2010/10/17

Mặt Trận Văn Hóa Giữa Ta và Tàu

Mặt Trận Văn Hóa Giữa Ta và Tàu

 
Vĩnh Như
 
L.T.S.:  Tập đoàn CSVN đã và đang tiếp tay Trung Cộng vận động, cưỡng ép xây miếu thờ Khổng Tử ở làng xã phá nát cơ cấu làng xã, thui chột tinh thần dân tộc người dân ở thôn quê; lập viện Khổng Học để Tàu hóa tim óc giới trí thức Việt Nam; gởi cán bộ văn hóa sang Trung Quốc tu nghiệp về văn hóa Tàu (Nho giáo Tứ Thư Ngũ Kinh) để thực hiện sách lược đồng hóa người Việt thành người Tàu như dân Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Ðông. Trung Cộng đang mở mặt trận xâm lược văn hóa ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, mà Tây Tạng là nạn nhân đầu tiên.
 
Xây miếu thờ Khổng Tử, lập viện Khổng Học là thiết lập đồn lũy văn hóa thành thế liên hoàn tấn công liên tục, toàn diện tinh hoa tâm thức dân tộc. Việt Nam là thí điểm trong kế hoạch bóp chết tinh thẩn bản địa của từng nhóm nhân văn trong môi trường sống hiện thực của nó, trong sách lược dùng đạo Nho của Khổng Tử, với tham vọng lãnh đạo tư tưởng thế giới (sic).
 
Trung Cộng chi rất nhiều tiền thiết lập trên 40 học viện Nho giáo tại nhiều quốc gia Tây phương và Bắc Mỹ với ý đồ xâm thực toàn diện văn hóa trên thế giới trong những năm tới.
 

Hiện nay thủ đoạn thâm độc nhất của Tàu Cộng là mưu đồ thực hiện sách lược đồng hóa dân tộc Việt Nam vào dân tộc Tàu qua mặt trận văn hóa như họ đã Hoa hóa các tộc Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử.

Mã Viện: Ông tướng Tàu (70 tuổi) nham hiểm thủ đoạn phá hủy trống đồng và xóa bỏ luật lệ Việt, áp dụng luật Tàu trên đất Việt.
 
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị thất bại năm 43 sau Tây lịch, hàng trăm thủ lãnh, hàng nghìn nghĩa quân đã bị Mã Viện tàn sát. Hơn 300 thủ lĩnh bị bắt đài sang Kim Lăng (Hồ Nam). Mã Viện tâu với vua Hán Luật Việt và Luật Hán khác nhau hơn 10 điểm và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt. Cùng với việc thủ tiêu chế độ Lạc tướng, việc bãi bỏ pháp luật của người Việt và phá hủy trống đồng (biểu tượng cho uy quyền của Lạc tướng) nằm trong âm mưu của các nhà lãnh đạo phương Bắc muốn biến Việt Nam hoàn toàn trở thành châu, quận, huyện do Trung Quốc trực tiếp cai trị.
 
Thực dân Văn hóaNhâm Diên- Tích Quang- Sĩ Nhiếp
Nhâm diên, Tích Quang xóa bỏ truyền thống, phong tục tập quán, lễ nghĩa Việt và cưỡng ép người Việt sống theo khuôn mẫu lễ nghĩa của Tàu. Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá Hán học ở Việt Nam với ý đồ xóa sạch văn hóa Việt, mà văn hóa là linh hồn của dân tộc, văn hóa là nếp sống, cách ăn- mặc- ở, lối ứng xử, cách suy nghĩ v.v..., tâm Việt hồn Việt.
 
Minh Thành Tổ: Ông vua Tàu chủ trương xóa bỏ tận gốc tộc Bách Việt - đốt sách- bắt nhân tài Việt đem về Tàu.
 
Trong một đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ ( vua nhà Minh) gởi cho Chu Năng, tướng chỉ huy đoàn quân xâm lăng đã minh chứng ý đồ xóa sạch văn hóa Việt của giới lãnh đạo phương Bắc. Đạo sắc chỉ đề ngày 21 tháng 8 năm 1406 (theo Kiều thư của Lý Văn Phượng năm 1540) đã ra lệnh cho toàn thể binh lính Tàu vào đất Việt là đốt sạch mọi sách vỡ, văn tự do người Việt Nam viết, kể cả sách dạy trẻ em, một mảnh một chữ cũng không được để lại. Những đống lửa khổng lồ cháy suốt trong hai năm với mưu đồ xóa bỏ tận gốc rễ văn hóa Việt . Điều đó cho thấy cuộc Nam xâm lần này với hơn 800 ngàn người Tàu (binh lính và phu binh) không phải chỉ là một cuộc xâm lăng thuần túy quân sự mà nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lăng để đồng hóa. Cuộc xâm lăng với mục đích chính là xóa sạch nòi giống Bách Việt trên bản đồ thế giới. Nhưng người Tàu hoàn toàn thất bại. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo toàn dân đứng dậy đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước.
 
Là Người Việt Nam, chúng ta phải tự hào về dòng Lạc Việt – tiền thân của dân tộc Việt Nam, nòi giống Bách Việt duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Người Việt Óc Tàu: Cuối đời Trần nhất là từ đời hậu Lê về sau, khoa bảng Việt Nam quá đề cao Nho giáo. Đó là thời kỳ Nho giáo độc tôn ở nước ta. Cho nên giới sĩ phu Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Tàu. Một khi đầu óc của giới  khoa bảng đã thấm nhuần văn hóa Tàu thì họ quên mình đang sống trong môi trường thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh mùa thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Tàu. Mùa thu trong truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự là mùa thu của Đỗ Phũ trên đất Tàu: "Lác đác rừng phong hạt móc sa", "ngàn lau hiu hắt khi thu mờ". Mùa thu của Nguyễn Du cũng thế: "Rừng phong khi lá rũ vàng". Ngoại trừ Nguyễn Khuyến sống trong lòng nông thôn mới có thể tái tạo một mùa thu với một tâm hồn Việt, thuần túy Việt Nam (xem Thu Vịnh, Thu Điếu).  Hồ Quý Ly, người có cái nhìn độc đáo về văn hóa Việt và đã phê bình nhiều nhà Nho, từ Khổng Tử đến Chu-Trình mà đầu óc cũng bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu: Lễ nhạc nhu tiền Hán, y quan giống thịnh Đường được coi là tiêu chuẩn của một nước văn hiến.
Hầu hết  khoa bảng và các quan trong triều từ cuối đời Trần về sau đều có khuynh hướng muốn cải biến văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ luôn luôn làm áp lực nhà vua tổ chức xã hội theo khuôn mẫu Tàu.
 
Vua Trần Minh Tông phản đối: Nuớc ta đã có phép tắc nhất định, vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyểnVII. Sự việc chép vào năm 1357). Vua Nghệ Tông cũng đã phát biểu: Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau (như trên sự việc chếp vào năm 1370).
 
Đến nhà Nguyễn thì hoàn toàn nô lệ Tống Nho Thanh nho từ hình thức (cách ăn mặc, luật pháp, tổ chức hậu cung v.v...) đến tư tưởng. Tất cả đêu lấy Trung quốc làm tiêu chuẩn. Hiện nay vẫn còn một phần lớn khoa bảng lớn tuổi và những người học đòi theo những người Việt mà óc Tàu mở miệng là Khổng Tử dạy rằng, Mạnh Tử bảo thế kia v.v..., rồi tu tề trị bình, nói mà không biết mình nói cái gì (xem phần sau). Đeo kính màu Tàu –kiến bò miệng chén, gà què ăn quẫn cối xây thì còn thấy được cái gì khác Tàu.
 
Lủy tre làng bảo vệ Văn hóa Việt: Rất may sau lủy tre làng, với truyền thống "đất của vua, chùa của làng", "phép vua thua lệ làng", nên nông dân Việt vẫn giữ được truyền thống dân tộc, tức vẫn giữ lối sống, phong tục tập quán, tâm Việt hồn Việt. Bản sắc văn hóa Việt là văn hóa xóm làng tức văn hóa dân gian, văn hóa truyền miệng nếu không muốn nói là văn hóa vô ngôn, chứ không phải là văn hóa trọng hình thức, văn hóa chữ nghĩa như văn hóa Tàu hay Tây phương.
 
Chính vì thế, mặc dù CSVN đã và đang phá "lủy tre làng" ở một vài phương diện về hình thức nào đó, nhưng cái gốc của văn hóa Việt vẫn không bị trốc rễ. Sự thật cây văn hóa bác học Việt Nam đã bị trụi cành khá nhiều, bị và được lắp ghép nhiều cành nhánh mới, nhưng ở nông thôn văn hóa Việt, tức nếp sống, cách ăn-mặc-ở, lối ứng xử, cách xưng hô theo truyền thống Việt Nam v.v.. vẫn được duy trì. Người Việt vẫn là người Việt chất phác hiền lương, chứ không bị Nga hóa hay Tây hóa hoặc Hoa hóa như cán bộ CSVN và trí thức ở thành thị.
 
Việt Cộng tiếp tay Tàu Cộng: "Cỗng rắn cắn gà nhà": CSTQ và các quan thái thú, thứ sử gốc Việt đang nặn óc tìm cách thực hiện chánh sách đồng hóa dân tộc Việt vào dân Tàu. Kế hoạch thành công thì bất chiến tự nhiên thành: Việt Nam sẽ vĩnh viễn trở thành quận huyện của Tàu. Hồ Cẩm Đào và tập đoàn của ông ta đang phục hoạt tư tưởng của Khổng Tử với mục đích "bình thiên hạ", tức thực hiện chủ nghĩa bành trướng để dẹp yên thiên hạ trên toàn thế giới như đã dẹp yên những tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, với ý đồ thay thế vai trò của Mỹ trong chủ trương toàn cầu hóa hiện nay.
Đi tìm Văn hóa dân tộc Việt Nam ở đâu đó bên Tàu: Đầu năm 2005, Hà Nội họp sơ bộ về triết học để chuẩn bị tổ chức hội nghị triết học Đông phương với chủ đề chính là triết thuyết của Khổng Tử. Giáo sư Trần văn Đoàn sẽ là một trong những cột trụ của hội nghị triết học Đông phương nói trên tại Hà Nội. Giáo sư là một linh mục cởi áo dòng, lấy vợ Tàu, hiện là chính giáo của môn lịch sử triết học Tây phương tại Đại học quốc gia Đài Loan và kiêm nhiệm LOKUNG Chair of Phylosophy tại Đại học Phụ Nhân Trung quốc. Ông từng là thỉnh giảng tại nhiều đại học Âu, Mỹ và châu Á như Louvain, Vienna, Oxford, Kyoto, London, Phụ Nhân và Bắc Kinh. Giáo sư là một trong những trí thức Việt Nam chủ trương tìm nguồn gốc văn hóa Việt tận bên Tàu, trong sách của Khổng Tử và Mạnh Tử, tức đạo Việt nằm trong TỬ VIẾT, trong Ngũ Kinh và Tứ Thư của Tàu. Giáo sư sẽ  trình bày quá trình biến hóa từ Việt nho sang Việt triết trong Luận tập 2 trong bộ Việt Triết Luận của ông ta.
Khuynh hướng này xác định rằng muốn tìm hiểu văn hóa Việt, nếu bỏ Nho thì ta chỉ thấy ngọn chứ chưa đến gốc văn hóa Việt vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. 
 
Nếu Khổng Tử nói: Ngộ thuật nhi bất trước (ta chỉ ghi lại mà không sáng tác) là thật(?!) Nghĩa là ông ta đem tư tưởng của thánh hiền hoặc văn hóa của tộc Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà cho đời sau, chứ ông ta chẳng hề sáng tác.
 
Nếu đúng như vậy thì đặc tính của nền văn hóa mà ông ta thuật lại trong sách chỉ là nếp sống, cách suy nghĩ, phong tục tập quán, lối ứng xử v.v... của các tộc Bách Việt sinh sống ở phía Nam sông Hoàng Hà và cùng lắm gồm cả các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử đến tận Quảng Đông và Quảng Tây chứ không phải là văn hóa của cư dân Hòa Bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) và cư dân sống ở châu thổ sông Hồng.
 
Xuyên qua lịch sử, chúng ta nhận thấy Khổng Tử và Mạnh Tử chưa bao giờ đến bờ Nam sông Dương Tử. Như vậy hai ông thánh của Trung Hoa gốc du mục chỉ ghi lại nếp sống, cách nghĩ, cung cách ứng xử của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Đó là những điều hai ông nghe kẻ lại chứ không phải mắt thấy tai nghe tại chỗ. Xét cho cùng văn hóa chỉ là cái tự nhiên, được thích ứng và biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người (Trần Quốc Vượng - Văn Hóa việt Nam tr. 71). Nói cách khác, nếp sống, cách nghĩ, lối ứng xử v.v... thay đổi theo môi trường sống và cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống du mục hay định cư trồng lúa nước). Ngay trên cùng một đất nước đặc tính của văn minh sông Hồng và đặc tính của văn minh sông Cửu Long cũng có những điểm khác nhau: Cách pha nước mắm của miền Bắc khác với cách pha nước mắm của người miền Nam. Các món ăn của người miền Bắc (bún thang, bún mọc, chả cá v…v…) và người miền Nam Việt Nam (mắm ruột, mắm đầu cá lóc, hến xúc bánh tráng, canh chua cá lóc v…v…) còn có những điểm khác nhau thì sao lại có thể đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam tận bên Tàu trong Tứ thư Ngũ kinh. Môi trường sống, cách sống, cách làm ăn cũng ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách ứng xử vv…

Tu - Tề - Trị – Bình    
        
Nói cách khác, hai ông thánh nói trên - Khổng Tử và Mạnh Tử- không biết gì về cách sống, cách ăn-mặc-ở, cách suy nghĩ, lối ứng xử v.v... của những nông dân trồng lúa nước ở Hoà Bình (Việt Nam). Người dân Hòa Bình đã thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước, từ sáu đến bảy ngàn năm trước đây. Như vậy, văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã. Tóm lại có thể nói đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong Tứ Thư Ngũ Kinh, ở văn minh Hoàng Hà hay ngay cả văn minh Dương Tử giang thì chỉ thấy  TU-TỀ-TRỊ-BÌNH  - thích hợp cho giới thống trị du mục phương Bắc, không thích hợp cho người nông dân Việt -  chứ không thể bắt gặp được tinh hoa của văn minh sông Hồng (học ăn, học nói, học gói, học mở) bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước.
 
Nếu chúng ta chịu khó động não một chút thì sẽ nhận thấy "Trị quốc" và "bình thiên hạ" không thích hợp cho mọi người.
 
Người nông dân, nhà khoa học, thương gia, giáo sư vv…học cách trị quốc và bình thiên hạ có lẽ không cần thiết lắm. Từ góc nhìn hiện thựcnhân bản, lịch sử Trung Quốc minh chứng một cách chua chát là quan niệm tề gia, trị quốc, bình thiên hạ chỉ thường xuất hiện trong đầu óc của một số triết gia hay trên miệng lưỡi - đầu môi chót lưỡi - của các nhà nho hoặc khoa bảng gàn mà thôi. Đó là lý tưởng của các triết gia mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện được.
 
Chúng ta tạm hiểu một cách đơn giản "tề gia" là cư xử ăn ở trong gia đình cho mọi sự ổn thõa, mọi người sống hài hòa an vui hạnh phúc với chủ trương "tam tòng"
 
1-      Gái ở nhà phải nghe lời cha (còn mẹ ở đâu?)
2-      Có chồng theo chồng
3-      Chồng chết theo con.
 
Trên thực tế từ xưa cho đến ngày nay, người con gái Trung Quốc lấy chồng hoàn toàn lệ thuộc nhà chồng, nếu không muốn nói là trở thành nô lệ của nhà chồng. Phải chăng tề gia là "cha bán con" "chồng bán vợ" "anh bán em gái" "bó chân con gái" vv…(xem chi tiết ở phần sau)
Nhân sinh quan của người Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn gốc văn hóa du mục, lúc nào, thời nào cũng chủ trương "trọng nam khinh nữ"
 
Bước vào thế kỷ 21, họ vẫn tìm mọi cách để hủy diệt đứa con gái vừa chào đời.
Phải chăng hầu hết người dân cũng như đa số bác sĩ, kỷ sư, giáo sư, luật sư, thương gia vv…không cần phải bỏ thời giờ để học cách "trị quốc""bình thiên hạ".
 
Có một số khoa bảng Việt Nam cố giải thích "bình" là đem lại hòa bình cho thiên hạ, lo cho mọi người khắp nơi được yên ổn, không có chiến tranh. Bình hòa chính sách, lấy hòa bình để giải quyết chiến tranh, bình không phải là động từ như tu, tề, trị. Bình không phải là bằng phẳng, dẹp yên thiên hạ vv…
 
Các ông Thánh cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc miệng thì nói đem lại hòa bình đến cho thiên hạ, nhưng thực chất là xâm lăng, là chiếm đoạt từ đất đai đến con người (đồng hóa các dân tộc phi Hoa trở thành Tàu) là hưng Hoa diệt Di (chủ trương của Khổng Tử).
 
Thực tế cho thấy nhà Chu (1122 - 225 trước Tây lịch) đem hòa bình đến cho 1700 chư hầu (thiên hạ) là chiếm đoạt đất của tộc Bách Việt ở lưu vực sông Hoàng Hà, là thống trị họ, là củng cố, phát triển chế độ nô lệ.
 
Sang thời Đông Chu (Xuân Thu = 770 - 475 trước Tây lịch) chỉ còn 100 nước, có 14 nước tương đối lớn, trong đó mạnh nhất là Tề, Tần, Tống, Tấn, Sở (ngũ bá). Bước sang thời Đông Chu (chiến quốc = 475 - 221 trước Tây lịch) có thất hùng Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở và Yên.
 
Trong thời đại này, Khổng Tử chủ trương nhân trị nhưng thực chất là hưng Hoa diệt Di, là thuyết phục các chư hầu kể cả các nước thuộc tộc Bách Việt sống dưới sự thống trị của thể chế phong kiến do Chu Công thiết lập và theo văn hóa mang tính du mục.
 
Sau Chu đến Tần. Tần Thủy Hoàng đem hòa bình đến cho thiên hạ bằng cách diệt lục quốc, rồi cho quân vượt sông Dương Tử mang hòa bình đến phương Nam, nhưng thực chất là chiếm đất  của tộc Bách Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Qui Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
 
Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang cái "hoà bình quái ác" của Trung Quốc cho nước Âu Lạc, dân Việt kháng chiến trong 10 năm gian khổ, Trung Quốc bị thất bại.
 
Nhà Hán lại đem cái "hoà bình quỉ tha ma bắt" đến Mông Cổ, Tân Cương, suốt Trung  Á đến tận lảnh thổ Nga, phía đông bắc gồm bán đảo Triều Tiên đến tận Hán Thành (Séoul), phía Nam đến Việt Nam.
 
Tây phương gọi thời đại này là Thái bình Trung Quốc (Pax Sinica) tương đương với Thái bình La Mã (Pax Romana).
 
Nhà Hán và nhà Đường đã đem hòa bình đến cho dân Việt trên 1000 năm. Nhờ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền mà dân Việt mới thoát khỏi cái "hoà bình quái đản" do Trung Quốc mang đến.
 
Rồi Tống, Nguyên, Minh, Thanh không triều đại nào của Trung Quốc mà không mang cái hòa bình quái gỡ của triết lý tu, tề, trị, bình đến cho dân tộc Việt Nam, và không cuộc xâm lược nào là không bị Việt Nam đánh bại (7 lần đại thắng:  Quân Tống (2) Nguyên (3), Minh (1) và Thanh (1).
 
Trung Quốc đã và đang mang cái hòa bình quái ác - thể hiện triết lý Tu, Tề, Trị, Bình của các ông Thánh Trung Quốc nghĩ ra - đến cho dân Tây Tạng.
 
Họ đang mang hòa bình kiểu Trung Quốc cho dân tộc Việt ở biên giới Việt Trung, trên biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn có tham vọng mang cái hòa bình dưới cây dù  của triết lý Tu, Tề , Trị, Bình (mà đa số trí thức lớn tuổi Việt Nam thường nói trên đầu môi chót lưỡi khi có dịp) xuống Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, đuổi Mỹ trở về Hawaii.
 
Học Ăn - Học Nói - Học Gói - Học Mở
 
Trái lại, học ăn, học nói, học gói, học mở thích hợp cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, nó không gò bó trong một khuôn mẫu nhất định. Dân Pháp, học ăn, học nói, học gói, học mở theo văn hóa Pháp; dân Mỹ theo văn hóa Mỹ, dân Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ, dân Việt theo văn hóa Việt vv…
 
Mặt khác, nó có điểm chung cho tất cả mọi người và còn có điểm riêng thích hợp cho mọi giới: (nông dân học sinh, công nhân, thương gia, trí thức, chính trị gia vv…) trong mọi hoàn cảnh sinh động.
 
