2010/09/26

Câu chuyện thương tâm của một anh thương phế binh VNCH

 Câu chuyện thương tâm của một anh thương phế binh VNCH

Đúng ngày 27/7/2008, ngày thương binh liệt sỹ, tại số 15 đường 19a khu phố 4 Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, có một thương binh cụt cả hai chân đã tự thiêu ngay trước cửa ngôi nhà đi thuê. Vì chuyện xảy ra lúc 12 giờ đêm nên không ai biết, không ai kịp đến dập tắt lửa. Đến khi mọi người ngửi thấy mùi thịt khét chồm dậy thì anh chỉ còn là một khôi tròn đen ngòm và…lạ thay, vẫn còn thở, tim vẫn còn đập! Người ta đưa anh vào bệnh viện chơ Rẫy, anh được vào phòng “săn sóc đặc biệt”, không ai được tiếp cận. Cho đến 16 giờ chiều 28 thì, bạn bè, đồng ngũ anh mới được báo tin: ”Anh đã qua đời vì bỏng tới 90% thì không có cách gì cứu nổi”. Và người ta đưa anh xuống Nhà Xác.

Sáng hôm sau, bạn bè, đồng ngũ và con trai của anh làm nghề đạp xích-lô đến để “xin”xác anh về thì….mọi ngưòi mới té ngửa ra là: Phải nộp….6 triệu đồng tiền săn sóc đặc biệt và ngủ một đêm khách sạn có gắn máy lạnh là “Nhà xác”!!??. Gia đình anh đã định bỏ cuộc và “biếu”luôn cái xác thiếu hai chân đó lại cho bệnh viện nhưng bạn bè, nhất là đồng ngũ, cấp trên cũ của anh, nay có điều kiện kinh tế khá hơn anh đã điều đình với bệnh viện để cuối cùng chỉ phải trả có…3 triệu ! Cái xác cháy 90% đã được dưa “về nhà” để làm các thủ tục một đám tang quân nhân hy sinh như điều lệnh của Quân Đội Việt Nam…Cộng Hoà! Thì ra, anh là thương-phế binh của phía “bên kia”!

Tớ đã cùng vợ xem vidéo clip đám tang của anh, cũng có dàn chào theo kiểu nhà binh (trừ bắn súng chỉ thiên) và hai vợ chồng tớ không cầm nổi nước mắt. Tuy nhiên tớ cũng phải kiểm chứng cẩn thận qua nhiều trang web trong và ngoài nước, thậm chí gọi điện hỏi một người bạn của bà xã đang sinh sống gần đó và một đứa cháu họ đang công tác tại một cơ quan đóng tại Bình Hưng Hoà, thì đều được xác định là chuyện này có thật 100%. Chỉ có điều, dân ở vùng này đều không biết anh là thương phế binh “nguỵ” vì từ khi về đấy ở, người ta chỉ gọi ông là “ông già cụt” chẳng ai biết được cái tên thật của anh là Nguyễn văn Báu, binh nhì thuộc Tiểu Đoàn 2, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân bị bắt buộc phải tử thủ ở An Lộc nên cụt cả hai chân !...Lý do anh tự thiêu thì ai cũng biết: Nghèo khổ và…tủi nhục vì sự lãnh đạm của “người đời”.

Cho nên NẾU TỚ CÓ QUYỀN……tớ sẽ phát triển và đưa vào đời sống cái chủ trương “Hoà Hợp và Hoà Giải”của Đảng và Nhà Nước bằng cách:

a-/ Sớm đưa ra một “tu chính án”trước Quốc Hội về các luật,các chính sách cần sửa đổi về thương binh, liệt sỹ để sớm coi những người đã chết của cả hai phía đều là “nạn nhân chiển tranh”, được đối xử như nhau hoặc chí ít, cũng được đối xử như mọi người dân thường “phía bên kia” đã may mắn không phải đi lính như anh Hoà.

b-/ Tớ sẽ nhân danh cá nhân đến thăm gia đình vợ con anh (vợ anh cũng bị tai nạn liệt giường) và tặng họ một món quà nho nhỏ thể hiện những gì mà các anh Triết, anh Dũng đã nói nhiều lần “Xoá bỏ quá khứ, hướng tới tương lai, hoà hợp, hoà giải" và nếu "ngoạn mục" hơn nữa là ra tận mộ anh (nhà anh cũng ở ngay sau nghĩa địa Bình Hưng Hoà thôi mà) đặt một bó hoa nho nhỏ. Việc này sẽ có tác dụng chính trị gấp trăm lần các khẩu hiệu “Hoà hợp, Hoà giải”mà chỉ thấy hoà hợp với mấy anh có tiếng tăm (cả tai tiếng) "việt kiều yêu nước….ngọt", kiểu Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy…

Tội nghiệp quá , nghèo quá còn bị thương tật nên ông ấy tự thấy mình là gánh nặng của vợ con nên tự sát , chắc vậy.


Chuyện về anh thương binh tự thiêu
Văn Quang

Người thương binh Việt Nam Cộng Hoà, một thời chiến đấu hy sinh một phần thân thể cho tự do dân chủ, rồi mất nước, các anh bị vùi dập trên một tấm thân thương tật lê lết trong cuộc sống cùng cực... hôm nay anh đã tự thiêu, một hành động đáng ngưỡng mộ nói lên sự hy sinh cuối cùng của anh tố cáo chế độ Cộng Sản độc tài.

Vào buổi sáng sớm tinh mơ ngày thứ ba 29 tháng 7 -2008 vừa qua, tôi nhận được cú điện thoại của anh Trần Văn Giáo (người mà anh em Thương phế binh (TPB) vẫn gọi là “Trưởng Làng” TPB Thủ Đức). Anh vẫn có giọng nói điềm tĩnh, nhưng sáng nay đầy tức tưởi:

– Anh ơi, đêm qua có một anh em mình tự thiêu.

Anh Nguyễn Văn Báu, thương binh Việt Nam Cộng Hòa khi còn sống cụt hai chân.

Tôi hiểu ba tiếng “anh em mình” ở đây có nghĩa là một anh thương binh VNCH nào đó. Tôi chưa kịp hỏi thêm, anh Giáo đã tiếp:

– Hiện nay đang nằm ở phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.
– Tình hình thế nào rồi?
– Rất nguy hiểm, chắc khó qua khỏi.
Trong đầu tôi bị ám ảnh bởi hai tiếng “tự thiêu”, chắc là có điều gì bất mãn nên tôi hỏi ngay:
– Lý do nào anh ấy… tự thiêu? Có phản đối điều gì không?
– Không phản đối ai cả, chỉ vì cái nghèo và bệnh tật của mình. Không muốn làm khổ vợ con. Bây giờ gia đình anh ấy chưa có tiền đóng tiền bệnh viện.
Việc này trong khả năng chúng tôi có thể lo được, song tôi chưa rõ số tiền của độc giả và đồng đội ở nước ngoài gửi tặng, anh Giáo còn giữ bao nhiêu vì từ Tết tới nay đã chi nhiều rồi. Tuy nhiên tôi vẫn trấn an:
– Anh yên tâm, mình sẽ lo cho anh ấy. Tôi sẽ lên bệnh viện ngay bây giờ.
Anh Giáo nói có một số anh em đang ở đây, nếu muốn đi, sẽ cùng đi luôn.
Thẻ quân nhân QL/VNCH vẫn theo anh cho đến ngày anh tự thiêu.
Lúc này tôi mới nhớ ra rằng chưa biết tên người tự thiêu là ai. Thật ra là ai thì cũng thế thôi, nhưng điều cần biết vẫn cứ phải biết:
– Anh ấy tên là gì nhỉ?
– Anh Nguyễn Văn Báu, thương binh cụt hai chân. Ở Bình Hưng Hòa. Anh xem trong danh sách những kỳ tặng quà vừa rồi có tên đấy, anh ấy được tặng một triệu đồng.
 

Trong khi chờ các anh em đến gặp, tôi mang danh sách ra tìm tên người tự thiêu.

Chúng tôi thường phải có những địa chỉ rất cụ thể để tìm nhau cho dễ và tránh thất lạc nếu có gửi quà thì đích thân anh em mang đến.

Người tự thiêu là Nguyễn Văn Báu, trước đây là Binh 2, của Tiểu đoàn 52, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân. Anh bị thương tại mặt trận Bình Long- An Lộc năm 1972. Địa chỉ hiện nay là nhà thuê ở số 15, Đường 19A, Tổ 69, Khu Phố 4, Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Sài Gòn. Điện thoại là số gọi nhờ nhà hàng xóm số 08- 4087517.

Nửa giờ sau, anh Giáo cùng vài anh em thương binh đến nhà tôi. Hôm đó tôi có dự định gặp một số anh em để bàn về vài việc phải làm. Nên có cả Đoàn Dự và Hàm Anh cùng đến.

Đến bệnh viện để được chờ...
Hai chiếc xe gắn máy ba bánh, loại xe dành cho người tàn tật, của anh TB Tân Lưu Thạnh và Nguyễn Văn Đẹp đậu sẵn trước cầu thang chung cư. Nguyễn Văn Đẹp vẫy tôi:
– Anh đi xe này với em nhá.

Anh Đẹp, chúng tôi thường gọi đùa là Robinson, vì khi giã từ quân ngũ tháng 4 năm 1975, về thành phố, không một mảnh đất dung thân, ở đâu cũng bị đuổi, anh liền mang gia đình ra sống giữa cái cù lao của dòng sông Sài Gòn. Trên đường đi Thủ Đức có thể nhìn thấy khu cù lao này chơ vơ giữa ngã ba sông. Nơi không có làng xã nào dính vô, đồng nghĩa với không có địa chỉ, không có hộ khẩu, và cũng chẳng có chứng minh nhân dân… Trong người anh chỉ có mỗi cái Thẻ Căn Cước Quân Nhân chứng nhận anh là… người. (Tôi đã có lần tường trình với bạn đọc trong loạt bài này). Anh sống cùng gia đình như giữa hoang đảo. Nhưng hai năm gần đây, vì cần đất làm khu giải trí hay công nghiệp gì đó nên người ta “đền bù” cho anh một số tiền rồi đưa gia đình anh “lên bờ”.

Tôi leo lên chiếc xe ba bánh, lần đầu tiên tôi được đi trên chiếc xe gắn máy ba bánh của người tàn tật. Loại xe đặc biệt nên hai chiếc ống nhún rất tốt làm chiếc xe lắc tới lắc lui, ngồi phía sau nghiêng ngả giữa lòng thành phố đầy những lô cốt. Chúng tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy trong không khí lộn xộn, hàng chục khu linh tinh đầy rẫy những người bệnh, người đưa bệnh, người chờ được khám bệnh... Kẻ nằm, người ngồi ngay tại chân cầu thang, trải miếng vải hay cái chiếu, túm tụm quanh các vỉa hè… dưới con mắt lạnh lùng của các bác bảo vệ. Hầu hết những người đó là từ các tỉnh thành lân cận đến để… được chờ đợi. Nếu không biết trước chỗ nằm của người bệnh, khó tìm ra.

Một anh thương binh đêm qua đã từng tới đây, hướng dẫn chúng tôi gặp hai người con anh Báu. Người con trai lớn là Nguyễn Thành Tâm, sinh năm 1979 đã có vợ và hai con, làm nghề đạp xích lô. Người con gái út là Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1983, làm công nhân của công ty may Đại Quang cũng đã có 2 con. Còn một người chị nữa, chồng chết, đang đi bán vé số. Bà vợ anh Báu bị tai nạn đứt gân nhượng chân nên không đến bệnh viện được. Nhìn nét mặt hai người con anh Báu như vẫn còn thất thần, đau đớn vì tai nạn kinh hoàng đêm trước của bố, người con trai nước mắt lưng tròng, kể:
– Nhà em là nhà đi thuê, ở xóm lao động nghèo sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa mà mỗi tháng phải trả một triệu hai. Mới đây chủ nhà lại đòi tăng lên triệu rưởi. Dưới nhà chật, chỉ đủ để hai chiếc xe đạp, xe gắn máy cũ. Chúng em ngủ trên gác xép. Bố em cụt hai chân nên trải chiếu nằm dưới nhà cho tiện. Gần một tháng vừa qua bố em bị bệnh tai biến, hai chân lại đau nhức và nhất là sạn thận hành hạ. Ông nằm rên suốt ngày mà cố giấu con cháu. Ông đau lắm, chúng em biết, đang cố chạy tiền đưa ông đi chữa bệnh.

Tôi nói ngay:
– Sao anh không cho chúng tôi biết?
Người con trai và con gái đang đợi tại nhà thương đem xác anh Báu về.

Người con trai lắc đầu:
– Các bác, các anh còn giúp nhiều người khác, làm sao cúng em dám xin thêm, các bác giúp mấy lần đã làm gia đình em biết ơn lắm rồi. Có mấy chú thỉnh thoảng cũng đến cho, nhưng bạn thương binh cũ của bố em có ai làm ra tiền đâu. Các chú cũng chỉ bớt xén cho vài ba chục thôi.

Thật sự lúc này tôi có cảm tưởng như mình có lỗi với gia đình anh, dù biết rằng đó là điều tôi không thể với tới được. Những người thương binh đứng bên tôi cúi đầu, dường như họ cùng chung một ý nghĩ như tôi. Chỉ bởi một ý nghĩ “nếu mình biết trước mà giúp đỡ, chắc tai nạn đã không xảy ra”.
 

Hai chiếc chân cụt quẫy đạp trong đống lửa

Người con trai anh Báu kể tiếp:
– Đêm 27 tháng 7, vào khoảng 12 giờ, hàng xóm la lên có người cháy. Lúc đó gia đình em ở trên lầu mới đổ xô xuống. Một người đang cháy bùng bùng trong khoảng đất trống nhỏ trước cửa nhà. Khi nhìn thấy hai chiếc chân cụt quẫy đạp giữa đống lửa, lúc ấy gia đình em mới biết đó là bố em. Mọi người nhào vô cứu, nhưng ông đã cháy gần như 90% rồi. Tuy vậy, vẫn còn có thể dập tắt ngọn lửa được. Gọi xe cứu thương đưa ông vào bệnh viện. Nhưng theo bác sĩ cho biết thì không hy vọng gì cứu sống. Toàn thân ông cháy đen. Ông tưới xăng lên người, nhưng sợ cháy nhà, con cháu lại phải thường cho người ta, nên bò ra miếng đất trống trước cửa tự thiêu.

Hai người con lặng lẽ khóc. Cô con gái út sụt sùi:
– Hàng ngày bố cháu thường phải bò chứ có đi được đâu. Ông cố giấu mọi bệnh tật, mọi nỗi đau. Chỉ có lũ trẻ là biết ông nội đau, ông rên rỉ. Khi nào có mấy chú là “lính cũ” đến chơi là lúc bố cháu tươi tỉnh, lại râm ran nói về những chuyện chiến đấu, chuyện chung sống với anh em ngày xưa. Các chú ra về là bố cháu lại bó gối ngồi trước cửa nhìn trời!

Là công nhân nên cô gái nói năng có phần trôi chảy và có vẻ như cô con gái út thông cảm với tâm trạng bố mình nhiều hơn cả.

Tôi nói với anh Giáo mang hai trăm đô la Mỹ, đổi thành tiền VN đi nộp tiền “viện phí”. Người con trai kể:
– Trước khi vào bệnh viện, họ đòi ba triệu, chúng em chỉ mới vay muợn được một nửa, họ cho nằm, nhưng báo trước sẽ phải nộp sáu triệu.
 

Số tiền hai trăm đô la đổi được hơn ba triệu, vừa đủ cho khoản phải nộp đầu tiên. Thôi thì đến đâu lo đến đấy vậy.

Đợi mãi, mười giờ rưỡi sáng mới cho thăm bệnh. Anh Báu còn nằm trong khoa “săn sóc đặc biệt”, người con trai đưa tôi lên lầu 4. Nhưng cánh của song sắt vẫn đóng chặt. Một chị to béo ngồi canh cửa, chỉ những người có giấy chứng nhận nuôi bệnh mới được vào. Trong trường hợp của anh Báu thì người nuôi bệnh cũng chỉ được đứng ngoài nhìn qua khung kính. Tôi đã “lỉnh” được vào trong khu cửa sắt, nhưng rồi chị to béo gác cửa cũng lôi tôi ra. Tôi đi bài ca con cá: “Chị vui lòng cho tôi vào nhìn mặt anh bạn già của tôi một vài phút thôi”. Vẻ mặt chị gác cửa trở nên dữ dằn: “Không được”. Thấy tôi đứng tần ngần chị nạt: “Có đi không thì bảo”. Tôi vẫn đứng đó, bởi đứng ngoài khung cửa sắt vẫn là quyền của tôi. Chị lườm tôi, tôi vẫn “ngây thơ” nhìn chị, chẳng buồn cãi lý sự với những người như thế làm gì, còn đầy rẫy những nhân viên trong những cơ quan có tí quyền hành còn ngang ngược hơn. Tôi nghĩ giá mà có cái thẻ nhà báo thì may ra “thuyết phục” được chị này. Nhưng tôi chả là cái “thá” gì ở đây, đành quay xuống dưới nhà cùng anh em ra về vậy.

6 triệu một cái xác
Buổi chiều, khoảng 4 giờ, tôi lại nhận được tin báo: “Anh Báu mất rồi”. Đó là điều chúng tôi cũng đã tính đến từ trước. Người con của anh Báu đã nói, nếu bố cháu mất, phải có đủ sáu triệu nộp cho bệnh viện mới được mang xác về. Đó là quy định của bệnh viện. Một anh thương binh bàn:
– Thì cứ nói bố tôi đã tự thiêu vì không có tiền chữa bệnh, nhà tôi không có đủ tiền. Nếu không cho mang về thì chúng tôi xin “biếu” bệnh viện cái xác đó vậy.
 

Lời bàn có lý, nhưng đó chỉ là “nước cờ liều”, chúng tôi không nỡ nào để việc đó xảy ra. Bệnh viện cứ đòi, tất nhiên chúng tôi phải lo để mang được thi hài anh Báu về với gia đình.

Cho nên ngay buổi trưa hôm đó chúng tôi đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc với nhau về số tiền mà độc giả của Tuần Báo Thời Báo ở Canada chuyển về giúp đỡ TPB và người nghèo. 200 đô Canada đã được trả “viện phí”, chúng tôi đồng ý trích thêm 300 nữa để gia đình anh Báu có thể lo hậu sự.
 

Rất may, khi biết gia đình nạn nhân quá nghèo, bệnh viện đã bớt cho 3 triệu. Số tiền còn lại mua áo quan, thuê mướn dịch vụ tang lễ cũng là tạm đủ cho lúc ban đầu. Lúc này mới thấy được sự giúp đỡ của độc giả và đồng đội ở nước ngoài giá trị đến như thế nào.

Bên quan tài người đồng đội
Thương binh VNCH cụt hai chân, người chống nạn đền tiễn đưa thương binh tự thiêu.
Buổi sáng hôm sau, chúng tôi lại cùng nhau đến từ biệt người bạn đồng đội. Nhà anh ở tuốt sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Tôi ngồi sau xe Anh TB Trần Văn Bảo, một chân gỗ, chuyên chạy xe ôm. Hàm Anh lại nhảy lên chiếc xe 3 bánh của Rô Bin Sơn Nguyễn Văn Đẹp.

Khi chúng tôi đến nơi thì chiếc rạp đã được dựng lên ngay mặt đường hẻm. Chừng hai chục anh em TPB đã có mặt, chỉ cần nhìn những chiếc xe lăn, xe ba bánh xếp hàng bên dãy rào tre là đủ biết đám tang này… đặc biệt như thế nào. Người què, người cụt, người đui cùng ngồi lặng lẽ quanh hai chiếc bàn tròn mới thuê. Thấy chúng tôi đến họ đứng cả dậy. Sợi dây ân tình của chúng tôi đã bắt nguồn từ lâu. Có anh cụt cả hai dò đang ngồi trên những chiếc ghế nhựa cũng lồm cồm tìm cách đứng lên. Tôi ôm từng anh em lâu ngày mới có dịp gặp lại.

Sau đó tôi và anh Giáo vào chia buồn cùng gia đình người quá cố. Gian nhà chật hẹp, chỉ vừa đủ chỗ đặt cái quan tài ngay cửa ra vào và hai người đứng hai bên. Vợ anh Báu khóc nức nở, không thể nói lời cảm tạ. Tôi nói ngay:
– Toàn bộ số tiền giúp gia đình hôm nay là của độc giả các báo ở nước ngoài và anh em đồng đội ở Canada, ỡ Mỹ, ở Úc… gửi về. Tôi sẽ chuyển lời cảm ơn của gia đình chị đến với những ân nhân của chúng ta. Còn chúng tôi rất ân hận vì đã không biết rõ hoàn cảnh gia đình ta nên không giúp kịp thời, để chuyện này xảy ra, chúng tôi ân hận lắm.

Tôi và anh Giáo đến trước bàn thờ, thắp hương, nhìn hình ảnh người đồng đội của chúng tôi vừa nằm xuống. Bỗng dưng tôi có cảm tưởng như đó là cái chết của một người “anh hùng”, không khác là bao với những cái chết của những vị tướng lãnh đã tuẫn tiết vào những này 30-4-1975. Cuộc sống của người Thương Binh này kéo dài hơn 30 năm trong muôn điều khốn khó, bệnh tật, đau đớn. Nỗi khổ ấy liệu có ai biết, ai thông cảm, ai nhớ tới? Họ âm thầm chịu đựng và rồi cũng tự kết liễu đời mình, không muốn làm phiền cho con cháu. Chọn một chỗ để chết không liên lụy tới ai. Cái chết quả là dũng cảm.

Ngay cả những người sống quanh anh có lẽ cũng quên anh là một thương phế binh, chỉ biết anh là “ông lão cụt chân”. Khi Hàm Anh hỏi:
– Vậy chính quyền địa phương có biết anh là Thương Binh và có giúp đỡ gì gia đình chị không?
Vợ anh Báu lắc đầu:
– Chẳng biết họ có biết hay không, nhưng họ… nhiều việc quá nên không giúp đỡ gì bao giờ.
– Thế gia đình chị có được ghi vào “diện” gia đình nghèo khó không?
Lại lắc đầu, chị Báu hạ thấp giọng:
– Không thấy ai nói gì cả. Có lẽ những gia đình được chính quyền ở địa phương quan tâm là những gia đình chính sách, vợ con, con cháu cán bộ, thương binh liệt sĩ “bên này” thôi…

Thật ra đây cũng là chủ trương chung ở tất cả các địa phương chứ chẳng riêng gì ở một nơi đông dân cư như TP. Sài Gòn.

Vẫn giữ đúng “lễ nghi quân cách”
Vẫn theo những nghi lễ quân cách tiễn đưa người hy sinh.
 Những anh em thương binh khác cũng lần lượt, hai người một cặp, vào thắp hương cho đồng đội quá cố. Người què leo lên ghế, người chống nạng thắp nhang. Cuối cùng là một động tác từ biệt, chào kính vẫn còn giữ đúng “Lễ nghi quân cách”. Họ giơ tay ngang mặt chào theo kiểu “nhà binh”, rất trang nghiêm và trên nét mặt của mỗi người đều hiện rõ một vẻ tự hào, như cái gạch nối không bao giờ hết của một truyền thống ăn vào mạch máu, chảy từ trong đáy sâu tâm khảm. Chính từ những thái độ này mà nghĩa tình đồng đội càng thêm gắn bó.

Khi quay ra, tôi thấy trên bàn có một chiếc bì thư, anh Ký (người lính nhảy dù cụt tay lái xe ôm) cho biết, đó là bì thư để anh em đến viếng có bao nhiêu thì cứ việc bỏ vào đó, không ghi tên, cũng không biết ai đi viếng bao nhiêu.

Tôi hỏi một anh TB cụt một chân ngồi trên chiếc ghế nhựa đỏ:
– Vậy anh để bao nhiêu?
Anh gãi đầu có vẻ bẽn lẽn:
– Tối hôm qua em bán vé số được sáu chục. Chúng em ăn cơm rồi còn ba chục em để vào bì thư. Hy vọng sáng nay bán được kha khá, em để luôn. Nhưng hồi này xăng lên giá nên cũng “hẻo” lắm, chưa thêm được đồng nào.

Tôi nói với anh em, lần này để chúng tôi lo phần hậu sự, nhưng anh em nhất định không nghe, họ nói đó là tấm lòng của mỗi người, không thể thiếu được. Chiếc bì thư lại được đưa đến cho gia đình anh Báu. Người con trai anh tiết lộ riêng với tôi là được bảy trăm hai mươi hai ngàn. Tôi thật sự xúc động vì cái “hai ngàn lẻ” đó. Của ai? Không biết. Nhưng tấm lòng quá lớn.

Hai giờ chiều ngày 31-7-2008 tức ngày 22 tháng 6 năm Mậu Tý, chúng tôi đến đưa anh Nguyễn Văn Báu về nơi an nghỉ cuối cùng. Những chiếc nạng, những chiếc xe lăn, xe 3 bánh, người cụt hai dò di chuyển trên hai chiếc ghế gỗ… lặng lẽ trên con đường nhựa đầy những ổ gà, ổ voi, mấp mô. Từ nhà anh ra nghĩa trang Bình Hưng Hòa gần lắm, anh được hỏa táng lần thứ hai. Tôi không biết có phải tôi vừa đưa tiễn một người “anh hùng thầm lặng” hay không? Điều đó hoàn toàn không cần thiết đối với anh, , cả cuộc đời chưa bao giờ anh nghĩ tới hai tiếng này, nhưng sự thật trong cuộc sống và cái chết là như thế.

Xin vĩnh biệt người đồng đội dũng cảm.

Xin gọi tên Anh lấn cuối:NGUYỄN VĂN BÁU,Sống :góp máu gìn giử giang sơn ,Chết:dưới quyền Ngủ Hổ Đại Tướng.

Vỉnh biệt Anh !!!

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

2010/09/24

Bồ Tát Thích Quảng Đức


TƯỜNG TRÌNH VỀ NHỮNG TAI NẠN LIÊN TỤC XẢY RA ĐỐI VỚI TÔI




TƯỜNG TRÌNH VỀ NHỮNG TAI NẠN LIÊN TỤC
XẢY RA ĐỐI VỚI TÔI

Để xác định đúng được nguyên nhân, tôi xin được bắt đầu từ những sự việc xảy ra từ năm 1995 đến nay:

Ngày 30/04/1995, khi cuộc biểu tình chống cưỡng bách hồi hương của 1400 thuyền nhân Việt Nam xảy ra tại khu A biệt giam, trại tị nạn Sikiew Thailand. Lúc ấy, Quang nhận trách nhiệm Trưởng Ban Đại Diện Thuyền Nhân do tất cả mọi người trong khu A biệt giam tín nhiệm bầu. Lúc đó Quang cũng đủ lớn (35 tuổi) để nhận biết hậu quả của việc làm, nếu cuộc biểu tình thất bại và bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam. Để thực hiện Chương Trình Hành Động Toàn Diện CPA ( Comprehensive Plan of Action) của UN, thì Hiệp Ước Tam Phương ra đời (UN, Thailand and Vietnam) cho chương trình cưỡng bách hồi hương.

Ngày 12/09/1996 Quang bị cưỡng bách về Việt Nam trong tình trạng tự mổ bụng phản đối và bị đưa lên máy bay bằng băng ca. Khi về trại tiếp nhận Thủ Đức, Quang đã bị nhân viên An Ninh thẩm vấn và bị đá vào vết mổ bụng. Sau 3 ngày, Quang được đưa về Định Quán, Đồng Nai và phải ngày nào cũng phải lên CA huyện trình diện đúng 8 giờ sáng, tuần nào cũng phải lên CA tỉnh trình diện đúng 8 giờ sáng, ngày thứ Ba hàng tuần.

Sau một tháng, Quang không đi trình diện nữa thì CA huyện xuống bắt Quang lên và Quang trả lời thẳng là Quang không trình diện ở bất cứ nơi đâu nữa, vì trong Hiệp Ước Tam Phương không có điều kiện bắt buộc này. Thời gian này, đại diện của UNHCR còn đóng văn phòng tại đường Hoàng Văn Thụ - Sài Gòn, cho nên công an Việt Nam đã lơ đi để tránh tiếng. Sau khi văn phòng UNHCR tại Sài Gòn rút (Quang không nhớ rõ ngày nào), và từ đó Quang bị mời liên tục lên phòng PA 36, Công an thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 2/1998 đến khoảng tháng 3/2006, Quang giữ được hơn 150 bản photocopy Giấy mời, Giấy triệu tập của công an và bị tịch thu sạch vào đêm 03/09/2006, khi công an lục soát nhà Quang (lúc đó Q đã bị bắt tại Huế). Trong thời gian này Quang đã kết hôn với Trang và về thuê nhà tại 2273A/30, Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, Sài Gòn vào khoảng tháng 2/1998.

Dù nhiều lần công an mời lên hăm dọa có, thuyết phục có, dụ dỗ có,… nhưng vẫn không lay chuyển được Quang. Lần đầu tiên Quang bị tông xe vào ngày 23/03/1999 – sau khi bé Thảo ra đời 7 ngày, tại vòng xoay Hàng Xanh, trên đường đi làm về. Ngay thời điểm cao điểm đông người, tất cả mọi phương tiện đều di chuyển không quá 5 km/h, thì không lý gì công an giao thong đứng đầy ra đó mà không bắt được kẻ gây tai nạn! Vụ tai nạn ấy rất nghiêm trọng: Quang bị gãy chân trái, xương chày gãy chỗ gần đầu gối; xương mác gãy chỗ gần mắt cá. Tay trái và đùi phải bị thương nặng, đồng thời ngực bị chấn thương thổ huyết nhiều lần.

Quang phải nằm viện 3 tháng. 8 tháng sau mới lên Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình cắt bột. Khi cắt bột xong thì Quang bị đi khập khiễng (hai chân lệch nhau 27 mm). Do đó, theo lời khuyên của một số bạn bè, Quang chấp nhận vào viện lại một lần nữa và phải chịu đập sống (không thuốc mê, thuốc tê) cho gãy chân lại để kéo cho hoàn chỉnh. Tổng cộng là phải mất 14 tháng Quang mới có thể tập đi. Trong thời gian này, hai vợ chồng và bé Thảo sống chủ yếu nhờ vào sự đùm bọc của anh em thân hữu hồi hương ở Sài Gòn.

Khoảng sau Tết âm lịch, tháng 2/2003, tại cầu Chà Và bên đầu quận 8, Quang bị một người tông xe cho văng vào gầm xe tải, đoạn gần vòng xoay trước chợ Xóm Củi. May sao Quang bị văng vào thành xe tải và bật trở lại taluy đường. May mắn sao, Quang chỉ bị gãy 1/3 chiếc răng cửa và chảy một tí máu miệng sơ sơ. Đặc biệt, người đụng Quang bị lạc tay lái va vào ngay bờ bùng binh chợ Xóm Củi và bật ra, bị chính chiếc xe tải đó cán chết. Sau khi dân chúng ra lục lọi giấy tờ để báo cảnh sát và thân nhân thì mới biết nghề nghiệp của người tử nạn là công an nhân dân. Quang lẳng lặng bỏ đi theo lời khuyên một số bà con, vì sợ dính vào phiền phức. Cứ để cho tài xế xe tải và bà con ở đó liệu (lúc đó, Quang nghĩ là tai nạn không phải do cài đặt sẵn, vì không thấy đồng đội của người công an bị nạn. Nhưng sau này, gặp gỡ một số bạn bè thì họ cho là có sắp xếp và người đồng đội đi kèm có thể đã không dám lộ diện.

Sau khi Phạm Bá Hải về Việt Nam đợt đầu (tháng 02/2006), một nhóm anh em gặp nhau nhiều lần và Bạch Đằng Giang Foundation ra đời. Lúc ấy đã làm xong website www.bachdanggiang.org. Hơn tuần sau, Phạm Bá Hải qua trở lại Ấn Độ thì ở Việt Nam Quang lại gặp nạn: ngày 26/05/2006, tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A. Lúc ấy đang thi công ở độ cao khoảng 30m tại nhà máy sản xuất kiếng (Quang quên tên rồi, vì tên Nhật khó nhớ, chỉ còn nhớ nơi nhà máy tọa lạc, do sau này có trở lại đôi lần). Ngay lúc Quang ngồi xuống cởi dây an toàn ra và hút thuốc, Quang bị xô rớt xuống. Lúc ấy, Q túm áo thằng xô lôi nó theo. Kết quả: Quang bị vướng vào 4 thanh sắt Ф 20 nên bị treo lại ở độ cao khoảng hơn 10 mét, hoàn toàn không bị chấn thương. Người xô bị chấn thương nặng vì do khi bị vướng bộ áo quần bảo hộ, Quang bị tréo tay nên giữ anh ta không được, do vậy anh ta bị rớt xuống, tuy nhiên cũng đã giảm được vận tốc nên không nguy hại đến tính mạng.

Sau đó, giám đốc bộ phận thi công của tổng công ty xây dựng COTECO Trần Quốc Tuấn mời Quang vào và hỏi là Quang có biết Khối 8406 không? (lúc đó Khối 8406 đã ra đời). Quang nói là có biết thì ông Tuấn nói: "Thôi, anh thu xếp về đi, sau này anh sẽ rõ, vì người xô anh không phải là công nhân ở đây". Sau đó, nghe lời khuyên của ông Tuấn nên Quang khăn gói quả mướp về Sài Gòn. Sau khoảng 3-4 ngày gì đó, Quang đến văn phòng công ty COTECO phía Nam ở đường Đặng Văn Ngữ gặp ông Tuấn để nhận số tiền lương còn lại.

Quang ra tù sau 3 năm bị giam giữ (9/2006 – 9/2009), công an Việt Nam biết rằng không thể quản chế nổi Quang tại Sài Gòn, nên đã dùng thủ đoạn hèn hạ là không cho con Quang học và áp lực với chủ nhà đuổi Quang. Ngày 13/11/2009, cách nhà Quang khoảng 500m, tại Định Quán – Đồng Nai, họ tông xe cảnh cáo. Quang biết là chúng chỉ cảnh cáo thôi, vì đụng nhẹ và xe bị xô nghiêng vào cột điện. Sau đó trừng mắt nhìn nhau rồi bỏ đi, hai bên không ai việc gì. Sau đó gần tết, Quang còn bị cảnh cáo thêm một lần bằng cách ủi vào xe Quang. Vì Quang bỏ qua nên không nhớ ngày.

Ngày 05 Tết, Quang lên Dalat thăm bên vợ. Ngày 06 Tết Canh Dần (nhằm ngày 19/02/2010), sau khi trở lại Đơn Dương (nhà ông bà ngoại của hai cháu) thì khoảng gần 5 giờ chiều, khi mặt trời còn, Quang bị chúng tông thẳng từ sau tới rất mạnh bằng chiếc xe Bonus, không biển số. Địa điểm gây tai nạn là lúc xuống đèo Pren qua khỏi thác Alanta có một cái vực rất sâu phía phải. Kết quả: Quang bị hất rớt xuống vực. Nhưng thật may mắn, ngay lúc đó thì Trời đưa tay ra cứu. Cách cứu của Trời: Ông đã trồng sẵn một rừng dây leo dày đặc ở chỗ đó để hứng, nên Quang bị treo tòng teng trên đám dây leo đó. Ngay lập tức, những người đi chơi Tết Dalat bu thật đông vào và tìm dây thừng cho thanh niên đu xuống kéo Quang lên. Kết quả: toàn thân bầm tím, hai chân và tay phải đen như mực tàu và sưng vù lên, ngón giữa bàn tay trái bị rách toạc nhưng chỉ toàn bị thương phần mềm, không hề hấn gì xương và sọ. Đúng là phép lạ.

Khoảng 19 giờ ngày 18/09/2010. Quang dời nhà đi được khoảng 1,5 km bằng một chiếc xe máy 50 phân khối (vì chiếc xe Wave α của Quang đã bị công an cướp hôm 14/03/2010 rồi). Quang có chở theo con trai là Nguyễn Quang Tuấn (sinh ngày 22/08/2003). Quang bị hai xe máy gây tai nạn. Xe đi ngang với, ép Quang về bên phải đường, Quang thắng lại và lách về bên trái rồi thắng gần đứng lại thì bị đạp mạnh té xuống lề trái của đường. Chiếc xe sau tăng tốc cán ngang qua đầu Quang, nhưng do nón bảo hiểm quá tốt (chiếc nón do em Nam ở Phạm Thế Hiển tặng làm kỷ niệm, khi Quang bị công an cưỡng bách về Đồng Nai). Xe của chúng leo qua chiếc nón và lần lược đập hai bánh xe vào bên phải mặt Quang.

Thằng ép Quang té, nó quay xe lại húc vào sườn phải của Quang. Lại một phép lạ nữa được ơn trên thị hiện ở đây là không hiểu sao mà cháu Quang Tuấn nhảy thoát khỏi xe và không hề trầy xước. Cháu đã cực kỳ bình tĩnh: cháu chạy tránh xa khoảng 10m và la rất to cầu cứu những gia đình gần đó. Nhờ vậy, được họ trợ giúp kịp thời nên chúng bỏ chạy. Khi sự việc xảy ra vào khoảng gần 8 giờ tối. Vì Quang bị luôn cả hai mắt nên không thấy được mấy người và biển số xe cố ý gây tai nạn. Hỏi Quang Tuấn thì cháu nói chỉ thấy hai xe chứ không biết bao nhiêu người. Ngay tức thì, cháu Tuấn đọc số điện thoại của mẹ cho mọi người để mọi người thông báo giúp. Sau khi xử lý xong các việc, cháu mới đến ôm Quang khóc và hoảng sợ thật sự.

Quang không hiểu nổi vì sao một thằng bé mới có 7 tuổi đầu mà sao lại bình tĩnh đến thế trước một sự việc quá lớn so với cháu. Khoảng 10 phút sau, vợ Quang và thêm hai người bạn cùng xóm đến hiện trường. Và công an cũng kéo đến rất đông. Vợ Quang nói: " không giải quyết gì nữa hêt, người gây tai nạn thì đã cao chạy xa bay rồi, không cần tường trình gì cả, cháu thì nhỏ mà ảnh thì bị mù cả hai mắt không thấy gì thì tường trình cái gì?". Công an đề nghị đưa lên bệnh viện, nhưng vợ Quang nói biết cách cứu chữa và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thế là công an đành phải ra đi, vì dân chúng lúc đó rất đông. Sau đó hai người bạn chở Quang đến chụp X quang tại một phòng khám tư quen biết ngay xã Phú Lợi – cây số 115, cách nhà Quang 8 Km.

Quang không dám vào bệnh viện, vì đã từng biết Đức Ông Đào Đức Điềm bị giết ở khách sạn tại Huế như thế nào. Mộ ngài hiện chôn ở Giáo Xứ Lạc Lâm – Đơn Dương – Lâm Đồng. Kết quả: phần đầu hoàn toàn không bị gì cả; xương sườn không bị gãy cái nào. Hơn hai ngày nay nhờ Trang sắc lá tre cho uống thêm với thuốc tây nên máu bầm ở trong ngực có lẽ cũng đã hết vì đã ói ra máu được 8 lần trong hơn hai ngày.


Định Quán – Đồng Nai, ngày 21/09/2010

Người viết tường trình:
Nguyễn Ngọc Quang


Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh




--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.

Một câu nói chí lý

2010/09/23

Một câu nói chí lý

Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông C.An-Nan đã từng nhấn mạnh "Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu an ninh, chúng ta không thể có an ninh nếu không phát triển và chúng ta không đạt được an ninh hay phát triển nếu không tôn trọng nhân quyền". (Báo Nhân Dân ngày 23/3/2005).

Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX đã từng chỉ rõ "Một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Tình trạng tham nhũng , lãng phí, quan liêu, nhũng nhiễu dân, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức còn nghiêm trọng, gây lo lắng, bất bình trong nhân dân và hạn chế sự phát triển có thể còn cao hơn nữa của đất nước". (Báo Nhân Dân ngày 13/1/2004).

Từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hoà được thành lập, đến nay đã 65 năm, đủ thời gian để người dân kiểm nghiệm những gì đảng cộng sản nói và làm trong việc cai trị đất nước bằng cơ chế độc tài đảng trị.

Việt Nam phát triển theo kiểu các tập đoàn kinh tế độc quyền như: Ban quản lý dự án PMU 18 bộ giao thông vận tải; Các tập đoàn công nghiệp tầu thuỷ, điện lực, than khoáng sản... ; Cho Trung Quốc thuê đất rừng ở các tỉnh biên giới phía bắc và khai thác bauxite ở Tây Nguyên; Các siêu dự án đường sắt cao tốc; Trục đường bộ Hồ Tây - Ba Vì: Thu hồi tài sản quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân một cách vô tội vạ để kinh doanh trục lợi...

Một nền an ninh giả tạo khi mà nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bầy tỏ chính kiến bằng biện pháp ôn hoà, đúng pháp luật góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền hoặc chỉ vì một vi phạm nhỏ đã bị công an giết hại một cách dã man bằng súng và các công cụ hỗ trợ (Báo đã dẫn). Bị đàn áp, bắt bớ, tù đầy với tội danh mơ hồ áp đặt: "Chống nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Nguy cơ "Bắc thuộc" đang dần trở thành hiện thực như công luận đã từng cảnh báo.

Để xác định một sự việc đúng hay sai phải căn cứ vào đường lối lãnh đạo của đảng cầm quyền và luật pháp quốc gia bằng các tài liệu, chứng cứ rõ ràng. Những ai làm trái điều này mới chính là người có tội danh như trên.

Một ví dụ điển hình trong muôn ngàn vụ khiếu tố vi phạm nhân quyền bị đánh "Chìm xuồng": Vụ cướp đoạt đất đai hợp pháp, nguồn sống của công dân tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội, do Nguyễn Văn Hiện cầm đầu và đồng bọn (Kèm danh sách) đã được phát hiện thông qua các đơn khiếu tố từ ngày 22/9/2003.

Theo quy định tại điều lệ đảng cộng sản Vệt Nam, các quy định của pháp luật về chống tham nhũng, khiếu nại tố cáo... Căn cứ các văn bản hướng dẫn của một số cơ quan của trung ương đảng, nhà nước và công luận:

1. Ông Nông Đức Mạnh: Uỷ viên bộ chính trị, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với uỷ viên trung ương đảng Nguyễn Văn Hiện.

2. Ông Nguyễn Minh Triết: Uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch nước, trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với phó ban chỉ đạo cải cách tư pháp Nguyễn Văn Hiện.

3. Ông Nguyễn Phú Trọng: Uỷ viên bộ chính trị, Chủ tịch quốc hội có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Hiện.

4. Ông Nguyễn Tấn Dũng: Uỷ viên bộ chính trị, thủ tướng chính phủ, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với ủy viên ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng Nguyễn Văn Hiện.

Trung ương đảng và nhà nước đã dung túng, bao che cho Nguyễn Văn Hiện và đồng bọn bằng sự im lặng, bưng bít thông tin, không công khai minh bạch, không một lần giải quyết đơn thư khiếu tố. Vụ tham nhũng nêu trên một lần nữa đã chứng minh : Đây là loại tội phạm có tổ chức (Điều 3 LHS), trong bộ máy đảng và nhà nước.

Nhân quyền ở Việt Nam không được tôn trọng, do đó sẽ "Không đạt được An ninh hay phát triển"..."Cho nên câu nói chí lý của Ông tổng thư ký liên hợp quốc sẽ vô cùng giá trị nếu chỉ ra đúng kẻ thật sự xâm phạm nhân quyền là ai" (Báo Nhân Dân 23/3/2005).

Thiết nghĩ những điều trình bầy trên đây đã góp một phần nhỏ bé để làm sáng tỏ điều đó rồi đấy.


Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2010

Người gửi

Nguyễn Anh Dũng
HV hội cựu chiến binh Việt Nam

Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính
Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: (04) 38583514: DĐ: 0984535494.
anhdungnhanchinh@gmail.com

Nơi nhận:

- Trung ương Đảng và Nhà Nước.
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Trung ương hội cưu chiến binh Việt Nam.
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

http://nhanquyenvacongly.blogspot.com/2010/09/mot-cau-noi-chi-ly.html

--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2010/09/23

Hiến pháp và Nhân quyền



Nói tóm lại, người dân sẽ không chờ đợi, ở đợt sửa đổi Hiến pháp sắp tới, cũng như những đợt đã qua, bất cứ một sử đổi nào mang ý nghĩa dân chủ hóa chế độ. Một sự thật quá hiển nhiên, ai cũng thấy.

Nhưng một điều không thể chấp nhận được nữa là nhà cầm quyền Hà Nội đã trắng trợn diễn lại thủ đoạn lừa bịp dân, Loan báo việc sửa đổi Hiến pháp mà cứ như là "chia bài ba lá ở giữa chợ" với một đám cò mồi ồn ào. Tưởng đã đến lúc phải cảnh báo tập đoàn cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội thay vì cứ đi sâu vào con đường tội ác về dân sự cũng như về hình sự, hãy sớm trở lại con đường nhân chính mà sửa đổi Hiến pháp là bước mở đầu.

L.S. Trần Thanh Hiệp

Hiến pháp và Nhân quyền


Bộ máy tuyên truyền, ngụy tạo và áp đặt dư luận, của nhà cầm quyền Hà Nội đang làm rùm beng về cái gọi là "sửa đổi hiến pháp" vào dịp Ðại Hội lần thứ XI sắp tới của đảng, trong khuôn khổ Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhân vật chính trị Cộng Sản hàng đầu có máu mặt nhưng nay đã nghỉ hưu, công chức, chuyên gia các bộ, với sự phụ họa của báo chí nhà nước, đã đồng loạt xuất hiện để gióng lên những lời giáo đầu mở màn cho vở tuồng "sửa đổi" này.

Ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc Hội, thời còn tại chức, đã thi hành rất xuất sắc nhiệm vụ điều khiển mấy trăm nghị gật để thực hiện thứ hiến pháp công cụ mà nay ông không tiếc lời chỉ trích. Là phản dân chủ, là độc đoán cướp đoạt hết quyền làm chủ đất nước của dân.Và, làm như thể đã biết phản tỉnh, ông An lớn tiếng đòi lần tu chỉnh này, phải để "cho dân được quyền phúc quyết Hiến pháp, được quyền sửa đổi Hiến pháp".

Các chuyên gia pháp chế đến từ nhiều bộ, ngành, cũng tranh thủ để "than" về những bất cập trong công tác làm luật. Theo đại diện Vụ Pháp Chế, Bộ Công Thương thì "Luật có lợi cho quản lý nhà nước như thuế, hải quan, kiểm soát... thì làm nhanh, ra nhiều. Nhưng luật bảo vệ quyền lợi người dân, doanh nghiệp thì làm chậm, ít". Chuyên gia của Bộ Công Thương cũng phản đối cơ chế xin-cho trong làm luật với lý do luật soạn ra để đáp ứng đòi hỏi xã hội nhưng ở ta cứ phải thông qua Bộ Chính Trị. Ông Ðặng Anh (Vụ Pháp Chế, Bộ Công An) khôi hài: "Như nhiều vị đã nói, chúng ta ngồi phòng điều hòa máy lạnh để soạn luật nên luật không đi vào cuộc sống được". Theo đánh giá của chính phủ thì vẫn còn sự "mất cân đối" khi soạn luật: "Coi trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN là cần thiết nhưng không có nghĩa coi nhẹ các lĩnh vực khác như quản lý tài sản công, bảo vệ quyền tự do, dân chủ".

Dự thảo báo cáo của chính phủ đã nêu lên rằng sẽ hoàn thiện pháp luật về quyền lập hội, biểu tình, nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm công dân. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia công việc nhà nước...

Người ta thấy tiếng nói của những cán bộ của bộ máy cầm quyền Hà Nội đã không bôi đen nhưng cũng không tô hồng cho pháp luật của chế độ. Và câu kết luận phải rút ra là không thể không sửa đổi Hiến pháp, gốc của pháp luật ấy.

Nhưng chính ông Ðinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ Tư Pháp đã cho biết chính phủ sẽ kiến nghị Bộ Chính Trị có ý kiến chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 liên quan đến xây dựng nhà nước và pháp luật, phát triển đầy đủ nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1992 theo hướng "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp". Tức là trước sau như một, chưa sửa hay sẽ sửa thì chế độ đương hành ở Việt Nam vẫn là một chế độ "tập quyền" tối đa, chứ không phải là một chế độ có phân quyền rõ rệt như bất cứ mộ nước dân chủ chân chính nào.

Phản ánh chủ trương bám trụ bằng mọi giá vào đảng trị, chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã nói với báo chí rằng "sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. (...)Nội dung sửa đổi Hiến pháp sẽ tập trung chủ yếu vào việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước..." Nguyễn Văn Thuận, chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc Hội, ngày 9 tháng 6 năm 2010 cũng nói với báo chí theo đó sẽ sử đổi ít điều, thí dụ "trình tự thủ tục, một số vấn đề kỹ thuật để thông suốt phục vụ cho kỳ bầu cử tới vào năm 2011..."; hay "không tổ chức Hội Ðồng Nhân Dân cấp quận nữa" nhưng tất cả sẽ phải chờ Ðảng cho phép. Nguyễn Văn Thuận nói: "Nếu được phép của Ban Chấp Hành Trung Ương, thì sẽ sửa một phần Hiến pháp ngay trong kỳ họp cuối năm. Riêng những sửa đổi căn bản, có liên quan đến thể chế thì phải thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc Hội sau..."

Nói tóm lại, người dân sẽ không chờ đợi, ở đợt sửa đổi Hiến pháp sắp tới, cũng như những đợt đã qua, bất cứ một sử đổi nào mang ý nghĩa dân chủ hóa chế độ. Một sự thật quá hiển nhiên, ai cũng thấy.

Nhưng một điều không thể chấp nhận được nữa là nhà cầm quyền Hà Nội đã trắng trợn diễn lại thủ đoạn lừa bịp dân, Loan báo việc sửa đổi Hiến pháp mà cứ như là "chia bài ba lá ở giữa chợ" với một đám cò mồi ồn ào. Tưởng đã đến lúc phải cảnh báo tập đoàn cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội thay vì cứ đi sâu vào con đường tội ác về dân sự cũng như về hình sự, hãy sớm trở lại con đường nhân chính mà sửa đổi Hiến pháp là bước mở đầu.

Phải sửa đổi từ gốc đến ngọn.

Gốc là phải có một quan niệm đúng đắn và nghiêm túc về Hiến pháp, nói cách khác, phải hội nhập vào chính mạch của những Hiến pháp dân chủ. Tức là nhà cầm quyền Hà Nội, một khi đã long trọng tuyên cáo (ghi nơi điều 3 của HP năm 1992, sửa đổi và bổ sung năm 2001) "thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" thì phải từ bỏ quan điểm Cộng Sản theo đó "chúng ta hiểu Hiến pháp theo quan điểm cách mạng" nghĩa là như Engen nói "Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp... do giai cấp chiến thắng thiết lập sau cuộc đấu tranh thắng lợi" hay như lý thuyết gia của chế độ, Nguyễn Ngọc Minh, viện trưởng Viện Luật Học đã viết trong "Hiến pháp nước CHXHCHVN", nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1985 rằng "Hiến pháp vừa phải ghi lại những thành quả đã đạt được, "hợp pháp hóa" các thành quả đó, ổn định các thành quả đó thành "pháp quyền" (tức là được quy định bằng pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật)... Ðể đi theo truyền thống của Hiến pháp dân chủ, bắt nguồn từ hai cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỷ thứ 18 ở Mỹ và ở Pháp là lập rào cản chống chuyên chế (khác với cách mạng vô sản là thiết lập và bảo vệ chuyên chế). Với thời gian, các Hiến pháp dân chủ tiến mạnh theo chiều hướng bảo vệ cá nhân công dân trước bạo lực của Nhà nước. Bước phát triển sau cùng là những cá nhân công dân đó trở thành chủ thể của một hệ thống nhân quyền phổ quát, được sự bảo vệ của cả luật quốc tế lẫn luật quốc gia. Và ở vào thời đại toàn cầu hóa hiện nay, người ta có thể nói rằng sứ mạng chính của Hiến pháp dân chủ là bảo vệ và tiến hăng nhân quyền.

Vì nhân quyền ngày nay mang một nội dung rất rộng lớn. Nhân quyền bao hàm cả nghĩa dân quyền. Thật vậy, điều 1 của cả hai Công ước quốc tế về nhân quyền đã dự liệu và bảo vệ "Quyền dân tộc tự quyết" cho tất cả mọi dân tộc với hai ý nghĩa là độc lập đối ngoại và dân chủ đối nội.

