2011/01/31

Sau Tunisia, đến bao giờ thay đổi trên quê hương Việt Nam?

Sau Tunisia, đến bao giờ thay đổi trên quê hương Việt Nam?

Tuệ Vân


 



Tình hình Tunisia vẫn xáo trộn sau khi quân đội quyết định không nổ súng vào dân, khiến tổng thống Ben Ali cùng toàn bộ gia đình phải chạy trốn ra khỏi đất nước và xin định cư tại Saudi Arabia. Chủ tịch Quốc Hội là ông Fouad Mebazaa tuyên thệ làm Tổng Thống và chỉ định ông Mohammed Ghannouchi làm thủ tướng để thành lập một chính quyền tạm thời cho đến khi có bầu cử. Nội các mới với 24 bộ trưởng tuy nhiên đã có 6 bộ trưởng cũ dưới thời tổng thống Ben Ali. Điều này khiến cho người dân không hài lòng, cho rằng hệ thống độc tài cũ vẫn chưa hoàn toàn sụp đổ, cho nên họ tiếp tục biểu tình đòi hỏi những nhân vật trong chính quyền mới có liên quan đến chính quyền Ben Ali phải từ chức. Cả tổng thống Fouad Mebazaa lẫn thủ tướng Mohammed Ghannouchi đã nhượng bộ, tuyên bố rời bỏ đảng RCD (đảng Tập hợp Dân chủ Hiến pháp) là đảng cầm quyền của ông Ben Ali. Đảng RCD ngoài ra cũng đã giải tán Ban chấp hành trung ương Đảng.

"Chúng ta đã loại trừ được một nhà độc tài, nhưng chưa loại trừ được một chế độ độc tài" ông Moncef Marzouki, một nhà đối lập Tunisia phát biểu, trong khi sinh viên Ines Mawdud thì nói "Người dân mong muốn tự do, tân chính phủ không tự do chút nào. Vẫn là các khuôn mặt cũ." Bốn bộ trưởng trong nội các của tân chính phủ đã rút lui khỏi nội các mới bao gồm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Y Tế và hai bộ trưởng khác.

Trong một biểu lộ nhượng bộ mới, thủ tướng Mohammed Ghannouchi trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Tunisia, nói rằng ông sẽ rời bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội Tunisia sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới. Tài sản của chế độ Ben Ali sẽ được phong toả và sẽ trả về cho quốc gia sau cuộc điều tra.

Ngày thứ bẩy 22 tháng 1 năm 2011, có ít nhất vào khoảng 2000 cảnh sát Tunisia đã xuống đường, đòi hỏi tăng lương và đòi thành lập một tổ chức nghiệp đoàn. Họ khẳng định họ không phải là những người chịu trách nhiệm về những cái chết của những người biểu tình, và kêu gọi chấm dứt vai trò của những nhân vật lãnh đạo cũ dưới triều Ben Ali trong chính phủ mới.

Ngày thứ hai 24 tháng 1 năm 2011, các giáo sư, giáo chức tại Tunisia xuống đường biểu tình. Và đã xẩy ra đụng độ với nhân viên chính phủ bên ngoài văn phòng thủ tướng. Sự đấu tranh của người dân Tunisia có vẻ như đã thổi lên những ngọn lửa khuyến khích quần chúng đứng lên tại các quốc gia nghèo khó lân cận.

Tại Yemen, vào khoảng 2,500 sinh viên, các nhà hoạt động và các nhóm chống đối người Yemen đã lần đầu tiên biểu dương lực lượng tại sân trường đại học Sanaa, đòi hỏi sự trục xuất vị tổng thống cầm quyền 32 năm trên đất nước và so sánh ông ta với tổng Thống Ben Ali người đã đưa đất nước Tunisia tới nền kinh tế tai ương và chính quyền tham nhũng.

Tương tự, một cuộc biểu tình cũng đã xẩy ra tại Algeria với khoảng 250 người, trong đó 42 người được tường trình là bị thương bao gồm tám cảnh sát. "Họ ngăn cản không cho chúng tôi diễn hành, nhưng chúng tôi đã phá vỡ được bức tường của sợ hãi." "Mục tiêu của đảng chúng tôi là sẽ mở rộng phong trào ra." Mohamed Khendek một nhà làm luật của đảng RCD (the Rally for Culture and Democracy party) phát biểu. Những người biểu tình tại Algeria đã có người đã tự thiêu giống như Mohammed Bouazizi, người thanh niên 26 tuổi, mà cái chết của anh ta đã đưa đến những biểu tình kéo xập chế độ Ben Ali. Hai người biểu tình đã chết trong cuộc nổi dậy đầu tháng do giá thực phẩm tăng, đưa đến việc chính quyền Algeria đã phải thông báo cắt giảm giá đường và giá dầu nấu ăn.

Tại quốc gia Albania, sự tranh cãi chính trị giữa chính quyền Albania và phe đối nghịch thuộc đảng Xã Hội đã gia tăng về cái chết của 3 người biểu tình trong một cuộc tuần hành bạo động chống nhà cầm quyền bị tố cáo là tham nhũng trầm trọng. Để xoa dịu quần chúng, văn phòng Công Tố viên Albania cho biết họ đã đưa trát bắt giữ sáu nhân viên của Vệ Binh Quốc Gia thuộc lực lượng quân đội của Bộ Nội An trách nhiệm canh phòng các tòa nhà chính quyền và văn phòng của các nhân viên cao cấp.

Qua đến ngày 25 tháng 1 năm 2011, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, hô to các khẩu hiệu chống tổng thống Mubarak, người đã cầm quyền từ ba thập niên qua. Những người biểu tình bao gồm thanh niên, phụ nữ, người buôn bán nhỏ, thậm chí cả công chức mang cặp và mặc complê đeo cravat cũng tham gia vào cuộc biểu tình. Cảnh sát đã dùng hơi cay và vòi rồng cản đoàn người nhưng cho đến chập tối giờ địa phương 25/1, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục. Những yếu tố kinh tế như thất nghiệp và giá cả sinh hoạt cao, cũng như yếu tố chính trị không cởi mở, không cho người dân bầy tỏ ý kiến, đã khiến cho người dân ngày càng bất mãn với chế độ của tổng thống Mubarak.

Đọc tin Tunisia mà nhớ tới đất nước Việt Nam cũng đang trong tình trạng khốn khó tương tự: đại đa số người dân thất nghiệp, bị bóc lột, và giá thực phẩm cao, trong khi một thiểu số người thì sống sung túc, xa hoa trong sự hối lộ và tham nhũng. Bao nhiêu công nhân Việt Nam nghèo khổ bị tư bản ngoại quốc bóc lột ngay chính trên đất nước mình với sự thông đồng của chính quyền bản xứ. Bao nhiêu nông dân Việt Nam phải mất nhà cửa ruộng vườn, gia đình tan nát. Những người Cộng sản vô cảm chỉ biết có mình và đảng mà không đoái hoài đến quyền lợi của dân tộc. Người dân Việt Nam xét ra cũng không đến nỗi nào hèn kém lắm so với Tunisia và các nước Bắc Phi khác. Cho nên chế độ này rõ ràng không thể tồn tại, mà sớm muộn gì cũng sẽ phải chấm dứt, để người dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhau xây dựng lại đất nước.

Tuệ Vân

http://lotus-revolution.blogspot.com/2011/01/sau-tunisia-en-bao-gio-thay-oi-tren-que.html



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment