Còn nhiều rắc rối sau khối gia tài đồ sộ của quan to
Chưa bao giờ ở VN lại có
một ông quan to bị điều tra tài sản và đó lại là ông đã từng giữ chức Tổng Thanh
Tra Chính phủ. Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh Tra Chính phủ từ năm
2007 đến năm 2011. Và, chính ông thường có những tuyên bố rất hùng hồn, rất
cương quyết về chống tham nhũng.
Thanh Tra Chính phủ là cơ
quan ngang Bộ của chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật. Vậy mà chính người đứng đầu về chống tham nhũng lại có dấu hiệu
tham nhũng. Tuy nhiên, sang 26-11, theo Tổng Thanh Tra chính phủ Huỳnh Phong
Tranh nói với báo chí “kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ cho thấy mới chỉ có dấu
hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách.”
Sự vi phạm ấy bao nhiêu
năm nay đừng sờ sờ trước mắt người dân và tất nhiên trước cả mọi cấp chính quyền
địa phương. Đó là những cơ ngơi cực kỳ “hoành tráng” nổi bật lên giữa những căn
nhà ổ chuột rách nát của người dân trong vùng. Chỉ nhìn qua cũng đã thấy chướng
mắt, nhưng dường như các cấp chính quyền địa phương đều nhắm tịt mắt lại vì… quá
sợ cái oai của ngài Tổng Thanh Tra. Không những chỉ nhắm mắt mà còn tạo mọi cơ
hội cho quan Tổng có đủ mọi điều kiện tốt nhất để vi phạm. Nói như thế tất phải
có đủ chứng cứ bởi nếu địa phương làm đúng luật thì dù có là ông gì đi chăng nữa
đừng có hòng “đút túi” được một tấc đất của dân.
Đến nay mọi chuyện được
khui ra, người dân thật sự bàng hoàng khi thấy khối tài sản quá khổng lồ của
ngài nguyên là Tổng Thanh Tra. Xin sơ lược vài nét chính về khối nhà đất của ông
Trần Văn Truyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác minh 6 căn nhà do ông Trần
Văn Truyền (nguyên Tổng thanh tra Chính phủ) và gia đình đứng tên.
- Theo xác minh của Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, căn biệt thự ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre (Bến Tre) có
diện tích hơn 16,500 mét vuông là đất của ông Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát
giao thông Công an tỉnh - con trai ông Trần Văn Truyền. Nguyên Tổng Thanh Tra
Chính Phủ giải trình số tiền xây dựng căn biệt thự này là từ 7 tỷ đồng tiền của
vợ chồng ông dành dụm và 4 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, ở tại quận 9,
TP Sài Gòn và hiện ông đang ở trong căn nhà này.
- Căn nhà số 6, Lê Quý
Đôn, phường 1, TP Bến Tre với tổng diện tích hơn 260 m2 (ông Truyền mua năm 2003
với giá chưa tới 280 triệu đồng) nhiều năm nay được sử dụng làm trụ sở cho một
doanh nghiệp làm đại lý phân phối bia, rượu, nước giải khát. Căn nhà này vừa bị
Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương yêu cầu thu hồi vì đã được cấp sai quy định "hỗ trợ
tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một gia
đình....” Việc UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho ông Trần Văn
Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi
phạm.
- Thửa đất số 598B5 có diện tích
350 m2 ở đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre do Quân khu 9 cấp
cho ông Truyền. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Truyền đã biết mình không
đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận và sau khi được Ban thường vụ Tỉnh
ủy Bến Tre yêu cầu trả lại, ông Truyền đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện,
sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng.
- Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng
Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận đang được cho thuê bán trái cây. Năm 2003, khi
đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP Sài Gòn trình bày
hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại TP Sài Gòn
trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà và đã được UBND
thành phố giải quyết cho thuê căn nhà. Đến tháng 3/2011, ông Truyền làm đơn
trình bày hoàn cảnh khó khăn, về nhà ở và đề nghị UBND TP Sài Gòn bán căn nhà
này cho mình và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên và được các cơ quan
chức năng của TP Sài Gòn đồng ý. Vào tháng 7/2014, sau khi kiểm tra và báo cáo
của công an quận Phú Nhuận, ông Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà
cho người khác ở và bán hàng.
Lại nhớ chuyện năm ngoái,
vụ người trần gian là bốn em học sinh ở huyện Tiên lãng, Hải Phòng đi xe máy đến
khu vực xã Tiên Thắng thì trêu đùa cho xe máy áp sát rồi giật mũ của hai em nữ
sinh Trường THPT Tiên Lãng. Vậy mà Hội đồng xét xử tuyên phạt một em chịu mức án
3 tháng 17 ngày và em đầu têu trò trêu chọc này 15 tháng tù giam.
Ngược lại, vừa rồi “người
nhà trời” là ông Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Bắc Giang dù bị kết luận mắc
hàng loạt sai phạm và bị buộc trả lại ngân sách hơn 2 tỷ đồng nhưng lại được cấp
trên miễn hình thức kỷ luật do đã ... nghiêm túc kiểm điểm.
Xem thế thì chuyện con ông
xin ông đừng trị nó như trị người trần gian, mà trị như trị “người nhà trời,” là
hóa ra nó muốn xin ông tha bổng cho nó thật.
Sự mỉa mai của câu chuyện
này cho chúng ta thấy người dân đang mong mỏi mọi việc xét xử sẽ công minh. Đó
là điều quan trọng các cơ quan lập pháp và hành pháp của VN phải nghĩ tới để lấy
lại niềm tin đã mất, chứ không phải chỉ là những phát “nổ" rôm rả (?) cho
một ông vừa “ngã ngựa” trong lúc này./-
Nhức nhối vì đạo đức trong đời sống văn hóa tại VN
Trong hai ngày 11 và
12/11 vừa qua, tại Sài Gòn diễn ra hội thảo khoa học mang tên "Vấn đề đạo đức xã
hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay." Nói là văn học nghệ thuật nhưng thật ra
chỉ có vài mặt được các nhà "làm văn hóa" mang ra bàn cãi. Đó là những chuyện về
ca nhạc, truyền hình, phim ảnh. Còn những vấn đề lớn hơn như báo chí, tác phẩm
văn học, nghiên cứu, phê bình… không thấy bàn tới. Nếu mang tuốt luốt ra "hội
thảo" chắc cả tháng chưa hết, có cả trăm cả ngàn chuyện phải bàn.
Chỉ cần môt thí dụ như
chuyện 13 năm nay, cuốn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh" của Vũ Chất, có
logo của NXB Trẻ vẫn chễm chệ trên các kệ sách và ngay cả trong thư viện quốc
gia và thư viện lớn nhỏ khắp nước, đến nay mới bị phát hiện ra là "thảm họa" về
ngôn từ.
Thật khiếp đảm với những "khái niệm
ẩu tả" được đặt ra từ cuốn từ điển mà chính nhà xuất bản Trẻ không nhận là do
mình in ra này. Vậy nó ở đâu chui ra, qua mắt được các quan kiểm duyệt có tiếng
là khắt khe, không ai biết? Tạm kể vài danh từ được dạy cho học sinh và cũng như
"kim chỉ nam" cho người lớn, như bồ bịch là… bạn bè thân thích, đồn trưởng là…
trưởng đồn, lâu đài là… lầu và đền đài, thơ ngây là… ngây thơ, cào cấu là… vừa
cào vừa cấu, bế mạc là… chấm dứt buổi hát, bản sắc là… màu tự nhiên, bóng đèn là
bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện, buồn cười là buồn mà
cười...
Định nghĩa như thế thì quả là một
"thảm họa" và phá nát tiếng Việt của bao nhiêu thế hệ. Đấy là chưa nói đến những
kiểu chữ nghĩa mới phát sinh đầy rẫy trên các trang báo, các trang sách dạy học
và trong ngôn ngữ dùng lâu thành thói quen như đề xuất, kiến nghị, bồi dưỡng,
kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, mặt bằng, phản ánh, bức
xúc, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, v.v. hoặc nói ngược lại với những từ ngữ
ông cha ta dùng từ thời xưa như bảo đảm thành đảm bảo, hoặc nói tắt như cấp trên
đã "quyết" rồi có nghĩa là đã quyết định và chấp thuận rồi và còn nhiều thứ chữ
nghĩa lai căng kiểu nửa ta nửa Mỹ nữa kể ra không hết. Chắc nhiều bạn ở nước
ngoài lâu năm nghe muốn ù tai.
Còn báo chí cũng không được
nhắc tới trong kỳ "hội thảo" này bởi ở VN hiện nay có tới 838 cơ quan báo chí,
67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới 40,000 người nhưng
tuyệt đối không có một tờ báo nào của tư nhân. Không hiểu sao các ông "làm văn
hóa" không bàn đến vấn đế sống còn này của giới cầm bút. Vấn đề báo chí bị "bỏ
quên" nên chưa biết đến bao giờ ở VN mới có một tờ báo của tư nhân được quyền
nói tiếng nói của mình chứ không phải là của một cơ quan nào. Nhưng trên hết, dù
là báo của ai, vẫn là vấn đề THÔNG TIN TRUNG THỰC TẤT CẢ MỌI LOẠI TIN
TỨC.
Còn bóp méo thông tin, còn bưng bít
sự thật thì tờ báo đó sẽ bị đào thải. Trong thời đại internet phát triển rầm rộ
hiện nay, không thể nào cấm cản nổi mọi người lên internet xem mọi nguồn tin từ
trong đến ngoài nước. Dù có là luật hay quy định quyết định gì cũng thế thôi.
Báo nào loan tin đúng nhất, nhanh nhất sẽ được độc giả đón đọc. Cho nên dù không
có báo chí tư nhân trong nước thì họ tìm đến những trang báo ở nước ngoài. Đó
chính là cách làm cho thông tin nước ngoài phát triển, dù có bưng bít hay loan
tin kiểu bóp méo chỉ là mất công vô ích mà thôi. Còn về mặt sáng tác văn học hay
một cuốn sách, cuốn truyện ngắn, truyện dài, bao lâu nay có tìm được tác phẩm
nào đáng gọi là tiêu biểu đâu. Thứ văn học này coi như chìm lỉm mất
tăm.
Thảo luận đến những vấn đề
"nhạy cảm" như thế này có phần đụng chạm lung tung và bàn đến… Tết Congo cũng
chưa hết nên bàn gọn lại cho được việc.
Trở lại với những vấn đề trong cuộc
"hội thảo" từ ngày 11 đến 12 tháng 11 tại Sài Gòn, có tới hàng trăm bản tham
luận và hơn 200 người tham dự. Trước hết tôi phải thành thật nhận định là đã có
một số ông có can đảm nói thẳng sự thật. Thứ sự thật mà lâu nay ai cũng biết
nhưng chỉ không muốn hay không dám nói ra mà thôi.
Đống nhạc rác tại VN
Mời bạn nghe một câu hát trong bài ca
khúc "Con Thỏ Chiên Bánh" có câu hát rất... chợ búa "Anh có một sở thích kỳ lạ
là ăn thịt thỏ. Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi." Hoặc công chúng phải
căng tai ra nghe "Con trai bây giờ í hả, 100 đứa thì 99 đứa không đàng hoàng,
còn một đứa không đàng hoàng là gay, a ha!" trong bài "Con Gái Thời Nay." Đấy là
kiểu được gọi là "nhạc rác" trong cái đống rác ở VN.
Thú thật với bạn đọc, một buổi tối
chẳng có gì xem vô tình tôi bật ti vi lên xem đỡ, gặp một chương trình ca nhạc
rất "hoành tráng," các em chân dài tóc xanh tóc đỏ nhảy múa loạn xạ, chỉ vận một
bộ bikini óng ánh để khoe hết cỡ các loại vòng 1-2-3 . Thoạt tiên tôi cứ ngỡ là
ban nhạc Hàn Quốc đang trình diễn tại VN, nhưng nghe kỹ thấy loáng thoáng có
tiếng Việt. Lúc đó mơi biết là ban nhạc "xịn" của mấy cô trong giới showbiz làm
album mới.
Tôi cố gắng lắm mới nghe được
mấy câu rỗng tuyếch như "anh xa em làm em buồn tỉ tê" cứ như cái triết lý "em
không ăn thì em đói." Và cứ những lời ca tương tự như thế kéo dài. Tôi đành bỏ
cuộc bật sang đài khác và vẫn giữ vững ý định chẳng bao giờ nghe loại ca nhạc
"mới" này nữa cũng như chẳng bao giờ đụng đến các loại phim VN. Tôi cứ nghĩ soạn
nhạc dễ như thế thì ai chẳng "sáng tác" được, chẳng trách ở VN đi đâu cũng gặp
ca nhạc sĩ, loạn là đúng. Ca sĩ hát và khoe thân tìm một chỗ đứng hay một cánh
tay hào phóng là chính.
Ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo
rỗng
TS Trần Luân Kim trong bài tham luận
của ông, đề cập đến vấn đề đạo đức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Theo ông, với sự
ra đời non vội, thiếu suy tư nghiêm túc, lại rơi vào vòng xoáy của thị trường tự
do, dòng nhạc mới mẻ này bị thương tổn nặng nề bởi hàng loạt ca từ rác rưởi,
ngôn từ vỉa hè sáo rỗng, tùy tiện, lủng củng. Có khi tục tĩu gây sốc, có khi lại
sướt mướt não nề, gào thét vô vọng.
Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu
cảnh báo lối "đào tạo tắt," hứa hẹn giải thưởng như một dạng chứng chỉ vào nghề
ở nhiều chương trình đã làm dấy lên phong trào ăn xổi, chạy đua, nhái hàng (nhái
nhạc, nhái giọng, nhái hình thức, nhái phong cách) và sính ngoại (hát và sáng
tác bằng tiếng Anh, hoặc chơi món "xôi đỗ" cả tiếng Anh lẫn tiếng
Việt).
Ngay cả hội đồng lý luận, phê bình
trung ương - đơn vị tổ chức sự kiện này - cùng đại biểu gặp nhau ở điểm chung
khi cho rằng: Mọi lĩnh vực đời sống nghệ thuật, từ âm nhạc, sân khấu, văn học
đến nhiếp ảnh, điện ảnh... đều đang tồn đọng yếu kém, phát triển về chiều rộng
mà thiếu chiều sâu, "lỗi nhịp" trong việc định hình, mang đến chuẩn giá trị cần
thiết để xây dựng nền tảng đạo đức, phát triển đời sống tinh thần của xã
hội.
Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du
Lịch Vương Duy Biên nhận định một cách khái quát hơn, "Để có được một xã hội đạo
đức thì phải có những con người đạo đức. Tương tự, để có những tác phẩm văn học,
nghệ thuật đạo đức thì cũng phải có những người nghệ sĩ đạo
đức."
Có thể nói vấn đề đạo đức trong
lãnh vực nghệ thuật đã được đưa lên hàng đầu trong cuộc "hội thảo" này. Khi mà
đạo đức xã hội đang suy đồi thì làm sao có được những nghệ sĩ có thực tài, có
tâm huyết với nghệ thuật. Khi mà văn hoá còn đang có "chiếc gậy chỉ huy" cầm
chịch, phải đi theo đường này hay đường kia, khi mà những giới hạn được đặt ra
như chiếc vòng kim cô thì nghệ thuật cũng chỉ như con kiến bò quanh miệng lỗ mà
thôi. Thế nên với hàng trăm bản tham luận và những lời lẽ gay gắt chứa đựng một
tâm trạng bất bình cao độ của giới "làm nghệ thuật."
Không chỉ lĩnh vực âm nhạc, đời sống
nhiếp ảnh, hội họa, văn học, sân khấu... cũng có nhan nhản những "tác phẩm" giả,
hàng nhái, tác phẩm kém chất lượng.
Tác giả Văn Minh Hương, Lê Đỗ
Quỳnh Hương bàn đến "Truyền hình thực tế âm nhạc và vấn đề đạo đức xã hội," phản
ánh về một đời sống âm nhạc đang "ký sinh" trên các chương trình truyền hình
thực tế.
Chương trình truyền hình thực tế về
âm nhạc nở rộ với tên gọi na ná, cách thức chơi giống nhau, bài hát trùng lặp,
gương mặt giám khảo cũ mòn, như: Giọng hát Việt, Ngôi sao Việt, Học viện Ngôi
sao, Đố ai hát, Tôi dám hát, Ai dám hát, Ngôi nhà âm nhạc... Nhiều show, vì mục
đích thương mại, đã tận dụng tối đa chiêu trò để câu kéo khán giả, khiến giá trị
âm nhạc bị đẩy xuống thứ yếu. Đó là khái quát về âm nhạc và các chương trình
truyền hình. Về phim ảnh còn bi đát hơn.
Điện ảnh VN dột từ nóc dột
xuống
Đạo diễn Đặng
Nhật Minh khẳng định, nếu nói tóm lược, điện ảnh trong nước có thể được chia làm
hai giai đoạn: giai đoạn không vì tiền và giai đoạn vì tiền. Ông nhận xét, ngay
cả ở thời kỳ nước nhà thiếu thốn, khó khăn, phim làm ra không phải vì tiền vẫn
là những tác phẩm tốt. Còn hiện tại, phim nhảm quá nhiều..." Kể cả các phim đoạt
giải Bông Sen Vàng cũng chẳng thấy yếu tố bản sắc dân tộc ở đâu, chỉ thấy lai
căng, thương mại."
Tuy vậy, các ý
kiến "đổ lỗi" cho đồng tiền và nền kinh tế thị trường cũng có những ý kiến trái
chiều khác. Nhiều ông cho rằng, vấn đề cốt lõi quyết định phẩm chất của một tác
phẩm không chỉ nằm ở tác động của đồng tiền mà còn ở: tài năng của tác giả, tầm
nhìn chiến lược văn hóa của một quốc gia, phông văn hóa và tri thức của người
thụ hưởng tác phẩm...
Ông Đào Duy Quát,
người chủ trì buổi thảo luận ở tiểu ban Nghệ thuật cho rằng, với diện mạo chung
đang "DỘT TỪ NÓC DỘT XUỐNG," thì trách nhiệm cần được đặt từ các cấp quản lý
ngành văn hóa đến bản thân giới văn nghệ sĩ.
Vì vậy, để đời sống văn hóa,
nghệ thuật nước nhà phát triển tốt hơn, rất cần một thời gian dài đòi hỏi nhiều
nỗ lực, can đảm trong thay đổi hệ thống về tư duy, lý luận và nhận thức thẩm mỹ,
từ đó, áp dụng chúng vào đời sống thực tiễn.
Phim càng nhảm nhí thì
càng thu lắm tiền
Câu hỏi được đặt ra là
tạo sao "phim càng nhảm nhí thì càng thu lắm tiền?" Điều này đã trở thành tiêu
chí hàng đầu trong cách làm phim của các đạo diễn bây giờ? Trả lời cho câu hỏi,
chính tác giả (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) cũng đã khẳng định điều này là có và
khiến ông phải suy nghĩ khá nhiều khi những nhận định ấy lại được phản hồi từ
một số đạo diễn và người trong nghề. Có lẽ, yếu tố kinh doanh và lợi nhuận ngày
càng lấn át hết giá trị văn hóa và nghệ thuật chân chính trong các bộ phim đương
đại.
"Có người bảo,
tuy những phim đó bị gọi là nhảm nhí nhưng đạo diễn của phim thì có tay nghề.
Đây có phải là sự ngộ nhận? Thật ra, với con mắt của người trong nghề thì họ
chẳng có tay nghề gì hết. Họ chỉ học được một vài thủ pháp, kỹ xảo của nước
ngoài, mà nhiều kỹ xảo bây giờ có thể lấy từ trên mạng xuống một cách dễ dàng.
Nếu gọi đó là nghề thì đó là nghề bắt chước."
Lý giải cho những bộ
phim "nhảm nhí" mà hầu hết là phản ánh những câu chuyện trong giới showbiz, giới
đại gia, chân dài, ở nhà biệt thự, đi xe hơi này, đạo diễn Đặng Nhật Minh nói,
"Làm nghệ thuật là phản ánh thực tế mà mình đang sống. Môi trường sống của đội
ngũ đạo diễn hiện nay lại chủ yếu là giới showbiz, là các ca sĩ, là các đại gia…
Môi trường sống mà họ đã từng sống như vậy nên họ phản ánh cuộc sống trên phim
như vậy là điểu dễ hiểu. Họ chẳng gắn bó gì với nông thôn thì làm sao để phản
ánh được nông thôn trên phim."
Còn những phim bỏ
ra hàng chục tỉ nhưng không bán nổi một vé. Cụ thể như phim "Sống Cùng Lịch Sử"
của Hãng phim truyện Việt Nam chi phí 21 tỉ đồng (gần $1 triệu Mỹ kim) nhưng
chiếu ở rạp có ngày không bán nổi 1 vé. Đây là điều không còn mới bởi "Sống Cùng
Lịch Sử" cũng như nhiều phim "cúng cụ" khác đều chịu cảnh bị khán giả ghẻ lạnh,
lặng lẽ ra rạp rồi nhanh chóng đi thẳng về kho. Cả chục tỉ đồng được đốt vào một
bộ phim, ngốn công sức của bao nhiêu người trong cả một thời gian dài cuối cùng
không có người xem thật sự là "thảm họa."
Với những tiết lộ từ
trong "ruột" làng đạo diễn VN như trên thì đừng hỏi tại sao người VN quay lưng
với phim ảnh Việt Nam dù là xem miễn phí trên truyền hình có sẵn trong nhà. Vậy
người VN xem phim gì?
Có thể nói ngay
cả những người ở vùng quê bây giờ cũng chẳng ai xem phim VN nữa bởi sự cố gắng
"làm mới" phim ảnh nên trở thành lai căng vốn có của nó với các nữ diễn viên tay
ngang, chân dài và các chàng công tử nửa mùa, bắt chước các chàng trai Hàn Quốc.
Còn phim hài thì càng tệ, lại những khuôn mặt cũ rích với lối chọc cười dung
tục, chỉ thấy quát nạt la lối om xòm, phùng mang trợn mắt, xỏ xiên không thể
chấp nhận được. Những nhà ở thành thị như tiểu thương, trung lưu, nếu có con
nhỏ, họ mở các đài chuyên về phim hoạt hình cho con cái. Còn người lớn hầu hết
xem phim Hàn, hoặc phim Tàu Hồng Kông, Đài Loan, Philippines hoặc phim Mỹ, phim
Pháp.
Phim Hàn Quốc đang xuống
dốc thê thảm
Vài năm
trước đây, nhà nào cũng xem phim Hàn Quốc, nhưng bây giờ phim Hàn Quốc trên các
đài truyền hình VN khó mà tìm được một phim đáng xem. Phim Hàn đang xuống dốc
thê thảm. Hầu hết là phim cũ được chiếu đi chiếu lại từ đài này qua đài khác. Có
lẽ vì phim Hàn một thuở được xem là đắt hàng nhất đối với người Á châu ở nhiều
nước trên thế giới chứ chẳng riêng gì ở VN. Vì thế nên họ cố sản xuất cho thật
nhiều, nhiều đến nỗi phải vơ bèo gạt tép, nhặt nhạnh cả những tài tử xấu xí chỉ
cho ăn diện đẹp làm quảng cáo cho thời trang của họ. Còn truyện phim cứ na ná
giống nhau với "đặc điểm"
là cảnh nào cũng có ăn nhậu, uống rựu và uống liên miên, già trẻ lớn bé gì cũng
uống bất kể trong trường hợp nào. Lại chuyện ông giám đốc bà giám đốc với con
chung con riêng, con đi lạc và những mối tình hợp rồi tan, tan rồi hợp, mất trí
vào bệnh viện. Phim nào cũng cố kéo dài lê thê hàng trăm tập, cứ nhòa nhòa nhạt
nhạt, nhắc đi nhắc lại phát sốt ruột.
Về tình tiết
dẫn dắt truyện phim thì đầy rẫy những chuyện vô lý cũng cứ thản nhiên đưa vào
phim miễn làm sao cho nó lâm ly bi đát, gay cấn là được. Khán giả không ngu gì
mà thưởng thức mãi những chuyện phi lý như thế. Vừa xem phim vừa bục mình nên
khán giả Việt bây giờ cũng bắt đầu quay lưng với phim Hàn Quốc. Họ tìm đến các
phim các nước khác. Nhưng hầu hết các đài truyền hình VN cũng chỉ có một lô phim
cũ, cũng mang ra xào đi nấu lại, rất ít khi có phim mới. Có thể nói khán giả VN
đang "đói phim." Nếu phim Hàn cứ cái đà xuống dốc này cũng sẽ rơi vào loại
"thảm họa" trong một ngày không xa.
Một thứ "tệ
nạn" nữa là các chương trình chiếu phim thường lợi dụng để quảng cáo đủ thứ hầm
bà làng. Cứ 15 phút chiếu phim lại có khoảng từ 5 phút có khi đến 10 phút chiếu
quảng cáo. Tính ra một buổi tối xem phim, phải xem đến vài chục lần quảng cáo
như nhau, nhẵn mặt nọi nhân vật, khiến khán giả muốn… chửi thề. Một ông bạn tôi
nói, "Nếu cái ti vi biết đẻ thì đã có hàng tỉ tỉ chiếc ti vi con ra đời rồi."
Đúng là các đài này không biết ngượng với khán giả của mình, họ cứ trơ tráo kiếm
tiền, còn thích hay không cũng mặc, bề nào anh cũng phải thuê một đài chứ chẳng
lẽ ti vi để không.
Sách luật hay chuyện khôi
hài
Chuyện "văn hóa khôi hài" mới
nhất đang gây nhiều tiếng cười nhất lại là một cuốn sách hướng dẫn cho người dân
cách thi hành luật. Đó là cuốn "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành
2014." Có thể hiểu đó là loại sách thuộc loại đứng đắn.
Tuy nhiên ảnh bìa của cuốn sách
lại in hình chụp một người thật, hai tay cầm hai cán cân và đứng trên một quả
cầu lửa, trên người chỉ mặc chiếc quần lót. Ảnh được cho là cắt ghép lấy khuôn
mặt của diễn viên chuyên chọc cười Công Lý ghép vào thân hình nào vào đó. Cuốn
sách này do Nhà Xuất Bản Lao động - Xã Hội in 1,000 cuốn được bày bán tại các
tiệm sách trên toàn quốc. Cuốn sách đã được kiểm duyệt, in xong và nộp lưu chiểu
cũng như phát hành ra thị trường vào tháng 7/2014 (cách đây 4
tháng).
Giám đốc NXB Lao
động - Xã hội, cho biết cuốn sách này do chi nhánh nhà xuất bản ở TP Sài Gòn
thực hiện. Trưởng đại diện Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tại Sài Gòn cho biết,
cuốn sách đã có lệnh thu hồi, tính đến ngày 17/11 đã thu hồi được 270 cuốn. Hiện
tại, nhà xuất bản tiếp tục cho người đi rà soát, nếu còn cuốn nào sót sẽ tiếp
tục thu hồi và đã xin lỗi diễn viên hài Công Lý.
Có lẽ bìa sách xuất phát từ cách
nói hài hước phổ biến trong dân chúng rằng "công lý chỉ là tên một diễn viên
hài." Dù nhìn theo cách nào thì đây đúng là một chuyện khôi hài thuộc loại đứng
đầu thời đại. Tôi không thể hiểu nổi cái đầu của những nhà được gọi là trí thức
của luật pháp ra sao nữa. Chẳng trách án oan ngày càng nhiều, dân càng
khổ.
Thật buồn cho văn hóa và đạo đức Việt Nam.
Còn nhiều chuyện để bàn về vấn đề này, tôi
sẽ tường thuật tiếp vào số báo sau./-
ĐIẾU CÀY, NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐỘC TÀI ĐỎ LẠI PHẢI HỨNG ĐÁ “ĐỘC TÀI VÀNG”!
ĐỊNH NGUYÊN
Khi ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (ĐC) từ nhà tù
VC tới phi trường LAX, một số người VN mang Cờ Vàng ra đón. Nghe nói
có một người nào đó dúi vào tay ĐC một lá Cờ Vàng nhưng ông ta từ
chối. Chuyện nầy đúng hay sai tôi không rõ (và tôi cũng không quan
tâm). Những ngày tiếp theo, tôi biết có một số người lên án ĐC về chuyện
nầy. Họ buộc ĐC phải chấp nhận Cờ Vàng như một
thiện chí đầu tiên, một hành động tiên quyết cho tinh thần chống cộng của ông
ta tại hải ngoại. Bên cạnh đó cũng có một số đông bênh
vực ông ĐC, và hiện nay sự bênh chống nầy đang còn rất sôi động. Bên bênh cho rằng nhóm cực đoan vinh danh Cờ
Vàng để chống ĐC là nhóm “Độc tài Vàng”,
có người đi xa hơn rất dễ bị hiểu lầm, gọi nhóm cực đoan nầy là “Giặc Cờ Vàng”, với lý luận là đám nầy
đã lạm dụng và làm hoan ố Cờ Vàng, làm mất chính nghĩa quốc gia, làm cho các
nhà đấu tranh trong nước có thể chùn bước, và như thế là phá hoại sự tập hợp
chống cộng của trong lẫn ngoài nước. Bên chống thì cứ đoan quyết ĐC là tên VC thuộc Sư Đoàn
Sao Vàng (Công Trường 5) qua Mỹ là để “nội tuyến” nhằm thi hành nghị quyết 36
của VC!
Biết
rằng trận chiến nầy sẽ không có người thắng kẻ thua mà chỉ làm cho sự hợp lực
chống cộng đi vào ngõ cụt nên tôi xin có một số ý kiến/phân tích cá nhân về
việc nầy và mong được chỉ giáo từ những bậc thức giả trong tinh thần xây dựng
và tương kính.
CÓ
NÊN BUỘC ĐC SUY TÔN CỜ VÀNG KHÔNG?
Nếu
tôi có dịp đi đón ĐC, tôi cũng sẽ cầm Cờ Vàng theo để ông ta biết tôi là
ai. Nhưng tôi sẽ không cần dúi lá Cờ Vàng đó vào
tay ông ta. Tôi cũng
không chủ trương buộc ông ta phải chấp nhận và suy tôn lá cờ đó như tôi. Làm như thế chỉ là một sự cưỡng bức chính trị, không những không
có tác dụng tích cực mà hoàn toàn không cần thiết cho sự nghiệp chống cộng
chung của dân tộc. Nó vừa phi
chính trị vừa xa thực tế, thiếu kinh nghiệm/hiểu biết lịch sử!
ĐC
chống độc tài bán nước VC và thực dân TC. Chúng ta cũng làm như
thế. Điều tối quan trọng là
làm sao để cùng ông ta “hợp đồng tác
chiến” chống kẻ thù chung. Chuyện cờ quạt sẽ tính sau (Khi ĐC đã đồng hành với chúng ta, chuyện đứng dưới Cờ Vàng là
chuyện phải đến, ông ta không có một sự lựa chọn nào khác. Hôm nay
sinh hoạt với hội đoàn này, ngày mai hội luận đoàn thể khác…, và ai ai cũng
đứng dưới Cờ Vàng cả, ông ta chạy đi đâu?). Sự
thúc bách ông ta, lăng nhục thoá mạ ông
ta một cách vô lý ngay từ phút đầu là một việc làm hoàn toàn phi chính trị,
có thể đưa ông ta vào thế ác cảm với Cờ Vàng, chống lại Cờ Vàng, coi thường
Chính Nghĩa Quốc Gia, coi thường ý thức/sự hiểu biết chính trị và tinh thần
chống cộng của tập thể người Việt hải ngoại. Tôi không nghĩ ĐC đã
phải chịu khổ nhục kế để trá hàng (ngồi
tù đã hơn 6 năm), được Mỹ và VC đưa qua “nội tuyến”, sau nầy lãnh đạo cộng đồng, hướng sinh hoạt cộng đồng
theo lệnh của Hà Nội. Đây chỉ là một sự tưởng tượng, một sự phỏng đoán và quy kết vừa quá sớm sủa
vừa không có căn bản thực tế. Cộng đồng người Việt hải ngoại không phải là một
hệ thống quyền lực hàng dọc như một chính phủ, nó chỉ là một cộng đồng mở,
không có lãnh đạo cao nhất, không có tổ chức ban ngành từ trên xuống với trụ sở
rõ ràng…thì ông ta “nội tuyến” ở đâu? Tại nhà của ông ta? Nếu thế thì trong tập thể người Việt hải ngoại biết cơ man nào
là kẻ “nội tuyến”! Không
cần nói ai cũng biết, họ có mặt khắp nơi, ẩn danh cũng có, trước mắt chúng ta
cũng có, đủ mọi thành phần. Chúng ta đã làm được gì để chống
lại họ? Không làm gì được cả! Nếu biết chắc ĐC “nội tuyến” thực, chúng ta có quyền trục trục xuất ông ta
không? Chắc chắn cũng là không! Đã bất lực trước tình
trạng “nội tuyến” đông đảo và công khai nầy, tại sao không tìm đối sách khác
với ĐC mà tiếp tục đặt thêm vấn đề “nội tuyến” với ông ta?! Có người cao hứng đòi “khai
trừ” ĐC ra khỏi cộng đồng! Thiệt hết chỗ nói, ĐC viết đơn xin gia nhập
cộng đồng hồi nào mà đòi “khai trừ”? Nếu có khả năng khai
trừ để “thanh lọc” cộng đồng, tại sao những tên công khai theo VC như Phùng Tuệ
Châu (Luật sư?), Nguyễn Ngọc Lập (Thiếu uý TQLC), Nguyễn Phương Hùng (BĐQ), Lý
Kiến Trúc (SQ/CTCT, Chủ nhiệm tờ Văn Hoá) hiện sống và làm việc công khai tại
Nam California mà không ai làm gì được?! Thành
ra, sự hô hoán ĐC “nội tuyến” và đòi
“khai trừ” ông ta ra khỏi cộng đồng
đúng là một sự hô hoán và đòi hỏi rỗng tuếch, một suy nghĩ rất ngắn tầm không
có giá trị thực tế nào! “Thêm bạn bớt thù”, cho dù ĐC là “cán binh VC” cũ, nhưng đã có thành tích
chống cộng khó ai bì, tại sao không dành thời gian tìm hiểu để, nếu có thể, lôi
kéo ông ta đi với mình? Trong lúc
tranh tối tranh sáng, chưa biết ông ta sẽ làm gì mà đã kiếm cớ đánh phủ đầu
rồi! Chính trị ở đâu? Tình báo ở đâu? Sinh hoạt
cộng đồng trở nên bát nháo và vỡ vụn vì tính quá khích của một số, đặc biệt là
vì ý thức yếu kém của các “lãnh tụ” sứ quân (kể cả “lãnh tụ” tự phong). Sinh hoạt chính trị mà không có viễn kiến, chỉ
biết la hét và chống đối sẽ không làm nên tích sự gì. Chắc chắn như thế!
Tuy không đồng tình với người gọi nhóm cực
đoan nầy là “Giặc Cờ Vàng” nhưng tôi
cực lực phản đối những kẻ cho rằng phải vinh danh Cờ Vàng mới là người chống
cộng thực sự. Những thành phần dân tộc chống cộng khác không
hoặc chưa vinh danh Cờ Vàng đều không đáng tin, đều là “Việt gian”, “bưng bô, liếm
đít” cộng sản cả! Nếu
nhìn cho kỹ, nghĩ cho cùng, chính nhóm vinh danh Cờ Vàng nầy đánh ĐC ngay khi
ông ta vừa đặt chân đến Mỹ là những kẻ tiếp tay cho VC đắc lực nhất! Ai căm thù ĐC nhất? Việt Cộng!Ai lo sợ việc làm của
ĐC nhất? Cũng
Việt Cộng! Ai
muốn diệt ĐC nhất? Dạ thưa, cũng Việt Cộng! Vậy thì việc đánh phủ
đầu nhằm vô hiệu hoá tiếng nói của ĐC do đám nầy chủ trương rất phù hợp với ý
đồ của VC. Ý
nghĩa nào cho Cờ Vàng? Ý
nghĩa nào cho Chính Nghĩa Quốc Gia!?
CỜ VÀNG VÀ SỰ NGHIỆP CHỐNG CỘNG
Cờ
Vàng là hồn thiêng sông núi, là biểu tượng của tự do dân chủ. Đúng, nhưng chỉ đối với
chúng ta, những người Việt Quốc Gia, những quân, dân, cán, chính của VNCH. Thế còn những người không phải người Việt Quốc Gia hoặc cộng
sản/cựu cộng sản thì sao? Một khi họ nhận ra được sự gian trá, phản quốc
của VC, họ không có quyền chống cộng à? Những cá nhân/đoàn thể chống cộng trong nước, đặc biệt là người miền Bắc, nhất là các đảng viên, cựu đảng viên cộng
sản chưa một lần phục vụ Cờ Vàng, đã từng chống lại VNCH (như ĐC chẳng hạn), chưa quen biết gì, chưa từng là “đồng chí” với
chúng ta mà sao lại bắt buộc họ phải suy tôn Cờ Vàng như chúng ta khi họ mới
thoát được gông cùm cộng sản, chân ướt chân ráo đến đất tự do?! Phải biết rằng họ chống cộng không phải vì “lý tưởng Cờ Vàng” mà để có được một
chính phủ trong sạch bao gồm mọi thành phần dân tộc, biết bảo vệ tổ quốc, biết
tôn trọng quyền tự do, dân chủ, dân quyền, nhân quyền và cơm no áo ấm cho toàn
dân. Chống cộng như thế không đáng được hoan
nghênh, không đáng được ủng hộ và cộng tác sao? TẠI SAO CHỐNG HỌ? Hô hào đấu tranh cho tự do, dân chủ
sao lại có ý tưởng và hành động độc tài không khác gì VC như thế? Nếu cho rằng phải suy tôn Cờ Vàng
mới chứng tỏ được người chống cộng thì có khác gì chủ trương “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” của
VC?!
Nên
nhớ rằng VN có thay đổi hay không, VC có sụp đổ hay không hoàn toàn tuỳ thuộc
vào ý thức và sức mạnh của toàn dân VN trong nước, kể cả những người cộng sản
thức tỉnh. Hải ngoại chỉ là những kẻ đứng nhìn từ xa,
ngoài khả năng yểm trợ (nếu có) khó làm được gì hơn! Nếu cho rằng những nhà đấu tranh trong nước đều “cuội” cả thì dân tộc VN sẽ mãi mãi nằm
dưới ách thống trị của VC rồi, còn hy vọng gì nữa?! Những ai cho rằng chỉ có người Việt hải ngoại, nhất là nhóm
chống cộng độc quyền và cực đoan mới là lực lượng duy nhất giải thể chế độ CSVN
xin cho bà con làng nước biết tôn kiến. Nếu
không có kế hoạch nào khả thi và khả tín mà chỉ la hét, chống báng hết thảy mọi
người, gây chia rẽ cộng đồng/tôn giáo/dân tộc thì rõ ràng họ là những kẻ chống
cộng bằng mồm để làm kế sinh nhai. Đây là một đại hoạ cho Tổ Quốc Việt Nam!
Cờ
Vàng đã chống cộng trên dưới 70 năm (tạm tính từ Chính phủ Trần Trọng Kim dưới
thời Vua Bảo Đại) nhưng đã thất bại. Ngày 30 tháng
Tư, năm 1975 Cờ Vàng đã đầu hàng Cờ Đỏ, và, hiện nay Cờ Đỏ đang bán nước thì mọi người dân đều có quyền chống cộng, phải chống cộng, hà cớ gì Cờ Vàng (đặc biệt ám chỉ nhóm người cực đoan nói trên) bài bác những thành phần dân tộc yêu nước
chống cộng khác để đòi độc quyền cho mình?
Cờ
Vàng vẫn còn vai trò lịch sử. Đúng, chúng ta cứ tôn vinh Cờ Vàng và tiếp tục chống cộng dưới ngọn
cờ đó. Nhưng chúng ta chỉ là một thành phần dân tộc, lại
là những kẻ thất thế, những kẻ vong quốc ở xa cả nửa vòng trái đất nên vai trò
lịch sử của chúng ta rất hạn chế. Tôi, rất xúc động mỗi
lần có dịp chào cờ (Cờ Vàng), hát quốc ca (Tiếng Gọi Công Dân). Nhưng tôi cũng ý thức
được rằng đường về cố quốc của Cờ Vàng không phải là một con đường rộng mở trơn
tru đầy hoa thơm cỏ lạ. Sự “hồi
hương” của Cờ Vàng tuỳ thuộc vào sự sụp đổ của chế độ CSVN như thế nào. Nếu thế lực Cờ Vàng về
nước lật đổ được VC thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng” là chuyện đương nhiên. Ngược lại, CSVN sụp đổ vì một nguyên nhân khác, do một thế lực khác
chủ động thì chuyện “dựng lại Cờ Vàng” không phải là chuyện đương nhiên nữa mà
tuỳ thuộc vào thế lực chính trị mới, tuỳ thuộc vào toàn dân VN quốc nội qua
chính phủ và quốc hội mới do họ bầu ra. Trong trường hợp nầy, nếu
người Quốc Gia không có thực lực trong sinh hoạt nghị trường tại VN, Cờ Vàng có
thể biến mất!Đây là thực tế trước mắt, điều rất có thể sẽ
xẩy ra, chuyện “bất chiến tự nhiên thành”, Cờ Vàng đương nhiên sẽ trở về VN sau
khi VC sụp đổ chỉ là ảo tưởng! Người Việt Quốc Gia
nên ý thức như thế để, bằng mọi cách, tạo một chỗ đứng vững vàng trong lòng dân
tộc, cùng những cá nhân, đoàn thể yêu nước khác mưu tìm một tương lai tươi sáng
cho tổ quốc.
Kẻ nào ở ngoài lãnh thổ VN, không có thực
lực, thiếu viễn kiến chính trị, chỉ dựa suông vào Cờ Vàng để đòi độc quyền
chống cộng, sẵn sàng chưởi bới, mạ lỵ, chụp mũ các cá nhân,
đoàn thể yêu nước khác thì chính kẻ đó đã gián tiếp tiêu diệt Cờ Vàng, đã
phản bội lý tưởng quốc gia.
“Sư tử trùng thực sư tử nhục”, không ai
có thể xoá bỏ Cờ Vàng, làm ô uế Chính Nghĩa Quốc Gia dễ dàng bằng những người
nầy!
Anh không được may mắn như những người bình thường khác vì đôi mắt không còn được nhìn thấy, vì vậy mà anh phải mượn lời ca tiếng đàn để len lỏi khắp các nẻo đường phố vừa hát vừa bán vé số, thật tội nghiệp cho một kiếp người phải gánh chịu nỗi khổ ải, nhọc nhằn. Tôi làm clip này để gửi đến chúng ta những người được may mắn hơn xin hãy mở rộng tấm lòng nhân ái mà giúp đỡ những người không may bị tật nguyền dù là một chút ít nhỏ mọn cũng là tấm lòng quý báu để làm ấm áp trái tim họ. Tôi biết cuộc đời này, xã hội này còn đó nhiều lắm những mãnh đời bất hạnh chứ không riêng gì anh Hải này, nhưng "một hạt cát không thể lấp tràn được biển đông" vì vậy mình chỉ mong sao mọi người sống hãy có tấm lòng chia sẻ nhau. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" mong rằng mỗi chúng ta hãy cố gắng cho đi những gì mình có thể, để vơi đi nỗi khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc đời này./- Văn Thùy
Nhật
Ký Biển Đông hai tuần đầuTháng 11 ghi nhận những chuyển biến quan trọng như
sau:
-Reuters ngày 2/11/2014: “Trung Quốc đã thử thành công hệ thống
phòng thủ bằng tia laser tự điều khiển
để bắn hạ các máy bay không người lái tầm thấp trong vòng bán kính 1.2 dặm Anh và
chỉ cần năm giây để xác định mục tiêu.”
-Business
Insider ngày 6/11/2014: ”Nga đang gửi thêm binh sĩ tới biên giới phía đông
Ukraina, bao gồm các đơn vị có trang bị hỏa tiễn đạn đạo trong nỗ lực làm bất
ổn tình hình hầu hỗ trợ cho lực lượng ly khai thân Nga. Chuyển động này trùng
hợp với việc số lượng chuyến bay của các oanh tạc cơ chiến lược mang bom nguyên
tử gia tăng bất thường dọc theo bờ biển miền đông của vùng bắc Âu Châu mà các
chỉ huy quân sự của NATO gọi đó là tín
hiệu có tính chiến lược gửi cho Phương Tây.”
-AFP
ngày 6/11/2014: Trong bài viết nhan đề “ Gorbachev
dùng sự ăn mừng Bức Tường Bá Linh xụp đổ để bênh vực Putin” (Gorbachev to use Berlin Wall festivities to
defend Putin) AFP đã đăng lại tuyên bố
của Ô. Gorbachev với Interfax vào Thứ Năm, trong khi ông trên đường tới Bá Linh
để tham dự ngày tưởng niệm Bức Tường Bá Linh xụp đổ như sau, “Nga đồng ý về mối
liên hệ mới và sáng tạo những cấu trúc hợp tác. Mọi chuyện đều tốt đẹp nhưng
không một ai ở Hoa Kỳ thích cả. Họ (Washington) muốn một tình thế khác cho phép
họ can thiệp khắp nơi mà không cần biết tốt hay xấu.” Trong buổi lễ tưởng niệm này
ông tuyên bố, “Hoa Kỳ và Âu Châu một phần
chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraina vì NATO muốn bành trướng về phía
Đông Âu. Và cuộc đối đầu Nga-Mỹ đã khiến thế giới đang ở trên bờ vực của cuộc
Chiến Tranh Lạnh.”
-VOA
tiếng Việt ngày 7/11/2014: ” Vướng vào thế
đối đầu gay gắt với Phương Tây về cuộc nổi loạn của phe thân Nga đang diễn ra ở
Ukraine, Moscow cho biết họ sẽ tẩy chay một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt
nhân quốc tế sắp tới ở Mỹ.”
-VietnamPlus ngày 7/11/2014: “Hãng
tin AFP của Pháp dẫn lời nhà chức trách Kiev ngày 7/11 tuyên bố một đoàn 32
chiếc xe tăng và vũ khí hạng nặng đã tiến vào Ukraine từ phía Nga sau khi những
vụ giao tranh mới nhất làm 5 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và ít nhất 31 người
khác bị thương.Người phát
ngôn quân đội Andriy Lysenko khẳng định đoàn xe đã vượt qua đường biên giới đi
vào khu vực Lugansk do quân ly khai kiểm soát vào ngày 6/11.” Business Insider cho biết Tổng Thống Putin đã quyết
định một ngày sau khi họp với các giới chức quốc phòng cao cấp vì tình hình
Đông Ukraina đã trở nên tồi tệ với những đợt pháo kích dữ dội của Ukraina vào
Donetsk.
-Voice of Russia ngày 8/11/2014:”Nga và Nhật Bản đã công bố dự định tiếp tục hợp tác
đầu tư, bất chấp những biện pháp trừng phạt, - đó là tuyên bố của ông Aleksei
Ulyukaev đứng đầu Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga theo kết quả cuộc gặp song
phương với Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yoichi
Miyazawa bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC.”
Theo đúng như dự đoán, nếu Nhât Bản tiếp tục tuân lệnh Mỹ trừng phạt kinh tế
Nga thì Nhật Bản sẽ có thêm kẻ thù khổng lồ ngay cạnh nhà mình trong khi đang
phải đối đầu với Hoa Lục.Các cụ ngày xưa nói, “ Bán anh em xa, mua láng giềng gần” muôn đời vẫn đúng.
-Báo Kiến
Thức ngày 8/11/2014: ”Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, cuộc tập trận với sự tham gia của
40.000 quân nhân (30.700 lính Nhật và 10.000 lính Mỹ), 25 tàu chiến và 260 chiến
đấu cơ sẽ kết thúc vào ngày 19/11. Mỹ và Nhật Bản
đã duy trì cuộc tập trận chung Keen Sword kể từ năm 1986. Cuộc tập trận diễn ra
trên khắp lãnh thổ Nhật Bản tại các căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật
Bản (JASDF), Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ
Mặt đất Nhật Bản (JGSDF). Cuộc tập trận diễn ra
trùng với thởi điểm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ
chức ở Bắc Kinh. Bên lề diễn đàn này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp gỡ nhằm thảo luận các vấn đề song
phương, trong đó bao gồm cả cuộc tranh chấp đảo giữa hai nước.” Cuộc tập trận
rõ ràng là hình thức “biểu dương sức mạnh”
để dễ nói chuyện với đối thủ Trung Quốc.
-Voice of Russia ngày 9/11/2014: . “Trong
một cuộc phỏng vấn được công bố hôm chủ nhật trên tuần báo Đức Der Spiegel,cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kissinger cho rằng Phương Tây đã sai lầm
khi đánh giá thấp tầm quan trọng của Ukraina đối với Nga. Và ông cảnh báo vềkhởi đầu
một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nguy cơ này
đang tồn tại và chúng ta không thể bỏ qua nó.”
-Tân Hoa Xã ngày 9/11/2014: Bên lề thượng đỉnh APEC,
trong một cuộc họp với Ô. Tập Cận Bình, Ô. Putin tuyên bố, “Nga và Trung Quốc sẽ hợp
tác chặt chẽ đối với các sự vụ quốc tế nhằm bảo vệ an ninh khu
vực và toàn cầu.” Với hai phiếu
phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nếu Nga và Trung Quốc “hợp tác chặt chẽ ” chắc chắn sẽ gây khó
khăn cho Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ muốn xử dụng LHQ như chiếc “ô dù chính nghĩa” để can
thiệp quân sự hoặc áp đặt trừng phạt dưới danh nghĩa LHQ. Phương thức mà Hoa Kỳ
thường làm khi tấn công quân sự nước nào mà có thể “phớt lờ” mạng lệnh của LHQ
là hợp tác với NATO hoặc một số nước trong NATO. Hình thức liên minh này làm
cho người ta có cảm tưởng rằng lực lượng tấn công do Hoa Kỳ lãnh đạo là lực
lượng “quốc tế”.
-VOA tiếng Việt ngày 10/11/2014: “Trong
buổi gặp gỡ bên lề thượng đỉnh APEC, Chủ tịch
Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Begnino Aquino của Philippines cùng có
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc nhất trí hướng tới việc thành
lập quan hệ hợp tác chiến lược. Hai bên đồng ý sớm tổ chức cuộc họp đầu tiên
giữa ủy ban công tác hỗn hợp của Bộ Ngoại giao để thảo luận về kế hoạch này.”
-The Daily Caller ngày 11/11/2014: “Trung Quốc chính thức
trình làng phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Shenyang J-31 trong cuộc
biểu diễn tại Chu Hải (Zhuhai), Quảng Đông vào ngày Thứ Ba. Phi cơ J-31 là đối
thủ cạnh tranh chính với tiêm kích hỗn hợp tàng hình F-35 của Mỹ trên thị
trường vũ khí mà mẫu thiết kế hầu như gần giống với F-35. Loại phi cơ chiến đấu này chắc chắn được ưa
chuộng tại các quốc gia bị Mỹ cấm vận vũ khí. “
-VnExpress ngày 12/11/2014:” Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 tại
Myanmar,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến mối quan tâm chung của các nước
ASEAN về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông từ hồi tháng 5, đe dọa an ninh và tự
do hàng hải ở khu vực. Ðến nay, tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp,
trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều
đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC.”
-AP (Moscow) ngày 12/11/2014:” Theo giới chức
quân sự Hoa Kỳ, máy bay ném bom tầm xa của Nga sẽ tiến hành những phi vụ tuần
tra thường xuyên từ Bắc Băng Dương tới Biển Caribbean và Vịnh Mễ Tây Cơ - một
hành động biểu dương sức mạnh quân sự
phản ảnh những căng thẳng với Phương Tây do cuộc khủng hoàng Ukraina.”
-Bloomberg
News ngày 13/11/2014: Sau khi gặp gỡ Ô.
Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN tại Miền Điện, Ô. Obama tuyên
bố, “ Hiển nhiên Hoa Kỳ và Việt Nam có một lịch sử rất phức tạp và khó khăn,
nhưng trong vài năm qua chúng ta đã thấy những cam kết ngày càng sâu rộng hơn
cùng những cơ hội hợp tác.” (“Obviously, the United States and
Vietnam have a very complex and difficult history, but for the last several
years what we’ve seen is deeper and deeper engagement and opportunities to
cooperate,” Obama said yesterday.)
-AP ngày
14/11/2014: Bốn tàu chiến Nga kéo tới vùng biển quốc tế ngoài khơi Úc Đại Lợi
để bảo vệ an ninh cho Ô. Putin tham dự G-20 và cũng để thử nghiệm những chuyến
hải hành tầm xa.
-Reuters
ngày 14/11/2014: Trong khi các đồng minh Âu Châu áp đặt lệnh cấm vận lên Nga,
Thủ Tướng Orban của Hung Gia Lợi chế riễu sự thất bại của nển kinh tế tự do của
Tây Phương và có khuynh hướng thân Nga bằng cách nhờ Nga xây dựng một nhà máy
điện nguyên tử, ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraina và... tới dự trận túc cầu
giao hữu Nga-Hung Gia Lợi tại Budapest.
-AP ngày
14/11/2014: Serbia (Nam Tư cũ) một nước nhận tài chính và hiện đại hóa quân đội
từ Hoa Kỳ nhưng lại tổ chức tập trận chung với Nga trong sách lượng ngoại giao
trung lập, không theo ai và không thuộc về ai. Ô. Bratislav Gasic - Bộ trưởng
quốc phòng Serbia tuyên bố, “ Chúng tôi trung lập về quân sự và chúng tôi muốn
duy trì mối banggiao tốt đẹp với tất cả mọi người, kể cả
Nga, Âu Châu, Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Nhận Định:
I-Đối
đầu Nga-Mỹ-Trung Quốc rất gay go:
Cuộc bầu cử Giữa Nhiệm Kỳ ngày 4/11/2014 vừa qua tại Mỹ đã
đưa Đảng Cộng Hòa khống chế cả lưỡng viện quốc hội. Dĩ nhiên Ô. Obama không ra
tranh cử nhưng cử tri không hài lòng với việc làm của ông trong sáu năm qua - nhất
là về chính sách đối ngoại- đã trút cơn giận lên đầu ông bằng cách bỏ phiếu cho
đảng khác. Đó là tâm lý phổ thông của cử tri Mỹ trong suốt hai trăm năm qua.
Khi họ bất mãn với đảng cầm quyền, nhân bầu cử, họ cứ “thay ngựa” dù chưa biết “ngựa
mới” có kế sách gì tốt đẹp hay không. Thay ngựa thì ít ra còn có “hy vọng” tốt-xấu tính sau. Nhiều vị
thượng nghị si, dân biểu, thống đốc tiểu bang “chết oan” trong cuộc bầu cử này. Tôi không phải là người bênh hay
chống Ô. Obama . Theo tôi, Ô. Obama và bộ tham mưu của ông đã làm hết sức mình,
nhưng thế và lực của Hoa Kỳ trong lúc này - dù ai là tổng thống cũng chỉ làm
vậy thôi.
-Về thế: Trước sự trỗi dậy mạnh
mẽ của Hoa Lục và Nga, Mỹ đang phải đối đầu với những vấn đề gai góc tại Biển
Đông, Biển Hoa Đông và Ukraina trong khi:
- Ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Iraq chống Nhà Nước Hồi Giáo
ISIS. - Chưa giải quyết xong vấn đề Afghanistan, chương trình hạt nhân với
Iran, Bắc Hàn. - Khuynh hướng chống Mỹ ngày càng gia tăng tại lục địa Nam Mỹ. Khi Kênh
Đào Nicaragua nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương do Trung Quốc bỏ vốn hoàn
tất, ảnh hưởng của Hoa Lục sẽ rất lớn tại Nam Mỹ. Trước tình thế khó khăn đó,
nếu Ô. Obama thuận theo áp lực của phe diều hâu- điển hình như TNS John McCain tấn công Syria và thuận theo
áp lực của Do Thái mở cuộc chiến tranh với Iran…thì ngày hôm nay Hoa Kỳ phải
đối đầu với ba mặt trận cùng lúc, mà mặt trận nào cũng nguy hiểm. Liệu Mỹ có
dám làm thế không? Do đó Ô. Obama chủ trương thương thảo với Iran, Bắc Hàn, hù
dọa Syria mà thôi và chỉ không kích ISIS chứ không đem bộ binh vào để rồi có
thể lún sâu thêm 10 năm nữa giống như
cuộc chiến Iraq trước đây. Những quyết định trên bị phe diều hâu tố là “nhu nhược” và dĩ nhiên đáp ứng lòng căm
phẫn của cử tri. Để thoa dịu lòng người, vào ngày 7/11/2014 Ô. Obama đột ngột
đưa ra quyết định gửi thêm 1500 binh sĩ tới Iraq - một hành động mà giới bình
luận cho rằng vì động cơ chính trị- tức gỡ thể diện cho ông và cho đảng của ông
chứ không phát xuất từ nhu cầu của cuộc chiến. -Về lực: Hoa Kỳ đang cắn răng
chịu đựng cuộc cắt giảm ngân sách vì nợ
công quá cao và kinh tế chưa hồi phục. Ngân sách quốc phòng giảm 460 tỉ trong
vòng 10 năm. Cắt giảm ngân sách có nghĩa là cho giải ngũ, bớt mua sắm vũ khí
mới, giảm bớt những chuyến bay thám thính, tuần tra trên không, trên biển và
đóng cửa bớt một số căn cứ quân sự, giảm viện trợ quân sự. Trong khi ngân sách
quốc phòng Hoa Lục mỗi năm tăng 12.2% trong tổng số 145 tỉ tức tăng khoảng
18 tỉ mỗi năm. Với cuộc viếng thăm Cảng Bandar Abbascủa hai tuần dương hạm mới đây, Hoa Lục đã đặt được đầu cầu
hải quân tại Iran. Theo tình báo Mỹ, tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc thấy xuất
hiện ở Sri Lanka và Vịnh Ba Tư khiến Hoa Kỳ phải vội vã bố trí lại lực lượng
tàu ngâm tấn công nguyên tử của mình.
-Về kinh tế tài chính:
- REUTERS/Shannon Stapleton Sorry, America ngày
8/10/2014: Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (International Monetary
Fund) Hoa Lục vượt qua Mỹ và trở thành nển kinh tế lớn nhất thế giới.
-Reuters ngày 24/10/2014:
Trung Quốc vừa khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank ) gồm
20 quốc gia với số vốn khởi đầu 50 tỉ đô-la được coi như là một đối thủ của
World Bank và Asia Development Bank do Hoa Kỳ và Âu Châu hậu thuẫn trong một
chuyển động nhằm dùng “sức mạnh mềm” để
lôi kéo các nước Á Châu. Ba quốc gia Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương đã không tham
dự ngày khai trương và dưới sức ép của Hoa Kỳ, Úc Châu đã không gia nhập ngân
hàng này. Hiện nay Hoa Kỳ rất lo lắng về sự ra đời của AIIB vì nó làm suy giảm
“sức mạnh mềm” của Hoa Kỳ - ít ra là tại Á Châu.
-The
Examiner ngày 28/10/2014: “Phó Chủ Tịch Trung Quốc Zhang Gaoli tuyên bố
ngày hôm nay Trung Quốc bắt đầu thương mại trực tiếp với Singapore và xử dụng
tiền của mỗi nước để làm dễ dàng cho việc thanh toán các giao dịch. Ý nghĩa của
hành động này là không cần dùng tới đồng đô-la Mỹ và ngoại tệ dự trữ…chấm dứt
sự bá chủ của đồng đô-la trên hệ thống tài chính toàn cầu.” Trước đó Úc Châu,
một đồng minh chí cốt của Mỹ, vì sự sống còn của kinh tế cũng đã dùng Úc Kim và
Đồng Nguyên (Yuan) để thanh toán trực tiếp mà không cần tới đồng đô-la Mỹ.
-Khối
BRICS- một tập họp của những nền kinh tế khổng lồ gồm: Brasil, Russia, India,
China và South Africa cũng đã dùng đồng tiền của khối để thanh toán thay vì
dùng đồng đô-la.
Những
chuyển động trên cho thấy “sức mạnh mềm”
và vị thế của Mỹ đang suy giảm trên quy mô toàn cầu khó lòng đảo ngược chỉ vì
thế giới đã thay đổi và lòng người cũng đã đổi thay. Cuộc đối đầu của Phương
Tây do Mỹ lãnh đạo để chống Nga không dễ dàng như Mỹ và Phương Tây tưởng. Điều
này được mô tả trong bài viết, “Khi Nga Xích Lại Gần Trung Quốc, Hoa Kỳ Đối Đầu
Với Thách Thức Mới” (As Russia Draws Closer to China,
U.S. Faces a New Challenge) đăng
trên News York Times ngày 8/11/2014. Rõ ràng Nga đang từng bước liên minh với
Hoa Lục, dù chưa phải là một liên minh quân sự, nhưng là một liên minh ngoại
giao và chính trị trong thế trận chống Mỹ.
II-Mối quan hệ phức tạp Việt -Mỹ:
Ông Tom
Malinowski người đặc trách về dân chủ , nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào đầu Tháng 11. Trong một cuộc họp báo kết thúc
chuyền thăm dài ngày, Ô. Malinowski nói, “Thông điệp chúng tôi
gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối
quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó
là một mối quan hệ đổi chác, tức là
chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt
Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó. Mỹ muốn mối quan
hệ bang giao với Hà Nội sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của
Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như
những nơi khác”.
Rõ ràng qua tuyên bố này, Ô. Tom Malinowski muốn nhắn nhủ các
nhà lãnh đạo Việt Nam:
-Hãy xích
gần lại với Mỹ hơn nữa như Nhật Bản, Nam Hàn và Phi Luật Tân…
-Hãy tin
tưởng vào Mỹ như Âu Châu, Úc Đại Lợi, Canada tin tưởng vào Mỹ.
-Hãy ký
hiệp ước phòng thủ chung như NATO, Phi Luật Tân, Nhật Bản để được Mỹ bảo vệ.
Hải Quân Mỹ sẽ vào Cam Ranh, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đóng ở Đà Nẵng, Chu Lai.
Sư Đoàn 1 Kỵ Binh sẽ đóng ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Utapao của Thái Lan sẽ được mở
lại và sẽ là căn cứ không quân khổng lồ B-52 và B-2 để yểm trợ cho mặt trận Miền
Bắc. Tại Điện Biên Phủ sẽ thiết lập một hệ thống đánh chặn hỏa tiễn như ở Ba
Lan. Nếu thiếu quân, Mỹ có thể kêu gọi Nhật Bản đem một sư đoàn đóng ở Lào Cai,
Sư Đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn đóng ở Phù Cát, Qui Nhơn, Sư Đoàn Mãng Sà Vương của
Thái Lan sẽ đóng ở Phú Yên. Một sư đoàn Úc sẽ đóng ở Núi Đất, Bà Rịa vừa bảo vệ
con đường huyết mạch Sài Gòn-Vũng Tàu, vừa bảo vệ mặt trận phía Nam. Như thế
Việt Nam sẽ vững như bàn thạch, chẳng cần mua sắm thêm vũ khí làm gì, viện trợ Mỹ
xài mệt nghỉ, đạn bắn thả giàn, vỏ đạn pháo binh thu gom giao cho thương gia Chợ
Lớn xuất cảng chẳng mấy chốc kinh tế sẽ phát triển. Lính Việt Nam có thể cho
giải ngũ bớt vì quân đội “đồng minh” đánh hộ rồi. Trung Quốc không dám đụng tới
sợi lông chân Việt Nam và có khi sợ quá phải trả lại Quần Đảo Hoàng Sa cho Việt
Nam không biết chừng. Đó là viễn ảnh tốt đẹp khi Việt Nam có quan hệ “thân thiết” với Mỹ như các đồng minh
NATO, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu.
Trên thế giới này và từ ngàn xưa đến
giờ, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng giống như mối liên hệ trai gái
phải trải qua nhiều giai đoạn dò dẫm, thử thách và chinh phục tình cảm lẫn niềm
tin.
-Nếu chỉ
quen biết sơ sài, chưa hợp nhãn, men tình chưa bén thì chỉ là bạn thôi nhé. Giống
như nhà thơ Đinh Hùng nói, “Em chỉ là em
gái thôi”. Xin anh đừng thường xuyên tới nhà em kẻo ba rầy, má quở, hàng
xóm chê cười.
-Nếu hai
bên đã thực sự yêu nhau và tin tưởng nhau rồi thì quà tặng, rủ nhau đi ăn, đi chơi
liên miên, ảnh chụp không biết bao nhiêu mà kể. Tối về còn gọi điện thoại nói
chuyện có khi suốt đêm cho “đỡ nhớ”. Rồi từ từ tìm cách giới thiệu với bố mẹ
gia đình về ý trung nhân của mình.
-Nếu là gia
đình nề nếp, gia giáo thì tìm ông mai bà mối dàn xếp cho thân phụ và thân mẫu
hai bên gặp nhau, chào hỏi, làm quen, tìm hiểu về thân thế, địa vị….Nếu giai
đoạn này qua được thì…
-Hai bên
sắp đặt lễ hỏi.
-Sau lễ hỏi
là lễ cưới, mối tình kết thúc bằng tờ giá thú. Hai bên ký vào tờ giấy về ăn đời
ở kiếp với nhau. Đứng trên quan hệ ngoại giao thì gọi đó là ký kết hiệp ước
liên minh quân sự - sống chết có nhau.
Nay Ô. Tom Malinowski nói mối liên
hệ Việt-Mỹ có tính “đổi chác” tức “ông thò cây giò, bà thò chai rượu” cho
nên chúng ta phân tích thử xem trên đời này có bao nhiêu mô thức ngoại giao?
-Ngoại giao
trên thế đồng minh thật sự, chứ không phải “đồng
minh” nhưng anh là ông chủ - thì có thể tương nhượng nhau vì quyền lợi
chung. Quan hệ đồng minh này dứt khoát không có chuyện “đâm sau lưng chiến sĩ”,
mật đàm với kẻ thù để tháo chạy, chơi đòn bẩn v.v…
-Ngoại giao
trên thế độc lập tự chủ: Anh được gì? Tôi được gi? Anh phải làm gì? Tôi phải
làm gì?
-Ngoại giao
trên thế chư hầu, lệ thuộc: Anh phải làm cái này. Anh không được làm cái kia
nếu không thì: Gây khó khăn, cắt viện trợ, cô lập, cấm vận, lật đổ…
-Ngoại giao
trên thế lực lượng bất cân xứng nhưng lại cần có nhau như Mỹ-NATO chẳng hạn:
Chia quyền lợi theo kiểu tứ-lục (Kẻ bốn phần, người sáu phần”
-Ngoại giao
trung lập trên thế được nể trọng như Ấn Độ: Kết giao với tất cả các cường quốc
khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc nhưng không ngả theo ai, không chống ai, quyền lợi
của Ấn Độ là tối thượng và thường bênh vực các nước nhỏ bị áp chế, hoặc tham
gia các Phong Trào Phi Liên Kết.
Khi nhắn nhủ và khuyên răn các nhà
lãnh đạo Việt Nam như thế không hiểu Ô. Tom Malinowski trước khi sang Việt Nam
có biết Việt Nam hiện theo sách lược Ngoại Giao Ba Không?
Do lịch sử để lại, do cùng chung thể
chế chính trị, do yếu tố địa lý (Geopolitics), Việt Nam theo sách lược Ngoại
Giao Ba Không để duy trì hòa bình, không biến Việt Nam thành “máu
xương”, “tiền đồn” hay “bàn đạp” cho bất cứ đại cường nào trong
mưu đồ “tranh ngôi bá chủ” hay “bảo vệ anh ninh từ xa” của họ.
Thế ngoại giao này theo đuổi mục đích “chỉ có bạn, không có kẻ thù”
bao gồm các điều kiện:
-Không quân
đội ngoại bang đóng ở Việt Nam.
-Không liên
minh quân sự.
-Không liên
kết với nước thứ hai để chống lại nước thứ ba.
Về điều khoản thứ nhất: Nếu thi hành
đúng, chắc chắn không có chuyện hải quân Mỹ hoặc Nga đóng ở Cam Ranh hoặc trên
đất liền.
Về điều khoản thứ hai: Nếu thi hành
đúng, chắc chắn Việt Nam sẽ không ký thỏa hiệp liên minh quân sự với ai, nhưng tùy
tình hình, tùy mức độ tin cậy, có thể hợp tác chế tạo vũ khí, huấn luyện, tập
trận chung, chia xẻ tin tức tình báo, mua bán vũ khí. Khi Bộ Trưởng Quốc Phòng
Mỹ Leon Paneta ghé thăm Cam Ranh, Tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố Hải quân
Nga-Mỹ và quốc tế có thể ghé Cam Ranh như một trạm dừng chân, bảo trì, sửa
chữa, tiếp vận.
Về điều khoản thứ ba: Nếu thi hành
đúng, Việt Nam sẽ không liên kết với Hoa Lục hay Nga để chống Mỹ. Ngược lại
Việt Nam cũng sẽ không liên kết với Mỹ để chống Hoa Lục hay Nga. Đây là thế
ngoại giao độc lập và trung lập của một nước nhỏ nằm giữa gọng kìm quốc tế
giống như Thụy Sĩ nằm giữa gọng kìm bốn nước Pháp, Đức, Ý và Áo. Thụy Sĩ mà ngả
nghiêng theo bất cứ một trong bốn quốc gia nói trên là chết ngay. Cũng giống
như Ukraina trước đây theo chính sách “phi liên kết” thì sống yên. Khi phe cực hữu
thân Mỹ và Âu Châu đảo chính rồi nắm quyền,
chỉ mới có ý định gia nhập NATO mà đã mất Crimea và chắc chắn cũng sẽ
mất luôn hai vùng Donetsk và Lugansk. Theo các nhà bình luận quốc tế, Ukraina
đang đối đầu với nguy cơ tan vỡ ra từng mảnh vụn. Đó là kết quả của chính sách
ngoại giao ngông cuồng và không hiểu biết một tí gì về một định luật bất biến
gọi là “địa lý chính trị” (Geopolitics). Định luật này có nghĩa là “địa lý
như thế nào thì chính trị/ngoại giao như thế ấy”. Nếu anh là một nước
nhỏ, nằm sát một đại cường A thì phải thuận thảo với đại cường A. (Chẳng hạn như
Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại phải thuận thảo tức láng giềng tốt với Mỹ). Nếu anh
liên minh với một đại cường B để chống lại đại cường A thì…sớm muộn gì cũng “từ chết tới bị thương”, đất nước anh sẽ
tan nát và có thể bị chia cắt thành
nhiều mảnh nhỏ. Đó là lý do tại sao Miến Điện và Thái Lan là những nước nhỏ có
chung biên giới với Hoa Lục đã hợp tác với Mỹ và Hoa Lục cùng lúc để tạo thế quân
bình nhưng không bao giờ có thái độ hoặc hành động chống Trung Quốc. Đó là chính
sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan của Miến Điện và Thái Lan.
Hiện nay Việt Nam, về phương diện đối ngoại luôn luôn phải
làm ba việc cùng lúc:
1) Giao hảo
với Trung Quốc để phát triển kinh tế và không biến Trung Quốc thành kẻ thù.
Tổng số thương vụ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay khoảng 50 tỉ đô-la mỗi năm.
2) Giao hảo
với Nga để có đầy đủ vũ khí tối tân bảo vệ đất nước, từng bước xây dựng kỹ nghệ
quốc phòng tự chủ và cũng là một đồng minh chính trị vô cùng quan trọng.
3) Giao hảo
với Mỹ để tranh thủ thế ngoại giao, chính trị, và nhất là phát triển kinh tế và
không làm cản trở kế hoạch “Xoay Trục” của Mỹ.
Do đó, việc thực hiện sách lược
Ngoại Giao Ba Không vô cùng gian nan, như người đi trên sông đóng băng, đi
thăng bằng trên giây. Vị trí của Việt Nam hiện nay giống như một viên bi nhỏ
nằm giữa ba cục nam châm lớn là Nga, Mỹ và Trung Quốc. Chuyến đi của Ô. Dương
Khiết Trì tới Việt Nam là nhằm lôi kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Mỹ. Chuyến đi
của Ô. Tom Malinowski là nhằm lôi kéo Việt Nam sâu hơn vào quỹ đạo Hoa Kỷ. Còn
Nga thì không cần làm gì cả vì Nga đã có quan hệ rất sâu với Việt Nam. Giữa cơn
phong ba bão táp, nước nhỏ muốn sống yên cũng khó, nhất là nước nhỏ đó lại nằm
ở trọng điểm chiến lược. Chắc chắn lời tuyên bố của Ô. Tom Malinowski sẽ tạo áp
lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam vì Việt Nam đang cần hợp tác với Mỹ để tạo
thế ngoại giao, chính trị và nhất là kinh tế, tài chính.
Tất cả những chuyển động này đang diễn ra trong bối cảnh vô
cùng phức tạp của thế giới mà hòa bình chỉ là lớp váng, còn xung đột lại là
những đợt sóng ngầm. Ai cũng nói “hợp tác” nhưng bên trong thì chơi đòn ngầm
kiềm chế hoặc triệt hạ lẫn nhau. Đòi hỏi các cường quốc từ bỏ hoặc giảm bớt
tham vọng cũng giống đòi hỏi một con sư tử đói không ăn thịt con bò rừng, ngoại
trừ khi đại cường đó thảm bại trong một cuộc đụng độ quân sự, mất hết thuộc địa
và tiềm lực quốc gia suy yếu. Cho nên sự đụng độ hay “tỷ thí võ công” đôi khi
là cần thiết để phân định ngôi thứ và một trật tự mới của thế giới được thiết
lập./-