NHÌN VỀ BÊN THẮNG CUỘC
Bài số 1
KHỞI ĐẦU ĐÃ LÀ MỘT
SỰ LƯỜNG GẠT RỒI
HỒ TẤN VINH
Lý tưởng Quốc Gia
Trong thời Pháp thuộc, mọi người Việt Nam đều
mong mỏi đuổi được xâm lăng đi và giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho người
dân.
Sau khi đuổi được xâm lăng đi, nếu nhà Vua
còn thì trả quyền cai trị lại cho Vua. Ta có thể gọi những người ái quốc này là
những người Bảo Hoàng. Nếu chế độ quân chủ không còn nữa thì trả quyền cai trị
cho dân. Ta có thể gọi những người ái quốc này là Dân Chủ.
Dầu là Bảo Hoàng hay Dân Chủ, những người ái
quốc Việt Nam đều đặt tự do của người dân và quyền lợi của Quốc Gia lên trên hết.
Vì vậy ta có thể gọi chung những yêu nước dầu
là Bảo Hoàng hay Dân Chủ đều là người Quốc Gia.
Lý tưởng Cộng Sản
Lý tưởng của người Cộng Sản là biến thế giới
này thành cộng sản hết và việc cai trị giao cho người vô sản. Người dân nào không
chịu ‘chuyên chính vô sản’ – như giai cấp tư sản hay tiểu tư sản hay trí thức -
thì dùng bạo lực cách mạng mà đàn áp. Tất cả quốc gia trong hệ thống Xã Hội Chủ
Nghĩa (trừ Nam Tư của Tito) đều phải tuân theo mệnh lệnh của một bộ chỉ huy thống
nhất - Quốc Tế Cộng Sản – lúc đầu đặt tại Moscou.
Vì vậy, một khi đã tình nguyện vào Đảng Cộng
Sản rồi thì đã đương nhiên chấp nhận hai điều kiện là không có tự do của người
dân và chịu sự chỉ huy của Quốc Tế, nghĩa là không có độc lập của quốc gia.
Trên bình diện lý thuyết, đem so sánh lý tưởng
quốc gia và lý tưởng cộng sản thì ta thấy ngay rằng hai lý tưởng này không dung
nạp nhau được. Hơn nữa hai lý tưởng này chống đối một mất một còn.
Trên bình diện chánh danh, - trong khoản thời
gian 1930 đến 1945 (hoặc ngay bây giờ đi nữa) - nếu đem hai lý tưởng này ra trình
bày rõ ràng cho dân chúng hiểu để họ có ý thức mà chọn lựa thì đa số quần chúng
chỉ mong đánh đuổi xâm lăng đi rồi thì
ai về nhà nấy mà lo làm ăn. Quần chúng sẽ không nghỉ xa xôi, họ lại càng
không tình nguyện làm xung kích quốc tế đi giải phóng Thái Lan hay Mã Lai Á hay
Ấn Độ hay Mỹ quốc. Nếu được để tự do chọn lựa ngay từ ban đầu thì sẽ không có
bao nhiêu người chọn lựa đường lối ‘không có tự do cho dân, không có độc lập
cho nước - của người Cộng Sản.
Người cộng sản đã biết rõ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN KHÁC VỚI NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN. Nói một cách khác NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN KHÔNG PHẢI LÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN, nên ngay từ lúc ban đầu họ đã dùng thủ đoạn lường gạt.
Ba người đầu nảo đem đảng cộng sản vào Việt Nam là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp
lúc ban đầu đã hết sức che dấu gốc gác cộng sản của mình. Ngay cả tên Đảng cũng
đã đổi thay nhiều lần. Mục đích là để ra sức đóng vai tuồng của những người yêu
nước chống xâm lăng để trà trộn với những người Quốc Gia khác, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Mặt
Trận Việt Minh). Đứng chung trong cái Hội này, người cộng sản đã tìm cách tiêu
diệt người Quốc Gia trong Hội hay ngoài Hội.
Ở ngoài Bắc, các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn
Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Trương Tử Anh . . . ở trong Nam, các ông Huỳnh Phú Sổ, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Hồ Vĩnh Ký, Lê Văn
Viễn . . . ai chạy kịp thì
còn sống, ai không cẩn thận đề phòng thì bị giết.
Nhờ thủ đoạn lường gạt này mà người cộng sản
đã nắm được độc quyền kháng chiến chống Pháp.
Biết rất rõ rằng khát vọng của quần chúng là
độc lập cho xứ sở, tự do cho người dân, mà chủ đích của chuyên chính vô sản là
tiêu diệt tự do của người dân và độc lập của xứ sở, Hồ Chí Minh lại tỉnh bơ đưa
ra câu tuyên bố ‘KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO’
Thật là một tuyệt chiêu!
HỒ TẤN VINH
Melbourne
3 tháng 8 năm 2013
(Còn tiếp)
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment