Tin Cập Nhật T6.03.03.2017
Tin Thế Giới | Tin Hoa Kỳ | Tin Việt Nam |
Tin Thế Giới
1. Quốc hội Trung Quốc chuẩn bị khai mạc khóa họp thường niên — Những nguy cơ tài chính ám ảnh nghị trường Trung Quốc
Tại
Bắc Kinh hôm nay, 03/03/2017, Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Toàn
Quốc Trung Quốc, gọi tắt là Chính Hiệp, khai mạc kỳ họp. Cuộc họp này
diễn ra trước kỳ họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc sẽ bắt đầu từ
ngày 05/03 trong bối cảnh đảng Cộng Sản Trung Quốc năm nay sẽ thay đổi
ban lãnh đạo.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình:
“Khi những phần tử ưu tú của đảng Cộng Sản đổ về thủ đô, người dân bị đẩy ra xa. Các nhà đấu tranh nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến và dân khiếu kiện đều, hoặc là bị quản thúc tại gia, hoặc bị đuổi ra khỏi Bắc Kinh. Trên quảng trường Thiên An Môn, với Đại Lễ Đường Nhân Dân, nơi mà 3000 đại biểu sẽ dự họp, hôm nay không một bóng người. Trong khi đó, hàng trăm ngàn cảnh sát, binh lính và tình nguyện viên tuần tra khắp thành phố.
“Khi những phần tử ưu tú của đảng Cộng Sản đổ về thủ đô, người dân bị đẩy ra xa. Các nhà đấu tranh nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến và dân khiếu kiện đều, hoặc là bị quản thúc tại gia, hoặc bị đuổi ra khỏi Bắc Kinh. Trên quảng trường Thiên An Môn, với Đại Lễ Đường Nhân Dân, nơi mà 3000 đại biểu sẽ dự họp, hôm nay không một bóng người. Trong khi đó, hàng trăm ngàn cảnh sát, binh lính và tình nguyện viên tuần tra khắp thành phố.
Đây chính là giờ của « Lưỡng hội », hai cuộc họp của
Chính Hiệp và Quốc Hội Trung Quốc. Ngày Chủ nhật tới, các đại biểu, vốn
không có thực quyền, sẽ tề tựu đông đủ để nghe bài diễn văn của thủ
tướng Lý Khắc Cường.
Tăng trưởng đang mất đà, nợ công ở mức kỷ
lục, sản xuất dư thừa gây tác hại cho kinh tế : Ông Lý Khắc Cường sẽ
trình bày kế hoạch của chính phủ để đối phó với những thách thức đó. Một
vấn đề trọng yếu khác : sau khi Hoa Kỳ loan báo tăng mạnh ngân sách
quân sự, Trung Quốc sẽ dành cho quân đội nước này bao nhiêu tiền ? Vào
năm 2016, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng 7,6%, nhưng căng
thẳng gia tăng ở Biển Đông có thể làm thay đổi tình hình.
Trong
hậu trường, đại biểu nào cũng lo củng cố vị thế của mình, trước một đợt
cải tổ sâu rộng ban lãnh đạo Đảng vào mùa thu tới”. – RFI
***
Làm
thế nào giảm bớt nợ công mà không làm chậm tăng trưởng kinh tế, đó là
bài toán nan giải đang đặt ra cho giới lãnh đạo Bắc Kinh, vào lúc mà
nhiều nguy cơ tài chính đang ám ảnh các đại biểu Quốc Hội Trung Quốc tại
kỳ họp thường niên, sẽ khai mạc ngày 05/03/2017.
Kỳ họp lần này
của Quốc Hội Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh năm 2017 đảng Cộng Sản sẽ
mở Đại Hội mà trong đó nhiều vị trong số 7 lãnh đạo tối cao của Trung
Quốc, ngoại trừ chủ tịch Tập Cận Bình, sẽ về hưu.
Tại Trung Quốc,
các đại biểu Quốc Hội chẳng có thực quyền gì vì ở nước này không có bầu
cử dân chủ, tính chính đáng hiện nay của đảng Cộng Sản chính là dựa
trên mức tăng trưởng kinh tế, mà trong nhiều năm vẫn ở mức hai con số.
Thế mà tỷ lệ tăng trưởng này đã rơi xuống còn 6,7% vào năm 2016, mức
thấp nhất từ một phần tư thế kỷ qua.
Trong những năm gần đây,
chính quyền Bắc Kinh đã cố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách đầu tư
ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng và duy trì các lãi suất ở mức rất
thấp, giúp cho các doanh nghiệp Nhà nước sống sót, nhất là những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ.
Nhưng chính sách này đã tạo ra một bong
bóng đầu cơ trong các khu vực như nguyên liệu và nhất là địa ốc, với
việc giá nhà đất ở một số thành phố tăng đến chóng mặt. Tín dụng địa ốc ở
Trung Quốc trong năm 2016 đã lên tới gần 700 tỷ đô la, chiếm tới 45%
tổng số khoản vay ngân hàng. Nếu bong bóng địa ốc này mà vỡ thì nó sẽ
gây ra những hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế thứ hai thế giới.
Theo
dự báo các chuyên gia của công ty Capital Economics, được hãng tin AFP
trích dẫn, tại kỳ họp lần này của Quốc Hội, chính phủ Bắc Kinh sẽ tỏ ý
định từ bỏ chính sách thúc đẩy tăng trưởng mang tính ngắn hạn để tập
trung vào việc kềm chế các nguy cơ tài chính.
Ngày 02/03, chỉ ba
ngày sau khi được bổ nhiệm, ông Quách Thụ Thanh, tân chủ tịch Uỷ Ban
Giám Sát và Quản Lý Ngân Hàng Trung Quốc (CBRC), đã tuyên bố sẽ siết
chặt quản lý ngành ngân hàng, « tấn công » vào nạn đầu cơ địa ốc và nạn
tín dụng đen.
Cho tới nay, các ngân hàng Trung Quốc thường không
quan tâm đến khu vực tư nhân, mà chỉ cấp các khoản vay cho những tập
đoàn Nhà nước vừa làm ăn thua lỗ, vừa sản suất dư thừa. Những tập đoàn
này sống sót được là nhờ tiếp tục vay nợ. Còn các ngân hàng thì lợi dụng
các lãi suất rất thấp để đích thân đầu tư vào các thị trường và tham
gia vào mạng lưới tín dụng đen, tức là tín dụng không được kiểm soát.
Nhưng
vấn đề là tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà chậm lại thì các căng thẳng
xã hội sẽ bùng phát, áp lực sẽ gia tăng lên đồng nhân dân tệ, vốn đã
rơi xuống mức thấp nhất từ 8 năm nay. Ấy là chưa kể tình trạng dòng vốn
chảy ra nước ngoài sẽ còn trầm trọng hơn.
Các nhà quan sát đang
chờ xem trong trong báo cáo hàng năm mà thủ tướng sẽ đọc tại Quốc Hội
vào Chủ Nhật tới, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được đề ra cho 2017 là
bao nhiêu, từ đó xác định là chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ đi
theo hướng nào.
Dầu sao thì giới lãnh đạo Bắc Kinh không có con
đường nào khác là phải thể hiện quyết tâm củng cố nền kinh tế trong bối
cảnh Đại Hội Đảng sẽ diễn ra trong năm 2017 và trước nguy cơ nổ ra chiến
tranh thương mại với nước Mỹ của Donald Trump. – RFI
2. LHQ phanh phui mạng lưới buôn lậu quốc tế của Bắc Triều Tiên
Theo
báo chí Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc sắp công bố một bản báo cáo về các mạng
lưới buôn lậu quốc tế, giúp chế độ Bình Nhưỡng có nguồn tài chính, để
phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, bất chấp các
trừng phạt của Hội Đồng Bảo An, nhờ sự đồng lõa của một số quốc gia.
Mặc dù không bị lên án đích danh, nhưng vai trò của Trung Quốc – đồng
minh chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng – bị phơi bày.
Hãng tin Hoa
Kỳ CBS News ngày 02/03/2017 cho biết cụ thể đã có được trong tay bản báo
cáo 105 trang, dự kiến sẽ được công bố trong một tuần nữa. Báo cáo của
nhóm chuyên gia, thuộc Tiểu ban trừng phạt 1718 (tên của một nghị quyết
Liên Hiệp Quốc), cho thấy chế độ Bắc Triều Tiên đã lập ra cả một hệ
thống các cơ sở tài chính rất phức tạp với tên và địa chỉ giả, để vận
chuyển vũ khí, tiền bạc và vàng. Báo cáo kết luận : Để vô hiệu hóa các
lệnh cấm ngày càng nghiêm khắc của Liên Hiệp Quốc, Bắc Triều Tiên đã sử
dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trước.
Bắc Kinh cố ngăn báo cáo
Theo
hãng thông tấn CNN, báo cáo do Hội Đồng Bảo An đặt làm, lẽ ra đã được
công bố từ ngày 22/02. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc tìm cách ngăn
chặn việc phổ biến bản báo cáo này.
Thông tín viên Marie Bourreau từ New York cho biết thêm :
“Bắc
Kinh đặc biệt không muốn bản báo cáo này được công bố và tìm mọi cách
ngăn chặn. Bởi nhận định của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đang đặt
Trung Quốc trước một áp lực rất lớn.
Nếu như Bình Nhưỡng có thể
tiếp tục buôn bán được với quốc tế và đầu tư cho các vụ thử hạt nhân và
chương trình tên lửa đạn đạo, một phần chủ yếu là nhờ hậu thuẫn ngầm của
Trung Quốc. Bắc Kinh đã dung túng nhiều cơ sở thương mại trung gian và
nhiều tổ chức bình phong của Bắc Triều Tiên.
Từ các phương tiện
quân sự bán cho Eritrea, Mozambique hay Cộng Hòa Dân Chủ Congo, đến
tượng đồng các lãnh đạo châu Phi, hay quặng sắt xuất khẩu…, danh sách
“thượng vàng hạ cám” trong báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc
cho thấy chế độ Bắc Triều Tiên không những đa dạng hóa các mặt hàng xuất
khẩu, mà còn tìm cách lách các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, để tiếp
tục đưa hàng ra ngoài.
Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc xuất hiện
vào thời điểm rất bất lợi cho Trung Quốc, bởi chính quyền Bắc Kinh vừa
tỏ thiện chí, hồi giữa tháng Hai vừa qua, với quyết định tạm ngừng nhập
than từ Bắc Triều Tiên, để phản ứng lại việc Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa
một lần nữa.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Bình Nhưỡng đã đạt được
những tiến bộ rất lớn trong chương trình tên lửa đạn đạo vào năm 2016.
Như vậy, Trung Quốc đang bị dồn vào chân tường, buộc phải có hành động
kiên quyết để ngăn chặn tham vọng của chế độ Bắc Triều Tiên”. – RFI
3. Ấn Độ sắp tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đại
diện chính phủ liên bang Ấn Độ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài viếng
thăm một vùng biên giới nhạy cảm do Ấn Độ kiểm soát nhưng Trung Quốc
tuyên bố có chủ quyền, theo nguồn tin từ các giới chức, dù Trung Quốc
cảnh báo là việc này sẽ làm tổn thương đến các mối quan hệ giữa hai
nước.
Ấn Độ nói nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sẽ hành hương đến
Arunachal Pradesh trong tháng tới, và rằng là một nền dân chủ thế tục,
Ấn Độ không ngăn Đức Đạt Lai Lạt Ma đến bất cứ nơi nào tại Ấn Độ.
Trung
Quốc tuyên bố tiểu bang nằm về phía đông Himalaya là “Nam Tây Tạng” và
lên án các nhà lãnh đạo nước ngoài, ngay cả Ấn Độ, đến vùng này là âm
mưu nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của New Delhi.
Chuyến
đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà Trung Quốc xem như là một phần tử đòi ly
khai nguy hiểm, sẽ gây nên căng thẳng vào thời điểm mà New Delhi đang
‘hục hặc’ với Trung Quốc về những vấn đề chiến lược và an ninh cũng như
khó chịu vì mối quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh với đối thủ của Ấn
là Pakistan.
Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang gia
tăng giao tiếp công khai với nhà lãnh đạo Tây Tạng, khác với chính phủ
Ấn Độ trước đây không muốn làm Bắc Kinh nổi giận vì những cuộc xuất hiện
chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3
tháng 3 nói chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm nguy hại
nghiêm trọng cho các mối quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, và cảnh báo New Delhi
chớ nên dành cho ông một nền tảng cho những hoạt động chống Trung Quốc.
Chuyến
viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma được dự trù trước trong nhiều tháng,
nếu không nói là nhiều năm, và việc chấp thuận để Đức Đạt Lai Lạt Ma đến
thăm Arunachal Pradesh từ ngày 4 đến 13 tháng 4 có trước những bất đồng
giữa hai nước láng giềng này.
Tuy nhiên , quyết định tiến hành
chuyến viếng thăm diễn ra vào thời điểm có căng thẳng trong các mối quan
hệ hai nước cho thấy ông Modi sẵn sàng sử dụng các công cụ ngoại giao
khi ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại Nam Á đang gia
tăng.
Trung Quốc đang giúp tài trợ một hành lang thương mại mới
xuyên qua nước láng giềng Pakistan và cũng đã đầu tư tại Sri Lanka và
Bangladesh, gây ra những lo ngại bị Trung Quốc bay vây về mặt chiến
lược.
Tháng trước, một phái đoàn Quốc hội Đài Loan đến thăm
Dehli, làm Bắc Kinh tức giận vì Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh
thổ của mình.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Pranab
Mukherjee tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma và những khôi nguyên giải Nobel khác
tại dinh Tổng thống. Đây là cuộc gặp của Đức Đạt Lai Lạt Ma với một
nguyên thủ quốc gia Ấn Độ trong vòng 60 năm qua.
Một số giới chức
nói lập trường của Ấn Độ đối với vấn đề Tây Tạng vẫn còn thận trọng,
phản ánh một sự chuyển hóa dần dần về chính sách hơn là một sự thay đổi
bất thình lình, và ông Modi dường như ngần ngại tiến quá xa vì ngại làm
cho nước láng giềng khổng lồ phương Bắc tức giận. – VOA
4. Ngoại trưởng Nga lên tiếng vụ bộ trưởng Mỹ bị đòi từ chức
Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng về những tranh cãi xung quanh
việc Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions gặp gỡ với Đại sứ Nga ở
Washington trong thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
Hôm
thứ Năm Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions đã tự mình rút khỏi các
cuộc điều tra liên bang về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2016 sau khi có tin nói gặp gỡ Đại sứ Nga Sergei Kislyak
trước cuộc bầu cử, nhưng ông không tiết lộ các thông tin này trong cuộc
điều trần chuẩn thuận ở Thượng viện.
Thứ Sáu, ông Lavrov trong
cuộc họp báo tại Moscow đã lặp lại phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump rằng chuyện tranh cãi này là một “âm mưu sách nhiễu.”
Ông Lavrov nói:
“Các
vị đại sứ được bổ nhiệm để tăng cường quan hệ với các nước và nỗ lực đó
được trợ giúp qua các cuộc gặp gỡ, hội đàm, tiếp xúc với đại diện chính
thức của ngành hành pháp đương quyền, cũng như các thành viên quốc hội,
các nhà lãnh đạo dân sự, các tổ chức phi chính phủ. Và thực tế đó chưa
bao giờ bị ai thách thức. Các mạng truyền thông hôm nay nói rằng “đó là
một trò sách nhiễu.”
Ông Lavorov bày tỏ ngạc nhiên về vụ tranh
cãi này, và nói rằng vụ này nhắc ông nhớ đến thời kỳ McCarthy vào những
năm 1950 “mà tất cả chúng ta nghĩ là đã qua lâu rồi.”
Câu hỏi vẫn
chưa có lời đáp liệu ông Sessions có bàn về chiến dịch tranh cử với đại
sứ Nga hay không. Một số nhà lập pháp của cả hai đảng đều yêu cầu ông
Sessions tự rút khỏi các cuộc điều tra có liên quan, trong khi một số
đảng viên Dân chủ nói rằng ông nên từ chức, vì họ cáo buộc ông nói dối
khi tuyên thệ nhậm chức.
Hôm Thứ năm, Tổng thống Donald Trump nói
rằng ông không nghĩ ông Sessions nên rút lui. Trong một tweet, ông
Trump nói Bộ Trưởng Tư pháp của ông là người trung thực, người lẽ ra nên
trình bày một cách chính xác hơn lúc điều trần. – VOA
5. Đề phòng Nga gây hấn, Thụy Điển tái lập chế độ quân dịch
Thụy
Điển thông báo tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sau 7 năm đình
chỉ. Quyết định này được bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist thông báo
ngày 02/03/2017. Tuy không có chung biên giới trên bộ với Nga và cũng
không phải là thành viên NATO, Thụy Điển cảm thấy bị đe dọa vì hàng loạt
động thái quân sự của Matxcơva từ Ukraina cho đến biển Baltic.
Theo
tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist, song song với biện
pháp gia tăng ngân sách quốc phòng Thụy Điển cần cải tiến khả năng phòng
thủ vì tình hình an ninh xấu đi. Ông đơn cử vụ Nga sáp nhập bán đảo
Crimée của Ukraina và gia tăng nhịp độ tập trận gần Thụy Điển.
Mối lo ngại tăng thêm một nấc từ khi một tàu ngầm « không rõ xuất xứ » tiến gần bờ biển Thụy Điển vào mùa thu 2014.
Năm
2015, Stockholm quyết định đưa một đơn vị 150 binh sĩ trở ra trấn đóng
đảo Gotland, ở phía đông và tăng thêm 1,1 tỷ euro cho chi phí quân sự từ
2016 đến 2020.