Gốc của Hiến pháp đã được gắn liền với nhân quyền như vậy thì ngọn phải là những đạo luật qui định và bảo vệ các quyền tự do của con người - những quyền mà con người sinh ra đã có và nhờ có mới được là con người. Do đó Hiến pháp có mối lên hệ mật thiết với 5 văn bản hợp thành Hiến chương quốc tế về nhân quyền. Không ai có thể quan niệm được rằng Hiến pháp không cần lý gì đến nhân quyền.

Vậy mà đó lại là trường hợp của Hiến pháp 1992 của nước CHXHCNVN vì những người đã soạn thảo ra văn bản đó tự cho họ có toàn quyền ban phát nhân quyền cho dân. Ðiều 50 của Hiến pháp này định rằng: "Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người (...)được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được qui định trong Hiến pháp và luật, tức là do đảng cầm quyền ban phát." Nhưng nếu không ban phát thì người dân không có nhân quyền, như hiện nay đang xảy ra ở trong nước..

Nếu vào dịp Ðại Hội Ðảng lần thư XI, vấn đề sửa đổi Hiến pháp được đặt ra, thiết tưởng không thể chỉ trù kiệu những sự sửa đổi chỉ có tác dụng duy trì để theo đuổi chính sách cai trị phi nhân quyền.


L.S. Trần Thanh Hiệp

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh




--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


2010/09/22

Lý Sự




Từ tiếm danh bằng ngôn ngữ, qủy luận đến tiếm danh tổ chức để tiêu diệt tổ chức, bài viết Lý Sự của Thượng tọa Thích Viên Định vạch trần âm mưu nham hiểm và dối trá tập kích Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

2010-09-08 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 8.9.2010 (PTTPGQT) - Lời giới thiệu của PTTPGQT : Gần đây được phổ biến qua Mạng Internet hai lá thư của Hòa thượng Thích Minh Tâm kêu gọi Về Nguồn lần 4 bằng hình thức Ngày Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ sư tổ chức tại Đức quốc. Không là lời kêu gọi cúng kiến, nhớ ơn theo tín ngưỡng tôn giáo, mà là những quỷ biện hồ đồ về danh từ, qủy luận dối gạt về tổ chức nhằm đánh lạc hướng đấu tranh bảo vệ sự sống còn của Đạo pháp, sự vẹn toàn lãnh thổ của Quê hương trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo giở lại hồ sơ Phật giáo sau năm 1975, từ những văn kiện của Viện Hóa Đạo đến thực tế đàn áp của cộng sản đối với một tôn giáo lớn của dân tộc, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Khủng bố và đàn áp chụp xuống đầu Phật giáo đồ Việt Nam nói chung và hàng giáo phẩm GHPGVNTN nói riêng. Đứng trước hoàn cảnh ấy, một số vị giáo phẩm cao cấp thuộc GHPGVNTN đã "nghĩ" và "tưởng" rằng muốn cứu Phật giáo cần phải "thỏa hiệp" với Nhà cầm quyền Cộng sản, nên với tư cách cá nhân chư vị tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tức Giáo hội Phật giáo Nhà nước, do Đảng thành lập tại chùa Quán Sứ Hà Nội ngày 4.11.1981. Đó là các vị giáo phẩm cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Trí Tịnh… Thế nhưng các Ngài không tiếm danh GHPGVNTN khi đặt tên cho Giáo hội công cụ chính trị mới, vì các Ngài đặt tên khác gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" để phân biệt với GHPGVNTN.

Dù ai muốn trách gì các ngài chăng nữa, cũng không thể nói các ngài tiếm danh GHPGVNTN như hiện trạng đang xẩy ra ngày nay ở hải ngoại. Đó là nói trên mặt hình thức. Còn trong thực tế, thì hỡi ôi, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã bị cộng sản bức tử năm 1984, Phật giáo Việt Nam của từ bi, trí tuệ, nay trở thành đạo mê tín dị đoan, Tăng đoàn bị hủ hóa, quần chúng bơ vơ không đạo lý. Đây là chính sách đảng Cộng sản truất gốc văn hiến dân tộc, đục phá nền Đạo Cứu Người của Phật giáo.

Từ lý sự đến lý sự cùn cách nhau bằng sợi tóc. Kẻ ở bên kia bờ mê vọng chỉ thấy đại ngã mình căng to như cánh buồm không gió, lấy hý luận ve vuốt tiểu tâm, lấy biến kế sở chấp (1) làm chân lý. Kẻ ở bên này đã xa lìa hý luận, nhờ vậy thấy rõ chúng sinh đau khổ cần cứu độ, thấy đạo pháp bị uy hiếp nên đứng lên bảo vệ. Hãy lấy ví dụ sau đây để thấu hiểu vấn đề lý và sự theo tinh thần Kinh Hoa Nghiêm :

Có người nói rằng sợi tơ nhện bền chắc 3 lần hơn dây sắt, tính đàn hồi 15 lần hơn dây sắt. Ắt rất đông những kẻ dùng suy đoán hạn hẹp, cố tín nhao lên phản đối : Vô lý, thậm vô lý, làm sao dây sắt lại thua tơ nhện mong manh kia ? Nói láo, nói láo, không thể nào tin được ! Cãi qua cãi lại đến văng tục ngày đêm, hùng hục nhiệt tình đến có thể ăn tươi nuốt sống nhau, dù là người đồng bào và đồng đạo.

Làm gì trước cảnh hý luận nơi chợ quạ kia ? - Hãy dùng trí tuệ bát nhã chiếu soi, hay kiến thức khoa học mở lối. Bằng cách đó nhà khoa học đo đạt để chứng minh rằng : tơ nhện hình thành bằng dạng sợi xoắn, giàu chất alanine, làm cho tính đàn hồi dẻo bền đo được 1200 mégapascals, sức kéo cho đến khi tơ nhện đứt lên tới 31%.

Trong khi ấy, dây sắt bền nhất, một hợp kim giữa sắt và carbone, đem ra đo thì sức đàn hồi chỉ được 400 mégapascals, và sức kéo cho đến khi dây sắt đứt chỉ 2%. Thế là chẳng ai còn cãi chối được nữa, trừ những kẻ tâm thần trong nhà thương điên.

Cho nên việc đời cần có kiến thức và trí tuệ mới giải quyết thực tại thay vì hý luận bâng quơ theo lý luận đuổi gà loanh quanh nơi sân chuồng.

Sau đây là toàn văn bài Lý Sự của Thượng tọa Thích Viên Định nói lên LÝ và SỰ chân chính của GHPGVNTN :


Kiểu cách lộng giả thành chân trên đây là minh chứng cho thấy lá bài Cộng sản đang muốn thực hiện cho bằng được cái mưu tính ban đầu, là thành lập một "GHPGVNTN không Huyền Quang, Quảng Độ", dùng những Giáo Hội mạo danh để tiêu diệt GHPGVNTN truyền thống do Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo.

Đây là cách Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dùng Phật tử đánh Phật tử, dùng Sư đánh Sư, dùng GHPGVNTN giả mạo đánh GHPGVNTN truyền thống và làm suy yếu GHPGVNTN – Hải ngoại, Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, mà hậu quả tất yếu là dập tắt tiếng nói của GHPGVNTN truyền thống trong nước trong công cuộc phục hồi quyền pháp lý của Giáo hội, phục hồi nhân phẩm, nhân quyền, mang lại tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân.

Tỳ kheo Thích Viên Định

Lý Sự


Hiến Chương và Nội Qui Viện Hoá Đạo Giáo Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đã quy định về hệ thống tổ chức và nhân sự rất đầy đủ. Nhưng đầu năm 1975, nhằm tăng phần bảo vệ uy tín và an toàn cho Giáo Hội trước tình hình biến động dồn dập của đất nước, Giáo Hội đã phải ra "Thông Tư số 150" do Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, ký ngày 25.1.1975. Thông tư viết :

"…Để tránh mọi ngộ nhận có thể có đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội, Viện Hóa Đạo kính yêu cầu quí vị hãy thận trọng, không nên tham gia bất cứ tổ chức nào ngoài tổ chức của Giáo Hội…"

Rồi tiếp đến là "Thông Tư số 002" cũng do Hoà thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ký ngày 16. 3. 1976, nội dung nhằm ngăn ngừa những kẻ muốn đứng chân trong chân ngoài, vừa muốn làm thành viên GHPGVNTN, nhưng lại tham gia vào các tổ chức, Giáo hội khác, làm biến tướng lập trường chân chánh, có nguy cơ dẫn đến sự nguy vong của Giáo Hội :

"… Những thành viên nào trong các Ban Đại Diện hiện hữu, từ Chánh Đại diện trở xuống, nếu đã chính thức gia nhập và hoạt động cho các Giáo phái hay đoàn thể ngoài Giáo Hội, dù đã có đơn từ chức hay không, thì được coi như đã tự ý ra khỏi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất…"

Tuy Viện Hoá Đạo đã ra Thông Tư số 150 và nhất là Thông Tư số 002, nhưng trước sự đe doạ, khủng bố, dụ dỗ của Nhà cầm quyền Cộng sản, vẫn có những thành viên vi phạm các qui định trong hai Thông Tư trên, dẫn đến việc Đại Hội Khoáng Đại Kỳ VII năm 1977 tại chùa Ấn Quang Sài gòn, Ban Tổ Chức Đại Hội phải yêu cầu Ban Trật Tự mời ra khỏi Hội Trường những vị đã tham gia vào các tổ chức, giáo phái khác ngoài GHPGVNTN, không có tên trong danh sách thành viên được mời tham dự Đại Hội, mặc dù các vị này là thành viên kỳ cựu trong các Ban Đại Diện GHPGVNTN các Tỉnh, Thành… trước đây.

Sau thời gian đầu thành lập các Ban, Hội, Giáo phái như Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước, v.v… để phân hóa lực lượng GHPGVNTN. Đến năm 1981, một số thành viên lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị Nhà cầm quyền cộng sản khủng bố, đe doạ, dụ dỗ, tham gia thành lập một Giáo Hội mới của nhà nước, lấy tên là "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam", là thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức chính trị, công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đến năm 1982, sau khi hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo và Hoà thượng Thích Quảng Độ Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo bị bắt đưa đi lưu đày về Quảng ngãi và Thái Bình xa xôi, Đại Lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký kiêm Xử Lý Viện Tăng Thống đã triệu tập một cuộc họp tại chùa Vạn Phước, nơi Hoà thượng đang dưỡng bệnh, để tìm cách ổn định Giáo Hội. Một số vị trước kia là thành viên GHPGVNTN, nhưng nay đã tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, cũng đến tham dự. Thấy vậy, Hoà thượng Thích Pháp Tri, Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, đứng lên phát biểu rằng : "Kính bạch Hoà thượng Thích…(tên)…, nguyên… (chức vụ)… Viện Hoá Đạo…", nghe Hoà thượng Pháp Tri nói đến đó, tức thì vị Hoà thượng được nêu danh này liền đứng phắt dậy lớn tiếng cắt lời rằng : "Ai ?, Ai đã cách chức tôi ? Ai cách chức tôi hồi nào ? Tại sao gọi tôi là nguyên… Viện Hoá Đạo ?" Thấy vị này giận dữ to tiếng, kẹt quá, không muốn tranh cãi, Hoà thượng Thích Pháp Tri, thuộc hệ phái Theravada Nam Tông, trả lời cho qua chuyện rằng : "Tôi chỉ học Pali nên không biết chữ Nho, tôi cứ tưởng nguyên là còn nguyên nên nói như vậy, thôi cho tôi xin lỗi". Có lẽ vị Hoà thượng này đã gia nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, đã quên nội dung qui định trong Thông Tư số 002 của Viện Hoá Đạo, ban hành ngày 13.6.1976, nên không biết rằng mình không còn là thành viên của GHPGVNTN nữa, hoặc Ngài cố tình muốn đứng chân trong chân ngoài ?

Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, muốn giải thích thế nào cũng được, tuy nhiên, ai cũng hiểu ngầm rằng, vì Hoà thượng Pháp Tri không muốn to chuyện, mất lòng, nên Ngài giải thích khác đi cho êm chuyện mà thôi. Đã không tuân hành qui định của Giáo Hội, tham gia vào những tổ chức khác không cùng lập trường với Giáo Hội, ngoài tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà vẫn cứ coi mình vẫn còn là thành viên trong GHPGVNTN, vẫn lớn tiếng hỏi : "Ai cách chức ?", "Cách chức hồi nào ?", "Loại bỏ hồi nào ?"

Không ý nhị như Hoà Thượng Thích Pháp Tri, một sư cô đệ tử của Hoà thượng Thích Hành Trụ, khi tác bạch thỉnh chư Tăng trong một ngày Giỗ tại chùa Đông Hưng, đã tỏ thái độ dứt khoát rằng : "Kính bạch Hoà thượng… (tên)… Giáo hội Nhà nước…" Vị Sư cô này đứng trên chánh điện dùng micro để thưa vọng xuống nhà Tổ, nên cả chùa, trong ngoài ai cũng nghe. Vị Hoà thượng theo Giáo Hội Nhà nước này nỗi giận to tiếng hỏi : "Ai ?, Ai dám gọi tôi như vậy ? Việc này làm Hoà thượng Hành Trụ không biết ăn nói sao, kẹt quá, Ngài đành phải rầy la vị Sư cô Đệ tử này để Hoà thượng kia nguôi giận.

