2014/07/30

NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC: SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CHÚNG TA (03)

NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC
Bài số 3

SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CHÚNG TA
HỒ TẤN VINH

II. GIẢI ẢO VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Liên Sô đã đi một con đường quanh co 60 năm mới nhận ra sai lầm mà tử bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội. Dân chúng Việt Nam đã bỏ ra thời gian dài hơn mới từ từ nhận ra mặt thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phải chờ sau 1975, chỉ mới từ đó thôi, người Việt Nam mới hoàn toàn giải ảo về đảng CSVN. Dầu cho còn có một số người bảo thủ ý thức hệ nhưng ai ai cũng bỉu môi  biết rằng họ huyênh hoang nhân danh chủ nghĩa xã hội chỉ là để bảo vệ quyền hành và tư lợi chớ còn cái chủ nghĩa bất nhân thì bọn đó hết tin nó từ lâu rồi.
Không giống như ở Liên Sô đã có một sự giải ảo toàn diện và một cái rụp, người dân Việt Nam mỗi người ở những thời điểm khác nhau, có những kinh nghiệm đau thương riêng với Đảng CSVN, nó đưa đến những nhận thức từng phần, và tự mình giải ảo theo từng phần đó. Cái giải ảo nào cũng đáng được hoan nghênh và không có cái giải ảo nào là muộn màng. Giải ảo bắt buộc phải thành tâm nhưng không có cái giải ảo nào bắt buộc phải đầy đủ.
Sự giải ảo về Đảng CSVN của dân chúng Việt Nam là tổng kết của hàng triệu giải ảo từng phần của mỗi cá nhân.
Để dùng thời sự hôm nay làm thí dụ. Cứ nhìn Quốc Hội sinh hoạt vừa qua, trọn một khóa họp lúc tình hình sôi động ở Biển Đông mà trong 500 Đại biểu chỉ có một người nêu vấn đề ra xin thảo luận thì có đui mới không thấy rằng 500 trừ 1 Đại biểu này đâu có lo lắng gì về sự tồn vong của Đất Nước, họ không chỉ nuốt nhục ăn tiền mà họ còn hãnh diện phản quốc. Suy diễn xa hơn nữa, ta thấy cả cơ chế quốc gia là một hài kịch vụng về. Trò hề này diễn ra công khai, ai cũng thấy được, mà đã thấy nó được rồi thì có thể tự mình giải ảo rồi.
Ngày nào Lê Duẩn tự tin, tự đắc rằng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc" và thiên hạ nhiệt liệt hoan nghênh. Cũng câu nói đó, hôm nay người ta lại thấy là NGU ‘Cái tội ngu của Đảng Cọng Sản Việt Nam là mình đánh Mỹ là đánh cho Nga Tàu’ (VIỆT NAM Ở NGẢ BA ĐƯỜNG – Đinh Xuân Dũng). Đây không phải là lời chửi rủa của một kẻ quá khích cực đoan mà là cái nhận thức trung thực và thiên hạ cũng lại thấm thía đồng tình. Như vậy là giải ảo rồi.
Xót xa nhứt là bài viết dưới đây của một Bộ Đội miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954. Ông ấy cả đời hiến dâng cho đất nước bây giờ cuối đời mới nhận ra . Chỉ nội cái tựa CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA đủ nói lên thảm kịch hôm nay. Đâu phải chỉ dân chúng ở Miền Nam, mà cả dân chúng ở Miền Bắc, cả công an, bộ đội, tất cả các đảng viên đảng CSVN đều đã bị lừa mà.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam , xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc. (Châu Hiển Lý - Bộ đội tập kết 1954)
Sau bao nhiêu chém giết, bao nhiêu tàn phá,  kết quả đạt được là cái gì? Một cái nhục quá nhục. Lá thư của Phạm Văn Đồng là có thật. Những cái đầu lụy ở Thành Đô là có thật. Tàu đánh cá của Việt Nam bị đánh chìm trong hải phận của mình, những nhượng địa cho Trung Cộng là có thật. Những sự thật này thúc đẩy giải ảo.
THÂN PHẬN KẺ CHƯ HẦU
Và giờ đây ý nguyện chúng sắp thành, một tập đoàn Việt gian tình nguyện làm tay sai nội ứng nối giáo cho giặc mang tên là đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên mở đường rước giặc Tàu vào nước ta qua tình hữu nghị, đồng chí, đồng đảng…(12/06/14 - Đại Nghĩa)
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu dầu cho là một người suy tính rất cẩn thận, cũng đã phải nhìn thực trạng mà thẳng thừng nói rõ là cần phải giải cộng. Giải ảo như vậy có nghĩa là đừng hy vọng thay đổi một vài người lãnh đạo thì tình hình sẽ khá hơn. Cũng đừng tưởng rằng chỉ cần thiết lập thêm vài cơ quan mới là bài trừ được tham nhủng hay thay đổi được chánh sách ngoại giao. Giải ảo đích thực là ý thức rõ rệt CẦN CÓ MỘT CHẾ ĐỘ MỚI chớ không phải vá víu một chế độ mục nát, phản dân hại nước.
Toàn bộ kế hoạch ‘đô hộ kiểu mới’ mấy chục năm nay của Trung cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng Sản, giữ cái nền cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…” (Boxitvn online ngày 3-6-2014)

Trên đây chỉ là vài tiêu biểu của vô số bài phát biểu về cái tai họa mà dân tộc phải chịu đựng trong mấy chục năm qua.
Chỉ khi nào kinh qua được những giải ảo tổng quát trên thì mới hiểu hai cái hậu quả tất nhiên của nó. Đó cũng là hai giải ảo cốt lỏi mà mọi đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam phải đau khổ đối đầu. Và từ đó mới cùng với quần chúng mà đi đến cái giải ảo cuối cùng: từ 70 năm qua, tất cả đều đã sập bẩy của Trung Cộng.
1.- Có người nghĩ rằng tình trạng mất nước hiện nay là do những người đang lãnh đạo quá hèn hạ với Trung Quốc, không có khả năng cứu nước. Không có chuyện cộng sản hồi xưa tốt, cộng sản bây giờ xấu. Thật ra tình trạng ngày nay chỉ là diễn tiến và hậu quả đương nhiên của những quyết định của các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng . . .  Những người lãnh đạo hôm nay cũng như quần chúng chỉ là những kẻ bị trói tay. Giải ảo hôm nay là phải tự cùng chung cởi trói cho mình.
2.- Một khi đã hiểu hết nguồn cơn thì cái ảo tưởng về cuộc KHÁNG CHIẾN THẦN THÁNH hay GIẢI PHÓNG DÂN TỘC và những hào quang về trận ĐIỆN BIÊN PHỦ hay ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975  trở thành ‘nghe quá vô duyên’ (KINH GIÀN KHOAN - NGUYỄN HỮU CẦU). Và ‘16 chữ vàng’ thành ‘16 chữ vàng . . . khè!’
Tháng 7 năm 1976, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân đúc kết những câu chuyện mà Văn TiếnDũng đã kể trên báo Nhân Dân và phát hành ... cuốn ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN gồm 17 chương kể rõ từng chi tiết công lao của ông tướng. Quyển sách được đồng bào nức nô tìm đọc và được tái bản nhiều lần.
38 năm sau - ;cả nước - người ta trao đổi với nhau những câu đối đáp thâm thúy, đầy đủ hương vị vừa chua chát vừa đắng cay:

Đánh cho dân tộc tan hoang, trận đánh đẹp đáng ghi vào lịch sử”.
Hà Sĩ Phu (Tết Con Ngựa 2014)

Tiêu vì chiêu bài giải phóng, lính đánh thuê sao gọi đấy anh hùng”.
Mai Xuân Hương


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 30 tháng 7 năm 2014
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

2014/07/27

Thuế nuôi vịt

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 27.7.2014

Thuế nuôi vịt

 
Nuôi vịt cũng phải đóng thuế

Đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân còn chóng mặt với các khoản phí.

Người dân ở vùng nông thôn đang phải gánh trên lưng quá nhiều loại phí, bên cạnh các loại thuế. Nhiều khoản thu do chính quyền địa phương tùy tiện đặt ra và gọi là vận động tự nguyện nhưng thật ra là ép đóng, ai không đóng thì khó... sống!

Gọi là “phí” nhưng trên thực tế đó cũng chỉ là một thứ thuế. Có những thuế kỳ lạ như kiểu thuế nuôi vịt. Nghe qua tưởng là chuyện tiếu lâm nhưng nó đã từng xảy ra. Cụ thể đó là chuyện ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn phải đóng cho quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia, quỹ phụ cấp cán bộ...

Một số địa phương còn thông qua Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã ấn định mức thu đối với từng hộ, từng khẩu, từng sào ruộng, từng vật nuôi... khiến người dân méo mặt, “Thông qua Hội Đồng Nhân Dân” xã có nghĩa là đưa ra cuộc họp của HĐND xã để các cụ giơ tay đồng ý cho hợp lệ rồi vịn vào đó thi hành, coi như ý kiến của dân. Nhưng người dân có đồng tình hay không lại là chuyện khác. Thông thường người dân không dám “có ý kiến” sợ bị trù dập nên cứ ngoan ngoãn nghe theo lời cán bộ cho nó yên thân. Bạn đọc đoạn sau sẽ hiểu rõ hơn về những biện pháp “trù dập” đó độc như thế nào.

Hộ và khẩu chỉ vì cái miệng ăn

Trước hết phải nói rõ những từ ngữ ở đây để bạn đọc cùng hiểu. Bây giờ người ta không dùng tiếng nhà hay gia đình nữa mà thay vào đó là “hộ.” Chắc là ảnh hưởng bởi cái “hộ khẩu.” Và cũng căn cứ vào cái miệng ăn nên gọi người trong nhà là “khẩu.” Thí dụ “một hộ có 5 khẩu” tức là một gia đình có 5 người. Nghe qua mọi người cũng hiểu tất cả chỉ vì cái miếng ăn là trên hết, từ thời còn “bao cấp” chứ thời nay đô la mới là trên hết, song đã quen dùng danh từ cũ nên từ quan đến dân dùng luôn cho tiện.

 Một phụ nữ ở xóm Trà Dương, rà danh sách những người phải nộp thuế

Tại xóm Trà Dương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, rất đông người dân hội họp ở hội quán để nghe lãnh đạo xóm (tức là ông trưởng xóm) phổ biến những khoản thu của năm nay. Danh sách những gia đình dân phải đóng “phí” được dán lên tường nhà hội quán. Ông bí thư xóm giới thiệu các khoản thu năm 2014 của xã, có quỹ xây dựng cơ bản thu “đầu khẩu” 150,000 đồng là cao nhất. (Tức là người chủ gia đình phải đóng tiền).

Còn những khoản thu khác như đóng quỹ an ninh quốc phòng 40,000 đồng/hộ, quỹ đền ơn đáp nghĩa 15,000 đồng/lao động, quỹ chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em 5,500 đồng/lao động, quỹ thiên tai 5,500 đồng/lao động, quỹ khuyến học 5,500 đồng/khẩu, quỹ tiêm phòng thu mỗi con trâu, bò, bê, nghé 25,000 đồng, mỗi con heo 10,000 đồng. Riêng quỹ hỗ trợ phụ cấp cán bộ đoàn thể xã, xóm, ngoài thu đầu khẩu 15,000 đồng còn thu thuế ruộng cứ 15,000 đồng 1 sào.

Nhà không có hạt thóc để ăn

Gia đình bà T. là “hộ nghèo” ở xóm Trà Dương. Bà T. kể nhà bà có bốn khẩu, làm 4 sào ruộng, năm nào cũng đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, tiền quỹ. Bà T. nhẩm sơ sơ đợt này phải nộp 750,000 đồng cho xã, hơn 200,000 đồng cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hơn 400,000 đồng cho xóm. Đến đợt hai, hết vụ hè thu, xã không thu nhưng xóm và hợp tác xã lại “đè” vào khẩu và sào ruộng mà thu. Bà T. nói như khóc, “Chồng tôi bị bệnh não, hai đứa con đang đi học, để có tiền đóng các loại phí ngoài bán lúa tôi còn phải đi vay mượn. Đến tháng chạp trong nhà không có hạt thóc để ăn.”

Người dân ở đây cho biết hộ nào đóng phí chậm sẽ bị xóm trưởng đọc lên loa phóng thanh nhắc nhở, hộ nào không chịu đóng thì lúc đi làm giấy tờ sẽ bị cán bộ gây khó. Ông V., ở xóm Trà Dương, cho rằng có một số quỹ xã thu khó hiểu. Như quỹ tiêm phòng, nhà ông nuôi hai con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng, không tiêm phòng nhưng vẫn bị liệt kê vào để thu mỗi con 15,000 đồng. Hay chuyện đóng phí rải cát sỏi đường nội đồng, xóm thu 25,000 đồng/khẩu và 52,000 đồng/sào...

Nợ 750,000 đồng phí nuôi vịt

Anh Nguyễn Danh Thịnh, xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, cho biết năm nay xã có giảm thu một số quỹ so với mấy năm trước nhưng gia đình anh vẫn phải đóng đến 1.5 triệu đồng! Trong đó có những khoản thu hết sức vô lý. Chẳng hạn như quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm ngoài thu 10,000 đồng/con còn thu 17,000 đồng/hộ, quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm nào cũng thu nhưng trường vẫn chưa đạt chuẩn, quỹ phụ cấp cán bộ xóm thu 36,000 đồng/khẩu, quỹ tang tế 4,000 đồng/khẩu...

Anh Thịnh nói, “Mấy năm trước chúng tôi đóng nhiều lắm như phí máy cày, máy tuốt lúa, phí nuôi vịt. Năm nay quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm thu cả những hộ không chăn nuôi.”

 Nuôi vịt phải đóng thuế

Xem danh sách đóng phí năm 2014, chị Đặng Thị Thảo ở xóm Phúc Sơn thấy khoản nợ phí nuôi vịt 750,000 đồng của gia đình chị vẫn còn đó, chị nói với cán bộ xóm rằng khi nào xã xóa khoản nợ này thì chị mới đóng đầy đủ các khoản khác.

Chị Thảo kể cách đây hai năm, người dân chăn nuôi vịt con phải nộp phí 1,000 đồng/con, vịt đẻ trứng nộp phí 2,000 đồng/con. Ban đầu gia đình chị nuôi đàn vịt sáu, bảy chục con thì còn cố đóng phí, nhưng khi nhân đàn vịt lên 600 con, khoản phí phải nộp lên đến 750,000 đồng/năm là quá lớn.

Biện pháp... cấm vận

Không nộp tiền thì không được chứng giấy, bị chặn bắt, làm khó dễ khiến tuyệt kế sinh nhai. Có người phải bán đất đóng thuế cho xã. Đau lòng hơn, gả bán được con mới có đồng tiền trả nợ chính quyền.

Trong giấy báo yêu cầu nộp tiền, nhiều xã ở huyện Phú Tân (An Giang) ghi kèm câu đe dọa “nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo pháp luật.” Và tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) có lần cán bộ cấp xã đã xử theo “luật,” nhưng là luật của địa phương tự làm ra.

Gia đình nào chưa nộp bất cứ loại thuế phí nào thường liên tục bị “mời lên mời xuống.” Mời hoài mà chưa hiệu quả thì xã, ấp tổ chức đoàn đến từng nhà... thu gom. Có lần đoàn đi thu phí đê bao của xã đi thu thuế này của dân, nhưng dân không chịu nộp, cả đoàn bèn lao vào nhà xúc lúa của dân rồi xảy ra chuyện giành giật, xô xát khiến một phụ nữ có thai bị té ngã phải đi cấp cứu.

Nhưng cách hiệu quả nhất mà hầu như chính quyền xã mọi nơi đang áp dụng là biện pháp... “cấm vận”: không ký xác nhận vào bất kỳ giấy tờ nào mà người dân cần khi họ còn thiếu thứ quĩ, phí nào, “Muốn ký giấy tờ gì phải nộp đủ phí,” đó là luật bất thành văn gần như ở nhiều địa phương! Thường trước khi ký xác nhận cho ai, xã cho rà soát xem gia đình đương sự đã đóng đủ các khoản chưa. Cảnh khổ này nhan nhản khắp nơi.

Đầu tiên là ấp, xã không xác nhận những giấy tờ liên quan đến đất đai, thậm chí sổ đỏ (tức là sổ chứng nhận chủ quyền nhà đất) cũng bị giam lại, chỉ khi nào dân đóng đủ tiền mới giao.

Anh Lê Văn Bỉnh, tổ 21, Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, kể khổ, “Tôi thiếu phí làm điện chiếu sáng, phí giao thông nông thôn 470,000 đồng. Phải vay nóng nộp đủ mới nhận được cái giấy chủ quyền đất. Làm giấy ủy quyền, làm hồ sơ đi xin việc, thi đại học, thi bằng lái, đi học đại học, trường nghề, tất tất đều thế.”

Xóm ‘nhiều cái không’

Tại Núi Sập (An Giang), đất đai cằn cỗi, từ khi cấm khai thác đá tại đây hàng trăm người bỏ đi nơi khác làm thuê. Ông Lâm Ngọc Trân, ấp Đông Sơn 1, than thở, “Mỗi lần về quê lại bị mời lên mời xuống bắt nộp các khoản phí riết bà con không dám về.”

Tại bãi đá dưới chân núi Bà Đội, nơi có cả trăm gia đình dân ra đi từ Núi Sập xúm xít với những túp lều lụp xụp, rách nát được gọi là xóm... “nhiều cái không”: không giấy tạm vắng tạm trú, con sinh ra không có giấy khai sinh và nhiều gia đình không có hộ khẩu. Việc cấm vận này đã nảy sinh tham nhũng.

Người dân nói trong nỗi nhẫn nhục cam chịu, “Không thể nào làm được các loại giấy tờ, không xin được con mộc, chữ ký của ấp, xã, người dân phải nhờ qua trung gian, từ đó cũng hình thành “cò” ký các loại giấy tờ, “Mỗi lần cần chúng tôi bỏ ít tiền nhờ người ta làm giùm.” Có gia đình bán đất rồi bán nhà trôi dạt tha phương.

 Hình ảnh người phụ nữ gào khóc đòi lại xe kem từ tay 6 anh dân phòng

Nhiều gia đính đi tha phương thì gặp nhiều cảnh khốn đốn khác. Kiếm được cái xe cà tàng bán hàng rong cũng bị mấy anh dân phòng túm bắt tả tơi như vụ 6 anh dân phòng dằng xe của một người phụ nữ bán hàng rong xảy ra tại Quảng Ninh. Ngày 9-7 vừa qua hoặc vụ anh Tình bán hàng rong bị đè đầu bóp cổ tại tại khu chợ nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP Sài Gòn.

Nhân viên trật tự bóp cổ người bàn hàng rong

Ốm đau vào bệnh viện thì nằm vật vờ ngoài hè hoặc ngay trên lối đi vệ sinh mà không ai thèm hỏi tới. Tóm lại người dân ở xóm ba bốn cái không này đi đâu ở đâu cũng chẳng bao giờ qua được nỗi khổ.

Thuế xe ôm sống được 3 tháng

Anh Tăng Văn Thắng, chạy xe ôm ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), phân trần, “Nghề xe ôm nghèo rớt mồng tơi nhưng ấp cũng bắt đóng 150,000 đồng tiền... thuế xe ôm và 50,000 đồng tiền đền ơn đáp nghĩa.” Cầm hai tờ biên lai trong tay, anh Thắng cho biết với số tiền ấy gia đình anh có thể mua gạo sống đến ba tháng, nhưng nếu không đóng thì sẽ không được chở khách đi đâu bởi bị cán bộ ấp, xã làm khó dễ.

Nếu như ở các huyện khác, phí xe ôm chỉ có một vài xã áp dụng thì ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) có trên 400 người chạy xe ôm phải đóng 20,000 đồng/tháng. Anh T.V.N., một lái xe ôm ở xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, cho biết, “Ruộng đất ở nhà quá ít nên tụi tôi mới đi chạy xe ôm kiếm chút rau cháo sống qua ngày nhưng cũng phải đóng tiền phí bến bãi và phí... đoàn viên xe ôm. Nếu không đóng khi đưa khách ra đến huyện sẽ bị lực lượng pháp chế (thanh tra giao thông) giữ xe lại.”

Phải gả con gái cho Đài Loan mới trả hết nợ thuế

Chị Huỳnh Thị Nga nhà ở cặp mé sông thuộc ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, nói như khóc, “Tôi chỉ kê hai chiếc bàn bán trà đá cho mấy chú xe ôm ngồi tránh nắng buổi trưa nhưng trong thông báo nộp thuế do UBND xã gửi, mục thuế môn bài ghi đến 300,000 đồng/năm.”

Có 4.7 công đất, không đủ sống, cả nhà phải đi làm mướn, mò cua bắt cá kiếm gạo đắp đổi qua ngày, vậy mà từ năm 2000-2004 hộ ông Phan Văn Thành, tổ 6, ấp Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, phải đóng ít nhất từ 2 triệu đồng/năm. Năm 2003, tổng cộng gia đình ông phải nộp 4,538,000 đồng; năm 2004 là 2,156,000 đồng.

Ngồi lật từng xấp biên lai, ông ngậm ngùi, “Năm trước đóng chưa xong, còn nợ thì lại tới các khoản phí năm mới. Cứ chất chồng, triền miên. Bao năm vẫn không sửa nổi căn nhà lá rệu rã!” Mỗi đợt đóng tiền như thế gia đình ông lại đi vay nóng, để rồi lâm nợ riết đành phải bán đất. Đã bán bớt đất trả nợ, năm 2006 gia đình ông Trần Văn Thanh vẫn còn nợ các khoản thu của xã hơn 3 triệu đồng, “Tôi bị bệnh tai biến ngồi một chỗ thế này, vợ làm mướn, không biết bao giờ mới trả dứt!” Khá nhiều gia đình đã phải bán bớt đất để trả nợ và để... giảm khoản phí nộp hằng năm, nhưng rồi vẫn còn nợ như ông Thành!. Có gia đình đến khi gả bán con cho người Đài Loan mới hết nợ.

Ngoài ra lực lượng xã ấp còn lập chốt chặn, tuần tra xét giấy nộp phí “giao thông nông thôn” đối với các phương tiện người dân dùng để kiếm ăn. Trên những con đường nông thôn chật hẹp ở Thoại Sơn, Phú Tân thỉnh thoảng xảy ra cảnh rượt truy đuổi bắt xe gắn máy khiến người dân rất bất bình mà đành trơ mắt đứng nhìn bà con mình bị hành hạ.

Dân chán ruộng, 'tấc đất tấc vàng' bị bỏ hoang

Đầu vụ không có nước, khi gieo cấy được lại bị mưa lũ làm ngập úng. Mọi công sức lại đổ xuống sông xuống biển đã khiến người nông dân ở nhiều xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không còn mặn mà với việc đồng áng. Tình trạng bỏ ruộng diễn ra tràn lan.

Trong thời gian này, khi về các An Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc, Bình Lộc của huyện Lộc Hà, cả trăm ha đất ruộng vẫn chưa được người dân gieo cấy, dù mùa vụ hè - thu năm 2014 đã bắt đầu được khá lâu.

Trâu bò thoải mái thả rông trên những cánh đồng rộng lớn,
mà nguyên nhân là do lo sợ ngập úng, người dân không dám gieo cấy

Trên cánh đồng rộng lớn của xã Tân Lộc chỉ lác đác vài người làm đất, nhổ cỏ để chuẩn bị gieo cấy, còn lại nhiều thửa ruộng cỏ mọc um tùm. Không chỉ ở xã Tân Lộc, các xã kế cận như Bình Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc cũng chung tình trạng. Theo những người dân nơi đây, khoảng 4-5 năm trở lại, dù đã cố gắng bám lại với nghề nông nhưng không có ăn mà chỉ có thua.

          Chị Nguyễn Thị Hằng phải đi làm  thuê cho người xã bên,
trong khi mình có ruộng mà không làm được

Đầu mùa thì không có nước gieo cấy, còn năm nào may mắn gieo cấy được ít sào thì một trận lũ cuốn phăng đi tất cả công sức.
 

Cũng chung tình trạng này, trong số diện tích 276 ha đất trồng lúa của xã Bình Lộc cũng đã có tới 40 ha bị bỏ hoang.

Ông Lê Văn Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết, “Cách đây khoảng 2-3 năm, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này. Và huyện đã nhiều lần “đề xuất” với tỉnh về việc nạo vét kênh Hồng Tân cũng như hệ thống cống Cầu Trù, nhưng tỉnh chỉ mới tiếp thu chứ chưa có kế hoạch gì.” Chắc các quan tỉnh… mắc bệnh hay quên!

Thuế giao thông nông thôn

Trong số những lệ phí mà người nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện phải đóng góp, nặng nhất có lẽ vẫn là phí giao thông nông thôn. Tùy theo từng địa phương mà loại phí này cũng được tính toán hết sức linh hoạt. Ông Tân, trưởng thôn An Tân (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), cho biết, “Ở đây phí giao thông nông thôn được tính theo diện tích ruộng. Cứ một sào ruộng qui ra 10kg thóc, tương đương 15,000 đồng. Nhà tôi làm 4 sào thì lệ phí giao thông là 60,000 đồng/năm. Đất nhiều thì đóng nhiều.” Cộng tất thảy các khoản phí, lệ phí khác, năm 2007 gia đình ông Tân phải đóng cho xã 106,000 đồng. Số tiền đó, theo ông Tân, dùng để trang trải cho việc sửa chữa và làm đường mới liên thôn. Nhưng không phải năm nào người ta cũng làm đường, ngược lại tiền lúc nào cũng thu đủ.

Tại nhiều xã của huyện Hòa Vang và Đại Lộc (Quảng Nam), người ta lại thu phí giao thông dựa trên số đầu xe gắn máy hiện có của mỗi gia đình. Cứ một xe gắn máy mỗi năm nộp 30,000 đồng. Ông Huỳnh Vinh, thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), tâm sự:

“Như nhà tôi cứ mỗi năm đóng hết 60,000 đồng cho cả hai xe. Vừa rồi giấy gửi về thông báo số tiền phải đóng trong năm 2006 lên đến 330,000 đồng. Hôm rồi lên xã xin ký giấy cho đứa con đi học nhưng không được chấp thuận vì cán bộ xã phát hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tôi phải chạy về bán tháo số lúa còn lại mới ký được giấy. Kiểu gì thì trong năm cũng phải lên xã một đôi lần: lúc thì ký, chứng giấy tờ vay vốn, lúc thì làm đơn xin tạm vắng cho con cái đi làm ăn xa... Vậy nên phải đóng đủ tiền mới chứng giấy.” Không có giấy thì chỉ khỏi đi đâu được.

Nhiều địa phương có gia đình phải nộp tới 11 thứ thuế.

Chẳng hạn gia đình bà Nguyễn Thị Hà ở ấp Hiệp Trung, có 12 công đất, “mỗi năm phải đóng đủ thứ phí, tổng cộng thường từ 2 triệu đồng.” Bà cúi mặt than trời, “Khổ lắm! Lúa ngoài đồng vừa trổ thì xã đã gửi giấy bắt đóng trong vòng năm ngày sau khi thu hoạch. Vừa gặt xong lo bán lúa ngay tại ruộng để có tiền nộp. Bằng không xã cứ mời lên mời xuống.

Không biết những vị “lãnh đạo” dân có nghe, có hiểu thấu nỗi khổ này của dân không? Nếu các quan lớn quan nhỏ từ địa phương đến trung ương chịu khó bắt chước các quan ngày xưa thỉnh thoảng đi “vi hành, thăm dân cho biết sự tình” chắc không xảy ra những cảnh này kéo dài từ mấy chục năm qua. Các quan có xe hơi bóng lộn, có tài xế lái, đi đến đâu cũng được tiếp đón long trọng từ ngoài cổng làng vào đến hội trường. Không lẽ vào đọc một bài diễn văn dài thoòng rồi lại hớn hở ra xe về báo cáo thành tích thôi sao? Mong rằng lề lối làm việc khoa trương gần như vô bổ này sẽ được chấn chỉnh để may ra tiếng kêu của dân thấu được đến bàn giấy “hoành tráng” chạm rồng trổ phương của các quan ở tất cả mọi cấp./-

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM HĐ GENEVA 1954

NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM
HĐ GENEVA 1954

Thưa Quý Vị,
    
1.- Hiệp Định Geneva 1954 không có dính líu gì tới Liên Hiệp Quốc. Do vận động của Quốc tế: nước Nga, đại diện cho khối CS; và nước Anh, đại diện cho khối Tự Do… đứng ra làm đồng Chủ Tịch Hội Nghị cùng các phe lâm chiến. Trung Cộng không có chân trong LHQ, lần đầu tiên được tham gia hội nghị nầy. Văn kiện HĐ Geneva 54 không có chữ ký của ông TTK/LHQ. (Văn kiện Hiệp Định Paris 1973 chữ ký của ông TTK/LHQ). Vì thế không có tính cách ràng buộc phải thi hành.
   
 2.- Thực chất HĐ Geneva 54 chỉ thuần túy là một Hiệp Định “Ngưng Bắn” giữa hai phe lâm chiến ở Đông Dương :
     - Một bên là Quân Đội Liên Hiệp Pháp (Pháp,VN,Lào. Cambốt) do Pháp đại diện (Tướng Henri Delteil, Tổng Tư Lịnh QĐ/Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương).  Đại diện VN là Ngoại trưởng Trần Văn Đổ chỉ tham dự cho có mặt.
     - Một bên là Quân đội Cộng sản (VM, Issarak, Pathet Lào) do Việt Minh đại diện (Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ QP nước VNDCCH).
     - Hiệp Định nầy TẠM chia 2 nước VN làm hai từ vỹ tuyến 17, làm nơi tập trung chánh quyền và Quân đội của 2 phe. (Cambốt và Lào giữ nguyên trạng không có thay đổi).
     
3.- Trong phần Bản Tuyên Bố Cuối Cùng (không bắt buộc thi hành) có điều khoản DỰ TRÙ hai năm sau sẽ có Tổng Tuyển Cử giữa 2 miền để thống nhứt đất nước. Nhưng như đã nói, điều nầy KHÔNG BẮT BUỘC. Đó chỉ là một GỢI Ý, tùy theo THIỆN CHÍ và sự THOẢ HIỆP giữa 2 miền.
     Tuy nhiên, NẾU không thể tổ chức tổng tuyển cử thống nhứt được thì cứ kéo dài như 2 nước Triều Tiên…
     
4.- Tại miền Nam, nhân danh “Quyền Dân Tộc Tự Quyết”, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy có quyền tổ chức cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý để lật đổ nhà vua Bảo Đại và thành lập nền CỘNG HOÀ… Nhưng việc tổ chức Trưng Cầu Dân Ý và thành lập nền Cộng Hoà phải được thực hiện một cách thực sự Tự Do Dân Chủ và công bằng, thể hiện đúng ý nguyện của toàn dân. Nhưng thật đáng tiếc :
     a.- Ông Diệm tổ chức Trưng Cầu Dân Ý đầy gian lận. Không cho  vua Bảo Đại về nước để trả lời những trước những cáo buộc của chánh quyền ông Diệm. Với kết quả 98,2% phiếu bầu cho ông Diệm rõ ràng là bịp bợm, gian lận.
     b.- Ông Diệm TỰ PHONG làm Tổng thống và KHAI SANH ra nền Cộng Hoà bất hợp pháp. Thử hỏi Ai bầu ông Diệm làm tổng thống hồi nào ?Ai cho phép ông Diệm thành lập nền Cộng Hoà bao giờ ?
     c.- Bắt chước chế độ “Độc Đảng CS” miền Bắc với Điều 4 Hiến pháp. Ông Điệm lén lút “ăn cắp” Dụ Số 10 của Bảo Đại đem ra xử dụng để “Độc Đảng Cần Lao”. Có thể nói chế độ độc Đảng Cần Lao vô cùng tinh vi nguy hiểm hơn độc Đảng CS, vì còn kèm theo hai cái ách Công Giáo Trị & Gia Đình Trị !
   
5.- Bây giờ khi nói tới HĐ Geneva 54, Dân tộc Việt Nam ta không chỉ bị mắc cái HOẠ Cộng Sản, mà còn tròng thêm cái HOẠ Cần Lao. Bởi vậy, muốn xây dựng lại đất nước thành công TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta chẳng những phải THOÁT cái HOẠ Cộng Sản mà còn phải thoát luôn cái HOẠ Cần Lao.
     a.- Muốn thoát HOẠ CSVN  thì phải diệt luôn cái GỐC của nó là giặc Tàu Khựa.
     b.- Muốn thoát HOẠ Cần Lao thì phải diệt luôn cái GỐC của nó là bọn giặc Đại Công Ty Đa Quốc Catô Roma. Điều nầy có nghĩa là : Người Công giáo VN phải noi theo gương sáng của người Công giáo Nhựt Bổn, tách ra khỏi sự kềm kẹp của bọn ác quỷ Vatican
     
Vatican ngày nay không còn là một Thánh Địa Thiêng Liêng của Cộng Đồng Dân Chúa trên hoàn vũ nữa! Vatican ngày nay đã bị cả thế giới khinh miệt, gọi đích danh là một Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế. Thậm chí chánh phủ Hoa Kỳ cũng sợ bị lây nhiễm ô uế, phải đóng cửa Toà Đại Sứ tại Vatican, dời qua sát nhập chung với TĐS tại Thủ đô Ý.
    
Như thế rõ ràng hiểm hoạ Cần Lao Vatican là CÓ THẬT. Chính Vatican & Cần Lao đã làm sụp đổ VNCH, nộp miền Nam cho CS Hànội năm 1975. Vatican còn tiếp tay CS Hànội vươn ra hải ngoại bằng cách khôi phục TU HỘI NHÀ CHÚA và thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam (hay VC?) ở Hải Ngoại để nhuộm đỏ CĐVN sở tại bằng cách biến các nhà thờ thành Chiến Khu Trường Kỳ Chống Mỹ Cứu Nước, chửi Mỹ phản bội, đánh phá Phật Giáo cùng những người quốc gia chống Cộng. Đặc biệt giúp VC ổn định bằng cách đánh phá quyết liệt những phần tử CỘNG SẢN LY KHAI ở trong & ngoài nước! 
          
GÓP GIÓ 26-7-2014

Khai Dân TríGóp Gió

ƠI NGƯỜI BẠN TUỔI THẦN TIÊN YÊU DẤU!

Đặng Huy Văn: Tình cờ tôi và Võ Thị Tần, một trong “mười cô gái Đồng Lộc” năm xưa, đã từng là bạn thiếu thời của nhau. Cuối năm 1954, gia đình tôi bị quy là địa chủ, nhà bị tịch thu không còn gì để ăn nên mẹ tôi đã gửi tôi về quê ngoại đi ở chăn trâu để khỏi chết đói. Tại dó, tôi đã được một người bạn gái láng giềng cùng tuổi tên là Võ Thị Tần đã hết lòng giúp đỡ. Nhưng sau CCRĐ, tôi được trở về quê nội cách đó 30 km để vừa đi ở vừa đi học nên chúng tôi đã xa nhau từ đó. Mặc dù cách xa, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được tấm lòng của cô bé tốt bụng đó, người đã từng thương yêu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi phải đi ở chăn trâu bên quê ngoại. Đặc biệt, có một lần Võ Thị Tần đã liều mình cứu tôi khỏi chết đuối khi tôi bị mấy đứa trẻ con nhà nông dân đánh và xô tôi ngã xuống một vực sâu chỉ vì tôi là con địa chủ.

Năm 1968, khi tôi đang học tại Khoa Toán trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội thì biết tin Võ Thị Tần cùng chín đồng đội của mình đã hi sinh tại Ngã Ba Đồng Lộc vì bom Mỹ qua báo đài. Chính từ ngày đó, mọi ký ức tuổi thơ của tôi về Võ Thị Tần đã in đậm trong trái tim tôi mãi mãi!

Mỗi lần về quê qua Ngã Ba Đồng Lộc, tôi đều thắp hương khấn khứa trước mộ Võ Thị Tần cùng chin đồng đội của cô ấy và luôn mong ước “Mười Vong” của “mười cô gái Đồng Lộc” đó sẽ được quy về Chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh, ngay tại quê ngoại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh của chúng tôi vì các cô ấy xứng đáng được vãng sanh nơi Cõi Phật. Theo tôi, mười cô gái ấy đã bị chết oan, đã bị hi sinh thân mình cho sự nghiệp của bè lũ thân Tàu bán nước, để ngày nay, chính chúng lại đang rắp tâm rước giặc Tàu vào xâm lược nước ta, cướp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của chúng ta! Trong khi đó, khu tưởng niệm “mười cô gái Đồng Lộc” ngày nay đã và đang dần trở thành một “khu chợ” để mua quan, bán tước của các hậu duệ Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống thời hiện đại.

ƠI NGƯỜI BẠN TUỔI THẦN TIÊN YÊU DẤU!
(Viết tặng vong linh Võ Thị Tần và chín cô gái Đồng Lộc)
 
Đứng bên mộ, anh thì thầm khấn khứa
“Văn còi” đây, Tần ơi nhận ra không?
Bốn sáu năm nằm đây em có nhớ
Thuở còn thơ ta thả nghé trên đồng?

Vào dạo đó hai ta mười một tuổi
Có lần em lên xin oản Chùa Hương(1)
Bởi em biết nhiều ngày anh bị đói
Thấy anh nhai trào nước mắt, em thương!
 
Mẹ địa chủ anh phải về quê ngoại
Ở kiếm cơm bởi nhà bị tịch thu
May gặp em cô láng giềng nhân ái
Em không coi anh như một kẻ thù

Nhớ lần anh bị con nông dân đánh
Mấy đứa xô anh ngã xuống vực sâu
Em liều chết bơi thật nhanh đến cứu
Không có em chắc anh chẳng còn đâu!

Đó là chuyện sáu mươi năm về trước(2)
Khi chúng ta bước vào tuổi thiếu niên
Chắc em thương bởi anh con địa chủ
Còn ngây thơ vì đang tuổi hồn nhiên

Chín năm sau anh đỗ vào đại học
Em ở nhà làm ruộng với mẹ hiền
Rồi chiến tranh em lên đường nhập ngũ
Trái tim hồng vùi đất mẹ vẹn nguyên!

Em hi sinh vào cuối chiều tháng bảy(3)
Giữa Mậu Thân, vừa chẵn bốn sáu năm
Mười cô gái Tần, Cúc, Xuân, Hợi, Rạng…
Nơi Ngã Ba vĩnh viễn đất em nằm!

Mỗi lần về thăm em nơi Đồng Lộc
Võ Thị Tần tuổi hai bốn còn nguyên
Giữa Ngã Ba đêm rằm trăng thao thức
Với tình đầu khắc khoải tuổi thần tiên!

Ai đã giết em cùng bao đồng đội?
Khi tuổi xuân đang phơi phới Tần ơi!
Ai đã gây cảnh nồi da xáo thịt?
Làm hai Miền Nam, Bắc máu xương rơi?

Ai là kẻ đã nghe lời Mao tặc?
Đánh Hoa Kỳ đến người Việt cuối cùng
Và từng bước đón Tàu sang cướp nước
Lừa dân xây “tình hữu nghị Việt-Trung”!

Hỡi những tên hưởng vinh hoa phú quý
Trên máu xương của hàng triệu anh hùng!
Chúng bay xây những đền đài, lăng mộ…
Nhằm vinh danh bọn “đầy tớ”, phải không?

Phải chi bay là Ích Tắc thời đại?
Đang nằm mơ giấc mộng giữ cờ hồng
Vì muốn ôm mãi ngai vàng, phú quý
Mà sẵn sàng hiến biển đảo, núi sông!

Ai đã biến Đồng Lộc thành “khu chợ”
Cho một bầy cơ hội bán mua quan?
Mà không thấu lòng Mười Cô dưới mộ
Thích về Chùa để tắm Suối Giải Oan

Ơi người bạn tuổi thần tiên yêu dấu!
Ước gì anh rước được cả Mười Vong
Của các em quy về Chùa Hương Tích
Để sống đời trong Hồn Núi, Hồn Sông!

Phải đòi lại Hoàng Sa từ Trung cộng
Cứu Trường Sa và giữ trọn Biển Đông
Nhằm quét sạch lũ quan tham bán nước
Cùng nô vong thầy tớ Phạm Văn Đồng!(4)

Xin mười vong về giải oan bên Suối
Và đêm ngày ngồi niệm Phật cầu kinh
Mong đất nước hết ma tà độc đảng
Cho non sông mãi mãi được thái bình!

 
Hà Nội, 27/7/2014
Đặng Huy Văn


CHÚ THÍCH:

(1). Chùa Hương, hay gọi đầy đủ là Chùa Hương Tích, là một ngôi chùa cổ, đẹp trên núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xây dựng từ Thời Lý Trần thế kỷ 13 là phát tích của Chùa Hương Tích Hà Tây (thời Nhà Lê, thế kỷ thứ 17) ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày nay. Vì trẻ con ngày ngày chăn thả trâu bò dưới chân núi Hồng Lĩnh, nên nếu muốn có thể trèo theo dốc núi lên chùa xin oản hoặc vãn cảnh chùa.

(2). Cuối năm 1954, chiến dịch Giảm Tô rồi Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đã xẩy ra tại Hà Tĩnh, khiến hàng vạn gia đình bị quy là địa chủ, bị tịch thu tài sản và chết đói. Ông bà nội tôi đã bị chết đói. Hàng ngàn người vô tội ở tỉnh tôi đã bị xử bắn oan, nhiều người sợ hãi phải tự tử hoặc bị bức tử do đấu tố. Quê ngoại tôi là quê hương của Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng đã bị tan nát vì CCRĐ. Bà con bên ngoại của tôi trong đó có cả chú bác cô dì con cháu cụ Võ Liêm Sơn đều bị quy oan, bị bắt tù đày hoặc bị bỏ chết đói. Gia đình Võ Thị Tần, người cùng họ với mẹ tôi, nghèo hơn nên không bị quy là địa chủ.
 
(3). Khoảng 5h chiều ngày 24/7/1968, tiểu đội TNXP Võ Thị Tần gồm mười cô do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng đã hy sinh vì bom Mỹ trong khi đang san đường tại Ngã Ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tên họ đầy đủ của mười cô gái Đồng Lộc lần lượt là: Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Nguyễn Thị Nhỏ, Dương Thị Xuân, Võ Thị Hợi, Trần Thị Rạng, Trần Thị Hường, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hà. Trong dó Võ Thị Tần 24 tuổi, là người lớn tuổi nhất.
 
(4). Ngày 14/9/1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng được sự ủy nhiệm của chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức công hàm gửi chính phủ Trung Quốc “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc đơn phương coi hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) của Việt Nam là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

Khai Dân TríĐặng Huy Văn

2014/07/23

NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC: SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CHÚNG TA (02)

NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC
Bài số 2

SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CHÚNG TA
HỒ TẤN VINH

Khởi đầu của mọi hành động là cái nhận thức.
Hể nhận thức sai thì sẽ đưa đến hành động sai. Nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng. Chính những kỹ thuật tuyên truyền xảo trá đưa đến những nhận thức sai lạc.
Súng đạn tối tân hay sự trợ giúp của ngoại bang  không thể giúp điều chỉnh một nhận thức sai lạc thành một nhận thức đứng đắn. ‘Sự thật’ mới là cái liều thuốc duy nhứt để giải ảo.

I. GIẢI ẢO VỀ HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là nhân vật chánh tạo ra thảm kịch hôm nay. Cho nên sự giải ảo phải bắt đầu từ ông ta. Chỉ cần coi lại vai trò của Hồ Chí Minh trong cái chết của bà Nguyễn Thị Năm trong  Cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc là đủ để giải ảo rồi.
1. Công trạng của Bà Nguyễn Thị Năm quá lớn đối với những người lãnh đạo cộng sản VN và cái giết quá dã man của Bà Nguyễn Thị Năm đã gây ra bất nhẫn trong dân gian. Muốn bao che cho lãnh tụ, guồng máy tuyên truyền của Đảng tạo ra cái tin rằng ông Hồ vô can vì không hay biết trước chuyện Bà Năm.
Ông Bùi Tín đã cho biết:

Tôi đã nghiên cứu lại hồ sơ Cải cách ruộng đất và thấy rõ thêm thái độ vô trách nhiệm của ông Hồ trong vụ giết bà Nguyễn Thị Năm cũng như việc sửa sai rất tùy tiện giả dối. Chính ông Hoàng Quốc Việt kể cho tôi nghe rằng ông đã vội đến gặp ông Hồ báo tin người ta sắp xử tử bà Năm, ông Hồ hứa sẽ can thiệp, nhưng rồi ông ta lờ đi’. 
 (Friday, April 19, 2013 - 17/04/2014) Tác giả: Bùi Tín (VOA).

2. Guồng máy tuyên truyền của Đảng lại xoay ra một lập luận khác rằng ông Hồ có biết chuyện của Bà Năm và rất muốn cứu bà ấy nhưng vì đa số trong Đảng muốn giết nên ông Hồ thiểu số phải phục tùng đa số!
Gần đây một người nghiên cứu chuyện xưa đã tìm ra một bài viết ‘Địa chủ ác ghê’ đăng trên tờ báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 để mở màn cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Mọi người nên đọc lại bài này mới vở lẽ ra rằng chính ông Hồ đã chọn bà Năm để tố khổ, kích động dư luận để giết.

ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.

Nhà báo Trần An Lộc đã bình luận như sau:

Cố gắng đọc lại và rồi thấy rằng đây là một bản cáo trạng, một bản cáo trạng không bằng không chứng. Nói đúng hơn đây là một lô những điều vu khống, mạ lỵ, ngậm máu phun người.
Mỗi một chữ trong bản án rùng rợn này là một nhát mã tấu xả vào thân xác của một phụ nữ bị trói tay trói chân và bị bịt miệng. Mỗi một hàng chữ là một kiểu giết người man rợ mà không một người bình thường nào có thể nghĩ ra. Mỗi một đoạn văn là một tấn tuồng vô luân mà chỉ những chuyên viên tra tấn và giết người chuyên nghiệp mới có thể làm.
Nay tất cả đổ lên đầu một phụ nữ là bà Cát hanh Long Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ 47 tuổi đời, có 2 con là Trung Đoàn Trưởng QĐND, sư 308 Điện Biên và (trích): "Những Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận Việt Minh từng qua lại được chở che ở ngôi biệt thự bề thế ở ven hồ Thiền Quang. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, lại cũng những đáng bậc ấy cùng nhiều yếu nhân của Đảng của Chính phủ cũng nhiều dịp tá túc qua lại sinh hoạt ở khu đồn điền Đồng Bẩm vùng Thái Nguyên. Chủ những cơ ngơi những biệt thự cùng khu đồn điền ở Đồng Bẩm ấy là bà Nguyễn Thị Năm thường gọi là Cát Hanh Long, tên một hiệu buôn nổi tiếng ở Hà Thành, Hải Phòng". và "Khó kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ Việt Minh trước CM tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bẩy trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng với hơn một trăm lạng vàng". Và lời chứng của Võ Nguyên Giáp ngày 10/11/2001: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Như vậy rõ ràng bà Năm là một người yêu nước, một người đóng góp tích cực trong công cuộc chống Pháp dành độc lập và là một ân nhân đối với các lãnh tụ đầu sỏ của đảng CSVN. Vậy bà Năm có ân oán gì với tác giả C.B. mà C.B. phải vu khống bà những tội ác khủng khiềp chỉ có trong các tiểu thuyết kinh dị hay trong óc những tên đồ tể bệnh hoạn mất hết tính người, như vậy?
. . . .
Vâng, C.B. là bút danh của Hồ Chí Minh! Quả thật tôi không tin vào mắt mình! Quả thật là một quả bom tấn!
Dù không bao giờ tôi coi Hồ Chí Minh là một người yêu nước, dù với tôi Hồ Chí Minh chỉ là một tên điệp viện cộng sản, là người có tội nhiều hơn là có công với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, tôi vẫn không bao giờ nghĩ Hồ Chí Minh lại vô luân như thế, lại ác độc và hèn hạ như thế! Và tôi đã lầm: bởi vì C.B. tức Hồ Chí Minh chính là một tay bồi bút mạt hạng. Hơn nữa là một thằng độc ác, hèn mạt và vô luân. 
Tại sao vậy?
Bởi vì thông thường một tên bồi bút cũng chỉ uốn cong ngòi bút của mình khi sinh mạng hắn hay bà con thân nhân ruột thị hắn bị đe dọa, hoặc vì hắn ham tiền, ham danh, ham gái, ham hưởng thụ và có thể vì bất tài, không đứng được trên đôi chân của mình để phải làm một tên bồi bút bị mọi người khinh bỉ.
Nhưng đây, xin quí bạn đọc nhớ cho - Hồ Chí Minh lúc ấy đang ở trên đỉnh quyền lực, muốn hại ai thì hại, muốn giết ai thì giết, muốn gái có gái, muốn tiền có tiền, thế thì cái gì đã khiến ông phải viết một bài báo vô luân như thế? Xin đừng đổ lỗi cho quan thầy Trung quốc! Thử hỏi những Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạc, Nguyễn Văn Vững vân vân... bị giết, có cần phải có lệnh của TQ hay không? Như vậy nếu vì bất cứ lý do gì (cứu cánh biện minh cho phương tiện) muốn giết bà Năm thì cứ giết, như đã giết các nhà yêu nước không cộng sản trên, cần gì phải viết một bài báo vu khống, mạ lỵ, rồi kéo cả những người con bà Năm đã từng xả thân trên tuyến đầu đánh Pháp vào mà hành hạ cho thân tàn ma dại một cách tán tận lương tâm đến như vậy. Mà lại ký tên C.B. không dám đề tên Hồ Chí Minh cho bàn dân thiên hạ được biết? Nó vô luân và hèn hạ chính là ở điểm này!
Tất cả cái vô luân nằm trong cái tâm độc ác của con người bệnh hoạn này. Đã độc ác lại hèn vì cam tâm đánh vào một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nó vô luân bởi người phụ nữ này là ân nhân của hắn, của đồng chí và đồ đệ của hắn.
Nó vô luân bởi người phụ nữ này là người yêu nước nhiệt tình, một người hoàn toàn vô hại cho đảng cộng sản. Nó vô luân bởi bà là mẹ của 2 người con trai trong quân đội ra tuyến đầu cứu nước. Người đã dâng gần hết tài sản cho đảng CSVN được ngụy trang dưới danh hiệu cách mạng.
Thế mà nó đã đối xử với bà còn thua loài thú đối với đồng loại, thì sao không thể gọi là vô luân.
Trần An Lộc

Mặc đầu cái lăng vẫn còn đó. Cái bức tượng vẫn còn chưng chần dần trong Quốc hội, nhưng sau bao lươn lẹo quanh co chối tội, bài báo ‘Địa chủ ác ghê’ là tài liệu dứt điễm đã đánh sập thần tượng trong lòng dân. Cái gì là một người ái quốc thương dân, ‘Cha già của dân tộc’? Đã hiện hình ra là một quái thú vô luân.


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 23 tháng 7 năm 2014
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh