein tại Irak. Lý do là tình hình Trung Cận Đông chưa chín mùi cho các cải cách xã hội thuộc thế giới Hồi Giáo nói chung, việc này cũng đòi hỏi thời gian dài để xây dựng sức mạnh cho các thế lực cực đoan Hồi Giáo đại diện bởi các nhóm giáo sỹ tại Iran, cũng như thế lực Hồi Giáo trẻ đã được xây dựng qua cuộc chiến với quân Nga tại Afghanistan.

b – liên quan đến nội tình xã hội Hoa Lục. Lịch sử nhân loại đã để lại, cải cách kinh tế phải được thực hiện trước để đặt nền tảng cho cải cách chính trị, khi trình độ dân trí cũng như mức sống được tăng tiến trong lòng xã hội nhằm tạo dựng sức mạnh cho các thế lực nồng cốt cho cao trào cách mạng dân quyền, dân sinh, dân chủ như đã được thực chứng trong các xã hội Âu Châu trong thế kỷ 19. Trung Hoa với khối dân số trên 1 tỷ, với lịch sử cướp bóc truyền thống, với nước Tầu hải ngoại trở thành thế lực kinh tế lớn chi phối chính tình Đông Nam Á, cần được xử sự khác hẳn so với Liên Xô. Nhóm lãnh đạo Hán Hoa biết rõ cách vận dụng các con chủ bài đó để xây dựng kế tầm ăn dâu đối với thế giới nhằm thiết lập trật tự kiểu Hán trên quy mô toàn cầu là vậy.Mỹ cũng như thế giới cũng thấu hiểu các toan tính của Hán nên cứ tương kế tựu kế nuôi cho Hán tạo dựng sức mạnh, để đẩy Hán đi vào chiến tranh với lân bang, như lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19 và 20  được tái lập tại Á Châu trong thế kỷ 21 vậy.

c – Họa da vàng là mối đe dọa lớn nhất đối với phần còn lại của thế giới. Trong cuộc cờ này, không thể xử dụng cách thức nuôi dưỡng chiến tranh hủy diệt như kiểu hai thế chiến trong thế kỷ 20 nhằm khuất phục chủ nghĩa quốc gia Đức-Ý-Nhật, cũng như làm tan rã chủ nghĩa đế quốc cũng như trật tự tại Âu Châu cổ. Thực tế chiến tranh không bao giờ là giải pháp tối hậu nhằm áp đặt trật tự của phe nọ trên phái kia.Trong thế đa số của người da vàng đối với người da trắng hoặc các da mầu khác, thế giới một mặt cần giúp đỡ cho các dân tộc khác nhau cùng phát triển hài hòa tùy thuộc sự chín mùi của từng vùng, nhưng mặt khác lại cần khống chế mọi khuynh hướng bành trướng chắc chắn sẽ phát sinh đối với các nước lớn trên bước đường phát triển kinh tế của mình.Hoa Lục là điển hình của tình thế đó.

d – Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Hán-Hoa nhắm vào các vùng lãnh thổ xung quanh Hoa Lục trên lục địa cũng như trên biển là một thực tế hiển nhiên. Trong điều kiện thực tế là : Hoa Kiều trong gần hai thế kỷ đã củng cố sức mạnh kinh tế chính trị tại Đông Nam Á, trong khi các nước ĐNÁ không thể hình thành được một chiến lược toàn diện  thống nhất, hữu hiệu nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh. Chính thái độ của người dân trong vùng ĐNÁ dễ dàng chấp nhận chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh ở những mức độ khác nhau , thực tế trở thành mối đe dọa tiềm tang về an ninh đối với vùng ĐNÁ cũng như toàn Á Châu nói chung về lâu về dài.

e - Do thế, việc giải quyết chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa không thể không tính đến chủ nghĩa Hồi Giáo Cực Đoan cũng chủ trương bành trướng dựa trên tinh thần tôn giáo.Hai thế lực này chắc chắn sẽ cấu kết với nhau như một tất yếu lịch sử nhằm loại bỏ ảnh hưởng của văn minh Phương Tây. Đó chính là diễn biến thực tế của họa Da-Vàng, được thể hiện qua mọi hình thái chiến tranh trên quy mô toàn cầu như chiến tranh di dân, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh văn hóa, chiến tranh khoa học kỹ thuật, thương mại, hay tiền tệ tài chánh. Bắc Kinh xử dụng khái niệm dân chủ sơ kỳ dựa trên số đông để tạo dựng thế lực chính trị-kinh tế-quân sự nhằm cố đạt được mục tiêu tối hậu là thực hiện tham vọng thống lĩnh toàn cầu vào lúc nào đó trong tương lai.Hình thức chiến tranh nay được nâng lên mức cao hơn hẳn so với chiến tranh lạnh như: chiến tranh giữa các vệ tinh, trên mạng, chiến tranh truyền thông, chiến tranh khủng bố và chống khủng bố trên quy mô toàn cầu, chiến tranh ma túy cùng các tổ chức tội ác xuyên biên giới, chiến tranh thiên tượng với các loại vũ khí vô hình mà loài người đã phát triển trong 30 năm trở lại đây.
 
Như thế chiến tranh hiện nay khác hẳn về mục tiêu cũng như cách thức tiến hành chiến tranh so với những gì đã diễn biến trong thế kỷ 20 vừa qua.Ba cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 về căn bản vẫn là nhằm giải quyết tranh chấp giữa các nước Âu-Châu với nhau.Tình hình này từng bước dẫn đưa Á-Châu nổi lên như thế lực tự khẳng định mình đối với trào lưu văn hóa từ Phương Tây lan đến Phương Đông được đánh dấu bởi cao trào thực dân chủ nghĩa Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19.Cũng giống như lịch sử Âu Châu vào thế kỷ 19, khi Đức dưới quyền của Otto von Bismarck canh cải Đức vào năm 1862  đã mau chóng dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực Âu Châu trong suốt trên trăm năm sau đó.Các thế lực trụ cột tại Á Châu nổi lên vào thế kỷ 20, tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực ấy với nhau: Ấn với Hoa đụng nhau là tất yếu lịch sử. 

Một lần nữa, Mỹ ở trong vị thế thuận lợi nhất để thúc đẩy tiến trình thống nhất các quốc gia dân chủ trên thế giới một cách sâu rộng hơn nữa.Trên nền tảng đó, bài học lịch sử tại Âu Châu trong thế kỷ 19 nay được ứng dụng tại Á Châu Thái Bình Dương liên quan đến tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh.Việc này tất yếu sẽ dẫn đến chạy đua vũ trang đối với các nước trong vùng, đặc biệt là Ấn Độ cùng các nước ĐNÁ.Chạy đua vũ trang tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh trong vùng.

Âu Mỹ cứ tĩnh tọa chiêm quan, không vọng động, ngoài việc giữ mối quan hệ cân bằng với các thế lực trong vùng nhằm cố ngăn chặn một cuộc chiến đang hình thành chủ yếu do việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng Biển Đông của nước ta, hiện đang trong vòng tranh chấp của nhiều quốc gia xung quanh vùng biển này. Như thế chủ trương của Âu Mỹ là không thể trực tiếp can dự vào các vấn đề của Á Châu Thái Bình Dương. Vấn đề Á Châu là của người Á Châu phải tự giải quyết lấy. Âu Mỹ đã hoàn tất trách nhiệm của mình là cung cấp cho Á Châu cơ hội để trở nên giầu có sung mãn, được coi như sự trả nợ đối với thời kỳ thực dân chủ nghĩa. Như vậy cho dù bất cứ tình huống nào sảy ra, sự can dự trực tiếp của Âu Mỹ vào vùng này sẽ mau chóng bị quy kết tội xâm lăng; một việc mà Mỹ quyết không can dự khi thời điểm cũng như điều kiện thực tế chưa đủ chín mùi với lời yêu cầu của các nước Á Châu.

Vấn đề Á Châu phải để cho Á Châu tự giải quyết, Hoa Kỳ chỉ can dự khi có yêu cầu chính đáng phù hợp với điều kiện cụ thể của thế giới mà thôi.Dĩ nhiên trước các đe dọa về an ninh mà Bắc Kinh vẫn thường thực hiện theo nhiều cách khác nhau đối với các nước láng diềng phương nam, Hoa Kỳ trong thế bất đắc dĩ phải củng cố mối quan hệ an ninh với từng nước riêng rẽ phù hợp với điều kiện của mỗi nước.Chủ trương như vậy thực tế không thể coi là Hoa Kỳ chủ trương bao vây Trung Cộng được.Các nước ĐNÁ thực tế muốn kết thân với Mỹ để giữ quân bình với Bắc Kinh bành trướng xuống Phương Nam.Như vậy việc Mỹ trở lại ĐNÁ chính là đáp ứng đối với yêu cầu chính đáng của các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương.Nhưng Hoa Kỳ có thể ngăn chặn được chiến tranh trong bao lâu? Đó là câu hỏi chính yếu hiện nay.Việc này tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh liên quan đến đủ mọi hình thái chiến tranh mà Bắc Kinh muốn tung ra để tạo lợi thế trong cuộc thương thuyết với thế giới về quyền lợi của Bắc Kinh.
 
Lập Trường của Bắc Kinh
 
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong gần 30 năm qua trung bình hàng năm 10% thực ra lại là thong lọng siết cổ Hán Hoa, trước sau gì cũng đẩy Hán Hoa đến chỗ bị phân rã tự bên trong khi mức sống của người dân được nâng lên đến mức nào đó đủ để thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội như đã từng trải qua trong xã hội Âu Châu hồi giữa thế kỷ 19.Như lịch sử đã để lại cảm tưởng rằng tộc Hán đã có công thống nhất vùng Trung Nguyên về một mối cách nay 2,000 năm, để hình thành nhà nước trung ương tập quyền trên phạm vi rộng lớn tương đương với toàn vùng Lưỡng Hà, Ai Cập cùng Persia (Iran) cộng lại.Thực tế các nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải chưa bao giờ thống nhất toàn vùng vào một mối như căn bản của một quốc gia thống nhất. Về mặt này đủ xác nhận là học thuyết Khổng Tử đã thất bại trong thực tế khi học thuyết ấy không đóng góp gì đáng kể vào việc làm tăng mức độ giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại.Do thế toàn vùng vẫn đắm chìm trong kiểu dáng xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp trong điều kiện dân số khổng lồ so với các châu lục khác khiến tạo ra bất quân bình về dân số trên phạm vi toàn cầu..

Bất cứ ai muốn lãnh đạo thống nhất Trung Nguyên, tâm niệm phải là: "Chủ trương đế quốc bằng mọi giá.Nếu không họ sẽ không thể nắm được một thứ chính nghĩa giả tưởng phù phiếm do lịch sử nòi Hán để lại, họ sẽ bị các nhóm khác lật đổ" Nhận định này được chứng nghiệm cụ thể với mọi vua chúa cai trị Trung Hoa vô luận có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, và được Mao xử dụng như vũ khí tinh thần nhằm biện minh cho mọi hành vi tàn bạo của mình.Mao thực tế đã hành xử đúng theo truyền thống Hán Hoa để lại.Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chẳng thể thay đổi được vận mệnh nước Hán.

Một nước Hán như vậy không thể tự mình cách tân được, cho nên cần phải trải qua những biến cố tác động từ bên ngoài làm cho xã hội ấy phải đối diện với sự tan rã từ bên trong để tạo điều kiện cho các cải cách sâu rộng về mặt xã hội cũng như nhận thức của người dân toàn vùng.

Lịch sử toàn vùng Trung Đông Hồi Giáo, Châu Phi, Á Châu Thái Bình Dương bước vào khúc rẽ quan trọng vào chính thời điểm này đây, sau suốt trên 60 năm chuẩn bị kể từ sau thế chiến II nhằm tàn phá mọi trật tự cũ của vùng này đồng thời xây dựng lớp tín đồ mới của trào lưu dân chủ hóa toàn cầu để thực hiện cách mạng thật sự.

Tiến trình này sảy ra tại Bắc Phi Hồi Giáo vốn là nơi ảnh hưởng của Hồi Giáo nói chung vẫn giữ sự quân bình so với ảnh hưởng của văn minh Âu Châu, kết hợp với các chuẩn bị cụ thể của phía Mỹ như tại Ai Cập cùng các nơi khác trong thời gian trên 30 năm qua. Cho nên các cuộc cách mạng hồng, cách mạng nhung sảy ra tại vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ về căn bản chưa thể coi là cách mạng dân chủ thật sự, đó chỉ mới đánh dấu tiến trình chuyển hướng lên dân chủ sơ kỳ tại Trung Á mà thôi.Vì dân chủ phải đi liền với nền kinh tế thị trường tự do dựa trên sáng kiến cá nhân thì nền dân chủ ấy mới có nền tảng vững chắc trên bước đường giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại để từng bước xã hội tự hoàn thiện mình.

Đối với vùng Nam Á, Viễn Đông, các chuẩn bị mấu chốt vẫn là về vấn đề Trung Hoa.Các chủ trương chính sách đối với Hoa Lục trong 40 năm qua thực tế chính là vừa cung cấp cơ hội để Bắc Kinh thực hiện chủ trương bành trướng của mình, vừa xây dựng tầng lớp trung lưu tại Hoa Lục để biến tầng lớp này thành các tín đồ của thị trường tự do.Từ thị trường tự do sẽ dẫn đưa Hoa Lục đi vào con đường dân chủ.Do thế, việc đầu tư biến Hao Lục thành khu chế xuất khổng lồ chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải, việc này sẽ tạo bất quân bình về lợi tức giữa nông thôn với thị thành tại Hoa Lục.Như vậy mầm mống của nội chiến thực ra đã được gài vào nội địa Hán Hoa sẽ nổ ra khi quyền lực trung ương phải đối diện với các thách đố do tình hình bên ngoài tạo ra.Việc cung cấp súng đạn, dollars cho Hoa Lục là rất cần thiết để giữ cho khối dân khổng lồ này có công ăn truyện làm, việc này cũng chính là nhu cầu cấp thiết của các nền kinh tế thế giới.

Mối tương tác giữa các nước trên thế giới là thực tế không thể coi thường khi mọi vùng nay lệ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại.Vấn đề là làm thế nào để thực hiện cho được hài hòa trong quan hệ quốc tế hiện nay mà thôi.Con đường duy nhất chính là chấm dứt các hình thức của chủ nghĩa đơn lập, thay vào đó bằng chủ trương hợp nhất nhân loại vào một mối để hạn chế tối đa các mâu thuẫn do quyền lợi phát sinh. Chủ nghĩa quốc gia phải bị suy yếu đi như một đáp ứng tất yếu của lịch sử nhân loại, để tạo cơ hội cho chủ nghĩa quốc tế, để chấm dứt chiến tranh trên quy mô toàn cầu.

Sự giầu có của Hoa Lục đâu phải tự nhiên mà có; các quốc gia mới nổi, đặc biệt nhóm bốn nước Nga, Ấn, Hoa, Brasil vốn được gọi tắt là Nhóm BRIC's; cũng như thặng dư thương mại mà nhiều quốc gia có được đều xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ thâm thủng thương mại của Mỹ, Anh mà ra.

Hán Hoa quyết bành trướng trên bộ cũng như trên biển chính là đầu mối của bất ổn thế giới hiện nay, việc này đã được nhìn thấy từ rất lâu dựa vào lịch sử tranh chấp Việt Hán suốt mấy ngàn năm qua, cụ thể liên quan đến tranh chấp quyền lợi trên phạm vi toàn vùng rộng lớn xung quanh Hán như: Nga ở phía Bắc, Ấn Độ ở phía Tây Hy Mã Lạp Sơn, Đông Nam Á ở phía Nam trong đó VN là con chủ bài nằm giữa vùng sung yếu chiến lược bành trướng của Bắc Kinh.

Bài học lịch sử này thực ra đã sảy ra tại Âu Châu khi Đức củng cố thế lực vào thế kỷ 19.Sức mạnh của Đức hiện nay cũng xuất phát từ thời điểm này.Nhưng Đức là quốc gia nằm giữa Âu Châu cho dù muốn bành trướng trên biển cũng vẫn bị giới hạn trong tham vọng tranh đua với Đế Quốc Anh.Một khi Đức hùng mạnh cũng không làm lệch thế chiến lược toàn cầu, việc này cũng đúng đối với Nga.Mặt khác Nga hay Đức đều thuộc văn hóa Phương Tây nên dù có chiến tranh, việc thống nhất vào một mối được thực hiện để chấm dứt các tranh chấp tại Âu Châu.Đó là hình thái chiến tranh mã thượng cuối cùng sảy ra giữa các thế lực Âu Châu với nhau.

Tại Á Châu cũng như Châu Phi-Trung Đông mọi hình thái chiến tranh như kiểu đã sảy ra trong thế kỷ trước hoàn toàn không thể ứng dụng được trong thế kỷ 21 này.Việc đó dễ bị quy kết là thực dân, làm mất chính nghĩa nhân loại như Hiến Pháp mỹ đã tuyên xưng. Một lần nữa, Mỹ lại ứng dụng chủ trương đứng giảng hòa giữa các thế lực Á Châu với nhau.Cụ thể ở đây là giữa Hán Hoa với các lân bang, trong khi vẫn củng cố các quan hệ toàn diện với từng nước trong khu vực nhằm đề phòng các bất trắc do bất cứ phía nào có thể bất ngờ gây ra.Các lời phát biểu của nhiều giới chức Mỹ, trong một số trường hợp nhiều khi có vẻ trái ngược với các diễn biến cụ thể của tình hình là vậy. Người quan sát phải rất tinh khôn và cần rất am tường lịch sử mới thấy được sự thực đằng sau các diễn biến phức tạp của thế giới hôm nay.

Bắc Kinh là thế lực đang lên, nuôi tham vọng lớn, tuy chưa dám ra mặt kình chống thế lực siêu cường số một thế giới là Mỹ vào lúc này.Nhưng 20 năm tới thì sao khi Bắc kinh đã xây dựng đủ vây cánh tại các nước thuộc Á Châu lớn, Nam Mỹ cũng như Châu Phi cùng.Lúc đó thế giới sẽ phải đến Trung Nam Hải để xin ân huệ.

Chính trị  xét về mặt chiến lược đâu có tính trong vài chục năm ngắn ngủi được, phải tính truyện trăm năm và phải theo dõi thật sát mọi diễn biến lớn nhỏ tác động đến cục diện toàn cầu.Do thế, cho dù Bắc Kinh giải thích cách nào đi nữa, Mỹ cùng các nước Phương Tây vẫn phải ra sức đề phòng.Sự đề phòng này được giả định là để tránh các hiểu lầm tự hai phía, đồng thời tìm cách giải quyết các bất đồng phát sinh trong quan hệ của Bắc Kinh đối với phần còn lại của thế giới.Đối Thoại Chiến Lược-Kinh Tế Mỹ-Hoa được mở ra từ năm 2009 chính là nhằm mục đích này.
 
2 - Đối Thoại Chiến Lược-Kinh Tế Mỹ-Hoa.
 
Khủng hoảng tài chánh sảy ra cuối thời Ông Bush đã bộc lộ công khai các mâu thuẫn Mỹ Hoa về nhiều vấn đề liên quan đến đòi hỏi của Hán về quyền lợi an ninh, kinh tế cũng như vị thế của Hán trên phạm vi toàn cầu.Hán muốn được đối xử như một siêu cường trên mọi lãnh vực ảnh hưởng đến tương lai thế giới.Đặc biệt trong lãnh vực quân sự liên quan đến vùng Biển Đông nước Ta là vùng biển Bắc Kinh đòi chủ quyền toàn diện không thể tranh cãi.Tuyên bố của Bắc Kinh liên quan đến vùng biển mà họ gọi là Vùng Biển Lưỡi Bò ngay tức khắc đụng đến quyền lợi sinh tử của rất nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu.Các cơ hội đụng độ có vẻ gia tăng khi ngay trong năm 2001 khi chiến đấu cơ Bắc kinh lên nghênh cản máy bay EP3 của Mỹ bay tuần thám trong vùng gần đảo Hải Nam. Máy bay Mỹ phải đáp khẩn xuống đảo Hải Nam và bị quân đội Trung Cộng làm thịt để mô phỏng sản xuất máy bay tuần thám riêng cho quân đội Hoa Lục.Khi ông Obama lên làm Tổng Thống, Bắc Kinh lại tái diễn màn quấy rối tầu thăm dò địa chất Impeccaple, một tiềm thủy đỉnh của Bắc Kinh còn quấy rối HKMH thuộc Hạm Đội 7 Mỹ di chuyển trong vùng Biển Đông.Ngoài ra còn nhiều cuộc kình nhau trên biển cũng như trên không giữa hai phía đã không được nói đến.Vùng biển này thật dễ sảy ra đụng độ do lượng tầu bè di chuyển dầy đặc.Giả định một chiến hạm của nước nào đó di chuyển trong vùng bị sóng lớn đánh chìm cũng dễ dàng dẫn đến các cuộc trả đũa, leo thang chiến tranh lớn ngoài ước tính của các phía liên quan.Hai phía Mỹ, Hoa đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược kinh tế giữa hai nước.Cuộc họp lần ba tại Hoa Thịnh Đốn mới đây làm dấy lên các tranh chấp giữa hai phía trên mức độ mới.
 
Bối Cảnh chung .
 
Mối quan hệ Mỹ-Hoa thật chẳng rõ ràng về mặt lịch sử khi Bắc Kinh tự coi là thế lực có quyền xác định cung cách ứng xử giữa các nước trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Kinh đang ra sức áp đặt cách thức ứng xử như vậy trong quan hệ song phương giữa Bắc Kinh với từng nước láng diềng, cũng như Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền bất khả tranh cãi liên quan đến vùng Biển Đông nước ta mà Bắc Kinh gọi là vùng biển lưỡi bò. Việc này ngay tức khắc là đe dọa đối với an ninh toàn diện đối với quyền lợi sinh tử của nhiều nước trên thế giới.Các nước khác phản ứng có giới hạn trước chủ trương mở rộng ảnh hưởng trên biển của Bắc Kinh, Mỹ tuyên bố quyền tự do lưu thông trong vùng biển này chiếu theo luật hàng hải hiện hành cũng như quy ước về lãnh hải được LHQ thông qua năm 1982. Tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông đang trên đà leo thang trong các năm sau này, đặc biệt từ năm 2009 khi Ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ.
 
Tại Diễn Đàn Shangri-La mở hàng năm tại Singapore năm 2010, cũng như Hội Nghị Lãnh Đạo các nước Đông Nam Á tổ chức luân phiên hàng năm tại thủ đô của nước luân phiên nắm quyền điều hành Tổ Chức (năm 2010 tại Hà Nội) cũng như tại Hội Nghị Diễn Đàn APEC tổ chức hàng năm vào tháng năm, các phái đoàn tham dự các hội nghị này đều nhất loạt tập chú vào vấn đề an ninh khu vực do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh gây ra. Tại Hội Nghị Các nước ĐNA năm 2010, Phía VN đã nhấn mạnh đến chủ trương cần Quốc Tế Hóa vùng Biển Đông, đề nghị này ngay tức khắc được hầu hết các nước thành viên cũng như Hoa Kỳ hoan nghênh và phụ họa bằng các lời hát biểu của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ sau hội nghị đi thăm các nước thuộc phụ lưu sông Mekông, cũng như các lời phát biểu của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gate sau đó. Tại Bangkok bà Hillary Clinton nói: Mỹ ủng hộ lập trường của các nước ĐNÁ liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông.
 
Bắc Kinh bị bất ngờ trước thái độ có vẻ cứng rắn hơn của Hà Nội trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông.Phía Mỹ hỗ trợ cho các lời tuyên bố cứng rắn của các nước thành viên ĐNÁ bằng hàng loạt các cuộc tập trận lớn có phối hợp, trải rộng trên một nửa Thái Bình Dương mênh mông từ phía tây Hawai đến Biển Đông cũng như Đông Bắc Á, là có ý trả lời cho cuộc bắn pháo của Bắc Triều Tiên vào một hòn đảo do Nam Triều Tiên đóng quân. Lần đầu tiên trong hơn 30 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc, Mỹ công khai ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Biển Đông do các nước ĐNÁ đề ra, nhằm đối đầu với chủ trương nói truyện tay đôi giữa Bắc kinh với từng nước riêng rẽ thuộc khối các nước ĐNÁ.Như thế, Bắc Kinh rõ ràng tự coi là chủ vùng Biển Đông, nắm quyền điều phối hoạt động trong vùng, thực hiện chủ trương bẻ đũa từng chiếc một để vừa làm phân hóa khối ĐNÁ, vừa củng cố quyền lực trên biển Đông mà Bắc kinh tự coi là Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất trong chiến lược bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
 
Năm 2011 quyền Chủ Tịch luân phiên khối các nước ĐNÁ do Indonesia đảm trách; vấn đề Biển Đông lại trở thành đề tài nóng bỏng, bây giờ không phải chỉ là đấu khẩu mà là các phía liên quan leo thang gây áp lực và đe dọa xử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền vùng Biển Đông. Trung Cộng gia tăng áp lực tập trung nhắm vào hai nước chiếm phần lãnh hải lớn nhất trong vùng Biển Đông là VN và Phi Luật Tân, theo chủ trương ép hai nước này phải chấp nhận thỏa hiệp song phương với Bắc Kinh liên quan đến việc chia chác quyền lợi tại Biển Đông.Ý đồ này của Bắc Kinh thật rõ ràng, nếu một trong hai nước Việt, Phi chấp nhận thì ngay tức khắc, thỏa thận đó trở thành tiền lệ để Bắc Kinh nói truyện với từng thành viên còn lại của ĐNÁ, như vậy Bắc Kinh đã mau chóng gạt Hoa Kỳ cũng như các nước khác ra khỏi vùng Đông Nam Á, việc Hán hóa toàn vùng sẽ được thực hiện bằng các bước xâm lăng kế tiếp bằng kinh tế, ngoại giao cũng như di dân song song với áp lực quân sự, một khi Bắc Kinh đã vô hiệu hóa được các đòi hỏi của các nước thuộc Đông Bắc Á, Úc, Ấn Độ cũng như Mỹ hoặc Âu Châu song song với việc Bắc Kinh có đủ thời gian tăng cường sức mạnh quân sự đủ sức ra mặt đối đầu với Mỹ cũng như Âu Châu.
 
Trong điều kiện đó, một mặt Bắc Kinh tung các tầu Hải Giám (nên được coi như kiểu lực lượng tuần duyên của Mỹ) đến hoạt động trong vùng biển Trường Sa, uy hiếp tầu đánh cá cũng như tầu thăm dò dầu khí Bình Minh của VN hoạt động trong vùng lãnh hải của VN, mặt khác tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược-Kinh tế Mỹ-Hoa, các giới chức quốc phòng Bắc Kinh lại tỏ ra rất hòa dịu đối với phía Mỹ, khi ông Lương Quang Liệt , Bộ Trưởng Quốc Phòng Hán Hoa nói rõ là quân đội tầu không can dự vào các tranh chấp hiện nay tại vùng biển Đông, quân Tầu còn quá yếu để có thể đe dọa Mỹ. Tướng Zhang Quisheng Phó TTM trưởng Quân Tầu tuyên bố là: quân đội tầu hiện đại hóa chẳng đe dọa ai. Các phát biểu như vậy tạo ra cảm tưởng là, các hoạt động của các tầu Hải Giám của là do các giới chức địa phương hoặc dân sự Tầu tự ý tung ra nhằm phá cáp của tầu thăm dò Bình Minh của VN, chứ không xuất phát từ Bộ TTM Quân Đội Tầu Ai có thể tin được những điều mà Lương Quang Liệt nói khi tham dự các cuộc hội thảo chiến lược tại Mỹ?
 
Trong bối cảnh tổng quát như vậy, vấn đề Biển Đông, hay đối thoại chiến lược-kinh tế Mỹ-Hoa chỉ mới là một phần trong toàn bộ tình hình thế giới liên quan đến ý đồ chiến lược của Mỹ cũng như của Hán Hoa đối với tương lai của thế giới mà thôi. Mọi tính toán chiến lược của Hán Hoa cũng như kế sách bình định toàn cầu của Quyền Lực Toàn Cầu đã được nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới bàn luận chi tiết liên quan đến sách lược cũng như chiến lược của mỗi phía.Bài này chỉ tập trú vào các diễn biến cụ thể sảy ra trong vùng Biển Đông cũng như Bắc Phi-Hồi Giáo trong  thời gian qua liên quan đến cả hai lãnh vực kinh tế-tài chánh cũng như chiến lược .
 
Xin hãy tưởng tượng thế này: Một anh nông dân nghèo mạt rệp, trí tuệ hẹp hòi, có quá khứ chuyên cướp bóc, anh ta nuôi tham vọng lãnh đạo cả làng xã theo ý mình, ỷ vào số đông cũng như các ngộ nhận lịch sử lâu đời để lại.Anh nông dân đó được một anh nhà giầu có trí tuệ tuyệt luân cho ăn no mặc đẹp, trở nên giầu có mau chóng so với lối xóm, thì thái độ cũng như cách sống của anh nông dân mới giầu đó sẽ như thế nào trước các vấn đề của làng xã.Anh ta mau chóng trở thành kẻ bất trị, coi thường luật pháp, muốn trở thành thế lực thống trị, chủ trương cướp bóc công khai bằng đủ mọi thủ đoạn gian manh. .Anh nông dân ấy chính là nước Hán-Hoa ngày hôm nay.Những ông nhà gầu kia do ông Mỹ đại diện sẽ phản ứng thế nào trước tham vọng của anh nông dân tham lam này?Đó là thực tế của thế giới hôm nay.Cho nên mâu thuẫn liên quan đến Biển Đông dẫn đến cuộc đối đầu giữa VN với Trung Cộng hiện nay thực ra là tính toán chiến lược của Mỹ từ mấy chục năm trước, trước khi Mao chiếm Hoa Lục năm 1949, đẩy Tưởng ra Đài Loan, mở rộng chủ nghĩa CS trên toàn Hoa Lục cùng Đông Dương vốn là hiểm địa mà Bắc Kinh tự coi là chiến lược cốt lõi nhằm chiếm lấy biển Đông bất chấp các phản đối của thế giới.
 
Hai cuộc chiến VN đều nằm trong các toan tính đó của Mỹ.Chiến tranh VN lần thứ nhất chủ yếu nhằm lật đổ chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương, thăm dò phản ứng cũng như tham vọng của Mao liên quan đến các vấn đề thế giới trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.Chiến tranh VN lần II chính là củng cố Hoa Lục nhằm chống lại Liên Xô, đẩy đế quốc Nga từng bước đi vào tan rã, bị khuất phục bởi sức mạnh vật chất cũng như tinh thần của Mỹ, đồng thời từng bước đưa Nga trở lại với văn minh Phương tây, trong một toan tính sâu rộng hơn là thống nhất toàn cầu về một mối.
 
Một lần nữa lịch sử được lập lại khi Hoa Lục được Mỹ cung cấp tối đa phương tiện để mau chóng trở nên cường thịnh, vượt ngoài mọi toan tính của Chu Ân Lai cũng như Đặng Tiểu Bình cùng các cấp lãnh đạo kế vị tại Bắc Kinh.Như vậy Mỹ đã đi trước các toan tính của Mao đến mấy bước, nói gì đến các nước khác trên thế giới này.Vấn đề chính yếu là "làm thế nào để đẩy chủ nghĩa quốc gia trên toàn lục địa Á Châu sớm đi vào giai đoạn tan rã, kẻ nào nắm quyền tại Bắc Kinh chẳng quan trọng. Do thế thế lực Mỹ cần mau chóng rút ra khỏi Á Châu nhằm tạo điều kiện cho chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc bùng phát với sự trợ giúp kỹ thuật cùng tài chánh của Mỹ. Hán Hoa trở thành mối đe dọa thường trực đối với các nước trong vùng khiến các nước này phải mở cửa đón Mỹ trở lại để giữ sự cân bằng với Hán Hoa" Thông cáo Chung Thượng Hải, Hiệp Định Paris về VN năm 1973, mọi cơ hội đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như dành cho Bắc Kinh mọi ưu đãi thị trường trong hơn 30 năm qua đều thể hiện sự thống nhất của chủ trương chiến lược này.
 
Do thế, khi Bắc Kinh hung hăng đe dọa lân bang, công khai tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi vùng Biển Đông được Bắc Kinh gọi là vùng Biển Lưỡi Bò; việc này ngay tức khắc dẫn đến thịnh nộ trong giới ngoại giao cũng như quốc phòng của Mỹ cũng như các nước khác, các nước trong vùng mở cửa đón nhận sự trở lại của Mỹ trong vùng phía Tây Thái Bình Dương. Về điểm này, Hán Hoa đã trúng kế Mỹ một cách sâu đậm; Mỹ đang tìm cách chánh thức trở lại vùng Biển Đông với sự chào đón nồng nhiệt của các nước trong khu vực, nơi Mỹ đã bỏ rơi trong 35 năm qua sau chiến tranh VN. Điều này giải thích lý do tại sao, Mỹ cùng các nước Âu Châu, Nhật Bản, Đài Loan đã ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục, mở cửa thị trường quốc nội tối đa để Hoa Lục phình ra mau chóng về thể xác, nhưng tinh thần lại quá bệ rạc đúng như thực trạng xã hội Hán Hoa để lại. Mặt khác cũng giải thích tại sao các nước ĐNÁ không được phép xây dựng nền tảng công nghiệp nặng để trở thành đối trọng với sức mạnh cơ bắp của Bắc Kinh theo sau Thông Cáo Chung Thượng Hải; việc này chứng minh cụ thể qua các cuộc suy thoái được dàn dựng tại Thái Lan, Indonesia năm 1997.
 
Như thế Bắc Kinh bị đẩy đến chỗ phải ra mặt kình chống thế giới sớm hơn so với dự liệu của Đặng Tiểu Bình khi để lại di chúc cho Giang Trạch Dân (là hãy biết che dấu cái mạnh của mình).Mỹ cũng như các cường quốc Âu Châu thực hiện các bước chuẩn bị sâu rộng trên quy mô toàn cầu.Như tại Nam Mỹ là cuộc chiến chống lại các tổ chức ma túy quốc tế, cũng như các tổ chức tội phạm quốc tế. Tại Trung Đông-Hồi Giáo-Bắc Phi, Mỹ lấy cớ chống khủng bố quốc tế do mạng lưới khủng bố al-Queda, lật đổ chế độ Taliban năm 2001, lật đổ Sadam Hussein nước Irak năm 2003 để bao vây Iran đồng thời ngăn chặn đà bành trướng của Tầu đi vào vùng dầu khí Trung Đông-Ả Rập, vốn được coi là vùng hiểm địa phân cách Nam Á với Trung Đông-Châu Phi Hồi Giáo.Như thế, trận đồ giải quyết hai thế lực Hồi Giáo cũng như Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Hoa đã được phân định ngay trong nhiêm kỳ đầu của Ông Bush.
 
Trong giai đoạn dài gần 40 năm, một mặt Mỹ củng cố con bài Hán Hoa, mặt khác củng cố nhân sự tại các nước Hồi Giáo để chuẩn bị cho các thay đổi chính trị khi chính dân chúng các nước đó đứng lên dành lấy chính quyền trong tay các chế độ độc tài, đúng như sự tái lập đối với lịch sử lật đổ các chế độ phong kiến Âu Châu trong thế kỷ 19 vậy.Việc này còn phải phù hợp với các diễn biến tại Á Châu Thái Bình Dương theo sức mạnh cơ bắp của Bắc Kinh được xây dựng đủ mạnh để Bắc Kinh bắt buộc phải ra mặt công khai xâm lăng láng diềng, trở thành đe dọa đối với thế giới.Mọi sắp xếp để Bắc Kinh thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ sẩy ra đa số trong 8 năm cầm quyền của Ông Bush. Việc này dẫn đến chỗ Chính Quyền Bush phải đặt vấn đề đồng Yuen của Bắc Kinh đồng thời đẩy quan hệ Hoa-Mỹ  ngày càng trở nên căng thẳng hơn, cuối cùng suy thoái kinh tế sảy ra vào cuối năm 2008, dẫn đến chỗ Ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ.
 
Ông Obama thực ra không có nhiệm vụ giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ cũng như tranh chấp tại Viễn Đông do Hán Hoa gây ra.Vấn đề này nằm trong sách lược lâu dài nhằm cải tổ toàn diện các định chế tài chánh quốc tế như IMF, WB, Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) nhằm đặt căn bản phù hợp với thế giới mới khi các quốc gia mới nổi (Emerging Economies) nắm giữ tỷ trọng lớn hơn đối với kinh tế thế giới. Tất cả các việc đó đều đòi hỏi phải tái cấu trúc cơ cấu cũng như luật pháp toàn cầu nhằm từng bước hướng tới việc hình thành một hệ thống chỉ tệ chung cho toàn nhân loại.Nhưng giải quyết vấn đề kinh tế toàn cầu không thể đơn giản chỉ thuyết phục là các nước khác sẽ tự động tuân thủ, vì mỗi nước vẫn có quyền lợi riêng đố kỵ nhau, cho dù chủ nghĩa quốc gia đã suy yếu đi nhưng chủ nghĩa quốc gia không thể biến mất vĩnh viễn được, nhất là trong buổi giao thời này. Do Thế, vấn đề chính trị, chiến tranh nhằm thuyết phục bằng và thông qua sức mạnh vẫn cần thiết đối với Á-Phi, Mỹ Latinh, như lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19, thế kỷ 20 đã chứng tỏ như vậy.Chiến Tranh Kinh Tế kết hợp với Chiến Tranh vũ trang là sự tái lập đối với lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19 đem ứng dụng vào Á Châu trong thế kỷ 21 vậy.
 
Nhiệm vụ chính yếu của nội các Obama là giải quyết vấn đề Hồi Giáo-Bắc Phi-Trung Đông.Ông là người ở vị trí tối hảo để thực hiện hàng loạt các chủ trương trong thế giới Hồi Giáo thuộc vùng Trung Đông cũng như Bắc Phi, vì thân phụ ông gốc Kenya Hồi Giáo.Mọi hoạt động của Ông trong hai năm qua đều chuẩn bị cho các sự thay đổi tại khu vực này.Khởi đầu là chuyến đi của ông đến Trung Đông, Bắc Phi năm 2009. Tại Viện Đại Học Cairo ông đã chuyển một thông điệp thật rõ ràng đến cho cả thế giới Hồi Giáo. Đó là: Phương Tây chịu nhiều ơn do văn minh Lưỡng Hà đem lại và rằng Hoa Kỳ không chống Hồi Giáo, ông kêu gọi sự hợp tác chân thành giữa Hồi Giáo với Hoa Kỳ trong việc đem lại ổn định và thịnh vượng cho thế giới.
 
Trong khi đó mối quan hệ Mỹ với Bắc Kinh ngày càng trở nên bẽ bang hơn khi Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng với Mỹ, ra mặt công khai đe dọa các lân bang phía nam. Mỹ càng gây sức ép đối với Bắc Kinh bao nhiêu về tỷ giá đồng Yuen thì Bắc kinh càng để lộ cho thấy ý đồ sẵn sàng lao vào cuộc chiến với Mỹ về mọi mặt như chiến tranh trên mạng do đội ngũ hackers đông đảo đến mấy trăm ngàn nhân viên, sẵn sàng thực hiện chiến tranh tiền tệ khi khối công trái Mỹ do Bắc Kinh nắm giữ lên đến gần 1,000 tỷ dollars, viện trợ trực tiếp của Bắc Kinh cho vùng Châu Phi nay vượt qua số viện trợ do IMF cấp phát hàng năm cho vùng này.Bắc Kinh đang muốn thiết lập hẳn một khối kinh tế, tài chánh, tiền tệ, quân sự, chính trị riêng dựa trên tầm nhìn theo lý thuyết kinh tế/chính trị cổ điển, theo đó đồng tiền được định giá cố định theo giá vàng. Về phương diện lý thuyết kinh tế, tỷ giá tiền tệ định theo vàng, ngay tức khắc sẽ dẫn đến sự suy đồi của kinh tế toàn cầu, nay vận hành với tốc ngày càng nhanh so với các hệ thống kinh tế cổ điển mà hệ thống hiện nay thay thế.Chính hệ thống kinh tế vận hành ngày càng nhanh theo đà cải tiến kỹ thuật mới đủ sức giải quyết các vấn nạn toàn cầu đang gặp phải đồng thời thúc đẩy đà hợp nhất toàn cầu, đem lại sự sung mãn cho các nước trên thế giới.Việc này sẽ tạo ra các làn sóng xô ngã các chế độ độc tài tại khắp nơi trên thế giới.Bắc Kinh ra sức nắm lấy cơ hội kết hợp các chế độ độc tài tham nhũng nhằm hình thành khối các nước độc tài theo chủ trương của Bắc Kinh để chống lại mọi nỗ lực cải cách thế giới, mà Bắc Kinh cũng như các nước đàn em tự coi là làn sóng cách mạng sẽ xô ngã mọi chế độ độc tài.
 
Mọi chủ trương chính sách kết hợp mọi lực lượng nhằm xây dựng củng cố sức mạnh quân sự, chính trị văn hóa, tiền tệ, tình báo đều vận hành dựa trên quan niệm cốt lõi này.Bắc Kinh tự biết rút ra các bài học lịch sử đã được Đức, Nhật, Nga ứng dụng và đã thất bại trong thế kỷ 20, để đem ra ứng dụng trong sách lược bành trướng Hán Hoa trong thế kỷ 21, điều này được để lộ cho thấy rất rõ qua bài viết của Trì Hạo Điền vào năm 2004 đã được dịch ra tiếng Việt có đăng trên Web Site Diễn Đàn Người Việt Quốc Gia. Nhưng các cấp lãnh đạo Bắc Kinh đã cố tình quên điều cốt lõi trong chủ trương của Hoa Kỳ là "dù bất đắc dĩ phải chấp nhận và đi vào chiến tranh, nhưng chiến tranh cùng các chủ trương chính sách mà Mỹ thi thành trong thế kỷ 20, cuối cùng cũng chỉ nhằm giải quyết dứt khoát các mâu thuẫn do các quốc gia Âu Châu gây ra đối với thế giới, và rằng sau chiến tranh, các nước đã một thời đối nghịch nhau nay trở nên cường thịnh, sống hài hòa đối với mọi dân tộc trong chủ trương thống nhất cả Âu Châu lại thành một mối.Chủ trương căn bản đó đã hoàn toàn đúng trong thế kỷ 20, nay được mở rộng để thống nhất phần còn lại của thế giới trong thế kỷ 21 này.

Bắc Kinh quả thực đang chủ trương kéo lùi thế giới lại vào thời kỳ giữa thế kỷ 19 khi Âu Châu tiến vào thời kỳ thực dân chủ nghĩa, đồng thời Bắc Kinh chủ trương tàn phá thế giới, không chấp nhận tiến hóa vốn được coi là con đường tất yếu dẫn đến sự thống nhất nhân loại về một mối nhằm giải quyết lần sau chót các mâu thuẫn do lịch sử phát triển của loài người để lại.
 
Như vậy cuộc chống đối của Bắc kinh đối với chủ trương Toàn Cầu Hóa Hiện nay không đơn giản chỉ là tranh chấp Biển Đông không thôi, mà là trên mọi khía cạnh liên quan đến an ninh toàn cầu.Biển Đông được coi là thử thách chiến lược có ưu tiên số một trong sách lược bành trướng của Bắc Kinh. Vấn đề Biển Đông trở thành một kiểu thang đo nồng độ của các tranh chấp chiến lược do Bắc Kinh gây ra đối với thế giới cũng như cách thức mà thế giới phản ứng lại đối với chủ trương bành trướng của Bắc Kinh. Sau Biển Đông sẽ là Nam Á-Ấn Độ Dương cũng như Tuyến Hải Đảo thứ hai, sau tuyến hải đảo thứ hai là vùng Siberia, Trung Á, Trung Đông cùng toàn Châu Phi cũng như Úc Đại Lợi.Cuộc đụng độ Mỹ-Hoa là rất thật chứ không phải chỉ là các tranh luận thông thường như nhiều người nghĩ.

Tình hình hiện nay thực ra nguy hiểm hơn so với thời chiến tranh lạnh đối với Liên Xô trước đây, chẳng phải vì Bắc Kinh có nguyên tử hay hỏa tiễn, mà chính yếu do quả bom dân số khổng lồ sống khắp nơi trên thế giới, nắm huyết mạch kinh tế tại ĐNÁ và Bắc Kinh xử dụng sức mạnh quân sự kinh tế để hỗ trợ cho kiểu chiến tranh di dân đến mọi ngõ ngách của thế giới.Các nhà nghiên cứu gọi đó là soft power là vậy.Chiến tranh tất yếu phải sảy ra là thế.
 
3 - Các Chuẩn Bị Chiến Trường của hai phía
 
a - Các Thông Điệp gởi cho Bắc Kinh một cách kín đáo
 
Phía Mỹ cũng như Quyền Lực Toàn Cầu kiên định trong chủ trương thống nhất nhân loại về một mối, bất chấp Bắc Kinh, Khối Hồi Giáo nghĩ gì, làm gì.Chiến lược tổng quát này được thực hiện thống nhất đối với tình hình Trung Cận Đông, Bắc Phi Hồi Giáo cũng như Nam Á-Thái Bình Dương, đánh dấu thời kỳ Mỹ thực hiện cuộc lui binh chiến lược trên khắp các lãnh thổ tiếp giáp với Liên Xô hoặc với Hán Hoa trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Cuộc lui binh này đã tạo điều kiện để Liên Xô lâm vào tình trạng bị sa lấy trên khắp trận địa, nhưng lại tạo điều kiện để Hán Hoa cùng Hồi Giáo cực đoan củng cố sức mạnh, tiếp theo thông cáo chung Thượng Hải năm 1972, cũng như việc đưa Ayatollah Khomenei về Iran để xây dựng Chế độ Giáo Trưởng tại đó.Iran là nước có lịch sử đế quốc đến 2,500 năm, là gạch nối giữa Nam Á với Trung Cận Đông, là một trong ba thế lực đã tạo ảnh hưởng trên toàn cõi Trung Đông trong thời Trung Cổ tại Trung Đông, hai thế lực kia là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Mỹ giữ vững chiến tuyến tại bán đảo Ả Rập nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp dầu khi cho thế giới.Thời kỳ xây dựng sức mạnh cho Hồi Giáo đã dẫn đến việc hình thành các nhóm Hồi Giáo Cực Đoan.Cụ thể như Mujahedin, Taliban, al Queda. Tất cả các thế lực đó là chỗ dựa để các giáo sỹ cực đoan để lộ rõ chân tướng của mình tại các giáo đường Hồi Giáo tại Âu Mỹ cũng như tại các nước Hồi Giáo nói chung.Mạng lưới khủng bố quốc tế được củng cố và ngó lơ cho xây dựng trong suốt thời gian gần 30 năm đều nằm trong toan tính chiến lược này để dẫn đến biến cố 9-11 khi al-Queda đánh sập tòa tháp đôi tại New York, cũng như một phần trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Mỹ lấy cớ đó phản công đánh trực tiếp vào các nước Hồi Giáo chứa chấp khủng bố.Cụ thể như tại Afghanistan năm 2001, Irak năm 2003.Cuộc chiến này nhằm chia cắt Hồi Giáo Trung Đông để dễ bề mở rộng quy mô của cuộc phản công nhằm sắp xếp lại trật tự tại Trung Đông Hồi Giáo-Bắc Phi, song song với việc mở rộng vành đai giám sát các hoạt động của Hán Hoa trong vùng Nam Á, trong khi chờ cho tình hình vùng Tây Thái Bình Dương suy đồi theo đà bành trướng của Bắc Kinh.
 
Tình hình thế giới từ sau năm 1972 khi Nixon và Chu Ân Lai ký thông cáo chung Thượng Hải diễn biến đúng như thế, cho nên không thể tách các diễn biến thế giới riêng lẻ để ước tính thế chiến lược toàn cầu trong các năm tới đây được.Năm 2009 khi Ông Obama lên làm TT Mỹ, ông có nhiệm vụ hoàn tất về căn bản việc dân chủ hóa Bắc Phi Hồi Giáo Trung Đông chỉ trong một nhiệm kỳ TT; trong khi thúc đẩy mở rộng thêm nữa các mâu thuẫn về quyền lợi sinh tử do Hán Hoa gây ra đối với Mỹ cũng như thế giới khi Hán tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, cũng như tham vọng xâm thực Châu Phi, Châu Mỹ Latanh.Do thế, ta cần xét thêm về bối cảnh các sắp xếp kín đáo do quyền lực toàn cầu chuẩn bị đặc biệt từ đầu năm 2011 để tính toán các diễn biến trong các năm kế tiếp.Một số dữ kiện sau đây cần xem xét.
 
Hàn thử biểu chiến tranh tăng lên từng ngày, người không chuyên môn ít cảm nhận được.Xin hãy lấy thí dụ liên quan đến cuộc cách mạng Hoa Lài hiện đang diễn biến trong khối Hồi Giáo Trung Đông-Bắc Phi là đủ thấy.Hoa Kỳ cũng như Âu Châu đứng sau tất cả các diễn biến ấy, như đã trình bày trong bài viết trước đây. Theo tin của Segodnia.ru được Ông Trí-Tâm dịch lại lời phát biểu của Ông Paul Craig Roberts Cựu Thứ Trưởng Ngân Khố Mỹ dưới thời TT Reagan phát biểu về vấn đề Libya cũng như các cuộc cách mạng trong thế giới Hồi Giáo Trung Đông-Bắc Phi như sau: "Mỹ đứng sau cuộc lật đổ Kadafi tại Lybia, nhưng Mỹ không đứng sau cuộc nổi dậy tại Tunisia cũng như Ai Cập, cơ quan CIA đã cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại vùng phía đông Lybia, việc này có mục tiêu là đẩy Tầu cùng Nga ra khỏi Châu Phi, Địa Trung Hải. Mỹ sẽ tiếp tục hành xử như vậy đối với Sirya, khi hai nước này tiếp tay cho Tầu nhảy vào thị trường dầu khí tại Lybia cũng như dành cho Nga lập căn cứ hải quân trong vùng Địa Trung Hải"
 
Vấn đề là tại sao, phía Mỹ lại cho tung ra một nguồn tin như vậy vào lúc này trong khi ai cũng biết là Tầu bành trướng, mua chuộc, hậu thuẫn các chế độ độc tài trên khắp thế giới để biến các chế độ đó thành công cụ cho Bắc Kinh để Bắc Kinh di chuyển người đến chiếm đóng các vùng đó thông qua các kế hoạch đầu tư, mà về thực chất chính là di dân để chiếm đoạt. Cho nên chiến tranh không thể chỉ sảy ra tại vành đai Thái Bình Dương không thôi, giữa Tầu với lân bang, mà sáo trộn phải sảy ra trên quy mô toàn cầu mới giải quyết được vấn đề thế giới hôm nay. Các sáo trộn đó đều do Tầu gây ra cả. Bài phỏng vấn đăng trên bản tin Segodnia ru với ông Paul Craig Roberts là một thông điệp thật rõ chuyển đến cho Bắc Kinh cũng như Nga hiểu rằng: "Mỹ cũng như NATO sẽ không nhượng bộ trên bất cứ trận tuyến nào, sẵn sàng lật lại thế cờ".
 
Phát biểu của Ông Paul Craig Roberts cần được đặt trong toàn cảnh một chiến dịch có phối hợp với các chính phủ, các cơ quan truyền thông cũng như các Think-Tank lớn trên thế giới trong kế hoạch lật mặt nạ Tầu trong ý đồ thôn tính các nước nhỏ tại khắp các châu lục từ Nam Mỹ đến Châu Phi, Đông Nam Á cũng như Nam và Trung Á. Cụ thể là lời phát biểu của bà Hillary Clinton theo Reuters nói rõ là : "Châu Phi cần cẩn trọng với chủ nghĩa thực dân mới do Bắc Kinh chủ trương".

Song song với hàng loạt các bài báo cùng lời phát biểu có nội dung tương tự tại Âu Châu cũng như Hoa Kỳ (như tờ Figaro, tờ Le Monde của Pháp là cụ thể). Ngày 7 tháng 6-2011 tại Nam Caliornia, Giáo Sư Peter Navarro thuộc Viện Đại Học Irvine tổ chức hội thảo ra mắt sách mới nhất do ông viết liên quan đến chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa.Cuốn sách nhan đề Death by China, Confronting the Dragon, A global call to action. Trong buổi hội thảo này Ông Navrrro và Ông Greg Autry đã thay nhau đả kích Bắc Kinh thậm tệ về tất cả những sảo thuật mà Bắc Kinh đã và đang tung ra nhằm thôn tính thế giới.Cả hai vị đều kêu gọi thế giới phải hành động gấp rút nhằm triệt hạ chủ nghĩa thực dân mới của Bắc Kinh.