Vào thời điểm này, một bản báo cáo của Trung Tâm
Phân Tích Chính Trị Châu Âu – CEPA – khẳng định Nga đã huấn luyện 33.000
quân để chuẩn bị đánh chiếm nhiều cơ sở, địa điểm có giá trị địa chiến
lược của các nước lân bang, trong đó có đảo Gotland.
Sau 7 năm bỏ
chế độ nghĩa vụ quân sự, quân đội chuyên nghiệp của Thụy Điển bị thiếu
quân số. Kể từ tháng 07/2017, tất cả công dân sinh năm 1999 sẽ được quân
đội tiếp xúc. Tùy theo kết quả kiểm tra, 13.000 thanh niên nam nữ sẽ
được tuyển chọn phục vụ quân đội trong vòng một năm.
Điểm đáng
chú ý là quyết định tái lập chế độ động viên bắt buộc để đối phó với Nga
nhận được sự đồng thuận trong chính giới Thụy Điển, từ chính phủ cánh
tả cho đến đối lập trung hữu.
Thụy Điển, cũng như Phần Lan, đang tính đến giải pháp gia nhập NATO. – RFI
6. Campuchia dùng Trump biện hộ việc trấn áp truyền thông
Cuộc
chiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump với truyền thông báo chí đang leo
thang trong những tuần gần đây. Cuộc chiến đó đang có dấu hiệu lan rộng
và ảnh hưởng đến quyền tự do báo chí. Tại Campuchia, chính phủ của nước
Ðông Nam Á này đã viện dẫn cách của Tổng thống Trump để biện minh cho
hành động đe dọa truyền thông của họ.
“Anh có phải là một phóng viên thân thiện không? Hãy xem anh thân thiện đến thế nào?”
Đó
là lần đầu tiên một chính phủ đã công khai dùng Tổng thống Donald Trump
như một ví dụ để biện hộ cho sự trấn áp đối với truyền thông ở đất nước
họ.
Trong một đăng tải trên Facebook, một người phát ngôn của
chính phủ Campuchia đã đe dọa “có hành động” chống lại các cơ quan
truyền thông, bao gồm cả VOA, trừ phi họ thay đổi cách đưa tin. Theo
người phát ngôn này, Tổng thống Trump là một hình mẫu cho việc ứng phó
với các cơ quan truyền thông bất tuân chỉ.
Những lời đe dọa như
vậy không phải là mới ở Campuchia, nơi Thủ tướng Hun Sen đang nắm quyền
trong 3 thập kỷ qua. Cái mới là dùng việc xử sự của tổng thống Mỹ như
một lý lẽ.
Điều đó không làm ông Tom Malinowski, người vừa từ
chức trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao
động, ngạc nhiên. Ông nói:
“Bất cứ khi nào nước Mỹ rời bỏ những
nguyên tắc của mình thì nó luôn được các nhà nước độc tài trên toàn thế
giới dùng để biện hộ cho sự hành xử của chính họ.”
Nói với VOA
qua Skype, ông Malinowski cho biết ông lo ngại về sự đối xử của Tổng
thống Trump đối với truyền thông sẽ tiếp tục làm cho các lãnh đạo độc
tài trở nên táo bạo hơn:
“Điều đó cho những nhà độc tài trên toàn
thế giới một cái cớ hợp lý hơn để làm những gì họ muốn làm – đó là trấn
áp những nhà báo ở chính đất nước của họ.”
Kể từ khi nhậm chức,
Tổng thống Trump đã liên tiếp leo thang cuộc chiến chống lại giới báo
chí, gọi họ là không thật thà, tin tức giả mạo, và thậm chí còn coi họ
là “kẻ thù của nhân dân.”
Điều này làm cho ông Steven Butler,
điều phối viên châu Á của Ủy ban bảo vệ nhà báo có trụ sở tại New York,
thêm lo lắng. Ông nói với VOA qua Skype:
“Hoa Kỳ đã luôn hướng
tới một thẩm quyền đạo đức mặc dù hồ sơ về tự do báo chí của chúng ta
chưa phải là hoàn hảo. Nhưng mọi người vẫn luôn nhìn vào Hoa Kỳ để áp
dụng cách lãnh đạo như vậy. Và dường như điều đó không còn nữa.”
Tổng
thống Trump bảo vệ cho cách tiếp cận mình bằng lập luận rằng ông chỉ
chống lại một số cơ quan truyền thông nhất định. Ông nói:
“Tôi
chỉ phản đối tin tức giả mạo, truyền hình hoặc báo chí. Họ phải từ bỏ
những loại tin tức đó. Tôi chỉ chống lại những người dựng lên những câu
chuyện và dựng lên những nguồn tin giả mạo.”
Chiến lược gia trưởng của tổng thống Trump, Steve Bannon, gọi truyền thông báo chí là “đảng đối lập.”
“Họ
là truyền thông của nghiệp đoàn và toàn cầu – họ chống lại nghị trình
kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc như Tổng thống Trump đề ra.”
Dù
chính phủ Campuchia đe dọa VOA và các hãng tin tức khác, người phát ngôn
của VOA nói Đài tiếng nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp tin tức một cách
khách quan, trung thực và công bằng. – VOA
7. Doanh giới Hàn quốc lo ngại phản ứng của TQ về THAAD — Luận tội tổng thống Hàn khiến tăng bất đồng triển khai THAAD
Các
công ty Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề vì phản ứng từ Trung Quốc đối
với việc triển khai một hệ thống phòng vệ phi đạn của Mỹ bên ngoài
Seoul, với tin Bắc Kinh yêu cầu các công ty du lịch ngưng đưa khách tới
Hàn Quốc.
Một vài hãng tin lớn nhất của Triều Tiên trích dẫn
những nguồn tin không nêu danh tính cho biết các giới chức chính phủ
Trung Quốc đã ra lệnh miệng chỉ vài ngày sau khi chính phủ Seoul mua một
khu đất của tập đoàn Lotte để triển khai hệ thống phi đạn.
Hàn
Quốc và Mỹ nói hệ thống phi đạn THAAD dùng để phòng thủ chống Bắc Triều
Tiên có vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc cho rằng lãnh thổ của họ là
mục tiêu của hệ thống ra đa có tầm hoạt động xa này. Để phản đối việc
triển khai hệ thống, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kêu gọi tẩy
chay hàng hóa Hàn Quốc.
Cho đến nay, người Trung Quốc là khách
hàng chi tiêu lớn nhất của ngành du lịch Hàn Quốc với khoảng 8 tỉ đô la
hàng hóa miễn thuế hàng năm.
Tuy nhiên, ngày 3 tháng 3, chứng
khoán của nhà bán lẻ miễn thuế Hotel Shilla giảm 13% trong khi chứng
khoán của Tập đoàn mỹ phẩm Amorepacific xuống ở mức thấp nhất trong hai
năm vì các nhà đầu tư lo ngại giảm sút ngoại tệ thu được từ các khách du
lịch Trung Quốc cũng như e rằng Bắc Kinh sẽ lặp lại phản ứng tương tự
đối với Nhật Bản vào năm 2012 liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và cách
diễn giải lịch sử.
Chứng khoáng giảm sút cộng thêm những khó khăn
được các công ty Hàn quốc tại Trung Quốc báo cáo kể từ khi Washington
và Seoul đồng ý trong tháng 7 năm ngoái triển khai hệ thống THAAD. Vào
ngày 2 tháng 3, một chi nhánh của tập đoàn Lotte báo cáo bị tấn công
trên mạng, phát xuất từ Trung Quốc.
Chứng khoán của Hyundai Motor
Co cũng giảm 4,4% sau khi một bức ảnh xe Huyndai bị bôi bẩn được lưu
truyền trên truyền thông xã hội Trung Quốc, phản ánh sự thiệt hại tương
tự của xe Nhật Bản trong những cuộc biểu tình năm 2012.
Tòa đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc đã đưa ra một cảnh báo an toàn đối với công dân nước này.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 3 tháng 3 tuyên bố
không có làn sóng phản đối THAAD tại Trung Quốc và rằng nhà cầm quyền sẽ
đối phó với những ai vi phạm luật pháp. – VOA
***
Những
bất ổn chính trị ở Hàn Quốc phát sinh từ việc luận tội Tổng thống Park
Geun-hye đang gây ra một sự chia rẽ rõ rệt về chính sách an ninh quốc
gia — giữa những người bảo thủ kiên quyết đi theo đồng minh Hoa Kỳ và
những người cấp tiến muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc.
Hồi
tháng 12, Quốc hội Hàn Quốc ra biểu quyết đình chỉ chức tổng thống của
bà Park Geun-hye vì bị cáo giác thông đồng với người bạn thân Choi
Soon-sil quyên tiền các tập đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc, buộc họ đóng góp
hàng chục triệu đôla vào hai quỹ tài trợ có nhiều mờ ám để đổi lại các
điều kiện ưu đãi trong kinh doanh. Việc này đang là tâm điểm của vụ bê
bối dẫn đến khủng hoảng chính trị.
Tòa án dự kiến sẽ sớm ra phán
quyết về kiến nghị luận tội, và nếu đồng ý với kiến nghị thì một cuộc
bầu cử tổng thống mới sẽ được dự kiến trong vòng 60 ngày. Nếu tòa bác bỏ
kiến nghị luận tội, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối năm nay khi
nhiệm kỳ 5 năm của bà Park kết thúc vào đầu năm 2018.
Trong khi
những cáo buộc về tham nhũng đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng như hiện
nay, nhiều tranh cãi chính trị nổi lên, trong đó có vấn đề mối đe dọa
hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD
Trong
ngày lễ Độc lập của Hàn Quốc hôm thứ Tư, các đồng minh và đối thủ của
Park đã tổ chức các cuộc biểu tình đối kháng nhau tại Quảng trường
Gwanghwamun ở thủ đô Seoul. Nhà chức trách phải điều 16.000 cảnh sát và
100 xe bus để ngăn hai nhóm biểu tình.
Đối với nhiều người tham
gia cuộc biểu tình ủng hộ luận tội, họ phản đối Tổng thống Park và chống
lại cách tiếp cận cứng rắn của bà đối với Bắc Triều Tiên, mà theo họ là
đã thất bại, không kìm chế được hành động của ông Kim Jong Un khi Bắc
Triều Tiên tăng cường khả năng tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trong năm qua, Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân và nhiều
vụ phóng tên lửa, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Nhiều
người phản đối lá chắn phòng thủ phi đạn THAAD của Mỹ cho rằng chính
quyền bà Park đã đồng ý để triển khai và Quyền Tổng thống và Thủ tướng
Hwang Kyo-ahn lại tiếp tục chính sách đó.
Bắc Kinh đã mạnh mẽ lên
án THAAD, cho rằng đây là một sự leo thang quân sự mang tính khiêu
khích và không cần thiết và rằng THAAD cũng là mối đe dọa tiềm ẩn đối
với Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đang ngày càng trù dập Hàn
Quốc bằng các chiêu bài giới hạn nhập khẩu và du lịch. Công ty con ở
Trung Quốc của Lotte, tập đoàn của Hàn Quốc đã giao cho chính phủ một
khu đất để làm nơi thiết đặt THAAD, đã bị chính quyền bắt ngưng triển
khai một dự án ở thành phố Thẩm Dương, và mới đây bị phạt 44.000 nhân
dân tệ vì vi phạm luật quảng cáo của Trung Quốc.
Nhiều nhà hoạt
động chống Tổng thống Park nói rằng lợi thế quân sự tiềm năng của THAAD
không đáng để phải gây căng thẳng với Trung Quốc.
Một người biểu
tình tại cuộc mít tinh hôm thứ Tư cho biết: “Hàn Quốc đang rơi vào thế
kẹt và hiện không thể làm bất cứ điều gì. Nhưng nhiều người trong chúng
ta đang chống lại việc triển khai THAAD.”
Thân Mỹ
Các cuộc
biểu tình ủng hộ bà Park đã lan rộng đáng kể về số lượng trong vài tuần
qua khi phe bảo thủ cứng rắn tìm cách giảm nhẹ cáo buộc tham nhũng và
nhấn mạnh lập trường của họ về an ninh quốc gia và chủ quyền.
Tại
các cuộc biểu tình, nhiều người ủng hộ của tổng thống vẫy cờ Mỹ, biểu
thị tình đoàn kết với Hoa Kỳ, và tố cáo những nỗ lực của Bắc Kinh tăng
sức ép đòi chính phủ Hàn Quốc bỏ ý định triển khai THAAD.
Ông
Chulhong Kim, một nhà hoạt động bảo thủ và giáo sư tại Trường đại học
Tin lành Trưởng lão và Thần học ở Seoul nói: “Trung Quốc không phải là
người bạn hay đồng minh của chúng ta. Bởi vì Trung Quốc là một đồng minh
thân cận với kẻ thù chung của chúng ta. Chúng ta chống lại bất kỳ nỗ
lực nào của Trung Quốc can thiệp vào quyết định về các tiến trình trên
bán đảo Triều Tiên.” – VOA
Tin Hoa Kỳ
8. TT Trump ủng hộ Bộ Trưởng Sessions đang gặp rắc rối
Bộ
trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions hôm thứ Năm loan báo rằng ông sẽ tự
loại mình khỏi bất cứ cuộc điều tra nào trong tương lai liên quan đến
việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Trong lúc
nhiều tranh cãi nổi lên quanh việc ông Sessions hai lần gặp gỡ với đại
sứ Nga tại Washington hồi năm ngoái, Tổng thống Donald Trump tái khẳng
định rằng ông “hoàn toàn tin tưởng” giới chức lãnh đạo thực thi luật
pháp của đất nước, trong khi các nhà lập pháp bên Ðảng Dân chủ tiếp tục
kêu gọi ông Sessions từ chức bộ trưởng tư pháp.
Mới chỉ sau ba
tuần nhậm chức bộ trưởng tư pháp, ông Jeff Sessions đã bị truyền thông
báo chí đồn thổi những tranh cãi đang nổi lên mạnh về nguy cơ xung đột
lợi ích.
Bộ trưởng Sessions hôm thứ Năm tuyên bố:
“Tôi
quyết định sẽ tự loại mình khỏi bất cứ cuộc điều tra đang hoặc sẽ được
xúc tiến về bất cứ vụ việc nào có dính líu đến các cuộc vận động tranh
cử tổng thống hồi năm ngoái.”
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đang bị soi
rọi giữa những tin tức nói rằng ông đã gặp gỡ với ông Sergey Kislyak,
đại sứ Nga tại Mỹ hồi năm ngoái, nhưng ông không tiết lộ điều đó tại
cuộc điều trần chuẩn thuận ở Thượng viện hồi tháng 1.
Ông
Sessions, một trong những người ủng hộ Tổng thống Trump sớm nhất, đã
mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông đã khai man tại cuộc điều
trần chuẩn thuận ở Thượng viện. Ông nói:
“Cho phép tôi nói rõ,
tôi chưa bao giờ gặp gỡ với các đặc vụ Nga hay các trung gian Nga liên
quan đến chiến dịch tranh cử của Mỹ. Ý tưởng cho rằng tôi giữ một vai
trò trong việc liên tục trao đổi thông tin trong thời gian tranh cử giữa
đại diện của ông Trump và trung gian của chính phủ Nga là hoàn toàn
sai.”
Bất chấp những tranh cãi đó, Tổng thống Trump trong khi đi
thăm một chiến hạm của Hải quân Mỹ ở bang Virginia đã lên tiếng ủng hộ
ông Sessions, cựu thượng nghị sĩ đại diện bang Alabama.
Trong tuyên bố vào chiều tối thứ Năm, Tổng thống Trump mô tả bộ trưởng tư pháp của ông là “một người trung thực.”
Các nhà lập pháp Ðảng Cộng hòa ở Điện Capitol khuyến cáo phải cảnh giác với sự việc đang diễn ra.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Joni Ernst của bang Iowa phát biểu:
“Nếu có bất cứ dữ kiện nào cho thấy bất cứ hành động sai trái nào thì đã rõ, nhưng ở đây chúng ta không có bất cứ dữ liệu nào.”
Nhưng thủ lãnh của phe Dân chủ ở Quốc hội kêu gọi ông Sessions từ chức bộ trưởng tư pháp.
Thượng nghị sĩ Charles Schumer, thủ lãnh khối thiếu số Dân chủ ở Thượng viện, phát biểu:
“Không
còn gì phải nghi ngờ nữa về sự bất công và thiên vị của ông bộ trưởng
tư pháp, giới chức đứng đầu ngành thi hành luật pháp của đất nước. Vụ
này đổ bể cho thấy rõ ràng rằng Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions không đủ
tiêu chuẩn. Bởi vì Bộ Tư pháp phải trong sạch hoàn hảo vì sứ mệnh của
đất nước, Bộ trưởng Tư pháp Sessions phải từ chức.”
Trước trụ sở Bộ Tư pháp ở Washington, mấy mươi người tập trung biểu tình phản đối ông bộ trưởng.
Ông
Daniel Ingram, một cư dân của thủ đô Washington, nói rằng ông lo ngại
về những mối liên hệ có thể có với Nga và không an tâm với chính quyền
của Tổng thống Trump.
“Tôi không biết ông Sessions nói gì với đại
sứ Nga hay ông đại sứ Nga nói gì với ông Sessions, nhưng ông Sessions
đã lẫn tránh chuyện này và phủ nhận tính quan trọng của chuyện này. Ông
ấy không xứng đáng làm bộ trưởng tư pháp của Hoa Kỳ.”
Điều rõ ràng là những tranh cãi xoay quanh ông Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions sẽ còn kéo dài. – VOA
9. Mẹ-con vào Mỹ bất hợp pháp có thể bị chia lìa
Mẹ
con dắt díu nhau vượt biên giới vào Mỹ bất hợp pháp có thể sẽ bị chia
lìa, theo một đề nghị đang được Bộ An ninh Nội địa xem xét.
Reuters dẫn nguồn tin từ 3 giới chức chính phủ cho hay đề nghị này một phần nhằm cản chân các bà mẹ đưa con vào Mỹ trái phép.
Theo
đó, giới hữu trách cũng được phép câu lưu các bậc phụ huynh trong khi
họ tranh tụng về việc bị trục xuất hay đang chờ được trình bày hoàn
cảnh. Còn con cái họ sẽ được giám sát bảo hộ với Bộ phụ trách các dịch
vụ sức khỏe và nhân sinh, trong điều kiện ‘giới hạn tối thiểu nhất’ cho
tới khi các em được chăm lo bởi họ hàng ở Mỹ hay có được một người giám
hộ do nhà nước bảo trợ.
Hiện giờ, các gia đình đang tranh tụng về
việc bị trục xuất hay đang đệ đơn xin quy chế tị nạn thường không bị
giam giữ lâu và được phép lưu lại trên đất Mỹ cho tới khi nào trường hợp
của họ được giải quyết. Một phán quyết của tòa phúc thẩm liên bang cấm
không cho cầm giữ trẻ em quá lâu.
Tổng thống Donald Trump đã kêu
gọi chấm dứt tình trạng ‘bắt rồi thả’, theo kiểu di dân vào Mỹ bất hợp
pháp được phóng thích cho sống trên đất Mỹ trong lúc chờ đợi các tiến
trình pháp lý.
Các Bộ liên quan trong đề nghị mới vừa kể cũng như Tòa Bạch Ốc chưa đưa ra bình luận.
Từ
đầu tháng 10 năm ngoái đến cuối tháng Giêng năm nay, có khoảng 54 ngàn
trẻ em và thân nhân bị chặn bắt, tăng hơn gấp đôi con số cùng kỳ năm
trước.
Phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ cho rằng các bà mẹ sẵn sàng
dắt con thực hiện các chuyến vượt biên nguy hiểm vì biết chắc rằng họ
chỉ bị giam giữ trong một thời gian ngắn rồi sẽ được phóng thích trong
khi tiến trình pháp lý xử lý trục xuất kéo dài rất lâu.
Các nhà
hoạt động bảo vệ quyền cho di dân nói những điều kiện nghèo khó và bạo
động ở Trung Mỹ khiến các bà mẹ phải dắt díu con cái vượt biên bất hợp
pháp vào Mỹ, và vì vậy, họ nên được cấp quy chế tị nạn. – VOA
Tin Việt Nam
10. Thân nhân người chết bị cảnh cáo ‘không cấu kết phản động’
Mẹ
của một nam thanh niên tử vong trong lúc bị tạm giam tại đồn công an
cho biết bà bị giới hữu trách cảnh cáo không được cấu kết hay để “bọn
phản động” lợi dụng, nếu không sẽ bị “đi tù mọt gông”.
Bà Nguyễn
Thị Ái, mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, người tử vong trong lúc bị công an
phường Cầu Ông Lãnh, Q.1, TPHCM, bắt giữ, kể lại cho VOA về trường hợp
của con bà:
“Hôm 15/1/2017, con trai em và 3 thanh niên gây lộn trên phố, rồi bị công an phường Cầu Ông Lãnh bắt. Hai ngày sau thì con mất”.
Theo
lời bà Ái, ngày 6/2, cơ quan chức năng đã gọi bà lên để trả kết quả
khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho biết anh Phạm Ngọc Nhung
chết do chấn thương sọ não.
Cụ thể, anh bị gãy 2 xương sườn và gãy xương quai hàm bên phải, dập sọ, trên người có 9 vết thương. Mỗi vết dài từ 3 đến 8-9 cm.
Bà Ái khẳng định với VOA con trai bà “cao 1,71 mét, nặng trên 70 kg và không có vấn đề về sức khỏe” trước đó.
Tin
cho hay hai người dân tham gia bắt Nhung vì tưởng là cướp đã được thả
ra vì camera và lời khai cho thấy không có dấu hiệu những người này đã
gây ra chấn thương cho Nhung.
Bà Ái cho biết từ khi bị bắt cho
đến khi con trai chết, gia đình bà không hề nhận được thông báo từ cơ
quan chức năng. Bà nói: “Tôi chỉ buồn là tại sao công an bắt con tôi,
nhân viên của trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TPHCM, mà sao con tôi
bị mất tích 7 ngày, gia đình và nhà trường đi tìm, máy của con tôi mở
24/24 mà công an bắt về không ai báo cho tôi, cho gia đình cả. Sau đó họ
đem con tôi đi bệnh viện, con tôi chết xong họ mổ, để trong nhà xác.
Mấy ngày sau, anh em trong nhà trường đi kiếm cũng không biết. Rồi qua
một người bạn báo về cho bạn gái của con trai tôi, nói là con tôi bị tai
nạn mất rồi”.
Người mẹ đơn chiếc cho biết bà hiện đang tá túc
tại một ngôi chùa ở TPHCM do hoàn cảnh khó khăn. Bà nói trong tiếng
khóc: “47 ngày mà tôi vẫn chưa được gặp con. Các cháu xin được cho vào
gặp thì tôi cũng không đủ can đảm vào gặp con. Hận mình không bảo vệ
được con. Khi con chết, tôi cũng không gặp được. Gần 2 tháng rồi mà tôi
cũng chưa gặp được con để nhìn một cái…”
Sau khi vụ việc được đưa
lên mạng xã hội, một số luật sư đã làm đơn kiến nghị gửi Bí thư TPHCM
Đinh La Thăng để yêu cầu xem xét, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh
Phạm Ngọc Nhung.
Trước Tết Nguyên Đán, ông Đinh La Thăng đã trực
tiếp làm việc với các luật sư và gia đình nạn nhân Phạm Ngọc Nhung. Ông
cũng chỉ đạo công an thành phố làm rõ nguyên nhân tử vong theo đơn đề
nghị của gia đình.
Luật sư Nguyễn Quynh, một trong số các luật sư
tham gia vụ án, hôm 27/2 thông báo trên mạng rằng sau khi bị cản trở
không cho gia đình và các luật sư vào làm việc tại Viện kiểm sát TPHCM,
cuối cùng nhờ đấu tranh, các luật sư đã được Viện kiểm sát mời vào làm
việc. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cam kết, đồng ý trưng cầu giám định
tử thi Phạm Ngọc Nhung và sẽ thông báo trong vài ngày tới.
Trả
lời VOA tối 3/3, bà Ái cho biết hiện bà vẫn chưa nhận được phản hồi từ
cơ quan chức năng. Ngược lại, bà bị cảnh cáo không được cấu kết với “bọn
phản động”. Nếu không sẽ bị “tù mọt gông”.
“Họ bảo tôi là phản
động. Đi nói với bọn phản động rồi bị bắt, đi tù mọt gông. Tôi mới bảo
là ‘Xin lỗi anh, tôi là dân đen ở Nghệ An vào. Anh chỉ cho tôi ai là
người phản động để tôi tránh, chứ giờ tôi cũng chả biết ai phản động, ai
không phản động cả. Tôi là một người mẹ không biết chữ. Con tôi chết
thì tôi cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác để xin mọi người cứu mẹ con tôi”.
Những
năm gần đây, Việt Nam bị nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích về các trường
hợp tử vong trong khi bị giam giữ. Ước tính đã có hơn 200 người bị chết
trong lúc bị giam giữ tại các đồn công an Việt Nam trong những năm qua. –
VOA
11. Giải thưởng Văn Việt lần 2: Tôn vinh sự dấn thân — Diễn từ của BS Ngô Thế Vinh tại lễ trao giải Văn Việt 2017
Sáng
ngày 3 tháng 3 năm 2017 tại Sài Gòn, tổ chức Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam
đã làm lễ trao giải thưởng Văn Việt lần thứ hai. Đây là một tổ chức xã
hội dân sự độc lập, không bị nhà nước nắm quyền kiểm soát. Nhiều người
Sài Gòn nói rằng Văn Đoàn Độc Lập hiện nay có gì đó giống với tổ chức
Văn Bút ở Sài Gòn trước đây do linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.
Ông Hoàng Hưng, thành viên ban tổ chức giải Văn Việt, cho VOA biết:
“Năm
nay cái giải Văn Việt lần thứ hai được Chủ tịch Hội đồng Giải là nhà
văn Nguyên Ngọc quyết định trao cho 6 tác giả và tác phẩm. Có một cái
giải gọi là giải đặc biệt, thì được trao cho tác giả là nhà văn Ngô Thế
Vinh ở Hoa Kỳ, với hai cái tác phẩm là ‘Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy
sóng’, và ‘Mekong, dòng sông nghẽn mạch’.
Một cái giải chính
thức về nghiên cứu phê bình thì được trao cho nhà thơ Nguyễn Đức Tùng ở
Canada, với đề tài là ’40 năm thơ Việt hải ngoại’. Hai giải chính thức
về thơ thì được trao cho nhà thơ Ngu Yên ở Hoa Kỳ, và nhà thơ Vũ Thành
Sơn ở Sài Gòn. Hai giải được gọi là giải của Chủ tịch hội đồng, thì trao
cho hai tác phẩm, là tiểu thuyết của cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục ở Hà
Nội, và tiểu thuyết ‘Nhảy múa để chết’ của nhà văn Nguyễn Viện ở Sài
Gòn”.
Ông Ngô Thế Vinh, người nhận giải đặc biệt Văn Việt lần thứ
hai, hiện đang ở California (Hoa Kỳ) nên đã ủy quyền cho một thành viên
của nhà xuất bản Giấy Vụn nhận giải thay. Hai tác phẩm đoạt giải của
ông Vinh đều được xuất bản tại Sài Gòn bởi một nhà xuất bản cũng không
chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Ông Hoàng Hưng nhận xét các tác phẩm đoạt giải lần này thể hiện rõ nét tinh thần dấn thân của người cầm bút:
“Cái
tinh thần dấn thân và đối mặt với những vấn đề của đất nước, của thời
sự, của xã hội chính trị rất là rõ ràng. Đặc biệt là thể hiện rất rõ
trong cái tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh mới được cái giải đặc biệt
đó, đề cập vấn đề của sông Mê Kông, sông Cửu Long và Biển Đông một cách
rất là là công phu. Hay là, hai cái tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phục và
Nguyễn Viện thì đề cập những vấn đề của thái độ của nhà văn trước những
vấn đề xã hội và những vấn đề con người ngày hôm nay nó rất rõ ràng”.
Ông
Hoàng Hưng cho biết lúc vận động thành lập Văn đoàn, nhiều người cũng e
ngại, “nhưng chúng tôi kiên quyết giữ. Tổ chức này và diễn đàn này là
tập hợp những người viết bằng tiếng Việt trên toàn thế giới, không phân
biệt quốc tịch, quốc gia. Nó chính là nơi để đoàn kết, tập hợp mọi người
viết văn, không phân biệt về chính kiến hay quan điểm nghệ thuật, miễn
là có chung nhau một cái ước vọng xây dựng một cái nền văn chương tiếng
Việt tự do, nhân bản và sáng tạo.”
Năm ngoái, việc trao giải
thưởng bị chính quyền ngăn cản. Năm nay, mọi việc diễn ra suôn sẻ, mặc
dù có rất nhiều nhân viên an ninh thường phục công khai dùng máy quay
ghi hình buổi lễ. Ban tổ chức cho biết năm sau sẽ tổ chức trao giải Văn
Việt lần thứ 3 tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn. – VOA
***
Bài diễn từ của Nhà văn Ngô Thế Vinh tại lễ trao giải Văn Việt, 3/3/2017 tại thành phố Hồ Chí Minh, do nhà thơ Lý Đợi đọc thay:
Thưa quý anh chị
Thưa Hội đồng Giám khảo giải Văn Việt 2017
Được
tin hai tác phẩm, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng
Sông Nghẽn Mạch, được chọn để trao giải Văn Việt 2017, tôi cảm thấy rất
vinh hạnh. Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch
sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc 7 quốc
gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng
qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm
độc của Trung Quốc và những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc
và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Hậu quả những tranh chấp ấy
đã làm cho “Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng” và dự báo ấy với
thời gian đang được chứng nghiệm. Sự kiện một văn đoàn độc lập như Văn
Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính “nhạy cảm và
tế nhị” đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho
người viết.
Giải thưởng cũng làm cho tôi xúc động. Là người cầm
bút ở Miền Nam trước đây và hải ngoại sau này, đã sống sót giữa hai thế
kỷ, đã trải nghiệm qua hai chế độ cùng những năm tháng tù đày, tôi không
thể không chạnh lòng nghĩ tới những văn nghệ sĩ đang phải sống thiếu tự
do ở quê nhà. Nhưng rồi tôi vẫn lạc quan để thấy rằng từ trong ngọn lửa
đỏ thiêu rụi ấy, vẫn có những con phượng hoàng vực dậy từ tro than, cất
cánh bay lên như một Bùi Ngọc Tấn với Chuyện Kể Năm 2000, đem tới cho
chúng ta niềm hy vọng.
Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng 2000,
và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch 2006, cho dù đã được xuất bản và tái bản
ở hải ngoại từ hơn một thập niên trước, nhưng cho tới nay vẫn không
được chấp nhận bởi các nhà xuất bản “chính thống” ở trong nước. Lý do
đưa ra là “những khó khăn không thể vượt qua”, lý do đó là yếu tố Trung
Quốc. Cái yếu tố căn cơ đó đang huỷ hoại con sông 4,800 km và đe doạ
nguồn sống của hơn bao nhiêu triệu cư dân trong lưu vực. Yếu tố đó còn
là nút chặn cả tự do học thuật của Việt Nam.
Trong nghịch cảnh
ấy, cả hai cuốn sách về sông Mekong/Cửu Long vẫn được một nhà xuất bản
“lề trái” trong nước mang tên “Giấy Vụn” lần lượt cho ra mắt 2012, 2014
và phổ biến rất hạn chế trong điều kiện vô cùng khó khăn và cả nguy hiểm
nữa cho những bạn trẻ chủ trương nhà xuất bản. Cũng phải ghi nhận thêm ở
đây, diễn đàn Văn Việt năm 2016 đã cho xuất bản trên mạng toàn tập hai
cuốn sách Mekong kể cả Audiobook, góp phần không nhỏ trong việc phổ biến
thông tin về những con đập Mekong và những bước khai thác huỷ hoại hệ
sinh thái của một con sông huyết mạch.
Văn Việt là một diễn đàn
mà tôi từng cộng tác do tinh thần tự do của một hội nhà văn độc lập như
một yếu tính của sáng tạo, không chấp nhận là công cụ trong bộ máy chính
trị. Không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn học, Văn Việt còn là một
diễn đàn cấp tiến, dũng cảm nói lên quan điểm của người công dân trước
những vấn đề sống còn của đất nước. Một sự kiện nữa, Văn Việt đang có
công giới thiệu với độc giả trong nước một giai đoạn sinh hoạt Văn học
Nghệ thuật của Miền Nam từ 1954-1975 vẫn bị coi là cấm kỵ và cả giới
thiệu dòng sinh hoạt văn học ấy ở hải ngoại. Văn Việt đang bắc một nhịp
cầu đối thoại và hợp tác giữa các giới văn nghệ sĩ trong nước và hải
ngoại, với ý nghĩa một Việt Nam trải rộng trên toàn cầu. Đó là những nỗ
lực đáng trân quí.
Hôm nay, ngày 3 tháng 3, một ngày nhiều ý
nghĩa: Ngày Nhà Văn Thế Giới / World Writers Day năm thứ 31, cũng là năm
thứ 3 ngày thành lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, tôi vinh hạnh đón
nhận giải thưởng Văn Việt 2017 với niềm hy vọng vấn đề “môi sinh trong
lành và phát triển bền vững” hiện đang ở mức “báo động đỏ” ở Việt Nam sẽ
là mối quan tâm của mọi công dân trên quy mô cả nước chứ không chỉ
riêng với Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và tôi cũng xin được
chia xẻ vinh dự và giải thưởng này tới các bạn trẻ chủ trương Nhà Xuất
Bản Giấy Vụn, họ đang đi những bước đầy thử thách nhưng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng là hướng tới “quyền tự do xuất bản” vốn không thể thiếu
cho sinh hoạt viết và đọc.
Xin cám ơn quý vị.
NGÔ THẾ VINH
California 03/03/2017 – VOA
12. Việt Nam ‘xua đuổi’ tàu cá Trung Quốc
Theo
tin từ trong nước, hôm 3/3, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã “tổ
chức truy đuổi, vây bắt” 2 tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biên Việt
Nam và đã “tổ chức phóng thích” 2 tàu này và “xua đuổi” chiếc tàu thứ
ba ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Theo VnExpress, sau khi nhận
được tin báo có một tốp tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt thủy sản trái
phép ở vùng biển cách cửa Gianh khoảng 40 cây số, bộ đội biên phòng tỉnh
Quảng Bình đã đưa 2 tàu và 16 cán bộ “xuất kích”, “đẩy đuổi” các tàu
cá.
Lực lượng biên phòng đã bắt được 2 chiếc tàu và 9 ngư dân
Trung Quốc. Sau khi kiểm tra, lập biên bản vi phạm, lực lượng chức năng
của Việt Nam đã phóng thích các tàu này và “xua đuổi” tàu cá còn lại ra
khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
gần đây ra thông báo chính thức cấm đánh bắt cá trong thời gian từ ngày
1/5 đến 16/8 ở Biển Đông, bao gồm một số khu vực Việt Nam tuyên bố chủ
quyền.
Trả lời báo giới hôm 28/2, người phát ngôn Lê Hải Bình của
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã
xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”
và “Việt Nam kiên quyết và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Quốc”.
Hôm
1/3, Hội nghề cá Việt Nam cũng có văn bản chính thức phản đối lệnh cấm
của Trung Quốc. Tổ chức này nói quy định của Trung Quốc “càng khiến tình
hình Biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt
động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam”.
Đây không phải là
lần đầu Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, Bắc
Kinh đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đối với cả ngư dân Trung
Quốc lẫn ngư dân nước ngoài. Ngoài việc lên tiếng phản đối, Việt Nam
trong những năm qua vẫn chưa có biện pháp nào để chống lại lệnh cấm này
một cách hữu hiệu. Nhiều ngư dân Việt Nam đã bị các lực lượng chức năng
của Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tàu cá, bắt đóng các khoản tiền phạt
lên đến hàng trăm triệu đồng. – VOA
13. Trung Quốc ‘đưa 308
người’ ra Hoàng Sa — Trung Quốc thực hiện quan trắc hải dương ở Biển
Đông — TQ cấm đánh cá ở Biển Đông, Việt Nam phản đối
Một chiếc du
thuyền của Trung Quốc với hơn 300 người trên khoang chiều 2/3 đã từ
thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam ở miền nam nước này bắt đầu chuyến hải
hành kéo dài 4 ngày tới quần đảo Hoàng Sa tranh chấp với Việt Nam.
Hãng
tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần
đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới
nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến
lược”.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng các du khách sẽ có cơ hội thăm thú ba đảo trong nhóm Crescent thuộc Hoàng Sa.
Trung
Quốc từng tuyên bố có kế hoạch xây khu du lịch trên nhóm đảo mà Việt
Nam gọi là Lưỡi Liềm, nhưng chưa rõ liệu các du khách nước ngoài sẽ có
cơ hội tới thăm trong tương lai hay không, theo Reuters.
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên đưa du khách ra Hoàng Sa, vấp phải phản đối của Việt Nam.
Hà
Nội chưa lên tiếng về thông tin trên, nhưng mới đây đã chỉ trích Trung
Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”, sau
khi Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp này.
Phát
ngôn viên Lê Hải Bình một lần nữa “khẳng định chủ quyền của mình đối
với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển
của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982”. – VOA
***
Dự định của Trung Quốc
thành lập một mạng lưới quan trắc hải dương lần đầu tiên ở Biển Đông tái
khẳng định tuyên bố đòi chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển đang
có tranh chấp chủ quyền chồng chéo với các nước khác trong khu vực,
trong đó có Việt Nam.
Mạng lưới quan trắc hải dương này sẽ thu
thâp các thông tin quan trọng cho Trung Quốc về thăm dò dầu khí, tìm
kiếm khoáng sản đồng thời có thể sử dụng cho các mục đích quân sự.
Thời
báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đầu tuần này loan tin rằng Viện Âm học và
Đại học Đồng tế ở Thượng Hải, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc sẽ xây dựng
một “mạng lưới quan trắc hải dương dài hạn” theo dõi vùng biển Biển
Đông và Hoa Nam. Tuy nhiên, chính học viện này chưa đưa ra bình luận
nào.
Mạng thông tin hải dương Trung Quốc, một cơ quan trực thuôc
chính phủ dẫn lời một học giả hôm Thứ Bảy nói rằng nền tảng quan trắc
này sẽ cung cấp thông tin từ đáy biển vào “thời điểm thực tế” cũng như
khám phá thành phần hóa học, vật lý và sinh học “cho nhu cầu toàn diện
của nhiều ứng dụng.”
Các chuyên gia nói nền tảng quan trắc cảnh
tỉnh 5 bên tranh chấp ở Biển Đông, cộng thêm Hoa Kỳ, về mức độ kiểm soát
của Trung Quốc.
Các nhà phân tích dự báo rằng mạng lưới này sẽ
hình thành một nền tảng quan trắc vật lý dưới nước cùng với một mạng
lưới dây cáp truyền tải kết nối với đất liền. Mạng lưới này có thể giúp
thu thập dữ liệu tình báo cho quân đội, khai thác khoáng sản dưới biển,
hoặc khoan dầu mỏ dưới đáy biển.
Ông Collin Koh, chuyên gia
nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho
biết: “Đó là một cách để họ mở rộng kiểm soát và để chứng minh thẩm
quyền của họ trong khu vực đó”.
Ông Kok cho biết sẽ có nhiều nước khác phản đối dự án quan trắc này:
“Nếu
theo dõi phản ứng của các bên tranh chấp khu vực Đông Nam Á, tôi nghĩ
rằng những gì chúng ta có thể mong đợi là phản ứng của các đại diện
ngoại giao. Ví dụ, sẽ có bộ ngoại giao của một nước đưa ra tuyên bố chỉ
trích động thái này.”
Ông Euan Graham, Giám đốc an ninh quốc tế
thuộc Viện Lowy về Chính sách Quốc tế tại Sydney cho biết một mạng lưới
quan trắc sẽ giúp cho cho sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông có một
cơ sở pháp lý mạnh hơn theo luật quốc tế. Vào tháng 7 năm ngoái, một
tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết rằng các cơ sở lịch sử mà Trung
Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên biển là không hợp lệ.
Theo
Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các quốc gia ven biển
kiểm soát tất cả các nghiên cứu khoa học hải dương trong khu vực vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tức khoảng 370 km) nhưng phải thường xuyên
trao quyền cho các quốc gia khác được tiếp cận vì các mục đích nghiên
cứu ôn hòa.
Ông Graham nói: “Nếu một dự án khoa học đang diễn ra,
hoạt động này mượn danh tính hợp pháp”. Ông cho biết thêm rằng Trung
Quốc có thể chuyển giao các dữ liệu quan trắc này cho quân đội. “Sẽ có
một sự mập mờ trong các hoạt động của khoa hải dương học và quân sự.”
3
trong số 20 hòn đảo mà Trung Quốc chiếm giữ ở quần đảo Hoàng Sa, nơi có
tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, đã có các bến cảng để neo đậu tàu
hải quân được xây dựng. Bốn đảo có bến cảng nhỏ hơn và cảng thứ 5 đang
được xây dựng, theo thông tin từ một dự án thuộc Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ. Trung tâm này cho biết máy bay trực thăng
có thể đáp xuống 6 đảo khác.
Các ngành khoa học tự nhiên
Nhưng
hệ thống quan trắc dưới biển chưa bắt đầu thực hiện như là một dự án
quân sự. Các cuộc thảo luận bắt đầu vào năm 2011, cuối cùng thì tập
trung vào đề xuất của Cơ quan theo dõi động đất của Trung Quốc và tập
đoàn dầu khí CNOOC.
Bà Yun Sun, chuyên gia cao cấp của Chương
trình Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington cho biết: “Dự án đó phần
nhiều mang tính khoa học tự nhiên hơn là một dự án khoa học xã hội.” Bà
cho biết dự án đã tìm được nguồn cấp kinh phí và đã lập nghiên cứu khả
thi. Bà cho biết thêm: “Tôi nghĩ yếu tố quân sự là một phần của dự án
này, nhưng phần dân sự của nó không phải là không đáng kể. Ở mức tối
thiểu, nếu hệ thống này được triển khai thì sẽ giúp Trung Quốc thu thập
thông tin tốt hơn ở cả hai biển”.
Mạng lưới quan trắc dưới nước
có những chuyển động mới vào tháng 2 năm ngoái khi các quan chức Trung
Quốc thông qua một đạo luật về thăm dò đáy biển sâu để khai thác khoáng
sản.
Ông Fabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề
quốc tế tại Đại học Tamkang ở Đài Loan nói: “Việc xây dựng nền tảng này
nên được xem như là một phần của một chiến lược thăm dò và phát triển
dưới đáy biển rộng lớn hơn. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng nền tảng
này sẽ là cơ hội quý giá cho chương trình nghiên cứu đáy biển của Trung
Quốc.
Ông Bozzato nói: “Thông điệp ở đây chính là Trung Quốc và
việc phát triển kinh tế của nước này không bị giới hạn chỉ trên đất
liền, không chỉ giới hạn bởi Vạn lý Trường thành, nhưng còn được mở rộng
xuống cả đại dương, ở các vùng biển của Trung Quốc.”
Việc Trung
Quốc bồi đắp các đảo, xây dựng các cơ sở quân sự và cho các tàu thuyền
Trung Quốc lưu thông ở vùng biển có tranh chấp trong nửa thập kỷ qua đã
làm các nước Đông Nam Á tức giận.
Hôm thứ Năm, Nhật Bản phát hiện
máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần một chuỗi các hòn đảo không có
người ở, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên vùng
Biển Hoa Đông. – VOA
***
Hà Nội chỉ trích Trung Quốc “xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”, sau khi Bắc Kinh
áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.
Trả lời câu
hỏi về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo chính thức điều chỉnh
và áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng
bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê
Hải Bình hôm 28/2 nói Hà Nội “kiên quyết phản đối”.
Ông Bình nói
thêm: “Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và
lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật
pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và
lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến
tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng”.
Theo
hãng tin AP, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hôm 27/2 ở khu vực
lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát, nhưng Việt
Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Lệnh này được áp dụng từ 12h ngày 1/5 đến
12h ngày 16/8.
