2011/08/31

Hình Ảnh Công An Mật Vụ “Công Đồn Đả Viện” Chùa Liên Trì vào Lễ Vu Lan 2011

Tường Trình bằng Hình Ảnh Công An Mật Vụ “Công Đồn Đả Viện”
Chùa Liên Trì vào Lễ Vu Lan 2011

Dân oan Lê Thị Kim Thu tường trình
 

Buồn quá, chủ nhật vừa rồi không có biểu tình, không có tin tức, không “có chiện” la hét, lên bảng “Phong Quỹ” bọn công an mật vụ.  Thì thôi, soạn lại hình ảnh cũ, (nhưng vẫn còn mới, cũng liên quan đến camv), thêm thắt làm chuyện vui và cũng chỉ mặt, trỏ tên bọn họ với bàn quang thiên hạ biết rằng chế độ CSVN là “Công An Trị” và cũng là chế độ “Hollywood Trị”.
 
Thật vậy, nếu đếm hết những camera, (là camcorder, nhưng ở VN gọi camera là máy quay phim), quay buổi phát quà TPB/VNCH thì Hồ Ly Vọng cũng phải chịu thua, đầu hàng vô điều kiện.  Camera ở đủ mọi góc cạnh, trước sau, trong ngoài, bên hông, ̣đường hẽm, nhà ăn, nhà tắm,… thì thách Hollywood có đủ tiền sắm hết camera không?  Vậy mà VN lại có, đúng như câu, cái gì VN cũng có và cũng nhất.   
 
Nhắc đến tiền bạc là nhắc đến tư bản, nhắc đến sự lợi hại kinh tế, phúc lợi toàn dân.  Một đám công an, thức từ 3 giờ sáng đến gần sáng hôm sau chỉ để rình mò quay phim, không lao động sản xuất thì với lương tối thiểu, tiêu hao cũng khá bộn bạc.  Cộng thêm, khi quay một đoạn phim đem về phải cắt xén, (học hỏi, nghiên cứu, lập danh sách “bắt nguội” sau này), thì thời gian bỏ ra phải gấp nhiều lần hơn. Trước đó cũng phải lo tư tưởng đào kép, (camv ngăn cản, hăm dọa không cho nhận quà ở “toàn diện rộng”).  Và sau cùng phải trình lãnh đạo, (có thể cấp trung ương), xin chỉ thị hành động,… thì khi hoàn thành “cuốn phim”, phải tốn hơn bạc tỷ chớ chẳng phải chơi! (tỷ đô la đó, không phải tiền hồ đâu, đang nói về chuyện Hollywood mà!).  So sánh sẽ thấy, Hollywood tốn cả trăm triệu làm phim, nhưng sau đó hốt về gần cả tỷ, còn camv “làm phim” tốn gần cả tỷ đem về được bao nhiêu?  Làm kinh tế cho đất nước như vậy thì có chết đến bị thương mà thôi!  Ô! Dân nghèo sao còng lưng đóng thuế nhiều quá vậy!.  Ô! Công an mật vụ sao nỡ nào ăn bám trên mồ hôi nước mắt đám dân nghèo! Các em “công an mật vụ nhỏ”, (nhỏ thôi chớ mấy anh lớn, tiền bạc ngập mặt làm sao thấy và nghe được) đang làm việc “phi lao động” có cảm thấy thẹn không? 
 
 
Vẹm Cái, đứng chắp tay là cán bộ phường Phường An Khánh, đang đứng ở nhà ăn Chùa Liên Trì theo dõi xem có ai ăn “thịt gà” không rồi báo cáo.
Y hệt như thời Việt Minh
.
“Vẹm Cái”: “Mày râu nhẳn nhụi, áo quần bảnh bao.”
“Vẹm Đực” vào nhà ăn gọi điện thoại.
 
Mật vụ đang đứng trong sân Chùa “hành nghề quay phim dạo”.
“Anh hùng Núp” quay du kích.
 
Tên mật vụ “hiên ngang đứng ở sân Chùa”, chĩa Camera vào phía bên tay phải lối vào nhà ăn phía sau!
 
2 tên mật vụ đang “nói chiện riêng tư” với anh Ngô Duy Thế TPB-VNCH, chính 2 tên này đã mời anh Thế
làm việc trước ngày 12-8 về việc đến Chùa Liên Trì nhận quà.
 
Tên mật vụ “kép Nhật”, đeo Camera “vãng cảnh Chùa”
 
Hai tên mật vụ không lo nhiệm vụ, đang lén lút trò chuyện “trai gái” với nhau ở chân cầu thang.
Khi đang bị chụp thì e lệ “quay mặt làm ngơ”.
Lúc này TPB-VNCH đã vào ngồi bàn trò chuyện chuẩn bị ăn thì tên mật vụ đứng phía sau lối vào bên tay phải, chĩa Camera vào quay... “thức ăn”.

Tên mật vụ áo tím “buồn tình”, tựa tường, đứng vòng tay, 2 tên còn lại đang ngồi ở chân cầu thang “ngó bâng quơ”.
Chỉ có khuôn viên tí xíu này mà 3 tên mật vụ giám sát!  Coi vậy chớ ai đụng tới coi chừng bị “dám giết” lắm!
 
Tên mật vụ đang “tâm sự loài chim biển” với TPB-VNCH.  Tên này thường xuyên theo dõi những lần phát quà rất tự nhiên!
Ai mà “bị” nó tâm sự thì nên ca bài “Tung Cách Chim Tìm Về Tổ Ấm”.
 
Hai em mật vụ đang đứng trong sân Chùa chĩa Camera quay những TPB-VNCH đang vào phòng ghi tên để nhận quà (ghi tên lại vì đã bị công an cướp phiếu nhận quà). Chú ý: Người mặt áo màu hồng, tóc ngắn là “Vẹm Cái” thường hay dấu mặt.
Ngoài ảnh nhìn vào phía tay trái, “em mặc áo tím” (cũng là áo tím), đang chống nạnh là “chính hén”, an ninh mật vụ!
 
Áo em màu tím hoa sim / Màu thương màu nhớ, màu mềm trái tim / Áo em làm mõi cánh chim / Giang hồ dừng bước đi tìm áo em”. Thấy vậy, chớ sợ chết mồ, hổng dám “xương” đâu!
Đằng sau lưng TPB-VNCH, có “5 anh em trên chiếc xe tang” mà 4 là mật vụ: một đang ngồi nói chuyện với TPB,  2 vẹm cái và 1 tên quay camera.  Vẹm cái mặc áo màu hồng luôn “em chả, mắc cở che mặt”, trà trộn vào phụ chế nước ngọt ra ly, bị phật tử trong Chùa đuổi khéo không cho.  Vẹm ca bài ca con cá để phụ giúp, nhưng cũng không được đành ra về sớm.  Không biết có mưu đồ gì không, nhưng nhà chùa “đề cao cảnh giác”, sợ bị bỏ thuốc độc, rồi bị vu oan là nhà Chùa phản động thuốc người.  Chuyện gì chớ chuyện này Người Việt Quốc Gia đã có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với CS lắm, chứ chẳng phải chơi đâu!  Ai nói vụ này là tuyên truyền xuyên tạc thì chính người đó mới xuyên tạc tuyên truyền. 
 
Quá nhiều máy quay, buồn tình, ngồi một mình ngay chân cầu thang quay chơi!
 
Vẹm Cáiđang dụ dỗ bé trai lấy tin tức tình báo nhân dân”.  Không biết em này có phải cháu ngoan bác hồ không?
Nếu không phải, phải tố cáo O Vẹm này đang “dụ dỗ trai chưa vị thành niên”.
 
Máy quay phim được “trồng lên người” ngoài lối đi chĩa vào nhà ăn.  Như thế mới đúng là trăm năm trồng người mà.  “Người được trồng” ở khắp mọi nẽo đường đất nước để thành công cụ cho vật “trồng lên người”.  Vì vậy đừng có ngạc nhiên là ở đâu trong Chùa cũng có mật vụ và camera.
 
 
Hễ thấy trẻ, lành lặn không chân gỗ, không khập khểnh thì đích thị không phải phe ta.  Hai “en” ngồi ghế đá bên phải là mật vụ.
Một đang thức, một đang ngũ, canh giữ hòa bình cho thế giới.
 
Y chang! Tên đã ngũ, giờ mới thức ngó về Đông, tên kia quay sang Tây tìm giấc ngũ sau khi đã canh gác cho hòa bình thế giới. Ủa sao lạ vậy?  Hòa bình rồi, thế giới đang ăn mừng hết chiến tranh và lo xây dựng đất nước, sao ta còn phải ôm súng canh gác cho họ nữa?  Về phần ta, lấy đâu ra người “lao động vinh quang”, xây dựng đất nước gấp mười lần hơn.  Hòa bình rồi, hơi đâu canh gác “mấy thằng què” tốn công, tốn sức.  Làm gì phải sợ chúng nó, hãy dùng sức trai trẻ gánh vác non sông để sánh vai cùng bè bạn năm châu bước lên thế giới đại đồng như lời bác dạy, đường bi đát, đường bác đi, có tốt hơn không!. Các em công an mật vụ trẻ có thấy mình đang ăn bám vào xã hội không?  Ăn bám vào tiền thuế của dân không?  Sức trai trẻ mà ngồi đó, kẽ ngó Đông, người nhìn Tây, phi lao động, canh gác các “chú bác” thì thật là hổ thẹn cho cha mẹ, phí phạm tài nguyên, công sức của đất nước!
Lại mặc áo tím nhìn vào Chùa, mặc áo vàng đi!  “Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc”... sẽ  được nhiều các “chiến sĩ gái” hâm mộ, có tốt hơn không!
 
Lúc này Hòa Thượng Thích Không Tánh đã lên Chánh Điện để trao quà cho TPB-VNCH.  Bên ngoài cửa ra vào Chánh Điện,
3 tên mật vụ chĩa Camera
vào Chánh Điện quay!  Và “Tượng Phật là tài tử chính”. 
 
“Tổ tam tam chế” và người đứng chăm chú ngó vào Chánh Điện chắc chắn thuộc đảng ủy.  Ai nói VN bây giờ không còn là CS nữa?  Bé cái lầm to!
 
Ngoài tổ tam tam chế, đảng quỹ chỉ huy, còn có vòng ngoài bảo vệ.  Trận chiến này y chang như ngày xưa Việt cộng lấ̃y thịt đè người, dùng biển người tấn công.  Hèn chi sau khi tổng kết cuộc chiến, miền Bắc chết hơn gấp nhiều lần miền Nam.
Bao vây mục tiêu tứ phía.  Tên mật vụ đứng bên ngoài cửa sổ chĩa Camera vào Chánh Điện.
 
Phía tay trái cửa sổ bên ngoài tăng cường hai an ninh mật vụ vừa quay, vừa nhìn.  “Anh nhìn em qua song cửa”
 
Hai tên mật vụ đứng trước Chánh Điện: tên mặc áo màu xanh lá cây và tên tay phải cầm máy bộ đàm. Chính nhóm mật vụ này đã bắt Dân Oan Lê Thị Kim Thu vào đồn Phường An Lợi Đông -Quận 2- Sài Gòn. Tên cầm bộ đàm đã khám điện thoại của Kim Thu và ghi chép lại các số đã lưu trong điện thoại (hên quá không bị xóa!).  Tội này đã vi phạm vào Điều 125 BLHS:  "Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”. Luật pháp ban hành ra sao không dùng hở mấy anh?
 
 
Tên mặc áo xanh là mật vụ, nhớ nhìn cho kỷ mặt, dùng “tam khoang” triệt buộc nó.  Nếu nó chưa vợ thì đừng ai gã con gái cho nó; nếu nó có vợ rồi thì đừng cho nó đẻ con gái; nếu lỡ đẻ con gái rồi thì đừng “gã chồng” cho con gái nó.  Chính tên này ngồi núp trong quán tạp hóa đối diện Chùa, khi Kim Thu ra khỏi cổng, tên này liền gọi điện thoại báo tin cho đồng bọn đang đợi ở Phường Thủ Thiêm, xông ra ép xe, chặn bắt Kim Thu.  Gian ác thật!  Không biết tên gì, nhưng đừng có tên Minh, sẽ “bị quở” là “Minh nào cũng là Minh”.
 
Tên mật vụ đang ngồi ghế đá cố giấu Camera.  Dấu chi em, “qua” thấy rồi!


Dân oan Lê Thị Kim Thu tường trình

Mỹ cố ý gây bệnh 1.300 người Guatemalan

1960 - 1975 Nghiên cứu vũ khí tại Việt Nam !
2000 - 2012 Nghiên cứu vũ khí tại Iraq, A Phú Hãn !

Mỹ cố ý gây bệnh 1.300 người Guatemalan

 

TTO - Theo Reuters ngày 29-8, các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết họ đã vi phạm y đức qua việc cố ý làm các tù nhân ở Guatemalan và những người bị bệnh tâm thần mắc bệnh giang mai và các bệnh hoa liễu để thử nghiệm kháng sinh penicillin trong những năm 1940.

 

Tổng Thống Guatemalan Alvaro Colom  trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ thử nghiệm thuốc - Ảnh: AP


"Tội ác chống lại loài người"?

Báo cáo của Ủy ban do Tổng Thống Mỹ thành lập để điều tra vụ việc ngày 29-8 cho biết: Một nghiên cứu y tế được Mỹ tài trợ thực hiện ở Guatemala đã không đối xử với những người tham gia vào nghiên cứu như những con người và không cho họ biết là họ đang tham gia thử nghiệm thuốc, giống một chương trình nghiên cứu tương tự tại Mỹ.

Ủy ban do Tổng Thống Barack Obama thành lập về các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu sinh học đã điều tra vụ thử nghiệm kháng sinh trị bệnh giang mai và thảo luận về những kết quả chính ở thủ đô Washington D.C vào ngày hôm qua nhưng báo cáo cuối cùng phải đến tháng 12-2011 mới hoàn thành.

Kết luận của Ủy ban có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Mỹ cũng như các vấn đề tranh cãi về đạo đức xung quanh việc thuốc mới sẽ được kiểm tra như thế nào trên người bệnh do các hãng dược tăng cường các phòng thí nghiệm ở nước ngoài. Những khuyến cáo của Ủy ban sẽ giúp tạo ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn nhằm bảo vệ bệnh nhân, những người được sử dụng như chuột bạch cho các cuộc thử nghiệm thuốc mới.

Guatemala đã gọi hành động thử nghiệm được tiến hành bởi Cơ quan vì sức khỏe cộng đồng Mỹ (PHS) là tội ác chống lại loài người. Năm ngoái, Guatemala cho biết sẽ xem xét việc đưa vụ việc này ra tòa án quốc tế. Nước này cũng tiến hành một cuộc điều tra riêng và các nạn nhân của vụ thử nghiệm đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ.

Một trong số những biểu hiện của bệnh giang mai bên ngoài cơ thể - Ảnh: Mailienpham.com

Theo kết quả điều tra của Ủy ban, nghiên cứu về các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh giang mai là mục tiêu khoa học quan trọng vào thời điểm đó, nhưng không thấy có lý do nào để biện minh việc các nhà khoa học Mỹ đã tìm cách gây bệnh cho các tù nhân.


Bằng cách nào?

Khoảng 1.300 người đã bị làm cho mắc các loại bệnh hoa liễu, hơn một nửa trong số họ nhiễm bệnh giang mai. Đó là các tù nhân bị truyền bệnh bởi những cô gái mại dâm được cố ý đưa vào tù và các bệnh nhân tâm thần. Một số người bị làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh tại bộ phận sinh dục, tay và mặt. Sau khi mắc bệnh, họ được điều trị bằng kháng sinh penicillin để kiểm tra khả năng đề kháng và phòng ngừa bệnh giang mai.

Bác sĩ John Cutler, làm việc cho PHS, là người chủ trì cuộc nghiên cứu từ 1946 đến 1948 với nguồn tiền tài trợ của chính phủ Mỹ. Nhiều đối tác Guatemalan cũng tham gia vào nghiên cứu này.

Trường hợp cụ thể được bác sĩ Cutler kể lại là một nữ bệnh nhân tâm thần mắc bệnh giang mai rất nặng nhưng vẫn bị ông làm cho nhiễm thêm để nghiên cứu. Bà này đã bị mắc thêm các bệnh hoa liễu khác trước khi bước vào giai đoạn bị tổn thương nặng và qua đời sau đó.

Susan Reverby, giáo sư tại đại học Wellesley College, người đã vạch trần sự việc nói: "Họ nghĩ đang tham gia vào cuộc chiến chống lại bệnh tật, và trong cuộc chiến thì phải có những người lính hi sinh".

Bác sĩ Cutler, cũng tham gia một phần vào nghiên cứu ở Tuskegee và cũng có mặt trong thử nghiệm năm 1943 đối với bệnh lậu ở Terre Haute, Indiana. Ở đây, tù nhân bị cố ý làm cho nhiễm bệnh nhưng khá hơn là họ được thông báo về nghiên cứu này và được sự cho phép của những người tham gia vào thí nghiệm. Cho đến khi qua đời năm 2003 Cutler vẫn không chịu xin lỗi về hành động của mình.

Giáo sư Reverby phơi bày sự việc ở Guatemala sau nhiều năm nghiên cứu tài liệu về cuộc nghiên cứu y học ở Tuskegee, bang Alabama nơi hàng trăm người Mỹ da đen bị cố ý làm cho lây bệnh giang mai trong 40 năm và đến năm 1972 mới dừng lại.


HỒNG VÂN

2011/08/29

Tảng băng ngầm trong xã hội VN

 Văn Quang - Từ Sài Gòn, ngày 27.8.2011

                                       Tảng băng ngầm trong xã hội VN


Đây là câu trả lời thứ ba của tôi về "hội chứng bất trị ở VN" và là vấn đề chính của xã hội VN hiện nay. Nó chẳng có gì mới, song nó tồn tại dai dẳng gần như bất trị làm điên đảo đời sống của đa số người dân. Đó là vấn đề tăng lương và lạm phát. Bỏ ra ngoài một số "đại gia", cậu ấm cô chiêu, con ông cháu cha và những người buôn gian bán lận, bán cẳng dài, cho thuê thân xác, lãnh lương nhà nước nhưng không cần đến lương mà cần đến một thứ lương khác không sổ sách…Họ sống đế vương trên những cái khố rách áo ôm của người lao động thật sự.


Chụp giựt đã thành một lối sống còn.

Khi đồng tiền càng mất giá thì xã hội càng hỗn loạn, khi xã hội càng hỗn loạn thì càng có nhiều cơ hội mở ra cho những kẻ ăn trên ngồi trước. Tuyệt đại đa số người dân Việt đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát và tăng giá, ngày càng gia tăng chứ không bớt đi. Mặc dầu từ quốc hội đến nhà nước và các chuyên viên kinh tế hàng đầu, hàng đuôi đang ra sức kiềm chế, mang hết bộ óc thông minh có giới hạn ra "hiến kế", thảo luận tơi bời hàng ngày. Nhưng kết quả cụ thể mang lại là gì? Vẫn chưa có đáp số.
 
Đời sống ngày càng khó khăn hơn, chụp giựt từng cơ hội nhỏ khiến tình nghĩa chỉ còn là chuyện "cổ tích". Có thể nói cuộc sống hiện nay của hầu hết mọi người là chụp giựt từng cơ hội nhỏ. Từ những gia đình trước đây được gọi là trung lưu đến những nhà tiểu thương buôn bán có cửa hàng cửa hiệu hay buôn thúng bán bưng cũng đều phải lao theo cơn sóng thần lạm phát và cơn bão giá nhảy múa. Không thể trách họ được, họ cần phải sống, phải có thêm "thu nhập" mới giữ được mái ấm gia đình.
 
Những người lao động chân tay, những sinh viên học sinh nghèo phải lao đi kiếm việc làm thêm. Cả đến những bà nội trợ xót cảnh chồng con vất vả cũng tìm thêm việc làm. Tất nhiên không thể tránh được những cạm bẫy rình rập quanh sự nghèo đói, túng thiếu. "Đói ăn vụng, túng làm liều" là chuyện không thể tránh khỏi. Những chuyện đó ở xã hội nào cũng có, nhưng ở VN ngày nay càng nhiều hơn.

Ngoài những chuyện trên bề mặt như mọi người đều biết như những gia đình tan vỡ, những cậu trai mới lớn, những cô gái mới vào đời chỉ vì một chút cám dỗ nhỏ nhoi cũng đành sa chân xuống bùn đen. Những trọng tội cướp của giết người ở lứa tuổi 15-16, những cảnh lừa tình, bẫy tình, bẫy cả thầy giáo của lứa tuổi "ô mai", những cảnh buôn người do những "tú bà tuổi teen" nhan nhản trên các trang báo, các toà án.
 

Chuyện không thể kể cùng ai.

Còn vô số những tảng băng chìm đang âm ỷ chảy trong lòng xã hội từ thành thị tới thôn quê. Giả dụ như một cô sinh viên ở tỉnh lên thành phố trọ học. Mọi thứ đều leo thang, từ giá thuê nhà đến tiền ăn, tiền học, tiền xe và hàng chục thứ khác cấp bách hàng ngày đều đắt đỏ, cô phải đi kiếm việc làm thêm. Làm gia sư đã là may nhưng gặp cậu chủ đòi "chiều tí đỉnh", có cô phải cắn răng chịu trận. Làm bồi bàn buộc phải chiều khách "xoa nắn" cũng là chuyện thường tình. Những bà nội trợ đi làm thêm, đôi khi bị dụ dỗ cũng gật đầu vì nghĩ "chẳng mất gì" mà lại có thêm "thu nhập" giúp chồng con. Những "chuyện vặt" ấy nếu không kể thì chẳng ai biết, nó cứ âm thầm diễn ra dưới muôn hình vạn trạng. Có khi là những nỗi đau âm thầm, nỗi đau "muôn đời" không thể chia sẻ cùng ai, sống để dạ, chết mang theo mà thôi. Hình ảnh ấy mô tả sự bi đát của tảng băng ngầm trong xã hội VN bây giờ là như thế.
 
Đấy là chưa kể đến những cô, những bà không bị ép buộc, chỉ vì thèm khát muốn "lên đời" nên sẵn sàng cam tâm tình nguyện đi tìm "con mồi" đáp ứng những nhu cầu của mình như câu chuyện bại hoại thuần phong mỹ tục, đạp đổ luân thường đạo lý ở một làng quê hẻo lánh như tôi đã nhắc đến trong bài trước. Nhìn những hiện tượng ấy bạn nghĩ gì? Ai giải được mã số của bài toán này?
 

Lạm phát cao nhất Đông Nam Á.

Không cần phải diễn tả thêm, bạn đọc hẳn đã rõ tình trạng lạm phát của VN hiện nay ra sao. Xin dẫn lời một quan chức VN về lạm phát:
 
Bàn về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng lạm phát ở VN đang cao nhất châu Á, nhì thế giới". Ông Trần Hoàng Ngân (TP.Sài Gòn) nêu số liệu cụ thể trung bình suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số.
 
So với cuối năm 2010 thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước.
 
Nước đứng thứ hai là Indonesia 7,4%. Trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Philippines 4,7%...
 
Khách quan, nhìn chung tình hình thế giới, ở đâu cũng thấy giá cả leo thang. Không một quốc gia nào giữ được mức sống như vài năm trước. Tổng thống Pháp cũng đã phải kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên sự lạm phát và giá cả leo thang của các nước trong phạm vi người dân có thể chấp nhận được, bớt đi một cuốc xe hơi, một chuyến du lịch nhỏ là mức sống có thể yên bình. Nhưng ở một nước nghèo như VN thì khác. Giá cứ tăng vùn vụt, mỗi ngày một giá. Thắt lưng buộc bụng cũng chẳng đủ. Phải ăn thiếu đi, chưa đói nhưng mọi tiện nghi đều hạn chế đến mức tối đa.
 
Lạm phát kéo theo nhiều chuyện cười ra nước mắt. Trong những ngày cuối tháng 8 này, giá vàng nhảy múa đến nỗi người ta gọi là "điên loạn".
 
                                           
                                                           Sáng chen chúc nhau đi mua vàng
 
                                          
 
                                          

Cuộc chạy đua hở đâu chụp giựt đấy rõ ràng hơn bao giờ hết. Thấy giá vàng lên vội vàng vội chạy đi mua để hòng kiếm lời trong vài ngày sắp tới. Nhiều người mua, giá lại vọt lên cộng với giá vàng thế giới tăng chút đỉnh đẩy giá cao hơn. Chính phủ can thiệp bằng cách cho mua thêm 5 tấn vàng, giá xuống chút đỉnh, lại đổ xô xếp hàng rồng rắn đi bán. Vừa bán xong, giá vàng lại lên cao ngất ngưởng. Có ông mang cả bao tải tiền đi mua vàng.

                                           
                                                          Chiều xô đẩy nhau đi bán vàng
 
                                          

Nhưng chỉ từ sáng đến chiều, giá vàng lại xuống cả triệu đồng một lượng. Trong vài ngày gần đây nhất, giá vàng đang từ hơn 49 triệu đồng một lượng, sáng 25-8 bỗng xuống hơn 4 triệu đồng. Có người mua 49 triệu đồng, nay lại cấp tốc đem bán với giá 45 triệu đồng vì sợ giá còn xuống nữa. Cứ thế, cuộc đua "ăn xổi ở thì" chẳng bao giờ có hồi kết. Nhiều chủ hiệu vàng tại Sài Gòn có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong. Tiền chui vào túi ai? Thật ra giới kinh doanh vàng đang ra sức lũng đoạn thị trường bằng những mánh lới tạo ra cung cầu giả, ép giá từng giờ, từng ngày. Thế nên khôn cũng chết, dại cũng chết, nhanh cũng chết, chậm cũng chết.


Cuộc chạy đua giữa các ngân hàng.

Các ngân hàng thì đua nhau tăng lãi suất cả đầu vào đầu ra. Người có tiền gửi ngân hàng sẽ được thoả thuận ngầm. Lời 14% một năm theo quy định của nhà nước chỉ còn là con số ảo, chẳng có khách hàng nào chịu chấp nhận. Người gửi tiền đi "khảo giá", tất nhiên là "khảo giá ngầm" ở vài ngân hàng, chọn nơi nào có lời nhất mới gửi. Ít nhất là 17% trở lên. Có ngân hàng mạnh tay cạnh tranh cho thân chủ lãi suất đến 18-19%. Gửi càng nhiều, lời càng lớn.
 
Trong khi các doanh nghiệp è cổ ra vay lời đến 23-25% mà vẫn phải vay. Không có tiền thì đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Các doanh nghiệp chuyên mua bán đất, làm nhà nhiều tầng cho thuê, nếu không đủ vốn đành bỏ dở công trình xây dựng. Vì thế phải "cố đấm ăn xôi", đành cứ phải vay ngân hàng với giá cắt cổ. Nhà chưa xây xong hoặc xây xong chưa cho thuê hay chưa bán được, lại è cổ ra trả nợ ngân hàng.

Vay ngân hàng cũng khó khăn, lại đưa ra chiêu gạ các "thân chủ" góp vốn. Lại phát sinh ra những nhà cho thuê tư nhân, cho vay lời nhiều hơn. Đến khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì "biến", thế là lại tay trắng. Có khi doanh nghiệp chạy cửa sau, thế chấp một tài sản cùng lúc cho hai ba ngân hàng, có "quan chức" ngân hàng nhận đút lót cho vay văng mạng, không cần xác minh tài sản. Lại ở tù.
 
Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ xoay tít mù. Chẳng cơ quan nào có thể can thiệp hiệu quả vào thị trường này. Cứ mặc người dân và ngân hàng "đối phó" với nhau. Sự hỗn loạn của thị trường vàng, ngân hàng và tỉ giá đô la chẳng thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Đó là vài hệ quả của tình trạng lạm phát.
 

Giá xăng dầu bất ngờ giảm có đáp ứng được nỗi lo của người dân?

Tình trạng bão giá vẫn chưa có lối thoát. Chưa có mặt hàng nào xuống giá dù chỉ là 1%.

Về mặt xăng dầu, cứ khi nào giá dầu thế giới tăng là ở VN đáp ứng ngay, tăng bất ngờ để tránh đầu cơ khiến người dân bật ngửa. Nhưng khi giá dầu thế giới xuống thì ở VN giá xăng dầu vẫn bất di bất dịch trong một thời gian dài, không chịu xuống.
 
Đến nay, trước sức ép của dư luận, giá xăng A92 giảm từ 21.300 đồng một lít xuống còn 20.800 đồng một lít từ 9 giờ tối 26-8 theo thông báo của Bộ Tài chính. Mức giảm 500 đồng được áp dụng với các loại xăng, trong đó A92 còn 20.800 đồng một lít, thay vì mức kỷ lục 21.300 đồng áp dụng từ tháng 3 tới nay.
 
Giới chuyên gia cho rằng dù mức giảm 300-500 đồng chỉ mang yếu tố tinh thần, song người tiêu dùng phần nào tin tưởng rằng họ đã được sòng phẳng hơn trong chính sách điều hành. Sau bao lần tăng cao và nhanh, dù là nhỏ giọt nhưng có thể thấy, nhà điều hành đã nghe được tiếng nói của dân.
 
Tuy nhiên vẫn có những người dân chưa thể đồng ý với đợt giảm giá này.

Anh Trung, nhà ở đường Mễ Trì đang đổ xăng cho biết: "Không biết đợt giảm giá lần này có phải là 'đà' để cho đợt tăng giá tiếp theo. Kinh nghiệm của tôi từ vài năm nay, cứ đợt nào giảm một chút thì y như rằng lần sau lại tăng lên gấp đôi, ba".

Anh Tuấn, nhà ở đường Phan Văn Trường lắc đầu: "Giá mức giảm được nhiều hơn 500 đồng thì tốt, vì lần nào tăng cũng tăng mạnh, mà giảm thì nhỏ giọt. Báo chí nói từ cách đây cả tuần giá xăng dầu nên giảm, nhưng giờ người tiêu dùng mới được toại nguyện. Vậy mà, mức giảm chỉ 500 đồng, chẳng bõ"!
 

Một độc giả của báo Dân Trí, anh Ngo Dong (
alone2111@yahoo.com.vn) than thở:
"Nản toàn tập. Lúc tăng thì tăng mấy nghìn liền. Lúc giá xăng dầu thế giới giảm mạnh một thời gian thì chả có ý kiến gì cả ? Trước sức ép của dư luận, xăng dầu đã giảm nhưng giảm thế này thì thà không giảm còn hơn. Cứ cái kiểu độc quyền xăng, điện...như hiện nay, người dân còn khổ nhiều"!
 

Cũng trang báo này đã viết: "Việc giá xăng vừa được Bộ Công Thương, Bộ Tài chính công bố sẽ giảm từ 300 – 500đồng/lít trong tối 26/8 được nhiều người cho rằng là quá ít so với số tiền lúc tăng và đặc biệt trong thời kỳ kinh tế lạm phát thì con số ấy quả thật không thấm tháp vào đâu".
 
Tình trạng độc quyền xăng dầu bởi Petrolimex đang chiếm 60% thị phần và chi phối thị trường bán lẻ. Tổng công ty này cứ than lỗ 500 - 600 đồng/lít xăng nhưng trong cáo minh bạch tài chính để lần đầu chào bán cổ phần ra công chúng mới đây, Petrolimex báo cáo… lãi hàng ngàn tỉ đồng. Điều này cho thấy chuyện các doanh nghiệp xăng dầu than lỗ là không thể tin được, chẳng hiểu vì sao các cơ quan quản lý không làm rõ sự tù mù đó?
 

Tâm lý sợ tăng lương!

Theo một nghị định mới nhất của chính phủ VN thì từ ngày 1-10 đến hết ngày 31-12-2012, lương tối thiểu không phân biệt loại hình doanh nghiệp sẽ lên mức cao nhất là 2 triệu đồng áp dụng cho vùng một. Xin tóm tắt là bảng lương mới này áp dụng đối với tất cả người lao động làm việc tại mọi loại doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nhà kinh doanh cá thể, công ty có vốn đầu tư nước ngoài...
 
Theo Tổ chức Lao động quốc tế, lương tối thiểu của một số nước trong khu vực: Nhật 873 USD/tháng, Hàn Quốc 768 USD/tháng, Philippines 232 USD/tháng, Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải) 187 USD/tháng, Thái Lan (Bangkok) 177 USD/tháng, Indonesia 145 USD/tháng, Lào 71 USD/tháng, Campuchia 68 USD/tháng. Lương tối thiểu của Việt Nam mức cao nhất là 2 triệu đồng/tháng (gần 100 USD), chỉ cao hơn mức lương của Lào và Campuchia.
 
Đứng trước tình hình được báo trước, lương chưa tăng giá đã tăng, lương tăng thì giá lại tăng nữa. Cho nên nghe tăng lương cả nhà đều lo sốt vó chứ không mừng. Từ anh công tư chức đến người lao động chân tay đều kêu trời như bọng. Theo một cuộc khảo sát của một tờ báo ở VN với hơn 3.400 người cho thấy, có tới hơn 1/4 số người được hỏi cho biết, trong thời điểm bão giá hiện nay, họ đã chọn về quê lập nghiệp và hy vọng cuộc sống yên ổn hơn.

Tuy nhiên về quê cũng có nhiều vấn đề nan giải. Ruộng đất không có, làm ăn khó khăn, biết làm gì bây giờ? Trở ngại cho việc học hành của con cái rồi còn các dịch vụ về y tế, thông tin... ở các vùng nông thôn còn có sự chênh lệch lớn so với thành phố… Cho nên đi cũng dở, ở không xong.
 
Tôi chỉ nêu 3 ý kiến của người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để bạn đọc hiểu rõ về tâm lý sợ tăng lương và thông cảm với người lao động VN:

1- "Tôi không cảm thấy mừng mà lại thấy lo vì lần nào tăng lương thì giá cả lại leo thang đến chóng mặt. Nếu đã tăng lương cho dân thì hi vọng Chính phủ cũng kiểm soát được giá cả thị trường cho người dân đỡ khổ. Chứ lương tăng 1 đồng, giá tăng 5 đồng như hiện nay thì thà không tăng lương còn hơn". - Đặng Thị Minh Hiền (dang_minh_hien@yahoo.com)

2- "Xin đừng tăng lương các bác ơi, không thì công nhân viên chức bọn em không dám đi chợ nữa vì giá thực phẩm tăng còn kinh hơn. Chỉ cần làm sao thực phẩm giảm giá mà lương chỉ cần vậy, không cần tăng đâu" – Hồng Khuê: (ngockhue2211@yahoo.com.vn)

3- Đúng là một bài toán lẩn quẩn mà bao nhiêu bộ, ngành, chuyên gia, lãnh đạo giải mãi không ra. Xin hãy bình ổn giá trước khi tăng lương, chứ tăng lương vì giá, tăng lương lại là điều kiện để giá tăng mà tăng gấp mấy lần lương thì bản thân tôi (và có thể là nhiều người thu nhập thấp) sợ lắm...".- Ngọc Lan: (ngoclanlfc1611@gmail.com)
 

Chắc tôi không cần phải lý giải nhiều hơn nữa.

Văn Quang – 27-8-2011
 

Cuộc Đời và Sự Nghiệp: Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Cuộc Đời và Sự Nghiệp: Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Thích Nguyên Siêu

1.  Dẫn Nhập :
          Con đường hoằng dương Phật pháp của Đạo Phật Việt Nam đã viết nên những trang sử  hạnh nguyện từ bi, hành trạng vô úy, đại hùng của chư vị lịch đại Tổ Sư kể từ thời du nhập cho đến hôm nay. Con đường hoằng dương Phật pháp ấy có lúc thăng, có khi trầm theo vận nước, nhưng Đạo Phật Việt Nam luôn hiện hữu và tồn tại trong trái tim dân tộc suốt chiều dài lịch sử hai ngàn năm qua. Chính trái tim ấy đã đẩy những dòng máu để nuôi lớn Tăng già Việt Nam trở thành những bậc xuất trần thượng sỹ. Hòa Thượng Thích Trí Quang đã viết : "Dòng máu của Tăng già Việt Nam là dòng máu trí tuệ, sáng suốt, dòng máu đại hùng, đại lực ;  dòng máu từ bi hỷ xả, dòng máu tinh tấn, dũng mãnh, dòng máu ấy đủ tất cả, không thiếu một đức tính tốt di truyền nào. Con đẻ của dòng máu ấy là những anh hùng vị tha, lợi tha và giác tha, cứu khổ và giải thoát cho muôn loài. Dòng máu ấy làm cho Tăng già thành bậc tai mắt của người và trời, làm kiểu mẫu cho tam giới. Dòng máu ấy đào tạo Tăng già thành những bậc giác tha, những Đức Phật. Dòng máu ấy là dòng máu Chánh giác cao cả của Đức Phật vậy."  [1]

          Tiếp nối dòng máu của chư vị Tổ đức, Thiền sư Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Tử và nền văn hóa giác ngộ Luy Lâu, Hòa Thượng Thích Thiện Minh đã thừa tiếp và thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp từ đó, để qua những tháng ngày hoằng pháp độ sanh, Hòa Thượng đã đem hết tâm huyết của mình phục vụ cho nhân quần xã hội. Bằng khả năng sẳn có, bằng ý chí kiên định, Hòa Thượng đã chấn tích vân du khắp các miền: từ Huế lên Cao nguyên, xuống miền Nam, ra miền Trung để điều động Phật sự, hoạch định phương án hoằng pháp, thiết lập các cơ sở chi hội, khuôn hội, tổ chức các đại hội từ hạ tầng cơ sở đến trung ương đẩy mạnh công cuộc chấn hưng Phật giáo, tạo dựng nền hòa bình cho quê hương dân tộc.

           Hình ảnh Hòa Thượng trong chiếc áo tràng đà, chiếc kính gọng đen to bản cố hữu, thật thâm trầm, đỉnh đạt, biểu hiện một Tăng tướng oai nghi mà qua những thập niên đương đại Hòa Thượng là bậc thiệu long Thánh chủng, là rường cột của Giáo Hội. Hòa Thượng đã dâng hiến trọn đời cho dân tộc, Đạo Pháp. Trong hàng Tăng đoàn, nơi ngôi Tổ đình, Hòa Thượng là bậc Chúng trung tôn để truyền trì mạng mạch Phật pháp; còn khi dấn thân vào đời hoằng pháp thì Hòa Thượng là một chiến lược gia, là một nhà hùng biện. Đến khi bị tù ngục qua bao chế độ thì Hòa Thượng là Bồ tát hóa thân vào đời ác năm trược và chịu khổ nhục thay cho mọi người. Tâm tư của Hòa Thượng lúc nào cũng thanh thản, trần tĩnh như tướng mạo của Hòa Thượng. Sau năm 1975, chế độ Cộng Sản Việt Nam bức hại, khủng bố Hòa Thượng, nhưng vẫn giữ lập trường dứt khoát, không bao giờ bắt tay với cộng sản. Hòa Thượng đứng thẳng người làm vị thuyền trưởng để lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt qua cơn phong ba bão táp của chế độ nghiệt ngã cộng sản Việt Nam. Hòa Thượng đã khẳng định dứt khoát qua cuộc nói chuyện với tướng Đỗ Mậu :  "Dù tình thế có đi về đâu, thì Phật Giáo vẫn đứng trong lòng dân tộc mà đấu tranh cho đến cùng, bằng thế cách này hay chiến thuật khác. Thiếu tướng cứ tin đi, còn Giáo Hội, còn tôi thì cuộc tranh đấu không bao giờ ngừng."
[2] Hòa Thượng Thích Thiện Minh là hạt nhân để tựu thành sử mệnh quê hương. Sử mệnh ấy là kiến tạo nền hòa bình chơn chánh – Dân chủ, tự do và nhân quyền. Phương châm hành hoạt Phật sự của Hòa Thượng là phát huy đạo pháp trường tồn và thăng tiến trên lộ trình tu tập đạo giải thoát.


          2.-  Tiểu Sử :


           Hòa Thượng, thế danh là Đỗ Xuân Hàn, húy Thượng Tâm Hạ Thị hiệu Thiện Minh, tự Trí Nghiễm. Sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Hòa Thượng có túc duyên với Phật pháp từ nhiều đời nhiều kiếp nên từ thuở nhỏ Hòa Thượng đã được quy y và xuất gia với Đại lão Hòa Thượng Thuyền Tôn, Thích Giác Nhiên – Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam THống Nhất.

           - Năm 1936 - 1939 theo học lớp Sơ đẳng Phật học tại chùa Trúc Lâm - Huế.
           - Năm 1939 - 1944 theo học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Báo Quốc - Huế.
           - Năm 1944 -1947 theo học chương trình Đại học Phật giáo cũng tại Phật đường Báo Quốc - Huế.
            - Năm 1948, Hòa Thượng thọ đại giới Tỳ Kheo tại giới đàn Báo Quốc do Đức Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết – Đức Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam THống Nhất làm đàn đầu Hòa Thượng. Cuối năm ấy, Hòa Thượng được công cử làm Hội trưởng Hội Phật học Đà Lạt kiêm giảng sư của Giáo Hội tại Lâm Đồng.
            - Năm 1948 - 1952, Hòa Thượng lần lượt tổ chức những chi hội Phật giáo tại Cầu Đất, Sông Hinh - Blao, Di Linh, Đơn Dương, La Ba.
           Song song việc điều hành Phật sự tại đây, Hòa Thượng đã thành lập các đơn vị Gia Đình Phật Tử Lâm Nguyên, Cầu Đất, Trại Mát, Trạm Hành… Tổ chức những trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng, Huynh Trưởng Sơ Cấp và Cấp 1.
- Năm 1952, Hòa Thượng được Giáo Hội thỉnh cử làm Hội Trưởng Hội Phật Học Khánh Hòa.

          Công cuộc xây dựng và phát triển Phật giáo tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, có hiệu quả phần lớn là do công Hòa Thượng. Sự nghiệp này gồm có 4 công trình chủ yếu :

          1.- Kiện toàn các cơ sở hạ tầng của Giáo Hội và thành lập Ban trị sự toàn miền.
          2.- Thành lập Phật học viện Nha Trang.
          3.- Thành lập trường Bồ đề.
          4.- Thành lập những Gia Đình Phật Tử đầu tiên.

          - Năm 1956, Hòa Thượng đã vận động thành lập Ban tổ chức Đại hội Tổng hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 2 tại Chùa Ấn Quang, Sài Gòn.
          - Năm 1957 - 1960, Hòa Thượng điều hành Phật sự tại các tỉnh miền Trung mà nhất là Thừa Thiên - Huế, cũng như tổ chức các trại họp bạn ngành Thiếu Gia Đình Phật Tử toàn quốc.
          - Năm 1963, Hòa Thượng cùng các bậc tôn túc lãnh đạo ủy ban liên phái Bảo vệ Phật giáo đòi hỏi chế độ nhà Ngô thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội.
           - Năm 1964, Đại hội Thống nhất Phật giáo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Hòa Thượng được thỉnh cử làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên.
           - Năm 1970, Hòa Thượng tham dự Hội nghị Tôn giáo và Hòa bình tại Tokyo, Nhật Bản.
            - Năm 1973, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Hòa Thượng đảm nhiệm chức vụ Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
           - Năm 1974, Hòa Thượng được Đại hội cung thỉnh Cố vấn Hội đồng Viện Hóa Đạo và tham dự Hội nghị Tôn giáo và Hòa bình tại Louvain, Bỉ Quốc.

           Lịch sử đã sang trang, quê hương, dân tộc đã chìm vào sự cai trị nghiệt ngã của chế độ cộng sản Việt Nam. Đạo Pháp cũng trôi theo vận nước bềnh bồng vô định. Vào ngày 13 tháng 4 năm 1978, Cộng sản bắt giam Hòa Thượng tại Tổng nha Cảnh sát cũ, rồi chuyển sang trại Phan Đăng Lưu… và Hòa Thượng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 17.10.1978 sau 6 tháng 5 ngày bị nhốt trong xà lim tối tăm, đánh đập, tra tấn dã man của chế độ.

            Suốt cuộc đời phụng sự Đạo pháp, Dân tộc, Hòa Thượng là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ mai sau. Hòa Thượng Thích Thiện Minh, người đã sống cái sống của con người đương đầu với bạo lực và khi chết cũng là cái chết của con người vô úy trước bạo lực.

           Hòa Thượng đã ra đi trong niềm đau thương vô hạn của dân tộc, trong nỗi thương tiếc vô cùng của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam. Cho đến hôm nay, tánh đức từ bi, tinh thần vô úy của Hòa Thượng vẫn luôn sáng ngời trong tận cùng tâm thức của mỗi đoàn sinh, huynh trưởng các cấp Gia Đình Phật Tử và ý thức Thiện Minh – Ý thức hòa bình dân tộc, ý thức bất diệt cho Đạo pháp luôn sáng ngời trên bầu trời quê hương và thế giới hôm nay.


           3.-  Tính khí khái và bất khuất của một bậc tôn giả, Hòa Thượng Thích Thiện Minh đã chết trong ngục tù cộng sản Việt Nam.


           Thừa hưởng dòng máu quật cường của dân tộc Việt và chí nguyện nhập thế độ đời kham nhẫn của đạo Phật, Hòa Thượng ung dung tự tại dù hoàn cảnh có nghiệt ngã hay khốn cùng. Vào năm 1978, Hòa Thượng đã chống gậy lang thang từ văn phòng Viện Hóa Đạo đến chùa Già Lam, từ chùa Già Lam qua chùa Pháp Vân, từ Pháp Vân đến Trung tâm Quảng Đức mà chẳng có nơi nào là chốn tạm dung, vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không cấp hộ khẩu. Hòa Thượng tự biết rằng nhà tù là chốn dung thân. Hòa Thượng chuẩn bị hành trang với hai bộ quần áo, y hậu và một vài vật dụng cần thiết cá nhân, đợi ngày vào tù cộng sản và chính nơi đó là nơi an nghỉ cuối cùng. Cánh cửa nhà tù khép lại, chôn kín hình ảnh một kẻ sỹ xuất trần nhưng không thể vùi chôn chí nguyện hóa độ của bậc thượng nhân lợi tha giác ngộ.

           Ngôi làng Bích Khê, nơi quê hương đầu đời của Hòa Thượng, và cũng từ đó, từ mảnh đất nghèo khổ, khô cằn sỏi đá, từ vị trí địa dư lịch sử, địa đầu giới tuyến, bên dòng sông Thạch Hãn phân chia ranh giới Bắc Nam, ý thức "Thiện Minh" tạo dòng sinh mệnh Đạo Pháp quê hương được bắt nguồn từ đó, từ tinh thể của quận Triệu Phong kết thành người "Thiện Minh" lịch sử. Quảng Trị đêm mưa đông, ngày nắng hạ đã nuôi lớn trái tim dân tộc bằng liếp cải, nương dâu trong ý thức "Thiện Minh", người con trong lòng Đạo Pháp.

           "Thiện Minh" tên người lãnh đạo Giáo Hội Thống Nhất bất khuất mà cả một thế hệ tôn sùng, thành thiết đảnh lễ. Đảnh lễ để thấy mình đang học một bài học lịch sử sống mà Hòa Thượng Thiện Minh là hiện thân của dòng lịch sử đó. Dòng lịch sử dân tộc kiêu hùng; ngọn đuốc "Thiện Minh" soi đường tăm tối, xoáy tận vào lòng người, vào tâm can, lương tri của những con người bạo hành, phi nhân. Bài học "Thiện Minh" là bài học ngàn vàng mà thế hệ đã qua, thế hệ hôm nay hay thế hệ mai sau ai cũng phải học. Học cái can trường, học cái bất khuất, học cái dũng cảm, học cái hy sinh, học cái quên mình và học cái không thù hận giữa những người thù hận. Học cái trung cái nghĩa, cái từ bi, cái hỷ xã, cái trí tuệ của dòng dõi Tăng già Việt Nam. "Thiện Minh" con người của ý thức hệ, con người của lương tâm, con người của những con người đang sống, đang cưu mang lý tưởng hòa bình. Ý thức "Thiện Minh" được khơi nguồn và dẫn đi từ đầu đời dòng lịch sử dân tộc. Tự tính hào hùng trong ý nghĩa tự tri, bất khuất trong giá trị trí thức, can trường trong tự tính bảo tồn cái phải và không hận thù trong khả tính quyến thuộc từ bi. "Thiện Minh", tên người là những khả tính ấy.

          Ý thức "Thiện Minh" cho chúng ta bài học lịch sử mà Hòa Thượng đối đáp qua cuộc nói chuyện với người đại diện cộng sản Việt Nam, Mai Chí Thọ, trước chủ trương và lập luận bạo hành của chế độ. Mai Chí Thọ nói :  "Có thể các Thầy nói hàng ngàn người nghe, chúng tôi nói không ai nghe, nhưng chúng tôi có súng, có nhà lao, có quân đội. Tất cả chúng tôi có trong tay. Liệu các Thầy có chống đối được không và chống đối đến bao giờ ?"  Qua lời nói trên, chúng ta càng thấy rõ thái độ điềm tĩnh, tâm tư từ hòa của bậc đại sĩ bằng cái nhìn kinh nghiệm lịch lãm suốt một chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Hòa Thượng nói :  "Tôi nghĩ rằng có lẽ ông đã nói sai. Hơn ai hết ông biết rằng trong suốt thời gian đương đầu với Pháp và với Mỹ, kẻ khác chứ không phải là ông đã nói ra những câu tương tự như vậy. Lịch sử đã chứng minh rằng súng đạn và nhà tù không phải là tất cả, lại càng không phải là yếu tố tất thắng. Một Ngô Đình Diệm với chín năm cai trị bằng mật vụ ;  một Tần Thủy Hoàng với chính sách bạo ngược đốt sách, chôn học trò. Kết quả như thế nào ?  Đúng, chúng tôi một tấc sắt cũng không có trong tay và các ông thì có tất cả. Nhưng chúng tôi biết bài học lịch sử."

           Bài học kinh nghiệm lịch sử cho thấy, lời nói của Hòa Thượng không bao lâu, các nước cộng sản Đông Âu đã sụp đổ. Cái nôi cộng sản Liên Xô cũng tan tành. Lời nói đó đã chứng minh cho cộng sản Việt Nam thấy không phải có đủ súng đạn, có dư nhà tù, quân đội là tất thắng.

          Nỗi tang thương hay niềm đau của dân tộc, hình ảnh của cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, người con trong lòng Đạo Pháp :  "Một gương mặt bầm tím với râu tóc mọc dài, yên nghỉ trong chiếc quan tài. Tất cả những phần còn lại của con người yên nghỉ đó đều bị che lấp, không ai biết có vết tích gì trên phần còn lại đó hay không ?"

        
  "Hòa Thượng Thích Thiện Minh, chiến lược gia của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người đã từng ở tù trong cả ba chế độ, hôm 17 tháng 10 năm 1978 đã bỏ mình trong một nhà tù của cộng sản tại thành phố Hồ Chí Minh." Đây là tin của đài BBC London.

           "Hình ảnh cuối cùng của Thượng Tọa Thiện Minh mà người ta thấy, là một thi thể được che phủ kín mít, nằm tại một khu rừng ở Hàm Tân (Bình Tuy) ngày 18 tháng 10, 1978. Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo là một trong số rất ít người được công an thành phố Sài Gòn cho phép đến thăm và nhìn thi thể của Thượng Tọa lần chót. Khi Hòa Thượng Trí Thủ giở tấm vải che mặt, những người chứng kiến xúc động, thấy khuôn mặt của Thượng Tọa bầm đen và râu tóc trắng xóa mọc dài. Những gì có thể thấy được và biết được về Thượng Tọa Thiện Minh chỉ có thế. Chính quyền cộng sản Việt Nam cũng muốn gói trọn cái thi thể và tất cả những tin tức về cái chết của Thượng Tọa Thiện Minh tại khu rừng Hàm Tân xa xôi, hẻo lánh." 
Sđd trang 68.

           4.-  Chí nguyện của bậc xuất trần - Sự nghiệp bảo vệ Đạo Pháp và quê hương.

           -  Kiến tạo nền hòa bình cho Việt Nam Dân Chủ tự do.

           Từ thủa sinh tiền, Hòa Thượng luôn hành hoạt bằng một sinh thái của bậc thượng sĩ, nghĩ trước cái nghĩ của người và làm trước cái làm của thế thường vốn có, do vậy, Hòa Thượng để tâm xây dựng một nền hòa bình cho quê hương dân tộc. Vì, suốt chiều dài lịch sử, kể từ thời mở nước, giữ nước cho đến hôm nay, trải qua bao nhiêu triều đại, chế độ, quê hương Việt Nam phần nhiều chịu nhiều thế lực và áp lực ngoại bang xâm lược, người dân sống trong cảnh lầm than của một tiểu quốc. Do vậy, hòa bình là điều kiện tất yếu phải có và giá trị của hòa bình phải được tái lập để dẫn khởi trong mọi lãnh vực xã hội và dân chủ, tự do, nhân quyền là sức mạnh sống của một nền văn minh, tiến bộ của con người. Hòa Thượng đã đem hết tâm huyết để dóng lên tiếng nói hòa bình, để khơi dậy ý thức hòa bình, cho dân tộc biết yêu thương nhau, biết xây dựng cho nhau ý thức sống dân chủ, tự do. Đây chính là tinh thần tự chủ, độc lập để bảo vệ quê hương, nuôi lớn dân tộc. Nhưng tiếc thay, tiếng nói hòa bình của Hòa Thượng đã bị dập tắt bởi những thế lực chính trị thời đại và tự thân của Hòa Thượng đã bị tù đày và ám sát thương đau. Nhưng dù cho Hòa Thượng bị ám sát, bì tù đày qua nhiều chế độ đương thời, ý thức và tiếng nói hòa bình của Hòa Thượng luôn tuôn chảy và in sâu trong tâm thức của dân tộc Việt, là sự nghiệp hằng hữu trong hàng triệu con tim của sinh dân Việt Nam, là ngưỡng vọng của loài người trên thế giới.

           -  Gìn giữ cương lĩnh để xây dựng và phát huy Giáo Hội Thống Nhất kể từ những ngày đầu năm 1964 thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Thượng là một trong các bậc tôn túc, đã dấn thân, chịu nhiều sự hi sinh kể cả thân mạng để giữ vững lý tưởng và sự tồn vong của Giáo Hội. Trong hội đồng viện, Hòa Thượng được thỉnh cử làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên, rồi quyền Viện trưởng và cố vấn Viện Hóa Đạo Giáo Hội Thống Nhất. Trong các ngôi vị này, Hòa Thượng đã lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt qua nhiều thát gềnh thời đại, bao phong ba bão táp của cuộc đời mang nhiều thế lực manh động mà tự thân của Hòa Thượng đã hứng chịu bao gian nguy, thử thách. Hòa Thượng được danh xưng là chiến lược gia của Giáo Hội, phần lớn các hoạch định, phương án hành động đúng theo phương châm của hiến chương :  "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc." Hòa Thượng đã đi theo phương châm của Giáo Hội là vì phúc lợi của dân tộc, vì sự thịnh suy của Đạo Pháp, quê hương mà Hòa Thượng đã dấn thân phụng sự trên mọi nẻo đường đất nước.

           Trong các ngôi vị quyền Viện trưởng Cố vấn chỉ đạo Viện Hóa Đạo đủ thấy tầm quan trọng của Hòa Thượng trong Giáo Hội. Do vậy mà trải qua bao thời đại, chẳng có thời đại nào để cho Hòa Thượng được bình yên. Hiện thân của Hòa Thượng trong Giáo Hội là sự hiện thân mẫu mực, nắm vững lập trường của dòng lịch sử Phật Việt.

           - Hàm dưỡng Gia Đình Phật Tử, học sinh sinh viên Phật tử, Hướng đạo thanh niên Phật tử, người cha tinh thần của nhiều thế hệ trẻ: Sau khi nhận chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên, Hòa Thượng đã hết lòng chăm lo giới trẻ. Một mặt soạn thảo kế hoạch để thành lập Gia ình Phật Tử ở những miền chưa hội đủ điều kiện. Mặt khác lên chương trình hoạt động cho Gia Đình Phật Tử đã hình thành, để lấy đó làm bước tiến trên con đường tu học. Như đã nói, tự thân Hòa Thượng chống tích vân du, đến từng địa phương để mở ra những trại huấn luyện, gồm nhiều cấp bậc :  Trại huấn luyện Đàn Đội, Chúng trưởng, trại Lộc Uyển cho các huynh trưởng. A Nô Ma Ni Liên, Trại A Dục, Huyền Trang...

            Là vị cha tinh thần, Hòa Thượng quan niệm rằng: thế giới người trẻ là thế giới nồng cốt cho mai hậu, là thế hệ của những người nắm vận mạng Đạo Pháp trong tương lai. Là trường cột, sức mạnh phụng sự cho lý tưởng dấn thân thượng cầu hạ hóa. Nếu tre tàn mà măng không mọc lấy đâu để duy trì Đạo Pháp. Bằng tấm lòng hàm dưỡng thế hệ trẻ của mình, Hòa Thượng hiểu và cảm thông thế hệ trẻ. Hòa Thượng đã gần gũi tâm tình, nói lên những kinh nghiệm của mình trong lúc tiếp xúc, hội họp, mà giờ này các anh chị trưởng lão thành mỗi khi đề cập đến Hòa Thượng, không ai không xúc động, bàng hoàng bằng tấm lòng thương kính, quí trọng.

           Hình bóng của Hòa Thượng là hình bóng của người cha già đối với tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Hòa Thượng đã giáo dục toàn diện cho lớp người trẻ, chính thực là một sự nghiệp hàm dưỡng người làm lợi đạo, ích đời, làm chân tố xây dựng một xã hội chân, thiện, mỹ. Sự nghiệp nuôi người cho Đạo Pháp và quê hương.


           5.-  Kết luận :


           Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Hòa Thượng Thích Thiện Minh là nói đến tinh thần Thiền học, hay khả tính tu chứng của các bậc Tổ đức Thiền gia. Nói đến tinh thần nhập thế vì chúng sanh mà phát khởi bi nguyện hóa độ. Hòa Thượng hiện hữu vào đời mà không hề lưu vết tích. Hòa Thượng xả bỏ báo thân, nhẹ bước ra đi cũng chẳng mảy may in dấu bụi trần. Đến đi như nội dung bài kệ của Hương Hải Thiền sư :
"Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm."
           Là hàng hậu duệ, môn nhân, pháp phái của Đức đệ nhị Tăng thống, Hòa Thượng đã viết nên dòng lịch sử đại hùng bằng tiếng hống sư tử làm kinh sợ đến các loài sơn lâm, thảo khấu. Một khi công viên quả mãn, sự hóa độ vuông tròn thì Hòa Thượng lại :
"Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu."
           Đó là hạnh nguyện của Bồ Tát, khi thì thỏng tay vào chợ để độ người cá tôm. Khi thì hòa quang đồng trần để :  "Thật tế lý địa bất thọ nhất trần. Phương tiện môn trung bất xã nhất pháp."

           Hôm nay, Ngày Về Nguồn lần thứ 5 tại Pháp Quốc, ngày Hiệp Kỵ Chư Vị Lịch Đại Tổ Sư tại ngôi chùa mang tên Hòa Thượng, Chùa Thiện Minh đã đi vào trang lịch sử hoằng pháp hải ngoại. Tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni hiện diện hôm nay, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng. Nguyện cầu Hòa Thượng xót thương gia hộ cho Đạo Pháp trường tồn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được sớm phục hoạt để tiếp tục hoàn thành những Phật sự của Hòa Thượng còn dang dở. Và bằng tâm nguyện tự thủa sinh tiền, Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám cho một quê hương Việt Nam giàu đẹp, thái hòa; con dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc và có đủ các quyền làm người tự do, dân chủ như ước nguyện của muôn dân./.


Thích Nguyên Siêu
  
         --------------------------------------------------------------------------------
          
[1] Tăng già Việt Nam, nhà xuất bản Phú Lâu Na, 1991, tr. 35. HT Trí Quang.
          
[2]  Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, 1983. Tr 65. Thích Mãn Giác.

2011/08/28

Gặp con đầu lòng của cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

        Văn Quang, viết từ Saigon  
 
                                
                                         http://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/toquocghion1.jpg?w=451&h=298
 
                                                                                        
 
                      Gặp con đầu lòng của cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
 

Rất tình cờ, ngày 02-7 vừa qua, tôi nhận được điện thoại của một anh Thương Binh báo tin vừa biết địa chỉ của bà vợ tướng Lê Văn Hưng hiện đang ở Sài Gòn. (Cũng xin nhắc lại, chuẩn tướng Lê Văn Hưng là một trong 4 vị tướng đã tuẫn tiết vào ngày 30-4-1975.) Thông tin này khiến tôi hơi ngỡ ngàng vì theo những tin tức mà tôi biết không được chính xác lắm thì gia đình đình tướng Hưng đã định cư tại Mỹ.
 
Sau đó anh Đoàn Dự điện thoại cho tôi xác nhận cũng được tin "bà quả phụ Lê Văn Hưng đang sống ở Sài Gòn" và một chi tiết quan trọng hơn là hiện nay gia đình đình bà đang sống rất cực khổ. Tất nhiên, tôi phải đi xác minh để tìm hiểu sự thật. Tôi liên lạc với anh Phúc (anh thương binh cụt hai dò, một trong số "ba người lính nhảy dù lâm nạn" mà tôi đã có dịp tường trình với bạn đọc). Anh Phúc cố gắng liên lạc với vài anh em thương binh khác để tìm người đưa tin.
 
Sau một hồi vòng vo rồi chúng tôi cũng tìm được người đưa tin, cũng là một trong số những anh em Thương Phế Binh (TPB), đó là anh Toàn, một anh TPB thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến mà dịp Tết năm vừa qua chúng tôi đã có dịp chuyển quà của độc giả đến giúp đỡ gia đình anh.
 
Buổi sáng ngày thứ năm 3-7, Đoàn Dự đón tôi đi tìm nhà anh Phúc. Những căn nhà của anh em TPB hầu hết đều nằm trong những hóc hẻm rất khó tìm. Cũng may anh Phúc được một người nhờ trông coi căn nhà trong cái hẻm nhỏ sát bên rạp hát Quốc Thanh. Gọi là căn nhà chứ thật ra đây chỉ là một căn phòng nhỏ hẹp bé tẹo nằm sát hông rạp Quốc Thanh, hồi xưa (trước năm 1975) được gọi là chung cư Quốc Thanh, do người chủ là bà Tiêu Thị Mai xây dựng để cho thuê. Sau năm 75 bà buộc phải "hiến" cho nhà nước để hy vọng … chạy cái tội là "địa chủ thành thị" bóc lột dân nghèo. Vài năm sau bà chết, ông chồng được "phân" cho ở một căn phòng trên lầu, đói rách tả tơi. Cuối cùng chung cư được bán cho những người chủ mới. Anh Phúc được một người chủ thương tình cho ở để trông coi nhà giùm. Được ở giữa trung tâm thành phố cũng là may mắn lắm rồi, nhưng cụt hai dò, đi trên hai chiếc ghế thấp bằng hai tay, bán vé số dạo lại cũng là một công việc hết sức nặng nhọc.
 
Khi tôi và Đoàn Dự đến nơi, anh Phúc lại phải điện thoại cho anh Toàn và một vài anh em TPB khác chờ chúng tôi ở một ngã năm dưới Gò Vấp. Hai chiếc xe gắn máy khởi hành trên những con đường Sài Gòn đầy rẫy những "lô cốt", vào giờ nào đường cũng kẹt. Xe gắn máy lao lên hè phố gập ghềnh, nhào xuống khe, tha hồ thi tài lái khéo, chen lấn từ 1/4 cái bánh xe. Người Sài Gòn học được ở đây cái tinh thần "lao lên phía trước" bất chấp luât lệ, không biết nhường nhịn bất cứ ai, lịch sự văn minh là thừa.

 
Người vợ đầu của tướng Hưng

Hơn một tiếng sau chúng tôi mới tới được nơi hẹn. Hai anh thương binh ngồi chiếc xe gắn máy ba bánh, kiểu xe dành cho người tàn tật, dẫn đường. Đi vòng vo mãi gần 5 cây số mới đến đường Dương Quảng Hàm vẫn thuộc địa phận quận Gò Vấp. Chui vào con hẻm đường đất đá lởm chởm, chúng tôi mới tới được căn nhà tôn khép nép bên hai căn nhà đang xây chẳng biết của đại gia nào. Tôi đã quá quen với những căn nhà ở thật hay ở tạm của gia đình những anh em TPB rồi. Căn nhà nào cũng chui vào hóc hẻm như thế này cả.

                              

Một người phụ nữ dáng người lam lũ lật đật chạy về. Anh Toàn giới thiệu đó là con gái lớn của tướng Lê Văn Hưng. Chúng tôi cùng vào căn nhà tôn mái thấp lè tè. Trong căn phòng chật chội, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một bà cụ già nằm ngay đơ trên chiếc giường nhỏ kê sát tường. Bà nằm im, mắt chớp nhẹ, nhưng có lẽ bà cũng không cần nhận ra ai, đến làm gì. Nhìn khuôn mặt bà trắng trẻo, phúc hậu như còn để lại "vang bóng" của một thời son trẻ với nhan sắc chắc là rất mặn mà. Anh Toàn giới thiệu nhỏ nhẹ:
 
- Đó là bà Mai, vợ của tướng Lê Văn Hưng.
 
Tôi vẫn cứ nghĩ trong việc này có điều gì mình chưa biết. Tuy nhiên, tôi cũng cúi đầu chào bà và biết chắc bà không còn đủ minh mẫn để nghe và trả lời nữa. Người con gái của bà mà chúng tôi đã gặp ngoài cửa, đỡ lời :
 
- Mẹ cháu yếu quá rồi, chẳng còn biết gì đâu.
 
Sau khi thăm hỏi qua về cuộc sống của gia đình. Tôi đi ngay vào công việc một cách thẳng thắn:
 
- Tôi nghe nói phu nhân của tướng Hưng đã định cư ở Mỹ rồi kia mà?
 
Người đàn bà ngần ngại gật đầu:
 
- Vâng, mẹ cháu là vợ trước của ba cháu. Có thể nói, đó là người vợ đầu tiên, kết hôn năm 1951. Hiện cháu còn giấy giá thú. Nhưng sau đó ba mẹ cháu ly dị. Mẹ cháu cũng tái hôn với một người khác. Nhưng cháu ở với bà nội (tức là mẹ của tướng Hưng- NV).
 
Người đàn bà có vẻ mặt khắc khổ đưa cho chúng tôi xem tờ giấy giá thú được lập từ năm 1951 bằng tiếng Pháp trong đó ghi rõ ngày tháng kết hôn là 30-10-1951 giữa ông Lê Văn Hưng và cô Nguyễn Xuân Mai tại Bình Hòa, Gia Định. Và dòng cuối cùng ghi rõ là vợ chính thức (Première range).

 
Người con gái đầu lòng

Nhưng dù có thế thì sau khi đã ly dị, bà Mai đã có gia đình khác. Chỉ còn lại một người con gái là người đàn bà đang ngồi trước mặt chúng tôi. Chị cho tôi xem một Thẻ Căn Cước được cấp từ thời trước 75 và một tờ khai sinh. Trong đó ghi chị tên Lê Ánh Tuyết, năm sinh 1952, là con của ông Lê Văn Hưng và bà Nguyễn Xuân Mai. Như thế chị Tuyết là con đầu lòng của tướng Hưng. Chị cho biết:
 
- Sau khi bố mẹ cháu không còn sống với nhau nữa, cháu về ở với bà nội cho đến khi lớn. Thường mỗi tuần cháu được đón lên ở với bố cháu. Vì thế các anh sĩ quan làm việc với bố cháu biết cháu rất nhiều. Nhất là Trung Úy Phúc và Trung Úy Nghĩa là Sĩ quan tùy viên của bố. Cháu ở với Bố và Bà nội cho đến khi bố cháu tự sát tại Cần Thơ.
 
Chị Tuyết đưa cho chúng tôi xem tờ Giấy Xác Nhận của Trung Úy Phúc, trong đó ghi:
 
" Tôi là Đoàn Ngũ Phúc, sinh năm 1965(?). Trước ngày "giải phóng", tôi là Sĩ quan tùy viên của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng. Lúc ấy là Tư lệnh phó Quân Đoàn IV tại Cần Thơ.
 
Tôi xác nhận Chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát chết lúc 21 giờ tối 30-4-1975 tại tư dinh ở Cần Thơ. Và ngày 01-5-1975 chính tôi cùng gia đình Chuẩn Tướng đã chôn cất ông tại Cần thơ.
 
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời xác nhận trên.
Ngày 6-11-1989.
 
                             
 
Sau đó Trung Úy Phúc đi định cư tại Mỹ. Từ Savannah, Trung Úy Phúc có viết thêm một giấy xác nhận khác chi tiết hơn và lời lẽ hùng hồn, khảng khái hơn. Ông cho biết rõ đã làm việc với Tướng Hưng từ năm 1972 khi ông giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh. Sau đó ông được cử làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV bên cạnh Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Hai vị này tỏ ra rất tâm đầu ý hợp. Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát ngày 1-5-1975 (sau Tướng Hưng 1 ngày).
 
Trung úy Phúc cũng nói rõ "con cháu của các vị đó xứng đáng được hưởng sự giúp đỡ thiết thực qua chương trình ODP… Cô Lê Ánh Tuyết là một ưu tiên".

 
Mẹ tướng Hưng cũng tự tử

Nhưng không hiểu tại sao chị Lê Ánh Tuyết không đi được. Có lẽ phần khác vì còn bà mẹ già không ai phụng dưỡng. Chị có gia đình nhưng không có con và người chồng của chị bệnh tật nhiều nên cuộc sống rất khó khăn. Mẹ chị phải ở nhờ người con dâu, vợ của người con trai sau này, chị Tuyết vẫn là người hàng ngày trông nom săn sóc mẹ.
 
Chị kể lại một chi tiết rất xúc động. Khi được các anh trong Quân đoàn báo tin Tướng Lê Văn Hưng tự sát, bà nội của chị - mẹ của Tướng Hưng - đã ngất đi và sau khi chôn cất con trai xong, bà âm thầm uống thuốc tự tử.
Việc này chị Tuyết biết rất rõ vì chị sống bên cạnh bà nội suốt từ bé đến lớn (22 năm). Cho đến khi Bố và Bà Nội mất chị mới trở lại sống với mẹ cho đến nay.
 
Hiện chị Lê Ánh Tuyết ở tại số 25/510 Q, Phường 16, Quận Gò Vấp,TP.HCM (a)
Điện thoại số 9846 212 (a) (nhờ nhắn giùm chị Tuyết).
 
                             
                                  Tiệm Tạp Hóa nhỏ, nguồn thu nhập chính của gia đình
 
Chúng tôi hỏi hiện nay chị sống ra sao? Chị chỉ lắc đầu, buôn thúng bán bưng được đồng nào hay đồng ấy.
Chị cũng cho biết hàng năm cứ đến dịp 30-4 chị thường nhận được sự giúp đỡ của Hội Sĩ Quan HO từ Mỹ gửi về. Mỗi năm 500 USD, thường gửi làm hai ba lần và đề tên bà quả phụ Lê Văn Hưng, song thật ra là để giúp đỡ chị.
Nhưng năm nay chị Tuyết không nhận được. Tôi đã giúp ngay chị 100 USD, đó là số tiền của các vị đã nhờ chúng tôi giúp đỡ anh em TPB và người nghèo khổ.
 
Một hội đoàn giúp hàng năm 500 USD là số tiền không nhỏ. Xin thành thật tri ân những bạn đồng ngũ đã tận tâm giúp đỡ thân nhân những người còn ở lại. Thật ra số người đó là rất nhiều, nhất là những anh quân nhân vốn trước đây đã nghèo, bây giờ lại càng nghèo. Họ không thuộc diện "gia đình chính sách", không thuộc diện được ưu tiên nên đành chỉ trông vào sức lực của chính mình mà thôi. Còn những anh em Thương Phế Binh càng bi đát hơn. Nhưng không thể biết hết và không thể giúp hết. Tuy nhiên biết được người nào giúp người đó vậy...
~~~~~~~~~~~~~~~
 
* Địa chỉ :           7/10 đường 20, phường 6, Gò Vấp, Sài Gòn
* Số điện thoại :  (+84)122 2059 262
 

VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN

 
VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif

Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: "Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".

Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí, nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.

Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi ngày mỗi gia tăng.

Theo một thống kê của viện thăm dò Gallup, thì vào năm 1960, chỉ có 43 triệu (24%) người dân Hoa Kỳ tập dượt. Đến năm 1986, số này tăng lên là 136 triệu (57%). Năm 1974, người Mỹ bỏ ra 93 triệu Mỹ Kim để mua dụng cụ tập dượt, thì đến năm 1986, số tiền này tăng lên 1.2 tỉ Mỹ Kim.

Vận động tập thể thực hiện lần đầu vào năm 1800 tại nước Phổ, với mục đích lấy lại niềm kiêu hãnh dân tộc sau cuộc chiến với Napoleon. Ngày nay, nó đã trở thành một sinh hoạt gắn bó vào đời sống hàng ngày của đa số dân chúng, trong đó có người cao tuổi. Sinh hoạt này cũng giống như việc tổ tiên ta khi xưa phải dành thì giờ mấy lần một tuần để đi mà tìm kiếm thực phẩm, nước uống. Họ thực sự đi, có khi chạy, đuổi theo để bắt con mồi. Họ vừa vận động vừa kiếm thức ăn.

Với người cao tuổi, sự vận động cơ thể lại càng quan trọng hơn.

Trong tiến trình lão hóa có những thay đổi theo chiều đi xuống về chức năng cũng như cấu tạo của mọi bộ phận con người, những thay đổi mà sự vận động có thể khiến chậm lại hoặc khiến tốt hơn.

Xương già dễ nứt gẫy, cơ thịt già dễ tổn thương, khớp xương già co duỗi giới hạn. Lý do là vì nồng độ nước trong xương, trong sụn bớt đi, trở thành ròn, dễ gẫy khi va chạm. Lại nữa, sự bao che của cơ thịt chống lại sức va chạm giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20% kể từ tuổi 65 trở lên.

Thần kinh kém nhậy cảm, phản ứng chậm tới 10-15% kể từ tuổi 60, do đó dễ gây ra nguy cơ té ngã.

Tim kém hoạt động. Nhịp tim chậm lại từ 6-10 nhịp cho mỗi 10 tuổi cao, máu rời tim sau mỗi lần co bóp ít đi tới 20-30%, huyết áp tăng vì thành động mạch xơ cứng.

Hô hấp giảm, dư khí trong phổi tăng tới 30-50% vào tuổi 70, không khí trao đổi giảm tới 40-50%.

Với sự hóa già cộng thêm nếp sống tĩnh tại của một số người cao tuổi, việc không xử dụng những chức nưng của cơ thể, khiến chúng yếu và tiêu mòn đi, trở thành bất khiển dụng.


ÍCH LỢI CỦA SỰ TẬP LUYỆN CƠ THỂ

Một chương trình tập luyện cơ thể vừa sức, đều đặn, có thể chuyển hướng những tiêu cực này thành tích cực, nhiều lợi ích.

Người vận động sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nhanh nhẹn hơn, trẻ trung hơn và sống lâu hơn. Khoa học thực nghiệm đã chứng minh những điều đó.

Dáng điệu của người năng vận động nom ngay thẳng, vững chắc. Với tình trạnh tĩnh tại kinh niên, cơ thịt teo, mô liên kết co ngắn, làm con người như xiêu vẹo, lưng còng, di động chậm chạp.

Tập luyện làm tăng khối lượng cũng như sức mạnh của cơ thịt, tăng mức co ruỗi các khớp, xương cốt cứng cáp vì calcium đã không mất, còn tăng cao, sự hoại xương bình thường ở người cao tuổi cũng chậm lại.

Thân thể thon nhỏ dễ coi vì sự vận động tiêu dùng nhiều calories, tránh dự trữ dưới dạng mỡ, tăng biến hóa căn bản khiến cơ thể đốt thêm calories, tiết chế sự ngon miệng, bớt ăn quá mức vì trầm cảm lo âu. Tất cả tạo ra hình dáng con người có phong độ, ít mỡ, nhiều thịt, dẻo dai, nhanh nhẹn khi di động.

Hệ thống tim mạch cũng được hưởng nhiều ích lợi qua vận động.

Bình thường, khi hệ giao cảm hoạt động mạnh, thành mạch máu căng đưa đến tăng huyết áp. Vận động làm giảm tác dụng này của hệ giao cảm, mạch máu mở rộng, máu lưu thông nhiều, dễ dàng hơn, đồng thời cũng giảm thiểu sự đóng cholesterol trong mạch máu, làm giảm nguy cơ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Tim trở nên hữu hiệu hơn trong việc bơm máu. Khối lượng máu xuất tim mỗi khi co bóp tăng, nhịp tim do đó chậm lại. Máu về tim dễ dàng khiến tránh được tình trạng phù chân, nở tĩnh mạch ở hạ chi.

Vận động cũng nâng cao cholesterol lành HDL, và hạ thấp cholesterol dữ LDL.

Năm 1985, Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ lên tiếng khuyến cáo mọi người nên vận động để tránh ung thư. Theo giáo sư bác sĩ Edward R. Eichmer, Đại học Oklahoma, thì sự vận động ngừa ung thư gián tiếp bằng cách làm giảm béo mập, tăng sự miễn dịch, và thúc đẩy mọi người sống lành mạnh với ít thói quen xấu như rượu, thuốc lá cũng như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Người cao tuổi ta cũng hay bị táo bón khi sống tĩnh tại. Vận động giải tỏa trở ngại này bằng cách dẫn máu tới hệ thống tiêu hóa nhiều hơn, tăng hiệu năng sự biến hóa thức ăn.

Ở người cao tuổi, tính miễn dịch suy yếu vì kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng, vệ sinh không hoàn hảo, khiến dễ nhiễm trùng. Sự vận động đều hòa, phải sức, giúp cơ thể duy trì khả năng này bằng gia tăng sự lưu hành của kháng thể trong máu. Nhưng nên nhớ, sự vận động đột xuất, quá sức, sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều chất cortisone, mà chất này lại làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Sau khi quan sát, nghiên cứu 1200 người khỏe mạnh trên 70 tuổi, các Đại Học Harvard, Yale, Duke kết luận là sự tập luyện cơ thể làm tinh thần họ lành mạnh, tỉnh táo, giải quyết vấn đề nhậm lẹ, suy luận tốt, trí nhớ tốt. Sự kiện này được giải thích là vận động đưa máu nhiều về não bộ, đồng thời não cũng tiết ra kích thích tố hưng phấn. Một thí nghiệm ở North Carolina còn cho là với 6 tuần lễ đi bộ nhanh nhẹn, khả năng trí tuệ sẽ tăng lên 7.6%.

Người cao tuổi thường hay bị té vì khả năng giữ thăng bằng cơ thể bị rối loạn. Nhờ vận động, trở ngại này có thể tránh được.

Còn tác dụng của vận động trên tuổi thọ thì có nhiều ý kiến.

Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho là vận động có thể làm hạ số tử vong do bệnh tật gây ra. Các chuyên gia Hòa Lan nhận thấy những người làm việc chân tay như bổ củi, vác đồ sống lâu hơn người làm việc văn phòng cả 7, 8 năm. Nghiên cứu tại Đại Học Harvard quan sát 10.000 cựu sinh viên tuổi 45 tới 84, cho thấy những người vận động như đi bộ, đánh quần vợt, sống 29% lâu hơn.

Trong khi đó Leonard Hayflick, chuyên gia nổi tiếng về vấn đề người già, góp ý: không có bằng chứng nào về sự tăng tuổi thọ khi người già vận động. Nếu đúng vậy thì ta phải thấy, khi xưa, các cụ lớn tuổi nhất sẽ rất năng động. Nhưng sự thực thì các cụ lại sống rất tĩnh tại. Hayflick còn cho là nếu vận động làm sống lâu hơn có lẽ là do tác dụng tích cực của nó vào diễn tiến bệnh tật.

Như vậy thì dù không có bảo đảm là sự vận động kéo dài tuổi thọ, nhưng kinh nghiệm chung cho hay nó mang nhiều lợi ích cho đời sống. Nó làm ta cảm thấy vui đời hơn, ít lo âu, tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Nó mang lại vẻ trẻ trung, phong độ, di động nhẹ nhàng. Đời sống tình dục thỏa mãn hơn, ăn ngon chừng mực, dễ tiêu lại ít táo bón. Sức nặng cơ thể ở mức vừa phải, bớt đau nhức xương lưng. Nguy cơ bệnh tim phổi ít đi, tính miễn dịch gia tăng. Và hy vọng là sự hóa già đến chậm hơn.


LẬP CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN

Với những ích lợi như vậy, lại không mất tiền mua, có lẽ tuổi già ta cũng nên sắp đặt để có một chương trình tập luyện cơ thể. Mà khởi đầu chương trình bao giờ cũng có những khó khăn.

Ôi, già rồi, thở không ra hơi, còn tập tành làm gì cho mệt. Lái xe đưa bà ấy đi chợ, lại phải trông cháu, lấy đâu ra thì giờ rảnh để tập. Tôi không khoái việc tập tành, các cụ ạ. Mình ngồi nhẩn nha tâm sự thế này vui hơn. Tập xong tôi đói, tôi lại phải ăn như vậy tôi càng mập ra. Tập nhỡ dạ con tôi nó sa xuống thì chết tôi à. Lại còn phấn son trên mặt, mồ hôi làm hư hết mất.

Vượt qua được lý do lảng ra này là ta đã tiến gần đến mục tiêu. Bây giờ cần tham khảo với bác sĩ để điều chỉnh mấy thứ thuốc mình đang uống cho vài bệnh đang chữa trị, cũng như kiểm soát lại sức khỏe tổng quát xem có trở ngại gì khi vào chương trình tập luyện không.

Thuốc ngủ, thuốc an thần làm hạ huyết áp khi đứng lâu, gây chóng mặt, dễ ngã.

Thuốc thông tiểu tiện làm mất nước, mất potassium, gây vọp bẻ, nhịp tim loạn xạ, nên khi tập cần uống thêm nước.

Thuốc trị tiểu đường làm giảm đường trong máu, sự vận động cũng đốt nhiều nguyên liệu này, nên cần đề phòng lượng glucose trong máu quá thấp, gây tổn thương cho cơ thể.

Nếu đang có bệnh tim, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, quá mập, hoặc hút thuốc lá thì cần được bác sĩ hướng dẫn mức độ tập luyện để bệnh không nặng hơn.


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẬP LUYỆN

Có mấy điểm sau đây ta cần lưu ý:

1- Khi chưa bao giờ tập luyện, ta cần cẩn thận lựa chọn môn tập nào thích hợp với tuổi tác và điều kiện sức khỏe của mình.
2- Khi đã có chương trình tập từ những năm về trước, ta có thể tiếp tục chương trình đó miễn là cơ thể không thấy có triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên cũng nên bớt chút thời gian vận động cho phù hợp với niên kỷ hiện tại.
3- Không nên tiếp tục những môn vận động gây nhiều cảm xúc mạnh hay có tính cách tranh đưa dữ dội khiến có thể gây ra thay đổi đột ngột cho cơ thể. Ở tuổi già, sự vận động mang nhiều tính chất thư giãn, linh hoạt cơ thể hơn là cạnh tranh.
4- Tạm ngưng vận động khi trong người không hoàn toàn khỏe mạnh hoặc quá lo lắng khi tập. Tránh tập luyện ngay sau hoặc trước khi ăn no.
5- Những ngày quá nóng và ẩm, hoặc quá lạnh và gió, không thuận lợi cho việc vận động ngoài trời.
6- Đang tập luyện mà thấy những dấu hiệu sau đây thì nên ngưng: Khó thở, hồi hộp, nhịp tim nhanh, không đều, đau ngực nhất là cơn đau chạy xuống vai tay trái.


MÔN VẬN ĐỘNG NÀO TỐT

Nhiều vị cao niên hỏi môn vận động nào tốt. Ý kiến chung của các chuyên gia cho là môn nào cũng tốt miễn là phù hợp với điều kiện cá nhân của mình: tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Thường thường, người ta chia môn tập luyện ra làm 4 loại:

- Tập luyện để có sức chịu đựng, tăng nhịp tim đập, tăng hô hấp trong một thời gian, tốt cho tim phổi và giúp ngăn ngừa hay trì hoãn một số bệnh tật.
- Tập luyện cho có sức mạnh, bắp thịt nở nang, khiến người cao tuổi có thể sống độc lập, làm những việc cần thường nhật.
- Tập luyện để giữ thăng bằng cơ thể, để tránh té ngã, gây gãy xương, đưa đến tàn tật.
- Tập luyện co dãn để cơ thể linh động, mềm mại.

Bơi lội, khiêu vũ, đạp xe đạp, nhất là đi bộ đều tốt.

Đi bộ thường được coi như thông dụng, thích hợp với người già, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ít gây tai nạn và mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể:

1- Đi bộ là một trong nhiều môn tập luyện mà tuổi tác cũng như điều kiện sức khỏe không là những trở ngại.
2- Không phải học cách đi bộ vì ta đã biết đi từ lúc một tuổi, bây giờ chỉ cần áp dụng nhịp điệu theo tuổi hiện tại.
3- Người đi bộ thường ít bỏ cuộc và đi lâu hơn là chạy bộ.
4- Đi bộ đều đặn làm điều hòa tim mạch, tăng khả năng hít thở của phổi, làm hạ huyết áp, đốt nhiều nhiên liệu khiến bớt mập, giảm sự loãng xương, giảm phong thấp. Một cuộc quan sát tại Luân Đôn từ năm 1950 với những bưu tín viên đi bộ đưa thư và nhân viên làm việc văn phòng, cho thấy người đưa thơ ít bị bệnh tim hơn.
5- Đi bộ làm tâm hồn thư giãn, tâm trạng thoải mái, trí tuệ lanh lợi, sáng suốt.
6- Người đi bộ thường ăn uống điều độ, ít hút thuốc lá hơn người không tập luyện.


Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập, ta cũng nên khám bác sĩ và làm một trắc nghiệm xem khả năng chịu đựng của cơ thể tới mức nào. Trong trắc nghiệm này, ta đi rồi chạy nên trên máy chạy tự động với tốc độ tăng dần; máy tâm điện ký ghi nhịp tim coi xem sự lưu thông của máu trong động mạch vành nuôi dưỡng tim có bị cản trở, gây khó khăn cho sự tập luyện.

Chúng tôi xin trình bầy chương trình 5 tuần lễ đi bộ giản dị sau đây của bác sĩ Whitaker:

a- Tuần lễ thứ nhất: đi bộ 5 phút với những bước đi trung bình không chậm, không nhanh, từ nhà ra đường rồi trở về nhà.
b- Tuần thứ hai: Tăng thời gian đi bộ từ 5 lên 10 phút từ nhà ra đường và 10 phút từ đường trở về nhà, vẫn đi những bước trung bình như trên.
c- Tuần thứ ba: Tăng thời gian lên 15 phút đi và 15 phút về, tổng cộng là 30 phút.
d- Tuần thứ tư: Vẫn giữ thời gian đi-về là 30 phút, nhưng bước nhanh hơn để tăng khoảng đường đi bộ lên 10%.


Trong khi đi bộ, giữ lưng thẳng, bụng thót, cổ và đầu ngay, mắt nhìn về phía trước. Bước tới nhịp nhàng, không quá dài, tay vung tới lui để có thêm chớn và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Ngoài ra đi dưới nước cũng rất tốt. Nếu có một hồ tắm với mực nước ngang tầm ngực thì đi trong nước là một hình thức vận động lý tưởng và an toàn. Đi như vậy ta thấy sức cản của nước mà ta có thể điều chỉnh sức cản đó bằng cách tăng hay giảm tốc độ bước đi.

Mỗi giờ đi trong nước có thể tiêu đi khoảng 460 calori. Một tuần đi ba lần, mỗi lần 20 phút có thể đem lại những ích lợi cho cơ thể như đi trên đất liền.

Ngoài việc tăng cường sức khỏe, đi trong nước có thêm mấy lợi điểm như: không đổ mồ hôi, an toàn đối với người có bệnh tim mạch, phong thấp, cao huyết áp vì nước gánh chịu 90% sức nặng của cơ thể, khiến họ thoải mái hơn là khi đi trên bộ. Người đi bộ trong nước còn cảm thấy như được xoa bóp, làm tan biến sự căng thẳng thần kinh.

Để mang lại ích lợi cho cơ thể, tập luyện cần đều đặn và lâu dài. Với nhiều vị cao tuổi, động lực thúc đẩy lúc nào cũng có sẵn. Họ nói rằng sự chuyên cần này mang đến cảm giác sung sướng khiến họ khó mà ngưng vì chỉ thiếu vận động vài ngày là thấy hậu quả ngay.

Nhưng cũng có nhiều vị cần thêm một khích lệ như có bạn để cùng tập, nghe nhạc hay coi phim truyện hấp dẫn khi tập, giữ đúng giờ tập như một cuộc hẹn quan trọng, đặt tiêu chuẩn tập cho từng giai đoạn và tự thưởng khi thực hiện được. Đồng thời chương trình tập cũng cần được sắp xếp làm sao cho lý thú, hấp dẫn.


Kết luận:

Cách đây trên nửa thế kỷ, học giả lão thành Trần Trọng Kim và các cộng sự viên đã kể câu chuyện sau đây trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị:

"Người Nô Phổ hỏi ông Hoa Đà cái cách giữ vệ sinh thế nào, ông Hoa Đà nói rằng:
"Người ta phải làm lụng vận động luôn, thì ăn uống mới dễ tiêu, huyết mạch mới dễ lưu thông, và bịnh tật mới không sinh ra được. Cái chìa khóa mà không rỉ là vì dùng đến luôn. Nước giữa dòng không dơ bẩn, là vì chảy luôn. Người ta cũng vậy, có vận động thì mới khỏe mạnh"

"Người Ngô Phổ theo lời dạy ấy. Quả nhiên mỗi ngày một khỏe ra và sống được ngoài chín mươi tuổi"

Lại có nhận xét: "Ở tuổi trẻ, sự sung sức là một lựa chọn, nhưng ở người già, nó là điều cần thiết".

Ta nhớ những cái đồng hồ cổ xưa: khi nó ngưng chạy không phải vì lý do hao mòn, mà vì cần phải được lên dây thiều.

Cơ thể người cao tuổi cũng vậy, cần được lên dây thiều. Bằng sự vận động, tập luyện cơ thể.

Để có thể AN HƯỞNG TUỔI VÀNG trong những năm còn lại của cuộc đời./.