Phải chăng có thể nói triết lý giáo dục -  học ăn, học nói, học gói, học mở - mang tính dân tộc nhân bản và hiện thực.
 
Chẳng hạn, trong nền văn hóa Việt, người trưởng thành sống không thể thiếu ý thức về mình, tức học gói để biết cách nhìn lại chính mình, tự biết mình "trăm hay xoay vào lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bỡi mình", và cũng không thể thiếu ý thức về sự tương quan giữa mình với người, vạn vật cùng thiên nhiên "học mở" để mở rộng cõi lòng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống tình thương (cởi mở, bao dung, vị tha) đơm hoa kết trái, mà đỉnh cao tuyệt đỉnh của con người là thăng hoa mãi theo chiều kính tâm linh với định hướng con người hòa cùng vũ trụ.
 
Người trưởng thành cũng không thể thiếu khéo léo trong việc vận dụng tinh thần tổng hợp (học gói) và tinh thần phân tích (học mở) trong mọi hoạt động của đời sống.
 
Trong gia đình Việt Nam, con cái - gái hay trai - được cha dạy khôn, mở mang kiến thức, nhìn xa trông rộng (học mở); mẹ dạy khéo léo, phát triển tình cảm, tâm linh qua lời ru (học gói): " cha khôn mẹ khéo" có chồng thì cùng chồng chung lo xây dựng mái ấm gia đình với nếp sống phân công - chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa - hợp tình hợp lý, tùy hoàn cảnh.. Chồng làm những việc nặng nhọc, bên ngoài (học mở) vợ đảm trách những việc nhẹ nhàng bên trong của nội tướng (học gói)
 
Các nhà chính trị thì phải ý thức "ăn" là kinh tế, "nói" chính trị, "gói và mở" là giáo dục. Ông Lý Đông A, nhà cách mạng Việt Nam, thấm nhuần tinh thần dân tộc với tâm Việt, hồn Việt đã đưa ra một nhận định rất chân xác rằng : "kinh tế, chính trị và giáo dục phải phát triển đồng bộ. Nhưng giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị. Chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh."
 
Mặt khác:
 
Ăn: ăn coi nồi ngồi coi hướng….ăn để sống chẳng phải sống để ăn, với ý nghĩa ươm mầm cho sự thăng hoa cuộc sống và con người qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng.
 
Nói: Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…sinh ra "đầu đội trời chân đạp đất" con người tương thông với thiên nhiên vũ trụ, vạn vật, "sống làm biết, biết làm sống" từ hiểu nghiệm sống này con người bước vào ngôi nhà tâm linh một cách tự nhiên, giải mã văn tự vô ngôn của trời đất (thiên nhiên) qua tâm thức của dân tộc; rồi chuyển cái chiêm nghiệm lại có "ngôn" (ca dao, tục ngữ, huyền thoại) mà không truyền bằng văn tự. Văn hóa truyền miệng, lấy cuộc sống sinh động, truyền từ sự sinh động qua sự sinh động thiết thực của cuộc sống, không bị đóng khung trong ngôn ngữ chết, chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật. 
 
Học nói là phương thức diễn dịch tuyệt vời thiên thu vô ngôn của trời đất.
 
Tổ tiên ta đã truyền lại cho con cháu lộ trình đi vào Thiên Thu Vô Ngôn của trời đất qua biểu tượng  "gậy thần sách ước" với ba tờ giấy trắng tinh.(Xem giải mã Gậy Thần Sách Ước - Đạo Sống Việt - Tủ Sách Việt Thường)
 
Rồi "gói - mở" tức "đóng - mở" "vô - ra" được linh động đem vào thực tế, chuyển tải nhanh chậm tùy thời, ứng dụng sự thuân lý trong mọi việc qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng. Tiên (gói) Rồng (mở)
 
Lối học "hai chiều thuận nghịch" linh động, sáng tạo và hiện thực, mở tâm thức dân tộc một cách tự nhiên, nó không đóng khung, thiếu sáng tạo, không thiết thực cho mọi tầng lớp, một mô hình chết như  tu, tề , trị, bình của Tàu.
 
Có thể nói: ăn, nói, gói, mở mang tính dân tộc, nhân bản và hiện thực; nó giúp cho mọi người ý thức được mỗi người là bộ Kinh Dịch Sống để thích nghi với đời sống sinh động và linh động hằng ngày (học ăn, học nói, học gói, học mở là một phần của giáo dục nhân bản tâm linh không thuộc chủ đề của loạt bài này.)
 
Trung Quốc Khai Thác Triệt Để Khuynh Hướng Tìm Nguồn Gốc văn Hóa Việt Nam Ở Bên Tàu
 
Là người Việt Nam chúng ta cần thận trọng trong mặt trận văn hóa hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt vì gián điệp văn hóa Tàu có mặt khắp nơi và khó phân biệt địch và bạn. Hơn nữa CSVN lại tạo môi trường thuận lợi cho Tàu Cộng thực hiện mọi kế hoạch trong trận chiến này.
 
Về mặc chiến lược hiện nay Trung Quốc đang khai thác triệt để khuynh hướng tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở bên Tàu. Hướng đi này quan niệm rằng Khổng Tử chỉ công thức hóa và chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu.  Như vậy, nếu bỏ Nho, tức Tứ Thư Ngũ Kinh thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến tận gốc của văn hóa Việt, vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta.
 
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn văn hóa gốc du mục với  bệnh trầm kha Hội Chứng Đại Hán là tìm mọi cách Hán hóa dân tộc Việt Nam như đã Hán hóa Bách Việt sống trên đất Tàu.
 
Kế hoạch của họ trước hết là dùng mọi thủ đọan, mưu mẹo làm cho giới khoa bảng Việt Nam nô lệ tư tưởng Nho giáo, xem văn minh, văn học Trung Quốc là siêu việt, nước lớn người đông, có mặt khắp địa cầu, để rồi tôn thờ Khổng Tử một cách quá đáng, xem như một ông thánh toàn thiện, bất khả xâm phạm. Ông Thánh đó chủ trương nhân ái nhưng thực chất là "hưng Hoa diệt Di", là tìm cách phục hoạt chế độ phong kiến nhà Chu với sách lược bàn tay sắc (bạo lực quân sự) bọc nhung (văn hoá - thuật nhi bất tác). Mặt khác Trung Quốc đã và đang đổ hàng hóa thực dụng như phụ tùng nhà bếp, bình thủy, xe đạp vv…qua hai hướng (buôn lậu và giá rẻ) tràn ngập từ thành phố đến thôn quê, nhà nhà đều dùng hàng hóa của Trung Quốc, bóp nghẹt các ngành sản xuất trong nước. Dần dần người Việt bị Hán hóa; Trung Quốc sẽ chiếm cả người lẫn đất đai, không mất một viên đạn, bất chiến tự nhiên thành.

Cách Học Cái Hay Cái Đẹp Của Người- Nhập Nô Xuất Chủ
 
Chúng ta có thể học, học mãi, học lời hay ý đẹp của người tốt lẫn người xấu, kể cả Không Tử, người đã miệt thị chủng tộc Bách Việt là mọi rợ, người đã chủ trương diệt chủng tộc Bách Việt (hưng Hoa diệt Di).
 
Chẳng hạn, chúng ta có thể thực hiện lời hay của một tên cướp đã hãm hiếp bà con mình, tra tấn cha mẹ, vợ con mình nhưng không thể tôn thờ kẻ cướp đó và dạy con cháu mình phải kính phục kẻ cướp.
 
Ông cha ta đã dạy cách học hỏi cái hay, cái đẹp của người trong triết lý giáo dục nhân bản tâm linh qua quá trình học ăn , học nói, học gói, học mở mà nhà cách mạng Việt Nam, ông Lý Đông A đã tóm gọn trong bốn chữ "Nhập nô xuất chủ"
 
Chúng ta học hỏi văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc, học chữ Hán, học nói tiếng Bắc Kinh, nhưng chúng ta học với ý thức, học cái hay, bỏ cái dở chứ không phải học để trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu, trọng Tàu, sợ Tàu và trở thành kẻ vong bản. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng liên hệ lịch sử, văn hóa gắng bó, nên càng phải chú ý và đánh giá xác đáng các xu hướng cũng như  ảnh hưởng của nó. Thái độ của ông cha ta trong giao lưu văn hóa "có rế thì đỡ nóng tay" hoặc "có dép, có giày thì đỡ nóng chân" hay "ăn sung nằm gốc cây sung, lấy anh thì lấy nằm chung chẳng nằm".
 
Xem cái hay, cái đẹp của văn hóa ngoại nhập là cái rế, giày, dép chứ không phải là bản sắc văn hóa dân tộc.. Đừng để rơi vào trạng thái "buồn ngủ gặp chiếu manh" xem văn hóa Tàu (Tứ Thư Ngũ Kinh) là cái phao để nắm bắt cho đó như là tinh hoa của tư tưởng Việt.
 
Vào thư viện của Anh hoặc Mỹ vv…chúng ta sẽ thấy sách nghiên cứu về Nho Giáo rất nhiều. Một số học giả Tây phương đã dày công nghiên cứu về Khổng Tử, họ phân tích xác đáng, đi sâu vào nhiều điểm còn hơn cả các nho sĩ, các nhà khoa bảng của ta. Nhưng họ không nô lệ tư tưởng Tàu, không tôn thờ Khổng Tử. Họ không xem Khổng Tử là ông thánh bất khả xâm phạm. Họ không xem văn học Trung Quốc là siêu việt như một số khoa bảng Việt Nam, ăn không ngồi rồi, thưởng thức thơ Đường, ca ngợi Kinh Thi không đúng lúc, nhẫn tâm vô trách nhiệm, trước quốc nạn khủng khiếp của dân tộc. Nghịch lý thay!
 
Một số nhà khoa bảng Việt Nam lại vô tình đóng vai trò đoàn quân tiên phong của Trung Quốc trong mặt trận văn hóa giữa ta và Tàu, tiếp tay cho việc Hán hóa đầu óc dân tộc Việt Nam
 
Dù Tứ Thư Ngũ Kinh là chữ nghĩa hóa tư tưởng của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là tư tưởng của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu chứ không phải của dân tộc Việt Nam. Nó đã bị "du mục hóa" từ thời nhà Chu (1122 - 225 trước Tây lịch) và bị Hán hóa, tức chồng lên một lớp sơn Hán Nho, rồi Tống Nho và vv…
 
Hơn nữa, sách vở, chữ nghĩa chỉ là cái xác chết, cặn bã của người xưa, một đống ngôn ngữ trống rổng. Ngôn từ, chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật.
 
Như vậy, phải chăng Tứ Thư, Ngũ Kinh chỉ là cái xác chết của tư tưởng Nho giáo, nếu có.
 
Trở Về Với Xóm Làng Và Với Tiếng Nói Tâm Thức Của Dân Tộc
 
Tại sao chúng ta không trở về trực tiếp với xóm làng Việt Nam với huyền thoại và ca dao (tiếng nói tâm thức của dân tộc) để từ đó bước vào ngôi nhà tâm linh Việt, đến tận gốc của văn Hóa Việt: Thiên thủ vô ngôn của Trời đất, nơi chứa đựng những tinh hoa (những hằng số) của văn hóa Việt; một nền văn hóa hòa bình, nhân bản, dân tộc mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính nhân chủ và bình đẳng.
 
Phải chăng trở về với cái xác chết do Khổng Tử lưu giữ lại  (thuật nhi bất tác) không ích lợi gì đối với 95% người dân Việt, không biết Khổng Tử là ai, không đọc được chữ Tàu mà còn là một cơ hội để Trung Quốc lợi dụng trong mưu đồ Hán hóa người dân Việt?
 
Lịch sử đã chứng minh, người Bách Việt sống trên đất Tàu (Chiết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) đọc Tứ Thư Ngũ Kinh suốt hơn hai ngàn năm qua cũng không phục hoạt được hồn dân tộc của họ, cũng không hun đúc lại được ý chí tự chủ và tinh thần độc lập của nòi giống . Họ còn hảnh diện tự cho mình là người Tàu, Hán nhân, Đường nhân.
 
Phải chăng hướng đi hợp tình hợp lý nhất không bị Trung Quốc lợi dụng được là đến tận gốc của văn hóa Việt, Thiên Thú Vô Ngôn của Trời Đất (Thiên Nhiên)?
 
Không ai cấm chúng ta học cái hay cái đẹp của cái xác chết của tư tưởng trong Tứ Thư Ngũ Kinh nếu có những điều hay đẹp còn dùng được, thích hợp với tâm hồn  người Việt để phong phú hóa văn hóa dân tộc. Nhưng chúng ta đã biết các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang tìm cách phục hoạt tư tưởng Nho giáo và dùng tư tưởng của Khổng Tử như là nhạc trưởng điều hợp ban nhạc triết học Đông Tây, với tham vọng lãnh đạo thế giới về mặt tư tưởng. Đó cũng là sự gợi ý của các triết gia tại hội nghị triết học thế giới lần thứ nhất năm 1949 tại Honolulu.
 
Người Việt Nam chúng ta phải ý thức rõ ràng "dân tộc nào để cho văn hóa ngoại lai ngự trị thì không thể có độc lập thực sự vì văn hóa là linh hồn của một dân tộc (Nguyễn An Ninh - Lý Tưởng Của Thanh Niên Việt Nam).
 
Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc: Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc có mặt khắp nơi qua mọi sinh hoạt: Du lịch, thương mại, băng nhạc kịch, phim ảnh, dưỡng sinh, báo chí sách vở, nam ca sĩ Việt Nam đã bị Tàu hóa qua cái áo cổ cao, dần dần có thể Tàu sẽ xé nát cái áo dài truyền thống của Việt Nam, v.v...

Tình báo và gián điệp Trung Cộng dưới dạng du khách và thương gia:Theo ước lượng của một giới chức Bộ Công an Hà Nội thì trong năm 2003, ít nhất có vào khoảng từ 100 đến 150 ngàn người Tàu vượt biên giới qua Việt Nam làm ăn và du lịch. Họ vào tận Sàigòn. Một số lấy vợ Việt. Theo nguồn tin nói trên từ năm 1999 đến nay chính quyền Hà Nội không còn có thể kiểm soát được biên giới Việt Trung. 

Người Hoa thường trực ở Việt Nam dưới dạng du khách và thương gia. Họ tiếp tục vào Việt Nam, không ồ ạt mà vào lẻ tẻ từ từ, nhưng liên tục, tích lủy lại người Hoa có mặt tại Việt Nam từ 1 triệu đến 1,5 triệu. Di dân người Tàu đang là một đe doạ khủng khiếp cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đó là đạo quân thừ năm vô cùng nguy hiểm, phát triển đồng bộ với cuộc Nam tiến lấn đất ở biên giới Việt Trung, giành dầu ở Biển Đông và bao vây ở biên giới Việt Lào. Chính phủ Lào đã để cho người Tàu khai khẩn đất đai ở vùng biên giới Lào Việt.
 
