2011/02/22

Tiền tệ nước Mỹ: Ai thực sự làm chủ nước Mỹ ? Ai nắm quyền lực nước Mỹ ?

Sng trong thế gii Tư Bn, chúng ta nên biết nhng thông tin hu ích này. Xin chuyn đến quý thân hu mt bài viết đáng đc để suy ngẫm.

Dear all Seniors,

Đầu năm mới dương lịch gửi đến quí Seniors bài viết về Tiền tệ nước Mỹ, trước đây vài năm cũng có một bài của một vị bác sĩ người Việt nói cùng một vấn đề như thế này. Là một chuyên viên địa ốc mà phổ biến bản tin này thì thật là nghịch lý, tuy nhiên mỗi người trong chúng ta cần có cái nhìn chính xác hơn khi chúng ta đang sống ở xứ Mỹ mà Tư Bản Mỹ đầy quyền lực đã dùng đồng Đô La chi phối cả thế giới. Bài nghiên cứu rất công phu, bỏ qua rất uổng.

Thân mến 

 

Tiền tệ nước Mỹ: Ai thực sự làm chủ nước Mỹ ? Ai nắm quyền lực nước Mỹ ?


Câu trả lời là: KHÔNG BAO GIỜ MUA NHÀ HOẶC ĐẦU TƯ VÀO ĐỊA ỐC. 

Vì vấn đề rất phức tạp nên chúng tôi xin được tách ra từng phần để quí vị dễ hiểu.

1. Ai điều khiển (control) và là chủ thật sự của địa ốc.

2. Ai kiểm soát hệ thống tiền tệ của Mỹ.

3. Họ là ai ?

4. Những Tổng Thống Mỹ đã liên quan đến "Họ".

5. Có nên mua nhà hay không ?

 

 1. Ai điều khiển (control) và là chủ thật sự của địa ốc

Họ là những người có quyền qui định lãi suất thật thấp để đánh vào lòng tham con người.  Vì lãi suất thấp nên mọi người đổ xô đi mua nhà.  Gía nhà tăng giả tạo (buble housing), đương nhiên.

Khi giá nhà đã lên tới đỉnh và số người mua nhà đã đủ nhiều theo ý họ, họ bắt đầu tăng lãi suất.  Họ tăng tới khi nào số người mất nhà đã đủ theo ý họ, lãi suất sẽ không tăng.

Bước kế tiếp là họ tịch thu nhà bao gồm cả lấy nhà từ những nhà bank bị phá sản (Countrywide, Washington Mutual…) dưới hình thức mua lại các nợ xấu với giá rẻ mạt một cách hợp pháp. 

Hiện tại, họ đã là chủ hơn 55% đất đai, địa ốc ở Mỹ.

Sau khi đã lấy được tài sản của quí vị, họ lại hạ lãi suất để bán ra trở lại với giá của họ.

Họ đã từng gây ra cuộc khủng hoảng những năm 1930.  Bây giờ, bổn cũ xào lại. 

Quí vị thường hay nghe nói khủng hoảng kinh tế có chu kỳ. 

Thưa đúng vậy.

Chính họ tạo ra chu kỳ đó để kiếm tiền thật nhanh, thật nhiều.  Vì chu kỳ suy thoái không thể tự nhiên mà có.  Nếu nó tự nhiên có, sẽ có qui luật ngăn ngừa.  Vì do người gây ra nên không biết lúc nào xảy ra.

Chính Tổng Thống thứ ba Thomas Jefferson (1801-1809) còn phải thốt lên: " Nếu cứ như thế này, con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia-cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được."

Giáo sư Milton Friedman, Nobel Prize về kinh tế, viết: "Nhứt định là "họ" đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì thu rút lại một phần ba (1/3) số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930".
 

Quí vị có thể hỏi tiền ở đâu mà họ có thể khuynh loát toàn thể địa ốc nước Mỹ?

Câu trả lời rất đơn giản: 

Họ có quyền in tiền (giấy xanh dollar) và họ đã in gần 100 năm nay.  Sau khi in tiền, họ mua lại bond của Chính Phủ, họ cho các nhà bank nhỏ mượn.  Tiền lời từ bond trả cho họ là từ tiền thuế của người dân.  Như vậy, họ đã ăn cả chì lẫn chài.  Nghĩa là, họ in tiền ra từ số không (from nothing) và mọi người phải trả lời cho số tiền đó. Họ là ai?  

 

2. Ai kiểm soát hệ thống tiền tệ của Mỹ

Năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là "Colonial Scrip" để trả lương cho công chức và để cho dân sử dụng..

Ông Benjamin Franklin, chủ nhà in, chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu.

Chính phủ không cần lấy thuế để có tiền. 

Lạm phát (inflation) hay giảm phát (deflation) không xảy ra.  Nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp. 

Ngược lại, London của mẫu-quốc có đầy dãy ăn xin.

Năm 1751, các chủ nhà bank Anh lobby triều đình. 

Sau đó, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền "coins" của mẫu-quốc (do các nhà bank Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành).

Năm 1752, Vua George III kế vị giữ nguyên lệnh ấy. Các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins do mẩu quốc siết để tạo sự kém phát (deflation), người chủ không đủ tiền mướn thợ, hàng hóa không được sản xuất.  Mười ba thuộc địa bị nghèo đói, nên họ đứng lên chống đối chính quyền dẫn đến cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774.

Quốc hội Mỹ (Congress) quyết định phát hành tiền giấy được gọi là "the Continental" dưới hình thức IOU ( I owe you.).  Chính Phủ sẽ trả lại bằng tiền coins ( vàng hay bạc) sau này. Khoảng 200 triệu dollars dưới hình thức IOU được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Mẫu quốc (Anh) phản ứng bằng cách in tiền giả đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa.  Một cuộc đại lạm phát xảy ra.  Nghĩa la, mẫu-quốc Anh thua trên chiến trường, nhưng thắng trên mặt trận kinh tế.

Tiền IOU không còn giá trị vì nạn tiền giả. Hiến Pháp Hoa Kỳ đã được viết ra: "Congress có quyền "create coin money" (thay vì "create money").  Khai thác lỗ hở to tát đó, các ngân hàng Anh quốc tư nhân nói rằng chiếu theo Hiến Pháp, chính phủ chỉ có quyền phát hành coins, và nhà bank có quyền phát hành tiền giấy. Nhà bank in giấy cam kết sẽ trả lại đúng số coins (bằng vàng hay bạc) ghi trên giấy.  Dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.

ARTICLE 1, SECTION 8 OF THE CONSTITUTION STATES THAT CONGRESS SHALL HAVE THE POWER TO COIN (CREATE) MONEY AND REGULATE THE VALUE THEREOF.

Tổng Thống thứ ba Thomas Jefferson (1801-1809) thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đoàn các nhà bank (the banking cartel) là "một con quái vật ăn thịt ngưởi có cái đầu của con hydra".

Theo online dictionary, Hydra là một con rắn có chín đầu (trong thần thoại) hễ chặt đầu này thì nó sẽ mọc hai đầu khác. Nó có nhiều cái vòi (tentacles) rất dài để bắt mồi từ xa.

Tổng Thống Thomas Jefferson nói rằng "Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát (inflation) rồi bằng sự giảm phát (deflation) các nhà bank và các công ty sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia-cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được."

Năm 1811 Congress không chấp nhận tái bản cho đặc quyền (phát hành tiền giấy) cho First U.S.Bank. Thì chiến tranh với Anh quốc (the War of 1812) bùng nổ. Chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát (inflation) và nợ nần (debt).

Năm 1816, vi lạm phát và nợ nần do chiến tranh , Tổng Thống thứ tư James Madison (1809-1817) vị Tổng Thống này phải ký một đặc quyền 20 năm (a twenty year charter) cho Second Bank of The United States. 

Năm 1832, Tổng Thống thứ 7 Andrew Jackson (1829-1837) veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States.

Trong bản veto

Ông viết:" Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là hệ thống nhà bank nằm trong tay của người ngoại quốc.  Họ kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là hải quân (a navy) hay một đạo quân (an army) của địch".

Cho nên đến tháng 4- 1834 Hạ Viện (House of Representatives) với 134 phiếu thuận và 82 phiếu chống, đã hủy bỏ việc tái bản đặc quyền (phát hành tiền giấy) cho Second U.S.Bank.

Đến tháng 1- 1835 thì Tổng Thống Jackson trả được hết các nợ của chánh phủ. Rồi ngày 30-1- 1835, khi Tổng Thống. Jackson đến Capitol để dự tang lễ của Dân-biểu Warren R. Davis của South Carolina thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn điên đứng cách Ông có sáu feet bắn hai phát đều trật.

Nhưng sau khi Tổng Thống Jackson đóng cửa nhà bank trung ương (Central Bank) thì tiền giấy được dùng là những banknotes của của các nhà banks tư của các Tiểu Bang, hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chớ không phải là tiền của quốc gia (national currency).  Mghĩa là  con quái vật chưa chết ...

Tổng Thống thứ 16 Abraham Lincoln (1861-1865), liền sau khi đắc cử thì Nội Chiến Nam-Bắc (The Civil War) bùng nổ (1860) vì vấn đề "Nô-lệ" (Slavery).

Các nhà bank của vùng Đông (tức là thuộc về Union) đề nghị cho chánh phủ vay $150 triệu với phân lời rất nặng từ 24 tới 26%. Tổng Thống Lincoln từ chối và quyết định chánh phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là "United Note' nhưng dân chúng quen gọi là "Greenback".

Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, nên trong một nhiêm kỳ, ngoài việc chiến thắng lọan Miền Nam, Tổng Thống Lincoln đã biến Hoa-kỳ thành một nước kỹ-nghệ khổng lồ.

Kỹ nghệ thép (steel industry) được thành lập. Hệ thống hỏa-xa xuyên lục-địa được xây dựng. Bộ Canh Nông được thành lập để thúc đẩy việc chế tạo nông cơ rẻ tiền. Hệ thống đại học miễn phí được thành lập. Mức sản xuất lao động (labor productivity) tăng lên từ 50 đến 75 %.

Nhưng đến ngày 14-4-1865, thì một kịch-sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát Tổng Thống Lincoln trong lúc Ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford's Theatre ở Washington.

Thế là con hydra lại có cơ mọc đầu lại. Năm 1913, thì một con hydra mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913.

Năm 1907 xẩy ra một cuộc "Khủng Hoảng Tài Chánh" (a Financial Panic).

Năm 1908 Tổng Thống thứ 26 Theodore Roosevelt (1901-1909), lập ra National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chánh. Chủ tịch  Commission là Nghị Sĩ Nelson Aldrich (bên ngoại của David Rockefeller Sr.).

Aldrich Commission đi sang Âu-châu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Khi trở về, Ông lập lên một nhóm bí mật gọi là "The First Name Club" và cấm không ai trong gia đình được nhắc tới Last Name.  Nếu có lộ ra ngoài cũng không ai biết là có những ai trong cái club này.

"First Name Club" được triệu tập đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ (the banking and currency legislation) sẽ trình cho Congress. 

Để mọi người có cảm giác đây là cơ quan chính phủ, danh từ "Federal" và "Reserve" có trong tên gọi của nó. 

Tên của con hydra, ngày nay, được gọi một cách cung kính là FED hay Federal Reserve Bank hay Quỹ Dự Trữ Liên Bang (QDTLB). 

Ngày 18-9-1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận Dự Luật Tiền Tệ của "First Name Club", 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống.

Ngày 19-12-1913, Thượng Viện chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống.

Có một việc lạ nhứt chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử của Hoa Kỳ. 

Dự luật ở Hạ Viện có 40 điểm mà Thượng Viên không đồng ý nên đã sửa lại. Sau khi Thượng Viên biểu quyết, hai Viện phải ngồi chung lại để sửa lại sao cho cả hai bên đều đồng ý.

Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một weekend. Ngày Thứ Hai 22-12-1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống rồi cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống.

Và Tổng Thống Woodrow Wilson (1913-1921), vị Tổng Thống thứ 28 của Mỹ ký thành Luật ngày hôm sau Thứ Ba 23-12-1913.

Một đặc ân lớn nhất Chính Phủ Hoa Kỳ thời đó đã cho không Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) là:

Quỹ Dự Trữ Liên Bang ĐƯỢC QUYỀN IN TIỀN GIẤY (dollar xanh). 

Còn chính phủ chỉ in tiền coin (one dollar, quarter, dime, nickel, peny). 

Hạ Viện Dân Biểu Charles Lindbergh Sr. nói:" Luật tạo ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhứt của mọi thời đại Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm ngừơi chỉ có biết lợi dụng Hệ thống là của tư-nhân, được hướng dẫn về mục tiêu duy nhứt là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc xử dụng tiền của người khác ".

Tổng Thống Woodrow Wilson cuối đời đã hối hận vì ký dự luật trên.

Còn Ông Louis T. McFadden Chủ tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói: "Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận … Những chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành nhưng kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta"


3. Họ là ai

Điều cần nhớ là Quỹ Dự Trữ Liên Bang là nhà bank tư nhân.  Những điều này được giữ rất bí mật, nhưng cuối cùng cũng bị công khai hóa.

Họ là:

Rothschild Bank of London,

Warburg Bank of Hamburg,

Rothschild Bank of Berlin,

Lehman Brothers of New York,

Lazard Brothers of Paris,

Kuhn Loeb Bank of New York,

Israel Moses Seif Banks of Italy Goldman,

Sachs of New York,

Warburg Bank of Amsterdam,

Chase Manhattan Bank of New York

(Reference 14, P. 13, Reference 12, P. 152)

 Những nhà bank này có một sự llên hệ chặt chẽ với nhà bank ở Anh (London Banking Houses) để kiểm soát Quỹ Dự Trữ Liên Bang.


4. Những Tổng Thống Mỹ đã liên quan đến "Họ".

- Tổng Thống thứ ba Thomas Jefferson (1801-1809) phản đối hệ thống nhà bank tư nhân, nhưng đã không làm gì trong suốt những năm tại chức.

- Tổng Thống thứ tư James Madison (1809-1817) phải ký một đặc quyền 20 năm (a twenty year charter) cho Second Bank of The United States, vì nợ nần và chiến tranh. 
- Tổng Thống thứ 7 Andrew Jackson (1829-1837) veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States.  Sau đó, bị mưu sát.

- Tổng Thống. thứ 16 Abraham Lincoln (1861-1865), quyết định chính phủ sẽ in tiền lấy.  Kết thúc là bị ám sát chết.

- Tổng Thống thứ 26 Theodore Roosevelt (1901-1909), thành lập National Monetary Commission, khai sinh ra con hydra mới.

- Tổng Thống thứ 28 Woodrow Wilson (1913-1921) ký thành Luật ngày Thứ Ba 23-12-1913.  Nghĩa là FED được quyền in tiền giấy.

- Tổng Thống John F. Kennedy thứ 35 (1961-1963) ký một Hành Pháp Lệnh (an Executive Order số 11110) cho phép chính phủ liên bang phát hành tiền mà không phải qua FED ngày 4-6-1963. 

Năm tháng sau, ngày 22-11-1963, Tổng Thống.Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và tên này hai ngày sau bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Dallas Police Station.  Lệnh hành pháp không được thực hiện.

Nói tóm lại, số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ: Tổng Thống.Andrew Jackson bị mưu sát, Tổng Thống.Abraham Lincoln và Tổng Thống.John F.Kennedy bị ám sát. 


5. Có nên mua nhà hay không?

Quí vị hãy nhớ lại sau vụ 911 và dot com phá sản, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6%. 

Hơn một năm sau, dưới thời Tổng Thống Bush đã hạ xuống 5%. 

Không hiểu vì sao ông Greenspan, chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang vội vã hạ tiền lời xuống thật thấp. Thế là mọi người đổ xô mua nhà.

Kịch bản cũ lại tái diễn. 

Khoảng 2 năm sau, ông Ben Bernanke bắt đầu tăng lãi xuất và gây ra cuộc khủng hoảng gia cư như những năm 1929-1930. 

Hàng triệu người mất nhà. 

Nhà bank nhỏ khai phá sản. 

Quỹ Dự Trữ Liên Bang mua lại những nợ xấu với giá rẻ mạt môt cách hợp pháp.

Có một điều người viết cũng không hiểu.

Tại sao lại có vụ 911?

Quí vị sẽ trả lời là để phá hoại kinh tế Hoa Kỳ.  Quí vị đúng vì tỷ lệ thất nghiệp tăng. À, lúc này ông Greenspan có lý do để hạ lãi suất.  Nhờ hạ lãi suất nên có buble housing.  Nhờ có buble housing nên Ben Bernanke có lý do tăng lãi suất, tịch thu nhà, in tiền…  Thật là một chuỗi khó hiểu.

Chương trình kích cầu của Tổng Thống Obama mới có 600 tỷ mà mọi ngưòi đã la í ới.  Tháng 11-2010, Fed tuyên bố đã tung ra 9000 tỷ cho các nhà bank nhỏ vay. 

Số tiền kích cầu chưa bằng số lẻ của FED tung ra.

Mới đây, Ben Bernanke còn tuyên bố sẽ in ra 600 tỷ dollar và mua lại bond từ chính phủ. Thế là tự nhiên, in tiền từ giấy (from nothing) và chính phủ phải trả tiền lời cho FED.  Chúng ta là những người thọ thuế phải trả tiền lời đó.

Cũng như nợ của chính phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới năm 2006 là $8.5 tỷ (trillion).  Hiện nay, nợ đã lên trên 13,000 tỷ (trillion).

Nếu quí vị có thừa tiền nhàn rỗi và có thể trả off căn nhà muốn mua, quí vị có thể mua.

Nếu quí vị phải down payment và mượn tiền nhà bank thì đừng mua. 

Quí vỉ chỉ là nạn nhân của con quái vật hydra. 

Quí vị phải nhớ là cách tính tiền lời của nhà bank là lãi mẹ đẻ lãi con, nói theo kiểu bình dân.

Nói theo kiểu toán học là hàm số mũ (exponential equation) và phân lời nằm trên lũy thừa. 

Cho dù lãi suất thấp đến đâu, số tiền quí vị bán căn nhà sau khi trả off vẫn ít hơn số tiền quí vị không mua nhà và để dành.

Điều quan trọng khi mua nhà quí vị cần biết, quí vị đã không hỏi. 

Cho dù quí vị hỏi, loan officer cũng chưa chắc có câu trả lời. 

Quí vị cần phải hỏi: "Tôi sẽ trả cho nhà bank bao nhiêu sau 30 năm?"

Sau đó quí vị thử tính xem có thể bán hơn con số đó hay không cộng với lạm phát 4% hàng năm.

Không phải Tổng Thống Bush gây ra cuộc khủng hoảng. 

Cũng chẳng phải Tổng Thống Obama cứu nước Mỹ. 

Chính con quái vật FED gây ra. 

Nó chính là kẻ thù của nước Mỹ.

Quí vị yên tâm. 

Kinh tế Hoa Kỳ không bao giờ suy tàn. 

Vì Quỹ Dự Trữ Liên Bang in tiền US Dollar.

http://lotus-revolution.blogspot.com/2011/02/tien-te-nuoc-my-ai-thuc-su-lam-chu-nuoc.html



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment