ĐÚNG QUY TRÌNH
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Anh em, con cháu, họ hàng
nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập, vội
vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi
lại được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ
nhiệm dấm dúi đó là đúng qui trình!
Nhà nước phong kiến thối nát
cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để những cậu ấm
cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng bóng
cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên
những chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.
Ở thời xa xưa, ở
thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công
dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng
chỉ là bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì
được sống, bắt chết thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông
muội, dã man đó người dân cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh
bỉ đến mức coi dân đen như cỏ rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả
họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.
Ở thời quyền con người
chưa được nhìn nhận đó nhà nước phong kiến vẫn coi trị nước an dân là
điều quyết định sự suy thịnh, mất còn của nước nên không có thứ quan
tắt, không có chuyện cả nhà, cả họ thậm thụt đôn nhau, nâng đỡ nhau ra
làm quan. Nhà nước phong kiến ở thời ngưng đọng, tối tăm đó vẫn biết quí
trọng hiền tài như báu vật, như nguyên khí quốc gia, vẫn chăm chút, đều
đặn tổ chức những cuộc thi nghiêm ngặt, công bằng, từ thấp đến cao, thi
hương, thi hội, thi đình, tìm hiền tài trong dân để nhà vua ban mũ, áo,
võng, lọng, cờ, biển công bố công khai, rộng rãi người đủ tài đức bổ
nhiệm vào bộ máy trị nước an dân. Những hiền tài trong dân được phát
hiện, trong dụng đã để lại những tên tuổi rực rỡ trong thời gian, trong
sử sách như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh,
Giang Văn Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Nguyễn Quý Đức . . .
Đến
cách mạng tư sản dân quyền, Tự do – Bình đẳng – Bác ái, mở ra thời văn
minh công nghiệp, văn minh đô thị. Người dân trở thành công dân tự do và
mọi công dân tự do, từ người đứng đầu nhà nước đến người dân thường đều
bình đẳng trước pháp luật, đều là người thực sự làm chủ đất nước. Được
quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và bằng lá phiếu người
dân bầu ra lực lượng chính trị cầm quyền. Đó là nội hàm, là giá trị, là
quyền lực của công dân tự do.
Thông đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh, chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư. Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy thủy điện là đúng qui trình. |
Người dân không bị gạt ra rìa trong
qui trình bổ nhiệm bộ máy công bộc của dân mà người dân là chủ thể của
qui trình đó. Qui trình đó là: Hướng tới người dân. Tìm hiền tài trong
dân. Tìm công bộc của dân. Và những công bộc đó đều tâm niệm phục vụ dân
chứ không phải là quan cai trị hành dân, hống hách với dân, bóp nặn
dân. Trong qui trình đó còn có cả cơ chế, cả luật pháp để giữ liêm sỉ
cho công bộc và để người dân giám sát bộ máy công bộc, người dân có
quyền loại bỏ những công bộc kém cỏi, không xứng đáng.
Đấy là
những nhà nước đã qua cách mạng tư sản dân quyền, những nhà nước có cạnh
tranh chính trị bằng đa nguyên và những nhà nước theo đuổi lí tưởng xã
hội dân chủ. Không qua cách mạng tư sản dân quyền, cướp chính quyền bằng
bạo lực cách mạng vô sản, vô đạo lí và vô luật pháp, nhà nước cộng sản
Việt Nam độc tài đảng trị đã đi ngược với bước tiến đến văn minh của
loài người, kéo xã hội Việt Nam lùi lại sau cả thời phong kiến ngưng
đọng, tối tăm.
Điều khác nhau giữa nhà nước của cách mạng tư sản dân quyền và nhà nước của cách mạng vô sản là:
Điều khác nhau giữa nhà nước của cách mạng tư sản dân quyền và nhà nước của cách mạng vô sản là:
Nhà
nước tư sản dân quyền coi người dân là chủ thể, đưa người dân lên vị
trí người chủ đất nước, người chủ xã hội, nhà nước chỉ là công bộc phục
vụ người dân, chỉ là công cụ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người
dân.
Còn nhà nước vô sản coi người dân là đối tượng phải chuyên
chính, phải cải tạo, phải giáo dục! Câu cửa miệng của những người cộng
sản là đảng viên phải giáo dục quần chúng. Trong trường đại học, đảng
viên là cô văn thư đánh máy, chưa tốt nghiệp trung học, là bà tạp vụ và
quần chúng là ông tiến sĩ, giáo sư giảng dạy ở trường. Và bà tạp vụ đảng
viên có trách nhiệm phải giáo dục ông giáo sư! Chuyên chính và cải tạo
bằng bạo lực đấu tranh giai cấp sắt máu mất tính người. Người dân chỉ là
kho sức người và đất nước chỉ kho tài nguyên để nhà nước vô sản hối hả
khai thác làm nghèo đất nước nhưng làm giầu cho những nhà cai trị để
những nhà cai trị đó càng gắn chặt với nhà nước độc tài đảng trị, càng
kiên trì sống chết với độc tài đảng trị.
Hành xử của nhà nước vô
sản với đất nước, với người dân là hành xử của đội quân cai trị, đội
quân chiếm đóng, đội quân cướp đoạt không từ một thứ gì. Cướp đoạt chính
quyền. Cướp đoạt quyền lực. Cướp đoạt đất đai. Cướp đoạt nguồn sống của
dân. Chứ không phải hành xử của một nhà nước.
Ở cấp nhà nước, nhà
nước cộng sản chiếm đoạt quyền lực của người dân bằng điều 4 Hiến pháp.
Không cần phiếu bầu của dân, sỗ sàng và ngạo ngược, đảng cộng sản tự
cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, dù ngày nay đảng chỉ là tập
hợp của những bất tài và tham nhũng.
Ở cấp địa phương, cấp bộ,
ngành, những quan chức bất tài và tham nhũng ráo riết vơ vét, bóp năn
dân và đưa con cháu họ hàng phủ kín những chiếc ghế cai trị để củng cố
quyền lực của dòng họ cai trị. Dân đen chỉ là kẻ bị trị nên chiếc ghế
cai trị là của riêng các quan. Nhưng một dòng họ không thể phủ kín những
chiếc ghế cai trị mà phải có ít nhất vài dòng họ. Những dòng họ làm
quan luôn tranh giành, đấu đá nhau vì những chiếc ghế cai trị đầy quyền
uy và bổng lộc. Vì thế mà một sớm tháng tám mùa thu cách mạng năm 2016
này, tiếng súng Yên Bái đã vang lên, dòng máu của ba dòng họ cai trị dân
lênh láng công đường Yên Bái. Tất cả đều đúng qui trình!
Thông
đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối
hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy
điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội
nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm
nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh,
chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh
lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy
điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước
bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của
nhà đầu tư. Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị
nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm
chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy
thủy điện là đúng qui trình.
Nhà máy thủy điện xả lũ đúng qui
trình. Nhà dân bị lũ xả cuốn trôi và người dân bị lũ xả dìm chết cũng
đúng qui trình. Đó là cái qui trình coi dân chỉ là kho sức người để quan
cai trị sử dụng, bóp nặn và đất nước chỉ là kho tài nguyên để quan cai
trị tùy tiện khai thác, vơ vét cho lợi ích nhà quan!
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
24/10/2016
Khai Dân Trí | Phạm Đình Trọng |
No comments:
Post a Comment