ĐÀI TRUYỀN HÌNH HAI MANG: SINH BẮC TỬ NAM
Dân Chì
Theo kinh nghiệm lịch sử, không có phe thù nghịch nào chấp nhận bất cứ cái gì từ phía bên kia. Thời đệ nhị thế chiến, đài phát thanh nổi tiếng BBC, không thể gởi thông tín viên của đài, công khai hoạt động ở nước Đức hay cả những vùng do quân Quốc Xã chiếm đóng, tất nhiên là các nhân viên đài BBC, nếu có mặt, cũng cần phải lẫn tránh tối đa tất cả những gì có quan hệ đến Quốc Xã, nhất là tổ chức tình báo Gestapo.
Trái lại ở Luân Đôn, Hoa Thịnh Đốn, Canberra....cũng không chấp nhận bất cứ cơ quan thông tin nào của Quốc Xã hay Nhật Hoàng, được tự do hoạt động như là các cơ quan truyền thông của họ. Nên nhớ là sau trận Nhật dội bom Trân Châu Cảng năm 1941, làm chết 2, 700 người, bị thương hàng ngàn người khác, thì tin tức tình báo cho biết là không quân Nhật có khả năng tấn công nước Mỹ, nên tại thành phố Nữu Ước, hàng chục ngàn cư dân Mỹ gốc Nhật đã bị tập trung, giải về các trại tạm cư ở Cali...phòng bịnh hơn trị bịnh.
Thời chiến tranh lạnh, các nước Cộng Sản Nga, Tàu, Đông Âu....không thể cho và lợi dụng sự tự do truyền thông để gởi các đại diện truyền thông nhà nước sang cộng sản, thu lượm tin tức và hoạt động công khai trong lòng địch. Trái lại, các nước Cộng Sản càng gắt gao và lưu ý hơn, họ sẵn sàng bắt bớ những ai hoạt động đưa tin sang các cơ quan truyền thông tây phương, không bao giờ cho phép đại diện các cơ quan truyền thông tay phương được hoạt động, ngay cả đài phát thanh Âu Châu Tự Do, cũng bị phá sóng tối đa.
Ngày nay, tại nước ngoài, đài truyền hình SBTN do nhóm Trúc Hồ, Nguyễn Nam Lộc, Nguyễn Nam Khánh.... và những thế lực bên trong đã thành công trong việc tạo được thế hòa hợp hòa giải truyền thông hai chiều, hai bên đều có lợi. Điều nầy đã xảy ra khá lâu, là một chuyện bất thường, cần phải lưu ý để tránh thiệt hại cho người quốc gia.
Đài truyền hình SBTN có công quyên góp tiền của người Việt hảo tâm nước ngoài, chuyển về nước làm từ thiện, hàng chục năm qua, con số tiền nầy không phải là nhỏ. Người làm công việc từ thiện có chính sách nầy là Trúc Giang, cha của Trúc Hồ.
Đài truyền hình SBTN được hoạt động công khai tại Việt Nam, dù nhiều người tưởng đài nầy chống cộng, lập trường quốc gia rõ ràng qua các chương trình nói chung chung, tố tham nhũng, dân oan, nhân quyền, ca tụng các nhà dân chủ, mà sau nầy họ không chủ trương lật đổ Cộng Sản qua biểu tình tại gia, lật đổ cộng sản làm xáo trộn xã hội...... đây là những điều đảng cùng nhà nước Việt Nam xem là nhàm chán, thế giới và người Việt nói quá nhiều, nói thêm nữa cũng không thiệt hại gì. Đài có đặc phái viên, đại diện là đứa con trai lớn của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, có phỏng vấn trong nước, quay phim và gởi ra nước ngoài thoải mái...chả lẽ ngày nay đảng và nhà nước đã mở nới rộng, cho phép truyền thông tự do? Nhưng các bloggers như Điếu Cày, Người Buôn Gió...lại bị đàn áp thẳng tay, họ đâu có phản động bằng đài truyền hình SBTN?
Nhìn đa số các thương gia quay về làm ăn như vua chả giò Trịnh Vĩnh Bình, Úc Kiều Nguyễn Trung Trực, Nhật kiều Nguyễn An Trung, Mỹ kiều Trần Trường.... đã bị trấn lột sau thời gian làm ăn, phả bỏ của chạy lấy người. Nhưng bên cạnh đó, rất hiếm gương thành công, làm giàu tại Việt Nam, lâu dài như nữ thương gia Nancy Bùi, Katrina Hoàng Oanh...không phải tự nhiên thành công, trong một chế độ chủ trương trước sau như một: thà giết lầm hơn tha lầm. Như thế, vài gương thành công nêu trên phải có thể lệ và điều kiện áp dụng..
Đài truyền hình được một số người cho là chống cộng lớn nhất nước ngoài của người Việt tỵ nạn chủ trương SBTN, có được hoạt động công khai, thông tín viên, đại diện đài, đại diện từ thiện, tất là điều khác thường. Trong lúc những tờ báo điện, giấy nào chống cộng mạnh, hay những người nổi tiếng, kiên trì...chắc là không bao giờ được đảng, nhà nước cho về, trừ trường hợp đổi màu, đón gió, xin xỏ như Nguyễn Cao Kỳ và gia đình, Phạm Duy, Nguyễn Phương Hùng, hay về xin in sách và hội ngộ với Nguyễn Cao Kỳ như là nhà văn Đặng Văn Nhăm, nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc....
Dân biểu Mỹ là bà Loretta Sanchez hay vài nghị viện Âu Châu...cũng đã bị nhà nước Việt Nam từ chối nhập cảnh, dù đây là các nhà chính trị của các nước có bang giao với Hà Nội.
Nhưng đài truyền hình SBTN là đặc biệt và khác thường, cần phải lưu ý để không lầm lẫn nữa. Chế độ độc tài ở Việt Nam có thể cho là: họ đã có tự do truyền thông, bằng chứng là cho phép đài truyền hình phản động SBTN có đại diện tại Việt nam, như là những cam kết với các nước tây phương để nhận buôn bán, viện trợ. Từ đó họ đòi hỏi các nước tây phương làm như họ qua cái gương của đài truyền hình SBTN của nhóm Trúc Hồ, Trúc Giang, Nguyễn Nam Lộc, Nguyễn Nam Khánh...và những thế lực bên trong. Có thể là họ đưa đại diện bộ thông tin văn hóa, các thông tín viên, nhà báo quốc doanh sang hoạt động công khai ở các cộng đồng tỵ nạn, qua tiền đề từ đài truyền hình SBTN.
Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam không làm cái gì mà không có ý đồ, mục đích yêu cầu. Việc họ cho phép đài truyền hình SBTN và đại diện đài từ thiện Trúc Giang, là có lý do, và cũng như điều kiện hay sự quan hệ giữa hai bên. Vụ nhạc sĩ trẻ trong nước là Việt Khang bỗng bị bắt và người tiên phong kêu gọi cứu là Trúc Hồ, lời lẽ rất là tích cực, kèm theo vận động chữ ký, nhưng sự vụ nầy có nhiều nghi vấn. Trong khi bị giam cầm, nhà nước và công an rất cần những tin tức về Việt Khang, thì đài truyền hình SBTN là nơi đưa hình anh nhạc sĩ mặc áo thung của tổ chức phản động nước ngoài là Tuổi Trẻ Yêu nước. Đó có phải làm hại người ta không?. Công an chỉ cần thu thập những lời tự khai của các nhân sự, tổ chức trên đài truyền hình SBTN và vài tờ báo của Việt Tân, khỏi cần phải mất nhiều thời giờ, cũng đủ để kết án nặng qua tội danh cấu kết với các thế lực phản động nước ngoài, âm mưu lật đổ nhà nước.
Người Việt nước ngoài cần phải cẩn thận đài truyền hình SBTN, đây là cơ quan truyền thông hai mang, đáng nghi ngờ, phòng bịnh hơn trị bịnh. Những kinh nghiệm xương máu về sự gian manh của Cộng Sản, không cho phép nạn nhân CS tin tưởng một cách mù quáng đài truyền hình nầy.
25.02.2012
sao ong nay viet gi ma o hieu sao lai co viet tan o trong sbtn day o hieu ong nay muon nhan manh dieu gi
ReplyDelete