Mường Giang
Hơn 80 năm qua CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách, để
trương ngọn cờ máu mà chúng vay mượn của Nga Tàu, đem
về cắm đỏ trên lãnh thổ Hồng Lạc. Đồng thời đem
hình tượng và sự nghiệp cứu nước ‘ dõm ‘ của Hồ
Chí Minh ra để làm lu mờ công đức dựng và mỡ nước
của tiền nhân. Câu chuyện “ Tàu trù ếm long mạch trên
núi Tổ “ cũng không ngoài ý đồ triệt tiêu một biểu
tượng thiêng liêng nhất của người Việt, do bọn Việt
gian thân Tàu trong guồng máy đảng CS thực hiện theo lệnh
chủ .
Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền
riêng biệt tại vỹ tuyến 17, lấy con sông Bến Hải làm
ranh giới. Theo quy định, mỗi một miền được đặt hai
đồn canh dọc theo bờ sông giới tuyến : Ðồn Hiền
Lương và Cửa Tùng (Bắc Việt), Xuân Hòa và Cát Sơn
(VNCH). Cả hai phía đều có treo cờ hằng ngày. Và đó là
nguyên nhân đã làm hai phía đổ máu nhiều lần vì ‘ Lá
Cờ ‘ được treo ở hai đầu cầu bắt ngang con sông
ngăn cách .
Thời gian đầu thi hành Hiệp định (1954-1956), còn có sự
hiện diện của các toán kiểm soát đình chiến, nên hai
phía vẫn tôn trọng cở lá cờ được qui định 3,2x
4,8m. Nhưng từ sau năm 1956, phía VNCH bên đồn canh Xuân
Hòa luôn thay đổi khổ lá cờ Vang ba Sọc Ðỏ , theo lệnh
của các đơn vị trưởng trấn đóng miền giới tuyến.
Thế là trận giặc ‘ Chọi Cờ ‘ bùng nổ hai bên bờ
sông Bến Hải , mà phần thắng luôn về phía VNCH vì có
đủ phương tiện và được tự do quyết định hơn phía
CSBV. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết suốt 20 chia
cắt, cả hai phía đã thay đổi cở ‘ cờ ‘ tới 267
lần để ăn thua, trong đó nhiều lần cột cờ phía bắc
bị máy bay oanh tạc mà nặng nhất vào năm 1967, cả cột
cờ, đồn canh và cầu Hiền Lương về phía CS bị bom
đánh xập.
Có hiểu thấu những câu chuyện bên lề lịch sử, chúng
ta mới thấy được tầm mức quan trọng và ý nghĩa
thiêng liêng của lá cờ. Có thể nói được “ Lá Cờ
Vàng Ba Sọc Đỏ của Quốc Dân VN mà VNCH đã tiếp nối
sử dụng tới ngày nay “, đã được hình thành bằng cả
núi xương và sông máu của quân dân Miền Nam từ đó cho
tới ngày nay (2013). Cho nên không ai có thể tự mình khơi
khơi, nhân danh này này nọ nọ, để buộc người
khác phải theo ý mình , phải hũy bỏ lá cờ thiêng mà
mọi người trân quý hơn sinh mạng cá nhân, hay phải đứng
chung dưới một ngọn cờ mà trong thâm tâm của họ, đã
coi nó như là biểu tượng của một chế độ dã man,
trộm cướp, xấu xa bán nước như lá cờ máu của Cộng
Ðảng VN, mà ngày nay lịch sử và đời thật đã xác
nhận.
Ta biết Nam Việt là quốc hiệu của VN thời nhà Triệu
(207-111 trước tây lịch), có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm
Vân Nam, Lưỡng Quảng, Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh
Thanh-Nghệ-Tỉnh phía bắc Trung Phần. Sau đó nước ta bị
người Hán cưởng chiếm và sáp nhập vào lảnh thổ nước
Tàu. Năm 939 sau TL, Ngô Quyền Ðại Ðế chém Hoàng Thao
trên Bạch Ðằng Giang, đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cỏi
Việt nhưng chỉ thâu hồi lại được một phần lảnh
thổ của tiền nhân : Ðó là Bắc Việt và ba tỉnh miền
cực bắc Trung Phần ngày nay.
Năm 1802 Vua Gia Long thống nhất đất nước sau 300
năm nội chiến nhưng cho tới năm 1804 nhà Thanh mới sai Tế
Bá Sâm, mang quốc ấn và chiếu phong vua Gia Long, đồng
thời cũng chấp nhận quốc hiệu của nước ta vào thời
nhà Nguyễn là Việt Nam thay vì Nam Việt. Tuy nhiên phải
đợi tới cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hai
tiếng VN mới được cả trong và ngoài nước, sử dụng
với tất cả ý nghĩa thiêng liêng và toàn bích. Ngày
29-4-1975, Cộng Sản Quốc Tế mở cuộc tổng tấn công
thủ đô Sài Gòn, cưởng chiếm Miền Nam VN, đem gông tù
Phát-Xít cùm xích lên lảnh thổ và dân tộc Việt, từ
sau ngày 1-5-1975 tới nay vẫn không thay đổi.
Ngày 29-4-2008, toàn bộ đảng CSVN đang nắm quyền cai trị
VN, đã công khai chối bỏ quốc hồn, quốc thể của dân
tộc, khi trải thảm quì gối cung nghênh ngọn đuốc máu
của Tàu Ðỏ qua lớp hào nhoáng bên ngoài ‘ Ðuốc Thế
Vận Bắc Kinh 2008 ‘, gần như đã bị cả thế giới văn
minh loài người tẩy chay, nguyền rủa và khinh bỉ vì đã
lộ ra chân tướng côn đồ, ỷ mạnh hiếp yếu của một
đế quốc thực dân vừa ngoi lên từ Châu Á, qua sự tiếp
tay cật lực của bọn lái buôn da trắng, Nhật, Nam Hàn..
.
Tóm lại đối với dân tộc VN, điều mà tổ tiên bao đời
luôn nhắc nhớ con cháu mai sau , là phải cảnh giác trước
hiểm họa của giặc Tàu, lúc nào cũng nuôi dã tâm muốn
chiếm cho được nước ta, ròng rã liên tục suốt mấy
ngàn năm máu lệ. Ðảng CSVN đã đi ngược lại truyền
thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt, công khai ‘
cỏng giặc Tàu về dầy xéo quê hương, làm nhục quốc
thể ‘.Ðó là những thành tích vĩ đại của đảng Hồ,
mà hiện nay khắp thế giới đều biết, đã công khai
khởi sự từ năm 1958, qua hành động công nhận hai quần
đảo Hoàng Sa-Trường Sa của VN, là lãnh thổ của Trung
Cộng. Sau đó Linh, Mười, Đồng đã đại diện cho đảng
đến tận Thành Đô (Tứ Xuyên), ký kết với Giang Trạch
Dân và Lý Bằng vào ngày 3 + 4 tháng 9 năm 1990. Tờ
văn bản bán nước VN lần thứ hai cho Tàu, với cam kết
tới năm 2020 VN vĩnh viễn sẽ trở thanh một khu tự trị
của Tàu đỏ như Tạng, Hồi, Nội Mông
Bán đất của tổ tiên cho giặc thù đã là nổi hận
nhục muôn đời nhưng hậu quã chết người mà ngày nay
con cháu Việt phải gánh chịu hằng ngày trên biển
Ðông,qua sự kiện Phạm văn Ðồng, theo lệnh Hồ Chí
Minh, ngày 4-9-1958, ký công hàm nước, xác nhận bản đồ
và lời tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý.
Có vậy Trung Cộng mới ngang nhiên dùng vũ lực cướp
chiếp Hoàng Sa của VN năm 1974, Trường Sa năm 1988 và vẽ
bản đồ lưỡi bò, lập thành phố Tam Sa.. Hiện tại,
biển VN từ Quảng Nam vào tới Phan Thiết, kể cả các
nước Phi, Nam Dương, Mã Lai trong Ðông Hải, từ bờ ra
hải phận chỉ còn có 50 hải lý, đúng như bản đồ
nước Tàu mới vừa được ban hành, Tàu công bố cải
danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN , thành
một đơn vị hành chánh mang tên Huyện Tam Sa trực thuộc
tỉnh Hải Nam, vào tháng 11-2007.
Không kể thời Bắc thuộc huyễn hoặc, bao đời Việt
Nam trong dòng lịch sử, khi mất nước cũng như hồi độc
lập, ngoại trừ trường hợp bán nước duy nhất của
Mạc Ðăng Dung, cho nhà Minh vào năm 1540, không có một vua
chúa nào, dám công khai đem một tấc đất hay đảo biển
dù ở tận chốn xa xôi muôn trùng, để dâng bán cho giặc
như Hồ Chí Minh và đảng VC dám làm.. suốt thời kỳ
1945 cho tới ngày nay. Vậy mà lúc nào, cũng nói Trần
Thiểm Bình, Hồ Hán Thương, Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu
Thống, Nguyễn Ánh.. cõng rắn cắn gà nhà.
1- GHI NHỚ CÔNG ÐỨC DỰNG NƯỚC
CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG :
Theo Việt sử, Họ Hồng Bàng là triều đại đầu tiên
của nước ta, có quốc hiệu là Văn Lang. Qua truyền
thuyết được ghi trong tất cả các bộ sử ký nước
Nam, từ trước tới nay thì nước Văn Lang truyền được
18 đời vua, mới bị mất nước về tay Thục Phán, cũng
là một người Việt trong nhóm Bách Việt.
Ðó là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Au Cơ, Hùng Quốc
Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Hi Vương, Huỳng Huy Vương,
Hùng Chiêu Vương, Hùng Vị Vương, Hùng Ðịnh Vương, Hùng
Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Anh Vương,
Hùng Hiền Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghị Vương và
Hùng Tuấn Vương. Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18,
vào khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Do nhà vua
là người thuộc nhóm Âu Việt, nên đổi tên nước là
Âu-Lạc ( tức là Lạc Việt và Âu Việt), xưng hiệu là
An Dương Vương, dời kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa,
thuộc Huyện Ðông Anh, tỉnh Phúc Yên (Bắc Phần).
Riêng về danh xưng quốc tổ Hùng Vương của VN, đã có
sự bàn cãi sôi nổi của nhiều học giả trong cũng như
ngoài nước, cũng chỉ vì các danh từ Lạc Hầu, Lạc
Tướng nên phải có Lạc Vương, chứ không phải Hùng
Vương. Ðầu tiên là một học giả Pháp tên Henry Maspéro,
tiếp theo có Sở Cuồng Lê Dư, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố,
Ðào Duy Anh (miền Bắc), Phạm Hoàng Mỹ, Trần Viên Chung
(miền Nam).. trước tháng 5-1975. Chung qui cũng vẫn quanh
vấn đề, phải gọi vua nước Văn Lang là ‘ Hùng vương
hay Lạc Vương ?’.
Vì nước ta bị Bắc Thuộc cả ngàn năm, nên hầu như
các nguồn sử liệu trước đó, đã bị mất mát hay tiêu
hủy, nên chẳng có một chứng tích nào sót lại, ngoài
sử do người Tàu thời đó viết. Mãi cho tới thời vua
Trần Thái Tôn vào năm 1217, sử gia đầu tiên của nước
ta là Lê Văn Hưu, mới soạn bộ ‘ Ðại Việt Sử Ký ‘,
gồm 30 quyển nhưng cũng chỉ bắt đầu, từ thời vua
Triệu Vũ Ðế (207 trước TL ) của Nhà Nam Việt, cho tới
cuối nhà Hậu Lý (vua Lý Chiêu Hoàng ) mà thôi. Thời Vua
Lê Thánh Tôn, quan Lễ Bộ Thượng Thư là Ngô Sĩ Liên,
mới tom góp, sưu tầm và ghi chép lại những huyền thoại,
truyền thuyết trong dân gian, qua hai tác phẩm ‘ Việt
Ðiện U Linh ‘của Lý Tế Xuyên và ‘ Lĩnh Nam Chích Quái
‘ của Trần Thế Pháp, để viết bộ ‘ Ðại Việt Sử
Ký Toàn Thư ‘, gồm 15 quyển, chia thành hai phần, trong
đó 5 quyển đầu gọi là ‘ Ngoại Kỷ ‘ chép từ đời
Hồng Bàng cho tới năm 938 sau TL, Ngô Quyền đánh đuổi
quân Nam Hán, mở nền tự chủ cho dân tộc VN tới ngày
nay.
Cũng từ đó, nước ta qua các triều đại, đều làm lễ
giỗ Tổ Hùng Vương, vào ngày mồng mười tháng ba (10-3)
âm lịch hằng năm. Truyền thống trên bao đời đã khắc
sâu vào tâm trí của người Việt cả nước, và phát
sinh ra câu phong dao mà ai cũng đều thuộc lòng :
‘ Dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ Tổ, mồng mười tháng ba .’
Trước năm 1945, giỗ Tổ Hùng Vương được quan Lễ Bộ
Thượng Thư, thay mặt nhà vua làm chủ tế, tại đền 18
Tổ Hùng được xây dựng từ thời Hậu Lê (hậu bán thế
kỷ XV) và liên tiếp được tu bổ nhiều lần vào thời
nhà Nguyễn. Ðền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh,
thuộc đế đô Phong Châu của nước Văn Lang. Miền này
nay là xã Hy Cương, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ (Bắc
Phần).