Nhân Tình Thế Thái
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn, nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi,
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay, đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế, mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Mặn, nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi,
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay, đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế, mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
(BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI)
I. Chú thích :
Biến
cải vũng nên đồi : Chỉ những sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời như
thay đổi bộ mặt xã hội, thay đổi cảnh vật, thay đổi của lòng người.
Mặn, nhạt, chua, cay, ngọt, bùi : Chỉ những trạng thái, tình cảnh, tình huống ngang trái trong cuộc sống đa đoan, tục luỵ, chìm nổi.
Đệ tử : dt, Chỉ những kẻ dưới quyền, tay chân, thuộc hạ sống bám vào việc tâng bốc cấp trên.
Kẻ đãi bôi : kẻ nói lời ngon ngọt lấy lòng, không thật, xảo ngôn.
Mặn, nhạt, chua, cay, ngọt, bùi : Chỉ những trạng thái, tình cảnh, tình huống ngang trái trong cuộc sống đa đoan, tục luỵ, chìm nổi.
Đệ tử : dt, Chỉ những kẻ dưới quyền, tay chân, thuộc hạ sống bám vào việc tâng bốc cấp trên.
Kẻ đãi bôi : kẻ nói lời ngon ngọt lấy lòng, không thật, xảo ngôn.
II. Bình Giảng :
Qua
bài thơ Nhân Tình Thế Thái tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy sự
thật về bộ mặt của người đời, nơi đó, đầy rẫy những kẻ hám danh vụ lợi,
tầm thường, vì miếng cơm áo quên điều nhân nghĩa, dù trong tận đáy lòng,
con người cũng biết trọng điều chân thật, ghét sự dối trá, gian manh;
mà chỉ những tâm hồn sống từng trải nếm qua mọi cảnh đời mới thấu hiểu
được.
Bài thơ có bố cục theo thể thơ Đường luật, Thất ngôn bát cú :
Câu 1-2: Cuộc đời luôn thay đổi, thăng trầm đầy vơi với mọi cảnh ngộ.
Câu 3-4: Tâm lý, thói đời vụ lợi và phù thịnh, quên nhân nghĩa.
Câu 5-6: Thiện ý của con người xưa nay ưa chân thật, ghét gian ngoan.
Câu 7-8: Có sống ở đời, mới rõ được nhân tình thế thái.
Mở
đầu bài thơ, tác giả cho thấy cảnh đời luôn biến đổi tang thương, trong
đó con người cũng từng trải qua bao cảnh ngộ đa đoan, trớ trêu, đau khổ
và hạnh phúc... Nhưng không phải con người luôn giữ được bản chất thiện
lương của mình. Mỗi thay đổi cũng xuất hiện đầy rẫy những cảnh ngộ lọc
lừa, phản phúc, trắng trợn đến mức tàn nhẫn, phũ phàng :
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Những
cụm từ còn, hết, trùng điệp và đối xứng nhau trong hai câu thực như góp
phần mô tả sự trắng trợn, thẳng thừng đến mức phũ phàng của tình đời
đen bạc. Cách ngắt nhịp 2 - 2 - 3 của cả hai câu thực cũng bật lên giọng
điệu cứng rắn, đến lạnh lùng. Hai câu thực đã toát lên ý chính, tư
tưởng chính của bài thơ: Con người chỉ sống vụ lợi, vì miếng cơm manh áo, (bạc , tiền, cơm, rượu) làm gì có đạo lý và nhân nghĩa. Làm gì còn tình nghĩa đệ tử và đạo lý ông tôi, Mối tương quan đó chỉ có giá trị khi
đi liền với bạc tiền và cơm rượu. Hết chất xúc tác đó thì các thực thể
tách rời nhau. Con người lấy cặp mắt trắng dã lạnh lùng để nhìn nhau
(bạch nhãn), không tình cảm. Những tưởng rằng đã cùng nhau trải qua bao
cảnh ngộ mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi, thì tình phải sâu hơn nghĩa
phải trọng hơn. Nhưng thực tế phũ phàng đã cho ta một bài học: sự từng
trải chỉ giúp ta có một nhận thực chính xác hơn, xót xa hơn về lòng dạ
người đời: bội bạc và vụ lợi.
Trước đây đọc Sầm Tham :
Thế gian giao kết do hoàng câm (kim)
Hoàng câm bất đa giao bất thâm...
(Người đời giao kết vì tiền,
Ít tiền tình nghĩa có bền được đâu.)
Hoàng câm bất đa giao bất thâm...
(Người đời giao kết vì tiền,
Ít tiền tình nghĩa có bền được đâu.)
Ngày
nay đọc Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy nhà thơ xưa và nay, con người dù ở
bất cứ nơi đâu và thời nào cũng thế. Người thức giả dù từng trải việc
đời, cũng chỉ biết mô tả, mỉm cười nhẹ nhàng khoan dung để mong sửa đổi
chút phong hoá… nên ở hai câu luận tác giả nhắc nhở cái tính thiện trong
thâm tâm mỗi con người :
Xưa nay, đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Chân
thực là cái vốn quí mà trời đất đã cho ta. Mỗi người phải biết vun bồi
sửa chữa mỗi ngày để hoàn thiện mình, và cải tạo cuộc đời cho nó ý nghĩa
hơn, đáng sống hơn. Đó là đạo lý của cuộc sống. Vì dù sao chăng nữa, con
người vẫn biết trọng nhân nghĩa, ghét gian tà.
Vả lại, phải là người
sống từng trải sâu sắc như thế nào, tác giả mới nhận xét thấu đáo cuộc
đời, khả dĩ tìm một con đường ứng xử thích hợp hơn :
Ở thế, mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Cũng
sống trong cảnh người đời, thâm hiểu về cuộc đời, thế thái nhân tình...
nhưng văn hào La Rochefoucauld của Pháp, nhìn đời với cặp mắt bi quan,
tuyệt vọng. Trái lại, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Việt Nam có thái độ điềm
nhiên trước cảnh đời đen bạc, hiểu thói đời tầm thường, tráo trở và
dung tục... nhưng người vẫn có nụ cười nhẹ nhàng, khoan dung đối với nhân
quần xã hội của một bậc chính nhân quân tử, vui cuộc đời ẩn dật.
Phạm Văn Cảnh
Khai Dân Trí | Phạm Văn Cảnh |
No comments:
Post a Comment