Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Nín Thở Chờ Đợi Ô. Trump
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
-
Al Jazeera ngày 19/11/2016: “Tổng Thư Ký NATO trấn an các đồng minh đã
kinh động vì những lời tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ là NATO đã
lỗi thời. Và rằng NATO rất quan trọng cho sự ổn định của Âu Châu mà sự
ổn định của Âu Châu cũng quan trọng cho Hoa Kỳ. Ô. Jens Stoltenberg nói
trước một khối nghiên cứu tại Brussels rằng ông tin tưởng Tổng Thống
Donald Trump sẽ duy trì cam kết mạnh mẽ với NATO.”
- Reuters ngày
20/11/2016: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng Thổ không cần gia
nhập Liên Hiệp Âu Châu bằng mọi giá và có thể tham gia khối an ninh bao
gồm các nước Trung Á, Trung Quốc và Nga. Viễn ảnh Thổ, một thành viên
của NATO gia nhập EU càng xa vời sau 11 năm thương thảo. Các nhà lãnh
đạo Âu Châu đã kịch liệt chỉ trích thành tích dân chủ nhân quyền của
Thổ. ”
- Reuters ngày 20/11/2016: “Thủ Tướng Nhật Abe nói rằng
con đường đi đến thỏa hiệp hòa bình với Nga đang ở trước mắt, làm gia
tăng hy vọng về sự tiến bộ rõ rệt để giải quyết mối tranh chấp lãnh thổ
kéo dài nhiều thập niên và sẽ được giàn xếp trong cuộc họp thượng đỉnh
tại Nhật Bản giữa Tháng 12. Ô. Abe đã đưa ra lời tuyên bố này sau khi có
cuộc họp bên lề Thượng Đỉnh APEC với Ô. Putin và ông nói thêm, tiến
triển sẽ từ từ và không phải là bước nhảy vọt.”
Hiện nay Nhật Bản có nhu cầu cấp bách hòa hoãn với Nga hầu đối phó với Trung Quốc, một tiến trình bị Mỹ ngăn cản nhiều năm.
-
AP ngày 22/11/2016: “Thông tấn xã Interfax cho biết Nga vừa triển khai
loại hỏa tiễn diệt hạm tối tân nhất tại quốc gia nằm ở cực tây của vùng
Baltic, giữa lúc căng thẳng giữa Nga-Tây Phương gia tăng. Thông tấn xã
Interfax nói rằng quân đội Nga đã đưa hỏa tiễn diệt hạm Bastion vào tác
chiến tại Kaliningrad bao bọc biên giới hai quốc gia Ba Lan và
Lithuania. Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng cuối tuần rồi, Hạm Đội Baltic đã
được trang bị hệ thống phóng hỏa tiễn mới nhưng không nói rõ chi tiết.”
Sở
dĩ căng thẳng gia tăng là vì NATO nói rằng Nga đe dọa các quốc gia Đông
Âu và Vùng Baltic. Còn Nga thì nói rằng NATO chủ trương đem quân sát
tới biên giới Nga và tập trận liên miên.
Tôi không đồng ý với Ô. Obama về chính sách do dự trong việc đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông nhưng tôi lại đồng ý với ông về thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư trong đó có sự can dự của sáu cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc. Trong tình thế hiện tại, Ô. Trump khó lòng hủy bỏ thỏa hiệp mang tính quốc tế để chiều theo áp lực của Do Thái tái áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Tư. Làm như vậy cũng là hành vi bội ước và trực tiếp gây chiến với Ba Tư. Chính vì thế mà trong lúc tranh cử, khi Ô. Trump đưa ra lập trường này và coi NATO đã lỗi thời, nhiều nhân vật đã từng nắm giữ các chức vụ an ninh cũng như quốc phòng của Đảng Cộng Hòa đã cảnh báo Ô. Trump là người nguy hiểm cho an ninh của Mỹ và nền hòa bình thế giới. Trong khi Ô. Trump chống đối cuộc chiến tranh Iraq và muốn hợp tác với Nga để giải quyết cuộc chiến Syria, nếu ông lại tạo thêm một cuộc chiến với Ba Tư- một cuộc chiến nguy hiểm gấp bội so với Iraq, Syria và Afghanistan thì đúng ông là người bất thường và nguy hiểm cho nước Mỹ, trong đó có Ô. John McCain là nhân vật hiếu chiến chủ trương tái cấm vận Ba Tư. |
- CNN ngày 22/11/2016:
“200 lính Mỹ và lính Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung
trong vài ngày để đối phó với các thiên tai tại Côn Ninh.”
Không
biết Mỹ chơi trò gì đây khi vừa kiềm chế Trung Quốc lại vừa tập trận
chung và chiến hạm của hai nước ghé các cảng để thăm viếng nhau. Nếu mai
đây Hoa Lục và Phi Luật Tân tiến hành tập trận chung tại Biển Đông
không biết Mỹ có lên tiếng phản đối không?
