2013/04/01

LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI XỬ DỤNG CELL PHONE


Có bao giờ sau khi dùng điện thoại, bạn bỗng cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, thậm chí buồn nôn không?

Điện thoại trong thời buổi hiện nay có thể coi là vật-bất-ly-thân của mỗi người, nhưng hiểm hoạ từ nó là rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách phòng tránh.

►1. Điện thoại của bạn rất bẩn!
Theo như một cuộc nghiên cứu thì sự thật là: điện thoại di động có lượng vi khuẩn nhiều gấp 18 lần nhà vệ sinh của đàn ông!

Như đã nói, điện thoại được coi như vật-bất-ly-thân, vì vậy đi đâu ta cũng cầm theo:đi học, đi chơi thể thao, đi ăn nhà hàng, đi làm, kể cả lúc... đi vệ sinh nữa!

Điều đó chính là nguyên nhân khiến cho điện thoại rất bẩn. Đáng nguy hiểm là bạn thường xuyên tiếp xúc điện thoại di động và đặt chúng ngay sát mặt và miệng!

Giải pháp là chúng ta nên dùng giấy dán hoặc bọc nhựa cho máy của mình, và nhớ là phải thay chúng hoặc ít nhất là lau chùi định kỳ.

►2. Đừng để điện thoại trong túi quần hoặc túi áo!
Điện thoại liên lạc được nhờ sóng điện từ. Việc để điện thoại trong túi quần đã khiến cho sóng điện từ ảnh hưởng trực tiếp với cơ thể, đối với bạn nam có thể làm yếu "tinh binh", và ở bạn nữ thì là chứng "rối loạn kinh nguyệt"!

Còn khi để điện thoại trong túi áo, sóng điện từ có thể hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, bạn nào bị bệnh tim thì càng không nên.
Lời khuyên cho bạn là hạn chế để điện thoại tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, hãy để điện thoại trong cặp, túi xách.

Trong trường hợp thực sự cần thiết mới bỏ vào túi quần, túi áo.

►3. Hãy nghe điện thoại đúng cách!
Nhiều bạn trẻ có thói quen nghe điện thoại bằng cách nghiêng cổ trong khi tay thì làm việc khác.

Đừng tưởng là bình thường, thói quen như vậy là rất nguy hiểm! Một khi đã tạo thói quen như thế sẽ rất khó sửa, nghiêng đầu quá nhiều có thể gây cong vẹo đốt sống cổ, nghe trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu lên não, trúng gió,...

►4. Bức xạ của điện thoại có thể tăng theo từng trường hợp!
Ở những nơi góc cạnh của các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên đáng kể, rất có hại cho sức khoẻ!

Đừng để điện thoại sát tai khi vừa ấn số xong! Khi chưa kết nối với người nghe, bức xạ từ điện thoại cũng tăng lên rõ rệt. Vậy chỉ nên để sát tai khi được báo là đã kết nối .

Thêm một điều nữa, khi nghe điện thoại bị rè, nhiễu, sóng kém, thì cũng chớ để sát tai hòng nghe rõ hơn vì làm như vậy không những không có tác dụng gì, mà khi đó bức xạ điện thoại cũng tăng gấp đôi!

►5. Điện thoại của bạn có thể nổ hoặc gây hoả hoạn
Chắc chắn rồi, ai cũng biết là không nên xử dụng điện thoại ở nơi dễ cháy nổ, đặc biệt là cây xăng.

Nhưng còn một điều nữa, nghe điện thoại khi đang sạc là rất nguy hiểm!

Với điện thoại có phẩm chất cao, sạc pin và ổ điện hoàn toàn tốt thì nguy hiểm không cao. Nhưng nếu ổ cắm không tốt, khi cắm vào có tiếng lẹt xẹt thì nhiễm điện sẽ cao. Khi đó, cộng với sóng điện từ của điện thoại, người nghe sẽ bị phóng điện vào tai làm điện giật và khả năng chết ngay là rất cao. Máy điện thoại trôi nổi, rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, phẩm chất kém, thì công suất phát sẽ rất lớn, gây nguy hiểm.

►6. Đừng nghe điện thoại khi chỉ còn một vạch pin!
Khi lượng pin trong máy điện thoại tới vạch chót (sắp hết pin), đừng nên nghe điện thoại vì bức xạ lúc này cao gấp 1000 lần bình thường./.

CDNV

No comments:

Post a Comment