2011/12/14

Lịch sử bạo động của giới chống cộng tại Mỹ

Lịch sử bạo động của giới chống cộng tại Mỹ

Nick Schou


OCRegister 16/8/2007. Từ năm 1987 đến 1990, có 5 nhà báo người Việt đã bị giết hại tại Mỹ bởi các đội sát thủ mà nhà cầm quyền Mỹ nghi ngờ là có liên hệ với các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn cũ ở miền Nam Việt Nam hiện đang cư ngụ tại vùng Sài Gòn Nhỏ thuộc Quận Cam. Tháng Tư năm 1992, FBI đã mở một cuộc điều tra về những vụ giết người trên, nhưng họ chưa bao giờ phá án (xem bài "Kẻ thù dấu mặt" – "Invisible Enemies" 4/3/1999). Khi OCRegister đệ đơn xin thông tin dựa vào đạo luật Tự Do Thông Tin (Freedom of Information), FBI từ chối cung cấp các hồ sơ điều tra vì lý do an ninh quốc gia. Những sự kiện và chi tiết sau đây dựa vào bản báo cáo năm 1994 của Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (Committee to Protect Journalists) có trụ sở đặt tại New York. Bản báo cáo này cung cấp một lịch sử ngắn gọn về những vụ bạo động chống nhà báo tại Sài Gòn Nhỏ và các vùng có đông người Việt cư ngụ trên toàn quốc.

Tháng 1, 1980: Một người nào đó ném bom xăng vào văn phòng của Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ Văn Nghệ Tiền Phong, một tạp chí ở Arlington, Va. Hoàng và đứa con gái 7 tuổi của ông thoát nạn.

Ngày 21/7/1981: Lam Trang Duong, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trong khi ông cuốc bộ trên đường ở San Francisco. Một nhóm có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN – Tổ chức Việt Nam Diệt Trừ Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia) tuyên bố rằng họ là thủ phạm đằng sau vụ ám sát.

Ngày 5/1/1982: Bach Huu Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles bị bắn nhiều lần trong khi rời nhà hàng ở khu Chinatown. Ông từng in một bài viết về một nhóm du đãng có tên là "Frogmen" (Người Nhái) hoạt động trong vùng Quận Cam, và cho rằng nhóm du đãng này là cựu lính hải quân miền Nam Việt Nam.

Ngày 24/8/1982: Nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị bắn chết ngay tại nhà ông ở Houston. Ông Phong là chủ nhiệm tuần báo Tự Do đã từng nhận nhiều đe dọa giết vì ông cho in những bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của các nhóm chống cộng lưu vong. Tổ chức VOECRN để lại một danh sách các đối tượng mà họ sẽ ám sát ngay tại hiện trường.

Ngày 7/8/1987: Một người nào đó ném xác chết một con chó Berger và kèm theo lá thư đe dọa ám sát trong sân nhà của nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt.

Ngày 7/8/1987: Tổ chức VOECRN tuyên bố là nhóm đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai) nhà báo gốc Việt đầu tiên bị giết tại Orange County. Văn phòng ông bị đốt cháy trong khi ông đang ngủ trong văn phòng. Ông từng in quảng cáo trên báo cho các công ty Canada chuyên chuyển tiền đến Việt Nam. 

Ngày 30/4/1988: Nhà văn và cựu tù nhân chính trị Long Vu (Nhà văn Duyên Anh) ghé thăm Quận Cam, ông bị một nhóm côn đồ vây đánh đến bại thân vì họ nghi ông từng làm ăng-ten trong khi ở tù.

Ngày 3/8/1988: Trong một danh sách đối tượng được đóng vào danh bạ điện thoại ở khu Sài Gòn Nhỏ, Tu A Nguyen (Nguyễn Tú A), chủ nhiệm tờ Viet Press (có văn phòng tại Westminster) và hai người khác được tuyên án tử hình vì đi về Việt Nam. 

Ngày 
22/11/1989: Nhan Trong Do (Đỗ Trọng Nhân), người vẽ bìa cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết trong xe ông ở quận Fairfax, Virginia. Cảnh sát không tìm ra thủ phạm.

Ngày 22/9/1990: Nhà báo Triet Le (Lê Triết) bị bắn chết trong khi ông và vợ đậu xe trước nhà ông tại ngoại ô Bailey Crossroads, Virginia. Ông là bỉnh bút cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Tên ông nằm trong danh sách ám sát mà tổ chức VOECRN để lại nhà của ông Phong 8 năm về trước.

Tháng 1, 1999: Hàng vạn người biểu tình chung quanh tiệm Hi-Tek video (Sài Gòn Nhỏ) vì ông Trần Văn Trường (chủ nhân) treo ảnh Hồ Chí Minh trong quầy tính tiền của tiệm ông. Cảnh sát phải hộ tống ông từ tiệm về nhà. Sau này ông bị kết tội thu băng bất hợp pháp và nay hồi hương sống ở Việt Nam.

Ngày 21/7/2007: Hàng trăm người biểu tình chống Viet Weekly ở Garden Grove. Theo nhà báo và chủ nhiệm Lê Vũ, ông và nhiều nhân viên tòa soạn bị sách nhiễu và đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Người ta còn đe dọa sẽ đốt tòa soạn Viet Weekly.

Nguồn: http://www.ocweekly.com/features/features/a-history-of-violence/27599/ 


 

Cuồng tín trong cộng đồng người Việt tại Úc 

Hà Giang

Những người trong nhóm gọi là "Cộng đồng người Việt Úc châu" trong tuần qua rất bận rộn.  Bận rộn biểu tình.  Biểu tình chống chương trình Duyên dáng Việt Nam do báo Thanh Niên, Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Sydney, và một số công ty du lịch tại Úc tổ chức.  Chẳng những biểu tình chống chương trình văn nghệ đó, họ kéo nhau hò hét chống cả Hội đồng thành phố Bankstown và Melbourne.  Trước đó họ biểu tình chống đối Hội đồng thành phố Fairfield.  Chỉ trong vòng trên dưới 2 tuần lễ mà họ tổ chức đến 5 cuộc biểu tình.  Phải nói là một kỷ lục khó có nhóm nào vượt qua nổi.  

Những cuộc biểu tình như thế giống y chang như một gánh xiếc.  Họ lê thê lết thết kéo thùng, phèng la, cớ xí, v.v. hết chỗ này đến chỗ khác.  Nhưng khác với những gánh xiếc mua vui cho công chúng, gánh xiếc của "cộng đồng" này mang tính thù hận và khủng bố, được đạo diễn bởi những người phản quốc Việt Nam nhưng núp dưới danh nghĩa tự do Kitô giáo, đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do cho Việt Nam.  Họ chửi bới, hăm dọa và khủng bố khán giả đi xem chương trình.  Họ biểu hiện lòng thù hận với ViệtNam và các nghệ sĩ Việt Nam.  

Có thể nói không ngoa rằng họ là một nhóm nhỏ cuồng tín, bởi vì họ được hun đúc và nuôi dưỡng bằng lòng thù hận với quê hương xứ sở.  Họ là những thành phần nằm trong góc xó cực đoan của cộng đồng người Việt tại Úc.  Vì là cực đoan và cuồng tín, họ không đại diện cho người Việt tại Úc.  Nếu cần phải nói rõ, có lẽ cần phải lặp lại câu nói đó: những kẻ biểu tình chống phá chương trình Duyên dáng Việt Nam và nghệ sĩ từ Việt Nam không đại diện cho ai cả, ngoại trừ đại diện cho chính họ.  

Bất cứ ai từng theo dõi hoạt động của nhóm gọi là "cộng đồng" đều biết rằng trong suốt 30 năm qua, những nhóm người cuồng tín và cực đoan này đã nhân danh chống cộng để lôi kéo cộng đồng người Việt tại Úc chống phá Việt Nam và quyền lợi của Việt Nam.  Họ biểu tình chống phá bất cứ cái gì đến từ Việt Nam, bất cứ cái gì thuộc về Việt Nam.  Đối với những kẻ cuồng tín và cực đoan này, biểu tình và la hét đã trở thành một quy luật, một cách đối thoại.  Họ không biết ngồi xuống lý giải vấn đề.  Phương tiện của họ chỉ có biểu tình, hăm dọa, và khủng bố.  

Không giống như đại đa số người Việt đã định cư thành công tại Úc, những kẻ cuồng tín chống phá Việt Nam hình như không có ý định hội nhập vào xã hội Úc.  Thay vì hội nhập vào sinh hoạt địa phương, họ lập bè lập nhóm chính trị, lợi dụng danh nghĩa "cộng đồng" để bòn rút tiền từ chính phủ Úc.  Họ muốn tái lập một Việt Nam Cộng hòa thu nhỏ tại Úc với Cabramatta là thủ đô.  Chính vì thế mà họ yêu cầu chính quyền Úc phải công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ đã "chết" từ 30 năm qua.  Họ ngang nhiên và trịch thượng yêu cầu chính quyền Úc không nên mua sách báo và văn hóa phẩm từ Việt Nam.  Thái độ của họ nhiều khi làm cho người Úc tự hỏi có phải là một nhóm phát-xít tân thời.  

Mặc dù những kẻ cuồng tín và cực đoan này lúc nào cũng đãi bôi là họ là công dân Úc, nhưng trong hành động thực tế họ bận tâm nhiều đến quá khứ, đến việc chống phá Việt Nam, hơn là góp phần vào việc tranh luận các vấn đề liên quan đến nước Úc.  Vì dồn tâm lực quá nhiều vào công việc chống phá Việt Nam, khi đối đầu với các vấn đề địa phương họ hoàn toàn cứng họng, và trở thành những người câm điếc.  Họ chẳng có gì để nói đến vấn đề ma túy, thất nghiệp, nghèo khổ của người Việt tại Úc.  Họ chẳng đóng góp gì vào nghị trường chính trị xã hội của Úc.  

Thay vào đó, họ liên tục hăng say ngụy tạo ra những thông tin về Việt Nam và tuyên truyền trong một số chính trị gia Úc.  Họ tô vẽ một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, vô luật pháp, khủng hoảng, thối nát, không có nhân quyền, không có tự do tôn giáo, v.v. và v.v.  Theo quan điểm hoài nghi của họ, bất cứ Việt Nam làm điều gì cũng sai trái.  Dù cho Việt Nam có chính sách đúng đắn thì dưới mắt họ vẫn là phục vụ cho mục tiêu sai trái!  Bởi vì họ chưa từng bước chân đến Việt Nam cả 30 năm nay, cho nên họ nhìn Việt Nam qua con mắt của những kẻ mù sờ voi.  

Nếu những ai đã từng nghe qua những ngụy tạo của nhóm người cuồng tín và cực đoan trong "cộng đồng" mà chưa lần ghé Việt Nam, thì một chuyến đi thực tế ở Việt Nam sẽ là một kinh nghiệm sốc.  Sau gần 50 chiến tranh tàn khốc, người Việt nhanh chóng tự mình từng bước phát triển đất nước.  Việt Nam ngày nay là một đất nước đa dạng, trẻ trung, sống động, phát triển với dân số trên 80 triệu người.  Nói chung, trong bất cứ chỉ tiêu xã hội và kinh tế nào, Việt Nam đều đạt được những tiến bộ tích cực.   

Dù Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lãnh đạo và vạch đường lối chính sách kinh tế - xã hội, người Việt Nam sống một cuộc sống chẳng khác gì người Úc và chúng ta ở đây.  Đồng hương trong nước cũng mong muốn có một cuộc sống phồn vinh, cũng mưu cầu hạnh phúc, cũng chăm nom gia đình, và không muốn gây khó khăn cho xứ sở mình.  Chùa chiềng, nhà thờ ở Việt Nam vẫn hoạt động bình thường như bao chùa và nhà thờ khác ngoài này.  Đó đây cũng có vài thành phần nhân danh tôn giáo làm quậy, và những thành phần này cũng chỉ là đại lý cho, và nhận tiền từ, những nhóm chống phá Việt Nam tại hải ngoại.  

Nói như thế không có nghĩa là cho rằng Việt Nam không có vấn đề về nhân quyền và tự do bình đẳng.  Không.  Xã hội Việt Nam còn rất nhiều vấn đề, kể cả vấn đề tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, báo chí, v.v… nhưng phải công nhận rằng chính phủ Việt Nam cũng có quyết tâm cải cách cho tốt hơn.  

Đúng là Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng rất nhiều người Việt Nam phản đối trước những vu cáo từ các nước Tây phương rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, bởi vì người Việt xem những phê phán đó là đạo đức giả và mâu thuẫn.  Các thế lực Tây phương đã từng phạm nhiều tội ác ghê gớm tại Việt Nam, họ có quyền gì lên lớp nhân quyền cho Việt Nam?  80 triệu lít chất độc da cam, 13 triệu tấn bom, 30 ngàn nạn nhân dị tật vì độc chất hóa học, 2 triệu người Việt hi sinh trong thời chiến, 3 triệu ha đất bị nhiễm độc chất, mìn vẫn còn giết người Việt Nam.  Ai là thủ phạm?   

Những kẻ đang lớn tiếng phê phán nhân quyền Việt Nam hoàn toàn câm nín trước những sự thật vừa kể trên.  Những người Việt lưu vong cuồng tín và cực đoan đang chống phá Việt Nam lại còn câm miệng trước những thảm nạn do các nước Tây phương gây ra trên mảnh đất đã sinh ra họ.  Thay vì hàn gắn vết thương chiến tranh, những kẻ cuồng tín và cực đoan này chọn giải pháp biểu tình, la hét, hành động khủng bố và bạo động để đàn áp bất cứ ai nêu vấn đề hay ý kiến khác họ.  Họ quả là những kẻ đạo đức giả.  

Ấy thế mà tất cả những hành động chống phá Việt Nam này được nuôi dưỡng dưới mái che của chính sách "đa văn hóa" của Úc.  Dù lý tưởng của chính sách đa văn hóa thì chẳng ai chất vấn, nhưng để cho những kẻ cuồng tín và cực đoan lợi dụng chính sách này để khủng bố đồng hương và chia rẽ cộng đồng là một điều không thể chấp nhận được.  Nước Úc cần một cộng đồng chung, một văn hóa chung, quyền lợi chung để đoàn kết mọi thành viên trong xã hội.  Một trong những quyền lợi của Úc và của Việt Nam là quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước, vốn đã tốt nay đang ở thời kỳ thân mật nhất.  Nước Úc không cần những kẻ cực đoan và cuồng tín sách động cộng đồng chống phá lại quyền lợi của Úc.   

Đã đến lúc những kẻ cực đoan và cuồng tín cần phải hiểu rằng biểu tình và khủng bố đồng hương hoàn toàn không phục vụ cho quyền lợi của Úc và Việt Nam mà đại đa số người Việt tại Úc đang cố gắng phục vụ./.

 

No comments:

Post a Comment