Điều vô cùng nguy hiểm là nhiều người Việt phục vụ cho đoàn quân tuyên truyền của Trung Cộng: một số vì củng cố quyền lực và quyền lợi; một số trí thức thức khoa bảng vì thiếu cảnh giác đã vô tình tiếp tay phục vụ đắc lực (phổ biến sâu rộng văn hóa Trung Quốc) trong mặt trận văn hóa đang diễn ra vô cùng ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc
Băng nhạc kịch: Người Việt Nam nào có khứu giác nhạy bén sẽ cảm nhận được mùi "xì dầu, mùi Tàu" bay khắp phòng trong lúc xem các băng nhạc kịch. Như vậy mùi Tàu ảnh hưởng đến hàng triệu bộ óc của người Việt trong nước cũng như hải ngoại. Phải chăng những người điều khiển chương trình băng nhạc kịch đã bị Tàu Cộng mua chuộc rồi sao? Cần phải miệt thị tổ tiên, bóp mép lịch sử, làm mất hào khí của dân tộc để kiếm ăn hay không?
Dưỡng sinh: Một số trí thức người Mỹ, người Pháp gốc Việt v.v... phổ biến khí công, hương công, thái cực quyền mà cho rằng phát huy văn hóa dân tộc. Có lẽ nói phát huy văn hóa Trung Hoa hay tinh hoa văn hóa phương Đông hoặc gì đó thì ổn hơn. Một số khác tích cực phát triển Pháp Luân Công. Người chủ trương cho rằng đây là một pháp tu luyện tối cao các đặc tính của vũ trụ: Chân thiện nhẫn. Pháp luân đại pháp là một phương pháp tu luyện tầng cao của Phật pháp.
Theo ông Lý Hồng Chí thì pháp do Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng cách nay 2500 năm chỉ nhằm cho người ở trình độ rất thấp; những người vừa mới ra khỏi tình trạng xã hội phôi thai và có một tâm ý rất đơn sơ. Người ngày nay không còn có thể tu luyện bằng pháp đó. Vào thời mạt pháp cả những vị sư trong chùa còn có nhiều khó khăn để tự cứu độ làm sao họ có thể cứu độ người khác? (Lý Hồng Chí - Chuyển Pháp Luân tr. 12) Đó là cái tập quán lấy của người (Ấn Độ) làm của mình (Tàu) rồi chê của người là lạc hậu, với cái tính tự cao tự đại và óc độc tôn độc hữu gốc du mục.
 
Phong trào học tiếng Tàu:   Hiện nay phong trào học tiếng Tàu với giọng Bắc Kinh đang lên cao độ và hiện tượng dịch sách Tàu để phổ biến văn hóa Trung Quốc khắp hang cùng ngõ hẻm. Trên kệ sách đa số là sản phẩm của Trung Quốc được chuyển ngữ, từ 10 đại hoàng đế Trung Quốc, 10 mưu lược gia Trung Quốc, hệ thống phạm trù lý học… đến triết học Trung Quốc (đạo-tâm-nhẫn).
 
"Hòa" theo kiểu Tàu: Một số sách ca ngợi dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa. Giáo sư Tiến sĩ Triết học Trần Chí Lương, người Trung Quốc đã viết: "Dân tộc Trung Hoa là dân tộc thượng hòa (coi trọng hòa). Năng lực thượng hòa sẽ kết nhiều quả ngọt trong thế kỷ 21… Đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa". Có thật dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng hòa không?

Ngày xưa người Trung Quốc đã "hòa" hết đất đai của các tộc Bách Việt từ phía Nam sông Hoàng Hà đến Quảng Đông Quảng Tây. Ngày nay họ đang "hòa" ở Tây Tạng, Tân Cương và vùng biên giới Việt-Trung. Họ đã và đang "hòa" với dân tộc Việt Nam ở Biển Đông (Trường Sa và Hoàng Sa). Ngày 8 tháng 1 năm 2005 Trung Quốc đã cho thế giới thấy dân tộc Tàu là dân tộc coi trọng "hòa" bằng cách nổ súng tấn công bắn chết 9 ngư dân Việt vô tội một cách trắng trợn, tàn bạo, dã man của kẻ mạnh. Rồi lại chụp mũ  những ngư dân vô tội đó là hải tặc.  
Thực tế đã dạy cho dân tộc Việt Nam đừng tin những gì các ông thánh Trung Quốc nói - đức nhân, đức trung và, chính danh định phận, đạo trung, nhân trị, hòa v.v…- hãy nhìn cách hành xử của người Trung Hoa từ ngàn xưa đến nay. 
 
Trung Quốc đã và đang mang cái hòa bình quái ác - thể hiện triết lý Tu - Tề - Trị - Bình của các ông Thánh Trung Quốc nghĩ ra -  đến cho dân Tây Tạng. Họ đang mang hòa bình kiểu Trung Quốc (bình thiên hạ) cho dân tộc Việt Nam ở biên giới Việt Trung trên biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Học với ý thức, học cái hay, bỏ cái dở, chứ không phải học để trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu, trọng Tàu, sợ Tàu và trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu.
 
Với chủ trương dùng nhân nghĩa - thuật nhi bất tác - ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bão của mình - hưng Hoa diệt Di - để thay cho việc binh đao. Cái đạo đức chuyên lấy của người - thuật nhi bất tác - khéo  léo uốn nắn theo ý đồ của mình, đánh lừa thiên hạ với dã tâm đồng hóa các giống dân khác thành người Tàu. Đó là sách lược lùi không đánh, giả bộ lấy đạo đức của người để đồng hóa người thành Tàu.
 
"Hoà nhi bất đồng" của văn minh Hoàng Hà là cái màn che giấu mưu đồ thầm kín, hòa để mà hóa của người thành của mình. Cho nên hòa theo kiểu du mục khác hẳn với "hòa cả làng" của văn minh sông Hồng, phát xuất từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước  (Văn Hóa Hòa Bình).


Vĩnh Như


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment