Nhưng bàn mãi về những chuyện đó khiến quý bạn đọc đau đầu, nên kỳ này xin bàn đến một chuyện vui buồn lẫn lộn trong lãnh vực tình cảm, thứ chuyện muôn đời nói hoài không bao giờ hết. VN mới có Dự thảo Nghị định xử phạt những người ngoại tình và quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng. Kỳ sau xin bàn với bạn về lợi hai của cái Nghị định đó.
Nhân bàn về chuyện này, kỳ này xin mời bạn đọc thưởng thức một chuyện tưởng như không bao giờ có thật ở VN. Tôi cứ băn khoăn mãi, không biết chuyện này có làm cho đời sống nông thôn VN vốn hiền hòa chất phác bị “nhiễm độc” vì những thứ văn hóa đồi trụy từ ngày “mở cửa” không? Bạn cứ đọc đi rồi cười cũng được, khóc cũng được.
Chuyện không thể tin, vẫn có thật
Thưa bạn, chuyện này khi nghe một anh bạn nói lại, tôi cũng không tin. Buổi sáng ngày 9-4 vừa qua, ngồi ở cà phê sân vườn dưới Phú Nhuận, một anh bạn trẻ là phóng viên một tờ báo, phây phây hỏi tôi:
- Bác có biết tin mấy ông nông dân thứ thiệt nhà ta “chịu chơi” hơn bọn trẻ chưa? Họ dám đổi vợ cho nhau đấy.
Tôi không tin nên chỉ lắc đầu cười dài:
- Cậu chơi trò cá tháng tư với tớ đấy hả?
Anh ta bèn lên giọng đứng đắn nói đó là chuyện hoàn toàn có thật, có tên tuổi đàng hoàng, có cả viên chức chính quyền địa phương làm chứng. Chuyện xảy ra từ lâu nhưng đến nay mới được “khui” ra. Anh kể lại sơ lược câu chuyên ly kỳ này. Anh ta cũng lấy tin trong một tờ báo khác nhưng không nhớ là báo nào. Sau khi về nhà, anh PV “meo” cho tôi luôn tin đó. Tôi đọc và tìm hiểu thêm. xin tóm lược dưới đây::
Thật ra chuyện đổi vợ đã từng xảy ra ở một vài nơi trên thế giới. Năm 1960, tại Anh, kể từ khi thuốc tránh thai được phát minh, phong trào buông thả tình dục trong giới trẻ bùng phát mạnh. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là "Cuộc cách mạng tình dục ở châu Âu". Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ phi công của Mỹ lan sang Anh gặp môi trường "cách mạng tình dục" đã biến nhanh thành phong trào swing. Hội viên hội swing gọi là swinger. Được một thời gian, phong trào swing dần thoái hóa vì sự kỳ thị của xã hội. Một số tín đồ swing vẫn ngấm ngầm hoạt động trong vòng bí mật để tránh ánh mắt dè bỉu, khinh khi của người đời. Giống như các loại hình thức giải trí khác, swing cũng len lỏi vào xã hội Việt một cách ngấm ngầm ở vài nơi.
Cụ thể như ở TP Sài Gòn, mới năm 2012, một cái hội cũng
được gọi là Swing ở khu Bàu Cát - TP Sài Gòn. Có nhiều cặp mang vợ đến đổi cho
nhau, có khi lên đến 8 cặp, thay đổi bất cứ khi nào cho có “người mới”. Nhưng đó
là dân thành phố, gồm mấy anh chị hầu hết là vợ hờ, chồng tạm, thích tập tành
làm “dân văn minh quốc tế”. Ấy thế mà cũng có luật lệ đàng hoàng. Phải có giấy
“đăng ký kết hôn” và giấy xét nghiệm máu mới được cho vào hội để tránh bị AIDS.
Nhưng thật ra những giấy tờ đó đều là giả, chỉ cần bỏ ra
hai trăm ngàn là có ngay giấy khống chỉ, có mộc đỏ đàng hoàng, chỉ việc điền tên
vào là xong ngay. Ở VN cái gì cũng làm giả được hết từ bằng tiến sĩ đến cái giấy
chứng nhận vớ vẩn nào bạn cần. Một chị chơi lâu năm chán chường rồi tiết lộ:
“chị và ông chồng kỹ sư của chị chẳng phải vợ chồng gì cả. Chỉ là rổ rá cáp lại.
Chị và lão kỹ sư cũng không phải cử nhân, trí thức. Anh ta chạy xe ôm, còn chị
bán hột vịt lộn vỉa hè tại một khu công nghiệp ở Bình Dương!”
Nay cái hội “Swing văn minh ngã tư quốc tế” đó có lẽ đã tan
rã từ lâu không nghe nhắc tới nữa.
Hai bác nông dân chân đất đổi vợ cho nhau
Còn đây là chuyện khác hẳn. Chuyện của hai cặp vợ chồng “quê một cục, trăm phần trăm”. Có lẽ cả hai cặp chưa từng lên internet bao giờ và hồi đó ở tỉnh cũng chưa có internet, các bác này cũng chẳng đọc báo chí lam nham để biết đến những hoạt động tình ái ba lăng nhăng của thiên hạ. Tất cả “kịch bản” này được chính các vị nông dân chân đất này trong một lúc cao hứng đã “sáng tạo” ra.
Chuyện xảy ra tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hai cặp
vợ chồng ấy một thời đã từng là bốn người bạn thân thiết. Thế rồi, chỉ sau
chuyện trên bàn rượu, họ đã quyết định chẳng thể ai ngờ tới: tráo đổi vợ chồng
cho nhau!
Theo một số người dân ở xã Sơn Phú thì sự việc "đổi vợ đổi chồng"
diễn ra đã khá lâu nhưng một trong số những nhân vật chính hiện vẫn sống tại địa
phương và được một giới chức tại xã này xác nhận. Ông Nguyễn Như Tùng, nguyên
xóm trưởng thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú - người đã biết rõ nhất vì đã từng phải
đứng ra giải quyết chuyện trần gian có một không hai này. Ông kể rành
rọt:
“Đó là sự việc khiến tôi phải nhớ mãi trong thời gian làm trưởng
xóm ở ngôi làng này. Nó bắt đầu xảy ra từ năm 1995 nhưng giờ đến xã này, hỏi bà
Trinh, hiện còn ở trong xã, một mình nuôi đàn con ai mà chả biết việc đổi chồng
năm xưa của bà".
Từ vợ bạn thành vợ mình, vợ anh thành vợ
tôi
Ông Nguyễn Đình Tình (SN 1959) và bà Nguyễn Thị Trinh (SN 1966) là
vợ chồng cùng trú tại xã Sơn Phú. Đến khi xảy ra sự việc (vào năm 1995), ông bà
đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn 11 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 5 tuổi. Tại ngôi
làng nhỏ bé này, vợ chồng ông Tình chơi rất thân với gia đình ông Nguyễn Hồng
Gia (SN 1962) và bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1960). Nếu như vợ chồng ông bà Tình-Trinh
có bốn đứa con ngoan ngoãn, thì vợ chồng ông bà Gia-Lắm cũng đã có với nhau hai
cô con gái nết na, xinh đẹp.
Vì là hàng xóm thân tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau, nên hai cặp
vợ chồng này như người một nhà. Hễ gia đình nào gặp chuyện khó khăn thì gia đình
kia không ngần ngại đến giúp đỡ. Họ thân thiết đến mức từng bát cơm, con cá, bó
rau cũng sẻ nửa, san đôi. Không những thế, do cùng hùn hạp vốn làm ăn chung, họ
càng trở nên thân thiết hơn. Cứ mỗi dịp đi làm chung về, hai cặp vợ chồng thường
tụ tập ở nhà của ai đó để nghỉ ngơi, ăn uống. Gia đình này thậm chí có thể ăn ở
cùng gia đình kia cả tháng trời mà ai cũng cảm thấy vui vẻ.
Nhưng chính trong cái không khí đầm ấm bề ngoài ấy, người ta chẳng
thể ngờ "cơn sóng ngầm" đã âm ỉ bộc phát từ lâu, khi bà Trinh và ông bạn láng
giềng Gia đã nảy sinh tình cảm "khác thường" trên quan hệ hàng xóm, bạn bè. Tuy
vậy ông bà này đã khéo giữ nên chỉ hai người biết với
nhau.
Chồng gật, vợ cũng gật theo mới là chuyện
lạ
Có lẽ đây là một trong những lý do chính dẫn đến “bi hài kịch”
không ai ngờ tới. Buổi chiều cuối năm 1995, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bốn
người bạn đã làm một bữa tiệc, vừa để nghỉ ngơi, vừa để vun đắp tình cảm của hai
gia đình. Khi rượu đã ngà ngà, hai gã đàn ông bỗng dưng nghĩ ra trò quái đản.
Khi ông Tình đề nghị: “Mi đổi gái (vợ - PV) cho tao, tao sẽ đổi gái cho mi”.
Không hiểu sao ông Gia cũng gật đầu đồng ý.
Và điều đáng nói hơn là khi nghe hai ông chồng bày tỏ ý tưởng điên
rồ đó, không hiểu vì lẽ gì lại được cả hai người đàn bà quê mùa kia chấp thuận.
Thế là ngay trong đêm đó, hai cặp vợ chồng từng là bạn nối khố của
nhau quyết định thực hiện chuyện tráo đổi vợ chồng một cách điên rồ. Rồi chẳng
hiểu vì uống phải bùa mê thuốc lú hay vì “cái lạ bằng tạ cái quen” mà những ngày
sau, cả bốn con người đó vẫn tiếp tục trò chơi ký quái
này.
Đổi luôn cho tiện việc… đốt
nhà
Nhưng được một thời gian, rồi cũng có người tỉnh trí nhận biết
mình đang chơi trò chơi nguy hiểm, trái luân thường đạo lý. Đầu tiên, bà Lắm vợ
ông Nguyễn Hồng Gia, nhất quyết không chịu ăn ở nhà ông Tình, bạn của chồng nữa
mà đòi về nhà mình. Tiếp theo, ông Tình cũng tỉnh ngộ, sang nhà ông bạn để đòi
vợ là bà Trinh về. Tuy nhiên, vì đã có tình cảm với nhau từ trước nên ông Gia và
bà Trinh… không đồng ý và muốn đổi vợ đổi chồng luôn… cho đỡ lôi thôi và đã
“quen hơi bén tiếng, hòa hợp” rồi nên cứ để thế cho
yên.
Đòi vợ không được, ông Tình nổi cơn điên, châm lửa đốt nhà của ông
bạn "vàng" đã cuỗm mất vợ mình, không chịu trả. Rất may, dân làng phát hiện kịp
thời nên ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt. Tuy nhiên, “đám cháy đổi tình” của
hai cặp vợ chồng này thì không thể dập được nữa. Hai bên nhất định không
bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Vợ mình vẫn cứ ở nhà
bạn.
Hai gia đình cùng tan
nát
Sau hành động ngang nhiên đốt nhà của người khác, ông Nguyễn Đình
Tình bị bắt và bị xử án tù gần một năm. Ngày mãn hạn tù về nhà, ông Tình đành
cắn răng chấp nhận sự thật vợ mình đã thuộc về kẻ khác. Ông Gia và bà Trinh vẫn
tiếp tục sống với nhau.
Còn về phần chị Lắm vợ ông Gia, khi thấy chồng đưa người phụ nữ
khác về nhà ở, phần vì quá đau lòng, phần vì không chịu nổi miệng lưỡi đàm tiếu
của người đời, đã nuốt nước mắt ôm hai con gái vào miền Nam sinh sống. Từ đó đến
nay, những người dân ở đây cũng không biết ba mẹ con trôi dạt đến phương nào,
bây giờ ra sao. Còn đối với ông Tình, sau khi mãn hạn tù một thời gian, được
người quen mai mối đã đi bước nữa. Ông Tình và người vợ mới có thêm một cậu con
trai hiện đang học lớp 10. Còn ông Gia và bà Trinh sau khi về ở với nhau đã có
thêm ba người con nữa.
Gần hai mươi năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện “tráo đổi vợ chồng”
đầy oan nghiệt ấy vẫn chưa thể quên trong ký ức những người dân xã Sơn Phú.
Hậu quả vô cùng bi thảm
Hành động "đổi chồng, đổi vợ" khiến con trẻ phải gánh kết cục quá
oan nghiệt chẳng ai ngờ tới.
Ông Tình và bà Trinh có hai cô con gái tên là N và L. Sau khi mẹ
chúng sang ở với ông hàng xóm, bố thì bị đi tù về đói rách, hai đứa quá buồn rầu
nên rơi vào cuộc sống đầy oán hận và buồn tủi. Đến trường thì bị bạn bè trêu
trọc, về nhà lại bị người ta xét nét, chúng càng tỏ ra bất mãn với cuộc sống. Ví
quá xấu hổ nên học đến lớp 9, N đã bỏ học, bỏ nhà đi “bụi đời”, sau đó lôi kéo
em gái mình cùng đi theo.
Sau một thời gian bỏ nhà, sống buông thả vất vưởng ở Sài Gòn, hai
em đã bị dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 2003, dù vào Sài Gòn sau chị gái, nhưng
L. lại nhiễm bệnh và mất trước chị gái khi đang ở tuổi 17 trăng tròn, phải chôn
thân nơi đất khách quê người. Không lâu sau khi em gái mất, N. cũng trở về quê
rồi nhắm mắt xuôi tay trong lặng lẽ cũng vì căn bệnh thế kỷ
này!
Những nhân vật chính hiện nay ra
sao?
Còn đối với những nhân vật chính trong câu chuyện này cũng có cuộc
sống không như mong đợi. Ông Tình chung sống với vợ ông Gia được 6 năm thì mất.
Ông ra đi để lại vợ con thơ dại và bố mẹ già yếu. Còn bà Trinh, qua hai đời
chồng đã sinh được 7 đứa con (nhưng nuôi 5 đứa) nên cuộc sống không thể khá giả
lên được, hiện bà đang ở xóm cũ.
Còn ông Gia, sau khi quyết chí sống với vợ của bạn sau màn "tráo
đổi vợ chồng" vô tiền khoáng hậu chỉ được một thời gian cũng không may gặp tai
nạn qua đời, để lại cho bà Trinh 5 đứa con nheo nhóc. Chính vì vậy, những người
dân nơi đây cho biết, gia đình của cả hai người phụ nữ này hiện được liệt vào
danh sách gia đình nghèo của xã Sơn Phú. Ông trưởng xóm Hồ Văn Đông cho biết:
“Chúng tôi đều biết rất rõ và chán ghét vì câu chuyện năm xưa liên
quan đến bà Trinh. Nhưng giờ chứng kiến cuộc sống mẹ con bà ấy quá khó khăn,
nhiều người cũng chạnh lòng. Với cương vị là trưởng xóm, tôi cũng chỉ biết an
ủi, thăm hỏi tặng quà mỗi khi có dịp thôi”.
Hai cặp vợ chồng đã li dị rồi mới tái
hôn
Kể về câu chuyện hy hữu có một không hai này, ông Nguyễn Anh Huân,
viên chức tư pháp - hộ tịch xã Sơn Phú cho biết: “Thực tế về mặt pháp luật, hai
cặp vợ chồng đã được tòa án giải quyết cho ly hôn và sau đó tái hôn nên không có
gì sai. Tuy nhiên, trong thời gian trước đó thì đúng là có chuyện “đổi vợ” nên
mới nảy sinh mâu thuẫn. Sau khi sự việc đó diễn ra thì hai cặp vợ chồng đó mới
chính thức ra tòa ly dị”.
Như thế là nếu cái nghị định “ngoại tình” kia được áp dụng, hai
cặp đổi vợ này có sống lại cũng không thể bị phạt.
Đây là chuyện từ cổ chí kim tôi mới nghe một lần. Chẳng biết hai
bác nông dân có bị tiêm nhiễm ảnh hưởng “thác loạn” của xã hội thời đó không.
Nếu sống ở thành phố, bây giờ học theo lối sống của các “showbiz” và những cô
cậu chỉ thích xài sang, ăn trắng mặc trơn không muốn làm việc, không biết hai
bác nông dân này sẽ còn thác loạn tới đâu nữa? Tôi nghĩ ở miền quê nghèo mà
“chơi tới bến” như thế cũng là cùng cực của sư suy thoái đạo đức rồi, không thể
hơn được nữa. Nếu chúng ta tin vào thuyết nhân quả, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác” thì đây là một minh chứng rõ ràng nhất. Mong rằng xã hội VN không còn những
bi kịch như thế này nữa.
Một lời “nhắc” chân thành các đấng mày
râu
Xin nhắc các vị độc giả, căn bệnh thế kỷ ở VN bây giờ nhiều như
ruồi, không ai có thể kiểm kê hết được và nhìn bề ngoài cũng không thể nào đoán
biết được. Có người còn nói rằng càng là “hàng nhà quê” hoặc hàng được gọi là
“rau sạch” càng dễ “chết”. Càng tóc xanh môi đỏ, chân dài… càng nhiều nguy cơ
tiềm ẩn sau những bộ “vó” choáng lộn. May mắn lắm mới gặp được “hàng thật”. Còn
phần nhiều những cô gái trẻ đóng vai sinh viên, nghệ sĩ đều chỉ là để lừa khách
bởi lẽ cái mác "sinh viên" “nghệ sĩ” khiến nhiều đàn ông mê đắm, như thể họ là
dân chơi “có đẳng cấp” quen toàn “hàng sạch”.
Hoặc có ông khoe lấy toàn vợ còn trinh, không còn “din” ông không
lấy. Nhưng ông quên khuấy đi một điều là ở VN bây giờ, vá cái “din” dễ dàng như
đi… siêu thị.
Bạn
không tin ư? Mời bạn vào net xem trang thông tin của Bệnh Viện Chuyên Khoa Giải
Phẩu Thẩm Mỹ Sài Gòn (97B Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Sài Gòn, Việt
Nam).
BV này cho biết hàng ngày không có biết bao nhiêu cô gái đến hỏi vá màng
trinh qua điện thoại, qua email… tại Bệnh viện thẩm mỹ Sài Gòn. BV này còn có
thể “sửa chữa” nhiều thứ “nhạy cảm” nữa, tôi không tiện kể ở đây. Đây cũng là
cái điểm tựa vững chắc để các cô gái VN cứ “văng mạng” rồi tính sau, xã hội đã
loạn càng loạn!
Tôi chỉ muốn lưu ý để các bạn không bị “quả lừa” to tướng khi phải
về VN vì một lý do nào đó thôi.
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn, ngày
13.04.2013
Khai Dân Trí | Văn Quang |
No comments:
Post a Comment