Thích cả cái nhỏ nhất đến cái to nhất
Chuyện VN trong tuần này có vô số cái oái oăm để kể. Dường như dư
luận bây giờ thích nói đủ thứ chuyện, từ chuyện “nhỏ như con kiến” đến chuyện to
như cái đình.
Chuyện nhỏ như con kiến như
chuyện anh bán phở chưa “đăng ký kinh doanh” bị lôi ra tòa hình sự. Chuyện thích
to có thể kể đến chuyện những “kỷ lục” về bánh chưng bánh dầy, tô hủ tíu, bánh
trung thu to nhất nước, có thể là to nhất thế giới không
chừng.
Với hai cái đề tài ấy, hầu hết các báo VN xúm nhau vào khai thác tối
đa, mỗi báo thêm vào một tí chi tiết “lâm ly bi đát” câu khách. Bởi ở VN tháng
Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. Tháng này vẫn còn
trong tháng ba nên các lễ hội mở ra rất linh đình. Từ làng xã xa xôi, từ các đền
phủ thờ quan lớn quan nhỏ đến các vị anh hùng dân tộc cũng được mượn danh để tổ
chức lễ hội. Mỗi lễ hội thường mang về cho địa phương một khoản tiền kếch xù,
tất nhiên trong đó phải có lợi ích của các cấp các ngành. Cho nên các cụ rất
hăng hái “phấn khởi hồ hởi” đánh mõ khua chiêng quảng bá rầm rộ cho mọi thứ lễ
hội. Nhiều nơi tổ chức lễ hội rất thực dụng, chỉ nhằm kiếm chác, tìm cách chặt
chém, làm sao được lợi nhất! Nói như chân dài Ngọc Trinh thì “không có tiền cạp
đất mà ăn à?” Câu tuyên bố hùng hồn trắng trợn đó của “ranh ca” mới nổi bỗng trở
thành thứ “triết lý” cho những nơi cần tiền làm cứu cánh cho hành
động.
Ngày 20/4, người ta đã
thống kê, năm 2009, Việt Nam có 7,966 lễ hội, thế nhưng, chỉ qua bảy năm, số
lượng lễ hội đã vượt quá con số 8,000, nhiều nhất là lễ hội dân gian, kế đến là
tôn giáo, lịch sử. Bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc của người Việt đổ vào
những lễ hội của tháng ăn chơi. Mặc cho 90 triệu dân, hiện nay mỗi người Việt
đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay. Tôi điểm qua vài nét về câu chuyện nhỏ xíu
trước.
Đó là sự tồi tệ và không thể tưởng tượng
nổi!
Chuyện anh chủ cửa hàng phở có cái tên dễ thương là “Xin Chào” bị
công an lập biên bản và đưa ra tòa thành tội hình sự bỗng trở thành chuyện lớn.
Cả ba tòa quan lớn bị lôi vào cuộc và phải khởi tố rồi lại được bồi thường. Câu
chuyện thật ra chẳng đáng là gì, còn nhỏ hơn cái móng tay, đó là thứ chuyện đã
và đang xảy ra trên khắp các hè phố, các con hẻm.
Thế mà bỗng dưng nó được bùng lên trên khắp
các trang báo, nhảy vào cả Quốc Hội, hàng tá luật sư phải trổ tài hùng biện, nó
như con cóc nhảy ra giữa những cuộc gọi là “tọa đàm” của các nhà nghiên cứu bằng
cấp đầy mình. Chưa hết, chuyện anh bán phở còn được nâng lên tầm mức “vận mạng
kinh doanh của quốc gia.” Bởi cái sự liên tưởng đến hàng triệu anh buôn bán nhỏ
cũng có thể bị xử theo luật hình sự nên trong Hội nghị Kinh tế Vĩ mô vừa được tổ
chức sáng 22-4 vừa qua tại Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
cũng đem vấn đề này ra bàn cãi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói trước hội nghị: "Tôi không thể
tin được tại sao tư duy của cơ quan điều hành của một thành phố lớn, năng động
lại ứng xử với một cá nhân kinh doanh nặng đến như vậy. Họ không có giấy phép
kinh doanh thì phạt tiền, chậm đăng ký kinh doanh cũng đè ra phạt, xử lý hình
sự... mà cơ quan công an lại nói nhỏ như móng tay. Quốc gia khởi nghiệp gì mà ông
bán cà phê sau 5 ngày không có giấy phép kinh doanh thì phạt 17 triệu đồng
($755) và bị cho ra tòa, đó là sự tồi tệ và không thể tưởng tượng nổi. Làm vậy
làm sao chúng ta khuyến khích được tinh thần khởi nghiệp nữa.”
- Đúng là chuyện bé xé ra to.
- Đúng là chuyện bé xé ra to.
Đến nỗi
Thủ tướng mới của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho chủ tịch
UBND TP Sài Gòn - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án
hình sự chủ quán cà phê. Cuối cùng Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
yêu cầu bồi thường cho chủ quán Xin Chào và bày tỏ thái độ xin lỗi chân thành
đối với người bị oan. Rồi tiếp đến ông đại tá Nguyễn Văn Quý - Trưởng Công an
huyện Bình Chánh bị mất chức. Bằng ấy sự việc khiến anh chủ quán phổng mũi và hy
vọng hàng quán của ông nổi tiếng đắt như tôm tươi. Ngoài người thân, bạn bè, khá
đông khách lạ tìm đến uống cà phê ủng hộ và chia vui với ông.
Xin cảm ơn “quý vị khách quý” đã vô tình yểm
trợ cho anh hàng phở. Xin chào…
Kết luận lại là các quan thích cả cái to nhất đến cái bé nhất.
Kết luận lại là các quan thích cả cái to nhất đến cái bé nhất.
Đến chuyện thích cái to nhất
Đó cũng chính là câu chuyện của chiếc bánh chưng khủng 2.5 tấn do
Công Viên Văn Hóa Đầm Sen (TP. Sài Gòn) tổ chức gói, làm lễ vật dâng cúng trong
ngày Giỗ Tổ Vua Hùng mới đây. Chiếc bánh chưng cần tới 1.2 tấn nếp, 300 kg đậu
xanh, 200 kg thịt heo, 300 kg lá chuối và 50 kg lá dong, được đun nấu liền 4
ngày đêm, phải có xe cẩu di chuyển. Tính ra, chiếc bánh chưng này ngốn hết 160
triệu đồng, trong đó tốn nhất là khuôn bánh, lò (100 triệu đồng), còn lại chi
phí cho bánh 60 triệu đồng.
Nhà báo Hoàng Linh
trên facebook của mình cho biết, ông Nguyễn Hữu Trung, Phó Giám Đốc Đầm Sen
quyết định Giỗ Tổ năm sau sẽ làm cái bánh chưng… to hơn, rồi làm bánh trung thu
khổng lồ vào dịp Tết Trung thu.
- Sợ chưa?!
- Sợ chưa?!
Người dân chưa quên vụ bánh
chưng, bánh dày khủng năm 2008, cũng do Công Ty Văn Hóa Đầm Sen dâng cúng vào
ngày Giỗ Tổ. Chiếc bánh chưng gần 2 tấn, chiếc bánh dầy nặng gần 1 tấn. Rút cục,
bánh chưng bị vữa, lên men, bánh dầy bị mốc xanh. Đặc biệt, bánh dày thật ra chỉ
có lớp bột mỏng bên ngoài, bên trong hoàn toàn bằng mút xốp
(mousse).
Người dân cũng chưa
quên, chỉ vì tham vọng “lớn nhất, to nhất” mà trước đó, tháng 2, 2015, tô hủ
tiếu “kỷ lục lớn nhất” VN được xác lập tại Hội Hoa Xuân tại TP Sa Đéc (Đồng
Tháp), có đường kính 1.5 m, sâu 0.7 m, được nấu bằng 100 kg hủ tiếu gạo, 100 kg
tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị khác, sau đó đã phải… đổ đi
vì thiu không ăn được?
Cái
bệnh thích to đã trở thành bất trị của các quan đầu ngành đầu tỉnh, ngoài ra còn
cái bệnh cái gì của tỉnh nhà cũng phải to hơn tỉnh bên cạnh, đó là “tinh thần
thi đua tích cực” còn dân sống thế nào cũng mặc. Đó cũng chính là cái bệnh “lên
gân” của các cơ quan từ trên xuống dưới. Xin điểm qua vài nét về lễ hội Đền Hùng
năm nay đang được dư luận bàn tán xôn xao chưa ngớt.
Khóc thét, ngất xỉu giữa biển người trong lễ hội Đền
Hùng
Sáng 16-4 vừa qua (tức 10-3 âm lịch), ngay sau nghi thức dâng hương
của lãnh đạo Nhà nước kết thúc, lực lượng chức năng đã mở hàng rào an ninh để
nhân dân cùng nhau lên dâng hương làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ước tính khoảng 1.5
triệu người tới dự lễ, vượt quá sức chứa của ngọn núi Nghĩa
Lĩnh.
Người ta chen
nhau lao về phía trước, lực lượng cảnh sát quá vất vả để giữ gìn trật tự, trong
khi người dân bất chấp nguy cơ giẫm đạp, cứ lao lên như một làn sóng. Dưới là
biển người, phía trên là cái nắng dội xuống, nhiều người bị ngất xỉu. Cảnh sát
giúp đỡ những phụ nữ bị ngất, rất may tất cả đều được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Nguy hiểm hơn, hàng trăm cháu bé bị mắc kẹt trong đám đông, người lớn không bế
nổi trẻ em vì kiệt sức, rất dễ bị té ngã. Lực lượng công an đã phải giải cứu các
cháu tập trung về một điểm, chờ cha mẹ đến đón. Nhìn biển người chen lấn xô đẩy
tranh cướp như đám loạn quân thật kinh hoàng. Tại sao con người lại mê cuồng đến
thế?
Trên Báo Mới
bạn An Lê đã giải thích:
“Nhìn biển người ào ào lao lên
Đền Hùng, thấy có điều rất không bình thường. Những gương mặt hớt ha hớt hải, lo
âu như sợ người khác tranh cướp cái gì đó ở phía trước. Hình như họ không phải
đi dâng hương trong tâm thế nhớ về nguồn cội mà đi giành giật phúc lộc cho riêng
mình. Họ thờ phụng vua Hùng hay đi mặc cả với vua Hùng bằng chút lễ vật mang
theo, họ mặc cả điều gì thì chỉ có họ biết. Những hành động cầu xin điên cuồng
đã biến tín ngưỡng dân gian lành mạnh hoặc lễ hội dân gian thông thường thành sự
buôn thần bán thánh. Ngày này qua tháng khác, cái ý nghĩa ban đầu của lễ hội bị
biến chất, có thể thấy rõ điều này ở nhiều lễ hội hiện nay.
“Người ta đi tìm niềm tin vào thần linh, bất kể đó là vua chúa, thánh
thần, Phật, Chúa. Không riêng gì ở Đền Hùng mà nhiều địa điểm, đền thờ có đồn
đãi linh thiêng, thế là người ta kéo tới như một cơn lên đồng tập thể. Đây không
phải là niềm tin tôn giáo, càng không phải tín ngưỡng lành mạnh mà là sự mê
muội. Câu hỏi đặt ra là vì sao con người ngày càng đổ đốn như
vậy?
“Sự mất thăng bằng trong đời sống tinh thần
đã dẫn đến các hình thức cân bằng khác, để rồi tin vào thần thánh một cách mê
cuồng.
“Người ta đã
bàn đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thức ăn nhưng có một thứ ô nhiễm ghê gớm
nhất đó là ô nhiễm văn hóa. Những lễ hội dân gian thông thường đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng không có thuốc chữa. Độc tố của ô nhiễm đã xâm nhập sâu trong cơ
thể của nền văn hóa đất nước, nguy thay!”
Nguy thật, đến văn hoá cũng nhiễm độc thì hết
thuốc chữa.
Bạn Hoàng Huy viết trên báo Ngày Nay “năm lý do vua Hùng không muốn tổ chức giỗ từ năm sau.” Tôi xin tóm lược những lý do đó.
Bạn Hoàng Huy viết trên báo Ngày Nay “năm lý do vua Hùng không muốn tổ chức giỗ từ năm sau.” Tôi xin tóm lược những lý do đó.
5 lý do vua Hùng không muốn tổ chức giỗ từ năm
sau
No comments:
Post a Comment