Những chuyện như vậy, tưởng đâu đã hết, nhưng mãi đến sau này, đây đó lại tiếp tục xảy ra. Năm 2003, sau Đại Hội Bất Thường tại Tu viện Nguyên Thiều, vẫn có những cựu thành viên GHPGVNTN, tuy đã gia nhập Giáo Hội thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, vẫn lên tiếng kiện cáo rằng, họ vẫn còn là thành viên GHPGVNTN, sao tổ chức Đại Hội mà không mời những vị đó tham dự ?

Từ năm 2004, một số thành viên các Chi bộ GHPGVNTN Hải Ngoại cũng tham gia vào các tổ chức khác bên ngoài, không cùng lập trường với GHPGVNTN, nhưng cứ to tiếng nói rằng mình vẫn "còn" là thành viên của GHPGVNTN.

Năm 1981, Nhà cầm quyền Cộng sản cố tìm cách tiêu diệt GHPGVNTN, nhưng không được, vì nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang, Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo và Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo lúc bấy giờ, cương quyết không đồng ý việc đem GHPGVNTN sáp nhập Giáo Hội Nhà nước. Hai Ngài đã chấp nhận bị lưu đày, tù tội để bảo vệ Giáo Hội, chờ ngày phục hoạt. Sau biến cố năm 1981, Viện Hoá Đạo bị tê liệt một thời gian, nên các Phật sự bị ngưng trệ.

Năm 1992, Đại Lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký kiêm Xử Lý Viện Tăng Thống viên tịch để lại Chúc Thư, giao ấn tín, uỷ thác cho chư vị : "…Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Hoà thượng Thích Pháp Tri, Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo cùng chư vị còn lại trong Hội Đồng Lưỡng Viện tiếp tục điều hành các Phật sự của Giáo Hội…". Thời cơ đã đến, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tái phục hoạt trong thực tế, Viện Hoá Đạo đã hoạt động trở lại. Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang đã nhân danh Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN, ấn ký, phổ biến, ban hành các Quyết Định, Thông Tư, Thông Bạch của Viện Hoá Đạo GHPGVNTN.

Tháng mười năm 2003, sau Đại Hội Bất Thường ở Tu Viện Nguyên Thiều tại Bình Định, GHPGVNTN kiện toàn gần như đầy đủ Hội Đồng Lưỡng Viện, tức hai Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo. Tiếp đó là các Ban Đại Diện các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện lần lượt tái phục hoạt.

Năm 2004, hoàn cảnh đất nước đã thay đổi, không tiêu diệt GHPGVNTN được nữa, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thay đổi đường hướng, dùng Nghị Quyết 36, tìm cách mua chuộc một số nhân sự trong Giáo Hội để làm biến tướng, thay đổi lập trường, đường hướng, tổ chức của GHPGVNTN. Việc làm thay đổi trong nước bất thành, Nhà cầm quyền cộng sản xoay sang đánh phá Văn Phòng II và các Giáo Hội Hải Ngoại.

Cùng bài bản cũ, giống như cách làm trước năm 1981, sang đến năm 2004, ở Hải Ngoại, cũng bắt đầu xuất hiện những Ban, Hội, Giáo phái, với mục đích phân hóa lực lượng của GHPGVNTN, làm cho Giáo Hội suy yếu dần. Cuối cùng tiến đến thành lập Giáo Hội riêng để chống lại GHPGVNTN truyền thống. Nhưng lần này không lấy tên khác, như "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam" chẳng hạn, mà dùng ngay tên "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất" mới nghiệt ngã làm sao. Khiến dư luận, quần chúng các giới, chư Tăng, Phật tử không biết đâu mà theo.

Cho nên, phải căn cứ Hiến Chương và Nội Qui Viện Hoá Đạo GHPGVNTN mới biết Giáo Hội nào là thật, Giáo Hội nào là giả mà thôi. Đúng là "Hai hình Hành Giả mờ trời đất, Một phép Như Lai rõ chính tà".

Hiến Chương của GHPGVNTN đã công bố lập trường phục vụ cho nhân loại và dân tộc. Hệ thống tổ chức Giáo Hội theo Hiến Chương, bản tu chính năm 1973, Chương Thứ Tư, các Điều 23, 24, 25, 26 và Chương Thứ Chín, Điều 36, và Nội Qui Viện Hoá Đạo, Chương I, Điều 2 và 18 đã đề cập rất đầy đủ. Các Tổ chức, Giáo Hội tại các Tỉnh, Thành, Quận… trong nước và các Chi Bộ Hải Ngoại trực thuộc Viện Hoá Đạo, do Viện Trưởng Viện Hoá Đạo ký Quyết Định phê chuẩn mới chính thức là tổ chức thành viên trong GHPGVNTN. Để bổ túc thêm, ngày 25.1.1975, GHPGVNTN lại ra Thông Tư số 150 và ngày 13.6.1976, ra Thông Tư số 002, đều do cố Hoà thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo ký, với nội dung xác định tư cách thành viên GHPGVNTN rất rõ ràng.

Mọi Tổ chức, Giáo hội thành viên thuộc GHPGVNTN phải tuân theo Hiến Chương GHPGVNTN và Nội Qui Viện Hoá Đạo và phải do Viện Trưởng Viện Hoá Đạo ký Quyết Định phê chuẩn mới hợp pháp.

Các Tổ chức, Giáo hội, với nhiều lý do, dù mang danh GHPGVNTN, nhưng không tuân theo Hiến Chương và Nội Qui Viện Hoá Đạo, không do Viện Trưởng Viện Hoá Đạo ký Quyết Định phê chuẩn, thì đương nhiên, các Tổ chức, Giáo Hội đó không thuộc GHPGVNTN.

Hiến Chương, Nội Qui, lập trường, đường hướng, tổ chức của GHPGVNTN đã rất rõ ràng như vậy, nhưng với sức mạnh của Nghị Quyết 36, nhiều cá nhân thành viên trong các Chi bộ GHPGVNTN Hải Ngoại đã bị biến tướng, điên đảo, thay đổi lập trường làm phân rã các Giáo Hội Hải Ngoại.

Nhà cầm quyền Cộng sản chủ trương vừa đánh phá về mặt tổ chức như : GHPGVNTN không có Hoà thượng Thích Huyền Quang và Hoà thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo, GHPGVNTN đăng ký với Nhà cầm quyền xin phép để hoạt động, GHPGVNTN - Hải ngoại không liên hệ hành chánh với Giáo Hội trong nước, không cần Viện trưởng Viện Hoá Đạo ký Quyết Định công nhận.

Hoặc đánh phá về mặt tư tưởng, làm biến tướng lập trường, đường hướng của GHPGVNTN như, vận động các thành viên GHPGVNTN hợp tác với Nhà cầm quyền để làm văn hoá, từ thiện, xã hội, về hợp tác tổ chức Hội thảo tại Đại học Vạn Hạnh (2007), về Việt Nam hợp tác với Nhà cầm quyền Cộng sản tổ chức Đại lễ Vesak (2008)… và rất nhiều lý do, lý luận được đưa ra để mê hoặc, dụ dỗ, thuyết phục, đánh lừa dư luận như :

- Hoa Kỳ là kẻ cựu thù mà nay đã bang giao hợp tác làm ăn với Việt Nam, tại sao người Việt Nam ở Hải Ngoại lại không về hợp tác làm ăn ?
- Hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản làm văn hoá, từ thiện là để giúp dân chúng trong nước bớt nghèo khổ, chậm tiến...
- Ngày nay Việt Nam không còn Cộng sản nữa, mà đã trở thành tư bản rồi.
- Nhà cầm quyền Việt nam tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak chỉ "thuần tuý tôn giáo, không có chính trị"… 


Mới nghe qua những lý luận này, nhiều người cho là cũng có lý. Nhưng xét kỷ lại hoàn cảnh 86 triệu người dân Việt Nam trong nước, suốt 35 năm qua, phải chịu sống trong cảnh đau khổ, khốn cùng, mất hết mọi quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, không còn bình đẳng, không có công lý, hàng ngàn, hàng triệu dân oan mất nhà, mất đất, kiện tụng, kêu khóc vang trời từ năm này sang năm khác không ai đoái hoài xét xử. Và hơn 1 triệu đồng bào Việt Nam phải liều chết bỏ mạng trên rừng, dưới biển, chạy ra tỵ nạn ở nước ngoài để tìm tự do, lẽ nào nay lại có thể bắt tay, hợp tác, ủng hộ chế độ bạo quyền độc tài cộng sản làm cho dân chúng phải tiếp tục sống dưới cảnh bị áp bức, tối tăm, đày đoạ cho đành.

Là thành viên của GHPGVNTN, khi làm từ thiện, sao không hợp tác với Tổng Vụ Từ Thiện của GHPGVNTN - Hải ngoại, Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, hay Tổng Vụ Từ Thiện trong nước, lại đi hợp tác với các tổ chức bên ngoài Giáo Hội ?

Là thành viên của GHPGVNTN lại không lo tổ chức ngày Hiệp Kỵ các Thánh Tử đạo, lịch đại Tổ sư và các bậc Tiền bối hữu công vào ngày mồng 8 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đã được Giáo hội qui định, lại tự ý hợp tác với người ngoài Giáo hội tổ chức Hiệp Kỵ vào các ngày khác ?

Là thành viên của GHPGVNTN sao không chấp hành Hiến Chương và Nội Qui Viện Hoá Đạo ? Đi ngược lại lập trường, đường hướng của Giáo Hội ? Chống phá Giáo Chỉ của Đức Tăng Thống và Thông Bạch của Viện Hoá Đạo ?



Sau Đại Lễ Vesak, giáo sư Lê Mạnh Thát, Trưởng ban tổ chức, công bố việc Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức Vesak chỉ là một việc làm có tính cách chính trị, từ đó những người vận động chư Tăng, Phật tử về Việt Nam tham dự mới im tiếng.

Hiện nay, có những tổ chức Giáo Hội, với nhiều lý do, mang danh nghĩa GHPGVNTN nhưng không liên hệ hành chánh với Viện Hoá Đạo, không được Quyết Định công nhận của Viện Hoá Đạo. Những tổ chức cùng tên này, lúc thì xưng là thành viên của GHPGVNTN trong nước, có lúc lại nói là không.,Làm cho lẫn lộn trắng đen, thật giả. Các tổ chức Giáo Hội không có lý lịch rõ ràng này, không chấp hành Hiến Chương, Nội qui, lập trường, đường hướng, tổ chức của GHPGVNTN truyền thống. Những tổ chức Giáo Hội này đã làm tổn hại nhiều đến uy tín của GHPGVNTN truyền thống, làm cho dư luận bên ngoài lẫn lộn, không biết tổ chức Giáo Hội nào mới là thành viên Hải Ngoại chính thức của GHPGVNTN truyền thống do Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo, đang lãnh đạo và tổ chức Giáo Hội nào là mạo nhận. Việc làm hoang mang này là cách đánh phá GHPGVNTN của Nhà cầm quyền cộng sản.

Kiểu cách lộng giả thành chân trên đây là minh chứng cho thấy lá bài Cộng sản đang muốn thực hiện cho bằng được cái mưu tính ban đầu, là thành lập một "GHPGVNTN không Huyền Quang, Quảng Độ", dùng những Giáo Hội mạo danh để tiêu diệt GHPGVNTN truyền thống do Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo.

Đây là cách Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dùng Phật tử đánh Phật tử, dùng Sư đánh Sư, dùng GHPGVNTN giả mạo đánh GHPGVNTN truyền thống và làm suy yếu GHPGVNTN – Hải ngoại, Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, mà hậu quả tất yếu là dập tắt tiếng nói của GHPGVNTN truyền thống trong nước trong công cuộc phục hồi quyền pháp lý của Giáo hội, phục hồi nhân phẩm, nhân quyền, mang lại tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân.


Tỳ kheo Thích Viên Định


(1) tức Biến kế sở chấp tính (Phạn ngữ parikalpita-svabhava) có nghĩa cái ta mê muội chấp bừa hết mọi sự. Kẻ phàm phu do vọng động mà nương vào những cái không thật, nên chấp nhận bậy bạ mà tưởng rằng ta có thật, các pháp, các sự vật có thật (chấp pháp y tha khởi). Những đánh giá mê mờ này nằm trong vọng tình chứ không có trong lý thật.


--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Những Khác Biệt Văn Hóa Đông-Tây

Những Khác Biệt Văn Hóa Đông-Tây


Do bối cảnh địa lý, kinh tế, văn minh, triết lý và ảnh hưởng tôn giáo khác nhau, mỗi xã hội có một nền văn hóa khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này nhưng chưa hẳn tốt lành cho xứ khác. Chẳng hạn, chuyện phụ nữ khỏa thân, phô diễn da thịt quá mức có thể rất đẹp, rất nghệ thuật đối với Tây Phương nhưng vô cùng độc hại đối với các quốc gia Hồi Giáo và gây khó chịu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Phương. Chuyện con cái bình đẳng với cha mẹ, lý luận tay đôi với cha mẹ có thể rất bình thường ở Âu-Mỹ, nhưng gây "shock" cho phụ huynh ở các quốc gia Á Châu.

Nếu như những tập quán, lề thói cư xử, những giao tiếp, ăn mặc, phô diễn thân thể như thế cứ nằm yên ở một chỗ thì chẳng có gì đáng nói, vì "Đèn ai nhà nấy rạng." Thế nhưng thế giới ngày hôm nay quá nhỏ mà phương tiện truyền thông lại nhanh. Một cái váy ngắn, một kiểu ăn mặc hở hang, một kiểu xâm trổ trên thân hình của cô ca sĩ nào đó có thể chỉ một tiếng đồng hồ sau đã trở thành thời trang nóng bỏng thu hút hằng triệu, hằng triệu cô gái trên thế giới. Rồi một cử chỉ, động tác, ăn mặc, có thể rất nhố nhăng của một ca sĩ nhạc Rap, nhạc Pop nào đó, trong nhấp nháy đã trở thành "mốt" cho hằng triệu, hằng triệu thanh niên trên thế giới bắt chước theo. Tệ nạn thanh niên, thiếu nữ du đãng vẽ bậy lên tường đang là một căn bệnh bất trị tại Âu-Mỹ, nếu du nhập vào Việt Nam sẽ là một thảm họa vì "đã nghèo lại mắc cái eo."

Về vấn đề xung đột văn hóa, đối với lớp người di dân, đang sống ở quê hương bỗng nhiên phải lưu lạc nơi xứ lạ quê người văn hóa hoàn toàn khác biệt, là chuyện đau khổ. Cha mẹ thì vẫn giữ nề nếp cũ, trong khi con cái thay đổi hoàn toàn. Từ cái ăn đến cái mặc, đầu tóc, ngôn ngữ, cách sống, cách đi đứng, cách nói chuyện, cách suy nghĩ, cách làm việc v.v… đều khác với cha mẹ, từ đó mà tạo ra xung đột văn hóa. Có con cái, mà chúng nó nói tiếng nước người với mình, theo văn hóa xứ người thì chẳng khác nào một ông "Mỹ con", một "bà đầm nhỏ" sống trong gia đình!

Bài viết này chỉ là sự sưu tầm vụn vặt một số khác biệt về văn hóa và được trình bày dưới dạng đối chiếu, không phê phán…để chúng ta cùng suy nghĩ xem có thể đóng góp được gì không?

Sau đây là một số khác bịệt:


Tây PhươngĐông Phương
01 Hở hang thân thể, vẽ tranh, phơi bày, tạc tương đàn ông đàn bà khỏa là đưa ra cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng.Thân thể đàn ông, đàn bà là kín đáo. Phô bày thân hình đàn bà, đàn ông lõa thể là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và làm giảm giá trị của con người – nhất là đối với đàn bà. Hình phạt lõa thể là hình phạt ô nhục nhất.
02Đàn ông, đàn bà gặp nhau ôm hôn để bày tỏ tình cảm thân thương, quý trọng. Đàn ông, đàn bà gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn. Ôm hôn chỉ dành cho các cặp tình nhân, vợ chồng và bày tỏ một cách kín đáo
03Có thể để cả giày, gác chân lên bàn để tiếp bạn.Tiếp bạn là hình thức bày tỏ sự quý trọng bạn. Các cụ ngày xưa hết sức nghiêm chỉnh khi đón tiếp bạn.
04Trong Lễ Halloween ở Hoa Kỳ, ma quỷ, hình đầu trâu mặt ngựa, phù thủy, cướp biển, quái vật miệng đầy máu, được đàn ông, đàn bà, trẻ em mặc vào để đi xin kẹo, rước trong các trường học. Còn trong nhà, ngoài sân giăng đầy mạng nhện giả, tiếng ma hú, cú kêu, mèo gào v.v… Ma quỷ, quái vật, hình đầu trâu mặt ngựa, hình người mặt thú là biểu tượng của những gì gớm ghê khiến người ta sợ hãi và tạo ra những cơn ác mộng cho nên bất hạnh lắm mới phải chứng kiến những hình thù quái dị này. Không biết có phải vì thế mà Tây Phương, thuốc an thần tiêu thụ đã lên tới số lượng khủng kiếp chăng?
05Chỉ tổ chức tiệc sinh nhật vì chết rồi còn gì vui thú nữa mà kỷ niệm. Cho nên đối với Tây Phương không có chuyện cúng giỗ cha mẹ, tưởng nhớ ngày qua đời của ông bà, cha mẹ. Kỷ niệm ngày giỗ (ngày qua đời) của ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, anh chị em có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã mất. Đối với người Việt Nam, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa lớn của Việt Nam.
06Trẻ em ở Hoa Kỳ, mình gặp nó mà không chào nó trước thì nó cũng chẳng chào mình vì…mọi người đều bình đẳng, con nít, người lớn, cụ già đều ngang nhau. Người Việt Nam mình, khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, các bậc trưởng thượng thì lên tiếng chào hỏi trước để chứng tỏ mình là con nhà có giáo dục.
07Người ta tặng quà mình, chẳng hạn như trong tiệc sinh nhật thì mình mở ra ngay và khoe cho mọi người biết.Nguời ta tặng quà thì để đó như món đồ quý giá, trưng bày, khi nào khách hoặc bạn về mới mở ra.
08Thăm viếng láng giềng, bạn bè, ngay cả con cái cũng phải báo trước, nếu không họ sẽ vô cùng khó chịu và không tiếp mình. Khách tới chơi là quý, không nề hà chi cả.
09Thấy người ta té xỉu, ngã xuống thì cứ để đó, dù là học sinh trong trường…và chỉ gọi điện thoại cấp cứu. Nếu không sẽ bị gia đình họ thưa kiện vì mình không phải là chuyên viên cứu cấp có bằng cấp. Người Việt Nam, nhất là quý bà, thấy ai ngã ra bất tỉnh thì xúm lại cạo gió, giật tóc, xoa bóp v.v… để cấp cứu vì không nỡ quay mặt làm ngơ.
10Thư từ của con cái gửi tới cha mẹ không được mở ra xem vì đây là chuyện riêng tư của chúng nó. Mở thư của chúng nó, nó sẽ cự nự mình ngay.Cha mẹ có thể mở ra xem rồi sau đó đưa lại cho con cái.
11Quần áo lót của phụ nữ được phơi bày như là một nét đẹp của văn hóa.Quần áo lót của phụ nữ không tiêu biểu cho văn hóa mà tiêu biểu cho dục tính.
12Quốc kỳ có thể được may hoặc in trên đồ lót, sú-chiêng của phụ nữ và được coi đó như nét đẹp của tự do. Đây là chuyện xỉ nhục quốc kỳ của quốc gia. Quốc kỳ phải được trưng bày, treo ở chỗ trang trọng.
13 Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giáo dục con em ở nhà trường. Quyền hạn của phụ huynh rất lớn. Chuyện phụ huynh học sinh ở Mỹ đưa nhà trường và thầy/cô ra tòa là chuyện thường.Người Việt Nam theo luân lý Khổng-Mạnh, tin tưởng và giao phó việc giáo dục con em mình cho nhà trường và thầy/cô, quý trọng thầy cô. Trong các dip lễ, Tết thường đem quà biếu thày/cô, dù ở Hoa Kỳ cũng vậy. Cho nên chuyện kiện cáo nhà trường và thầy/cô là chuyện bất đắc dĩ.
14Tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích chúng nó đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Con cái đang đi học mà phải đi làm là chuyện bất hạnh. Đối với nhà giàu thì đây là chuyện xỉ nhục. Bổn phận của cha mẹ là lo cho con cái thật đầy đủ, không thiếu một thứ gì cả.
15Con cái tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm.Người Việt mình suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngoại. Vui thì có vui, nhưng khổ thì cũng thật khổ.
16Tinh thần đóng góp thiện nguyện rất cao.Lo cho thân nhân, bà con họ hàng mình trước: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã".
17Cái gì xấu xa cần phơi bày cho công luận biết để sửa chữa."Tốt phô ra, xấu xa đậy lại". Tố cáo cái xấu của ai trước dư luận đôi khi bị coi là ác độc, nhỏ nhen, cho nên đa số đều an phận thủ thường.
18Động một chút là kiện, cái gì cũng có thể lôi nhau ra tòa…để cho rõ trắng đen, để kẻ xấu không dám tái phạm, để làm đẹp xã hội, để công lý sáng tỏ. "Vô phúc đáo tụng đình" cho nên sợ, ngại kiện cáo để tránh tốn kém, giữ hòa khí, đỡ nhức đầu vì thù oán…cho nên cái xấu cứ tồn tại mãi, công lý không sáng tỏ.
19Đàn bà gây xì-căng-đan (scandal) náo loạn xã hội sau đó viết hồi ký hoặc lên talkshow kiếm bạc triệu vì người Tây Phương thích tò mò, do đó mà luân thường đảo ngược, xã hội suy đồi. Đàn bà khi đã gây xì-căng-đan như thế, tự thấy hổ thẹn, không dám công khai xuất hiện cho nên xã hội bớt nhố nhăng.
20Ca sĩ, nhạc sĩ, đào hát, tài tử ci-nê, kiểu mẫu thời trang, talkshow host, cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục, bóng rổ, quyền anh…được coi như những "thần tượng" được triệu triệu người tôn thờ, bắt chước. Coi tất cả những thứ trên đều chỉ là thú giải trí "Thưa rằng tiện kỹ xá chi" (Kiều) không tiêu biểu cho tri thức, đạo đức, gương hy sinh, đời sống văn hóa, hạnh phúc gia đình v.v…
21Trong các dịp lễ lớn như Năm Mới, cấp chỉ huy, chẳng hạn như hiệu trưởng, gửi thiệp chúc Tân Niên, kèm theo một món quà nho nhỏ cho thư ký, nhân viên toàn trường…như một hình thức cám ơn nhân viên dưới quyền đã giúp đỡ mình chu toàn trách nhiệm trong năm. Trong các dịp lễ, Tết, nhân viên phải đem quà biếu cấp trên để bày tỏ lòng trung thành và kính trọng "xếp". Quà càng to, càng quý giá càng tốt.
22Buổi trưa, làm cùng sở, rủ nhau đi ăn, mỗi người tự động trả tiền phần ăn của mình. Nếu cả nhóm cùng tổ chức tiệc đãi một người nào đó thì phí tổn chia đều. Mình mời người ta đi ăn thì mình phải móc túi trả tiền, cho nên Việt Nam có danh từ "khổ chủ".
23Đem khuyết tật của người khác ra làm đề tài chế riễu là ác độc và thiếu văn hóa. Người khuyết tật ở Hoa Kỳ được quý trọng và hưởng nhiều đặc ân. Đem khuyết tật của người khác ra chế riễu không bị công luận lên án và nhiều khi coi đó là chuyện vui đùa.
24Mở miệng nói "xin lỗi" là chuyện rất thường. Chẳng hạn mình vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó, vô tình chạm phải một người khác – chưa biết lỗi về ai – có khi cả hai người đều lên tiếng xin lỗi "I am sorry!". Xin lỗi là hành vi nhận lỗi về mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Khi xin lỗi thì "cái tôi" của mình nhỏ bé đi và bị tổn thương, nhất là xin lỗi trước công luận. Đối với Đông Phương, xin lỗi, có khi là sự nhục nhã. Tại Hoa Kỳ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.
25"Cám ơn" là câu nói rất phổ thông của xã hội Tây Phương. Vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Con cái biếu cha mẹ cái gì, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, hầu bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy, người ta nhích qua một bên cho mình đứng, mình nói cám ơn. Học trò nộp bài đúng hẹn cho thầy/cô, thầy/cô nói cám ơn. Chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói "cám ơn" cho thuận thảo, vui vẻ. Hình như tiết kiệm lời nói "cám ơn". Vào các siêu thị của người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng "cám ơn". Không phải Đông Phương không biết ơn, nhưng văn hóa Đông Phương ít lộ ra ở bên ngoài mà dấu kín ở bên trong. Người ngoại quốc sống ở Việt Nam lâu rồi cũng hiểu mà thông cảm.
26Ảnh hưởng bởi văn hóa thuần lý trí (Cái gì cũng phải hợp lý). Họ rất lịch sự, kiên nhẫn nhưng không nhường nhịn. Đụng tới quyền lợi của họ thì biết tay họ ngay. Cách đây không lâu, một ông chánh án ở Nữu Ước đã kiện đòi bồi thường 1 triệu đô-la chỉ vì chủ nhân một tiệm Dry Clean (Giặt Sấy Khô) người Đại Hàn, đã làm mất bộ quần áo của ông. Ảnh hưởng bởi giáo lý "Từ Bi, Hỷ Xả" do đó thường nhẫn nhục, chịu đựng dù có thiệt thòi.
27 Thảo luận thẳng thắn. Già trẻ, lớn bé đều ngang nhau.Phải biết kính trên, nhường dưới.
28 Trong phim ảnh, đàn bà đưa tay tát đàn ông là chuyện "nhỏ" và đàn bà có quyền làm điều đó. Ngược lại, đàn ông không được đánh đàn bà dù là đánh bằng một bông hồng.Đàn bà đưa tay tát đàn ông là đàn bà hung dữ. Đàn bà biểu tượng của "hiền mẫu" cần phải nhu thuận.
29Thời giờ đối với Tây Phương rất quý cho nên có câu "Thời giờ là vàng bạc". Trong thương trường thì giờ lại còn quý báu gấp bội. Hẹn hò phải đúng giờ. Họp hành phải đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Giờ nào nghỉ là nghỉ. Giờ nào tái nhóm, là tái nhóm, không có chuyện lộn xộn. Trễ giờ, không tôn trọng giờ giấc là bày tỏ cho người khác thấy tính không tin cậy của mình. Hình như thời giờ thừa thãi và co dãn cho nên có danh từ "giờ cao-su". Tiệc cưới đề 6 giờ mãi 8 giờ mới khai mạc vì đa số khách đến trễ. Hẹn 10 giờ sáng, 12 giờ mới tới, làm bạn bè, khách hàng, người hùn hạp méo mặt. Thực tế đối với Đông Phương, một năm chỉ xử dụng được nửa số giờ. Một trăm năm chỉ xử dụng được có 50 năm tổng số giờ. Có thể vì thế mà Đông Phương chậm tiến so với Tây Phương chăng?
30Mặc quần áo rách, nhất là quần Jean rách đùi, rách đầu gối, rách gấu quần v.v… đang là kiểu cọ thịnh hành ở Âu-Mỹ. Quần áo rách giả tạo này rất đắt tiền vì nhà sản xuất phải thuê người xé mấy đầu gối, gấu quần sao cho nó rách một cách tự nhiên. Quần áo rách chứng tỏ gia đình nghèo. Mặc quần áo rách là điều xấu hổ vô cùng. Trong văn chương để mô tả một người nghèo khổ, như ăn mày chẳng hạn đều có câu "ăn mặc rách rưới.". Ngày xưa tại Miền Trung và Miền Bắc, một bà bán rau, bán bún ngoài chợ khi đi ra ngoài cũng mặc áo dài tươm tất. Quần áo tươm tất biểu tỏ tư cách của con người "Y phục xứng kỳ đức."
31Không coi ai thông minh hơn ai, không coi ai ngu dốt hơn ai. Nếu được huấn luyện, học hành đàng hoàng, tất cả đều thông minh. Không được học hành, không được huấn luyện thì ai cũng ngu dốt cả. Do đó tại Hoa Kỳ chẳng hạn, thật lạ lùng và xúc phạm nếu có ai cất tiếng mắng mỏ người khác "Đồ ngu !" Cô giáo/thầy giáo mắng mỏ học sinh như vậy sẽ bị khiển trách và có khi bị đuổi việc vì xúc phạm tới học sinh và vi phạm thiên chức của nhà giáo. Quan niệm rằng mỗi người có số mệnh, do sinh vào giờ tốt nào đó thì thông minh. Rủi sinh vào giờ xấu nào đó thì ngu dốt và ngu dốt suốt đời. Cho nên người có học một chút thì coi thường người ít học. Trong văn học sử, chúng thấy ngày xưa rất nhiều nhà nho kiêu hãnh vì cái học của mình và khinh bạc người ít học.
32Đặc biệt tại Hoa Kỳ, cần phải nói về mình, về thành tích của mình càng nhiều càng tốt để người ta tin tưởng. Ra ứng cử tổng thống thì phải nói "Tôi có đầy đủ khả năng để giải quyết những vấn đề của đất nước. Tôi chính là sự chọn lựa tốt nhất (the right choice) của đồng bào lúc này." Ra ứng cử tổng thống mà khiêm tốn nói rằng "Tôi tài hèn sức mọn, đồng bào bỏ phiếu cho tôi thì tôi cám ơn." thì báo chí sẽ cười ầm lên và nói rằng, "Ông tài hèn sức mọn thế thì ông nên về đuổi gà cho vợ, xin để người khác làm tổng thống!" Phải thật khiên tốn. Không nên nói về mình mà phải để người khác ca ngợi mình. Ca ngợi mình là hành vi lố bịch nhất theo câu ngạn ngữ "Cái tôi đáng ghét".
33Chủ nghĩa cá nhân là tối thắng. Cái "Tôi" là nhất. Sở thích của tôi là tuyệt đối, gia đình, cha mẹ, làng nước, luật pháp không thể can thiệp. Chẳng hạn như một bà Mỹ đã nuôi một con khỉ dã nhân (Chimpanzee) để bầu bạn, tắm chung, ngủ chung với nó, khiến nó nổi ghen, tấn công một bà bạn khi bà này đến thăm mà hai người ôm hôn để chào mừng nhau. Trong các trường học Mỹ câu biểu ngữ "I am unique" (Tôi là độc nhất) trang trọng treo khắp nơi để khuyến khích học sinh phát triển mọi khả năng của "Cái Tôi". Không hủy diệt, ngăn cấm "Cái Tôi" nhưng "Cái Tôi" đôi khi phải nhường bước cho giá trị chung của gia đình, cộng đồng, làng nước, không ngoài mục đích tạo sự "hòa thuận" trong xã hội. Các nhà tư tưởng Đông Phương cho rằng "loạn" phát xuất từ "một người" rồi lan ra ngoài xã hội, chứ không bao giờ có chuyện "thiên hạ đại loạn" trước. Chính vì thế mà Đông Phương lấy Tu Thân làm gốc chứ chưa hẳn lấy Pháp Trị làm gốc.
34Tình cảm được bộc lộ thả cửa, đôi khi cuồng loạn.Phải ý nhị, đằm thắm, vừa vừa phai phải theo câu tục ngữ "Thoang thoảng hoa nhài thơm lâu". Quá cuồng nhiệt có thể bị coi như tâm tính bất bình thường.
35Dùng "body language" như nhún vai, nhăn mặt, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt (khán giả hoặc người đối thoại) là chuyện bình thường. Nhún vai, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt người ta v.v… được coi như khiếm nhã, vô lễ…có thể đưa tới ẩu đả.
36 Nhiều "kịch tính" chẳng hạn như ở Mỹ, cái gì cũng "Great!" (Ngon, hay, giỏi), "Wonderful!" (tuyệt, tuyệt vời), khen cho vừa lòng người.Khen không đúng chỗ có khi bị coi là mỉa mai người ta.
37Tinh thần trách nhiệm rất cao. Mình lãnh đạo một đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì mình hưởng, thất bại mình phải chịu chứ không thể đổ lỗi cho ai. Hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, và cả trăm thứ tại, bị khác. Khó khăn trong việc nhận lãnh trách nhiệm.
38Sẵn sàng quên đi quá khứ nhất là quá khứ đau buồn để hướng về tương lai.Sống với quá khứ, ôm chặt lấy quá khứ.
39Không thù dai. Sau khi tòa án đã quyết định, công lý đã sáng tỏ thì dù oan trái thế nào cũng bỏ qua và không còn thù oán nữa. Sau những ngày tranh cử bầm dập, kể cả chơi đòn bẩn, ứng cứ viên tổng thống thất cử đọc diễn văn thừa nhận mình thua và chúc mừng người thắng cử, đồng thời vì quyền lợi của đất nước, cam kết hợp tác với tân tổng thống. Thù dai. Thù truyền từ đời này sang đời khác. Còn đối thủ chính trị thì không thể đội trời chung.
40 Ai làm người nấy chịu. Chuyện nào ra chuyện nấy. Người ta làm hư xe của mình thì tập trung vào chuyện "hư xe" không đem chuyện gia đình người ta ra nói.Nhất là người Việt Nam mình, con phạm lỗi đem bố mẹ ra chửi. Người ta viết một bài báo không vừa ý mình liền đem đời tư của người ta ra bêu riếu, rồi chụp cho một cái mũ. Chụp mũ đang là căn bệnh lan tràn ở hải ngoại.