Một sự kiện khác cũng rất đáng để ta quan tâm là sự xuất hiện của Ông Henry Kissinger, một người để lại lắm dị nghị trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, cũng như tính thẳng thừng của ông ngay đối với cả người Do Thái. Ông lại chính là người đứng thương thuyết về Thông Cáo Chung Thượng Hải ký giữa Chu Ân Lai và Nixon năm 1972 để dẫn đến Hiệp Định Paris về VN năm sau, cùng hàng loạt các biến cố khác trên thế giới dẫn đến kết thúc Chiến Tranh Lạnh vào 1990. Trong suốt thời gian 38 năm qua, mọi chính sách của Mỹ đối với China cũng như toàn cõi Á Châu đều ít nhiều có dấu ấn của  Kissinger đứng dàn dựng mé sau. Sự phối hợp giữa Kissinger với George Soros là rất cụ thể, Soros sẵn sàng xử dụng Hedge Fund tàn phá bất cứ nền kinh tế nào muốn vươn lên cạnh tranh với Bắc Kinh trong suốt trên 30 năm qua (Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Mã Lai đều đã trải qua kinh nghiệm đắng cay này).Nay đã 90 tuổi, Kissinger tuy không tuyên bố nghỉ hưu, nhưng qua cuốn hồi ký khá dày "Kissinger on China" ông đã để lộ cho thấy khối điều đáng để ta quan tâm nghiên cứu.

Đặc điểm là sách do ông này viết trung bình phải trên 500 trang, có cuốn lên đến 700 trang như cuốn The Problem of National Security viết hồi thập niên 1960 là rõ.Người đọc thường tập trú vào chi tiết của cuốn sách, nhưng với tôi, tôi lại tập trung xem xét xem Mỹ qua Kissinger muốn chuyển tín hiệu gì đến cho Bắc Kinh? Với một người cả sự nghiệp chính trị dính liền với Bắc Kinh, khi viết hồi ký về thời kỳ mở cánh cửa Bắc Kinh, thì điều đó có nghĩa là: cánh cửa lịch sử nay đóng lại để chuyển sang một giai đoạn mới, hai phía phải đặt lại mối tương quan. Chính đó mới là căn bản của tranh chấp một mất một còn giữa Bắc kinh với Phương Tây là vậy.Thời kỳ ưu đãi dành cho Bắc Kinh đã cáo chung.

Theo tin được biết, chương 13 của cuốn sách này được Ông Trần Bình Nam dịch sang tiếng Việt, Ông Kissinger trình bày chi tiết cuộc đối thoại giữa Ông với Đặng Tiểu Bình trước cũng như trong khi quân Tầu tấn công vào lãnh thổ VN.Về tổng quát, biến cố này cũng đã được tôi trình bày rất tóm gọn trong khoảng một trang trong cuốn sách tôi viết cách nay 18 năm khi mới đến đây định cư.

Một tin khác cũng rất hay ho được phía Hà Nội cố tình để lộ ra trong các cuộc trao đổi giữa Lê Duẫn với các cấp lãnh đạo Tầu, đặc biệt liên quan đến mẩu đối thoại giữa Mao với các nhân viên của mình, có sự hiện diện của phái đoàn VN trong phiên họp song phương. Khi Mao hỏi Lào có mấy triệu dân, nhân viên trả lời khoảng 3 triệu, Mao nói vậy Tầu đem người đến ở. Mao lại hỏi về Thái Lan, nhân viên trả lời khoảng 30 triệu, Mao đáp lại như đối với Thái Lan. Đối với VN, Mao nhắc lại các cuộc đụng độ giữa hai nước khi, VN đánh bại quân Nguyên, quân Minh hay nhà Thanh.Ý Mao muốn thách thức Lê Duẫn, Duẫn trả lời thẳng thừng là các anh đánh tôi, chúng tôi đánh lại như đã đánh bại nhà Nguyên, nhà Minh cũng như nhà Thanh.Những diễn biến hiện nay chỉ là tiếp nối của mối quan hệ phức tạp đó mà thôi.Đây cũng là một tín hiệu Hà Nội muốn chuyển đến cho Bắc kinh. Cụ thể là: "chúng tôi sẵn sàng đánh lại Hán Hoa bằng bất cứ giá nào"

Mọi diễn biến hiện nay liên quan đến thế giới cần được coi là các bước chuẩn bị cho những cuộc đụng độ lớn trên quy mô toàn cầu sẽ sảy ra vào thời điểm nào đó chẳng xa.Cả hai phía đều đang ra sức chuẩn bị dư luận cho cuộc đụng độ lớn đó, thế và lực của hai phía đang được củng cố trên khắp các mặt trận từ Châu Phi đến Châu Á, về quân sự cũng như tài chánh, về mọi hình thái chiến tranh trên mạng cũng như trên không trung, kể cả chiến tranh khủng bố quốc tế.
 
b - Vị Thế Mới của Mỹ tại Châu Á/Thái Bình Dương.
 
Vấn đề này đã được bàn nhiều.Mỹ chẳng thể ngồi im nhìn Tầu ăn cướp thế giới, nên vẫn tìm cách gài độ đối với mọi toan tính của Bắc Kinh.Thời gian không ở về phía Phương Tây cùng thế giới dân chủ khi Bắc Kinh cố chơi quả bom dân số đi xâm lăng thiên hạ, nước nghèo trước nước giầu sau cho đến khi thôn tính toàn cầu.Cho nên chủ trương tăng cường quân sự cũng như vị thế ngoại giao của Bắc Kinh chủ yếu tùy thuộc vào mức độ phát triển của làn sóng xâm lăng do di dân Hán Hoa đến các nơi trên thế giới.Bắc Kinh rất cần thời gian để chuẩn bị thế lực cũng như chiến trường.

Theo đánh giá riêng, tiên khởi Bắc Kinh không muốn đẩy làn sóng xâm lăng tiến quá mau về phía trước vì e ngại phản ứng bất lợi từ Mỹ cũng như Âu Châu, làm sống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các cường quốc Âu Mỹ để sớm dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hoa Kỳ với Bắc Kinh, vốn được coi là nền tảng trong sách lược bành trướng của Hán Hoa. Mỹ vốn là thầy trong chính trị và là chủ của Tổng Đàn Bàn Tròn kết hợp với Tổng Đàn Illuminati/London, cùng với Hội Đồng Quốc Phòng SMOM, các thế lực chính trị đó đã dàn dựng thế giới này suốt bốn thế kỷ qua, và chính là thế lực đưa súng đạn cho Bắc Kinh bành trướng suốt gần thế kỷ qua, chả lẽ lại chịu khép mình trúng kế vụn của Bắc Kinh tung ra sao?

Chính chỉ trong lối mòn rất nhỏ hẹp này mà chúng ta người VN tung ra những đòn chí mạng đánh ngay vào não bộ của Hán Hoa khi ta đặt ra cuộc chiến về văn hóa tư tưởng với một số phương tiện rất eo hẹp mà không ai có thể hình dung ra nổi.Thời gian 8 năm cầm quyền của Ông Bush, thêm 2 năm của Ông Obama được coi là rất ngắn đối với lịch sử, nhưng vào lúc này Wasshington với Bắc kinh thực tế đã đâu lưng lại với nhau rồi.Đạt được thành quả đó không thể coi là nhỏ, cho dù ta chỉ đóng góp phần được coi là rất nhỏ bé trong đại sự chung của nhân loại vào thời điểm quyết liệt này.

Dĩ nhiên, phía Mỹ mới là thế lực chính đứng sau giàn dựng mọi truyện liên quan đến thế giới.Hàng loạt các chính sách tưởng như đố kỵ nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau được thi hành một cách kín đáo, trong đó kế cung cấp đạn dược cùng sức mạnh cho Bắc Kinh là kế cao nhất chi phối mọi kế khác để đẩy Hán Hoa đi vào vết đường xâm lăng như Đức,Nhật, Nga khi xưa đã trúng kế Hội Kín vậy.Kế này đã đẩy Bắc Kinh đến chỗ ngày càng lệ thuộc vào kinh tế toàn cầu, hình thành tầng lớp trung lưu sẵn sàng làm nồng cốt cho cách mạng xã hội tại Hoa Lục.Những đòn đi xâm lăng hay dọa xâm lăng chỉ là các bước phát triển tất yếu đã được nhìn thấy từ rất lâu rồi.

Thế là, các vấn đề rắc rối do Bắc Kinh gây ra đủ gây bất ổn đối với thế giới, các nước từ trước vẫn có khuynh hướng chống Mỹ vội mở cửa đón nhận sự trở lại của Mỹ; bây giờ trong vị thế khác hẳn là dân chủ cùng thị trường tự do, chủ nghĩa quốc gia bị suy yếu để xây dựng chủ nghĩa toàn cầu trên phạm vi thế giới.Việt Nam CS vốn rất thù ghét Mỹ lại càng ra sức mở cửa đón nhận sự trở lại của Mỹ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Các hội Nghị An Ninh khu vực ARF, Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS hoặc Hội Nghị Diễn Đàn Shangri La tại Singapore, Hội Nghi nguyên thủ các nước ASEAN mở ra hàng năm tại thủ đô nước đăng cai trong ba năm qua đã từng bước mở rộng và củng cố mối quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, nhằm hình thành thế lực cản đà tiến của Bắc Kinh hướng vào Thái Bình Dương. Hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ được thực hiện thuộc vành đai xa cũng như gần nhằm mục tiêu thật rõ ràng là vây hãm Tầu không cho Tầu bành trướng hải quân ra biển khơi.

Một khi bị vây hãm trên biển, Tầu tất yếu sẽ phải thực hiện kế hoạc chiến tranh trên lục địa để phá vòng vây.Việc này cứ sảy ra hoài đối với lịch sử nhân loại.Năm 2011 tình hình nóng bỏng thật sự,sẽ mở đường cho nhiều biến động trong các năm sắp tới đây, do hàng loạt các chiến dịch chiến tranh khác nhau có phối hợp do các phía cùng tung ra.
 
4 - Chiến Tranh Tiền Tệ/Kinh Tế
 
Mỹ chẳng vừa gì đâu, mở cửa cho anh làm ăn nhưng anh phải ký quỹ để đề phòng anh làm bậy.Anh càng làm ăn lớn, mức độ ký thác càng cao để bảo đảm an toàn cho cả hai bên đối tác. Khoản ký thác dưới dạng Trái Phiếu, hoặc Công Khố Phiếu đều có thể trở thành vũ khí để hai phía thương thảo với nhau về đủ mọi vấn đề liên quan đến an ninh kinh tế cũng như chính trị.Rất nhiều hình thức khác nhau nhằm cột các bên làm ăn trong một hệ thống khép kín, bên nào đó muốn lật lại cuộc cờ cũng không dễ (như mở trust-fund đối với trường hợp đặc biệt tế nhị.Tiền bạc được tháo khoán tùy theo điều kiện mà hai phía cam kết.Mỹ cũng như Anh khi đã cam kết là họ thi hành, có thể sớm hay trễ mà thôi.Ta cần biết để tính toán việc làm ăn quốc tế). Tầu làm ăn lớn với Mỹ về chính trị, quân sự cũng như kinh tế trong thời gian đến trên 70 năm, nên cả hai phía hiểu nhau quá rõ về cung cách cũng như tham vọng của nhau. Hai phía khi cần nhau, họ hợp tác (như chống Liên Xô) khi Liên Xô tan, Tầu tất yếu chủ trương bành trướng hơn bất cứ thế lực nào khác mà thế giới được biết.

Hầu như toàn khối dự trữ ngoại tệ khoảng 3 trillions dollars mà Tầu có hiện nay đều trực tiếp hoặc gián tiếp do Mỹ cung ứng cho Tầu (các nước khác thặng dư với Mỹ nhưng thâm thủng với Tầu đều cũng từ Mỹ gián tiếp cung ứng cho Tầu vậy) .Trước khi Ông Bush lên cầm quyền tại Bạch Cung, cán cân thương mại và dịch vụ của Mỹ hàng năm nói chung là quân bình, đôi khi thặng dư (con số này chẳng bao giờ để lộ ra đâu). Chỉ trong mười năm qua, cán cân thanh toán của Mỹ bị thâm hụt nghiêm trọng (chủ yếu do Hán Hoa, các nước ĐNA, Nhật, các nước xuất khẩu dầu như Saudis Arabia, Kuwait, hoặc Đức thặng dư trong cán cân thanh toán với Mỹ) . Công chi của Mỹ cũng bị thiếu hụt phải vay nợ khoảng 4 trillion dollars, chủ yếu do ngân sách quốc phòng tăng từ cuối thời Bill Clinton khoảng trên 300 tỷ dollars lên trên 700 tỷ dollars hàng năm trong 10 năm liên tục từ sau biến cố 9-11-2001. Nhưng các nước khác thực tế đã hình thành một hệ thống thanh toán ngầm được cả hai phía đồng thuận. Chỉ Bắc Kinh xử dụng thặng dư trong cán cân thanh toán để tìm cách lật Mỹ, chiếm vị trí độc tôn trên thế giới.Đụng nhau sao tránh được.

Trong cuộc cờ này, Mỹ không đụng Bắc Kinh để quật ngã Hán Hoa, phân thành từng mảnh nhỏ thì Hội Kín phải xếp giáp quy hàng sao, đó mới là truyện lạ của lịch sử.Một việc như vậy sảy ra thì biết bao nhiêu triệu người đã chết trong suốt hai thế kỷ qua chả lẽ chỉ để chơi hay sao? Việc như vậy sẩy ra thì Hiến Chương Làm Người do các Tổ Phụ Mỹ đề ra sẽ như thế nào?Rồi thế giới này còn thể thống gì nữa?văn minh này tan rã là chắc chắn. Do niềm tin vững chắc như vậy (Mỹ phải đập tan Hán Hoa), nên tôi tuyệt đối tin tưởng vào quyền lực toàn cầu, tôi không e ngại đối với cách thức mà Hà Nội phản ứng đối với các vấn đề liên quan đến Bắc Kinh trong suốt thời gian dài đã qua.

Đối với Bắc Kinh, chúng cũng mướn những thầy người Mỹ để cố vấn cho Bắc kinh về các vấn đề tài chánh thế giới để Bắc kinh biết được các toan tính của phía Mỹ.800 tỷ Treasury Bond mà Bắc Kinh nắm giữ là con số lớn so với túi tiền của Bắc Kinh. Coup cho bể bong bóng nhà đất cuối thời Ông Bush làm cho Bắc Kinh mất trắng mấy trăm tỷ (cho nên giá nhà đất tại Mỹ làm sao có thể hồi phục mau chóng được, ước tính kinh tế trong long term phải dựa vào các yếu tố chính trị là vậy. Kinh doanh chứng khoán hay Bond hoặc Commodity còn phải tính đến các chi tiết cụ thể từng ngày, giờ nên cần có các tin tức đặc biệt nhạy bén, nếu không chỉ như chơi bài may rủi mà thôi).Giá vàng, dầu thô lên xuống bất ngờ làm cho Bắc kinh cảm thấy rất bất an, thực sự không hiểu New York còn tung ra những chiêu nào sắp tới.

Càng bất an, Bắc Kinh càng tính toán thoát vòng kim cô về tiền tệ do London, New York tung ra, vòng kim cô càng xiết lại chặt hơn (cho nên đừng nói ngân hàng trung ương là tài sản tư nhân nắm quyền phát hành tiền tệ, phải nói ngân hàng trung ương mỗi nước có quyền pháp định như định chế tư nhân mới đúng).Mấy ông New York, Washington DC cứ phối hợp nhịp nhàng với nhau tung ra đủ thứ tin tức đánh giá, đe dọa kinh tế thế giới sẽ còn suy thoái kép sắp tới đây.Điệp khúc này cứ dược lập đi lập lại hoài khiến Bắc Kinh điên đầu.Không ngừng đe dọa Mỹ là "đừng đùa với lửa" khi một quan chức Mỹ lên tiếng cho biết nếu hai đảng không thỏa thuận được mức nợ quốc gia thì Mỹ phải tạm hoãn trả nợ.

Nhưng toan tính dại dột nhất của Bắc Kinh là muốn xây dựng một hệ thống tiền tệ, ngân hàng thanh toán cùng định chế tài chánh riêng cho khối các nước muốn vượt thoát vòng kim cô của dollars, bằng cách  xử dụng lại chế độ kim bản vị đã lỗi thời, đồng thời xây dựng hệ thống ngân hàng quốc tế cũng như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế khác thay thế IMF hiện nay thiếu ngân khoản cho các nước nghèo vay.Bắc Kinh hiện nay tung tiền cho các nước Châu Phi vay nhiều hơn số do IMF cam kết.(theo tờ Financial Time/London)

Hugoz Chavez của Venezuela, Kadafi của Lybia, Assad của Syria, Iran cùng một số nước khác vì không am hiểu lịch sử tiến hóa của nhân loại và vì trót lỡ độc tài tham nhũng nên chấp nhận đề nghị của Bắc Kinh trong việc muốn lập một khối kinh tế tài chánh riêng vượt thoát vòng kim cô của dollars.Hugoz Chavez bị bệnh ung thư bao tử phải đi Cuba mổ, sống được bao lâu nữa.Ai mà biết được.Hugo Chavez đang mất quyền lực tại Venezuela.Nam Mỹ đang trải qua một cuộc thay đổi âm thầm ít ai hay biết.Sinh mạng của Kadafi chỉ còn tính từng tuần, Assad được vài ba tháng nữa chăng.Chính trong bối cảnh đó Mỹ phối hợp với NATO tung ra coup tổng tấn công vào các nước Hồi Giáo Bắc Phi, Trung Đông để thực hiện cao trào dân chủ, đánh đuổi nhóm di dân Hán Hoa ra khỏi lục địa đen này.

Nhưng suy thoái kép là rất thực sẽ liên tục sảy ra tùy theo diễn biến của tình hình, có phối hợp nhịp nhàng với hàng loạt biến cố lớn khác đang được chuẩn bị tung ra.

Các biến cố trọng đại của thế giới hiện nay nhắc nhở ta trở về với thời kỳ năm 1913 khi các giới chức tài chánh, ngân hàng, cùng quan chức chính phủ thuộc hai đại gia trong ngành là dòng họ Roschild bên Anh là người đã nắm quyền phát hành tiền tệ tại Pháp, Đức, Ý, Áo cũng như Anh. Dòng họ gốc Do Thái này muốn thông qua cánh tay tài chánh J.P. Morgan tại Chicago nắm quyền điều khiển ngành công nghiệp than thép vận chuyển cũng kỹ nghệ nặng tại vùng Đông Bắc Mỹ xung quanh Ngũ Đại Hồ để tìm cách nắm quyền kiểm soát việc phát hành tiền tệ tại Mỹ. Nhưng nước Mỹ này quá lớn và quá vững chắc dựa trên Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ được coi như Hiến Chương Làm Người Mỹ. Roschild cũng như Dòng họ Rockefeller (cũng gốc Do Thái) thông qua nhiều cuộc thương thuyết gay go cuối cùng phải nhượng bộ quyền lực Mỹ để dẫn đến việc Quốc Hội thông qua Tu Chính Án thứ 16 ban hành Luật Thuế Lợi Tức Liên Bang năm 1913 (nhiều tổ chức quốc tế được hình thành sau giai đoạn này như Hội Đồng Hoàng Gia về chính sách đối ngoại Royal Institute of International Affairs, CFR, FED để hình thành Tổng Đàn Bàn Tròn Round Table).

FED cùng hàng loạt các tổ chức quốc tế khác được thành lập bởi nhóm khoảng gần 500 Elites trong giới tài chánh, ngân hàng, học giả Âu Mỹ thuộc hai Tổng Đàn Illuminati và Hội Kín Mỹ được lồng vào các Viện Đại Học, để sau này hình thành Tổng Đàn Bàn Tròn Round Table mà ta biết đến ngày nay. FED được thành lập với mục đích xây dựng thành công cụ tài chánh toàn cầu nhằm mục tiêu thống nhất thế giới về một mối, công cụ chính trị và quân sự cũng như tình báo, kỹ thuật như vậy cũng được đặt trong tay Mỹ. Âu Châu nay phải nhượng bộ quyền điều hành thế giới về mọi mặt cho Washington cùng New York. Nhìn như thế, ta mới thấy được một phần nào đó các tương nhượng quyền lợi giữa Âu Châu với Mỹ, giữa Roschild với quyền lực Mỹ, giữa quyền lực Anh với quyền lực Mỹ như thế nào trong đầu thế kỷ 20. Cho nên ngày nay trong chuyến công du Anh Quốc vừa qua, hai nước Anh Mỹ cùng tuyên bố Hội Đồng An Ninh Quốc Gia hai nước hợp nhất làm một, điều này lại cho thấy một bước nhượng bộ thêm nữa của Âu Châu đối với Mỹ. Nhưng việc này cũng cho thấy hướng cải tổ toàn Khối Anglo-Saxon (bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, Tân Tây Lan) trong cấu trúc xã hội toàn cầu.

Nhìn cục diện hiện nay cho thấy tương lai của khu vực Âu Châu cũng như đồng Euro hay Nhật Bản đều nằm trong kế hoạch thống nhất lãnh đạo trong toàn khối OECD chỉ trong vài mươi năm tới đây mà thôi.Bà Thủ Tướng Đức, Angela Meckel được Mỹ tiếp đón long trọng tại Washington cho thấy Đức cuối cùng cũng phải chấp nhận chiều hướng cải tổ toàn diện đối với thế giới. Một lần nữa ta lại thấy rõ hơn về kế hoạch cải tổ thế giới thuộc khối các nước đã công nghiệp hóa Âu-Mỹ trong vài mươi năm tới đây, cùng kế hoạch thống nhất kế tiếp đối với các nước mới nổi tại Nam Mỹ, Đông Nam Á hay Đông Bắc Á hoặc Trung Đông. Việc này còn tùy thuộc vào tầm quan trọng chiến lược của mỗi vùng hoặc vị trí chiến lược mỗi nước cụ thể, chứ không đơn giản bắt buộc phải đạt được trình độ phát triển hoặc lợi tức đầu người nào đó được coi là tiêu chuẩn kinh tế (VN ta cần nhìn thấu vấn đề này để biết xây dựng lại đất nước trong tương lai)

Thời kỳ đầu thế kỷ 20 đánh dấu bước chuyển biến cực kỳ ngoạn mục đối với lịch sử Âu Châu; các khám phá khoa học, xã hội, kỹ thuật sản xuất nở rộ trong lòng các xã hội Âu Châu đã tạo ra tương quan mới giữa các thế lực Âu Châu với nhau; khiến cho Chủ Nghĩa Thực Dân Âu Châu phải bị cáo chung về phương diện lịch sử; đồng thời chỉ có phương cách thống nhất kinh tế cùng xã hội toàn cầu dựa trên dân chủ cùng thị trường tự do mới thực sự giải quyết được các mâu thuẫn tại Âu Châu, chấm dứt chiến tranh giữa các nước Âu Châu với nhau, cũng như tại phần còn lại của thế giới mà ta biết hôm nay.

Cho nên toan tính của Bắc Kinh hoàn toàn không lạ với những nhà nghiên cứu các vấn đề chiến lược toàn cầu trong đường dài.Quyền lực toàn cầu tất yếu phải dẹp tan các tính toán ngông cuồng của Bắc Kinh.Càng tính toán ngông cuồng, thiệt hại mà Bắc Kinh phải gánh chịu càng nặng.

Bắc Kinh sợ mất hết tiền bị Mỹ cũng như Âu Châu giữ qua dang T-bond.Mỹ cứ âm thầm thực hiện kế sách của mình trong việc phá giá đồng dollars để mọi nước, mọi người dân thế giới đều có thể tiếp cận đồng dollars.Việc này thực sự tàn phá đồng tiền địa phương để đến một tới hạn nào đó, kinh tế từng nước cứ bị sáo trộn hoài nên phải chấp nhận dollars làm chỉ tệ giao hoán song hành (tiền địa phương so với dollars) cho đến khi tiền tệ địa phương mất hết giứa trị giao hoán chỉ còn duy nhất đồng dollars mà thôi.Từng bước một, về lâu về dài, đồng dollars, đông Euro hay đồng Yen cũng biến mất.Tiền Tệ toàn cầu được thiết lập trong thực tế.Thời gian chỉ trong 50 năm tới mà thôi.Xin cứ bình tĩnh chờ xem dự kiến nêu ra hôm nay.

Dĩ nhiên các kế sách chính trị, quân sự, chiến tranh vi diệu sẽ được ứng dụng một cách kiên quyết để buộc các phía phải chấp nhận trật tự thế giới mới. Thế giới mới nếu không thống nhất tiền tệ, cũng như việc điều tiết tài nguyên không thể hình thành trong thực tế được.

Hai trở lực tồn tại đối với thế giới hiện nay là Hồi Giáo cực đoan cùng chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh đã đến hồi phải giải quyết dứt khoát, sau thời gian đến trên 60 năm chuẩn bị làm cho tình trạng xã hội của hai khối đó chín mùi song song với kế sách dẹp chủ nghĩa thực dân Âu Châu cổ (bằng hai thế chiến trong thế kỷ 20) cùng với chủ nghĩa bành trướng Đại Nga (Chiến Tranh Lạnh).

Nhưng ý đồ chiến lược lại nằm ở chỗ: khi thúc đẩy đà phát triển kinh tế xã hội tại một khu vực thì đồng thời cũng thúc đẩy chủ nghĩa quốc gia bộc phát, tình hình này dẫn ngay đến chiến tranh giữa các lực mới nổi. Quyền lực phải điều tiết mức độ chiến tranh thế nào để không dẫn đến chiến tranh hủy diệt toàn cầu (Apocalypse).Cho nên các chính sách đường lối thường hay mâu thuẫn nhau do đặc trưng chiến lược, văn hóa cùng trình độ phát triển của mỗi khu vực khác nhau, để cuối cùng dẫn dắt các lực đó phải chấp nhận trật tự do quyền lực áp đặt.Rất nhiều người không thể hiểu được các toan tính như vậy nên phản ứng thiếu nhất quán.Phàm những ai làm việc nước cần rất cẩn trọng về mọi mặt, trí tuệ phải tuyệt luân mới tiếp cận được suy nghĩ ở mức độ toàn cầu.

Ta cũng cần hiểu sâu hơn nữa về chiến lược tiền tệ như công cụ xây dựng cũng như chiến tranh. Hai tổ chức IMF và WB được thành lập sau Thế Chiến II song song với việc thành lập LHQ cũng như Tổ Chức Mậu Dịch và Thuế-Quan (GATT) tiền thân của WTO, trong khi đó, ngân hàng thanh toán quốc tế đã được thành lập tại Basel/Thụy Sỹ từ lâu rồi đảm trách việc giao hoán giữa các ngân hàng với nhau đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển mau chóng, kỹ thuật bộc phát trên quy mô toàn cầu, một số nước mới thâu hồi độc lập nay khấm khá hơn đã thúc đẩy đà tiêu thụ.Thị trường toàn cầu mở rộng làm thay đổi tương quan kinh tế giữa các nước mới nổi với các nước đã phát triển.Cách biệt từng bước được thâu hẹp khiến cho tương quan chiến lược có vẻ nghiêng về phía này hoặc phía kia vào một đoản kỳ nào đó.