- AP ngày 23/11/2016:
“Kết thúc chuyên thăm Mông Cổ bốn ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài
không lo lắng chi đến chuyện Ô. Trump đắc cử tổng thống và hy vọng rằng
chính sách của nhà kinh doanh này sẽ phù hợp với thực tế.”
- AP
(Tokyo) ngày 22/11/2016: “Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng ông sẽ
rút lui khỏi Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) nhưng các
lãnh đạo của Vành Đai Thái Bình Dương lại muốn đẩy mạnh nỗ lực mở rộng
thị trường mà họ cho rằng sống còn cho sự phát triển. Việc TTP bao gồm
12 quốc gia có thể bị Mỹ bỏ rơi tạo thêm sức đẩy cho một thỏa hiệp tương
tự do Trung Quốc đề xướng mà Hoa Kỳ không có chân trong đó.” Theo San
Francisco Chronical ngày 22/11/2016, Thủ Tướng Nhật Bản Abe nói rằng
Hiệp Định TPP mà không có Mỹ thì hoàn toàn vô nghĩa.
- Washington
Post ngày 23/11/2016: “Trung Quốc phản công lại đe dọa của Tổng Thống
Tân Cử Donal Trump là sẽ dùng cấm vận để lấy lại lợi thế cạnh tranh
thương mại cho Hoa Kỳ. Trong chiến dịch tranh cử Ô. Trump đe dọa áp đặt
thuế xuất 45% trên sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc và nói rằng Trung
Quốc là quốc gia nhào nặn hối xuất (hạ giá) đồng bạc.”
- AP ngày
24/11/2016: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khẳng định rằng nhiều thành
phần tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã gán ghép cho Tổng Thống Đắc Cử Donald
Trump là độc tài chỉ vì ông không phải là ứng cử viên mà họ ưa thích. Ô.
Erdogan kêu gọi họ tôn trọng dân chủ.”
- AP (Budapest) ngày
25/11/2016: “Thủ Tướng Hung Gia Lợi cho biết ông đã nói chuyện qua điện
thoại với Tổng Thống Tân Cử Donald Trump và Ô. Trump đã mời ông thăm Hoa
Thịnh Đốn. Thủ Tướng Viktor Orban trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên
nhật báo thương mại Hung Gia Lợi cho biết Ô. Trump đã nói với ông rằng
Ô. Trump coi trọng Hung Gia Lợi. Ô. Orban thường xuyên chỉ trích các
giới chức Hoa Kỳ đang làm suy yếu hệ thống “kiểm soát và cân bằng”
(check and balance) từ khi ông nắm quyền vào năm 2010 và vào Tháng Bảy
ông đã nói rằng chính sách di dân của Ô. Trump tốt hơn cho Âu Châu và
Hung Gia Lợi. Ô. Orban đã dựng hàng rào tại biên giới phía nam để ngăn
là sóng di dân tràn vào Tây Âu và ông cảm thấy vị trí của Hung Gia Lợi
cải thiện rất nhiều với Ô. Trump.”
- Reuters ngày 26/11/2016: “Bộ
Quốc Phòng Ba Tư cho biết họ dự trù mua phi cơ chiến đấu Sukhoi Su-30
của Nga để hiện đại hóa không quân và nói thêm rằng Tehran có thể lại
cho phép Nga sử dụng phi trường trong các chiến dịch không kích của Nga ở
Syria.
Tôi không đồng ý với Ô. Obama về chính sách do dự trong
việc đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông nhưng tôi lại đồng ý với ông về
thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư trong đó có sự can dự của sáu cường
quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc. Trong tình thế hiện tại, Ô.
Trump khó lòng hủy bỏ thỏa hiệp mang tính quốc tế để chiều theo áp lực
của Do Thái tái áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Tư. Làm như vậy cũng là hành
vi bội ước và trực tiếp gây chiến với Ba Tư. Chính vì thế mà trong lúc
tranh cử, khi Ô. Trump đưa ra lập trường này và coi NATO đã lỗi thời,
nhiều nhân vật đã từng nắm giữ các chức vụ an ninh cũng như quốc phòng
của Đảng Cộng Hòa đã cảnh báo Ô. Trump là người nguy hiểm cho an ninh
của Mỹ và nền hòa bình thế giới. Trong khi Ô. Trump chống đối cuộc chiến
tranh Iraq và muốn hợp tác với Nga để giải quyết cuộc chiến Syria, nếu
ông lại tạo thêm một cuộc chiến với Ba Tư- một cuộc chiến nguy hiểm gấp
bội so với Iraq, Syria và Afghanistan thì đúng ông là người bất thường
và nguy hiểm cho nước Mỹ, trong đó có Ô. John McCain là nhân vật hiếu
chiến chủ trương tái cấm vận Ba Tư.
Không biết Ô. Trump có hiểu
rằng hiện nay Ba Tư đang liên kết chặt chẽ về quốc phòng với Hoa Lục và
Nga? Ba Tư đã lên tiếng đe dọa sẽ tấn công tất cả những nước nào có căn
cứ quân sự của Mỹ như Ả Rập Sê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ…nếu Hoa Kỳ gây
chiến với Ba Tư. Do đó, một cuộc chiến với Ba Tư sẽ là cuộc chiến toàn
cầu chứ không phải cuộc chiến khu vực và sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ trong
lúc Hoa Kỳ đang dính líu vào năm cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan,
Syria, Lybia và Yemen và trong lúc nội tình Hoa Kỳ đang chia rẽ trầm
trọng. Theo The Huffington Post ngày 27/11/2016, chỉ nội cuộc chiến
Afghanistan kéo dài 16 năm đã là gánh nặng cho Ô. Trump rồi, “Hoa Kỳ đã
tốn kém 115 tỉ đô-la cho cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử nước Mỹ. Cuộc
chiến đã lấy đi sinh mệnh của 1,865 lính Mỹ, làm bị thương 20,224 người
(tính tới 16/11/2016) và rất nhiều chấn thương làm tan nát cuộc đời cựu
chiến binh. Thế mà mục tiêu chính do Tổng Thống Bush Con và Obama đặt ra
vẫn chưa đạt được. A Phú Hãn đang thất bại.” (The United States has
spent $115 billion on this longest war in its history. The conflict has
taken the lives of 1,865 Americans and wounded 20,224 (as of Nov. 16),
many with life-shattering injuries. Yet the main goals set forth by
Presidents George W. Bush and Barack Obama havent been achieved:
Afghanistan is failing.)
Đây cũng là giải pháp tốt đẹp phần nào giải quyết những phức tạp của biên giới Miên-Việt do lịch sử để lại khi ba nước Việt-Mên-Lào là một dưới thời Thực Dân Pháp. Dưới thời thuộc địa, tiền bạc xài chung, công chức, nông dân kể cả thương buôn qua lại biên giới để làm việc, buôn bán, cày cấy, lấy vợ lấy chồng giống như trong một nước vậy. Nay một nhóm chính trị gia hoạt đầu Miên có khuynh hướng “bài Việt” kích động tự ái dân tộc, chụp mũ cho chính quyền “bán đất” cho Việt Nam khiến gây căng thẳng và nguy hiểm cho hai nước mà có thể có “bàn tay lông lá” Hoa Lục đứng sau lưng. |
Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger cách
đây ít lâu có nói rằng đời ông đã chứng kiến bốn cuộc chiến tranh của
Mỹ, khởi đầu thì hăng hái lắm nhưng cuối cùng không biết kết thúc thế
nào. Có lẽ rồi đây với nhiệm kỳ bốn năm Ô. Trump cũng không thể kết thúc
cuộc chiến Afghanistan trong danh dự ngoại trừ giái pháp ký một thỏa
hiệp “hòa bình” với Taliban giống như Hòa Đàm Paris 1973 rồi rút hết
quân, mặc cho số phận của chính quyền Kabul muốn ra sao thì ra. Hoặc tái
lập một liên minh quốc tế giống như lúc đầu (2001) bao gồm Mỹ, NATO, Úc
Đại Lợi, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan đổ khoảng hai, ba trăm ngàn quân vào,
trực diện và tiêu diệt hết phe Taliban rồi ở lại khoảng năm, mười năm
nữa để giữ an ninh và bảo vệ cho chế độ Kabul rồi sau đó rút quân. Nhưng
không biết Quốc Hội, dù đang do Cộng Hòa nắm giữ và dân chúng có ủng hộ
giải pháp này không. Cuộc chiến A Phú Hãn và Iraq giống như cái rọ, con
cá chui vào thì dễ nhưng không thể nào ra thoát vì cuộc chiến nơi đây
vừa là “thánh chiến” vừa ý thức hệ vừa là thanh lọc sắc tộc vô cùng phức
tạp. Ô. Bush Con đã để lại một di sản nhức nhối cho nước Mỹ.
Do
đó Ô. Trump phải hết sức thận trọng. Giai đoạn “cường điệu và kích động”
(rhetoric) để lấy lòng cử tri đã qua. Bây giờ ông đã là tổng thống.
Trách nhiệm của ông là đem lại thịnh vượng cho nước Mỹ và bảo vệ an
ninh, hòa bình cho toàn thế giới chứ không phải tạo nên thảm họa cho thế
giới. Chính vì hiểu được tầm mức quan trọng của thỏa hiệp hạt nhân với
Ba Tư, Ô. Obama đã phải nhắc nhở Ô. Trump nhiều lần về vấn đề này. Theo
tôi nghĩ, chỉ nội chuyện kéo các đại công ty tư bản từ Hoa Lục và Mễ Tây
Cơ trở về Mỹ để tạo công ăn việc làm cho tầng lớp công nhân đã bỏ phiếu
cho ông đã là muôn vàn khó khăn, huống chi lại tạo thêm những cuộc
khủng hoảng. “America First” cũng có nghĩa là Hoa Kỳ không thể chết thế
hoặc hy sinh tất cả cho tham vọng của Do Thái. Hãy tập trung nỗ phục hồi
nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, đoàn kết đất nước,
trước khi có những phiêu lưu trên mặt trận đối ngoại. Đừng coi thường
sức mạnh tiềm tàng của Đảng Dân Chủ đang như con hổ bị thương và 90% hệ
thống truyền thông lúc nào cũng sẵn sàng chống đối và nhận chìm ông.
-
The Phnom Penh Post ngày 26/11/2016: “Hôm qua, Thủ Tướng Hunsen và Thủ
Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký một văn thư yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ
về mặt chuyên môn qua việc in lại bản đồ biên giới Miên-Việt thời thuộc
địa với một tỷ lệ lớn hơn để giúp phân định biên giới.”
Đây cũng
là giải pháp tốt đẹp phần nào giải quyết những phức tạp của biên giới
Miên-Việt do lịch sử để lại khi ba nước Việt-Mên-Lào là một dưới thời
Thực Dân Pháp. Dưới thời thuộc địa, tiền bạc xài chung, công chức, nông
dân kể cả thương buôn qua lại biên giới để làm việc, buôn bán, cày cấy,
lấy vợ lấy chồng giống như trong một nước vậy. Nay một nhóm chính trị
gia hoạt đầu Miên có khuynh hướng “bài Việt” kích động tự ái dân tộc,
chụp mũ cho chính quyền “bán đất” cho Việt Nam khiến gây căng thẳng và
nguy hiểm cho hai nước mà có thể có “bàn tay lông lá” Hoa Lục đứng sau
lưng.
- Reuters ngày 29/11/2016: “Nữ Tổng Thống Nam Hàn Phác Cận
Huệ đã yêu cầu quốc hội quyết định xem khi nào và bằng cách nào bà có
thể từ chức do vụ tai tiếng khuynh loát quyền hành, đẩy đất nước vào
cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng thấy khiến cả triệu người xuống
đường phản đối. Đảng Dân Chủ - đảng đối lập chính - bác bỏ yêu cầu này
và gọi đó là âm mưu né tránh bị truất phế và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc
luận tội tại quốc hội vào Thứ Sáu này.”
Phải chăng đây là sự vận hành của tự do dân chủ hay sự hư đốn của nhân cách lãnh đạo khiến đất nước Đại Hàn đi vào hỗn loạn giống như Thái Lan. Đảng nắm quyền thì lo củng cố quyền lực bằng mọi cách, đảng đối lập thất cử thì lo chống phá. Rồi khi nắm được quyền rồi, đảng đối lập lại hư đốn giống như kẻ tiền nhiệm của mình. Và cái vòng luẩn quẩn xoay quanh miếng mồi ngon “quyền lực và quyền lợi” đó cứ tiếp diễn mãi. Còn dân chủ, tự do chỉ là chiêu bài để chính thống hóa cho quyền lực. Dường như nhân loại bây giờ, các chính trị gia đều hùng biện và mỵ dân giỏi, nhưng tìm được người yêu nước thương nòi, kinh bang tế thế, trong sạch…thì hiếm hoi như lá mùa thu.
Phải chăng đây là sự vận hành của tự do dân chủ hay sự hư đốn của nhân cách lãnh đạo khiến đất nước Đại Hàn đi vào hỗn loạn giống như Thái Lan. Đảng nắm quyền thì lo củng cố quyền lực bằng mọi cách, đảng đối lập thất cử thì lo chống phá. Rồi khi nắm được quyền rồi, đảng đối lập lại hư đốn giống như kẻ tiền nhiệm của mình. Và cái vòng luẩn quẩn xoay quanh miếng mồi ngon “quyền lực và quyền lợi” đó cứ tiếp diễn mãi. Còn dân chủ, tự do chỉ là chiêu bài để chính thống hóa cho quyền lực. Dường như nhân loại bây giờ, các chính trị gia đều hùng biện và mỵ dân giỏi, nhưng tìm được người yêu nước thương nòi, kinh bang tế thế, trong sạch…thì hiếm hoi như lá mùa thu.
Tình hình Syria:
- AFP ngày 20/11/2016: “Bộ Ngoại
Giao Syria tuyên bố sẽ không chấp nhận một đề nghị của Liên Hiệp Quốc
công nhận một vùng tự trị cho phe phiến quân tại đông Aleppo như một
phần của thỏa hiệp ngưng bắn.”
Đây là một đề nghị vô cùng lạ đời,
rõ ràng thiên về phe nổi dậy do Mỹ và Tây Phương hỗ trợ. Nếu đề nghị
được thực hiện tức chia cắt đất nước Syria và đó không phải là nhiệm vụ
của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trung gian hòa giải,
gửi lực lượng gìn giữ hòa bình, cứu trợ và không thiên vị bất cứ quốc
gia, phe phái nào.
- VOA News ngày 23/11/2016: “Tổng Thống Ai Cập
al-Sissi nói rằng việc đất nước ông ưu tiên hỗ trợ cho chế độ của Ô.
Assad để chống lại những phần tử cực đoan là cần thiết cho sự ổn định
của khu vực.” Như vậy Ai Cập đã từ bỏ lập trường đứng trong liên quân Ả
Rập do Saudi Arabia lãnh đạo tiến vào Syria để lật đổ Tổng Thống Assad.
-
Reuters (Beirut) ngày 26/11/2016: “Tin tức từ phe nổi dậy, chính phủ và
nhóm quan sát viên cho biết quân đội chính phủ đã chiếm giữ những khu
vực quan trọng nằm về phía đông Aleppo của phe phiến quân nhưng những
cuộc giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn để tranh giành những khu vực đông
dân cư còn lại.” ABC News nhận định rằng, cuộc chiến Aleppo sẽ quyết
định toàn bộ cuộc chiến Syria và dường như chiến thắng đang ngả về phe
chính phủ.
Tình hình Biển Đông:
- Reuters ngay28/11/2016:
“Trung Quốc lo ngại về việc Phi Luật Tân bắt giữ 1200 Hoa Kiều trong
chiến dịch truy quét nạn cờ bạc trên mạng lưới điện tử khiến có thể gây
căng thẳng khi bang giao giữa hai quốc gia trở nên nồng ấm trong mấy
tháng vừa qua. Theo Sở Di Trú Phi Luật Tân, 1200 Hoa Kiều làm việc tại
Căn Cứ Không Quân Clark trước đây của Hoa Kỳ nghi ngờ là tổ chức cờ
bạc.”
Không phải nói xấu người Trung Hoa. Đất nước Trung Hoa cổ
là đất nước vĩ đại. Nhưng Ba Tàu đi đến đâu đều mang theo tật xấu như
hối lộ chính quyền, tổ chức ăn chơi trác táng như “nhất dạ đế vương”, cờ
bạc, đầu cơ tích trữ, buôn gian bán lận và ăn ở bẩn thỉu, nhất là các
nhà hàng.
- International Busisness Times ngày 24/11/2016: “Tổng
Thống Phi Luật Tân Duterte thúc giục Hoa Lục ban hành lệnh cấm đánh cá
tại Bãi Cạn Panatag/Scarborough Shoal hiện còn đang tranh chấp. Tổng
thống Phi Luật Tân dường như đã sẵn sàng đơn phương ban hành sắc lệnh
cấm đánh cá tại vùng bãi cạn giàu tài nguyên này. Ô. Duterte nói rằng
không kể vùng bãi cạn là của ai, bảo vệ nó là việc làm hợp lý.” Theo
Reuters, Hoa Lục đang suy nghĩ về việc để ngư dân Phi Luật Tân ra vào
vùng bãi cạn này với lý do bang giao giữa hai nước đã được cải thiện.
-
VOA News (ThiTu Island) ngày 24/11/2016: “Phi Luật Tân sẽ xây một hải
cảng tại Biển Đông vào năm tới nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình
tại vùng biển này. Hành động chắc chắn đưa tới phản ứng của các nước
cùng tuyên bố chủ quyền tại đây, nhất là Trung Quốc. Thế nhưng Ô.
Eugenio Bito-onon-cựu thị trưởng của thị trấn Kalayaan nhỏ nhất tại Quần
Đảo Trường Sa nói rằng hải cảng sẽ thuận tiện cho 200 dân trên Đảo Thị
Tứ, phần lớn là 200 ngư dân và 50 lính Phi luân phiên đóng tại đây. Hải
cảng sẽ là bến đậu cho tầu đánh, tàu tuần tra và cả thuyền du ngoạn
(yacht).”
- Reuters ngày 18/11/2016: “Theo một tổ hợp nghiên cứu
(think tank) tại Hoa Kỳ, Việt Nam đã mở rộng một phi đạo trên Trường Sa
Lớn thuộc chủ quyền của mình tại Biển Đông, hiển nhiên là để đáp ứng lại
việc xây dựng các cơ sở quân sự của Trung Quốc trong vùng. Những hình
ảnh ghi nhận được từ vệ tinh cho thấy tháng vừa qua Việt Nam đã kéo dài
một phi đạo ở Trường Sa Lớn, từ 760 mét ra 1200 mét. Tổ hợp nghiên cứu
cũng nói rằng đường băng kéo dài có thể được sử dụng cho các máy bay vận
tải, tuần thám và phi cơ chiến đấu. ”
Từ cuộc tiếp đón nồng hậu của Ô. Tập Cận Bình tới những lời chúc mừng nồng nhiệt của Ô. Putin dành cho Ô. Duterte chúng ta thấy nhiều khi trên đời này cách đối xử với nhau - nhất là nước lớn đối với nước nhỏ - vô cùng quan trọng. Đã qua rồi thời kỳ trịch thượng “Tôi viện trợ cho anh thì tôi là ông chủ”. Đôi khi ta mất hết bạn bè cũng chỉ vì ta quá tự cao tự đại. Cũng theo Sputnix News, nhân dịp này Ô. Putin cũng đã có cuộc họp riêng với Ô. Trần Đại Quang điều đó chứng tỏ rằng Nga rất coi trọng Việt Nam, cửa ngõ để Nga tiến vào Đông Nam Á qua Kế Hoạch Viễn Đông. Trong lúc Mã Lai, Thái Lan, Lào và Kampuchia đã ngả theo Hoa Lục, nếu Ô. Trump hủy bỏ Hiệp Định TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ nền kinh tế của mình theo chủ trương “America First” thì chắc chắn Đông Nam Á sẽ vuột khỏi tay Hoa Kỳ. |
Trung Quốc đã kết án hành
động này. Theo tôi, đây là thái độ “vừa đánh trống vừa ăn cướp”. Việc
Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm là vi phạm luật pháp quốc tế và hủy
hoại môi trường như phán quyết của Tòa Hague. Còn việc mở rộng một hòn
đảo đã có sẵn là việc làm hợp pháp và không hủy hoại môi trường. Hai
việc đó hoàn toàn khác nhau. Vả lại việc mở rộng Đảo Trường Sa Lớn không
đe dọa an ninh bất cứ quốc gia nào trong vùng cho dù Việt Nam có bố trí
hỏa tiễn phòng không, diệt hạm trên đó. Xin nhớ cho Biển Đông không
phải biên cương hay biên giới của Trung Quốc. Trung Quốc đã dựa vào một
bản đồ điên khùng vẽ bậy từ thời Tưởng Giới Thạch (1947) rồi căn cứ vào
đó khẳng định lãnh thổ của mình và đã bị Tòa Hague bác bỏ. Vùng Trường
Sa là của Việt Nam và một phần của Phi Luật Tân, dứt khoát Hoa Lục hay
Đài Loan không thể “xí phần” hay có tiếng nói tại đây.
- Popular
Mechanics ngày 18/11/2016: “Cơ quan truyền thông của chính phủ Trung
Quốc báo cáo rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh đã ở
vào vị thế sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên dù nói mạnh như thế nhưng các
bằng chứng cho thấy chiếc HKMH duy nhất này chỉ có khả năng huấn luyện
và khả năng chiến đấu thì rất kém.”
Chưa biết khả năng tác chiến của nó tồi như thế nào, thế nhưng nếu nó nghênh ngang ở Biển Đông thì ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á sẽ “ớn da gà” vì hỏa lực hùng hậu của nó.
- Reuters ngày 18/11/2016: “Thủ Tướng Nhật Bản Abe mô tả Ô. Donald Trump là một lãnh tụ đáng tin cậy sau khi gặp gỡ vị tổng thống đắc cử vào ngày 17/11/2016 để làm sáng tỏ tuyên bố của Ô. Trump trong khi tranh cử khiến gây lo ngại cho các đồng minh. Sau cuộc họp vội vã kéo dài 90 phút tại Trump Tower, Khu Manhattan, Ô. Abe nói với các ký giả rằng cuộc nói chuyện khiến tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể xây đắp sự tin cậy nhưng không cho biết thêm chi tiết vì đây không phải là cuộc hội kiến chính thức. Còn Ô. Trump trên Facebook, kèm theo tấm hình của hai người đã viết rằng thật vui có Thủ Tướng Abe ghé thăm nhà và cũng là khởi đầu của tình bạn lớn.” Tuy nhiên theo San Francisco Chronical ngày 22/11/2016, “Lo ngại tại Nhật Bản gia tăng về việc Ô. Trump có thể thi hành những điều ông nói trong lúc tranh cử là Nhật Bản phải đóng góp thêm cho 50,000 lính Mỹ đóng tại Nhật Bản theo thỏa hiệp an ninh hỗ tương. Hiến pháp hòa bình của Nhật được soạn thảo dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ sau Đệ II Thế Chiến trong đó cấm sử dụng quân đội để giải quyết những xung đột quốc tế, nhưng chính quyền Nhật đã giải thích lại bản hiến pháp đó và cho phép Nhật có thể sử dụng quân đội trong một số trường hợp.”
Chưa biết khả năng tác chiến của nó tồi như thế nào, thế nhưng nếu nó nghênh ngang ở Biển Đông thì ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á sẽ “ớn da gà” vì hỏa lực hùng hậu của nó.
- Reuters ngày 18/11/2016: “Thủ Tướng Nhật Bản Abe mô tả Ô. Donald Trump là một lãnh tụ đáng tin cậy sau khi gặp gỡ vị tổng thống đắc cử vào ngày 17/11/2016 để làm sáng tỏ tuyên bố của Ô. Trump trong khi tranh cử khiến gây lo ngại cho các đồng minh. Sau cuộc họp vội vã kéo dài 90 phút tại Trump Tower, Khu Manhattan, Ô. Abe nói với các ký giả rằng cuộc nói chuyện khiến tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể xây đắp sự tin cậy nhưng không cho biết thêm chi tiết vì đây không phải là cuộc hội kiến chính thức. Còn Ô. Trump trên Facebook, kèm theo tấm hình của hai người đã viết rằng thật vui có Thủ Tướng Abe ghé thăm nhà và cũng là khởi đầu của tình bạn lớn.” Tuy nhiên theo San Francisco Chronical ngày 22/11/2016, “Lo ngại tại Nhật Bản gia tăng về việc Ô. Trump có thể thi hành những điều ông nói trong lúc tranh cử là Nhật Bản phải đóng góp thêm cho 50,000 lính Mỹ đóng tại Nhật Bản theo thỏa hiệp an ninh hỗ tương. Hiến pháp hòa bình của Nhật được soạn thảo dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ sau Đệ II Thế Chiến trong đó cấm sử dụng quân đội để giải quyết những xung đột quốc tế, nhưng chính quyền Nhật đã giải thích lại bản hiến pháp đó và cho phép Nhật có thể sử dụng quân đội trong một số trường hợp.”
Sau thất bại từ Đệ Nhị Thế Chiến,
Nhật Bản là quốc gia vô cùng khôn ngoan. Họ giã từ quan điểm kiêu ngạo
mình là con cái của Thái Dương Thần Nữ và trở nên khiên tốn, lấy liên
minh Mỹ-Nhật là nền tảng để bảo vệ an ninh và phát triển đất nước. Tôi
nghĩ rồi đây Ô. Abe sẽ “chiều lòng” Ô. Trump chút ít để Ô. Trump “lấy
điểm” với nhân dân Mỹ rồi mọi chuyện cũng sẽ đâu vào đó. Làm chính trị
lớn mà cứng nhắc, không uyển chuyển, không biết mình biết người thì “từ
chết tới bị thương”. Còn chuyện Ô. Trump yêu cầu Nhật Bản đóng vai trò
quan trọng hơn về quân sự trong vùng cũng không dễ dàng như người ta
tưởng. Nếu Nhật Bản chạy đua vũ trang hay gửi chiến hạm tới Biển Đông,
có thể nổ ra chiến tranh với Hoa Lục, điều mà Nhật Bản cố tránh. Chiến
lược hay nhất vẫn là Nhật Bản cùng với Mỹ giúp cho các nước trong vùng
như Việt Nam và Phi Luật Tân mạnh lên về quân sự thì chính họ trở thành
rào cản tự nhiên chống lại Hoa Lục. Nay Phi Luật Tân có thể sẽ bỏ Mỹ
theo chính sách trung lập, chỉ còn lại Việt Nam. Việt Nam sẽ vẫn là
trọng điểm chiến lược trong chính sách Xoay Trục của Mỹ dù Ô. Trump hay
Bà Clinton.
- Sputnix News & Reuters ngày 20/11/2016: “Bên lề
Thượng Đỉnh APEC (Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương) khi gặp gỡ
người đồng cấp Nga ở Peru, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã
bày tỏ sự ngưỡng mộ những phẩm chất lãnh đạo của Ô. Vladimir Putin và
nói thêm rằng ông Putin là người đại diện cho một đất nước tuyệt vời.
Ông Duterte cũng ghi nhận rằng, ngày nay các quốc gia Tây Phương đang cố
gắng tấn công và hăm dọa các quốc gia nhỏ bé, điều đó cho thấy sự đạo
đức giả của họ. Để lấy ví dụ, ông nêu lên sự hiếu chiến của Mỹ đã gây ra
các cuộc xung đột trên thế giới như tại Việt Nam, Hàn Quốc, Iraq và
Afghanistan. Ô. Duterte đe dọa theo chân Nga, rút chân ra khỏi Tòa Án
Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) vì đã lên án cuộc chiến
chống ma túy của ông.” Theo tin tức mới nhất ngày 28/11/2016, Ô. Duterte
đã gọi sự đe dọa của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế là “cứt” (bullshit). Theo
CNBC ngày 28/11/2016: “Tổng Thống Duterte sẽ gửi bộ trưởng ngoại giao,
bộ trưởng quốc phòng đi Nga trước chuyến viếng thăm của ông vào Tháng
12. Trong cuộc phỏng vấn với RT, Ô. Duterte nói rằng ông không sẵn sàng
liên minh quân sự với ai nhưng ông mong muốn có mối liên hệ mật thiết
với Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh và hợp tác với những người bạn mới là Trung
Quốc và Nga để cho thế giới này hòa bình/yên ổn hơn.”
Từ cuộc
tiếp đón nồng hậu của Ô. Tập Cận Bình tới những lời chúc mừng nồng nhiệt
của Ô. Putin dành cho Ô. Duterte chúng ta thấy nhiều khi trên đời này
cách đối xử với nhau - nhất là nước lớn đối với nước nhỏ - vô cùng quan
trọng. Đã qua rồi thời kỳ trịch thượng “Tôi viện trợ cho anh thì tôi là
ông chủ”. Đôi khi ta mất hết bạn bè cũng chỉ vì ta quá tự cao tự đại.
Cũng theo Sputnix News, nhân dịp này Ô. Putin cũng đã có cuộc họp riêng
với Ô. Trần Đại Quang điều đó chứng tỏ rằng Nga rất coi trọng Việt Nam,
cửa ngõ để Nga tiến vào Đông Nam Á qua Kế Hoạch Viễn Đông. Trong lúc Mã
Lai, Thái Lan, Lào và Kampuchia đã ngả theo Hoa Lục, nếu Ô. Trump hủy bỏ
Hiệp Định TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) để bảo vệ nền kinh tế của
mình theo chủ trương “America First” thì chắc chắn Đông Nam Á sẽ vuột
khỏi tay Hoa Kỳ.
- Reuters ngày 20/11/2016: “Nhân Thượng Đỉnh
APEC tại Peru, trong các cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo Phi Luật
Tân và Việt Nam, Chủ Tịch Tập Cận Bình nói rằng những tranh chấp tại
Biển Đông cần giải quyết song phương. Lời tuyên bố của Ô. Tập Cận Bình
cho thấy các đối thủ của Bắc Kinh muốn các tổ chức quốc tế can dự vào
cuộc tranh chấp, trong đó có cả Mã Lai, Đài Loan và Brunei là các quốc
gia cùng tuyên bố chủ quyền. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc thiên về
chiến lược “chia rẽ và chinh phục” thay vì để các đối thủ ngồi chung
với nhau. “
Lập luận của Ô. Tập Cận Bình không có gì lạ và đã có
từ lâu. Đó là chiến lược “lấy hợp tung để phá liên hoành”. Hoa Lục muốn
đàm phán tay đôi với từng nước để không cho “phe thứ ba” ám chỉ Mỹ hay
các tổ chức quốc tế can dự vào. Trước đây dưới thời Tổng Thống Aquino,
Phi Luật Tân đã dứt khoát không đàm phán tay đôi với Hoa Lục. Nay Ô.
Duterte có thể sẽ đàm phán tay đôi với Trung Quốc. Còn Việt Nam, lập
trường dứt khoát vẫn là: Cái nào có thể đàm phán song phương thì đàm
phán song phương, chẳng hạn như việc phân định lằn ranh ở Vịnh Bắc Việt
hoặc vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Những vấn đề
này không liên quan đến quốc tế. Nhưng còn vấn đề Biển Đông, ngoài việc
tranh chấp chủ quyền biển đảo, nó còn liên quan đến sinh mệnh của thế
giới tức hải lộ chiến lược, sự hiện diện quân sự đáng sợ của Trung Quốc
tại Biển Đông và tương lai có thể áp đặt Vùng Nhận Dạng Phòng Không. Nếu
Việt Nam chủ trương đàm phán tay đôi tức đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Biển Đông.
Sở dĩ ngày hôm nay Hoa Lục e ngại Việt Nam là vì- ngoải khả năng phòng
thủ- sau lưng Việt Nam còn có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và Âu
Châu. Nếu Việt Nam đẩy tất cả các thế lực này ra khỏi Biển Đông, tức
đứng chơ vơ một mình. Cho nên đối với Việt Nam, quốc tế hóa Biển Đông là
chiến lược giữ nước và phát triển đất nước. Đầy Hoa Kỳ ra khỏi Biển
Đông là tự sát. Cho nên tôi vẫn duy trì quan điểm là Ô. Duterte hiện
đang theo đuổi một chính sách ngoại giao vô cùng nguy hiểm cho bản thân
và đất nước ông. Dù quá khứ thực dân tủi nhục và đau buồn, nhưng việc
ông liên tục có những lời phát biểu chống Mỹ không phải là hành động
khôn ngoan. Trung lập có nghĩa là làm bạn với tất cả các siêu cường. Do
đó nếu đã “chống Mỹ” thì không còn trung lập nữa. Hãy nhìn vào quốc gia
khổng lồ là Ấn Độ, truyền thống theo chính sách trung lập nhưng không
bao giờ chống Mỹ và dĩ nhiên phải cảnh giác với Hoa Lục nhưng cũng không
bao giờ công khai bày tỏ lập trường chống Trung Quốc.
Hiện nay
tại Biển Đông, Hoa Kỳ đang ở vào vị thế “hạ phong” do tám năm do dự của
Ô. Obama. Thế nhưng mất Biển Đông là mất Đông Nam Á. Mất Đông Nam Á là
mất luôn Á Châu. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ mất luôn vị thế siêu cường và an ninh
của Mỹ bị đe dọa. Cho nên bằng mọi giá Hoa Kỳ sẽ phải nắm lấy Biển Đông
và theo tôi không một thế lực nào có thể đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng này.
Bất cứ quốc gia nào không hiểu điều đó sẽ phải trả một giá rất đắt.
Nước
Mỹ, cứ tám năm hay bốn năm, chính sách đối ngoại sẽ không còn giống như
trước nữa. Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ô. Trump, chắc chắn thế giới sẽ
đổi thay. Mọi người đang nín thở chờ đợi, chưa biết “kiết-hung” thế
nào. Chúng ta chờ xem.
Đào Văn Bình
(California ngày 30/11/2016)
Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |