2016/05/01

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Ngày Mai Chưa Biết Ra Sao

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Ngày Mai Chưa Biết Ra Sao

Trong khi nước Mỹ chìm ngập trong cuộc tranh cử sơ bộ bầu tổng thống đầy vui nhộn, hào hứng pha lẫn bạo động, biểu tình đập phá, thủ đoạn tàn độc, bôi lọ, chụp mũ, vận động ngấm ngầm, chơi nhau sát ván “hạ thủ bất lưu tình” giữa các đối thủ và các “dark horse” lợi dụng cơ hội không ai đủ số đại biểu quy định, âm thầm núp trong bóng tối nhảy ra “cuỗm hết”...

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- AFP ngày 16/4/2016: “Bộ Trưởng Nội Vụ Bỉ Jan Jambon nói rằng một số đáng kể người Hồi Giáo ở Bỉ đã nhảy múa để hoan hô cuộc tấn công khủng bố ngày 22/3/2016 vào phi trường và hệ thống xe điện ngầm làm 32 người chết và trên 200 người bị thương. Họ kết tội chính sách hội nhập người Hồi Giáo vào xã hội là thất bại.”

Tôi không phải là người chống Hồi Giáo, nhưng hành động như vậy là không thể chấp nhận được. Tín đồ Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo đều là con người. Mà con người thì phải có lương tâm. Lương tâm có trước tôn giáo. Chẳng hạn thời kỳ Hùng Vương của Việt Nam cách đây 5000 năm, chưa tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam nhưng đã có Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín trong đó Nhân là tình thương giữa con người và con người. Mặc Địch/Mặc Tử  đời Xuân Thu Chiến Quốc trước Chúa Jesus 600 năm đã xiển dương Thuyết Kiêm Ái. Do đó, dù tôn giáo mất nhưng lương tâm vẫn còn. Chẳng lẽ theo tôn giáo rồi hủy diệt lương tâm sao?

Trong khi đó theo Reuters ngày 17/4/2016, Bà Beatrix von Storch- phát ngôn viên của phong trào chống di dân gọi là “Giải Pháp Khác Cho Đức Quốc” (Alternative for Germany ) nói rằng, Tự thân Hồi Giáo là một ý thức hệ chính trị (*) và nó không thích hợp/trái chống với hiến pháp.” Phong trào này yêu cầu ban hành luật cấm xây  ngọn tháp trên thánh đường Hồi Giáo và áo phủ kín mặt của phụ nữ.

- Reuters ngày 16/4/2016: “Hàng chục ngàn người Ai Cập phẫn nộ bởi Tổng Thống Sisi quyết định trao hai hòn đảo ở Hồng Hải cho Ả Rập Sê-út (để đổi lấy hỗ trợ kinh tế) họ đòi lật đổ chính quyền và hô vang các khẩu hiệu của Mùa Xuân Ả Rập nổi dậy chống Ô. Mubarak năm 2011. Cuộc biểu tình phản đối này cho thấy sự chỉ trích ông tướng Sisi đang gia tăng vì nền kinh tế èo uột, không còn được công chúng hỗ trợ rộng rãi giúp ông săn lùng và bắt giam cả ngàn đối thủ chính trị khi ông nắm quyền vào năm 2013. Cuộc biểu tình lại bùng phát trở lại vào ngày 26/4/2016.”

Hiện nay Nhật Bản đang cần cái “ô dù” che chở của Mỹ để đối đầu với Hoa Lục cho nên Hoa Kỳ bảo sao, Nhật Bản phải nghe vậy. Đây là nỗi khổ tâm của Nhật Bản. Theo lệnh của Hoa Thịnh Đốn, Nhật Bản ban hành cấm vận Nga vì chuyện xa tít tận Ukraina khiến Nga tức giận đem quân và hệ thống hỏa tiễn vào Quần Đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là “Biên cương phía bắc” khiến Nhật cùng lúc lưỡng bề thọ địch. Nhật Bản nhìn thấy mối nguy cho nên nhiều lần tính làm hòa với Nga nhưng đều thất bại vì Mỹ không cho phép. Cho nên có một định luật bất biến là: Nếu bạn nhờ một đại cường che chở về an ninh cho bạn thì nhất định bạn sẽ mất chủ quyền và sẽ phải làm việc theo sự sai bảo của đại cường đó. Nhật Bản là một cường quốc với niềm tự hào rất lớn mà còn phải khuất phục Mỹ thì hà huống gì Phi Luật Tân – một nước nghèo khổ đang phải nương tựa vào Mỹ để tồn tại. Rồi đây đất nước Phi Luật Tân sẽ chẳng khác gì Phi Luật Tân thời Vietnam War khi cả chục căn cứ quân sự khổng lồ -hải quân lẫn không quân Mỹ hiện diện trong nước. Ôi thân phận ngàn đời của các nước nhỏ vẫn là như vậy! Do đó, bài học để đời là phải tự lực tự cường. Nhờ vả vào ngoại bang, hoặc rước ngoại bang vào nhà – dù bất cứ ngoại bang nào - cũng đều là thảm họa. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Abe đã cố gắng “vượt qua hàng rào cản” của Mỹ để gặp Ô. Putin vào Tháng Năm này tại khu nghỉ mát Sochi.
Hô hô! Mùa Xuân Ả Rập và Cách Mạng Maidan-Ukraina! Cách mạng rồi lại hô hào lật đổ cách mạng. Nhưng khổ một nỗi, khi người dân thấy không ưng ý một chút thì hăng hái hô hào đòi “cách mạng”. Cách mạng, lật đổ rồi chỉ vài tháng sau là vỡ mộng vì “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Đời là vậy! Vết xe đổ của lịch sử cứ muôn đời lập đi lập lại. Cách mạng ơi! Tao sợ mày lắm! Thà cứ từ từ chuyển hóa thì chắc ăn hơn “cách mạng” lật đổ, thanh trừng, phá nát. Cứ thử xem lại hình ảnh một số dân Iraq reo hò khi kéo xập tượng Ô. Saddam Husein, giết chết Ô. Gaddafi…bây giờ họ ra sao và đất nước Iraq, Libya như thế nào.

- Reuters ngày 16/4/2016: “Chủ Tịch Raul Castro cảnh cáo người dân Cuba rằng Hoa Kỳ quyết định dứt điểm cuộc cách mạng xã hội qua việc khôi phục quan hệ ngoại giao và cuộc thăm viếng của Tổng Thống Obama và rằng chế độ Cộng Sản độc đảng là thiết yếu để bảo vệ chế độ. Đứng trước tấm ảnh không lồ của ông anh Fidel Castro để kỷ niệm Đại Hội Đảng trong năm năm, Ô. Castro nói rằng, “Chúng ta phải cảnh giác ngày hôm nay và luôn luôn cảnh giác.”

Như tôi đã nói trước đây, ngoại trừ Ô. Fidel Castro và Ô. Raul Castro chết mà không có người thừa kế, giống như Việt Nam - Cuba chỉ đổi mới kinh tế, cải cách chính trị chứ không bao giờ thay đổi chế độ. Cải cách chính trị có nghĩa là “có thể” có một vài người ngoài đảng được đề cử vào Quốc Hội hay nắm giữ một số chức vụ hành chánh có tính “chuyên môn”, tư hữu hóa một số định chế tài chính như ngân hàng hoặc một số công ty đang do Nhà Nước quản trị.

- Sputnik News ngày 16/4/2016: “Đại diện chính thức của Bộ Ngoại Giao Nga, Bà Maria Zakharova tuyên bố rằng Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hủy bỏ kế hoạch thăm Nga dưới áp lực của Hoa Kỳ.”

Hiện nay Nhật Bản đang cần cái “ô dù” che chở của Mỹ để đối đầu với Hoa Lục cho nên Hoa Kỳ bảo sao, Nhật Bản phải nghe vậy. Đây là nỗi khổ tâm của Nhật Bản. Theo lệnh của Hoa Thịnh Đốn, Nhật Bản ban hành cấm vận Nga vì chuyện xa tít tận Ukraina khiến Nga tức giận đem quân và hệ thống hỏa tiễn vào Quần Đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là “Biên cương phía bắc” khiến Nhật cùng lúc lưỡng bề thọ địch. Nhật Bản nhìn thấy mối nguy cho nên nhiều lần tính làm hòa với Nga nhưng đều thất bại vì Mỹ không cho phép. Cho nên có một định luật bất biến là: Nếu bạn nhờ một đại cường che chở về an ninh cho bạn thì nhất định bạn sẽ mất chủ quyền và sẽ phải làm việc theo sự sai bảo của đại cường đó. Nhật Bản là một cường quốc với niềm tự hào rất lớn mà còn phải khuất phục Mỹ thì hà huống gì Phi Luật Tân – một nước nghèo khổ đang phải nương tựa vào Mỹ để tồn tại. Rồi đây đất nước Phi Luật Tân sẽ chẳng khác gì Phi Luật Tân thời Vietnam War khi cả chục căn cứ quân sự khổng lồ -hải quân lẫn không quân Mỹ hiện diện trong nước. Ôi thân phận ngàn đời của các nước nhỏ vẫn là như vậy! Do đó, bài học để đời là phải tự lực tự cường. Nhờ vả vào ngoại bang, hoặc rước ngoại bang vào nhà – dù bất cứ ngoại bang nào - cũng đều là thảm họa. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Abe đã cố gắng “vượt qua hàng rào cản” của Mỹ để gặp Ô. Putin vào Tháng Năm này tại khu nghỉ mát Sochi.

- Business Insider ngày 17/4/2016: “Ả Rập Sê-út đe dọa  bán đổ bán tháo 750 tỉ đô-la cổ phiếu, công khố phiếu của Hoa Kỳ nếu quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật gọi là “Quy Trách Nhiệm Cho Những Kẻ Đỡ Đầu Khủng Bố” (Justice Against Sponsors of Terrorism Act) khiến nạn nhân của của cuộc tấn công vào World Trade Center ngày 11/9/2001 tại Nữu Ước có thể kiện Ả Rập Sê-út để đòi bồi thường vì Ả Rập Sê-út đã đỡ đầu cho nhóm khủng bố này.” Hồ sơ mật về sự can dự của Ả Rập Sê-út bị che dấu từ thời Tổng Thống Bush Con tới Ô. Obama vì sợ đụng chạm tới Ông Con Trời Dầu Hỏa và cũng là đồng minh chí cốt của Mỹ. Nếu một nước khác mà can dự vào vụ động trời như vậy thì đã tan xác với Mỹ rồi, như A Phú Hãn chẳng hạn. Chính vì thế mà Ô. Obama đã phải vội trấn an hoặc xin lỗi, hoặc năn nỉ Ả Rập Sê-út bằng cuộc viếng thăm Vua Salman ngày 20/4/2016. Hiện nay Ả Rập Sê-út cũng đang phải vay nợ 100 tỉ đô-la để bù đắp ngân sách thiếu hụt vì hạ giá dầu, mua sắm quá nhiều vũ khí và tốn kém trong cuộc chiến Yemen và Syria.

- Boston Globe ngày 17/4/2016: Với tiêu đề,”Học thuyết của Obama đã làm cho thế giới nguy hiểm hơn” (The Obama doctrine has made the world more dangerous) bài báo viết, “Năm năm trước đây, Tổng Thống Obama ngợi ca chiến dịch quân sự tại Libya lật đổ Moammar Khadafy như là một trong những chiến thắng của sách lược ngoại giao trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày hôm nay ông lại nói Libya là một sai lầm tệ hại nhất. Nhưng dù điểm của ông có tụt từ A (ưu) xuống thành F (liệt), chủ trương “giật dây từ đằng sau” của ông - một kiểu nói khéo cho sự thụ động và chối bỏ của Hòa Kỳ- vẫn không nhúc nhích (thay đổi). Ngày mà Khadafy bị giết -Tháng 10, 2011, Ô. Obama khoe một vòng chiến thắng, “ Những phi công dũng cảm của chúng ta đã bay trên bầu trời Libya, những thủy thủ của chúng ta đã cung ứng hỗ trợ ven bờ biển, và sự lãnh đạo của NATO đã giúp điều khiển liên minh,” rồi ông tuyên bố, “Không cần một binh sĩ đặt chân lên đất Libya chúng ta đã đạt được những mục tiêu. Nhưng Ô. Obama đã lầm, Libya lập tức vở toang và trở nên bạo động. Libya trở thành mảnh đất khô cằn của khủng bố nơi mà hơn 10,000 bị giết hại- trong đó có cả đại sứ Christopher Stevens và ba đồng sự. “ (Five years ago, President Obama hailed the military campaign in Libya that toppled Moammar Khadafy as one of the foreign policy triumphs of his presidency. Today he calls Libya his worst mistake. But though he may have changed his grade from an A to an F, his commitment to “leading from behind” — a euphemism for American passivity and abdication — hasn’t budged. On the day Khadafy was killed, in October 2011, Obama took a victory lap. “Our brave pilots have flown in Libya’s skies, our sailors have provided support off Libya’s shores, and our leadership at NATO has helped guide our coalition,” he declared. “Without putting a single US service member on the ground, we achieved our objectives.He was wrong. Libya soon imploded into chaos and violence. It became a terrorist badlands, where more than 10,000 people have been murdered — including US Ambassador Christopher Stevens and three of his colleagues…)

Bài báo không kết luận nhưng chính vì Ô. Obama giết Ô. Khadafy còn Ô. Bush Con và Tony Blair giết Ô. Saddam Hussein mà khủng bố lẫn thánh chiến lan tràn khắp thế giới ngày hôm nay. Cũng không oan khi  Ô. Putin nói rằng Mỹ đang chống lại cái do Mỹ tạo ra và lại còn đòi độc quyền chống nữa chứ. Muốn chống khủng bố phải đứng về phe Mỹ hoặc được Mỹ cho phép mới được chống khủng bố. Đời sao trớ trêu lắm thế? Chuyện Mỹ chống lại cái do Mỹ tạo ra làm chúng ta nhớ đến nhân vật Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông trong Thần Điêu Đại Hiệp. Lão Ngoan Đồng võ công siêu quần không ai địch nổi, ngồi buồn trong hang không biết làm gì bèn nghĩ ra cách Tay Phải đánh nhau với Tay Trái cho vui. Dĩ nhiên Chu Bá Thông vui. Nhưng chưởng lực hùng hậu phát ra làm cát chạy đá bay và “ruồi muỗi chết”. Nhưng “ruồi muỗi” chết thì ráng mà chịu. Kiện ai bây giờ?

- AP ngày 18/4/2016: “Hoa Kỳ đồng ý triển khai thêm 200 quân và gửi trực thăng vũ trang Apache tới Iraq lần đầu tiên để chống lại lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo - một đợt tăng quân lớn trong gần một năm.” Từ “ The Iraq War is over” tới gửi đặc nhiệm, giờ đây trên 4000 lính Mỹ đã có mặt tại Iraq và trong tương lai chưa biết bao nhiêu lính Mỹ sẽ lại đổ vào đây? Vở kịch can dự vào chiến tranh Iraq cũ lại tái diễn thêm năm, mười năm nữa chăng?

Lịch sử thế giới chứng tỏ rằng, di dân hàng loạt, đạo quân ngoại bang đông đảo chiếm cứ hoặc đóng quân lâu dài tại một đất nước khác tôn giáo- thì trong vòng một hai chục năm, tôn giáo dòng chính của đất nước đó sẽ bị hủy hoại hoặc biến mất và khi quân ngoại bang rút đi, đất nước sẽ chia cắt theo lằn ranh tôn giáo. Cho nên đất nước bị đô hộ, rước quân ngoại bang vào, hoặc cho di dân ồ ạt một khối lượng người khác tôn giáo… là thảm họa trông thấy trước mắt…từ một đất nước Hồi Giáo sẽ biến thành Thiên Chúa Giáo, từ đất nước Thiên Chúa Giáo sẽ biến thành Hồi Giáo và đất nước Phật Giáo sẽ biến thành Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành.
- AP ngày 19/4/2016: “Các chiến binh Taliban có vũ trang đã phối hợp một cuộc tấn công vào cơ quan an ninh tại Thủ Đô Kabul của A Phú Hãn vào sáng ngày hôm nay làm ít nhất 28 người chết, 320 bị thương. Cuộc tấn công bao gồm xe bom tự sát dường như để đánh vào một cơ quan giống như Sở Mật Vụ Mỹ cung cấp nhân viên để bảo vệ các giới chức cao cấp của chính phủ.”

- AFP ngày 19/4/2016: “Một thành viên của nội các Thụy Điển gốc Thổ Nhĩ Kỳ từ chức vì đã so sánh hành vi của Do Thái đối với người Palestines giống như Đức Quốc Xã đối xử với người Do Thái.” Trong khi đó tại Hoa Thịnh Đốn, Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ thất vọng lớn đối với chính quyền Do Thái và nói rằng Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và nội các của ông đã dẫn dắt Do Thái đi vào con đường sai trái- một sự chỉ trích hiếm hoi nhắm vào một đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ tại Trung Đông. (qua việc xây dựng các khu định cư để chiếm đất của người Palestines) Theo Newsweek ngày 27/4/2016,  “Hội Đồng Bảo An LHQ đồng thuận bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Do Thái đối với Cao Nguyên Golands mà Do Thái chiếm giữ trong cuộc chiến 1967 và nói rằng Golan Heights thuộc về Syria. Đây là lời tuyên bố nghiêm khắc đối với Do Thái.” Do Thái đúng là “chơi cha” thiên hạ. Vừa chiếm đất của Palestines nay lại đòi chiếm đất của Syria.

- AP ngày 22/4/2016: “Người quản trị cơ quan không gian của Bắc Kinh cho biết họ đang tiến hành nhanh chương trình đầy tham vọng là  phóng một chiếc xe sáu bánh đổ bộ lên Hỏa Tinh để khám phá hành tinh này vào năm 2020. Hiện nay trên thế giới chỉ có hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc là có khả năng phóng một hỏa tiễn có mang theo một chiếc xe để khảo sát địa chất của Hòa Tinh. Và Trung Quốc cũng trở thành quốc gia đầu tiên trên trái đất này khám phá “phía bên kia” (dark side) của Mặt Trăng.”

- Reuters (Hanover, Đức) ngày 25/4/2016: “Tổng Thống Obama nói rằng Phương Tây cần duy trì cấm vận Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine cho đến khi nào Mạc Tư Khoa thi hành đầy đủ cái gọi là thỏa hiệp Minsk. Ô. Obama nói thêm, tôi muốn giao hảo với Nga và đã kiến tạo khá nhiều mối liên hệ tốt với Nga nhưng chúng ta cần duy trì lệnh cấm vận cho đến khi nào Nga thi hành đầy đủ thỏa hiệp nói trên.”

Thực ra thỏa hiệp Minsk chỉ là cái cớ. Cấm vận là chiến lược của Mỹ cô lập và làm suy yếu Nga trong cuộc Chiến Tranh Lạnh tranh giành ảnh hưởng toàn cầu cho nên nó có thể kéo dài vài chục năm nữa hoặc nó sẽ chấm dứt khi Hoa Kỳ có tổng thống mới hoặc Âu Châu thấy thiệt hại và quá căng thẳng với Nga cho nên tự động “xé rào”. Ngày 25/4/2016, Business Insider cho biết Hoa Kỳ đã gửi phi cơ chiến đấu tối tân F-22 Raptor tới Lỗ Ma Ni và 4000 quân tới Ba Lan như một dấu hiệp phô trương sức mạnh với Nga.

- AP (Budapest) ngày 25/4/2016: “Thủ Tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban nói rằng hiến pháp Hung ngăn cấm “Hồi Giáo hóa” đất nước vì văn kiện này nhằm bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa của Hung. Hiến pháp buộc chính quyền ngăn chặn bất cứ cuộc di dân hàng loạt khiến xâm phạm tới những nguyên tắc này.”

Lịch sử thế giới chứng tỏ rằng, di dân hàng loạt, đạo quân ngoại bang đông đảo chiếm cứ hoặc đóng quân lâu dài tại một đất nước khác tôn giáo- thì trong vòng một hai chục năm, tôn giáo dòng chính của đất nước đó sẽ bị hủy hoại hoặc biến mất và khi quân ngoại bang rút đi, đất nước sẽ chia cắt theo lằn ranh tôn giáo. Cho nên đất nước bị đô hộ, rước quân ngoại bang vào, hoặc cho di dân ồ ạt một khối lượng người khác tôn giáo… là thảm họa trông thấy trước mắt…từ một đất nước Hồi Giáo sẽ biến thành Thiên Chúa Giáo, từ đất nước Thiên Chúa Giáo sẽ biến thành Hồi Giáo và đất nước Phật Giáo sẽ biến thành Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành.

- CNN ngày 25/4/2016: “Giới chức quốc phỏng Na Uy đang điều tra để tìm hiểu xem tại sao một phi công Na Uy lái máy bay F-16 lại bắn vào đài kiểm soát không lưu trúng ba người trong một cuộc thực tập trên một hòn đảo ở ngoài khơi, điều chưa từng xảy ra bao giờ.”

Một đất nước hiền hòa như Na Uy chưa bao giờ nếm mùi chiến tranh sao có chuyện lạ như vậy? Hay ông phi công này buồn quá, bắn vào đài kiểm soát không lưu chơi cho đỡ buồn? Có lẽ sau biện pháp kỷ luật hoặc truy tố ra tòa án quân sự, nên gửi ông ta tới Iraq, Syria, Afghanistan để ông ta tha hồ bắn phá.

- Reuters ngày 25/4/2016: “Hội Đổng Bảo An LHQ lên án vụ Bắc Triều Tiên thử nghiệm phóng hỏa tiễn đạn đạo từ tàu ngầm. Còn Bắc Triều Tiên thì cho rằng đây là cuộc thành công lớn để thêm phương tiện để tấn công bằng vũ khí nguyên tử.” (that provided one more means for powerful nuclear attack.)

- Washington Post ngày 25/4/2016: “Theo sự xác nhận của thủ tướng Gia Nã Đại, chiếc đầu bị quăng ra ngoài đường phố ở nam Phi Luật Tân là của một công dân Gia Nã Đại bị bắt cóc và đã bị chặt năm giờ sau khi hạn nộp tiền chuộc 6.5 triệu đô-la cho mỗi đầu người đã qua.”

Nếu ai bị Nhà Nước Hồi Giáo hoặc các nhóm “Islamist” bắt cóc, chắc chắn sẽ bị chặt đầu vì Tây Phương bao gồm Mỹ và Âu Châu, Úc Châu, Gia Nã Đại có luật không bao giờ thương lượng với quân khủng bố - ở đây là nộp tiền chuộc. Nếu gia đình nộp tiền chuộc để cứu mạng sẽ bị truy tố ra tòa. Do đó nhiều bậc cha mẹ khi coi các đoạn phim chặt đầu con mình trên hệ thống liên mạng toàn cầu…chỉ có nước khóc ròng chứ không thể làm gì hơn. Đời nay sao nhiều chuyện trớ trêu, nghiệt ngã quá!

- Reuters ngày 26/4/2016: “Pháp đã loại được hai đối thủ Nhật Bản và Đức trong cuộc đấu thầu đóng 12 tàu ngầm trị giá 40 tỉ đô-la cho Úc Đại Lợi- một trong những khế ước quốc phòng thu lợi về cho Pháp lớn nhất thế giời. Các tàu ngầm này sẽ được đóng ở miền nam nước Úc.”

Rõ ràng đây là cuộc chạy đua vũ trang của Úc để đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ gây lo ngại cho Nam Dương. Rồi đây Nam Dương cũng sẽ phải mua sắm thâm tàu ngầm hoặc máy bay săn tầu ngầm.

- AP (Yangon) ngày 28/4/2016: “Các vị sư đã cùng với khoảng ngàn người biểu tình bên ngoài Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Miến Điện để phản đối và yêu cầu ngưng sử dụng danh từ “Rohingya” để nói về sắc dân thiểu số Hồi Giáo. Nhóm biểu tình cho rằng sắc dân này phải gọi là “Bengali” và phải coi họ là di dân từ Bangladesh. Gia đình của nhóm thiểu số này đã sống ở đây qua nhiều thế hệ. Miến Điện không công nhận họ là sắc dân thiểu số của đất nước, không cho họ quốc tịch và những quyền lợi căn bản. Những cuộc bạo động bùng phát do tranh chấp về đất đai và tài nguyên tại bắc Rakhine nơi có khoảng 1 triệu dân Rohinga/Bengali sinh sống. Khoảng 100,000 người đã phải rời bỏ nhà cửa và hiện đang sống trong các trại tiếp cư đầy thiếu thốn.”

Vấn nạn ở đây là Bangladesh cũng không công nhận họ, cho nên họ trở thành vô tổ quốc. Và cũng không một quốc gia nào nhận cho họ định cư, cho dù hai nước lân cận là Nam Dương và Mã Lai đều là hai quốc gia Hồi Giáo vì cùng là Hồi Giáo nhưng khác hệ phái, khác văn hóa, rước vào sẽ là thảm họa. Còn rước 1 triệu dân Hồi Giáo vào một quốc gia Phật Giáo, Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo cũng sẽ là đại họa sau này. Ôi! Tôn giáo là gì mà chia rẽ con người ghê gớm thế?

- International Business Times ngày 28/4/2016: “Theo nguồn tin từ Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, Trung Quốc đã bắn thử thành công hỏa tiễn siêu âm DF-2F (Đông Phong) với tốc độ 7000 dặm/giờ (11,000km/giờ). Nếu được xác nhận, đây là lần thành công thứ bảy của DF-2F chỉ vài ngày sau khi Nga thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu âm.”

- Business Insider ngày 28/4/2016: “Hãng thông tấn Tass cho biết Hoa Lục và Nga sẽ gia tăng những cuộc thao diễn quân sự để tăng cường an ninh và hợp tác giữa những căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông gia tăng. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đã đưa ra một kế hoạch như vậy trong cuộc họp với người đồng cấp Thường Vạn Toàn. Ô. Shoigu nói, “Chúng tôi đánh giá cao những cuộc tiếp xúc của cả hai phía trên tầm mức quốc gia và quốc phòng. Năm nay chúng ta sẽ tổ chức thêm những cuộc tập trận và những hoạt động nhiều hơn năm ngoái.” Rõ ràng bị chèn ép, Nga đã liên kết với Hoa Lục để chống lại Mỹ và NATO.

