Chuyện con cá chết và những ông Tiến sĩ VN
Trong
tuần vừa qua và cho đến nay, dư luận ở VN bùng lên gay gắt với những con cá bỗng
dưng lăn đùng ra chết từ gần một tháng nay. Thật ra cá biển chết hàng loạt từ
bao giờ không ai biết, có thể cá chết từ mấy tháng trước, người dân chỉ biết đến
gần một tháng nay.
Bằng
ấy ngày mà các cơ quan chức năng của VN không ai chú ý tới. Cho tới khi người
dân la lối om xòm và hội nghề cá VN lên tiếng trên các diễn đàn thì các cơ quan
gọi là “chức năng” của VN mới quýnh quáng họp nhau đi tìm nguyên nhân.
Nhưng
con cá chết sao lại có liên quan đến các ông tiến sĩ ở VN? Rất giản dị bởi trong
các “cơ quan chức năng” ấy toàn những ông bằng cấp đầy mình, toàn những ông tiến
sĩ nắm giữ những chức vụ hàng đầu để lo cho đời sống của người dân.
Thế
nên người dân mới đặt câu hỏi các ông tiến sĩ ấy đi đâu? làm gì trong khi người
dân chết lên chết xuống vì cá nhiễm độc?
Chằng
phải chỉ có cá chết, chim ở “vương quốc đảo chim” cũng chết sạch, cây cối ở rừng
ngập mặn cũng đang chết.
Và
cũng rất trùng hợp, trong thời gian này chuyện “lò đào tạo tiến sĩ” lại được dư
luận đặt vấn đề về chất lượng và con đường ngắn nhất lấy bằng tiến sĩ của những
cái “lò đào tạo” đó.
Thì
ra hai chuyện con cá chết và ông tiến sĩ tưởng khác nhau mà thật ra chỉ là một.
Nhu
cầu kiếm cái bằng tiến sĩ bằng mọi cách, mọi giá ở VN ngày càng cần thiết hơn
bao giờ hết, nhất là các ông học hành chẳng ra sao lại muốn làm quan to hoặc đã
làm quan to nhưng chưa có cái bằng tiến sĩ.
Có
cầu tất có cung nên từ đó tới nay các lò đào tạo tiến sĩ vẫn đắt hàng như tôm
tươi.
Học
hành như thế làm sao các ông ấy trả lời được vì sao cá chết. Đó là nguyên nhân
chính cho cái sự liên quan giữa con cá chết và ông tiến sĩ.
Trước
hết về cái “thảm hoạ” cá chết hàng loạt đã và đang xảy ra tại VN. Phải nói đó là
một cơn bão mạng, có quá nhiều bài từ trong nước đến nước ngoài, tôi tường thuật
những nét chính và sự thật khách quan để bạn đọc tiện theo dõi.
Tai
hại trước mắt và lâu dài
Vụ
cá chết hàng loạt và hiểm hoạ đang đến với người dân, không chỉ ở những vùng có
cá chết như ở miền Trung bởi cá thường được chở từ nơi này sang nơi khác bán ở
các chợ và ngay ở các siêu thị trong toàn quốc ,người dân ăn cá chẳng biết con
nào có độc con nào không. Cho nên người ở đâu cũng có thể gặp chất độc hại trong
con cá chết.
Cá
chết, điều đó cũng có nghĩa là tính mạng của người dân bị đe dọa bởi nguồn thức
ăn từ biển có nguy cơ độc hại.
Chuyện
được biết đến bắt đầu từ ngày
6-4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện ở gần khu kinh tế Vũng
Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra suốt dọc trên 300 km bờ
biển 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống và sinh kế của người dân. Thống kê
đến ngày 25/4 vừa qua cho biết, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự
nhiên chết dạt vào bờ.
Một bé
gái 8 tuổi, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bị ngộ độc phải nhập viện cấp
cứu do ăn phải cá chết.
Một
thợ lặn ở cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh) tử vong sau khi lặn xuống biển để
xây dựng đê chắn sóng và 5 thợ lặn khác cũng phải vào viện để kiểm tra sức khỏe.
Đó là
những “hệ luỵ” đầu tiên mà người dân phải gánh chịu. Còn những tàn phá ngầm
trong cơ thể người dân và trong toàn xã hội chưa ai có thể thống kê được. Nó là
thứ có thể tàn phá cơ thể từ từ như cái chết chậm không được báo
trước.
Chỉ cần 2 tiếng thí nghiệm đã biết vì sao cá
chết
Trước
sự chứng kiến của đại diện Trung tâm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên đài Truyền Hình
VTC đổ
nước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng - nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyện
thép, bị nghi là nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt trong 21 ngày
qua - ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào. Sau 2 phút tung tăng, 2
con cá đuối dần rồi chết ngay đơ.
Không
cần nói nhiều, bấy nhiêu đã đủ khẳng định nước biển chỗ Formosa cực
độc!
Trở
lại với cuộc họp báo của Formosa, trả lời phóng viên về việc nhập gần 300 tấn
hóa chất về súc rửa đường ống, lãnh đạo công ty này nói Formosa có nhập “một ít
axít” về rửa đường ống nhà máy nhưng không phải là dùng cho đường ống xả thải
(!?). Vậy khi “rửa đường ống nhà máy” xong, nước thải ấy không xả ra biển thì xả
đi đâu?
Tất
nhiên, thực nghiệm nói trên của VTC chưa
có cơ sở khoa học đầy đủ để “buộc tội” nhưng lý do vì sao nước biển ở Vũng Áng
chỗ nhà máy luyện thép độc hại đến như vậy? Chẳng ai trả lời! Mới chỉ có “biện
pháp giám sát tiếp cận”.
Vào 14
giờ chiều 27-4-2016, đại diện của 7 bộ gồm: Tài nguyên và Môi trường, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Công
an, Quốc phòng cùng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cuộc họp đầu
tiên giữa các bên cũng có sự tham gia của nhà khoa học đến từ Tokyo, Nhật Bản.
Lãnh đạo 4 tỉnh ven biển đã có cuộc họp kín kéo dài 5 tiếng. Sau đó đã công bố
trước hàng trăm phóng viên báo chí chầu chực từ
trưa tới tối, cuộc họp báo tối 27-4 diễn ra trong vòng 10
phút.
Thứ
trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân công bố kết quả điều tra ban đầu.
Có thể tóm tắt công bố đó như sau:
Ông
Nhân nói:
“Một là do tác động của độc tố hoá học
thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.
Hai
là do
hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên
hiện tượng tảo nở hoa mà trên thế giới gọi là thủy triều đỏ”.
Và "Chưa có bằng chứng kết
luận mối liên hệ của Formosa đến cá chết hàng loạt. Số liệu quan trắc cho thấy
các thông số môi trường chưa vượt chuẩn quy định". Thế là hết, vẫn cứ đi tìm
nguyên nhân. Các nhà báo chỉ còn biết nói “hụt hẫng”, “phẫn nộ”, “thất
vọng”.
Người
dân hãy chờ đó. Theo lời tuyên bố này thì nhà máy Formosa vẫn cứ đứng vững như
kiềng 3 chân. Ông chủ cứ yên tâm.
Tuy
nhiên những câu hỏi của Hội nghề cá
VN vẫn còn đó. Họ cần phải biết có quyền được biết rõ nguyên nhân để yên tâm
sinh sống. Dù cho ông Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường thừa nhận cá chết hàng
loạt ở miền Trung là thảm họa môi trường lớn, việc ứng phó chậm và lúng túng
"xin nhận khuyết điểm” và mấy ông chủ công ty có cúi đầu xin lỗi vì môt câu nói
ngu xuẩn của tên Chu Xuân Phàm cũng chẳng giải quyết được gì và cũng chẳng làm người dân bớt nổi
giận.
Việc
các quan đầu tỉnh Đà Nẵng nhảy xuống biển tắm và mời các nhà báo cùng ăn cá ở
cửa hàng là một “chiêu chào hàng” hay nhưng mới chỉ là phần ngọn. Điều họ cần
được thông tin minh bạch là vì sao cá chết, nguy hiểm ở những vùng nào, giải
quyết ra sao để loại trừ hậu hoạ.
Lương
tâm cũng chết luôn rồi
Làm
việc với lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
(FHS), Bộ
trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: “Đối với pháp luật VN, hệ thống xả thải mà lắp
đặt ngầm là không cho phép. Chúng tôi đề nghị phải có biện pháp để giám sát,
tiếp cận và quan sát hệ thống này”.
Lý giải thêm về phát ngôn trái chiều giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng TN-MT
Võ Tuấn Nhân về việc đường ống xả thải ngầm của Formosa đặt có đúng pháp luật hay không, ông nói:
“Tôi khẳng định pháp luật Việt Nam không cho phép vì điều 101 Luật bảo
vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2015 đã thể hiện, trong đó quy định: bất cứ
đường ống nào - nhất là đường ống xả thải - đều phải tạo điều kiện cho quá trình
giám sát, tiếp cận, kiểm tra một cách dễ dàng, như vậy không thể đi ngầm được.
Còn Thứ trưởng Nhân có nói về sự hợp pháp là do nhìn vào hồ sơ thấy có sự cho
phép của cơ quan chức năng”.
