Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Vô Cùng Phức Tạp Của Đông-Nam-Á
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười ghi nhận sự căng thẳng giữa Nga và Tây Phương mỗi lúc mỗi gia tăng, nguy cơ đưa tới Đệ Tam Thế Chiến và tình hình vô cùng phức tạp của Đông Nam Á.
Căng thẳng giữa Nga và Tây Phương:
Theo
Huffington Post ngày 25/10/2016, Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức Frank-Walter
Steinmeier nói rằng tình trạng giữa Hoa Kỳ và Nga ngày hôm nay còn nguy
hiểm hơn thời Chiến Tranh Lạnh. Thật là một ảo tưởng sai lầm khi nghĩ
rằng nó giống thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tình thế hiện tại còn nguy hiểm
hơn rất nhiều.
Hiện nay hệ thống truyền thông của chính quyền Trung Quốc công khai bày tỏ thiện cảm với Bà Clinton. Thế mới hay quyền lợi của tập đoàn tư bản vẫn lớn hơn quyền lợi của đất nước như cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã nói rằng nước Mỹ đang được cai trị bằng các tập đoàn chính trị đầu sỏ (oligarchy) mà các chính trị gia, thậm chí truyền thông cũng chỉ là “con rối” hay “âm binh” của các tập đoàn này. Ngày hôm nay các cuộc tranh cử đều vô cùng tốn kém, có khi lên tới bạc tỷ, thiếu tiền sẽ thua cho nên các tập đoàn tư bản là “bầu sữa” nuôi sống các ứng cử viên. Khi thắng cử, các ứng cử viên sẽ phải “đền ơn đáp nghĩa”. Buôn thóc, buôn gạo lời gấp đôi. Buôn kim cương vàng bạc lời gấp mười, nhưng “buôn vua”, ngày nay “buôn tổng thống” thì lời vô số kể như quan niệm của Lã Bất Vi năm xưa. |
- The New York Post ngày 25/10/2016: “Tổng Thống Putin
vừa đưa ra lời đe dọa Hillary Clinton và nói rằng đất nước ông sẽ tiến
hành một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ nếu bà này cứ tiếp tục khiêu khích Đất
Mẹ (Motherland). Ông Putin 64 tuổi lên án người được Đảng Dân Chủ đề cử
đã đưa ra những lời lẽ cay độc và đe dọa Nga chỉ vì muốn thắng cử.”
Đúng
như nhận định của một số nhà bình luận, nếu Bà Clinton thắng cử, thế
giới có nguy cơ nổ ra đại chiến giữa Nga và Mỹ. Nếu Ô. Trump thắng cử
Hoa Kỳ sẽ hòa hoãn với Nga để đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo và tránh
được cuộc đụng độ giữa hai siêu cường. Đây không phải chuyện phỏng đoán
mà là sự thực. Bà Clinton chủ trương hòa hoãn với Tàu đề đối phó với Nga
và coi Nga là kẻ thù nguy hiểm hơn Tàu trong khi thực tế Tàu mới là kẻ
thù nguy hiểm của Mỹ. Đứng về mặt chiến lược mà nói, tại Âu Châu, NATO
là đối trọng có thể ngăn chặn Nga. Nhưng tại Á Châu, không một cường
quốc nào - cho dù là Nhật Bản - có khả năng làm đối trọng với Hoa Lục về
cả hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Qua bốn năm làm bộ trưởng ngoại giao,
Bà Clinton đã hành động theo cảm tính thương-ghét theo kiểu “nhi nữ
thường tình” hơn là tầm nhìn chiến lược và tự coi mình là “quốc mẫu” cho
nên khó có ai dám làm cố vấn hoặc đưa ra lời cố vấn cho bà. Việc Bà
Clinton kêu gọi lập Vùng Cấm Bay tại Syria chứng tỏ bà không hiểu biết
gì về sức mạnh phòng không của Nga tại Syria. Theo ABC News ngày
25/10/2016, Giám Đốc An Ninh Quốc Gia James Clapper nói rằng Nga có thể
bắn hạ các máy bay Mỹ (US Official: Russia Might Shoot Down US Aircraft
in Syria). Và chính bộ trưởng quốc phòng Nga cũng đã tuyên bố Nga sẽ bảo
vệ các phi trường và cơ sở quân sự của Syria là nơi có sự hiện diện của
binh sĩ Nga. Song cũng có thể những người của Đảng Đảng Dân Chủ hoặc
ủng hộ Đảng Dân Chủ đã đầu tư quá nhiều vào Hoa Lục cho nên bất cứ một
cuộc đối đầu nào tại Biển Đông cũng sẽ làm cho tài sản của họ tiêu tan
cho nên họ áp lực phải hòa hoãn với Trung Quốc. Chính vì thế chúng ta
thấy Ô. Obama và Bà Clinton chủ trương mạnh tay với Nga nhưng lại nhẹ
tay với Trung Quốc cho dù Trung Quốc đang từ từ lấn chiếm hết Biển Đông
rồi sẽ khống chế toàn bộ Đông Nam Á.
Hiện nay hệ thống truyền
thông của chính quyền Trung Quốc công khai bày tỏ thiện cảm với Bà
Clinton. Thế mới hay quyền lợi của tập đoàn tư bản vẫn lớn hơn quyền lợi
của đất nước như cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã nói rằng nước Mỹ đang
được cai trị bằng các tập đoàn chính trị đầu sỏ (oligarchy) mà các chính
trị gia, thậm chí truyền thông cũng chỉ là “con rối” hay “âm binh” của
các tập đoàn này. Ngày hôm nay các cuộc tranh cử đều vô cùng tốn kém, có
khi lên tới bạc tỷ, thiếu tiền sẽ thua cho nên các tập đoàn tư bản là
“bầu sữa” nuôi sống các ứng cử viên. Khi thắng cử, các ứng cử viên sẽ
phải “đền ơn đáp nghĩa”. Buôn thóc, buôn gạo lời gấp đôi. Buôn kim cương
vàng bạc lời gấp mười, nhưng “buôn vua”, ngày nay “buôn tổng thống” thì
lời vô số kể như quan niệm của Lã Bất Vi năm xưa.
- AFP ngày
26/10/2016: “Phát ngôn viên của bộ ngoại giao cho biết Tây Ban Nha đang
chịu áp lực của đồng minh yêu cầu từ chối không cho các chiến hạm của
Nga tiếp dầu tại một trong những hải cảng để đi tới vùng biển Syria. Tây
Ban Nha đang cân nhắc những thỉnh cầu của cả hai bên.” Tin giờ chót cho
biết Nga đã hủy bỏ ý định xin tiếp dầu cho các chiến hạm tại một hải
cảng của Tây Ban Nha.
- AFP ngày 26/10/2016: “Bộ Quốc Phòng Na Uy cho
biết Hoa Kỳ sẽ triển khai 300 quân tại Na Uy- một chuyển động sẽ gây bực
tức cho láng giềng Nga. 300 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ luân phiên đóng
tại một địa điểm cách biên giới Nga khoảng 1000 cây số để huấn luyện và
thao diễn trong những điều kiện của vùng Bắc Cực. Công bố được đưa ra
trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tây Phương về cuộc xung
đột ở Ukraina và Syria mặc dù Na Uy đang có mối giao hảo với người láng
giềng khổng lồ.” Trong khi đó theo Reuters ngày 26/10/2016, Nga đang
tăng cường hỏa lực cho Hạm Đội Baltic bằng các gửi thêm các chiến hạm
trang bị hỏa tiễn hành trình tầm xa để đối phó với việc NATO xây dựng hệ
thống quân sự tại đây.”
- Fox News ngày 27/10/2016: “150 binh sĩ Thụy
Điển được phái tới một hòn đảo nằm ở Biển Baltic để tham gia cuộc huấn
luyện ngắn ngày theo một lệnh thật bất ngờ. Hiện nay Thụy Điển đã giã từ
lập trường trung lập của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh để ngả theo NATO.”
- CNN
ngày 29/10/2016: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga loan báo 600 binh sĩ nhảy dù
của Nga và Belarus đã tiến hành một cuộc tập trận chung tại thị trấn
Brest nằm ở biên giới Ba Lan-Belarus, chỉ cách nơi mà Mỹ sẽ đóng quân
vài dặm. Suwaki Gap- nơi mà lính Mỹ sẽ triển khai là một giải đất nhỏ
dài 60 dặm nằm trong lãnh thổ Ba Lan có biên giới với Lithuania – một
nước từ Liên Xô tách ra nay là đồng minh của NATO.”
Tình hình vô cùng phức tạp của Đông Nam Á:
Theo
Reuters ngày 25/10/2016, “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte đã ‘thọc’ Hoa
Kỳ khi nói rằng ông không mở đầu cuộc chiến với Mỹ và có thể sẽ quên đi
thỏa hiệp hợp tác quân sự với Mỹ nếu ông còn nắm giữ chức vụ lâu hơn.
Ông tuyên bố không chấp nhận sự hiện diện quân sự của bất cứ ngoại bang
nào trên đất nước Phi Luật Tân và Hoa Kỳ nên quên Thỏa Hiệp Tăng Cường
Hợp Tác Quốc Phòng với Phi, nhưng không đi vào chi tiết. Rằng Hoa Kỳ
không thể đối xử với Phi Luật Tân như con chó có dây xích cổ, khiến tạo
thêm bối rối trong bang giao Mỹ-Phi.” Trong khi Tổng Thống Duterte đang
viếng thăm Nhật Bản từ ngày 23-27 Tháng 10. Ba tàu chiến Nhật Bản đã tới
Manila. Các tàu này đã đem theo một số sĩ quan để tham dự một loạt các
cuộc hội thảo với sĩ quan Phi Luật Tân. Tại Tokyo, Ô. Duterte tìm cách
trấn an Nhật Bản là chuyến viếng thăm Bắc Kinh vừa qua chỉ có mục đích
kinh tế chứ không phải an ninh và cam kết sẽ đứng về phía Nhật Bản trong
vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi nào cần. Vào giờ chót Nhật Bản đã hủy
bỏ cuộc hội kiến giữa Ô. Duterte và Nhật Hoàng có thể vì e ngại những
lời nói khiếm nhã của ông. Thế nhưng Nhật Hoàng sẽ viếng thăm Việt Nam
vào đầu năm 2017.
- Một
khi Phi Luật Tân trung lập, tại Biển Đông, Hoa Lục chỉ còn có hai đối
thù là Việt Nam và Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ thì ở xa cho nên khó có cớ để can
thiệp, do đó Việt Nam trở thành người đối đầu duy nhất với Trung Quốc
tại Biển Đông.
- Khi các tàu chiến Trung Quốc được tự do ra vào các quân cảng cũng như hải cảng của Phi Luật Tân thì an ninh của Việt Nam tại vùng Trường Sa trở nên khó khăn gấp bội. Nếu tình hình trở nên nguy cấp, Việt Nam có thể cho tàu chiến Mỹ trú đóng tại các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết v.v…Khi tình thế nguy cấp phải quyền biến. Khư khư giữ sách lược “Ba Không” có khi thất bại. Theo tôi nghĩ, trong tình thế hiện nay, Việt Nam càng làm mạnh, Hoa Lục càng sợ và sẽ phải tương nhượng. Bối cảnh chính trị thế giới ngày hôm nay khác hẳn thời kỳ 1979 khi Hoa Lục tấn công Việt Nam mà cuộc xâm lăng ấy được Mỹ ngấm ngầm hỗ trợ. Ngày nay, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam - sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc vì Trung Quốc hiện đang phải đối phó với hai đối thủ là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông, tôi tin chắc rằng một lực lượng hải quân quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và có khi cả NATO sẽ kéo tới, lấy cớ bảo vệ hải lộ chiến lược và họ sẽ ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình thì mộng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc tiêu tan. |
- Báo Tuổi Trẻ ngày 28/10/2016: “Sau khi rời Hà Nội,
Đô Đốc Harris - Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương sẽ tới TP. HCM, Đà Nẵng
và khánh thành một cơ sở bảo trì và nâng hạ tàu của Lực Lượng Cảnh Sát
Biển Việt Nam tại Bộ Tư Lệnh CSB Vùng 2, Quảng Nam, được xây dựng với sự
hợp tác của Hoa Kỳ.” Đây là kế hoạch giúp Việt Nam tăng cường lực lượng
duyên phòng.
- Business Insider ngày 29/10/2016: Về Hiệp Định
Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong cuộc phỏng vấn với tạp chí
Times, Ô. Lý Hiển Long - Thủ Tướng Tân Gia Ba nói rằng, “Vị trí của Hoa
Kỳ đang xuống thấp đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Sau tám năm
thương thảo, sau khi họ mời Việt Nam tham gia, rồi mời Nhật tham gia và
Thủ Tướng Abe đã phải khó khăn để điều chỉnh lại các lãnh vực nông
nghiệp, đường và sữa, nay họ lại nói, tôi không thèm “chơi” nữa vì tôi
không tin vào thỏaa hiệp này. Vậy ai còn có thể tin vào họ nữa?”
(Singapore's prime minister on Trans-Pacific Partnership: 'How can
anybody believe' in US anymore?)
Nhận Định:
Trong khi Tổng
Thống Phi Luật Tân thăm Bắc Kinh, Mỹ đưa tàu chiến tới gần Quần Đảo
Hoàng Sa, ba chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên ghé Cảng Cam Ranh, Tư
Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương thăm Việt Nam, trong khi đó ngày 25/10/2016
Ô. Đinh Thế Huynh đi Mỹ gặp Ngoại Trưởng John Kerry và chuyến đi kéo
dài tới 31/10/2016. Thay vì gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh,
Việt Nam gửi nhân vật số hai đi Mỹ điều này cho thấy chuyến đi của Ô.
Đinh Thế Huynh vô cùng quan trọng, không phải chỉ là vấn đề TPP (Hợp Tác
Xuyên Thái Binh Dương) mà là vấn đề Biển Đông bởi vì tình hình Đông Nam
Á biến chuyển quá nhanh.
Theo Reuters, trong chuyến viếng thăm
Hoa Lục của Tổng Thống Duterte, Bộ Trưởng Ngoại Thương Phi Luật Tân
Ramon Lopez cho biết những thỏa hiệp trị giá 13.5 tỉ Mỹ Kim sẽ được ký
kết giữa hai nước. Chủ Tịch Tập Cận Bình đã tiếp Ô. Duterte tại Nhân Dân
Đại Sảnh với nghi thức ngoại giao cao nhất. Ô. Tập Cận Bình đã gọi cuộc
viếng thăm này là dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai nước, Trung
Hoa và Phi Luật Tân là anh em ruột thịt và hai bên có thể giải quyết
những tranh chấp một cách thích hợp và ủng hộ Ô. Duterte trong cuộc
chiến chống ma túy. Còn Ô. Duterte nói rằng mối liên hệ giữa hai quốc
gia đã đi vào Mùa Xuân và những tranh chấp ở Biển Đông không phải tổng
thể của vấn đề.”
Rõ ràng Phi Luật Tân đã theo đường lối, ít ra
là hòa hoãn, trung lập, xa hơn là thỏa hiệp với Bắc Kinh. Sự kiện này sẽ
tạo ra những hệ quả như sau:
- Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Phi Luật Tân
trong khoảng hai năm nữa, tạo một khoảng trống quân sự, ưu thế cho Trung
Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Hague, Hoa Lục
gần như choáng váng, ai ngờ “tiền hung hậu kiết”, vớ ngay được Phi Luật
Tân ngả vào lòng mình mà lỗi phần lớn do Mỹ, không nhân cơ hội bằng
vàng để răn đe Trung Quốc mà lại khuyên các quốc gia Đông Nam Á chớ làm
mạnh để tránh gây xúc động cho Hoa Lục cũng chỉ vì Mỹ không muốn đối
đầu. Đây là chính sách sai lầm, do dự, “xìu xìu ển ển” của Ô. Obama lo
đối đầu với Nga hơn là với Trung Quốc. Ngày 30/10/2016, theo AFP, chính
quyền Phi Luật Tân cho biết tàu thuyền của Trung Quốc chưa rời Bãi Cạn
Scarborough nhưng ngư dân Phi Luật Tân có thể đánh cá ở đây. Ngoài ra,
Hoa Lục sẽ giúp Phi xây bốn đảo nhân tạo tại Mindanao -quê hương của Ô.
Duterte. Bốn đảo này sẽ dùng làm cơ sở chính quyền, khu thương mại, dân
cư, hải cảng và kỹ nghệ hoàn tất vào năm 2019. Chính vì thế mà ông đại
sứ Tàu tại Phi đã nói rằng “Theo Mỹ, Phi Luật Tân chẳng được gì cả.”
Lời tuyên bố của Ô. Duterte gây lo ngại cho nước Mỹ vì Phi Luật Tân là đồng minh trụ cột trong sách lược Tái Cân Bằng Lực Lượng của Mỹ tại Á Châu. Thế nhưng bộ ngoại giao Hoa Kỳ lại gỡ thể diện bằng cách nói rằng Mỹ hoan nghênh mối liên hệ gần gũi giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân. Theo tôi, Hoa Kỳ nên gửi Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice hay Phó Tổng Thống Joe Biden đi Phi Luật Tân thay vì gửi một thứ trưởng ngoại giao trong tình thế vô cùng trọng đại như thế này. Có thể Ô. Obama đang bận rộn thu vén đồ đạc để giã từ Tòa Bạch Ốc, dọn nhà về Tiều Bang Hạ Uy Di và đi vận động tranh cử cho Bà Clinton cho nên chẳng còn thì giờ nghĩ tới chuyện đất nước. Hoặc ông chỉ hành động cầm chừng để “bán cái” trách nhiệm cho vị tổng thống kế nhiệm. Ô. Obama đã để lại một di sản nhức nhối cho vị tổng thống kế tiếp, đó là các cuộc chiến Iraq, Syria, Libya, Yemen và nay là cuộc khủng hoảng Phi Luật Tân. |
- Một
khi Phi Luật Tân trung lập, tại Biển Đông, Hoa Lục chỉ còn có hai đối
thù là Việt Nam và Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ thì ở xa cho nên khó có cớ để can
thiệp, do đó Việt Nam trở thành người đối đầu duy nhất với Trung Quốc
tại Biển Đông.
- Khi các tàu chiến Trung Quốc được tự do ra vào
các quân cảng cũng như hải cảng của Phi Luật Tân thì an ninh của Việt
Nam tại vùng Trường Sa trở nên khó khăn gấp bội. Nếu tình hình trở nên
nguy cấp, Việt Nam có thể cho tàu chiến Mỹ trú đóng tại các đảo như
Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết v.v…Khi tình thế nguy cấp
phải quyền biến. Khư khư giữ sách lược “Ba Không” có khi thất bại. Theo
tôi nghĩ, trong tình thế hiện nay, Việt Nam càng làm mạnh, Hoa Lục càng
sợ và sẽ phải tương nhượng. Bối cảnh chính trị thế giới ngày hôm nay
khác hẳn thời kỳ 1979 khi Hoa Lục tấn công Việt Nam mà cuộc xâm lăng ấy
được Mỹ ngấm ngầm hỗ trợ. Ngày nay, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam -
sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc vì Trung Quốc hiện đang phải đối phó
với hai đối thủ là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông,
tôi tin chắc rằng một lực lượng hải quân quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Úc Châu, Ấn Độ và có khi cả NATO sẽ kéo tới, lấy cớ bảo vệ hải lộ
chiến lược và họ sẽ ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình thì mộng bá
chủ Biển Đông của Trung Quốc tiêu tan.
- Khi Phi Luật Tân và
Hoa Lục hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông. Nếu những vùng này
trùng lấn với vùng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam thì Việt-Phi sẽ mâu
thuẫn với nhau. Đây là một thảm họa cho Việt Nam.
Chính vì ý thức
được những nguy cơ như thế mà Việt Nam đã gấp rút gửi Ô. Đinh Thế Huynh
đi Mỹ. Chắc chắn phía Việt Nam muốn biết phản ứng cũng như phương thức
giải quyết của Hoa Kỳ như thế nào. Đây là vấn đề trọng đại, không phải
chỉ tương lai của Đông Nam Á và của toàn khu vực Châu Á. Mất Phi Luật
Tân, Hoa Kỳ sẽ phải lui về cố thủ ở Guam và như thế chiến tranh có thể
xảy ra trên đất Mỹ chứ không còn ở nơi xa lắc xa lơ như chiến lược Phòng
Thủ Từ Xa là chiến lược nếu có chiến tranh thì chiến tranh phải xảy ra ở
ngoài nước Mỹ, tức tại các nước đồng minh hay tại các nơi mà Mỹ chi
tiền để đóng quân.
Trước tình thế khó khăn như thế, phản ứng của Mỹ
như thế nào? Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ hầu như ngỡ ngàng hay
“không sao hiểu nổi” thái độ của Ô. Duterte và sẽ tìm lời giải thích từ
Phi khi Ô. Daniel Russel- Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Á và Thái
Bình Dương thăm Phi Luật Tân.
Lời tuyên bố của Ô. Duterte gây lo
ngại cho nước Mỹ vì Phi Luật Tân là đồng minh trụ cột trong sách lược
Tái Cân Bằng Lực Lượng của Mỹ tại Á Châu. Thế nhưng bộ ngoại giao Hoa Kỳ
lại gỡ thể diện bằng cách nói rằng Mỹ hoan nghênh mối liên hệ gần gũi
giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân. Theo tôi, Hoa Kỳ nên gửi Cố Vấn An Ninh
Quốc Gia Susan Rice hay Phó Tổng Thống Joe Biden đi Phi Luật Tân thay vì
gửi một thứ trưởng ngoại giao trong tình thế vô cùng trọng đại như thế
này. Có thể Ô. Obama đang bận rộn thu vén đồ đạc để giã từ Tòa Bạch Ốc,
dọn nhà về Tiều Bang Hạ Uy Di và đi vận động tranh cử cho Bà Clinton cho
nên chẳng còn thì giờ nghĩ tới chuyện đất nước. Hoặc ông chỉ hành động
cầm chừng để “bán cái” trách nhiệm cho vị tổng thống kế nhiệm. Ô. Obama
đã để lại một di sản nhức nhối cho vị tổng thống kế tiếp, đó là các cuộc
chiến Iraq, Syria, Libya, Yemen và nay là cuộc khủng hoảng Phi Luật
Tân.
Nhưng theo tôi nghĩ, Biển Đông là sinh mệnh của Mỹ, Nhật
Bản và Nam Hàn. Mất Biển Đông Mỹ sẽ mất luôn Thái Bình Dương và từ đó sẽ
mất địa vị siêu cường, do đó Mỹ sẽ làm rất mạnh trong những ngày sắp
tới. Đó là lý do tại saoTư Lệnh Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam.
Chuyến đi chắc chắn không phải chỉ vì dăm ba chiếc tàu tuần duyên cỏn
con mà là sách lược trấn giữ Biển Đông. Qua Chiến Tranh Việt Nam
(Vietnam War) chúng ta thấy nếu cần Mỹ sẽ “viện trợ” cho đồng minh những
khu trục hạm tối tân, chứ xá gì dăm ba chiếc tàu tuần duyên bé nhỏ.
Ngày 29/10/2016, Business Insider đi bài báo với tựa đề, “Đông Nam Á bắt
đầu rúng động” (Things are starting to rumble in Southeast Asia). Cách
đây vài tuần, Mỹ chỉ phải đối phó với một mặt trận duy nhất là Trung
Quốc. Nay Mỹ vừa đối đầu với Trung Quốc vừa phải đối đầu với Phi Luật
Tân. Chúng ta chờ xem Mỹ sẽ hành động như thế nào và tương lai Đông Nam Á
đi về đâu .
Đào Văn Bình
(California ngày 31/10/2016)
Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |