Cuối năm dân còn khổ, quan đi du lịch bằng tiền của dân
Vào
những ngày cuối năm thường các quan lớn có lý do và có thì giờ nghỉ ngơi. Có một
cái “mốt thời thượng” mà các ngài tìm đủ cách để đi “du hí” với nhiều danh nghĩa
khác nhau. Nào là tiệc tất niên, nào mừng thưởng công, nào vinh danh người tốt
viêc tốt… nếu làm đúng cũng chẳng có gì đáng nói tuy rằng những thứ đó tiêu tốn
công quỹ tức là tiền của nhân dân, nhưng có hàng chục danh nghĩa để các quan lợi
dụng.
Ở
đây tôi chỉ nói đến một kiểu lợi dụng đang bị dư luận của người dân rầm rộ lên
án. Đó là việc có nhiều tỉnh cử đoàn đại biểu đi nước ngoài “học tập kinh
nghiệm”. Hết học làm sổ xố đến học cách chống ngập lụt… Ối, nước mình chậm tiến
thì thiếu gì cái để học. Học làm cái bù loong, học cách giáo dục, học chống tham
nhũng và học cả cách làm quan thanh liêm... cái gì cũng phải học. Học được là
tốt.
Nhưng
oái oăm thay hầu hết những vị được cử đi học lại toàn là những vị sắp hết nhiệm
kỳ, nói trắng ra là học xong thì về hưu nghỉ khỏe! Đây là một kiểu “đền ơn đáp
nghĩa” của các quan với nhau chứ anh dân đen chẳng ăn thua gì đến cái mục học
hành của quý vị.
Đó
là một thứ “lợi ích nhóm” cũng nằm trong hiện tượng “gia đình trị” và “một người
làm quan cả họ được nhờ”. Còn người dân chỉ nai lưng ra làm đầu tắt mặt tối,
thậm chí không đủ ăn mà còn phài đóng đủ thứ thuế cho làng cho xã méo cả mặt.
Vậy
mà vào thời gian này có những tỉnh thản nhiên tổ chức những chuyến đi nước ngoài
cho các quan học hỏi, tốn hàng tỉ đồng cho mỗi chuyến đi. Mời các bạn hãy xem
vài tỉnh hí hởn tổ chức những chuyến đi này.
Tỉnh Bình Phước cử cán bộ đi Canada học cái gì?
Vào
những ngày cuối năm này tỉnh
này quyết định cử một đoàn cán bộ hơn 30 người sang
Canada học
tập làm…. xổ số! Chi phí chuyến đi hết khoảng 1,5 tỷ đồng, do Công ty Xổ số Bình
Phước tài trợ (Doanh nghiệp kinh doanh xổ số là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn). Như thế chẳng khác nào lấy tiền của
dân cho các quan ăn chơi.
Và đặc
biệt hơn nữa là đoàn cán bộ này gồm hầu hết là quan chức sắp nghỉ hưu hoặc đã
nghỉ hưu. Nào là nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Phó CT thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban
Tuyên giáo tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh. Mấy ông này đi học làm xổ
số để làm gì nhỉ? Nhìn đúng thực chất đó chỉ là một cái cớ để các quan có dịp đi
chơi bằng tiền của dân.
Trước
đó, năm 2014, tỉnh này cũng đã cử hai đoàn đi “học tập kinh nghiệm” tại
Singapore và Malaysia, nguồn kinh phí phần lớn cũng của công ty xổ số tỉnh cung
cấp.
Làm
quan thời nay sướng thật!
Hơn
thế Bình Phước chưa phải là tỉnh dư dả gì. Cách đây hai năm, 2013, Bộ Tài chính
đã phải tạm ứng từ ngân sách TƯ cho tỉnh này 200 tỷ đồng nhằm tháo gỡ khó khăn,
bảo đảm nguồn cân đối ngân sách thực hiện các chính sách chế độ, nhiệm vụ của
năm.
Đây là
một việc làm đã bị cấm, bởi trước đó, năm 2012, Văn phòng CP đã từng có công văn
truyền đạt chỉ đạo của Chính phủ cấm lợi dụng chức vụ để đi nước ngoài bằng tiền
doanh nghiệp (báo Thanh Niên, ngày 29/12/2012).
Công
văn này yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu,
hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài, dành thời gian tập trung chỉ đạo, xử
lý công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đó là chuyện công việc mà còn
phải cân nhắc, nữa là chuyện du lịch, đi chơi bằng “tiền
chùa”.
Nhưng
công văn chính phủ thì mặc công văn, đường
ta ta cứ đi, tiền chùa ta cứ xài.
Cái
bệnh này không được chấn chỉnh nên cái đà “ăn cướp tiền của dân để đú đởn” ấy
vẫn cứ tiếp tục và còn được một số tỉnh khác noi theo.
Tiền
Giang cử cán bộ sang Hà Lan học chống ngập lụt
Tháng
12 năm 2014, tỉnh Tiền Giang cử hai đoàn cán bộ hưu trí sang Mỹ cũng để học làm
xổ số (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 1/12). Tháng 11-2015 vừa mới đây, tỉnh Tiền Giang
còn quyết định cử đoàn cán bộ sang Hà Lan và Nga học tập kinh nghiệp xây dựng
các công trình chống nước biển dâng, chống ngập lụt, do tác động của biến đổi
khí hậu.
Điều
đáng nói, cũng toàn các cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu và một số doanh nghiệp
nhưng chẳng dính dáng gì đến đê điều, ngập lụt.
Các vị
sắp về hưu, không tham gia vào Ban chấp hành tỉnh ủy khóa mới (2015 - 2020) đi
“tham quan, học tập kinh nghiệm” để làm gì nhỉ? Chẳng lẽ các vị đó khi nghỉ hưu
ở Tiền Giang thì chống ngập úng cho… nhà mình?
Quảng Nam cho 26 quan ông và 3 phu nhân quan đi học làm du lịch
Bất chấp khốn khó về ngân sách, hàng loạt quan chức tỉnh Quảng Nam ở
thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” (tức là sắp về hưu) vẫn được sang tận Nam Phi học
tập kinh nghiệm.
Trong
danh sách 26 người đi học tập Nam Phi của Quảng Nam lần này có ba phu nhân của
các quan chức, 15 người đã và sắp về hưu, số còn lại không tái cử ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020 vì… hết
tuổi.
Đoàn
này do ông Lê Phước Thanh - nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, trưởng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh - làm trưởng đoàn.
Ngoài ông Thanh còn có hàng loạt
quan chức chủ chốt của tỉnh Quảng Nam đã cuối nhiệm kỳ và không tái cử gồm: ông
Trần Kim Hùng - phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Lê Văn Lai - đại biểu Quốc hội, bà
Nguyễn Thị Kim Dung - trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, ông Ngô Văn Hùng - trưởng Ban
tuyên giáo Tỉnh ủy.
Rồi hàng loạt bí thư huyện ủy sắp và đã về
hưu như ông Nguyễn Tiến (bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Núi Thành), ông
Nguyễn Văn Khương (bí thư Huyện ủy Duy Xuyên), ông Nguyễn Thế Tài (bí thư Huyện
ủy Bắc Trà My)...
Đáng chú ý, trong danh sách khách mời còn có thiếu tướng Phan
Như Thạch (nguyên giám đốc công an tỉnh) cùng vợ và hai người khác cũng là vợ
các quan chức.
Trong quyết định 2977/QĐ-UBND cử đoàn cán bộ đi khảo sát, học
tập kinh nghiệm do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu ký nêu rõ: “Đi khảo
sát các cơ sở du lịch, dịch vụ, thương mại; học tập kinh nghiệm về công tác quy
hoạch, xây dựng các đô thị, khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên
tại Nam Phi”. Thời gian chín ngày từ ngày 5-9 đến 13-9-2015.
“Có học được gì đâu”
Khi được hỏi có làm việc với lãnh đạo ban quản lý khu bảo tồn
này để học hỏi kinh nghiệm gì không, ông Nguyễn Tiến (Bí thư huyện ủy, Chủ tịch
HĐND huyện Núi Thành) nói: “Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay đưa về động vật
hoang dã đấy! Đến coi được 2 con tê giác, 5-6 con ngựa vằn, mấy con chồn và 6-7
con voi”
Hỏi có
học được gì không thì ông Tiến bảo: “Không học được gì. Họ nhốt trên xe, tới nơi
rồi thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu!”
Còn
ông Trần Kim Hùng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thì chẳng cần giấu giếm: “Đã nói đi
cái đoàn “ưu
đãi” cho những người không tái cử
nhiệm kỳ mới. Không phải đi học hỏi gì hết.”
Tôi
chỉ tường thuật vài chuyện như thế bạn đọc đã có thể nhìn rõ sự lộng hành quyền
chức của các quan lãnh đạo địa phương như thế nào. Đến đây mời bạn theo dõi phản
ứng của người dân qua câu trả lời của ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Nam khi trả lời câu hỏi vì sao nhiều cán bộ tỉnh vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm
kỳ” vẫn đi Nam Phi “học tập kinh nghiệm” làm du
lịch.
Thế nào là “phải đạo”
Bài phỏng vấn của phóng viên báo Tuổi Trẻ khá dài, tôi chỉ tường thuật
vài câu hỏi chính của phóng viên.
Khi được hỏi:
* PV: Chuyến đi này còn có khách mời là ba phu nhân của các cán bộ. Họ
tự chi hay cũng lấy từ ngân sách?
- Ông chủ tịch Đinh
Văn Thu - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
trả lời: Trong quyết định tôi ký đã ghi rõ những người nằm trong danh
sách từ 1 đến 23 là kinh phí từ ngân sách (nguồn lợi kinh doanh kinh tế Đảng).
Còn những người đi thêm là vợ của các cán bộ thì họ phải tự lo thôi.
*PV: Trong lúc ngân sách
tỉnh còn đang khó khăn, đời sống của người dân còn nghèo, việc đi Nam Phi như
thế có lãng phí không, thưa ông?
- Ông chủ tịch: Mục tiêu đã
được thảo luận trong tập thể thường vụ Tỉnh ủy. Đây là thảo luận của tập thể, mà
sử dụng nguồn như vậy tôi thấy là cũng “phải đạo” đối với một số đồng chí có
chức danh trong cấp ủy, thường vụ đã tham gia công tác Đảng.
Chính vì chữ “phải đạo” này của ông Thu đã bị hàng ngàn người dân viết
trên các báo hoặc facebook phản đối dữ dội, báo Tuổi Trẻ Online đã tổng kết mời
bạn cùng đọc một số lời phản bác thẳng thắn đôi khi gay gắt đó:
- Bạn đọc Mai Tấn Điệu
viết:
"Cái "đạo" mà ông Thu nói là "đạo chích". Ai cũng biết tiền ngân
sách đi học tập kinh nghiệm chỉ là lý do để thanh toán thôi...".
- Tự nhận mình là người con Quảng Nam, nhiều bạn đọc góp ý rằng thay vì
nhận ra cái sai để điều chỉnh, đằng này quan đứng đầu tỉnh lại bao biện, thật
không thể chấp nhận được!
- Tâm sự với tư cách người đồng hương cùng chủ tịch Thu, bạn đọc
Học viết: "Chúng tôi là đồng hương ở Quảng Nam - Đà Nẵng tại Sài Gòn. Chúng tôi
làm việc cật lực và tiết kiệm từng đồng nhưng về quê thấy cảnh trẻ học không
sách vở, không xe đạp đi. Chúng tôi phải ủng hộ và kêu gọi đóng góp để gởi
về hằng năm cho các em ở Quảng Nam có điều kiện ăn học. Xin hỏi các ông
bà dùng ngân sách đi du lịch là phải đạo là thứ đạo gì?".
- Cùng suy nghĩ này, bạn đọc Ngọc Tú bổ sung: "Có nhiều loại đạo
lắm ông Thu ơi: đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo nhạc, đạo thơ,... và cả đạo
chích nữa. Không biết ông theo cái đạo nào mà tổ chức chuyến đi tốn kém tiền của
đó?".
- Thậm chí nỗi bức xúc của người dân đã được bạn đọc xuất khẩu thành
thơ. Cụ thể, bạn đọc có nick name là Quang Nom (bạn này viết bằng ngôn ngữ địa phương):
"Quê mình nghèo lắm Quảng ơi,
Ăn chơi vừa phải, kẻo đời đi toi.
Mi đi du lịch cuối thời,
Hoàng hôn nhiệm sở ai mời mà đi?...".
Ăn chơi vừa phải, kẻo đời đi toi.
Mi đi du lịch cuối thời,
Hoàng hôn nhiệm sở ai mời mà đi?...".
- Cùng với cách thể hiện này, bạn đọc Nguyễn Thị Vạn công kích thẳng
thừng:
"Hỡi ông chủ tịch Quảng Nam
Học "đạo" làm người đâu phải đi xa
Chi bằng ông xuống với dân
Nhìn xem dân khổ, dân nghèo thế kia
Tiền kia ông hãy giúp dân
Dân nhà còn khổ quan thì đi chơi...".
Học "đạo" làm người đâu phải đi xa
Chi bằng ông xuống với dân
Nhìn xem dân khổ, dân nghèo thế kia
Tiền kia ông hãy giúp dân
Dân nhà còn khổ quan thì đi chơi...".
Nhìn
vào hiện tượng “hoàng hôn nhiệm kỳ” với đủ các thủ đoạn vội vàng ký thăng quan
tiến chức cho bà con anh em bạn bè, vơ vét đủ thứ, lợi dụng đủ kiểu của các quan
người dân nào chẳng thấy xấu hổ và đau lòng, họ còn biết tin tưởng vào
đâu?!
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 04.01.2016
Khai Dân Trí | Văn Quang |
No comments:
Post a Comment