2011/11/18

Chuyên gia Mỹ - Trung nói về xung đột

Chuyên gia Mỹ - Trung nói về xung đột

 

Báo cáo của RAND Corporation, nhóm chuyên gia quân sự của Mỹ phát hành gần đây phân tích viễn cảnh cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ và kết luận điều đó không thể xảy ra.

Nhưng đâu là giới hạn cuối cùng để có thể nổ ra xung đột quân sự giữa hai bên? Mỹ sẽ quay trở lại châu Á như một sự khiêu khích với Trung Quốc?

Phóng viên Wang Wenwen của Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) và giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley đến từ ĐH Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson ở Kentucky để làm sáng tỏ các vấn đề trên.

Nhà báo Wang Wenwen: - Một số người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ thực sự của Mỹ trong vài thập kỷ tới. Ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra? Nếu nó xảy ra thì cái gì sẽ là nguyên nhân phát sinh?

Thiếu tướng La Viện: - Ở giai đoạn hiện này, cả 2 nước đều không mong muốn có một cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đòi hỏi thống nhất bị xâm phạm, xung đột quân sự xảy ra là điều không thể tránh được.

Giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi cho rằng sẽ không có chiến tranh nhưng không phải hoàn toàn không thể. Cả 2 quốc gia đều có quá nhiều thứ để mất.

Nếu chiến tranh xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ bắt nguồn từ một tính toán sai lầm trong vấn đề Đài Loan hoặc Triều Tiên. Một số người Mỹ cảm thấy bắt buộc phải bảo vệ Đài Loan, đi kèm với đó là một tuyên bố độc lập; còn sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ dẫn tới cạnh tranh trong cấu trúc chính trị mới ở bán đảo này.

Nhà báo Wang Wenwen: - Nếu một xung đột quân sự nổ ra, hậu quả đem lại sẽ như thế nào?

Thiếu tướng La Viện: - Chiến tranh có thể gây ra hủy hoại cho cả 2 bên, phía Hoa Kỳ có nhiều cái để mất hơn. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Mỹ sẽ không dám khiêu chiến một cách dễ dàng, ngược lại Trung Quốc cũng bị trói buộc với Mỹ. Nếu xảy ra chiến tranh, cả 2 đất nước sẽ phải chịu đựng những thiệt hại về kinh tế ngay lập tức. Hơn nữa, cả 2 quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt lớn khác, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu chiến tranh leo thang.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hậu quả đầu tiên và nghiêm trọng nhất là cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chết. Một hậu quả lớn nữa là việc cắt đứt quan hệ kinh tế Trung – Mỹ có thể sẽ gây ra sự sụp đổ tài chính toàn cầu, kéo thế giới vào một cuộc suy thoái trầm trọng.
Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viên Khoa học Quân sự PLA.
Nhà báo Wang Wenwen: Ông có cùng quan điểm với báo cáo của RAND nguồn gốc cuộc chiến Mỹ - Trung?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ là một quốc gia thực dụng. Họ sẽ cố gắng khơi mào chiến tranh ở một vùng hay đất nước khác để làm suy yếu sức mạnh của đối thủ trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho mình. Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc chiến nếu thiệt hại là lớn hơn so với lợi ích có thể đem lại. Thậm chí nếu tham chiến, họ cũng không hy sinh bản thân mình vì các đồng minh.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tình hình Đài Loan rất dễ dẫn tới các quyết định sai lầm của các bên liên quan. Tôi ít lo lắng hơn một chút về Ấn Độ hay Triều Tiên. Trong khi Mỹ và Ấn Độ đang xây đắp một quan hệ tốt đẹp, trọng tâm của chính sách ngoại giao với Ấn Độ chỉ còn là Pakistan, trước đây cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan cũng đã từng lôi kéo cả Trung, Mỹ vào cuộc.  Còn ở Triều Tiên, tôi lạc quan rằng các nhà ngoại giao sẽ có thể giải quyết các vấn đề lớn mà không cần tới chiến tranh.

Nhà báo Wang Wenwen: - Mỹ sẽ tìm kiếm đồng minh trong trường hợp đối đầu với Trung Quốc?

Thiếu tướng La Viện:- Chắc chắn như vậy. Hoa Kỳ đã hiện diện sức mạnh của họ trên các nước láng giềng của Trung Quốc. Ví dụ giá trị buôn bán vũ khí với Ấn Độ cũng đáng giá tới hàng triệu USD thể hiện Mỹ đang rất muốn hợp tác quốc phòng với quốc gia này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cố gắng dựa vào một vài đồng minh. Nếu Triều Tiên trở thành điểm nóng, Nhật Bản rất có thể sẽ tham gia cùng với Hàn Quốc. Dấu hỏi lớn chính là Đài Loan nơi không rõ ràng đối với bất cứ ai nhưng Mỹ sẽ quan tâm tới việc bảo vệ hòn đảo này. Nhật Bản có các liên kết kinh tế trọng yếu với Đài Loan nhưng liên kết như vậy cũng tồn tại với Trung Hoa đại lục.
Giáo sư Robert M. Farley.
Nhà báo Wang Wenwen: - Một số nguồn tin quân sự nói rằng Mỹ có thể dễ dàng phá hủy các kho vũ khí hạt nhân nhỏ của Trung Quốc. Ông nghĩ gì về điều này? Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra?

Thiếu tướng La Viện: - Đây không phải lần đầu tiên người Mỹ có những nhận xét ngông cuồng như thế. Cần lưu ý rằng tất cả mọi người đều sẽ bị tổn thương nếu có một cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc đã cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh phủ đầu, nó sẽ được giữ chỉ đề dành cho những khoảnh khắc sống còn của quốc gia.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi nghĩ hiện tại các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc dễ bị phá hủy trước các cuộc tấn công của Mỹ và hầu như sẽ vẫn như vậy trong một thời gian tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa Kỳ rất miễn cưỡng để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vấn đề lại nằm ở các tính toán sai lầm. Nếu Trung Quốc tin rằng Mỹ có khuynh hướng khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân, họ có thể sẽ sử dụng đến các vũ khí này để giành lợi thế đầu trong cuộc chiến.

Nhà báo Wang Wenwen: - Báo cáo của RAND cho rằng xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra trong lĩnh vực internet và kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra nếu có các cuộc chiến như vậy? Với cuộc chiến kinh tế, cường độ và hậu quả sẽ đến mức nào?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ luôn bao che cho các hành động xấu của mình bằng cách đổ lỗi lên các quốc gia khác. Cụ thể họ đã cáo buộc Trung Quốc là trung tâm của tội phạm internet.

Tuy nhiên, chính nước Mỹ đã thiết lập các đội quân mạng để bắt đầu một cuộc "chạy đua vũ trang" trên internet. Không chỉ có các lực lượng quân sự, thậm chí những người bình thường của cả hai bên cũng có thể dính líu đến cuộc chiến trên mạng.

Giáo sư Robert M. Farley: - Một cuộc chiến tranh kinh tế sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ bị tổn thương trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi về các khối thương mại khu vực xung quanh các cường quốc chứ không phải tự do thương mại toàn cầu đang chiếm ưu thế như hiện nay.

Nhà báo Wang Wenwen: - Để tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 bên phải làm những gì?

Thiếu tướng La Viện: - Các xung đột chính giữa Trung Quốc và Mỹ được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia và các quyền lợi. Chỉ khi nào Mỹ từ bỏ các quan niệm về Chiến tranh lạnh mới có thể làm dịu các xung đột. Cả 2 quốc gia nên tôn trọng con đường phát triển của nhau và không xâm phạm đến các lợi ích cốt lõi của nhau. Nhưng tôi nghi ngờ Hoa Kỳ có thể thực hiện được điều này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Giải pháp tốt nhất là phải đảm bảo rằng hai bên hiểu rõ vị thế của nhau. Các mối quan hệ dày đặc giữa Mỹ và Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra các nhóm quyền lợi giúp ngăn chặn chiến tranh.

No comments:

Post a Comment