Những năm trước, Hà Nội cũng đã nhiều lần phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng Biển Đông. – VOA
14. Xung đột và Ngoại giao ở Biển Đông
Một
phần ba lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu. Ước tính khoảng 5 ngàn
tỉ đôla thương mại hàng năm. Sáu quốc gia đòi chủ quyền. Một vùng biển.
Đó chỉ là bề nổi của vấn đề.
Chào mừng các bạn tới Biển Đông,
vùng biển chung của Đông Nam Á. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên
phong phú gần và dưới bề mặt—lòng biển chứa đựng nguồn cá dồi dào và đáy
biển hứa hẹn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt mà theo ước tính chính thức
của Mỹ ít nhất ngang bằng với trữ lượng của Mexico, và theo một số ước
tính gây tranh cãi của Trung Quốc, có thể chỉ thua trữ lượng của Ả-rập
Saudi. Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm chiến
lược quan trọng nhất và bị tranh chấp nhiều nhất của thế kỷ 21.
Về
phía bắc, Biển Đông giáp với Trung Quốc, nước tuyên bố mình có chủ
quyền lịch sử từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, Bắc Kinh tuyên bố chủ
quyền đối với 95 phần trăm vùng biển này và lệ thuộc vào đó để mang về
80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền
đối với những đảo nhỏ ở Biển Đông và đã bồi đắp một diện tích khoảng
1.300 hectare để duy trì phần lớn là cơ sở hạ tầng quân sự, bao gồm cả
những đường băng đủ dài để máy bay ném bom có thể cất cánh và hạ cánh.
Suốt
nhiều thế kỉ qua, Biển Đông đã đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống
còn kinh tế của những nước giáp ranh như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và
Philippines.
Những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền cũng có
lợi ích của riêng mình. Ngư trường Natuna giáp với Biển Đông cũng có trữ
lượng khí thiên nhiên thiết yếu cho nước Indonesia gần đó.
Xa
hơn, Hàn Quốc và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng
lệ thuộc vào quyền tự do qua lại ở đây để đáp ứng hơn phân nửa nhu cầu
năng lượng của họ.
Mỹ, bảo vệ lợi ích của mình và của những đồng
minh, duy trì một sự hiện diện quân sự trong khu vực. Giới chức Hải quân
Mỹ dự định mở rộng lực lượng điều động ra nước ngoài của Hạm đội Thái
Bình Dương thêm khoảng 30 phần trăm nữa đến trước năm 2021.
[https://www.fas.org/sgp/crs/row/R42784.pdf]
Trong khi tăng
trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Châu Á trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp
tục, sự ổn định trong khu vực và sự tiếp cận đối với Biển Đông vẫn còn
là một vấn đề có hệ quả toàn cầu.
Những vụ đụng độ giữa tàu tuần
tra hải quân Trung Quốc và tàu đánh cá của những nước lân cận cho thấy
nhiều nguy cơ châm ngòi xung đột quốc tế và đẩy những cam kết an ninh
của Washington lên hàng đầu.
Nhiều nước phương Tây đã hối thúc
Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một văn
kiện ấn định những khu vực kiểm soát hàng hải dựa trên đường bờ biển.
Nhưng Trung Quốc phần nhiều xem những luật lệ quản trị hàng hải mà Liên
Hiệp Quốc hậu thuẫn là không tương thích với luật pháp trong nước; tệ
hơn họ xem những luật lệ này là những công cụ của bá quyền phương Tây
được định ra để hạn chế ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc trong tư
cách một cường quốc thế giới.
Mỹ, nước đã ký vào UNCLOS nhưng không phê chuẩn, thường dựa vào thỏa thuận quốc tế này để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ.
Vào
tháng 7, một ban hội thẩm gồm năm thẩm phán ở thành phố The Hague đã
đồng lòng bác bỏ cơ sở pháp lý của gần như tất cả những tuyên bố chủ
quyền lãnh hải của Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, Tòa án Nhân dân Tối
cao của Trung Quốc đã ban hành một quy định khẳng định “cơ sở pháp lý rõ
ràng cho Trung Quốc bảo vệ trật tự hàng hải,” trong đó Bắc Kinh tuyên
bố sẽ truy tố bất kỳ người nước ngoài nào bị phát hiện đang đánh cá hoặc
thăm dò trong vùng biển tranh chấp.
Những phương tiện khác nhằm
giải quyết những tranh chấp lãnh thổ phức tạp dường như cũng không hữu
hiệu. Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam
Á, lâu nay đã bị trì hoãn và là văn kiện mà giới chức Bắc Kinh nói sẽ
chung quyết vào năm 2017, sẽ không có mấy tác dụng trong việc giải quyết
những tuyên bố chủ quyền chồng chéo. Cũng giống như phán quyết của tòa
án ở The Hague, bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN có tính ràng buộc pháp lý
đều thiếu cơ chế có ý nghĩa để thi hành.
Tương lai phía trước
Mỹ lâu nay vẫn nói rằng họ không có lập trường chính thức về tranh chấp Biển Đông, dù Mỹ vẫn hay chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở đó và đã mở rộng những liên minh quốc phòng với những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Mỹ lâu nay vẫn nói rằng họ không có lập trường chính thức về tranh chấp Biển Đông, dù Mỹ vẫn hay chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở đó và đã mở rộng những liên minh quốc phòng với những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông có
thể sẽ phải nhanh chóng xử lý một cuộc khủng hoảng bên trên Biển Đông.
Trước đây, chỉ vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, cựu Tổng thống George W.
Bush đã phải đối mặt với một cuộc tranh chấp quốc tế gây ra bởi một vụ
va chạm trên không giữa một máy bay do thám của Mỹ và một máy bay chiến
đấu của Trung Quốc gần đảo Hải Nam.
Chưa đầy bảy tuần sau khi
Tổng thống Barack Obama nhậm chức, tàu và máy bay của Trung Quốc đã đối
đầu với tàu USNS Impeccable, một tàu do thám tại vùng biển nằm về phía
nam Đảo Hải Nam, và ra lệnh cho tàu này rời đi. Mỹ cho biết họ có quyền ở
đó và rằng tàu của họ đã bị quấy nhiễu. Bắc Kinh thì bênh vực hành động
của mình. Ông Obama phản ứng bằng cách gửi một khu trục hạm có gắn phi
đạn điều hướng tới để bảo vệ tàu Impeccable.
Những vụ việc như
vậy có thể tiếp tục định hình những tranh chấp khi nó diễn ra trên biển
và ở những thủ đô khắp thế giới. Cho tới khi những câu hỏi lớn hơn về
chủ quyền lãnh hải được giải quyết, tuyến đường thủy này hứa hẹn sẽ vẫn
là điểm tựa mà địa chính trị thương mại quốc tế và nền kinh tế toàn cầu
đặt trọng tâm vào. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến khi
chúng xảy ra, ngay ở đây. – VOA
15. Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển ‘bị bắt vì làm clip xấu’
Hôm
3/3, Thông tấn xã Việt Nam phát đi bản tin Cơ quan An ninh điều tra,
Công an TP Hà Nội, đã bắt giữ ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển có
hành vi “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet.”
Tuy nhiên bản tin chính thức này không nói rõ các clip “nội dung xấu” này là gì.
Trong khi đó có ý kiến nói hai ông bị bắt vì livestream trên Facebook “hướng dẫn biểu tình đúng luật”.
Ông Thuận được cho là người gây dựng “Câu lạc bộ Chấn hưng Nước Việt”.
Post
mới nhất của ông trên trang Facebook cá nhân là clip hôm 2/3 chia sẻ
Facebook live của ông Nguyễn Văn Điển “hướng dẫn biểu tình đúng luật”.
Động
thái này diễn ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang có lời kêu gọi
biểu tình mọi Chủ Nhật và ngày nghỉ suốt năm 2017, bắt đầu từ hôm
5/3/2017 phát xuất từ linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, một cựu tù nhân
lương tâm.
‘Tội mù mờ’
Hôm 3/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà
văn Phạm Thành, chủ blog Bà Đầm Xòe, nói: “Việc bắt giữ ông Vũ Quang
Thuận và Nguyễn Văn Điển là hành động vi hiến của chính quyền, nhằm trấn
áp những tiếng nói đối lập.”
“Rõ là ông Thuận và ông Điển chỉ
thực hiện quyền lên tiếng, nói ra nhận thức của họ về tình hình xã hội,
sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.”
“Quyền ấy được Hiến pháp ghi nhận nhưng trên thực tế thì không.”
“Mà nếu nói bắt vì họ làm và phát tán clip xấu thì cũng chẳng thấy luật Việt Nam định nghĩa thế nào là clip xấu.”
“Quả là một cái tội mù mờ.”
“Hai
ông ấy đề cập đến việc biểu tình vốn được Hiến pháp quy định nhưng việc
hoãn luật Biểu tình thì cù nhầy từ thập niên 1990 đến nay.” – BBC
Lê Minh Nguyên
No comments:
Post a Comment