Thế là mâu thuẫn quyền lợi ngày càng mở rộng khi nước mới nổi tuy đạt được vài thành quả vật chất nhưng tinh thần vẫn còn chậm lụt ở phía sau trong thang điểm phát triển (Development).Hiện tình thế giới hôm nay là như vậy, cho nên thế lực toàn cầu phải rất cẩn trọng trong sách lược toàn cầu.Chỉ sơ xuất chút xíu có thể bị quy kết là chống nhân loại ngay tức khắc.Gián tiếp hướng tình hình diễn biến một cách tự nhiên như nhiên để đẩy các thế lực mới nổi muốn khẳng định vị trí của mình bắt buộc phải lao vào chiến tranh giữa họ với nhau.Đó mới là kế sách vẹn toàn.Không nhọc công đánh mà địch vẫn tan, thế mới hay.Cho nên về phương diện chiến lược, khái niệm về địch với bạn là khái niệm rất tương đối, thay đổi theo tương quan giữa các phía trong suôtc áu trình tiến hóa sử của nhân loại.Ta đã chứng kiến việc đó sảy ra trong thế kỷ 20, sẽ chứng kiến việc đó được lập lại tại Á Châu trong thế kỷ 21 này.

Dĩ nhiên, Mỹ giữ đúng các cam kết với Hoa Lục theo tinh thần Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972.Vấn đề là do Hoa Lục gây ra khi không chấp nhận giao thương sòng phẳng, ý muốn đòi Mỹ phải trả công thêm nữa khi đứng về phía Mỹ chống lại Liên Xô trong chiến tranh lạnh; kế tiếp là Hoa Lục cố tình cung cấp kỹ thuật hỏa tiễn cùng nguyên tử bừa bãi cho những nước vốn không ổn định luôn muốn gây chiến như Iran, Pakistan, Bắc Triều Tiên ….Bắc Kinh gây bất ổn cho thế giới khi xử dụng thặng dư thương mại với Mỹ đi xâm lăng các nước khác, kết bè phái chống lại Mỹ cũng như các nước dân chủ.

Mỹ chẳng muốn gây chiến với bất cứ ai, trừ khi bất đắc dĩ phải thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm ngăn ngừa sự đảo lộn tương quan chiến lược trong vùng nào đó: như Irak, Afghanistan là cụ thể nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Hán Hoa vào khu vực dầu khí quan yếu này.Các cuộc tấn công vào vùng này thực ra mang tính tấn công để phòng ngự.

Bắc Kinh trung thành với truyền thống Hán Hóa để lại hàng ngàn năm nay; đó là tâm sinh lý dân Hán Hoa, bất cứ ai ngồi ở Trung Nam Hải chẳng thể làm bất cứ việc gì đi ngược với chủ trương này của Hán Hoa.Như thế, chiến tranh chính là chọn lựa của Bắc Kinh, các nước khác chỉ làm công việc phòng ngự mà thôi.

Thống nhất Tây Âu sau thế chiến II vẫn bị chi phối bởi các chế độ chính trị khác nhau ở mức độ nhất định liên quan đến mức độ cải cách xã hội, tình hình này xuất phát từ trình độ phát triển của mỗi nước khác nhau trong việc xây dựng cơ cấu thị trường tự do.Cho nên nhiều chính phủ vẫn chủ trương chiều đãi dân chúng trong thời chiến tranh lạnh, mặc dù khả năng sản xuất thật sự của nền kinh tế nước đó hoạt động rất yếu kém và không thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác được. Do thế, các định chế tài chánh thế giới được hình thành nhằm giúp các nước đó phát triển đồng bộ hơn qua các kế hoạch cho vay với lãi xuất thấp, nhưng quan trọng hơn hết chính ở chỗ các định chế tài chánh quốc tế cung cấp các cố vấn về chuyên môn kỹ thuật để các nước thành viên điều hành nền kinh tế sao cho an toàn hơn.

Chủ trương này cũng có mặt phải mặt trái của nó.Mỹ thực tế tạo ảnh hưởng trong mọi chủ trương đường lối thế giới thông qua các tổ chức hình thành Tổng Đàn Bàn Tròn (Round Table/New York gồm LHQ, CFR, Hội Đồng Chính Sách đối ngoại Hoàng Gia, CLB Rome, Word Bank, IMF) . Các chính sách này đặc biệt có phối hợp chặt chẽ với các kế hoạch chính trị trong chiến tranh lạnh nhằm lôi kéo các nước giữ vị trí chiến lược ngả theo Mỹ thông qua viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước này trở thành đồng minh của Mỹ, Nga cũng làm như vậy, khiến cho các nước mới thâu hồi độc lập được hưởng nhiều ưu đãi của cả hai khối. Nhưng chính đó lại là cái bẫy sập khiến các nước mới thâu hồi độc lập sau thế chiến II trở nên bất ổn hơn, nội chiến sảy ra liên tục.Hầu hết các nước đó chẳng xây dựng được gì đáng kể vì mâu thuẫn do lịch sử để lại thực tế không hề được giải quyết thỏa đáng dựa vào sự tương nhượng quyền lợi mà các phe chấp nhận. Đa số các nước mới thâu hồi độc lập đều được cai trị bởi các chế độ độc tài ở mức độ khác nhau.Như vậy từ sau thế chiến II đến nay vẫn đánh dấu thời kỳ phá hoại đối với thế giới thứ ba là vậy.Đã đến lúc tình hình này phải chấm dứt để đưa thế giới vào thời kỳ hòa bình ổn định.

Do thế suốt thời gian dài, chính quyền các nước nằm gần vành đai bao vây Nga Xô đa số đều theo chủ trương mị dân (Đại Hàn là điển hình khác) để thi hành chiến lược của Mỹ hoặc Nga mà thôi. Chính bối cảnh đó khiến cho IMF hoặc WB không thể phát huy được tác dụng là trợ giúp các nước khác để họ tiến lên: "tức là thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo trên quy mô toàn cầu trên căn bản quốc". Đó là lỗ hổng lớn đối với thế giới hôm nay, IMF cũng như World Bank, LHQ cùng các tổ chức quốc tế khác không thể giải quyết ổn thỏa được, khi giới lãnh đạo chính trị tại nhiều nước vẫn trung thành với chủ nghĩa quốc gia theo quan niệm cổ.

Lập luận của họ, mà Hán Hoa là cụ thể, coi chủ nghĩa quốc tế cũng chỉ là sự mở rộng của chủ nghĩa thực dân Phương Tây trên căn bản mới khôn khéo hơn so với chủ nghĩa thực dân cổ mà thôi. Do thế Bắc Kinh quyết liệt muốn xây dựng trật tự riêng, muốn trở lại với hệ thống cổ điển mà loài người đã vượt qua hơn một thế kỷ rồi.

Trước tính toán của Bắc Kinh, cùng với đà thay đổi của thế giới khi lực của các quốc gia mới nổi ngày càng tăng cao, do thị trường tiêu thụ mở rộng đối với các thị trường Á Phi Mỹ Latinh.Tình hình này làm lệch tương quan giữa các nền kinh tế mới nổi (cụ thể như nhóm BRIC's gồm Brazil, Rusia, China, Ấn, hoặc nhóm các nước ĐNÁ) với các nước hậu công nghiệp như Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản.

Khi tương quan thay đổi thì cấu trúc cũng như luật pháp phải đổi thay sao cho thích hợp với tình thế mới.Đó mới là động lực chính đằng sau mọi diễn biến thế giới hôm nay nhằm sắp xếp lại trật tự mới.Bắc Kinh kiên quyết đấu tranh, kể cả bằng các phương tiện bẩn thỉu nhất cũng vì lý do chiến lược này.Cả Mỹ lẫn Bắc Kinh đều coi cuộc đối đầu này là tối hậu, một mất một còn.

Cho nên Bắc Kinh ồ ạt viện trợ, cung cấp hàng hóa rất rẻ cho các thị trường các nước để thôn tính thị trường, di dân để thực hiện chiếm đoạt xâm thực có tính toán, đúng theo tập quán thương mại ngày nay khiến cho các nước Âu Mỹ không thể can thiệp vô các chủ trương của Bắc Kinh được.Quả thực đó chính là cuộc xâm lăng không tiếng súng được Bắc Kinh tung ra trên quy mô toàn cầu. Nhật Bản trong đầu thế kỷ 20 cũng đã làm như vậy, nhưng Nhật thiếu lợi thế của đạo quân thứ năm tại chỗ, nên không thể thực hiện kế hoạch di dân lộ liễu như Hán Hoa hiện nay.Một công nhân Hán đến làm việc tại nước khác theo hợp đồng, họ đem theo cả gia đình lớn của họ đến định cư tại chỗ.Việc này được Bắc Kinh công khai yểm trợ như chủ trương xâm lăng bằng di dân.

Hán Hoa tính gì mặc Hán Hoa, Mỹ cũng như Âu Châu cứ thực hiện các cải tổ cần thiết để đưa các nền kinh tế Âu Mỹ trở nên thống nhất hơn để về lâu về dài mới mở rộng đà thống nhất Âu Châu về một mối được (Nga cũng như các nước cựu CS Đông Âu sẽ còn phải cải tổ thêm nữa trong tương lai). Một trong yếu tố gây trì trệ đối với kinh tế Âu Mỹ chính là giải quyết tận căn gốc món nợ quốc gia mà nhiều nước đang phải gánh chịu, gánh nặng này đổ lên đầu người dân thọ thuế làm mất hết khả năng đầu tư vào các công trình xóa đói giảm nghèo ngay trong lòng mỗi nước Âu Mỹ, nói gì đến các nước Á-Phi. Nghèo đói tạo ra lỗ hổng rất lớn trong lòng mọi xã hội, đó là vấn đề đạo đức làm người hiện đại.Bắc Kinh đã khai thác lỗ hổng này để cung cấp cho các nước nghèo lượng hàng hóa khổng lồ với giá rẻ mạt khiến người dân các nước đó nghiện hàng made in China.Như thế Bắc Kinh đã thành công trong việc xâm thực toàn cầu ở bước khởi đầu.Đó là mối đe dọa rất lớn đối với an ninh toàn cầu hiện nay.

Do thế, nếu muốn cải tổ thế giới này thì phải thực hiện cải tổ toàn diện về mặt an ninh, cải tổ hệ thống, luật pháp… để mỗi nước có khả năng cạnh tranh hơn, song song với việc giảm nợ thậm chí hủy bỏ nợ đối với một số nước đã từng trải qua bất ổn trong chiến tranh lạnh.Chính đó mới là mấu chốt đối với các chính sách cũng như các kế hoạch cải tổ tài chánh tiền tệ toàn cầu hiện nay.

Khủng hoảng tiền tệ tất yếu phải sảy ra, như một đòn chiến lược đánh vào chủ nghĩa bảo hộ trá hình của Bắc Kinh, nhưng mặt khác cần được coi như cơ hội để cải tổ hệ thống tiền tệ cũng như tài chánh được hình thành từ đầu thế kỷ 20 cùng các bước phát triển tiếp theo sau như Hội Nghị Breton Woods năm 1944 dựa trên định hướng được kinh tế gia người Anh là John Maynard Keynes đề ra để hình thành IMF cùng WB.

Vấn đề đồng dollars trở thành chỉ tệ toàn cầu trong bước đầu của kế hoạch cải tổ, trước khi kết hợp với các đồng tiền chính khác để hình thành chỉ tệ toàn cầu, thậm chí có thể dẫn đến chỗ hủy tiền giấy vẫn còn khá xa ở phía trước.

Nhưng vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với kinh tế, chính trị toàn cầu, trong ngắn hạn có thể có vài trở ngại nào đó, trong dài hạn Mỹ ngày càng củng cố vị trí lãnh đạo ngày càng chặt chẽ hơn đối với thế giới. Nhưng các trở ngại đó thực tế đã được thổi phồng quá đáng nhằm đạt đến mục tiêu thúc đẩy cải tổ mà thôi.Muốn thúc đẩy cải tổ tất yếu phải để cho khủng hoảng kép sảy ra, như một vũ khí nhắm trực tiếp vào nhân dân các nước, cũng như nhắm đánh ngay vào chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa về kinh tế.

Thuyết phục Bắc Kinh hay các chế độ lỗi thời lạc hậu chỉ bằng lời nói là vô phương, bắt buộc phải xử dụng ngoại chiêu, như lịch sử muôn đời đã để lại như vậy.

Nợ công mà Hy Lạp, Iceland là vấn đề ung nhọt đối với Âu Châu; Mỹ từ năm 2001 đến nay tham chiến trên hai chiến trường Afghanistan và Irak cũng đã tiêu tốn trên 2 trillion dollars làm tăng vọt mức nợ của Mỹ. Thâm thủng ngân sách Mỹ trong 10 năm qua tăng 4 trillions dollars, chủ yếu từ ngân sách quốc phòng. Nếu tính lãi xuất hàng năm là 3% thì 2,000 tỷ dollars cũng đã tiêu tốn vào túi tiền của dân Mỹ hàng năm là 60 tỷ dollars. Ấy là chưa kể đến các chi phí gián tiếp gây ra do việc Mỹ cứ phải bơm tiền ra để chống giữ cho kinh tế toàn cầu tiếp tục không bị đổ vỡ, tệ thay lại gián tiếp giúp cho Tầu tiếp tục xâm thực thế giới.Quả thực mấy ông Mỹ-Anh này họa có điên mới làm như vậy, họ chẳng điên mà lại làm như vậy là họ quá tinh anh.Điều này cho thấy, Hoa Kỳ cũng như Âu Châu tính kế lớn.

Âu Châu chẳng thể đơn phương cứu Hy Lạp, chính Hy Lạp phải tự cứu mình trước.Tiếc thay người dân Hy Lạp quen sống bao cấp nên không chấp nhận các cải tổ đau lòng nhưng cần thiết cho xã hội Hy Lạp. Mặc dù Mỹ và Âu Châu đã đồng ý cho Hy Lạp vay thêm 120 tỷ dollars, việc tháo khoán tùy thuộc vào việc Hy Lạp hứa cải tổ. Thế là dân Hy Lạp xuống đường chống lại chiều hướng cải tổ.Các cuộc phản đối còn dài dài, cuối cùng Hy Lạp vào đúng lúc sẽ là nước đầu tiên khất nợ.Việc này sẽ tác động mạnh đối với kinh tế thế giới vào lúc nào đó có thể dự kiến được.

Với Mỹ hai vấn đề được nêu ra là mức nợ quốc gia cùng cắt giảm ngân sách.Trong  điều kiện thế giới hôm nay, nếu Mỹ thực hiện hai chủ trương vừa nói, ngay tức khắc sẽ gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Trong 10 năm qua, kể từ sau vụ 9-11 chính quyền Bush vẫn tìm cách tung thêm dollars ra thị trường để giữ sự ổn định tạm thời cho kinh tế Mỹ cũng như thế giới, số dollars tung ra đó đều vào tay Tầu. Trong điều kiện hiện nay khi làn sóng dân chủ Bắc Phi-Hồi Giáo-Trung Đông đang nở rộ, hai chiến trường Afghanistan và Irak nói chung tạm ổn (Ông Robert Gates nói là Mỹ đã thương thuyết với Taliban), theo dự trù quân Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan 10,000 trong năm nay và 23,000 trong năm tới, các bước phát triển tình hình tại Á Châu Thái Bình Dương đang trở nên nóng.Mỹ quyết giảm chi cũng như không bơm tiền ra thị trường là một đòn độc.Bắc Kinh thực sự sơ đòn này.

Nói chung bất cứ vấn đề gì liên quan đến Mỹ chỉ mới là một phần trong toàn sách lược nhằm cải tổ kinh tế, xã hội toàn cầu.Thực tế Mỹ được coi như một dạng nào đó của chính quyền toàn cầu, cho nên Mỹ không thể hành động thiếu trách nhiệm đối với thế giới theo cách như nhiều người nghĩ.Do thế vấn đề nợ cũng như ngân sách của Mỹ thực tế thể hiện cả một kế sách sâu rộng trong trung hạn.Khi cẩn trọng xem xét, ta cũng dễ thấy kế hoạch toàn cầu là vậy. Các cuộc tranh luận giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội thực tế nhắm hai điều:

-         
Thứ nhất làm lung lạc tinh thần dân Mỹ đã tiêm nhiễm quá sâu đậm trong việc tiêu thụ thái quá và được chính phủ chiều đãi thái quá bằng công chi trong thời gian hơn 60 năm qua khi Mỹ liên tục đi vào chiến tranh tại hải ngoại.

-         
Thứ hai là thay đổi hệ thống tài chánh Mỹ cho phù hợp với hệ thống tài chánh kinh tế toàn cầu trong tương lai, khi Mỹ từng bước phải chấp nhận quyền tối thượng của luật pháp thế giới. Mỹ có bổn phận phải nghiêm chỉnh thi hành để làm gương: như kỷ luật trong ngân sách, thị trường hàng hóa (commodity) cũng như chứng khoán (stock) sẽ không thể giao động theo kiểu làm giá như đã sảy ra trong gần 40 năm qua được nữa.

-         
Thứ ba là đẩy kinh tế thế giới đến khủng hoảng để ép các nước khác phải cải tổ, đẩy các thế lực bành trướng đi vào chiến tranh để giải quyết một lần các bất ổn toàn cầu.

Xét cho cùng ra trong đường dài, Mỹ vẫn cần tung dollars ra thị trường để giữ cho kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng, việc này đã được tôi trình bày trong các bài trước đây.Khi hai đảng chính trị cũng như quyền lực Mỹ đặt ra vấn đề cần giảm nợ quốc gia song song với việc cắt ngân sách thì chủ trương này để lộ ra ý đồ chiến lược muốn thúc đẩy một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thật sự, được coi như mở đầu của cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện nhắm vào cùng một lúc nhiều đối thủ khác nhau.Chiến tranh kinh tế sẽ dẫn đến chiến tranh vũ trang cũng như sáo trộn khắp nơi, nhiên hậu sẽ giật sập chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh. Sau đòn đó, một khi thế giới bắt đầu có trật tự hơn, Mỹ lại phải dẫn đầu kế hoạch viện trợ ào ạt trên quy mô rất rộng lớn nhằm xây dựng lại thế giới.Việc này thực tế sẽ củng cố vị trí của nước Mỹ như thủ đô chính trị, tài chánh, kỹ thuật của thế giới Mọi diễn biến hiện nay xem ra đều đang chuẩn bị cho ngày Apocalypse đã được nói tới trong khoảng 10 năm sau này.

Cách thức mà Bắc Kinh đe dọa Mỹ về mấy trăm tỷ công trái Mỹ thực ra chả có nghĩa gì đối với sức mạnh kinh tế của Mỹ. Khi Mỹ cũng như quyền lực toàn cầu đã dàn dựng tình hình đến mức này với mục tiêu lớn thì tài nguyên đã được tích lũy ít ra cũng gấp 20 lần mưc mà Bắc Kinh có thể huy động.

Sức mạnh của Hán chả là gì, bất quá thì cũng như thời Nha Phiến chiến tranh trong thế kỷ 19, hoặc cũng giống như thời trước thế chiến II khi Nhật tung quân đánh vào Mãn Châu năm 1937 mà thôi. Thế mạnh duy nhất chính là khối dân Hán bị đầu độc bởi nhóm lãnh đạo CS Bắc Kinh chủ trương vô kỷ luật đạo đức sẵn sàng đi xâm thực nước khác.Không sảy ra chiến tranh lớn, chẳng thể giải quyết vấn đề hiện nay của thế giới do Hán gây ra..
 
5 - Chọn Lựa Mục Tiêu Chiến Lược
 
Chủ trương đem chủ nghĩa CS vào Hoa Lục để thực hiện kế sách tàn phá ngay đầu não của nền văn minh lâu đời nhất thế giới này đã được định liệu ngay từ đầu thế kỷ 20 khi CLB các bậc tinh anh (Elites) được thành lập.Kế sách này nhằm từng bước cải tổ các xã hội trong vùng thành các xã hội dân chủ với thị trường tự do; đó là ý đồ chiến lược lâu dài vừa giải quyết họa da vàng vừa sắp xếp lại trật tự thế giới trên căn bản quyền lợi của mọi phía đều được tôn trọng để chấm dứt chiến tranh, dựa trên Hiến Chương Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ làm đường hướng chỉ đạo thông suốt mọi kế hoạch trong hơn một thế kỷ đã qua.Mâu thuẫn giữa Mỹ với Rome cũng được đặt trong toàn cảnh này, đến nay mâu thuẫn mới được giải quyết thỏa đáng nhằm xây dựng văn minh mới trên phạm vi toàn cầu thay thế văn minh cũ, đúng theo dự kiến của Maya.

Kế sách đó được tiến hành nhằm đánh tan chủ nghĩa thực dân Âu Châu (Cần ghi nhớ là không phải tất cả giới cầm quyền cũng như giới giầu có trên thế giới đều chấp nhận chủ trương này, nên nhất thiết cần giải quyết bằng cách xử dụng vũ lực), đánh tan chủ nghĩa đế quốc Nga, cũng như Tầu, đều là các mục tiêu trung hạn trên bước đường đi đến thống nhất nhân loại về một mối. Đụng độ Mỹ-Hoa Kỳ lúc này đánh dấu bước cuối trong tiến trình dài đúng 100 năm đó kể từ khi các bậc tinh anh Âu-Mỹ thống nhất lập trường bằng cách nhìn nhận quyền lãnh đạo của Mỹ vào đầu thế kỷ 20, để dẫn đến việc Mỹ thành lập Cơ Quan Thuế Liên Bang năm 1913 theo Tu Chính Án thứ 16, đánh dấu các cải tổ sâu rộng tương quan chiến lược ở hai bờ Đại Tây Dương. Nay tương quan chiến lược chuyển sang Thái Bình Dương để nhìn tổng quát ta thấy rõ ràng việc hình thành ba mặt của kim tự tháp gồm: Mỹ Châu-Âu Châu và Á Châu.Dĩ nhiên đi sâu vào chi tiết ta sẽ nhìn thấy lực dẫn đạo tại mỗi cạnh của kim tự tháp đó, mặt khác ta cũng chứng kiến trung tâm văn minh chuyển dịch như thế nào nhằm tổng hợp văn minh nhân loại.

Cho nên thế giới có sảy ra biến cố trọng đại nhất vào năm 2013, thực ra cũng chính là để kỷ niệm 100 năm quyết định của CLB tinh anh về các vấn đề thế giới mà thôi. Ta chẳng nên thắc mắc nhiều.

Đối với chính trị toàn cầu thì: khái niệm về bạn được coi như đồng chí, với bạn tạm thời là hai khái niệm khác nhau.Bạn tạm thời chỉ nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn, như Staline trong thế chiến II nhằm kết lực đánh Phe Trục, nhưng Mỹ với Liên Xô vẫn mâu thuẫn quyền lợi và chủ trương bất khả tương nhượng. Như Mỹ với Bắc Kinh trong chiến tranh lạnh, là bạn chống Liên Xô nhưng là đối thủ tiềm ẩn vì Hán Hoa nuôi ý đồ lật Mỹ trong sách lược muốn nổi lên đánh bại thế lực văn minh Phương tây nhằm thiết lập trật tự thế giới kiểu Hán. Dựa trên định nghĩa này, khái niệm về bạn hay thù rất tương đối, người nghiên cứu hoặc làm chính trị phải biết chọn lựa bạn-đồng chí, hay còn gọi là đồng minh chiến lược, với bạn tạm thời nhằm đạt được mục đích cụ thể nào đó mà thôi.

Quan hệ Mỹ-Hoa quả thực chính là tiêu biểu cho mối tình đồng sàng dị mộng, mâu thuẫn hai phía đối kháng dữ dội trong cuộc đối đầu không phải chỉ vì vấn đề an ninh (kinh tế hay chính trị) mà nằm sâu thẳm trong cuộc đụng độ giữa hai văn minh: Đông với Tây.Trên căn bản này, đụng độ giữa Hồi Giáo với Phương Tây được coi là nhỏ, bởi chưng nói gì đi nữa thì văn minh Trung Cận Đông cũng chính là cái nôi của văn minh Âu Châu-La Mã-Hy Lạp.

Văn minh chuyển dịch để thành trung tâm văn minh Bắc Mỹ có khả năng tổng hợp tất cả tinh hoa lại mà thành làn sóng văn minh thực sự đang ào ạt đổ vào Viễn Đông để thực hiện đà tổng hợp đông-tây để hình thành văn minh mới.Do thế, văn minh Phương Đông được trân trọng khi tiến trình tổng hợp hoàn tất trong thực tế.

Nói đến văn minh Phương Đông, thực ra là nói đến văn minh tối cổ của loài người, tức là Bách Việt chứ không phải văn minh Hán.Do thế Hán thật sự âu lo, càng điên cuồng muốn diệt Bách Việt để củng cố vị trí Hán nhằm che dấu mọi tàn tích của tiến trình ăn cướp văn minh Bách Việt cổ đại, để biến thành văn minh Hán mà Phương Tây đã ngộ nhận.Cho nên cuộc chiến đấu của ta chống Hán không đơn giản chỉ là về chính trị, kinh tế không thôi, mà còn về chỗ sâu thẳm của chiến tranh văn hóa nữa.Vận hội lịch sử mấy ngàn năm là vậy.Làn sóng văn minh đã vận động như vậy, tất yếu Hán phải thua cuộc, giá trị văn minh Bách Việt ngày càng sáng.

Ông Henry Kissinger trong hồi ký, cũng như trong các cuộc phỏng vấn của chương trình Charlie Rose trên đài PBS, đã hơn một lần nhắc nhở đến lịch sử cả chục ngàn năm của văn minh Hoa Lục.Thực tế, Kissinger nhắc rất khéo đến văn minh Bách Việt, vì cách nay 8,000 năm thì Hán vẫn còn lưu lạc đâu đó trên thảo nguyên.Kissinger cũng nhắc khéo đến các cuộc đụng độ Hán với Ấn dưới thời nhà Tống, thực ra ông ta muốn nói đến cuộc đụng độ Ấn, Hoa sắp tới đây.

Trình bày dài dòng như vậy để quý bạn đọc thấy được tầm quan trọng của vấn đề hôm nay, hiểu thấu mối lo của Hán, cũng như thế tất thắng của dòng Bách Việt.Chúng ta sớm gạt bỏ tất cả những dị biệt mất mát sảy ra trong mấy chục năm qua trong thời chiến tranh lạnh, đứng hẳn trong hàng ngũ các nước dân chủ trên thế giới mà ta coi như đồng minh chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Tầu hôm nay.

Nhiều người nghĩ rằng, đâu cần phải rắc rối như vậy, Mỹ cứ đem quân đánh tan nước Tầu như dưới thời Nha Phiến Chiến Tranh rồi thiết lập chế độ dân chủ ở đó là xong (như đang làm tại Irak cùng Afghanistan).Truyện không đơn giản như vậy đâu, vì mối liên hệ chiến lược chằng chịt với các nước khác, đồng thời vấn đề thế giới không thể giải quyết theo lối mau chóng như vậy được. Một khi tình trạng xã hội cũng như kinh tế chưa chin mùi cho các thay đổi, khi áp đặt sự thay đổi sẽ dẫn đến thảm bại.Khi đó chính ta bị tan rã sớm, nên các nhà chính trị phải rất cẩn trọng là vậy. Khôn ngoan của nhà chiến lược là đẩy địch đến chỗ tự tan rã từ bên trong, thế mới tài.Lạm dụng sức của ta là rất kém khôn ngoan trong chính trị hiện đại.
 
