Chuyện Hà Nội và văn minh ứng xử
Hà Nội có thể bêu tên người mặc
“hở hang, phản cảm”. Theo dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng, người
dân "không nên mặc trang phục không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản
cảm”, nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai.
Tôi chưa thấy thành phố Sài Gòn có
dự thảo hay ý kiến ý cò gì trong vấn đề này. Có lẽ các cô gái Hà Nội
ngày nay “văn minh tân tiến” hơn các cô gái Sài Gòn chăng? Vì thế người
dân Sài Gòn vẫn thản nhiên như không, ăn mặc búa xua theo ý mình chẳng
ai nhắc nhở phê bình gì. Nhắc nhở nhiều khi lại bị các cô phản ứng cho
ăn vài cái gót giầy lỗ đầu. “Anh làm gì có quyền nhắc nhở tôi, anh không
là bồ của tôi hay chồng tôi, đừng có ấm ớ, anh định tán tôi hay sao?”
Nhưng
ở Hà Nội thì ai cũng có quyền được nhắc nhở, phê bình theo đúng “luật”
quy tắc ứng xử. “Cô ăn mặc thiếu vải tôi có quyền phê bình công khai.”
Vậy
hãy thử nhìn xem cái quy tắc đó của mấy ông ở Sở Văn Hóa và Thể Thao TP
Hà Nội đang tham khảo ý kiến người dân về dự thảo quy tắc ứng xử nơi
công cộng trên địa bàn Thành phố, trong đó đáng chú ý nhất là hình phạt
bêu tên người ăn mặc hở hang trên báo chí.
Quy tắc gồm có những gì?
Ngày 3/2 vừa qua, Hà Nội bắt đầu tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Theo
dự thảo, các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham
quan, học tập trên địa bàn không nên nói to, gây ồn ào; nói tục, chửi
bậy; hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện; xả rác thải, chất thải trái
nơi quy định; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng và không
mặc trang phục hở hang trái với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm…
Tại
khu vui chơi giải trí, điểm tham quan, nhà ga, bến tàu hay sân bay...
dự thảo nêu quy tắc không chen lấn, xô đẩy, gây rối; ăn uống, ngủ, nghỉ
tùy tiện... Người bán không tranh giành khách, chèo kéo; nâng giá hàng
hóa và dịch vụ đối với khách du lịch. Hà Nội cho rằng việc ban hành quy
tắc ứng xử nơi công cộng nhằm từng bước xây dựng những chuẩn mực đạo đức
hướng tới thành phố thanh lịch, văn minh; góp phần giữ gìn và phát
triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của thủ đô và đất nước.
Tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc sẽ được biểu dương, khen thưởng và
nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông
tin đại chúng.
Quy định có rất nhiều chi tiết, chắc chắn không có
một người dân Hà Nội nào dù thông minh đến đâu cũng không thể nhớ hết.
Vì nếu nó được thành hình, dán lên tường, đứng đọc cũng đã thấy mỏi mắt
rồi, nhớ một hai điều đã khó, nhớ đến hàng trăm “điều nên làm” và “không
nên làm” thì xin thua thôi.
Tôi chỉ xin tường thuật đôi dòng đầu tiên:
Điều 1. Mục đích
1. Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng Thành phố thanh lịch, văn minh.
2. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
1. Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng Thành phố thanh lịch, văn minh.
2. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc là nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc là nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3: Quy tắc ứng xử chung
Có hàng trăm điều “Nên làm” và “Không nên làm”…
Nói rõ hơn là tất cả mọi công dân của TP Hà Nội đều phải tuân theo, không ngoại trừ bất cứ ai già trẻ lớn bé gái trai ông già bà già và trẻ con…
Có hàng trăm điều “Nên làm” và “Không nên làm”…
Nói rõ hơn là tất cả mọi công dân của TP Hà Nội đều phải tuân theo, không ngoại trừ bất cứ ai già trẻ lớn bé gái trai ông già bà già và trẻ con…
Đúng
là một văn bản dài dòng làm ra cho có thôi. Chẳng ai nhớ đâu, ngay cả
đến mấy ông chịu trách nhiệm cũng không thể nhớ hết được nên sẽ chẳng có
ai làm, chẳng có ai nhắc nhở phê bình đâu.
Vì thế dự thảo vừa ló đầu ra đã bị người dân phản ứng quyết liệt.
7 câu hỏi trước khi bêu ăn mặc hở hang
Theo
báo Pháp Luật Online: Sở Văn Hóa và Thể Thao TP Hà Nội đang tham khảo ý
kiến người dân về dự thảo quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP,
trong đó đáng chú ý nhất là hình phạt bêu tên người ăn mặc hở hang trên
báo chí.
Khoan bàn tới chuyện vi phạm chính những luật lệ đang
có như quy định xử phạt vi phạm hành chính, quyền riêng tư cá nhân, điều
khoản trên của dự thảo này vẫn vấp phải hàng loạt bất cập đến phi lý.
Ở
góc độ một người dân chưa bao giờ ăn mặc hở hang khi ra đường, người
viết cũng có thể chỉ ra những điểm vô lý đi ngược thời đại, ngược ý dư
luận và ngược cả đà phát triển tự nhiên của con người.
- Thời này là thời nào?
Trong các khẩu hiệu xây dựng các đô thị lớn trong cả nước, tiêu chí hiện đại, nghĩa tình luôn được đề cao. Thế nào là hiện đại? Nôm na đó là phát triển và tự do. Thời hiện đại là con người được cởi bỏ những rào cản gò bó, không cần thiết để tư tưởng được thực sự tự do, thúc đẩy óc sáng tạo.
Trong các khẩu hiệu xây dựng các đô thị lớn trong cả nước, tiêu chí hiện đại, nghĩa tình luôn được đề cao. Thế nào là hiện đại? Nôm na đó là phát triển và tự do. Thời hiện đại là con người được cởi bỏ những rào cản gò bó, không cần thiết để tư tưởng được thực sự tự do, thúc đẩy óc sáng tạo.
Ăn, mặc, ở, đi lại là những hoạt động căn bản, thiết yếu
nhất của con người… Thời này mà còn có chuyện bắt mặc cái này, không cho
mặc cái nọ thì đến trẻ con nó cũng phản đối.
No comments:
Post a Comment