Nếu
cái gọi là “cơ quan chức năng” có bao che hay nhận hối lộ thì lương tâm cũng
chết luôn rồi. Còn mong gì cứu vãn!
Trong
khi đó nhiều biểu ngữ được giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người
dân:
“Chúng tôi chọn tôm cá, không chọn
nhà máy”.
“Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt
Nam”.
“Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”...
Cần
phải nói rõ là chẳng phải chỉ có ở Vũng Áng Hà Tĩnh mà cả nước đòi “trả biển cho
dân”. Trên các trang web, youtube, facebook, bạn bè gửi cho nhau có hàng trăm
video thông tin về thảm hoạ này.
Cả thế
giới cũng đang nổi giận (trừ Trung Quốc). May mà cho đến nay các nhà khoa học
Mỹ, Đức, Israel đã đồng ý giúp đỡ VN tìm nguyên nhân.
Liên
quan các ông tiến sĩ
Theo dư luận báo chí VN: Có bao nhiêu nhà khoa học trong số 24.000 tiến
sĩ khả kính của nước ta có thể trả lời được vì sao mà cá chết?
Trong
những ngày mà cá chết xuất hiện trên trang nhất của tất cả mọi tờ báo vì người
đọc chờ mãi vẫn không biết thực hư nguyên nhân là vì sao thì Dự án trắc lượng
khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp cho tổ chức khoa học quan
trọng nhất đất nước là Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000
tỷ đồng.
Tiền tấn để bảo
vệ luận án!?
GS Võ
Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, cho hay học phí của nghiên cứu sinh (NCS) –
tức là những anh theo học tại học
viện– rất thấp, khoảng 15 triệu đồng/năm.
Nếu
tính theo mức học phí quy định thì tổng chi phí cho một
NCS chỉ
khoảng 50 triệu đồng nhưng trên thực tế, để có được tấm bằng, số tiền
NCS phải
bỏ ra cao hơn khoảng 15-20 lần.
Thầy ở
xa tới thì chi phí đội lên không biết bao nhiêu mà tính. Chỉ cần 1 câu trả lời
cũng đủ biết các ông tiến sĩ đó mua bằng chứ có học hành gì
đâu.
Và còn
một chuyện khôi hài đen nữa là nhiều nhà khoa học nhận được e mail mời mua vinh
danh.
Thư mời kèm Hợp
đồng kinh phí hỗ trợ
Cụ thể
như Tiến sĩ Nguyễn Công Lý, Khoa
Văn học Ngôn ngữ kiêm Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo, trường ĐH Khoa
học và Xã Hội Nhân văn - ĐH QG TP. Sài Gòn cho biết:
“Tôi
nhận được Email với 6 nội dung là: thư mời, đề án vinh danh, phiếu đăng ký, đề
cử xét vinh danh, bảng thông báo dự trù kinh phí tổ chức chương trình và thông
báo tên tôi có trong 200 người được vinh danh đợt này… Đặc biệt kèm theo cả Hợp
đồng kinh phí hỗ trợ tổ chức của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Công ty Cổ
phần truyền thông và Phát triển thương hiệu Đại Việt…”.
Ngoài
ra, PGS.TS Nguyễn Công Lý còn nhận nhiều cuộc điện thoại của người Ban tổ chức
này hỏi có tham gia cuộc vinh danh này không và thông báo nếu tham gia
phải
đóng góp 20 triệu đồng.
PGS Lý
cho biết thêm:
“Khi họ
nói như thế, tôi nói: Nhà giáo làm gì có tiền? và họ thông báo là giảm giá xuống
cho tôi còn 10 triệu đồng. 1 đồng
tôi cũng không mua danh hão đó”.
Tôi
thấy đây là một sự sỉ nhục, mua bán. Hiện nay có tình trạng, chạy chức, chạy
quyền, chạy chức danh khoa học, chạy bằng cấp, chạy học vị… bây giờ thêm chạy
danh. Tôi không ngờ đạo đức của trí thức lại xuống cấp như vậy. Tôi cũng không
ngờ nhiều người có tiếng trong giới khoa học lại tham gia Hội đồng xét duyệt như
vậy”.
Bạn
đọc đã thấy tình hình học và mua bán bằng tiến sĩ, mua cả cái “vinh danh” ở VN
trong thời đại này cũng mặc cả cù cưa bớt một thêm hai giống hàng tôm hàng cá ở
chợ như thế nào.
Thế
cho nên cá cứ việc chết, người cứ việc lăn đùng ra chết theo, tiến sĩ vẫn ầm ầm
ra lò. Người dân Việt nào cũng cảm thấy xấu hổ và đau lòng cho văn hoá Việt tàn
tạ như ngày nay.
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 09.05.2016
Khai Dân Trí | Văn Quang |
No comments:
Post a Comment