Nhận xét thật chính xác. Nếu sức mạnh hải quân, không quân lẫn hỏa tiễn của Hoa Lục giống như thời 1974 khi Hoa Lục cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam thì Hoa Kỳ đã nghiền nát Trung Quốc ở Biển Đông rồi. Xin nhớ cho, trong cuộc khủng hoảng Kim Môn và Mã Tổ năm 1958, để ủng hộ Đài Loan, tàu chiến Hoa Kỳ tiến sát vào bờ biển Trung Hoa chỉ có ba hải lý. Thế nhưng chính những vũ khí tối tân và tiềm năng quân sự quá lớn của Hoa Lục ngày nay khiến Mỹ cứ lằng nhằng ở Biển Đông để mua thời gian và không dám tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để đánh bại Trung Quốc và tái bá chủ Biển Đông như từ 1945 tới 1975.  Học thuyết quân sự hiện nay dạy rằng: Muốn phòng thủ từ xa, bạn  phải có nhiều hạm đội với HKMH và tàu ngầm “lảng vảng” ở những biển lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nếu không có khả năng phòng thủ từ xa thì bạn phải có chiến lược không cho kẻ thù đến gần/chống tiếp cận. Muốn thế, bạn phải có một hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển bắn xa khoảng vài ngàn cây số hoặc ít nhất vài trăm cây số cộng thêm với một lực lượng không quân  hùng mạnh…thì kẻ thù sẽ “ớn” mà không dám lảng vảng tới gần. Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy năm 1847, Pháp cho chiến hạm Catinat bắn phá vào bờ biển Đà Nẵng vài ngày, thị uy rồi bỏ đi mà triều đình nhà Nguyễn không biết làm gì cả chỉ vì Việt Nam lúc bấy giờ không có khả năng phòng thủ bờ biển, không có các chiến hạm để đương đầu với các chiến hạm của Pháp. Sau khí chiếm trọn Việt Nam, Thực Dân Pháp đã vinh danh chiến hạm này và đặt cho nó tên con đường lớn nhất và đẹp nhất của Miền Nam, đó là Đường Catinat.
- Next Big Future ngày 29/4/2016: Vào năm đầu của thập niên 2020, người dân Á Châu có thể đi xe lửa giữa Côn Minh (Kunming) - một trung tâm vận tải nằm ở tây nam Trung Quốc tới thành phố nhỏ xíu Singapore chỉ mất 10 giờ. Công cuộc xây dựng đã được tiến hành trên một vài đoạn của Hệ Thống Xe Lửa Liên Á Châu (Pan-Asia Railway Network) – một chương trình đồ sộ cho thấy ba tuyến đường dài 4500-5500 km  nối Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á nằm trên đất liền, chuyên chở hành khách và hàng hóa. Con đường chính sẽ chạy qua Lào, Thái Lan trước khi đổ xuống Kuala Lumpur của Mã Lai và rồi Tân Gia Ba. Con đường thứ hai từ Côn Minh chạy tới Hà Nội, vào Sài Gòn qua Nam Vang, Bangkok rồi đổ xuống  Kuala Lumpur và kết thúc ở Tân Gia Ba.” Thật không thể tưởng tượng nổi. Bộ mặt thế giới đổi thay nhanh chóng quá.

- Newsweek ngày 29/4/2016: “Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng Nga sẽ tiến hành những giải pháp quân sự ở vùng lãnh thổ phía bắc nếu Thụy Điển gia nhập NATO. Hiện nay, Thụy Điển là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu nhưng không gia nhập NATO để duy trì chính sách phi liên kết có từ thời Chiến Tranh Lạnh.”

Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Thụy Điển nổi bật trên chính trường quốc tế với vai trò trung lập. Nay Thụy Điển gia nhập NATO tức trực tiếp đối đầu với Nga. Quân Mỹ, Pháp, Anh sẽ đóng tại Thụy Điển và trong NATO, sẽ tham dự vào những cuộc can thiệp quân sự toàn cầu của Mỹ… do đó Thụy Điển sẽ không còn giữ được bộ mặt “hiền hòa dễ thương” hoặc vai trò trung gian quốc tế như  xưa nữa và khủng bố có thể xảy ra tại Thụy Điển. Trên hành tinh này muốn sống yên cũng cần phải có “phe thứ ba” đứng trung lập, để nói lên tiếng nói công đạo. Khối Phi Liên Kết càng mạnh thì các siêu cường khó giết nhau. Nếu chỉ có hai phe , không ai kiềm chế, thế giới sẽ tan nát. Thế mới hay, được cái này, mất cái kia.

- AP ngày 29/4/2016: “Một vị tướng cao cấp của Mỹ nói rằng phi cơ tấn công vào một bệnh viện do  Hội Y Sĩ Không Biên Giới điều hành tại A Phú Hãn giết chết 42 người là do lỗi lầm của con người, điều hành không đúng cách và máy móc hư hỏng cho nên chỉ khiển trách chứ không truy tố ai trong khi Hội Y Sĩ Không Biên Giới nói rằng đây là tội phạm chiến tranh.” Như thế là “hòa cả làng”. A Phú Hãn đang cần Mỹ. Mỹ nói gì cũng phải nghe thôi. Mọi việc rồi sẽ “chìm xuồng” cho dù các nạn nhân sống sót đã lên tiếng phản đối quyết định này. Đời là vậy!

- AP (Baghdad) ngày 30/4/2016: “Lần đầu tiên cả ngàn người leo qua bức tường kiên cố bao vây Khu An Toàn Tuyệt Đối (Green Zone), tràn vào trụ sở quốc hội, mang theo cờ Iraq và reo hò chống đối chính quyền.  Sự kiện đánh dấu việc leo thang khủng hoảng chính trị của đất nước sau nhiều tháng biểu tình chống đối chính quyền kể cả ngồi lì (sit-ins) của những người ủng hộ Giáo Sĩ dòng Shiite Maqtada al-Sadr. Vùng An Toàn Tuyệt Đối là nơi tập trung trụ sở của các bộ, phủ, tòa đại sứ ngoại quốc… từ lâu là mục tiêu của Giáo Sĩ Al-Sadr.”

Vào năm 2008, sau khi thừa kế “di sản nhức nhối” do Ô. Bush Con để lại, trước tình hình vô cùng phức tạp của Iraq, Phó Tổng Thống Joe Biden đã “ bạo mồm, bạo miệng” đề nghị chia Iraq ra thành ba vùng Kurds, Sunnis và Shiite tức ba quốc gia cùng nằm trong Liên Bang Iraq. Thế như Ô. Obama và Ô. Tony Blair tự ái. Chẳng lẽ đem mấy trăm ngàn quân, bất chấp mạng lệnh của Liên Hiệp Quốc, vào lật đổ chính quyền của người ta rồi chia cắt đất nước của người ta sao? Cho nên  Hoa Kỳ và Anh đã đổ ra cà nghìn tỉ đô-la, nỗ lực vận động mấy chục quốc gia trong NATO, Úc Châu, Gia Nã Đại để tái thiết Iraq, tuyển mộ và huấn luyện một đạo quân mới, tiến hành xây dựng dân chủ kiểu Mỹ cho Iraq. Thế nhưng sau 13 năm, chia rẽ sắc tộc và khủng hoảng chính trị vẫn còn đó. Quân đội Iraq mới ăn mặc thật đẹp, giống hệt như lính Mỹ, trang bị vũ khí tối tân của Mỹ thế nhưng đã tan hàng và bỏ chạy trước sự tấn công như vũ bão của lực lượng Sunnis rất nhỏ (sau cải danh thành ISIS) bỏ lại sau lưng dân chúng và nhiều thành phố cùng rất nhiều xe tăng, xe bọc thép và đại bác.

Iraq và Syria đang là cục xương mắc trong cổ họng của Hoa Kỳ. Chưa một thiên tài về chiến lược nào có thể gỡ cục xương này ra. Bởi vì nếu rút lui thì mất ảnh hưởng tại vùng Trung Đông, còn ở lại thì sa lầy.

- The Hill ngày 30/4/2016: “Các đối thủ cạnh tranh như Nga và Hoa Lục đang thu hẹp khoảng cách chênh lệch về vũ khí với Hoa Kỳ hầu đẩy Hoa Kỳ ra khỏi những khu vực nằm ngay ngưỡng cửa của họ. Các chuyên viên nói rằng Nga và Trung Quốc đang cải tiến khả năng triệt hạ các máy bay và tầu chiến Mỹ, đẩy Hoa Kỳ ra xa những khu vực tiềm tàng xung đột và kiềm chế khả năng của Hoa Kỳ sử dụng vũ lực tại các vùng như Biển Baltic và Biển Đông.”

Nhận xét thật chính xác. Nếu sức mạnh hải quân, không quân lẫn hỏa tiễn của Hoa Lục giống như thời 1974 khi Hoa Lục cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam thì Hoa Kỳ đã nghiền nát Trung Quốc ở Biển Đông rồi. Xin nhớ cho, trong cuộc khủng hoảng Kim Môn và Mã Tổ năm 1958, để ủng hộ Đài Loan, tàu chiến Hoa Kỳ tiến sát vào bờ biển Trung Hoa chỉ có ba hải lý. Thế nhưng chính những vũ khí tối tân và tiềm năng quân sự quá lớn của Hoa Lục ngày nay khiến Mỹ cứ lằng nhằng ở Biển Đông để mua thời gian và không dám tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để đánh bại Trung Quốc và tái bá chủ Biển Đông như từ 1945 tới 1975.  Học thuyết quân sự hiện nay dạy rằng: Muốn phòng thủ từ xa, bạn  phải có nhiều hạm đội với HKMH và tàu ngầm “lảng vảng” ở những biển lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nếu không có khả năng phòng thủ từ xa thì bạn phải có chiến lược không cho kẻ thù đến gần/chống tiếp cận. Muốn thế, bạn phải có một hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển bắn xa khoảng vài ngàn cây số hoặc ít nhất vài trăm cây số cộng thêm với một lực lượng không quân  hùng mạnh…thì kẻ thù sẽ “ớn” mà không dám lảng vảng tới gần. Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy năm 1847, Pháp cho chiến hạm Catinat bắn phá vào bờ biển Đà Nẵng vài ngày, thị uy rồi bỏ đi mà triều đình nhà Nguyễn không biết làm gì cả chỉ vì Việt Nam lúc bấy giờ không có khả năng phòng thủ bờ biển, không có các chiến hạm để đương đầu với các chiến hạm của Pháp. Sau khí chiếm trọn Việt Nam, Thực Dân Pháp đã vinh danh chiến hạm này và đặt cho nó tên con đường lớn nhất và đẹp nhất của Miền Nam, đó là Đường Catinat.

Tình hình Biển Đông:
- Business Insider ngày 16/4/2016: “Cuộc gia tăng hiện diện quân sự chắc chắn sẽ đổ thêm dầu vào lửa khi Hoa Kỳ loan báo sẽ gửi quân và phi cơ chiến đấu tới Phi Luật Tân một cách đều đặn và luân phiên nhiều hơn và sẽ tiến hành nhiều cuộc tuần tra trên biển, trên không với Phi Luật Tân tại Biển Đông. Việc Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter loan báo trong cuộc họp báo chung với Bộ Trưởng Quốc Phong Phi Luật Tân Voltaire Gazmin là lần đầu tiên Hoa Kỳ tiết lộ tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra chung với Phi Luật Tân tại Biển Đông- một hợp tác tương đối hiếm hoi đối với một số quốc gia bạn trong vùng. Ô. Carter nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không có ý định khiêu khích mà chỉ muốn giảm bớt căng thẳng.”

- aljazeera.com ngày 17/4/2016: “Trung Quốc đã tháo nước từ một vài con đập ở thượng nguồn Sông Cửu Long để giúp giảm bớt nạn hạn hán nghiêm trọng ở Đông Nam Á mà Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây là vụ khô hạn lớn nhất của Việt Nam trong 90 năm. Khoảng 1.8 nông dân Miển Tây hiện đang thiếu nước.”

- Reuters ngày 24/4/2016: “Ngoại trưởng Trung Quốc nói rằng Trung Quốc đồng ý với Brunei, Canbodia và Lào rằng tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông không thể ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa Trung Quốc và Hiệp Hội Đông-Nam- Á.”

Đây chỉ là thủ đoạn chia rẽ của Hoa Lục. Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai hiện đang có những tranh chấp về biển đảo với Trung Quốc mà năm quốc gia này đều là thành viên của ASEAN mà lại nói rằng tranh chấp đó không ảnh hưởng tới ASEAN thì đúng là “lấy thúng úp voi”.

- Business Insider ngày 29/4/2016: “Trung Quốc từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ cho HKMH Stennis viếng thăm Hương Cảng. Phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng chiến hạm Blue Ridge mới vừa viếng thăm Hương Cảng và việc đó nên được tiếp tục.”

- Sputnik News ngày 30/4/2016: Sau Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands ngày 15/2/2016, Nga sẽ chi 624 triệu rúp để tổ chức Thượng Đình Nga-ASEAN tại khu nghỉ mát Sochi từ 19-20/5/2016 để cạnh tranh ảnh hưởng trong khối ASEAN với Mỹ. Thượng đỉnh này cùng là để kỷ niệm 20 năm thành lập của khối. Hiện nay Mỹ muốn biến Việt Nam thành “tiền đồn” để ngăn chặn Trung Quốc. Còn Nga muốn biến Việt Nam thành đầu cầu, cửa ngõ để tiến vào Đông Nam Á theo Chính Sách Viễn Đông.

Tình hình Syria:
- Ruters ngày 23/4/2016: “Lực lượng an ninh của người Kurd và lực lượng thân chính phủ tuyên bố đình chiến tại đông bắc Syria sau ba ngày chạm súng dữ dội khiến 26 người chết. Trong khi đó phe nổi dậy đã rút lui khỏi cuộc hòa đàm Genève khiến tình hình Syria càng trở nên phức tạp.”

- AP ngày 24/4/2015: “Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Tổng Thống Obama nói rằng sẽ là một sai lầm nếu gửi bộ binh của Phương Tây (Mỹ và NATO) vào Syria để lật đổ Tổng Thống Assad. Và rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc không kích để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo trong khi vẫn nỗ lực làm trung gian để tiến hành một cuộc chuyển tiếp giữa Ô. Assad và phe nổi dậy ôn hòa.” Thế nhưng theo AFP, tại Hanover, Ô. Obama lại tuyên bố sẽ gửi thêm 250 quân để tăng cường hỗ trợ cho phe phiến quân và không làm nhiệm vụ tác chiến. Hiện Nga đang theo dõi việc triển khai này bởi vì các phi cơ Nga không kích phe phiến quân để hỗ trợ cho quân chính phủ và có thể sẽ sát hại các biệt kích Mỹ.

- Business Insider ngày 25/4/2016: “Thủ Tướng Wael al-Halaki của Syria cho biết Syria và Nga đã ký kết thỏa hiệp trị giá 850 triệu euros để khôi phục hạ tầng cơ sở của Syria bị tàn phá vì chiến tranh.”

- AP ngày 26/4/2015: “Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Hoa Kỳ sẽ bố trí hệ thổng phóng hỏa tiễn ở dọc biên giới đông nam của Thổ với Syria để chống lại lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo.”

- Reuters ngày 26/4/2016: “Ít nhất 60 người đã chết trong ba ngày giao tranh tại phía bắc của Thành Phố Aleppo. Hiện nay quân chính phủ kiểm soát phía tây, còn phiến quân kiểm soát phía đông của thành phố lớn nhất Syria.” Chính vì những cuộc tấn công này mà phe nổi dậy đã bước ra khỏi cuộc đàm phán Geneve. Nếu bị đánh bật ra khỏi Aleppo- thủ đô trong thực tế- phiến quân coi như tan rã. Cũng theo Reuters ngày 29/4/2016: “Những cuộc không kích vào lực lượng phiến quân ở Aleppo đã giết chết 123 dân thường trong đó có 18 trẻ em trong vòng bảy ngày qua. Và 71 dân thường trong đó có 13 trẻ em đã chết vì đạn pháo kích của phe phiến quân vào khu vực do chính phủ kiểm soát…trong lúc đặc sử Liên Hiệp Quốc kêu gọi Nga và Mỹ cứu vãn cuộc ngưng bắn hiện đang có nguy cơ tan vỡ.”

- Al Jazzera ngày 30/4/2016: “Ít nhất 150 lính Mỹ đã tiến vào khu vực do lực lượng người Kurd kiểm soát ở phía đông bắc Syria. Các nguồn tin nói rằng người Kurd đã giao căn cứ này cho Hoa Kỳ để yểm trợ họ trong các cuộc không kích chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Bộ Ngoại Giao Syria nói rằng đây là hành động vi phạm chủ quyền của Syria.”

Đào Văn Bình
(California ngày 1/5/2016)

(*) Khi tôn giáo là một ý thức hệ chính trị thì cứu cánh của nó là khống chế chính quyền hoặc tước đoạt lấy chính quyền.  Tín đồ dù thiểu số nhưng không hòa nhập vào dòng xã hội chính, giữ nguyên bản sắc của mình cho dù trái chống với luật pháp hay phong tục tập quán của quốc gia mình đang sinh sống. Và khi nắm được chính quyền  hoặc khi trở thành đa số sẽ tiêu diệt tôn giáo thiểu số. Bất cứ tôn giáo nào mà giáo điều/giáo lý của nó bàng bạc một hệ thống chính trị… sẽ gây thảm họa cho nhân loại.

Khai Dân TríĐào Văn Bình

No comments:

Post a Comment