Tại sao Bắc Kinh lại mù quáng lao vào chủ nghĩa đế quốc, trong khi chính đế quốc Âu Châu, đế quốc Nga đều bị dẹp tan.Coup lừa này mới thực lớn, được dàn dựng kỹ lưỡng trước khi Nga lâm chiến trong thế chiến II, liên quan đến bản đồ toàn cầu hóa năm 1941, theo đó thế giới được chia thành nhiều zone, mỗi zone do một cường quốc thống trị, Zone 10 bao gồm ĐNÁ do Tầu thống lĩnh, zone 9 thuộc Ấn Độ. Trước hết bản đồ này không phải chánh thức do Hội Kín phát hành; như vậy mặc nhiên được coi như tín hiệu do Mỹ tung ra để dụ Stalin đứng về phía đồng minh nhằm dẹp chủ nghĩa quốc gia cực đoan Đức, Ý, Nhật; trong khi lại củng cố chủ nghĩa quốc gia cực đoan Nga, sau Nga là Tầu.Như vậy bản đồ này cũng là phương tiện dụ cho Mao bành trướng khi ký thông cáo chung Thượng Hải năm 1972. Các nỗ lực hiện nay khi mầm mống dân chủ đã bén rễ tại các nước ĐNÁ, trước đà xâm lăng của Bắc Kinh nhắm vào vùng ĐNÁ là trước tiên, thế giới phải duyệt lại bản đồ toàn cầu hóa năm 1941 để tạm thời chuyển ĐNÁ vào zone 9 cùng với Ấn Độ. Điều này giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lồng lộn trong tranh chấp Biển Đông Nam Á.

Càng ngày Bắc Kinh càng thấy phải mở rộng chiến tranh để bảo vệ quyền lợi của Bắc Kinh.Vì vùng biển ĐNÁ là biểu tượng đối với quyền lực Hán để thị uy với Đài Loan cũng như đảo Okinawa với Nhật Bản mà Bắc Kinh tự coi là lãnh thổ của mình.Nhưng ĐNÁ chỉ mới là một phần trong tham vọng của Hán. Vùng Siberia mà Hán coi là lãnh thổ Hán nhưng Hán chưa dám đụng đến vì Hán còn cần sự hỗ trợ của Nga trong canh bài tranh chấp chủ quyền với các lân bang phía nam, phía đông cũng như phía tây.Vả lại Hán cứ lặng lẽ xâm lăng Siberia mà ông Putin hay Metvedev đành ngồi chịu trận vì dân Nga nay quá bệ rạc, quân đội tuy hùng hổ vậy, nhưng thực ra rất yếu về tổ chức, kỷ luật cũng như trình độ tác chiến.

Hán coi Ấn Độ là mối đe dọa tiềm ẩn vì khối dân Ấn sẽ mau chóng vượt khối dân Hán chỉ trong 10 năm tới đây.Năm 1962 Hán đã chiếm vùng Aksai Chin ở phía đông bắc Kashmir thuộc Ấn, nay Hán đòi quyền lãnh thổ trên ba vùng khác dọc biên giới hai nước Ấn Hoa, nhưng quan trọng nhất và lớn nhất chính là vùng lãnh thổ thuộc Ấn nằm phía đông Bhutan kéo dài đến biên giới Miến Điện. Mỹ nhìn thấu tham vọng của Hán nên cứ lẳng lặng đem súng đạn cho Hán bành trướng là vậy. Nay chính là lúc Mỹ trở cờ như đã từng sảy ra với Nhật hay Đức hoặc Nga trước đây.
 
5.1 – Gài cờ/Biển Đông Nam Á.
 
Trong cuộc thương thuyết về thông cáo chung Thượng Hải, chắc chắn Kissinger cố tình để lộ cho Bắc kinh hiểu lờ mờ là Bắc kinh có quyền lợi tại ĐNÁ, nhưng quyền lợi ra sao Kissinger không giải thích vì liên quan đến an ninh của nhiều nước khác.Tín hiệu như vậy sau này giải thích sao cũng được, nhưng Bắc Kinh cố tình hiểu là họ được giao quyền làm chủ ĐNÁ bao gồm cả biển Đông nước ta (nay đang được chuẩn bị để đổi danh thành biển Đông Nam Á). Sau chiến tranh VN năm 1975, Mỹ cố tình bỏ mặc ĐNÁ cho Tầu thao túng, đến khi vấn đề Biển Đông trở thành tranh chấp quốc tế như ta chứng kiến hôm nay, Mỹ mới trở lại như người giang tay ra cứu ĐNÁ khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh. Như thế, khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông thì Bắc Kinh tự hiểu là sẽ đụng độ với nhiều thế lực khác nhau, nếu không nói là với cả thế giới Phương Tây cùng các nước dân chủ khác trên thế giới.Bắc Kinh chấp nhận cuộc chơi, chuẩn bị mọi chiêu thức để sẵn sàng lao vào cuộc chiến tranh lớn với thế giới. Thế gài cờ này cũng hay lắm.

Bắc Kinh vốn coi một vài chứng liệu lịch sử lâu đời để làm bằng chứng cho chủ quyền của mình đối với các vùng địa lý chính trị khác nhau để coi các vùng đó là lãnh thổ của mình.Quan điểm này đã bị các học giả quốc tế lên tiếng phản bác mạnh mẽ trong cuộc hôị thảo về An Ninh Hàng Hải tại Biển Đông Nam Á tại Washington DC hôm 20-10-2011. Tất cả đều đồng loạt khẳng định là: "thỏa thuận về luật biển được LHQ thông qua năm 1982 là căn cứ vững chắc nhất  nhằm phân định ranh giới trên biển của các nước ven biển.Luật này cũng đã được Bắc Kinh ký  thông qua.Như vậy Bắc Kinh có bổn phận phải thi hành"
Mỹ không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến chủ quyền trên đất liền cũng như trên biển đối với vùng ĐNÁ, nói chung Mỹ chỉ có thể là tiếng nói đại diện cho quyền lợi của cộng đồng quốc tế (gần nhất là Nhật, Úc, Đại Hàn) đối với quyền tự do lưu thông trên vùng Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh gọi là vùng biển Lưỡi Bò mà Bắc kinh tự nhận là chủ quyền hoàn toàn không thể tranh cãi.Mỹ với Bắc Kinh đang bất đồng về đủ mọi vấn đề, nay lại dính líu vào vụ tranh chấp sâu rộng hơn hẳn liên quan đến vụ tranh chấp vùng biển Đông.

Thực ra thì kế sách cả hai phía tung ra đã đến hồi phơi bầy các mâu thuẫn về quyền lợi sinh tử của mỗi phía một cách công khai.Trong chỗ sâu thẳm của chiến lược, mọi đối sách của Phương Tây chỉ nhằm đáp ứng lại với các toan tính mật của Bắc Kinh mà thôi; chủ yếu liên quan đến thi hành chiến lược được các nhà nghiên cứu gọi là Soft Powers. Tức là âm thầm tăng cường sức mạnh bằng mọi phương tiện trong khi dành tối đa nỗ lực đi xâm chiếm các nước khác bằng đầu tư, cho vay, viện trợ, mua chuộc giới cầm quyền để di dân Hán đến đó chiếm đất đai để từng bước biến thành một tỉnh của Hán tại chỗ. Mỹ hiểu thấu các toan tính này của Hán, nên suốt 8 năm dưới thời ông Bush, Mỹ chỉ đẩy cho tình hình quan hệ hai nước căng thẳng từ từ, với vài đòn phép được gài theo kiểu rất tình báo. Thí dụ vụ nổ ở Tứ Xuyên năm 2007 là rõ nét nhất, chứng tỏ Bắc Kinh ăn cắp kỹ thuật nguyên tử, cùng các kỹ thuật hiện đại khác như kỹ thuật Tesla Electomagnetic Pulse nên bị gài, như Liên Xô cũng bị gài phá hủy đường ống dẫn hơi đốt Sibia năm 1982 cũng như nhà máy điện nguyên tử Checnobil năm 1986 vậy.Dưới thời ông Bush, mối quan hệ từ từ suy đồi về mặt nổi chỉ liên quan đến đòi hỏi của Mỹ yêu cầu Bắc kinh điều chỉnh tỷ gía đồng Yuen.

Tình hình thực sự suy đồi khi Mỹ quyết định cho nổ nợ tín dụng nhà đất cuối năm 2008 để đưa ông Obama bất ngờ lên làm TT Mỹ vào năm 2009.Bắc Kinh mới thực sự cảm thấy âu lo, khi biết rằng đến lúc Mỹ không chấp nhận cách thức mà Bắc Kinh hành động liên quan đến hàng loạt vấn đề mà hai phía cố tình giấu kín.

Ông Obama khi tranh cử chủ trương rút quân Mỹ về nước, hứa giải quyết vấn đề kinh tế cũng như bảo hiểm y tế và di dân.Khi đắc cử, ông Obama thi hành các đường lối do Ông Bush để lại, tức là tiếp tục tăng quân tại Afghanistan trong khi rút quân tại Irak, tiếp tục bơm tiền vào thị trường để giữ cho kinh tế Mỹ khỏi bị suy trầm thêm.Cứu kinh tế Mỹ cũng là cứu kinh tế thế giới, khi Mỹ buông thì kinh tế toàn cầu sẽ khốn đốn ngay thôi. Mỹ luôn nói đến suy thoái kép, có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu nói chung sẽ giảm hai con số, điều đó để lộ cách Mỹ đe dọa thế giới bằng tín hiệu rõ ràng: "các anh, tức là Bắc Kinh không làm, tôi sẽ buông để suy thoái kép sảy ra, anh sẽ là người chết đầu tiên"

Như vậy khẩu hiệu tranh cử của Ông Obama chỉ để tranh cử mà thôi, như lời bà Condi Rice Cựu Ngoại Trưởng dưới thời Ô. Bush mới đây phát biểu: "Mỹ như một hàng không mẫu hạm khổng lồ, không thể dễ thay đổi hướng đi".Câu nói đó cho thấy, các nước khác cũng phải dựa vào đó để tính toán công truyện của mình, nếu không sẽ bị quạt nước của HKMH khổng lồ nhận chìm.

Nhiệm vụ của Ông Obama như vậy chủ yếu tập trung vào việc giải quyết một bước vấn đề Bắc Phi-Trung Đông-Hồi Giáo, vấn đề Viễn Đông có nhiều khả năng không thuộc trách nhiệm của Ông Obama phải giải quyết. Việc này có liên hệ đến tập quán bất thành văn của nước Mỹ, hai đảng chính trị cùng chia nhau ngọt bùi đắng cay, không đảng nào hưởng hết vinh quang , cũng chẳng đảng nào chịu hết khổ nhọc. Điều này đúng với tình hình cách nay trên 30 năm khi Ông Brezinsky làm Cố Vấn An Ninh dưới thời Ông Carter chính là người đã đưa giáo sỹ Ayatollah Khomeini về nước để hình thành chế độ Hồi Giáo tại Iran để kềm chế Sadam Hussein xứ Irak, đồng thời cản chân Nga đi vào vùng dầu khí Trung Đông sau khi Mỹ giả bộ giảm sự hiện diện quân sự trong vùng Biển Đông cũng như Nam Á để dụ Liên Xô trúng kế thành không sau chiến tranh VN đợt hai.

Bây giờ là đợt ba đang tới, nhưng ta không còn chọn lựa, xin hãy rất sáng suốt nhận định thời cuộc.Cho nên để mấy Ông Dân Chủ giải quyết vụ Hồi Giáo Trung Đông Bắc Phi là rất đúng. Mấy Ông Cộng Hòa giải quyết vấn đề Viễn Đông quả chẳng sai, vì người mở cánh cửa Bắc Kinh là Richard Nixon cùng Kissinger, nay Kissinger viết hồi ký "Kissinger: on China" thì điều đó tự nó có ý nghĩa là mỹ đóng lại mối quan hệ với China do Kissinger đã mở hồi 1972. Quan hệ Mỹ-Hoa nay phải duyệt lại trên căn bản mới.
 
5.2 - Thế Giới Hồi Giáo Trung Đông-Bắc Phi.Mỹ phải nắm chặt an ninh dầu khí.
 
Sau hai năm chuẩn bị dư luận trong thế giới Hồi Giáo, ông Obama tung ra coup phản công nhắm đánh ngay vào biểu tượng của Hồi Giáo cực đoan là Osama bin Laden tháng hai-2011 để mở đầu cho hàng loạt các cuộc xuống đường của nhân dân nhiều nước Hồi Giáo Trung Đông cũng như Bắc Phi. Ta phải coi các làn sóng đòi cải cách hiện nay nằm trong một kế sách toàn diện nhằm thực hiện các cải tổ cần thiết đối với các xã hội Hồi Giáo nói chung.Việc này là một đòn nặng đánh vào nỗ lực của Tầu hướng vào Châu Phi, Nam và Trung Á như nỗ lực nhiều hướng tiến đánh vào trung tâm dầu khí Trung Đông để thao túng nguồn dầu khí tại đấy. Nỗ lực của Bắc Kinh là sự đe dọa đối với an ninh năng lượng toàn cầu, cho nên Mỹ cứ tương kế tựu kế ra tay gián tiếp đánh chặn Bắc Kinh từ chiến trường xa như lời Ông Thứ Trưởng Bộ Ngân Khố dưới thời ông Reagan là Paul Craig Roberts đã phát biểu mới đây theo tin từ Segodnia.ru. Quan sát tình hình thế giới, ta thấy có một cái gì đó đang được chuẩn bị tại Nam Á, cụ thể liên quan đến Pakistan và Afghanistan.

Trong lời phát biểu tại Bạch Cung hôm 22 tháng 6-2011, Tổng Thống Obama tuyên bố trong năm nay sẽ rút 10,000 quân Mỹ khỏi Afghanistan, đến mùa hè sang năm sẽ rút thêm 23,000 quân nữa, tổng cộng là 33,000 tức là toàn số quân được tăng cường cho chiến trường này trong năm qua, chủ yếu hoạt động tại vài tỉnh phía nam như Helmand, Kandahar vốn là cứ điểm của Taliban.TT Hamid Kazai hoan nghênh quyết định này, theo tin đồn ông cũng có ý định rút lui vào năm 2014.Tình hình tại Afghanistan vẫn đầy bất ổn, trong khi đó Ông Robert Gates cũng như Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh đều nói là NATO đã nói truyện với Taliban.Như vậy giải pháp cho Afghanistan được đem ra bàn luận cũng chỉ là giải pháp tạm thời, theo kiểu phân chia vùng ảnh hưởng cho các sứ quân (bộ tộc) để quân đội NATO dễ dàng rút khỏi vùng này đúng lúc hoặc điều chỉnh việc bố trí sao cho thuận lợi với diễn biến tình hình mà không bị đe dọa.

Quân Mỹ sẽ không hiện diện tại vùng phía nam, giao vùng này cho Taliban cai trị, trong khi vùng phía bắc Kabul thì các bộ tộc phương bắc lại mở rộng cửa đón nhận quân Mỹ ở lại để giữ yên vùng bắc của Nam Á. Vùng này liên quan đến các Cộng Hòa Hồi Giáo thuộc Liên Xô cũ nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh tiến vào Trung Đông từ hướng bắc.Người Nga theo dự trù cũng đồng ý với quyết định này và sẵn sàng mở hành lang cũng như đường vận chuyển tiếp tế cho quân Mỹ đóng trong vùng bắc Afghanistan, cũng như Uzbekistan.

Quân Nga thực ra rất yếu kém, 20% ngân sách quốc phòng của Nga rơi vào túi tham nhũng, lính Nga bị cắt xén lương cùng các trợ cấp đã hứa hẹn khi họ đăng lính, nên tinh thần rất thấp kém.Thực tế Ông Putin đã thất bại trong việc canh cải nước Nga, vấn đề chính yếu là nhân sự cũng như sự vững trãi của xã hội Nga. Nga muốn canh cải cần nhờ nhiều vào sự trợ giúp của Mỹ. Người Đức xem ra ít được người Nga hoan nghênh.

Theo dự trù, sau năm 2014, ít nhất cũng phải cần 50,000 quân Mỹ hiện diện tại Afghanistan, 30,000 quân khác hiện diện tại Irak để bảo đảm cho hòa bình trong vùng nhạy bén này trong thời gian lâu dài trong tiến trình dân chủ hóa các nước Hồi Giáo Trung Á. Việc này đã thực hiện thành công tại Âu Châu từ sau thế chiến II để thống nhất Tây Âu vào một mối.Quân Mỹ vẫn phải hiện diện tại Đức cũng chỉ vì vấn đề Đông Âu cũng như Cận Đông, kể cả Nga.Cho nên vài chục ngàn quân Mỹ đóng tại Đức vẫn chưa thể rút nhanh được.

Trong khi đó, tình hình tại Á Châu lại nóng mãi lên.Chiến tranh tuy chưa sảy ra, nhưng quân Mỹ cứ phải thực hiện tập trận thường xuyên với các nước trong vùng, như tập trận CARAT với 13 nước trong khu vực ĐNÁ, tập trận với Úc, với Nhật với Đại Hàn, với Phi Luật tân và cả với VN.

Tình hình đó khiến Bộ Quốc Phòng Mỹ phải bố trí lại lực lượng để đề phòng bất trắc tại Viễn Đông theo dự trù sẽ sảy ra chỉ trong vài năm tới, và sẽ chấm dứt vào năm 2014 (theo dự trù) .Chính đó là lý do khiến các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đòi Ông Obama phải giảm chi. Tình hình hiện nay cho thấy, ngân sách dành cho chiến phí từng chiến trường cụ thể chỉ có thể giảm bớt nhiều từ sau năm 2014 mà thôi. Các cắt giảm mà phía Cộng Hòa đòi hỏi cho ngân sách năm 2012 bắt đầu từ 1 tháng 10-2011 chỉ mang tính tượng trưng. Kinh tế Mỹ cũng như thế giới cũng chỉ lành mạnh hơn từ sau năm 2015, không thể sớm hơn được.

Bớt được 33,000 quân trong 12 tháng trên chiến trường Afghanistan có thể tiết kiệm được ít ra là 50 tỷ dollars, giảm 15,000 quân tại Irak có thể bớt được thêm 10 tỷ dollars nữa.Mấy Ông Cộng Hòa cứ đòi bớt 70 tỷ dollars là dựa trên căn bản đó.Vì số quân còn lại tại hai nơi đó ít trực tiếp tham chiến, do giải pháp chính trị sẽ đạt được với Taliban, hiện nay cũng đã đổi mới ở mức độ nhất định, thêm vào đó các cơ sở tình báo đã được gài lại cùng với sự thuyết phục đối với các bô lão bộ tộc trong vùng, để về lâu về dài cả nước Afghanistan trở thành dân chủ.Tình hình này sẽ tác động đến Pakistan kế cận.

Tính toán này dựa trên giả định là một khi chiến cuộc tại Viễn Đông sảy ra chủ yếu giữa các nước Á Châu với nhau, Mỹ không can dự trực tiếp theo cách rất Mỹ.

Pakistan lại là chủ đề khác nay nổi lên thành chiến trường tranh chấp chính giữa Ấn với Bắc Kinh, Mỹ trở thành vai trò phụ ở đây do các diễn biến trong mối quan hệ phức tạp do Bắc kinh gây ra với hầu hết các nước láng diềng của Tầu.Mỹ quả thực đang tìm cách giảm bớt các cam kết với Pakistan. Bà Clinton tuyên bố trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện là Mỹ sẽ giảm viện trợ cho Pakistan, ngân khoản này trong thời gian dài đã qua khoảng 3 tỷ dollars/năm gồm cả kinh tế lẫn quân sự.Mức độ cắt giảm xem ra sẽ rất lớn trong thời gian sắp tới đây theo đòi hỏi của Đảng Cộng Hòa, kèm thêm vào đó, việc vận chuyển tiếp liệu cho quân Mỹ tại Afghanistan cũng sẽ không đi qua ngả Pakistan nữa. Do thế, Pakistan chắc chắn sẽ ngả về phía Bắc Kinh để có viện trợ kinh tế lẫn quân sự, điều mà Bắc Kinh rất mong muốn. Bắc Kinh đã hứa viện trợ ngay cho Pakistan 50 máy bay chiến đấu loại J20 cùng các tiện nghi quân sự khác.Hiển nhiên là Pakistan phải dành cho Bắc Kinh nhiều ưu đãi về mặt chiến lược.

Cụ thể mà nói, chính quyền Pakistan hiện nay đã chấp nhận đứng trong hàng ngũ với Tầu chống lại Ấn Độ cũng như mở rộng ảnh hưởng sang Afghanistan ở phía tỉnh Helmand, Kandahar, nối kết với cảng Karachi để Tầu mở đường đi vào vịnh Ả Rập trên biển cũng như trên đất liền. Đó là cách khai triển ý đồ chiến lược của Bắc Kinh nhắm vào Nam Á vừa nối kết với Iran, vừa đe dọa Ấn Độ, vừa đẩy Mỹ ra khỏi Trung Á, khi tâm lý dân Mỹ hiện nay có vẻ chán chiến tranh kéo dài đã 10 năm tại Afghanistan.

Xem ra có vẻ như Pakistan đang phải trải qua bài học của VNCH trước đây khi Bắc Kinh rất cần Pakistan để thực hiện kế bao vây Ấn Độ từ phía bắc.Điều này sẽ đẩy Pakistan vào chiến tranh, Mỹ không thể cam kết tiếp tục viện trợ cho Pakistan là vậy, vì Pakistan đã chọn đồng minh chiến lược khác là Hán Hoa thay vì Mỹ. Mỹ Hoa tuy không không bên nào công khai tuyên bố phía kia là kẻ thù, nhưng các đòn chiến lược do Bắc Kinh cố tình tung ra khiến phía Mỹ cũng như NATO phải tính đến các kế sách phòng ngự hoặc điều chỉnh lực lượng để đề phòng các bất trắc cho quân đội Mỹ cũng như NATO trên chiến trường hiểm yếu là vùng đồi núi Afghanistan. Như vậy song song với đà rút quân Mỹ tại Afghanistan, Mỹ bắt buộc phải tính tới việc giảm hẳn sự hiện diện tại Pakistan của lực lương cố vấn (thực ra là CIA) cùng với viện trợ cho chính quyền Islamabad.

Thực ra thì cuộc cờ trong vùng đã thay đổi sâu sắc, khi Osama bin-laden và cả người kế nhiệm đã bị giết, Jawahiri là bác sỹ gốc Ai Cập chánh thức lên thay, nhưng không biết bị giết lúc nào. Quan trọng hơn hết chính là bão táp chiến tranh đang đến khá gần đối với toàn vùng, nên sự hiện diện của quân Mỹ một lực lượng tương đối lớn trong vùng hoàn toàn bất lợi về phương diện tiếp vận sẽ là nguy hiểm đối với quân Mỹ còn lại trong vùng này. Mỹ phải mau chóng rút quân khỏi phía nam Afghanistan là vậy.Việc này trong chỗ thâm sâu về chiến lược, liệu có dẫn đến chỗ hình thành một nhà nước Pashtun bao gồm vùng phía nam Afghanistan cộng với vùng Warizistan ở phía tây bắc Pakistan hay không (vùng bộ tộc Warizistan này tuy thuộc Pakistan nhưng đa số là người Pashtun, chính quyền trung ương Pakistan không hề thiết lập chính quyền địa phương tại đấy).

Ông Musharaf hiện sinh sống tại Mỹ tuyên bố năm 2014 sẽ trở lại Pakistan để ứng cử Tổng Thống Pakistan, trùng hợp với thời điểm sau biến cố lớn trên thế giới, có thể sẽ phải đối diện với sự phân hóa nước Pakistan hiện nay thành nhiều quốc gia khác.Kể cả vùng bắc Afghanistan cũng có thể trở thành một quốc gia riêng biệt với Pashtun ở phía nam (phía bắc gồm chủ yếu người gốc Uzbek, Kyrgyz, Turkmen, Tajik cùng người Hazara).

Vùng Nam Á bao gồm Afghanistan và Pakistan thực rất phức tạp do tình trạng sứ quân còn sót lại với các chủng tộc đan chéo vào nhau trải dài từ Trung Á xuống đến Ấn Độ, nơi xuất phát của văn minh Harappan và Mohenjo Daro trên lưu vực sông Indus cách nay 5,000 năm, cùng với mọi làn sóng xâm lăng từ đông sang tây và ngược lại trải dài trong suốt thời gian suốt mấy ngàn năm qua.Bắc Kinh muốn thống lĩnh vùng này để tạo bàn đạp bao vây Ấn Độ từ hướng bắc. Ta cũng cần lưu ý đến tham vọng của thế lực Hồi Giáo cực đoan coi vùng hiểm địa này là địa bàn lý tưởng để tái dựng nhà nước Hồi Giáo toàn tài.Do thế, liên minh Hán Hoa với Pakistan là thực tế hiện nay. Tình hình đó cho thấy cả vùng không thể có một giải pháp chung cuộc trong ngắn hạn được, sự chia cắt là chắc chắn phải sảy ra (kể cả hình thức cai trị có thể khác nhau như kiểu nhà nước trong nhà nước, chưa phải là liên bang kiểu Mỹ) để hình thành những nhà nước mới, được coi như bước chuyển tiếp để tiến tới xã hội dân chủ trong tương lai.
 
5.3 - Tranh chấp Hoa-Ấn.
 
Bắc Kinh vốn coi thường sức mạnh Ấn Độ do lịch sử vùng này suốt mấy ngàn năm qua ít khi thống nhất thành một khối, do mâu thuẫn giữa Brahmin với Hồi Giáo, đã làm suy yếu Ấn Độ trong lâu dài, khi Ấn Độ luôn phải đối diện với các tranh chấp của hai nhóm tôn giáo chính là Hồi Giáo (chiếm khoảng 160 triệu người) với Ấn Giáo, trong khi người Sikhs cũng khoảng 100 triệu.Nhưng cả hai anh khổng lồ ở hai phía của Hy Mã Lạp Sơn thực tế đều ở trong tình trạng khá giống nhau khi không thể thống nhất được toàn vùng để thực hiện các tiến bộ hoàn chỉnh.Tuy chữ Hán là chữ viết chung đối với Hoa Lục, nhưng tiếng nói mỗi vùng lại khác nhau. Trong khi tại Ấn Độ, tuy mâu thuẫn tôn giáo, nhưng ngôn ngữ và chữ viết thống nhất và là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới với dân số trên 1 tỷ và đang gia tăng để trở thành khối dân lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Lục chỉ trong 10 năm tới.

Hai phía tương đối ít đụng nhau trong thời cổ do cản trở bởi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Phía đông Hy Mã Lạp Sơn, Hán tộc đã tốn thời gian rất lâu đến trên 2,000 năm từ sau đời Tần (221BC-206BC) đến nay cũng chưa thật sự thống nhất được Hoa Lục vào một mối. Cho nên các nỗ lực hiện nay của Bắc Kinh trên biển cũng như trên lục địa đối với Tây Tạng, Bhutan, Miến Điện hay VN hoặc Tân Cương đều chỉ là các kế hoạch tiếp nối các chủ trương của Hán Hoa từ ngàn xưa để lại mà thôi.

Về mặt này, đúng ra mọi nhà chiến lược VN phải nhìn thấy từ rất sớm để xác định bạn/thù trong chính trị hiện đại.Tiếc thay, đa số vẫn suy nghĩ theo lối mòn xưa vì e ngại Hán Hoa nên cứ hy vọng giải pháp tạm thời dựa trên thỏa hiệp chia cắt quyền lợi do Mỹ tương nhượng, để VN có phần của mình.Do thế các cấp lãnh đạo chính trị VN vẫn không tính toán được chiến lược lâu dài nhằm chủ động chuẩn bị  cho các kế hoạch quyết liệt chống Hán Tâm sinh lý người Việt là vậy, chỉ khi nào bị tát vỡ mặt mơi tỉnh ngộ, mới quyết liệt chống lại Hán.Điều này được lịch sử VN xác nhận nhiều lần.Hiếu hòa là đặc trưng của người Việt.Nhưng hiếu hòa mà thiếu chuẩn bị lại bị coi là thiếu trí tuệ và nhu nhược trước kẻ thù chung, nên chúng cứ xâm lăng ta hòai.Bây giờ chính là lúc phải dạy cho Hán một bài học để đời, để chúng không dám hỗn xựoc nữa.

Như thế, Hán vẫn đầy dẫy bất ổn ngay trong lòng xã hội Hán.Hán cố thực hiện chiến lược di dân đến các vùng sâu để khống chế các chủng tộc xung quanh, nhưng việc này ngay tức khắc trở thành đầu mối cảnh tỉnh đối với thế giới về hiểm họa Hán-Hoa.

Hán tăng cường vũ trang một cách công khai trên quy mô lớn khiến các lân bang phải cảnh tỉnh.Trong cuộc cờ này, Hán đã đánh mất tính bí mật cũng như yếu tố bất ngờ, liên tục bị đẩy đến chỗ phải công khai đối đầu với thế giới.Đó là thế yếu của Hán hiện nay.

Trong khi đó các đối thủ chiến lược của Hán trong vùng như Ấn, VN, Nhật, Nga đều đóng vai trò hòa hoãn, các chuẩn bị đều bí mật không lộ diện; thí dụ chiếc HKMH Kitty Hawk hiện không còn hoạt động được phía Mỹ tặng không cho Ấn Độ, nhưng Ấn Độ vẫn không dám nhận, nếu hải quân Ấn có HKMH này thì cả hạm đội của Hán cũng chẳng thể đối đầu được.Việc này cho thấy, Ấn Độ vẫn có cách khác để chuẩn bị phục binh chống lại Hán.

Cả Ấn lẫn Hán đều biết rằng khi phía nọ hùng mạnh thì tất yếu sẽ đụng độ với phía kia, nhưng cách thức chọn lựa mưu kế khác nhau. Trong khi Hán công khai thực hiện chủ trương bành trướng thì Ấn lại tỏ cho thế giới thấy một thái độ ôn hòa có vẻ như nhu nhược không dám kình chống lại Hán.Tất cả các điều đó đều phù hợp với truyền thống lâu đời của hai phía.Nhưng trong chính trị cũng như quân sự, ta cần xét đến quân bài chìm, phục binh của mỗi phía mới định được hơn thua. Trong cuộc cờ này, phía Hán hoàn toàn bị cô lập, bị bao vây xung quanh toàn những đối thủ nặng ký, trong khi nội bộ đầy bất trắc lúc nào cũng sẵn sàng nổ ra bất ổn sáo trộn.

Nhưng để tồn tại trong cảnh ngộ ngặt ngèo này, muốn hòa không được vì các thế lực xung quanh cũng như chính lòng dân Hán chẳng cho Hán hòa.Làm sao Bộ Chính Trị ĐCS Hán dám đi ngược lại với truyền thống cướp bóc của Hán đã để lại từ mấy ngàn năm nay. Hán chết từ bên trong là vậy.Do thế, Hán bắt buộc phải chuẩn bị để đụng lớn, đụng tại bất cứ trận địa nào cũng sẽ mở rộng lan sang các trận địa khác ngay tức khắc.

Phía Ấn cũng tự biết rằng, cứ thúc thủ chịu thiệt để dụ Hán lao vào vòng chiến (VN, Nhật và cả ĐNÁ trong thời gian qua đều đóng vai kịch như vậy.Thật giống với hồi trước thế chiến II khi Anh Mỹ dụ cho Hitler, Nhật, Ý khởi chiến trước vậy) Do thế, ta thấy bề ngoài có vẻ Ấn Độ ít chuẩn bị chiến tranh, tuy rằng có mua thêm quân cụ chủ yếu của Nga, do thế tương quan lực lượng vẫn nghiêng về phía Bắc Kinh trên căn bản 3/1 (GDPHán năm 2008 là 2234 billion dollars, Ấn Độ là 806 bn dollars.Năm 2007 Hán là 1932 bn dollars, Ấn là 691 dollars). Nhưng trong truyện này, phải tính đến cái thế cũng như phục binh của mỗi phía liên quan đến các lợi thế tiềm ẩn.Về mặt này, Ấn Độ có lợi thế hơn hẳn Hán Hoa do các nước phương Tây cũng như khối ĐNÁ sẵn sàng đứng chung hàng ngũ với Ấn Độ. Tuy vậy chỉ khi tiếng súng nổ mới biết thế thắng bại.

Với Bắc Kinh, vấn đề Biển Đông Nam Á một khi biến động sẽ lan sang Ấn Độ Dương ngay, bằng các cuộc oanh tạc và trả đũa leo thang chiến tranh giữa các phía liên quan, kể cả chiến tranh nguyên tử, chiến tranh trên mạng, cũng như chiến tranh khủng bố quốc tế toàn diện có thể sảy ra trên quy mô toàn cầu.Chỉ trong điều kiện đó các bất ổn hiện nay do Hán gây ra mới được giải quyết tận gốc rễ.

Cả hai phía đều tránh gây tranh cãi về các vấn đề liên quan đến an ninh chiến lược của mỗi phía.Nhưng thật rõ ràng là hai phía đều đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Phía Bắc Kinh thông qua đạo quân Maoist hiện hoạt động trong 20 trên 23 bang của Ấn Độ, bí mật cung cấp vũ khí cho các nhóm chống đối tại Bangladesh để gây sáo trộn tại Ấn Độ (cách nay mấy năm nhà cầm quyền Bangladesh đã bắt được đoàn xe tải chở 10,000 khẩu AK47 do Trung Cộng sản xuất nhập lậu vào Bangladesh).Vùng lãnh thổ hiện nay thuộc bang Arunachal pradesh thuộc Ấn nằm ở phía đông của Bhutan có diện tích gấp đôi diện tích Bhutan là nơi hiện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, tại Miến Điện Bắc Kinh ra sức ép các cấp lãnh đạo Miến Điện phải nhượng quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của xứ này để Hán đưa dân Hán sang lập nghiệp. Vùng phía cực bắc Miến Điện hiện nay dân Hán đã chiếm 50%, như vậy chỉ trong 10 năm tới vùng này sẽ trở thành lãnh thổ Hán, sau đó cả Miến Điện sẽ thành tỉnh của Hán chỉ trong vòng 20 năm tới.

Theo đà này cả Thái Lan, VN, Lào Campuchea đều thành tỉnh của Hán chỉ trong 20 năm tới.Khi đó Ấn sẽ hoàn toàn bị mất bang Arunachal Pradesh về tay Hán.Ấn sẽ bị phân rã làm nhiều mảnh, khi đó cả lục địa Á Châu sẽ bị mất về tay Hán.

Đó là một thản cảnh chiến lược được giáo sư Peter Navarro thuộc Viện Đại Học UC Irvin nêu lên mới đây trong cuốn sách do ông viết Deạth by China. Ông Henry Kissiger trong các lần phỏng vấn theo sau cuốn hồi ký của ông "Kissinger: on China" đã nhấn mạnh vài điều đáng để ta quan tâm khi ông khuyến cáo Mỹ nên xử sự ngang hàng với Bắc Kinh vì một cường quốc mới nổi như Bắc Kinh sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề đối nội rất phức tạp, nên một cường quốc mới nổi như vậy không thể trở thành đe dọa đối với thế giới được. Kế đến Kissinger tuyên bố "Nhật sẽ trở thành cường quốc chỉ trong mươi năm tới đây".Lời phát biểu của Kissinger đầy ẩn ý, cũng như khi ông nói về chiến tranh VN trước đây: thất bại là lỗi của Hoa Kỳ. Khi nói về quan hệ Ấn-Hoa ông nói rằng hai nước đã đụng nhau dưới thời nhà Tống. Khi nói về mối quan hệ Hoa-Việt hiện căng thẳng, Kissinger nói bóng gió là: "lịch sử cả chục ngàn năm để lại, Việt-Hán đã từng kình chống nhau cả ngàn năm".

Trước hết ta cần lưu ý là trong tháng 5-2011 hàng loạt các hội thảo, phỏng vấn, sách vở xuất hiện ồ ạt trên mọi phương tiện truyền thông từ Âu Châu đến Á Châu đến Mỹ, như một chiến dịch tâm lý nhắm dánh vào chủ nghĩa bành trướng Hán. Ông Kissinger là nhân vật nổi bật nhất trong cuộc cờ tâm lý chiến này, cùng với sự phụ họa của bà Hillary Clinton, hôm 10-5-2011 trả lời phỏng vấn của Jeffrey Goldberg trên tờ The Atlantic là: "Bắc Kinh đang ra sức ngăn chặn lịch sử, đó là việc làm vô ích, tổ làm trò cười.Họ không thể làm được việc ấy bằng cách chống lại sự tiến bộ của lịch sử.Chế độ Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ".

Kế đến qua các lời phát biểu của Ông Kissinger, thực tế hoàn toàn đúng với ý mà bà Clinton phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Jeffrey Goldberg thuộc tờ The Atlantic.Thay vì nói là Ấn-Hoa sẽ đụng nhau ông nhắc đến cuộc đụng độ giữa hai phía đời nhà Tống  (nhà Đường với Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Vực tức là đất Ấn Độ ngày nay, thực ra nên được đánh giá là đi thám hiểm để dọn đường cho nhà Tống đụng với Ấn Độ. Đường Tăng trên đường về nước đã đi qua nước ta rồi trên đường bộ về Tầu).Đối với quan hệ Việt Hán, thay vì nói là văn minh Phương Đông đích thị là văn minh Bách Việt, Kissinger nói đến lịch sử lâu đời mười ngàn năm. Vì cả chục ngàn năm trước chủng tộc Hán còn lưu lạc nơi thảo nguyên Mông Cổ làm sao đi vào Hoa Hạ để hình thành văn hóa Hoàng Sào được. Cho nên văn minh Trung Hoa thực ra chỉ là bản sao chép bất toàn của văn minh Bách Việt mà thôi. VN đụng độ với Hán lẽ lẽ tự nhiên như lịch sử đã để lại.Các cuộc đụng độ đó sẽ dẫn Hán Hoa đến chỗ bị tan rã.Trong điều kiện đó Nhật Bản sẽ trở thành siêu cường trên thế giới giữ vai trò ổn định vùng Đông Bắc Á. Do vậy, ta cần tính đến khả năng đụng độ Ấn-Hoa sẽ như thế nào trong thực tế.

Bắc Kinh thực tế đang xây dựng 5 phi trường với phi đạo dài trên vùng phía bắc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, đường xá  trong vùng này cũng như trong lãnh thổ Miến Điện được mở rộng với đầy đủ tiện nghi cho một cuộc điều binh lớn trong vùng. Các cảng của Miến Điện, của Bangladesh cũng được Bắc Kinh đầu tư nâng cấp với hai mục tiêu chiến lược rõ rệt là mở đường thông thương từ vinh Bengal đi vào vùng Tibet cũng như Thanh Hải, Hồ Nam sâu trong nội địa nước Tầu. Mục tiêu quân sự là chuẩn bị để quân Tầu tràn ngập bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ bằng nhiều mũi tiến quân có phối hợp hải lục không quân từ hướng bắc, hướng nam trên biển hướng đông trên lãnh thổ Miến Điện, có phối hợp với các thao túng tình hình tại Bangladesh ở phía nam bởi đạo quân du kích Maoist đã gài sẵn tại đó để cắt đứt bang Arunachal Pradesh của Ấn chỉ trong một coup ra tay, dự trù chỉ trong vài ba tuần lễ khiến cho cộng đồng quốc tế kể cả LHQ cũng dành bó tay phản ứng không kịp.Khi một hội nghị quốc tế được triệu tập thì cả vùng đã bị mất về tay Tầu.

Dĩ nhiên chiến lược này còn phối hợp với  kế làm phân tán nỗ lực phản công của Ấn bằng cách đẩy Pakistan mở chiến dịch đánh Ấn ở phía biên giới hai nước.Đặc biệt tại bang Jammu-Kashmir thuộc Ấn nhưng đa số dân là người Hồi Giáo cũng cùng chủng tộc với người Pakistan sống tại bang Kashmir thuộc Pakistan.Đây là vấn đề nhức nhối nhất trong quan hệ Ấn-Pakistan suốt trên 60 năm qua.Hai phía đã ba lần đụng độ lớn, cùng với 25 năm chiến tranh nhằm dành quyền kiểm soát vùng băng giá này làm chết từ 40,000 đến 100,000 tùy theo nguồn tin. Phía Kashmir thuộc Pakistan quyết liệt đòi vùng này thuộc về Pakistan, phía Ấn thì không một chính quyền nào dám để mất vùng này cho dù đa số dân là người Hồi Giáo gốc Kashmir.Nên cả hai phía đều sẵn sàng cho vụ nổ lớn trong vùng này.

Bắc Kinh lại là thế lực nắm ưu thế trong cuộc tranh chấp tay đôi giữa Ấn với Pakistan.Hiện ngày càng lộ rõ vị thế của Hán Hoa trong vùng.Cụ thể khi Pakistan bị lụt lớn vào năm rồi, Bắc Kinh đã đem người vào vùng này để viện trợ tái thiết, thực tế chính là đem quân vào vùng này để chuẩn bị thôn tính Pakistan theo kế tầm ăn dâu để trực tiếp đe dọa Ấn từ hướng bắc. Sự hiện diện quân Hán trá hình đang gia tăng tại vùng phí đông bắc Pakistan.

Quân đội Pakistan (với 550,000 quân, Ấn là 1,1 triệu quân, so với Tầu gần 3 triệu quân) quả thực là gánh nặng đối với xã hội Pakistan khi quân đội chiếm đến 16% GDP trong khi giáo dục chỉ chiếm 1.2% GDP khiến cho quân đội Pakistan can thiệp vào mọi ngõ ngách của xã hội Pakistan. Pakistan quả thực quá nhiều sứ quân, mỗi ông tướng thực tế cũng chính là một sứ quân thuộc vùng bộ tộc chính yếu của Ông Tướng đó.Do thế Bắc Kinh đã thực hiện kế mua chuộc dễ dàng để biến Pakistan thành đồng minh của Hán. Thủ Tướng Pakistan mới đây qua thăm Bắc Kinh và được Bắc Kinh cho không 50 máy bay chiến đấu đều nằm trong sách lược mở rộng ảnh hưởng trong vùng Nam Á để thực hiện bao vây Ấn từ hướng bắc.

Mối quan hệ của Bắc kinh với mạng lưới khủng bố quốc tế là rất rõ, như nhóm Lashkar-e-Taiba (LET) thuộc bang Pụnab để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào Ấn Độ là cụ thể. Cuộc tấn công khủng bố nhắm vào Bombay là thị trường tài chánh của Ấn xuất phát từ Karachi thuộc Pakistan đều báo hiệu cho thấy, an ninh của Ấn rất mong manh, hiện bị Tầu đe dọa mọi hướng.

Tiếc là Mỹ không can thiệp được nhiều vào vùng này.Mỹ thực hiện rút quân khỏi vùng Kandahar và Helmand thuộc Afghanistan cho thấy vùng này sẽ bị bỏ trống từ sau mùa hè năm tới.Như thế khói lửa chiến tranh sẽ mở rộng trong vùng này trong thời gian có thể thấy trước được.

Như thế một khi Hán tung chiêu thì Ấn sẽ bị đánh khắp mọi mặt, với đủ mọi hình thái chiến tranh như khủng bố kiểu đã sảy ra tại Munbay, chiến tranh trên mạng, hải không chiến trên vùng vịnh Bengal cũng như trên đất liền nhằm cắt đứt bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ mà Bắc Kinh tự tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh coi cả vùng này đều là lãnh thổ thuộc về Tây Tạng, nay Tây Tạng là lãnh thổ thuộc Hán nên cả bang Arunachal Pradesh cũng là lãnh thổ thuộc Hán.Đụng độ Hán với Ấn Độ là tất yếu chẳng thể tránh được vì Hán quyết liệt mở thêm đường ra Ấn Độ Dương để phát triển vùng phía tây thuộc lãnh thổ Hán.Hán sẽ dàn dựng cuộc chiến theo kiểu: Bắc Kinh xử dụng chiêu thức mượn bảng hiệu trong cuộc chiến chống lại Ấn.

Đối với Ấn, họ phải cân nhắc cái giá của chiến tranh với hòa bình, đầu tư vào chiến tranh nhiều quá, sau này sẽ phải trả giá cho các đầu tư đó. Điều này cho thấy trong lâu dài, Ấn sẽ vượt Hán Hoa về kinh tế, vì sau coup này Hán Hoa sẽ đi vào tình trạng bất ổn liên tục lâu dài (tờ Economist số tháng 10-2010 cũng đã đưa ra dự báo như vậy). Ấn Độ biết rõ trước sau cũng sẽ đụng độ với Hán như định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.Ấn quay qua tìm đồng minh trong khu vực ĐNÁ, tiêu biểu là VN, cũng như với Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. Hán Hoa muốn hiện diện thường trực tại Ấn Độ Dương thì Ấn Độ cũng tìm cách hiện diện thường trực tại Biển Đông Nam Á, cụ thể tại VN.

Chiến hạm loại J của Ấn Độ đang thăm viếng Nha Trang, như dấu báo là VN có thể mở cảng Cam Ranh cho hải quân Ấn đến thường trực tại cảng chiến lược này ngằm thực hiện chiến lược bao vây Trung Cộng từ phía nam. Kế đem việc xử dụng cảng Cam Ranh của VN ra để đe dọa Bắc Kinh của VN cũng rất hay, trước sau gì cảng này cũng trở thành cảng quốc tế, nhưng chủ lực vẫn là hải quân Mỹ.Sự hiện diện của Mỹ theo cách nào đó vẫn cần thiết để giữ yên Á Châu như đã từng sảy ra tại Âu Châu sau thế chiến II.

Xét theo cục diện toàn cầu ta đã có thể thấy được hướng bố trí quân Mỹ trên biển cũng như lục địa để làm thế giữ cho thế giới được yên hàn, đồng thời hỗ trợ cho các chính quyền khu vực thuộc chính quyền toàn cầu trong tương lai.

Như thế Ấn ở trong tư thế sẵn sàng đương đầu với cuộc chiến lớn toàn diện với Hán Hoa theo cách của Ấn. Sức Hán Hoa mạnh so với Ấn, nhưng không thể đương đầu với quá nhiều kẻ thù xung quanh Hán được.Tuy vậy, một khi chiến tranh nổ lớn thì các phía đều leo thang chiến tranh bằng hỏa tiễn cũng như nguyên tử giữa ba nước đều có sẵn nguyên tử trong vùng là Pakistan, Ấn Độ cũng như Bắc Kinh.Đạo quân Hackers của cả Ấn lẫn Bắc Kinh đều rất đông đảo, nên chiến tranh trên mạng sẽ là một mặt trận quan trọng trong cuộc chiến lớn lao này. Ai nắm bắt được cơ hội ra tay trước, kẻ đó thắng.

Thực tế thế giới cần trải qua một thảm họa như vậy mới có thể giải giới nguyên tử được.Sau thảm họa nguyên tử do động đất tại Nhật gây ra hồi tháng 3/2011, Đức tuyên bố trong vòng 15 năm tới sẽ không còn nhà máy điện nguyên tử nào hoạt động nữa.Cả thế giới đang đua nhau giải trừ nguyên tử, cho dù ngày nay kỹ thuật nguyên tử đã được cải tiến rất nhiều. Bắc Kinh chính là nơi xuất phát việc cung cấp kỹ thuật nguyên tử, hỏa tiễn đến cho các nước hung đồ, điều này đã được tờ Washington Time chánh thức nêu lên cách nay khoảng 6 tháng, Bắc Triều Tiên, Tiến Sỹ Khan người Pakistan chỉ là một nhánh thuộc mạng lưới cung cấp ấy mà thôi. Cho nên chiến tranh lớn trong vùng Nam Á là tất yếu để giải quyết các bất ổn tồn đọng trên thế giới hầu như tập trung vào vùng này: từ dân số, nguyên tử, khủng bố quốc tế.
 
5.4 – Tranh chấp Biển Đông Nam Á.
 
Bắc kinh tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên 80% vùng biển Đông Nam Á mà Bắc Kinh gọi là vùng biển lưỡi bò phải được xem là mũi tấn công xuống phía nam trên biển nhắm vào VN, phối hợp với mũi tiến công xuống phía nam qua ngả Miến Điện để mở đường đi vào Ấn Độ Dương, đó là hai mũi tiến công chính của Bắc Kinh hiện nay. Để bảo vệ cạnh sườn cho hai mũi tiến công này, Bắc Kinh mở mặt trận phía Pakistan để đe dọa Ấn Độ, tung hải quân đe dọa lực lượng Nhật Bản, Úc cũng như Đại Hàn. Việc Bắc Kinh phái đoàn chiến hạm nổi gồm 11 chiếc thêm vào số tầu ngầm tấn công loại Tống không rõ bao nhiêu (ước tính cũng khoảng 10 chiếc thuộc hạm đội tầu ngầm của Bắc Kinh đi kèm phân đội này) ; việc điều động này nhằm thực tập cho hải quân Hán thực hiện các chiến dịch từ xa để bảo vệ quân Hán trên vùng Biển Đông nếu đụng độ sảy ra.Trong cuộc chiến hải quân nếu sảy ra thì tầu ngầm sẽ là lực lượng chủ lực do Hán Hoa tung ra nhắm đánh lực lượng đối nghịch trong vùng (như Đức trước đây với loại U Boat vậy).

Phía Mỹ cũng phản ứng dữ dội khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á trong hai năm qua.Bắc Kinh tất hiểu rõ là khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển ĐNÁ sẽ gây bất đồng lớn đối với Mỹ cũng như các nước trong vùng. Do thế Bắc kinh chủ trương tương nhượng quyền lợi với Mỹ, song song với việc gia tăng áp lực quân sự chính trị và kinh tế đối với các nước trực tiếp liên hệ để đẩy các nước này đến chỗ phải nói truyện tay đôi với Bắc Kinh, nhằm vô hiệu hóa chủ trương can thiệp bằng ngoại giao có kết hợp với hợp tác quân sự của Mỹ. Trong cuộc cờ này VN là con bài chính yếu.Một khi bóp cổ được VN thì các nước khác trong vùng sẽ mất hướng chống đối.

Trong các năm qua, áp lực của Bắc kinh đối với VN ngày càng gia tăng.Sau khi ép VN ký hiệp ước biên giới trên bộ cũng như trên vịnh Bắc Việt, bây giờ là lúc Bắc Kinh ép VN phải nhượng bộ để tiến tới việc ký kết hiệp ước trên biển nơi được đánh giá là đầy tài nguyên dầu khí. Đây lại là vấn đề sinh tử đối với thế giới cũng như đối với VN, do thế tranh chấp Biển Đông mau chóng trở thành tranh chấp quốc tế.Muốn giải quyết chẳng dễ chút nào.Để so sánh nồng độ chiến tranh leo thang thế nào trong mấy năm qua, chúng ta có thể ước tính năm 2009 chỉ khoảng 10% năm 2010 tăng lên 20%, năm 2011 tăng lên 40%. Như vậy chiến tranh chưa thể sảy ra trong năm nay được vì các phía chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn.

Phía Mỹ mở Hội Thảo về an ninh hàng hải trên vùng Biển Đông với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế cũng như các quan chức chính phủ các nước liên quan.Đại Diện Bắc Kinh đã đưa các dẫn chứng lịch sử không liên tục về vùng biển này để khẳng định là Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi.Quan điểm của Bắc Kinh bị phản đối kịch liệt, cứ y như là các vị tham dự chỉ đến đây để tố cáo Bắc Kinh đã gây bất ổn trong vùng biển này. Ông John Mc Cain Thượng Nghị Sỹ Mỹ nói đến xa lộ 8 làn xe được Bắc Kinh xây dựng tại Miến Điện mà chẳng có xe nào chạy, ngoài chiếc xe duy nhất của ông chạy trên xa lộ đó mà thôi.Ông gián tiếp tố cáo Bắc Kinh xâm lăng bằng di dân và chiếm đoạt tài nguyên các nước, đồng thời chuẩn bị chiến tranh.

 
Xin lưu ý là, các phía không thể tự ý muốn phát khởi chiến tranh tùy tiện theo ý nghĩ chủ quan của mình được.Trước khi khởi chiến, các phía liên can còn phải trải qua nhiều bước can gián của quốc tế song song với việc gia tăng áp lực của mỗi phía lên phía kia. Về phương diện lý thuyết chiến tranh hiện đại kết hợp với chính trị, cách nay trên 40 năm đã được các học giả Mỹ xem xét tỷ mỷ và đưa ra kết luận thường gồm trên 30 step (chuyên môn gọi là Rungs tức là bậc thang) khác nhau kể từ khi bất đồng phát sinh cho đến khi hai phía lâm chiến. Tranh chấp thế giới hiện nay không đơn giản chỉ là tranh chấp song phương mà là trên quy mô toàn cầu, nên thế giới vẫn tìm cách giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.

Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội mới hôm qua đều ngỏ ý muốn giải quyết trong ôn hòa.Việc này ngay tức khắc đặt ra vấn đề liên quan đến Hội Nghi Quốc Tế về vùng biển Đông Nam Á nhằm tìm cách phân chia quyền lợi hài hòa cho các bên liên quan.. Tạp chí Time số June-27 trích dẫn các cuộc xuống đường của người dân VN trong nước nổi lên chống Hán Hoa, song song với lập trường có vẻ cứng rắn hơn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Bắc Kinh khi thực tập bắn đạn thật trên vùng biển tranh chấp, đã trưng dẫn một bản đồ được cho biết là đề nghị của LHQ theo nguồn tin của CIA theo đó VN được hưởng phần phía đông của Trường Sa đến phía nam Hoàng Xa ước lượng khoảng 35% lãnh thổ trên biển. Phi hưởng phần phía tây Trường Sa đến phía tây nam Hoàng Sa, khoảng 25% lãnh thổ, Bắc kinh và Đài Loan được hưởng phần lãnh hải phía bắc Hoàng Sa, Bắc Kinh hưởng phần phía tây bắc Hoàng Sa đến một phần vịnh Bắc Bộ, Đài Loan phần phía đông bắc Hoàng Sa.Theo đề nghị này, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei đều có phần lãnh hải trong vùng biển Đông Nam Á.

Điều này giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lồng lộn trong việc đòi chủ quyền 80% vùng biển ĐNÁ. Sau khi hùng hổ tưởng như muốn ăn tươi nuốt sống VN cùng các nước khác trong vùng, Bắc Kinh nay thấy hố nên tạm lui binh để vớt vát thể diện. Các diễn biến trong vài tháng qua cho thấy, Bắc Kinh hầu như chẳng thống nhất chủ trương gì cả, trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Điều này cho thấy thực trạng sức mạnh của Đảng CS Bắc Kinh đang bị sói mòn như thế nào.Xem ra Hồ Cẩm Đào đang buông lỏng quyền lãnh đạo trong lúc chờ cho Tập Cẩm Bình lên thay thế trong vai trò Tổng Bí Thư Đảng CS Tầu. Sau bẽ bàng đó, Bắc Kinh chủ trương tiếp tục chính sách bẻ đũa từng chiếc một bằng cách nói truyện hòa hoãn bằng đường lối ngoại giao với VN, Hà Nội dĩ nhiên phải đáp ứng.Hai phía đã đồng ý thảo luận nhằm tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp Biển ĐNÁ

Một số người không am hiểu chính trị thế giới nên vội lên tiếng đả kích Hà Nội là nhu nhược khi nói truyện với Bắc Kinh.Thực ra Hà Nội đã hành động đúng theo quy tắc hành xử trong quan hệ quốc tế. Vấn đề quan trọng không nằm trong quyết định nói truyện song phương, mà là chính nội dung các vấn đề mà Hà Nội đặt ra với đối phương, cũng như lập trường kiên định của VN trước các vấn đề nền tảng bất khả tranh cãi đó. Đánh giá Hà Nội phải dựa trên nội dung cùng cách thức Hà Nội tiến hành thương thuyết với Bắc Kinh. Cần nắm vững điều sau đây: "cho dù ai cũng biết là cuộc thương thuyết sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng thương thuyết vẫn là sự chọn lựa khôn ngoan trong khi chờ cho tình hình diễn biến trong thực tế".
 
Nhiều bài học lịch sử đã qua để Hà Nội rút tỉa kinh nghiệm:
 
a - Vấn đề Biển Đông là vấn đề đa phương chứ không phải là song phương, nên Hà Nội cần hiểu rẳng cuộc thương thuyết giữa hai phía chỉ là một mảng nhỏ của cục diện toàn cầu mà thôi.Chiến tranh lớn mới giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề thế giới trong đó có vấn đề Biển Đông.

b - Vấn đề Biển Đông thực tế đã được quốc tế hóa, được thế giới hỗ trợ bằng các cuộc hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, bằng nghị quyết của Quốc Hội Mỹ lên án Trung Cộng xử dụng tầu hải quân cùng tầu hải giám trong vùng Biển Đông.Mặc dù Nghị Quyết này không phải là Luật, nhưng cũng cho thấy Quốc Hội Mỹ muốn nhìn thấy các phía giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết.

c – Nắm vững đề nghị của LHQ đã được tờ Time đăng tải.Việc này thật không vô tình, việc đăng tải này nhằm hỗ trợ cho các nước ĐNÁ nói truyện tay đôi với Bắc Kinh trong khi chờ cho tình hình diễn biến. Cần lưu ý là: thơ do Phạm Văn Đồng ký cho Bắc Kinh năm 1958 hoàn toàn không có căn bản pháp lý chiếu theo công pháp quốc tế hiện hành. Cũng năm này khá nhiều lính Tầu giả dạng ngư dân đã bị Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt tại Hoàng Sa khi chũng xâm nhập các hòn đảo này, đó là cuộc chiến Hoàng Sa năm 1958 như vậy thơ của Phạm Văn Đồng cũng như Ung Văn Khiêm ký với Bắc Kinh là vô nghĩa.

d – Cần lưu ý vấn đề Biển Đông hôm nay cần được nhìn trên căn bản mới. Trong mọi văn bản chánh thức VN cũng như các nước ĐNÁ chỉ xử dụng từ ngữ duy nhất là: Biển Đông Nam Á; gạt bỏ hẳn từ ngữ Biển Nam Trung Hoa do sự ngộ nhận của các nhà hàng hải Âu Châu trong thế kỷ 16 khi thám hiểm vùng đất này.Danh có chính thì ngôn mới thuận là vậy.Một khi ĐNÁ xử dụng tên gọi này, chắc chắn sẽ được thế giới đồng tình.

e – Cần lưu ý là đừng bao giờ để vấp ngã như kiểu hội nghị Thành Đô năm 1990. Khi ấy các cấp lánh đạo ĐCS Hà Nội bồng bế nhau qua dự hội nghị mà không hề chuẩn bị Agenda cho Hội Nghị, cuối cùng trúng kế do Tầu dương ra (những người này đáng tội nặng). Tình hình nay đã thay đổi rất nhiều, cả thế giới quay lưng lại với Tầu, trong khi năm 1990 cả thế giới đứng sau Tầu.Vấn đề lãnh hải trên Biển Đông Nam Á (gọi tắt là Biển Đông) là vấn đề quốc tế, VN không có thẩm quyền pháp lý để bàn luận tay đôi với Bắc Kinh. Đây không phải là vấn đề biên giới trên bộ hay vịnh Bắc Bộ để Hà Nội có thể thỏa hiệp cho dù VN bị thiệt do sức ép từ Bắc Kinh.Cần đặc biệt lưu tâm: "sẵn sàng xử dụng vũ lực để lấy lại chủ quyền trên biển là lãnh thổ hợp pháp được thế giới công nhận theo Luật Biển được LHQ thông qua năm 1982".Bắc Kinh đang cố tình mô tả cứ y như rằng VN đã đồng thuận với Bắc Kinh để lung lạc tinh thần dân Việt quay lại chống giới cầm quyền Hà Nội hiện nay.

Xin tất cả hãy nhớ, mọi toan tính từ Hà Nội vẫn không thể đi ngược lại với các toan tính của quyền lực được.Cho nên chẳng có giải pháp nào có giá trị dựa trên thỏa hiệp tay đôi theo chủ trương của Bắc Kinh có giá trị thi hành cả. Bản đồ do LHQ đưa ra là định hướng để các bên có bổn phận phải thi hành.Tuy vậy, nếu khéo tranh thủ dư luận thế giới cũng như biết cách thực thi các chính sách để củng cố vai trò của VN trong lâu dài thì tỷ lệ trong thực tế của VN đối với Biển Đông Nam Á sẽ tăng lên đến 50% như đã trình bày trên Diễn Đàn Dân Chủ với Nguyễn Đình Toàn.

Câu hỏi mà nhiều người âu lo là: liệu Mỹ có can thiệp giúp VN một khi Bắc Kinh tung quân đánh VN để gây sức ép buộc VN phải ký kết thỏa hiệp phân chia thềm lục địa hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào thời điểm, cũng như quy mô mở rộng chiến tranh đến đâu.Do thế trong giới hạn hẹp và chưa đúng lúc, Mỹ sẽ không can thiệp, Mỹ vẫn chủ trương giải quyết trong hòa bình và thương thảo giữa các phía liên quan. Nhưng khi chiến cuộc leo thang đến mức độ nào đó bắt buộc Mỹ cũng như các nước khác phải can dự.Do thế, nếu không thấy thế giới can thiệp bằng quân sự như mong đợi của nhiều người, xin cứ bình tĩnh.Vì chiến tranh này là chiến tranh cực lớn, thế giới gọi là thế chiến III hay Apocalypse hay ngày tận thế cũng đúng thôi; vấn đề biển Đông chỉ là một trong nhiều mặt trận, trong đó chúng ta phải tham dự theo cách riêng của mình.

Nhà cầm quyền Hà Nội về mặt chánh thức đại diện cho quyền lợi của VN trong mọi hội nghị quốc tế cũng như các chính sách đường lối nhằm bảo vệ độc lập cho nước nhà.Trong quá khứ Đảng CSVN đã phạm quá nhiều sai lầm chết người như công hàm do Phạm Văn Đồng ký với Bắc Kinh, hay hội nghị Thành Đô năm 1990 là cụ thể. Các hành động như vậy phải được coi là hành động bán nước để lại tiếng dơ muôn đời như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống khi xưa.Quyền lực toàn cầu giàn dựng để Mao tiến hành thao túng VN trong suốt trên 60 năm mới chỉ là một trong nhiều yếu tố mà thôi. CSVN không nhất thiết phải đâm đầu ký công hàm như Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 hay mù quáng đến dự hội nghị Thành Đô năm 1990. Phạm Quang Cơ là người khôn ngoan, các đám Tổng Bí Thư như kiểu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đều là những người đắc tội với tổ quốc. Nhưng bây giờ không phải lúc lên án truyện cũ, thế hệ lãnh đạo CSVN hiện nay lúc đó còn quá nhỏ cấp bậc nên có rất ít trách nhiệm về các sai lầm đã qua, nhưng họ phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trước đất nước cùng dân tộc trong điều kiện Bắc Kinh đã tung nanh vuốt quấn chặt lấy con mồi VN.

Do thế, khi nói đến đoàn kết, người Việt còn tấm lòng với tiền đồ dân tộc cần biết thật rõ là: "đoàn kết với ai, trên vấn đề gì".Việc này không dễ biết cụ thể tỏ tường trong mặt trận tình báo gài người khắp nơi trong nước cũng như hải ngoại.

Hội Nghị an ninh hàng hải Biển Đông cho thấy,Hà Nội hoàn toàn không biết vận động dư luận thế giới.Nhiều vấn đề liên quan, nhưng quan trọng nhất chính là các cấp cán bộ CS trong nước vẫn chưa dám khẳng định lập trường chống Tầu khi tình hình chưa đủ chin mùi. Họ tỏ ra thực tiễn của kẻ bàng quan trước vận mệnh đất nước.Những vị nằm ngoài chính quyền cũng như hải ngoại làm công việc vận động dư luận thế giới thuận tiện và hữu hiệu hơn người Việt trong nước.Nhưng người hải ngoại cần biết vận động dư luận quốc tế hoặc cần biết xử dụng các chiêu thức đặc biệt để tranh thủ quyền lực toàn cầu ở cấp cao.Việc này không dễ, nhưng nếu biết cách ta vẫn có thể tác động theo cách riêng của ta.

Đoàn kết trong ngoài là rất mực cần thiết để thống nhất sức mạnh chống kẻ thù chung của cả dân tộc cũng như của nhân loại, như lời Đức Cha Hợp địa phận Vinh mới đây trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do.Việc này thực ra cũng chỉ một số bộ phận tinh anh người Việt mới thực sự biết đoàn kết với ai và như thế nào mà thôi, quần chúng sẽ rất khó hiểu được cụ thể diễn biến bên trong hậu trường chính trị toàn cầu, trong đó VN chỉ là một mảng nhỏ, nhưng là mảng nhỏ rất quan trọng.

Một lần nữa, đất nước lại trải qua cuộc chiến hiệp ba kể từ năm 1946 đến nay.Các chế độ CS VN, Hán Hoa hay VNCH thực ra cũng chỉ là công cụ do quyền lực toàn cầu nặn ra tùy theo nhu cầu mỗi lúc khác nhau.Với quyền lực toàn cầu, ai cai trị ở Bắc Kinh hay Hà Nội chả quan trọng. Kịch bản đã viết và giàn dựng như vậy, các phía phải thi hành.Bắc Kinh vẫn tưởng mình là người chơi cờ, thực ra cũng chỉ là con rối.Nhưng trước Công Pháp Quốc Tế, mọi sự phải được sắp xếp đúng theo thủ tục trong chiến tranh cũng như hòa bình để xây dựng một khung pháp lý để các phía thi hành sau này. Ta gọi đó là sự giàn dựng (Scenario, hay Conspiracy cũng đúng thôi).

Cho nên tất yếu ta phải quyết liệt đi vào cuộc chiến tranh hiệp III này một cách thật tỉnh táo và đầy trí tuệ.Thế giới họ trọng ta là ở chỗ đó, những ai ở trong nước được chọn để thi hành những kế khác nhau, cứ việc thi hành bất chấp các chống đối đến từ bất cứ đâu. Bắc Kinh thực tế ngày càng sa lầy ngay trong mưu kế của mình.Quyền lực họ cho được thì họ lấy lại được, đơn giản vì cho mà anh không biết đem lại phúc lợi cho người dân nước anh cũng như cho con người nói chung.Tất cả những diễn biến đã qua cho thấy Bắc Kinh đã hoàn toàn không chấp nhận cách hành xử của người văn minh và cũng không thể tự quản trị đất nước Hán Hoa được, cho nên Hán Hoa có bị phân rã làm nhiều mảnh quả là đúng với thực trạng của xã hội Hán Hoa.

Phần trên có nói đến nấc thang chiến tranh (tiếng Anh là Rungs theo thuật ngữ chuyên môn).Đối với các nhà nghiên cứu, khi xem xét một cuộc chiến đơn lẻ thường phải trải qua khoảng 32 rungs (nếu tôi nhớ không lầm, vì học lâu quá rồi, đã hơn 40 năm).Nhưng cuộc chiến ở một vùng nào đó chỉ là một phần của chiến tranh rộng lớn hơn nên nấc thang chiến tranh khu vực lại lệ thuộc vào nấc thang chiến tranh toàn cầu. Do thế, người quan sát phải biết nhìn toàn cảnh để biết vùng nào sãn sàng cho chiến tranh, vùng nào chưa sẵn sàng, nên phải chờ cho cuộc chiến lớn nổ ra trên căn bản toàn diện. Trên căn bản đó, nếu ta đánh giá là thế giới chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn, nếu một khi chiến tranh nhỏ cấp vùng sảy ra (như Irak, hay Afghanistan chẳng hạn), ta tính toán được ngay mục tiêu cùng các hệ lụy của cuộc chiến khu vực đó, ý đồ chiến lược của cuộc chiến đó, cùng các đối sách của các phía liên quan.

Lịch sử VN cận đại cần được thẩm định lại toàn diện trên nền tảng mới, theo đó mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta đã bị đẩy vào chiến tranh đầy phức tạp trong suốt thế kỷ 20.Thực ra chúng ta CS cũng như VNCH, chả có quyền hành gì thực tế cả, tất cả bị đẩy vào vòng xoáy của lịch sử toàn cầu. Nhìn trong nghĩa hẹp thì rõ ràng đó là chiến tranh giữa người Việt với người Việt.Vì các cuộc chiến đó nên Bắc Kinh đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để xâm lăng chúng ta trong suốt thời gian dài kể từ năm 1945 đến nay.Nhìn trong toàn cảnh của cục diện toàn cầu, chiến tranh hiệp III này sẽ giải quyết một lần mọi tồn đọng của lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh giữa Việt với Hán.

Cánh cửa lớn của lịch sử hàng ngàn năm mới mở ra một lần là vậy.Đây là vận hội để cả dân tộc ta biết chọn lựa hướng đi phù hợp với đà tiến hóa của lịch sử nhân loại, gạt hẳn ra ngoài mọi tàn tích của nọc độc Hán đã cố tình gài vào lòng dân ta để biến ta thành nô lệ cho Hán.Những ai có duyên được đi vào vận hội lịch sử ngàn năm này dường như đang xuất hiện từ từ.

Trong điều kiện hiện nay khi đất nước tiến vào cuộc chiến tranh hiệp ba với kẻ thù đích thực truyền kiếp của nòi Việt.Khác hẳn với hai cuộc chiến trước đây, cuộc chiến này ta toàn quyền quyết định về vận mạng của dân tộc trong hướng đi chung của thế giới; cho nên ta cần đoàn kết một lòng đánh trả kẻ thù truyền kiếp là Hán, các vấn đề khác sẽ được giải quyết sau này khi chiến tranh chấm dứt (cũng chẳng còn lâu nữa đâu).

Đối với những ai còn nghi ngờ, xin hãy cứ xem cách thức Hoa Kỳ tiếp cận toàn vùng cũng đủ thấy chủ trương chiến lược cũng như cung cách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi toàn diện so với thời chiến tranh lạnh (báo chí VNCH đã từng gọi ông Bunker Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn là Toàn Quyền).Ngày nay Mỹ chủ yếu dựa vào thuyết phục, giải thích chứ không áp đặt. Nhà cầm quyền nào trong vùng không đủ nhận thức để nhìn thấy các thay đổi căn bản đó, vẫn không chịu thay đổi thì phương pháp thuyết phục có thể khác hơn như tại Ai Cập hay Libya là cụ thể.Ngay cả trong trường hợp như vậy mọi việc cũng phải diễn biến theo đúng luật pháp quốc tế như qua LHQ (như tại Lybia với nghị quyết 1973 của LHQ), hoặc nhân dân đứng lên lật đổ như tại Ai Cập, Tunisia, Yemen, sắp tới đây là Syria và cả Iran).

Thế lực do tình báo Bắc Kinh dăng mắc trong nước lẫn hải ngoại là một thực tế hiển nhiên. Các nhóm tình báo văn hóa, truyền thông, tổ chức tội ác, tình báo thương mại, tài chánh vẫn luôn xử dụng các chiêu thức để đánh lạc hướng hoặc lung lạc tinh thần người Việt chủ yếu bằng cách phao tin đồn nhảm, tuyên truyền xám, mạ lỵ người khác để làm mất đoàn kết trong người Việt nói chung.Chúng sẽ thất bại vì lực lãnh đạo cuộc chiến này vẫn lặn sâu nên kẻ thù chẳng thể biết được.Dĩ nhiên mặt nổi vẫn là Đảng CS cũng như nhà cầm quyền trong nước trong mọi quan hệ quốc tế.

Như đã trình bày trên, tranh chấp Biển Đông là vấn đề quốc tế, chẳng bao giờ là vấn đề song phương như Hán nghĩ.Không một thỏa hiệp song phương nào ký kết giữa Hán với bất cứ nước nào có giá trị thi hành; tất cả chỉ là chiêu thức ngoại giao của Hán để trưng dẫn trong các hội nghị quốc tế sau này mà thôi.Đảng CSVN phải ý thức thật rõ điều này.Sai một ly đi một dặm là vậy, nếu không sẽ trúng kế do Hán dăng ra ngay lập tức.

Nhưng cứ thương thuyết, nếu không sẽ trúng kế Hán, ta không tranh thủ được dư luận quốc tế, Hán sẽ tố ta cứ khăng khăng chủ chiến.Nhưng thảo luận - chứ chưa phải thương thuyết, chủ yếu là thăm dò và làm sáng tỏ lập trường và quan điểm của ta trước dư luận thế giới - cần dựa trên một số định hướng căn bản như sau:

- Nắm vững nguyên tắc nhất lý nhì lỳ trong thảo luận với Hán.Kỹ thuật thương thuyết này cần được nghiên cứu học tập thật kỹ lưỡng đối với đoàn VN tham gia thảo luận với Hán về hồ sơ Biển Đông.Cần nhớ là thảo luận để chờ cho tình hình diễn biến cụ thể trong vài năm tới đây.
- Nắm vững định hướng do bản đồ do LHQ đề nghị, được coi là khung chánh thức sẽ được thi hành trong tương lai tới đây. Không nước nào cãi được đâu.
- Nắm vững nguyên tắc ứng xử tại Biển Đông (DOC) đã được các bên liên quan chấp nhận.
- Nắm vững Luật Biển 1982 của LHQ được các bên thông qua.Đó là Luật Quốc Tế hiện hành, cho dù bất cứ ai ký hay không ký vào Công Ước này, họ vẫn thi hành trong thực tế.
- Nắm vững nguyên tắc thương thuyết trong thế mạnh.Đàm đàm-đánh đánh. Trong khi nói truyện luôn đề cao cảnh giác với các nhóm tình báo của Bắc Kinh trong nước, quân đội cần sẵn sàng bảo vệ đất nước cũng như tham gia vào cuộc chiến lớn trên quy mô toàn cầu.Trong nước cần kín đáo mở rộng hợp tác với hải ngoại để tranh thủ dư luận thế giới.Nên khiển trách nặng nề Đoàn VN tham gia hội thảo an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Washington DC mới đây, tin cho hay đoàn này đã dùng nĩa gõ vào thành ly để phản đối bài phát biểu của ai đó.Hành động như vậy là thiếu văn minh làm nhục quốc thể nhất là đối với nhà ngoại giao hoặc đại diện chính phủ.Thế giới họ đánh giá kỹ lắm đấy.
 
6 – Các hình thái chiến tranh khác.
 
Chiến tranh nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo sảy ra giữa ba anh có đủ loại đồ chơi này là truyện phải xét đến, vì khi chiến tranh leo thang các phía không thể tự chế được nữa; nhất là Hán Hoa cũng như Pakistan đều là các thế lực có truyền thống hành động bất chấp luật lệ quốc tế. Do thế, ta cần xét đến các bất ổn khác cũng có thể dẫn đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện.

Các học giả Phương Tây trước đây luôn nói đến ngày tận thế, 21-12-2012 theo Maya, Cựu Ước, cũng như theo Dịch Lý khi mặt trời đi vào giữa giải ngân hà.Theo Maya chỉ duy nhất một cuốn sách còn sót lại hiện để tại hạt Bavaria/Đức (lại Hội Kín nữa rồi) thì ngày đó chỉ sảy ra mỗi 26,000 năm.Maya cho biết thế giới chuyển qua một đại chu kỳ mới chứ không nhất thiết là ngày cuối cùng của trái đất như phim ảnh Hollywood cố tình thổi phồng lên để gây chú ý dư luận (như phim The Last Day of the World).

Nhưng quả thực thế giới đang trải qua một khúc rẽ mới để chấm dứt văn minh cũ, chuyển sang văn minh mới đối với loài người.Đó là một việc mà loài người này chưa hề trải qua bất cứ kinh nghiệm nào.

Văn minh cũ đã để lại đầy mâu thuẫn cùng bất trắc do tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia, chủng tộc với khối tài nguyên thiên nhiên do mỗi nước chiếm cứ làm của riêng của mình (như hầm mỏ hay Bắc Cực cũng như Nam Cực là cụ thể), trình độ khoa học kỹ thuật mỗi nước khác nhau cho nên chiến tranh liên miên chẳng thể giải quyết được. Không giải quyết đến nơi đến chốn, loài người kể như tuyệt vong; có thể chấm dứt hẳn văn minh này để đưa trái đất trở lại với chu kỳ lạnh, để mở đầu cho văn minh mới sẽ hình thành trong vài trăm ngàn năm tới chăng. Do thế, thế giới cần cấp bách cần thống nhất về một mối, chấm dứt chủ nghĩa quốc gia, đặt mọi loại tài nguyên trong quyền điều tiết của Quyền Lực Toàn Cầu Mới, bao gồm chính quyền đại diện cho các khu vực địa lý văn hóa chủng tộc khác nhau.Như vậy thể hiện sự hợp nhất Đông/Tây để cứu trái đất này, văn minh này.Mọi thế lực chống đối cần phải bị dẹp tan, chính nghĩa nhân loại là vậy.

Bà Hillary Clinton trả lời phỏng vấn của Jeffrey Goldberg trên tạp chí Atlantis khi nhắc đến chủ nghĩa thực dụng kiểu von Bishmack nước Đức thế kỷ 19 để so sánh với chủ nghĩa thực dụng Tầu hiện đang theo là có ý muốn nhấn mạnh một cách khéo léo đến lý tưởng mà nước Mỹ noi theo trong mục đích thống nhất loài người hiện nay.Bà Clinton rõ ràng cho biết là trong thời gian dài đã qua, Mỹ là quốc gia đã không theo chủ nghĩa thực dụng trong chính trị mà đeo đuổi lý tưởng vì nhân loại. Do thế, Mỹ đã đứng lên dẹp chủ nghĩa thực dân Âu Châu cổ, chủ nghĩa bành trướng Đại Nga, nay dẹp chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc cùng Hồi Giáo cực đoan cũng là rất chính đáng.Điều này khiến cho các thế lực thù nghịch nhắm đánh Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ cùng theo đuổi chủ trương Toàn Cầu Hóa. Do thế, ta cần xem xét đến các hình thái chiến tranh khác nhau do các thế lực chủ trương phá hoại thế giới cố tình gây ra trong tương lai tới đây.

Chiến tranh khủng bố quốc tế

Osama bin Laden bị hạ sát mới đây tại Abbottabat, người kế vị là Ilyas Kashmiri cũng bị máy bay mỹ hạ sát sau đó hôm 1 tháng 6-2011.Các cuộc tấn công này sảy ra song song với việc NATO cũng như CIA đứng sau các cao trào đòi dân chủ thuộc thế giới Hồi Giáo Bắc Phi-Trung Đông.Syria xuống đường đã hơn tháng nay, Assad đã huy động quân đội đàn áp lực lượng biểu tình thuộc đa số Suni chiếm 70% dân số Syria trong khi giới cai trị thuộc dòng Assad chỉ là một bộ tộc nhỏ chiếm 10% dân số Syria. Số dân bị quân đội Syria bắn chết đã lên đến trên một ngàn, căng thẳng giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng.Việc này cho thấy tại sao trong 42 năm qua, Thổ lại ủng hộ phe Assad cai trị đa số theo Suni cùng gốc tôn giáo với đa số người Thổ Nhĩ Kỳ. Giải thích việc này bằng cách nhìn xem tình hình tại Irak khi Sadam Hussein gốc Suni lãnh đạo nước Irak mà đa số dân gồm 60% lại theo hệ phái Shia song hành với dòng Assad tại Syria.

Nay là lúc cần lật đổ Assad sau khi phái Shia tại Irak được củng cố để giữ sự quân bình trong vùng.Mặt khác giải quyết vấn đề Syria thì mới giải quyết vấn đề Palestine với Do Thái được; cho dù điều này sẽ đụng với Iran là nước ở xa nhưng hỗ trợ Assad để thêm vây cánh. Iran tự biết là làn sóng chống đối đang lan rộng trong vùng.Iran cũng đang phải đối diện với cao trào du kích chiến, bất ổn chính trị cũng như kinh tế, trong khi Tầu không thể giúp được nhiều vì biện pháp cấm vận của Phương tây đối với Iran. (Iran còn đang phải chờ Tầu mở đường vào Pakistan thì mới vô Iran được) Iran tất phải nghĩ đến kế trực tiếp tấn công vào quyền lợi của Mỹ trong vùng cũng như ngay cả nước Mỹ hoặc Âu Châu; nếu không làm gấp, chế độ giáo trị Iran sẽ bị dân chúng nổi lên lật đổ.Iran mới tuần rồi đã thực hiện cuộc họp của các tổ chức khủng bố quốc tế, đã cho thử hỏa tiễn tầm trung.Tình hình khủng bố quốc tế có nhiều khả năng leo thang trong thời gian sắp tới đây, điều này cũng phù hợp với chủ trương của Hán Hoa khi Bắc Kinh đang bị vây khốn nhiều mặt.

Nếu tiện nghi dầu khí của Ả Rập Seoud bị khủng bố đánh thì sao, thảm họa môi sinh sẽ khủng khiếp đối với thế giới, giá dầu thô sẽ tăng lên 250 dollars ngay tức thì.Các tiện nghi dầu khí trong vùng rất khó bảo vệ, một khi sảy ra sẽ đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện.

- Cyber War

Chiến tranh trên mạng là dặc trưng của chiến tranh hiện đại, phát sinh khi toàn thể xã hội loài người phụ thuộc vào kỹ thuật IT (Information Technology) .Tương quan giữa nước có kỹ thuật thật cao với nước có kỹ thuật thấp thực chẳng rõ ràng để khẳng định vị thế bất khả chiến bại của quốc gia có kỹ thuật cao; khi một hacker nào đó do cơ may xâm nhập vào hệ thống chỉ huy điều hành của bất cứ nước nào để gây sáo trộn trong toàn hệ thống xã hội của nước đó, khiến nước đó phải đối diện với sự tan rã.Sự tan rã của một nước sẽ lan sang nước khác dẫn đến sự tan rã của toàn cầu.

Hán Hoa, Nga, là hai quốc gia hàng đầu xây dựng đội ngũ hackers rộng lớn đến mấy trăm ngàn người chuyên nghiệp cũng như tài tử để tìm cách xâm nhập vào mọi hệ thống của các nước Âu Mỹ để lung sục những thông tin nhạy bén về kỹ thuật tài chánh, quân sự, tình báo.Ai có những khám phá tin tức có giá trị đều được thưởng công cụ thể.Tầu có ba trung tâm chuyên đào tạo hackers, tạo thành 8 trung tâm đào tạo gián điệp tại các viện đại học cũng như các trường quân sự cùng tình báo cao cấp.Nga cũng có đội ngũ hackers lên đến cả trăm ngàn.Ấn Độ, Brazil đều có đào tạo một số tuy không lớn như Tầu hay Nga.

Đội ngũ Hackers nay trở thành một đạo quân kết hợp dân sự với quân sự, cũng đủ mọi chiêu thức: công cũng như thủ nhắm đánh đối phương mọi lúc mọi nơi.Bộ QP Mỹ đã cho thành lập Cyber-Com do vị Tướng bốn sao chỉ huy, có nhiệm vụ phòng vệ các hạ tầng cơ sở trong ngoài nước Mỹ. Cyber.Com có nhiệm vụ tấn công vào các cơ sở đối phương bằng kỹ thuật điện toán, cũng như xử dụng cả hỏa tiễn hoặc các phương tiện chiến tranh khác nhắm đánh trực tiếp vào đối phương nơi xuất phát các đợt tấn công vào hạ tầng của Mỹ.

Việc hackers Tầu xâm nhập vào các trang mạng của chính quyền, các công ty kỹ thuật cao hay công ty tài chánh Mỹ cũng như Âu Châu, Nhật Bản là điều ai cũng biết.Cụ thể mới tháng trước Sony, nhiều Cty Mỹ, trang mạng của Thượng Viện kể cả CIA đã bị hackers Tầu xâm nhập.Mới tuần rồi, sảy ra cuộc chiến giữa hai đội quân hackers với nhau, phía nọ tố là biết được địa chỉ E mail cùng số điện thoại và địa chỉ của phía kia. Như vậy chiến tranh trên mạng được coi là sát thủ vô hình và là chủ lực quân của Tầu.

Ông Leon Paneta trong buổi điều trần để được chuẩn thuận làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay Ông Robert Gates đã cảnh báo là: "một coup Trân Châu Cảng thứ hai sẽ sảy ra là chắc chắn" Vậy ai tung ra coup này nếu không phải là Tầu kết hợp với khủng bố quốc tế Ông Obama đã ký lệnh cho quyền các tư lệnh chiến trường được phép trả đũa bằng mọi phương tiện chiến tranh. Tầu cũng như khủng bố quốc tế tự cho mình cái quyền được xử dụng mọi cách để đánh bại đối phương, lý do để biện minh là dựa vào lịch sử cũng như quyền sống của dân Tầu mà theo đám lãnh đạo Đảng CS Tầu là đã bị Phương Tây tước mất quyền được sống cho ra người trong suốt mấy thế kỷ qua.

Điều mà các nhà quân sự gọi là Cyber War bao gồm khái niệm rộng, hackers chỉ mới là một mũi tiến công mà thôi.Chiến tranh giữa các phía nay mở rộng trên không gian nhằm bắn hạ vệ tinh đối phương, cả Tầu lẫn Mỹ đều đã từng biểu diễn bắn hạ vệ tinh của mình bằng hỏa tiễn trên mặt đất.Hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn cũng là một dạng Cyber War.Nhưng quan trọng hơn hết chính là xử dụng hackers đánh sập các cơ sở hạ tầng của đối phương như điện nước, hệ thống cấp khí đốt, ngân hàng, vận chuyển.Do thế an ninh mạng được coi là cực kỳ quan trọng hiện nay.

Câu hỏi quan trọng được đặt ra: đâu là giới hạn để một quốc gia tuyên chiến với nước khác khi bị tấn công trên mạng điện toán, ở mức độ nào được coi là tấn công toàn diện kiểu Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 như lời Ông Leon Paneta nói với Quốc Hội. Mặc dù sẽ không bao giờ có lời giải thích chính thức đối với hai cầu hỏi này, nhưng một khi cuộc tấn công toàn diện vào hạ tầng cơ sở của Mỹ hoặc bất cứ đồng minh nào của Mỹ sảy ra thì nước Mỹ tự coi là đã bị tấn công phủ đầu. Khi đó cả guồng máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ cũng như thế giới sẽ hoạt động trả đũa ngay tức khắc nhắm vào các mục tiêu đã được định sẵn như hồi chiến tranh lạnh trong cao điểm.Chiến tranh toàn diện trên quy mô toàn cầu sẽ không thể ngăn chặn được cho đến khi một trong hai bên bị tiêu diệt hặc cả hai bên đều bị thiệt hại.

Xin hãy giả định thế này: nếu Mỹ hay đồng minh chiến lược của Mỹ bị đánh khủng bố kiểu 9-11 kết hợp với Cyber War ngay cả trong một phạm vi giới hạn, vì lý do an ninh cả hệ thống sẽ bị cắt, điều này sẽ chấm dứt mọi trao đổi đi lại trên phạm vi toàn cầu ngay tức thì. Khi ấy điện nước, điện thoại, internet, cell phone đều bị cắt hết.Cả thế giới này sẽ bị loạn chẳng phân biệt nước nào, chém giết sẽ lan tràn khi các lực lượng an ninh không thể đủ sức để ngăn chặn kiểm soát các cuộc bạo loạn trong quần chúng.Các quốc gia sẽ  tung quân đánh các đối thủ bằng đủ loại vũ khí tàn sát trên quy mô lớn như hỏa tiễn liên lục địa hoặc vũ khí nguyên tử.Sự việc chỉ cần sảy ra một vài tuần cũng đủ đưa cả nhân loại vào thời kỳ tận thế, đó chính là cảnh báo được các học giả Mỹ nhắc đến trong các năm sau này.Cho nên Cyber War là yếu tố dễ đẩy nhân loại vào thời kỳ tận thế là vậy.Tiếc thay quá nhiều tác nhân khiến cho Cyber War dễ dàng sảy ra, hiện nhận loại có rất ít khả năng để ngăn chặn hữu hiệu, vì quá nhiều nhóm hackers nằm ngoài quyền kiểm soát của chính quyền.

- Chống lại các tổ chức ma túy cũng như tội ác toàn cầu.

Osama bin-laden với tài sản được gia đình phân chia cho chưa tới 200 triệu dollars mà có thể mua được cả nước Afghanistan dưới chế độ Taliban cũng đủ cho thấy việc các tổ chức tội ác quốc tế có thể thao túng các nhà nước bị thất bại để phục vụ cho nhu cầu của chúng như thế nào và hậu quả sẽ ra sao đối với thế giới trong tương lai khi doanh thu do buôn lậu ma túy các loại hàng năm lên đến cả trăm tỷ dollars. Số tiền quá lớn này làm mờ mắt nhiều nhà độc tài, các tổ chức tội ác quốc tế đó nay đã len lỏi vào các cơ quan chính phủ ở cấp cao nhất tại nhiều quốc gia, khiến cho nhiều quốc gia trở nên bất ổn chính trị vì  bị các tổ chức tội ác thao túng ở phía sau.Nam Mỹ là điển hình cho hàng loạt xã hội bị thất bại mặc dù không phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu như tại Á Châu.

Hiện không ai có thể biết chắc chắn trong việc trao đổi các thông tin nhạy bén đối với một số nước Nam Mỹ mà có thể bảo đảm được bí mật, vì chả ai biết thật rõ giới chức đó liên hệ thế nào với các tổ chức ma túy quốc tế.

Thành công trong việc chống cây thẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thập kỳ 1960 đã không thành công đối với Nam Mỹ, như tại Colombia các băng đảng ma túy khét tiếng kiểm soát việc sản xuất tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu. Bất ổn chính trị do các xã hội Nam Mỹ được tổ chức theo mô hình xã hội nông nghiệp-bảo thủ-Thiên Chúa Giáo chỉ mới là một phần của sự trì trệ của xã hội Nam Mỹ mà thôi, phần kia do các băng đảng ma túy quốc tế tác động.

Việc giải quyết không dễ khi chính phủ các nước đó đã bị các băng đảng ma túy xâm nhập từ quá lâu rồi. Cụ thể như tại Mễ Tây Cơ, tại các bang tiếp giáp với biên giới Mỹ là nơi trung chuyển ma túy sang thị trường Mỹ là nơi đụng độ thanh toán đẫm máu giữa các băng ma túy sảy ra thường xuyên cứ y như là vùng đó vô chính quyền vậy. Các mồ chon tập thể được khám phá thường xuyên trong vùng.Mỗi năm cả chục ngàn người Mễ bị chết vì băng đảng ma túy thanh toán lẫn nhau.Mễ bị mất số tài nguyên lớn lao do ma túy gây ra.Theo tờ Time số tuần này (vol 178 no 2-2011) số dân Mễ bị chết vì băng đảng ma túy thanh toán năm 2005 là 1776 người, năm 2010 là 15271 người. Nếu cộng với số bị thanh toán tại Nam Mỹ như tại Venezuela, Colombia hàng năm Trung và Nam Mỹ bị chết gần trăm ngàn người.Thật là sự phí phạn lớn lao.

Ma túy chỉ mới là một phần của bất ổn chính trị ngày nay mà thôi, nạn di dân lậu đến các nước Âu Mỹ xuất phát từ Nam Mỹ, Á Châu hay Châu Phi về phương diện xã hội là phản ứng tự nhiên giữa hai xã hội giầu với xã hội nghèo, giữa xã hội văn minh với xã hội chậm tiến.Nạn di dân lậu ngay tức khắc tạo thành một tổ chức chuyên buôn người trên quy mô toàn cầu, với doanh số cũng nhiều tỷ dollars hàng năm.Một khi chính quyền không kiểm soát được nguồn tài chánh này thì nguồn tài chánh đó được bơm vào các tổ chức tội ác xuyên biên giới.Khi các tổ chức tội ác củng cố thế lực thì chính quyền yếu đi, bất ổn xã hội gia tăng.

Tình hình trở nên nguy ngập tại một số nơi khi một vài chính quyền đã xử dụng các tổ chức tội ác như vậy để làm phương tiện kinh tài nuôi các tổ chức tình báo để thực hiện ý đồ xâm lăng nước khác, được coi như công cụ chính trị trá hình như kiểu lính đánh thuê.Bắc Kinh chính là nhà nước tiêu biểu cho chủ trương đó, khi Bắc Kinh đứng sau cả hệ thống làm hàng giả hàng nhái trên quy mô toàn cầu.

Cần lưu ý là: thế giới hiện nay đang phải đối diện với sự thay đổi mau chóng khi vị trí của người da tắng phương tây xem ra đang suy yếu khi các nước mới nổi ngày càng rút ngắn cách biệt, nhất là người da trắng đang ngày càng trở nên thiểu số đối với thế giới này. Các sắc dân khác cũng như người lai hiện có ý thách đố đối với các lý tưởng dân chủ-tự do mà Phương Tây đặc biệt là Hoa Kỳ muốn truyền bá trên quy mô toàn cầu.Đó là thách đố lớn hiện nay, khi các chính quyền các nước mới nổi muốn thiết lập trậ tự theo cách của mình.Hán Hoa là cụ thể nhất, người dân Hán vốn dĩ rất coi thường luật pháp quốc tế cũng như đạo đức xã hội văn minh, khi được chính quyền Bắc Kinh yểm trợ mé sau, đám dân này sẽ nổi loạn chống lại thế giới bất chấp hậu quả..
Làm thế nào để diệt các tổ chức tội ác xuyên biên giới như vậy.Giải quyết theo đường lối ngoại giao giữa nhà nước với nhà nước, thực tế chẳng đem lại kết quả vì trình độ hiểu biết của các quan chức tại nhiều nước còn quá giới hạn, nếu thúc ép họ sẽ nói là can thiệp vào nội bộ nước họ.

Có những tổ chức tội ác không thể đem ra xét xử theo đúng luật pháp được.Việc ATF Mỹ (Cơ Quan bài trừ ma túy, súng đạn và rượu Mỹ) đã cố tình cho thẩm lậu vũ khí sang bên kia biên giới Mỹ-Mễ chính là cách dùng ma túy diệt ma túy vậy.Như thế việc tận diệt các tổ chức tội ác quốc tế càng cần phải được thực thi trong một cuộc chiến lớn trên quy mô toàn cầu.
 
 Thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20 vẫn là thế giới do người da trắng thuộc văn minh Phương Tây thống trị, nửa sau của thế kỷ 20 đánh dấu thời kỳ giải trừ thuộc địa; từng bước giải phóng con người tại các nước cựu thuộc địa khỏi các câu thúc do tập quán cổ xưa để lại, để trên căn bản đó xây dựng xã hội dân sự được cai trị bởi luật ở những mức độ khác nhau. Tương quan Đông Tây từng bước được điều chỉnh lại trên nền tảng quân bình hơn.Tiếc thay, một bộ phận của thế giới đã không thể thích nghi được với tương quan mới, thay vào đó vẫn muốn tái lập trật tự theo lối cổ xưa mà nhân loại đã vượt qua từ lâu như những bước tiến tất yếu của lịch sử tiến hóa.Bắc Kinh, Hồi Giáo cực đoan thể hiện chủ trương lạc hậu đó, nên trở thành đe dọa đối với an ninh toàn cầu.

Xét trong tổng thể của tiến trình cải cách thế giới được Hoa Kỳ quyết liệt tiến hành trong suốt thế kỷ 20 - bất chấp các chống đối ngay trong lòng thế giới Phương Tây, kể cả một bộ phận khá quan trọng của Hội Kín - ta thấy Hoa Kỳ đã thúc đẩy thế giới này tiến theo hướng tốt đẹp đối với xã hội loài người nói chung nhằm thống nhất nhân loại về một mối.Hoa Kỳ có đủ chính nghĩa nhân loại là vậy; cho nên việc giải quyết các vấn nạn toàn cầu hiện nay tuyệt đối không thể giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc riêng lẻ được, mà phải giải quyết trọn gói một lần.

Thế lực đối kháng chính yếu hiện nay chính là Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị trên quy mô toàn cầu nhằm tiến tới việc thôn tính thế giới.Dĩ nhiên về mặt nổi, Bắc Kinh vẫn chưa đe dọa Mỹ hoặc Phương Tây kể cả Nga cũng như Nhật Bản một cách trực tiếp; nhưng trong chỗ thâm sâu của chiến lược thì: "tất cả những gì đang được Hán Hoa chuẩn bị cần được coi là kế sách tấn công bước đầu liên tục nhắm đánh trực tiếp vào quyền lực Phương Tây.Như thế cuộc chiến này tự nó đã là cuộc chiến toàn cầu thật sự, trên mọi trận địa cũng như mọi hình thức chiến tranh mà loài người có thể tiếp cận được hôm nay".

Cũng chỉ chiến tranh lớn mới giải quyết một lần các bất ổn toàn cầu để đưa thế giới vào trật tự mới.Quyết chẳng thể giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc riêng lẻ được.Đó là lý do tại sao ta đã và đang chứng kiến quá nhiều nghịch lý trong chính trị toàn cầu trong thời gian trên 60 năm qua.
 
7 – Cuộc Chiến VN, hiệp III & Chiến Tranh Lớn.
 
Hai cuộc chiến đã qua từ 1946 đến 1975 về phương diện chiến lược là để chuẩn bị cho cuộc chiến hiệp III này. Dĩ nhiên đối với lịch sử thì thời gian từ 1945 đến nay vẫn là thời kỳ phá họai xã hội VN tận gốc rễ, đồng thời đấy Bắc Kinh đến chỗ phải ra mặt thôn tính thế giới chứ không thể lén lút như trước đây được nữa. Về phương diện tâm lý chính trị thì Hán Hoa hiện bị thế giới căm ghét.Trong sách lựoc chiến tranh thì đó là mưu sâu của Mỹ đã tiến hành trong suốt mấy chục năm qua.Đây cũng chính là thời điểm để người Việt Nam xác định kẻ thù đích thực của dân tộc; điều mà nòi Hán đã cố tình đánh lận con đen nhập nhằng giữa ta với Hán, Hán với ta.Cũng chỉ thời điểm này ta mới lật lại thế cờ chiến lược mà tổ tiên ta đã để mất về tay Hán hơn 5,000 năm trước đánh dấu bước khởi đầu của văn minh Thuần Việt chuyển sang văn minh Việt-Hán, sau đó chuyển sang văn minh Hán-Việt, rồi văn minh Hán, đây là cơ hội để ta xây dựng văn minh Thuần Việt Hiện Đại.

Những ai quan tâm đến tình hình thế giới đều biết rất rõ là: khi Bắc Kinh được cung cấp súng đạn (dollars cũng là đạn) thì Hán Hoa sẽ bành trướng, bất chấp mọi khổ đau mà dân Hán phải chịu đựng. Sự quan sát thực tế cho thấy Bắc Kinh thực hiện hai mũi tiến công xuống phía nam nhắm vào ĐNÁ cũng như Vịnh Bengal để tạo thế liên hoàn trong chiến lược.

Nói đến ĐNÁ, Việt Nam một lần nữa lại trở thành con chủ bài trong cuộc chiến này, các nước khác trong vùng nếu phải can dự cũng giới hạn về sức đóng góp cũng như thiệt hại.Chúng ta chẳng thể từ chối trách nhiệm về phần mình liên quan đến cuộc chiến này được, vì nó là vấn đề sinh tử với ta để lật lại thế chiến lược mà ta đã để mất suốt mấy ngàn năm qua. Sự chọn lựa đồng minh chiến lược cùng kẻ thù truyền thống được coi là cực kỳ quan trọng đối với ta bây giờ.Việc này sẽ định lập trường của ta đối với các vấn đề quốc tế cũng như cách thức mà ta đối đầu với Hán trên khắp các mặt trận hôm nay cũng như sau này trong việc dành lại vị trí là người chủ đích thực của văn minh Phương Đông-Bách Việt.

Khi đã xác định thù, ta cần rất thực tiễn đánh giá về Đảng CSVN; tội do Đảng CSVN gây ra là quá rõ. Tuy vậy ta cần biết hoàn cảnh thực tế đã đẩy Đảng CSVN đã hành động như vậy, như Pol Pot đã giết 2 triệu trong 6 triệu người Campuchea sau năm 1975, hoặc như 2 triệu đảng viên CS Indonesia bị giết năm 1965 đều là các hình thái chiến tranh đặc biệt trong chiến tranh lạnh cả, nhưng vụ thảm sát người Việt tại Huế năm 1968 rõ ràng là tội ác chống con người.Những việc ấy sau này sẽ tính. Bây giờ mọi người Việt cần cẩn trọng xem xét cách thức ta cần hành động nhằm đáp trả kẻ thù chung của dân tộc và cũng là của nhân loạiThiếu đoàn kết một lòng, ta sẽ không tập hợp được sức mạnh chống lại đà xâm lăng của Hán.Việc này nhiều người sẽ nói là họ không thể xóa bỏ hận thù cho dù tạm thời để đoàn kết với người CS nhằm hình thành lực lượng chung chống Hán, cho dù điều đó là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Có người chủ trương vừa đánh Hán vừa đánh VC, người khác lại nói đánh tan VC rồi mới đánh Hán. Thậm chí có người dám nói chỉ cần đánh tan VC mà không hề nhắc gì đến Hán. Xin hãy cứ để cho các vị đó đánh tan VC như các vị đó chủ trương.

Như đã trình bày, cuộc chiến Biển Đông Nam Á hiện nay nằm trong toàn cảnh cuộc chiến rộng lớn trên quy mô toàn cầu, nên bất cứ người Việt nào hoặc bất cứ tổ chức của người Việt nào thi hành một phần nào đó trong toàn bộ kế sách toàn cầu, người đó cứ thi hành. Muốn cãi lại quyền lực toàn cầu cũng chẳng được.Dù sao chăng nữa, các diễn biến vừa qua cho thấy người Việt hải ngoại đã hành động khá khôn ngoan khi giảm bớt đà đả kích nhà cầm quyền trong nước, cũng như giảm bớt việc đả kích lẫn nhau. Đối với giới cầm quyền trong nước, cần mở rộng hơn nữa tự do trong quần chúng từ nông thôn đến thành thị, từ bắc đến nam. Hãy tôn trọng luật pháp, dân chúng được tự do thì lòng yêu nước cũng như tinh thần đoàn kết chống kẻ thù truyền thống sẽ gia tăng đáng kể.Xá chi cái đám lãnh đạo Bắc Kinh chỉ quen bắt nạt các nước nhỏ.Kế của Bắc Kinh ai chả biết, bây giờ muốn lui cũng chẳng thể được nữa.
Bắc Kinh coi mũi tiến công xuống phía nam qua ngả Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong chủ trương nối kết với mũi tiến công thứ hai qua ngả Miến Điện để đi vào vịnh Bengal.Khi hai mũi tiến công này kết hợp sẽ ép ĐNÁ vào giữa khiến cho ĐNÁ phải xếp giáp quy hàng Bắc Kinh, sau đó Bắc kinh mới ép Ấn Độ mọi hướng khiến Ấn phải mất bang Arunachal Pradesh vào tay Hán Hoa.

Chủ trương đường lối của Mỹ là rất quan trọng.Tình hình hiện nay có vẻ như cho thấy, Mỹ cũng như Âu Châu dường như thỏa thuận chia vùng đất từ phía đông Afghanistan đến ĐNÁ được chia cho Hán Hoa muốn làm gì thì làm.Do thế Mỹ với NATO mới thực hiện cuộc cách mạng hoa lài tại Bắc Phi, đồng thời Sudan bị chia làm hai, lãnh thổ phía nam chiếm trên 80% dự trữ dầu khí của cả Sudan mà Bắc Kinh lại đặt cược trong vụ này khá nặng.Theo dự trù tuần tới phía nam Sudan sẽ trở thành quốc gia riêng. Do thế trong cuộc hội thảo tại Hawai mới đây giữa Mỹ với Bắc Kinh, Mỹ đã cho thấy: Mỹ sẽ không can thiệp một khi Bắc Kinh và Hà Nội đụng nhau tại biển Đông.

Cục diện chiến trường cho thấy, thế cờ sẽ nghiêng ngửa do Ấn Độ cũng như Nga không thể ngồi yên. Cho dù việc gì sẽ sảy ra trên biển Đông trong các tháng tới đây, xin cẩn trọng bình tĩnh đánh giá là: biển Đông chỉ mới là một mặt trận trong nhiều mặt trận khác nhau trong cuộc chiến tranh lớn.Nước cờ lớn sẽ diễn biến sau đó như thế nào ta chưa thể định được.

Tuy vậy xem xét cục diện toàn cầu hiện nay cho thấy, các chuẩn bị cho tương lai thế giới đang được tiến hành một cách toàn diện với những cải cách trong lòng các xã hội Phương Tây sao cho phù hợp với thế giới mới. Một văn minh mới đã được Design từ rất lâu trong kín đáo.Bán đồ chia quyền lợi cho các bên thuộc vùng Biển Đông Nam Á được tờ Time đăng tải mới đây chỉ mới là một trong các cải cách đó. Cần nói ngay, nếu Bắc Kinh có thể khống chế và làm chủ Á Châu/Thái Bình Dương thì một bản đồ như vậy chẳng bao giờ được hé lộ ra.

Hãy tưởng tượng vào một ngày tối tăm nào đó, mọi hệ thống Internet, Cell Phone, mọi giao hoán quốc tế, mọi chuyến bay mọi tầu thuyền đều ngưng hoạt động thì thế giới này sẽ ra saoThảm cảnh đó sẽ sảy ra vượt ngoài tầm hiểu biết của mọi người.Người Việt không có gì để phải sợ kẻ thù phương Bắc cả.Lịch sử đang sang trang để hình thành văn minh mới, đó là vận hội lớn cho toàn dân Việt. Nhưng ta phải quyết tâm học hỏi kiên trì trong tinh thần kỷ luật tuyệt đối để đưa đất nước vào thời kỳ văn minh Việt Hiện Đại.Bắc Kinh chắc chắn sẽ bị sụp đổ như lời bà Ngoại Trưởng Mỹ trả lời phỏng vấn của Jeffrey Golfberg trên tờ The Atlantic mới đây.
 
Xin cảm tạ quý bạn đã đọc bài viết này, được viết bốn tháng sau khi giải phẫu lồng ngực.
 
Ngày 28 tháng 6 năm 2011
 
Xương Lê Văn

No comments:

Post a Comment