Tạm Kết Luận:

Trong một xã hội ngưng đọng, "bế quan tỏa cảng" thì không có giao lưu văn hóa. Khi đã không có giao lưu văn hóa thì ảnh hưởng ngoại lai rất ít, do đó không có xung đột văn hóa. Trong một xã hội bị ngoại bang đô hộ, hoặc giao tiếp rộng rãi với thế giới như ngày hôm nay, thì thế nào cũng có xung đột văn hóa. Nông thôn ít bị ảnh hương bởi những nền văn hóa ngoại lai. Thành phần sống tại đô thị, thành phần cộng tác hoặc làm ăn buôn bán với người ngoại quốc hoặc được hưởng đặc ân của ngoại bang trong thời kỳ nô lệ, thường nhanh chóng chạy theo văn hóa mới. Ngày nay thành phần du-học-sinh sẽ là thành phần du nhập văn hóa mới khi trở về đất nước. Hơn thế nữa, với cuộc cách mạng tin học và truyền thông, Internet sẽ là một phương tiện đưa văn hóa mới vào từng ngõ ngách, từng căn nhà, thậm chí ngay cả buồng ngủ của chúng ta nhanh nhất. Chỉ cần bật máy điện tử lên thì mọi hình ảnh xấu tốt trên toàn thế giới sẽ hiện ra trước mắt và dĩ nhiên tác động tới người xem.

Bắt chước cái xấu thì rất dễ và rất nhanh, nhưng bắt chước cái tốt thì rất khó. Chẳng hạn một cô gái cư ngụ ở một thành phố tại Việt Nam có thể bắt chước một kiểu áo cưới, kiểu tóc xanh xanh đỏ đỏ, kiểu áo hở ngực ở Cali rất nhanh. Nhưng cô gái này không hiểu được và không biết rằng, thanh niên thiếu nữ sống ở Cali muốn vuơn lên phải học hành vất vả, vừa đi học vừa đi làm. Bù đầu với thi cử. Ra trường đi kiếm job (công việc) bở hơi tai. Có khi phải làm việc tại một tiểu bang xa xôi. Khi có lợi tức rồi thì phải trả nợ tiền vay lúc đi học (student loan), rồi phải trả hằng trăm thứ tiền nào… tiền nhà, tiền xe, bảo hiểm xe cộ, tiền ăn, điện thoại, quần áo, bảo hiểm sức khỏe, thuế lợi tức rất cao, rồi phải giúp đỡ cha mẹ, gửi tiền về giúp ông bà nội/ngoại còn ở Việt Nam. Rồi mỗi năm phải học thêm để kiến thức không lạc hậu và cố gắng hội nhập với xã hội (mainstream) mà không mất bản sắc. Liệu cô gái ở Việt Nam này có bắt chước được những đức tính tốt đó để phấn đấu vươn lên ngay trong xã hội của mình không?

Bắt chước không phải là chuyện xấu. Cho tới năm 1870 Nhật Bản vẫn còn lạc hậu như Trung Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, nhờ có tinh thần học hỏi rồi bắt chước mà vươn lên địa vị cường quốc. Nhưng trước khi bắt chước hãy suy nghĩ câu tục ngữ ông bà để lại: "Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào. Thấy người ta ăn mía, vác sào mà nhai." Điều này có nghĩa là phải chọn lọc trước khi bắt chước. Thế nhưng không phải ai cũng có sự chọn lọc. Mà chọn lọc như thế nào? Nói đến đây thì câu chuyện lan rộng ra lãnh vực giáo dục. Chúng ta cần giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục bản thân và cần nhìn thấy những tấm guơng tốt trong xã hội. Ngoài ra, sự đóng góp của tôn giáo cũng rất quan trọng cho văn hóa của một dân tộc. Để tạo sự hiểu biết rộng rãi về vấn đề này, các đại học, các câu lạc bộ thanh niên v.v… cần tổ chức những buổi hội luận truyền hình, thảo luận nghiêm chỉnh về những xung đột, khác biệt văn hóa. Những buổi hội luận này nên tổ chức trên căn bản "trình bày thẳng thắn", chứ không phải là một "phiên tòa" để lên án, công kích những cái gì mà mình cho rằng xấu hoặc mình không đồng ý. Muốn thế thì tham luận đoàn của cả hai phía phải có quyền trình bày quan điểm của mình. Và chủ tọa đoàn chỉ đúc kết mọi ý kiến chứ không đưa ra một kết luận nào – tức không bênh, không chống – không ngoài mục đích để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là lối tác động tâm lý, tạo nhận thức và chuyển hóa từ từ mà Hoa Kỳ thường áp dụng.

Sau hết, đây là một đề tài to lớn cần sự đóng góp của nhiều giới có quan tâm. Chúng ta nên nhớ rằng, khác biệt văn hóa đưa tới xung đột văn hóa, xung đột văn hóa đưa tới chia rẽ, ngay trong gia đình cũng mất hạnh phúc. Nếu khác biệt văn hóa có nguồn gốc tôn giáo có thể đưa tới bạo động. Hiện nay tại các quốc gia Hồi Giáo, hay tại các quốc gia Ky Tô Giáo có người Hồi Giáo sinh sống, đang có những xung đột văn hóa mà những giá trị văn hóa này phát xuất từ những tín điều. Riêng tại Hoa Kỳ, chính những công dân của đất nước này nhưng là tín đồ Hồi Giáo, đã có những hành vi khủng bố hoặc chạy ra nước ngoài, gia nhập các tổ chức khủng bố rồi kêu gọi giết hại đồng đội và người Mỹ, dù Hồi Giáo được tự do phát triển tại Hoa Kỳ. Lịch sử cho thấy tôn giáo cực đoan tạo ra tín đồ cuồng tín với văn hóa khắt khe và nếu họ là thiểu số, họ sẽ sống như một "ốc đảo" trong cộng đồng dân tộc. Tôn giáo tốt lành, cởi mở tạo ra văn hóa hiền hòa, dung dị và có thể hòa nhập với bất cứ xã hội nào. Cái khó của một cộng đồng là làm thế nào du nhập cái mới để đất nước tiến lên mà không mất bản sắc. Xã hội nào cũng phải tiến lên nhưng cái nào tốt? Cái nào xấu? Cái nào độc hại? Cái nào nên bắt chước… là cả một vấn đề nhức đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay.


Đào Văn Bình
California, Tháng Chín 2010


--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.