Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn
Nghi
án Nông Thị Xuân xảy ra cách đây đã 57 năm, nhưng nó vẫn là một bóng
ma, im lìm trong bóng tối. Mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn, mọi cách nhận
thực bị bóp chết.
Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.
Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.
Gần
đây tôi được đọc tài liệu phân tích đặc điểm và tính cách của cố Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu này là cuốn “Trần Đức
Thảo-Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê. Tôi giận mình vì
những nhận thức trước đây của mình phiến diện quá. Vậy, thử vận dụng
những gợi ý của triết gia Trần Đức Thảo để phẫu tích, hy vọng có một góc
nhìn khác về nghi án này.
Đây
là vụ đại hình sự mà Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có liên
quan trực tiếp. Bạn đọc đã biết rõ nội dung nghi án, nhưng để có cái
nhìn khái quát về nó, xin nhắc lại những sự kiện chính theo trật tự thời
gian.
Trước
1954, khi còn trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh nhận cô Nông Thị
Xuân làm con nuôi. Đến đầu năm 1955, cô Xuân, 22 tuổi, được đưa về Hà
Nội để gần Bác. Cô Xuân cùng nguời em Nông Thị Vàng tạm trú tại căn nhà
66 phố Hàng Bông, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Công An Trần
Quốc Hoàn.
Mỗi
tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với
Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân
sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này
cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ
Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính
trị.
Vài
tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân
chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là
một tai nạn giao thông.
Giám
định tử thi được làm tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội gợi ý: Nạn nhân
chết do búa đập vào sọ não, dịch não tủy và nhu mô não đã mất hết. Âm
đạo không có tinh trùng, tinh dịch, nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng
dâm. Dạ dày không có thức ăn, không có độc tố. Lục phủ ngũ tạng bình
thường. Toàn thân không có dấu hiệu của một tai nạn giao thông.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra. Đây có thực sự là một tai nạn giao thông không? Không quá khó để trả lời câu hỏi này.
Một
phụ nữ trẻ mới sinh con, đang thời kiêng cữ, không phương tiện đi lại,
giữa đêm khuya, một mình đi bộ ra vùng ngoại thành xa vắng là rất khó để
thuyết phục dư luận về địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tai nạn.
Hơn
nữa, nếu là tai nạn giao thông, thủ phạm cán chết người rồi lái xe trốn
thoát, vết bánh xe còn in lại ở hiện trường. Đây là trọng án. Tại sao
không công khai điều tra đến nơi đến chốn? Tại sao phải dấu đút, lén
lút, khuất tất, dìm thông tin vào trong bóng tối?
Hơn
20 năm sau, thân nhân của cô Xuân dấn thân đi tìm công lý, vẫn tiếp tục
bị ém. Cùng với những gợi ý của pháp y, chúng ta tin rằng đây là một
một tai nạn giao thông dàn dựng.
Vậy thủ phạm là ai?
Cho đến nay, dư luận hướng tới ba giả thuyết.
1. Trần Quốc Hoàn bí mật thủ tiêu cô Xuân để bịt đầu mối hiếp dâm. Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không biết.
2. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
3. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị không biết.
1. Trần Quốc Hoàn bí mật thủ tiêu cô Xuân để bịt đầu mối hiếp dâm. Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không biết.
2. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
3. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị không biết.
Giả thuyết thứ nhất được nhiều người ủng hộ hơn cả. Song những bằng chứng để bảo vệ giả thuyết này thì rất yếu.
Vào thời điểm 1957, Hồ Chí Minh đang ở đỉnh cao của quyền bính. Các Ủy
viên Bộ Chính trị đều rất sợ ông. Trần Quốc Hoàn lúc đó ở cuối trong bậc
thang quyền lực, càng sợ Hồ Chí Minh hơn ai hết. Hoàn không dám lộng
hành đến mức cưỡng dâm vợ chưa cưới của Hồ Chí Minh và càng không thể
một mình tự ý thủ tiêu cô. Vì những hành vi trên là đồng nghĩa với vuốt
mặt không nể mũi, sỉ nhục Hồ Chí Minh, nếu không nói đó mầm mống của
phản loạn, phản bội, hay khiêu binh. Sớm muộn gì Bộ Chính trị và Hồ Chí
Minh cũng biết.
Những năm sau đó, Hồ Chí Minh không những không quan tâm mà còn trục xuất đứa con trai sơ sinh Nguyễn Tất Trung ra khỏi Hà Nội.
Như
vậy Hồ Chí Minh có ý định xóa bỏ mọi dấu vết của mối quan hệ lạm dụng
tình dục núp duới danh nghĩa con nuôi. Không có chuyện Hoàn hành động
độc lập.
Giả thuyết thứ hai: Hồ Chí Minh có mang chuyện cô Xuân để hỏi Bộ Chính trị không?
Ở
vào thời điểm 1957, một đảng viên bình thường mà có quan hệ tình dục
trước hôn nhân có thể bị kỷ luật nặng đến mức khai trừ ra khỏi đảng. Hồ
Chí Minh hiểu rõ điều luật, không dại gì ông mang chuyện này ra trước
tập thể.
Hồ
Chí Minh không bao giờ muốn lấy cô Xuân làm vợ. Nếu ông muốn thì ông đã
có kế hoạch từ khi cô Xuân có thai ở những tháng đầu. Cách ông trả lời
cô Xuân để “xin ý kiến Bộ Chính trị” chỉ là kế hoãn binh, hay nói trắng
ra là một sự sự quanh co, một lời từ chối.
Bộ
Chính trị cũng không muốn Hồ Chí Minh lấy vợ. Bởi vì, nếu Hồ Chí Minh
lấy vợ là tất cả những gì mà Đảng và Bác cùng đầu tư để dựng lên những
“huyền thoại” có nguy cơ mất cả vốn lẫn lời.
Trần
Đức Thảo gợi ý. Vì không được học hành bài bản như Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Cừ, hay Trường Chinh, nên Hồ Chí Minh đã dựng lên ngọn
cờ “Giản dị”, “Đạo đức”, dùng ngọn cờ này như một thứ vũ khí hạ gục mọi
đấu thủ, chỉ có Trường Chinh sống sót, Nếu mang vụ cô Xuân ra Bộ Chính
trị, thì huyền thoại “Giản dị ” và “Đạo đức”của ông bỗng chốc tan thành
mây khói. Đó là điều không bao giờ ông muốn.
Thêm
nữa, Hồ Chí Minh nhiều tuổi hơn cô Xuân, hơn đến trên 40 tuổi. Điều này
rất khó chấp nhận trong một xã hội bảo thủ miền Bắc ở thời điểm đó. Ông
đủ thông minh để tránh, không trở thành tấn trò cười cho thiên hạ.
Tóm lại, giả thuyết Hồ Chí Minh mang chuyện lấy cô Xuân làm vợ ra bàn thảo ở Bộ Chính trị là không thuyết phục.
Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là: Hồ Chí Minh có xin ý kiến Bộ Chính trị để thủ tiêu cô Xuân không?
Hồ
Chí Minh thừa thông minh để ý thức rằng nếu ông đồng ý thủ tiêu cô Xuân
nghĩa là ông đang tham gia vào một tội phạm mà ông là chủ mưu. Càng ít
người biết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu mang ra bàn bạc trong Bộ
Chính trị, lỡ có một hay vài ủy viên không đồng ý, thì có khác gì vạch
áo cho người xem lưng. Bởi vì, nếu Bộ Chính trị biết thì Ban Chấp hành
Trung ương sẽ biết. Từ đó có nguy cơ lan rộng ra toàn Đảng và toàn dân.
Như
vậy, chỉ còn lại giải thuyết thứ ba: Hồ Chí Minh đồng ý cho Trần Quốc
Hoàn thủ tiêu cô Xuân, vừa giữ được thanh danh, lại vừa trút bỏ được của
nợ, một gánh nặng mà ông chẳng tha thiết gì với nó nữa, vừa tiện lợi
vừa kín đáo.
Trần
Đức Thảo nhận xét rằng: Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, muôn
mặt với trăm phương, ngàn kế, mưu trí, sắt đá đến mức vô cảm, vô tình,
không cần tình bạn, tình yêu, gia đình hay con cái, khi nào cũng hun đúc
một cuồng vọng là phải leo lên đến tột đỉnh của quyền lực.
Hồ Chí Minh không chấp nhận bất cứ một thứ gì cản trở ông nắm giữ quyền lực tối cao, mà thứ đó lại là đàn bà thì càng không thể.
Chỉ
cần ở ông một cái gật đầu, thâm chí im lặng bộc lộ sự đồng ý, thì mọi
việc sẽ êm thắm. Ông không phải vung tay nện búa vào đầu người đàn bà mà
ông từng ăn nằm. Ông không phải nghe những lời van xin, lạy lục của cô
con nuôi trong phút lâm chung. Ông không phải tận mắt nhìn thấy cảnh
tượng hãi hùng, máu lênh láng, dịch não tủy và óc vọt ra sau mỗi nhát
búa. Ông không phải đối diện với cảnh cô Xuân vùng vẫy, giãy giụa bản
năng trong cơn hấp hối. Ông cũng không phải vất vả, vác thi thể nạn nhân
lên xe, lần mò trong đêm tối, tìm một hiện trường để ngụy trang.
Danh dự và danh vọng của ông vẫn nguyên vẹn, tiện lợi vô cùng, kết quả thì vô tận. Đó là cách mà Hô Chí Minh thường lựa chọn.
Triết
gia Trần Đức Thảo sau nhiều năm quan sát, nghiền ngẫm đã nhận xét: Cụ
Hồ quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền
lực, bằng mọi giá, dùng mọi phương tiện, không trừ, không tránh một thứ
gì, bất chấp mọi chuẩn mực về lương tri, lương thiện, về đạo lý, hay
pháp lý, miễn là đạt được ý đồ.
Trong
đầu Hồ Chí Minh đầy ắp những tham vọng, cuồng vọng về quyền lực tối
cao, là bề trên, là đấng thiêng liêng, là huyền thoại, là thần thoại.
Ông là mẫu mực, là hiện thân của mọi giá trị tuyệt đối, tuyệt đối trong
sáng, tuyệt đối giản dị, tuyệt đối cao thượng, tuyệt đối thanh bạch,
tuyệt đối sáng suốt, tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chí thánh… Chí
Minh…Để những người xung quanh tuyệt đối kính nể, sợ hãi, tụng ca, tuân
lệnh, sùng bái, tung hô.
Để
củng cố những giá trị tuyệt đối này thì việc thủ tiêu cô Xuân là chuyện
dễ hiểu. Ông không thể là người bình thường, không thể tầm thường, và
càng không thể có những cám dỗ dục vọng thấp hèn. Ông phải ở tầm tuyệt
đối cao thượng, nhân ái hơn cả Đấng Bồ tát, nhân bản hơn cả Chúa Giê-su,
tâm hồn ông cao muôn trượng, quyền năng của ông ở muôn nơi, nhân loại
chỉ là “loài dơi hốt hoảng, đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”.
Như vậy ông mới thỏa lòng, thỏa chí.
Ngoài cô Xuân còn hai nạn nhân nữa là Nông Thị Vàng, em gái, và Nguyễn Tất Trung, con trai sơ sinh của cô Xuân.
Cô
Vàng ở cùng căn nhà 66 Hàng Bông, chứng kiến những gì đã xảy ra. Vàng
còn quá trẻ, người dân tộc thiểu số, lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, lại
phải đối diện với một thảm kịch bất ngờ, bị bủa vây bởi những trùm mật
thám lành nghề, máu lạnh. Vài tháng sau ngày cô Xuân chết, người ta cũng
tìm thấy xác Vàng nổi lên ở cầu Hoàng Bồ, sông Bằng Giang, và cũng bị
đập vỡ sọ như người chị xấu số của mình.
Còn
Nguyễn Tất Trung mới vài tháng tuổi đã bắt đầu lưu lạc cho đến khi Hồ
Chí Minh qua đời vào tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác,
đón Trung về Hà Nội. Trung lập gia đình với cô Lưu Thị Duyên vào năm
1988. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, lấy
họ của ông Vũ Kỳ, nhưng sau thì đổi là Nguyễn Thanh Trung.
Nếu
giả thuyết trên đây là đúng và nếu Việt Nam là một quốc gia pháp quyền,
thì Hồ Chí Minh phải đối mặt với ít nhất bốn tội danh: Dùng quyền lực
để sách nhiễu tình dục; giết chết hai người có chủ ý; vô trách nhiệm với
con.
Còn muôn vàn những câu hỏi xung quanh nghi án này.
Cô Xuân sinh Nguyễn Tất Trung ở đâu? Nhà hộ sinh hay ở bệnh viện? Ai là
người đỡ đẻ cho cô Xuân? Thi thể cô Xuân mai táng ở đâu? Ai là người
chôn cất cô? v.v
Tại sao ông Vũ Kỳ lại đưa Nguyễn Tất Trung về Hà Nội sau khi Hồ Chí Minh
qua đời? Vũ Kỳ có liêm sỉ, ông hiểu rằng lịch sử sẽ phán xét rất nghiêm
khắc. Lẽ nào, ông lại im lặng? Bởi, im lặng trước tội phạm sẽ trở thành
tòng phạm.
Thực
ra, sự kham khổ, chịu đựng, chay tịnh, thanh bạch, giản dị như một đấng
chân tu của Hồ Chí Minh chỉ là những huyền thoại được thêu dệt, đánh
bóng, sơn son thếp vàng khá công phu. Những tài liệu gần đây hé lộ, Bác
có một đời sống tình dục rất phóng túng ngay khi còn ở chiến khu, nói gì
đến việc đã dọn vào Phủ Toàn quyền ở Hà Nội. Vậy, sau cô Xuân, Hồ Chí
Minh còn quan hệ tình dục với bao nhiêu phụ nữ nữa, họ là ai và số phận
của họ ra sao vẫn là những ẩn số của lịch sử.
Tại
sao Nguyễn Tất Trung lại không âm thầm đi tìm mộ mẹ để hương khói hay
giỗ chạp, để an ủi cầu siêu cho linh hồn người mẹ và người dì bạc phận,
hay thăm lại gia đình ông bà ngoại trên Cao Bằng? Đó là chưa nói đến
việc dấn thân đi tìm công lý cho mẹ cho dì, và đòi lại căn cước cho
chính mình.
Cả
hai dòng họ Nguyễn Sinh và dòng họ Hồ ở Nghệ An đang túa ra bốn phương
tìm kiếm, kêu gọi những người con đã làm rạng danh cho tổ tiên. Vậy,
Nguyễn Tất Trung, và Nguyễn Thanh Trung (Vũ Thanh) có được nhìn nhận là
những người con trai của dòng họ này không?
Muôn
vàn những nghi vấn, và muôn vàn giả thuyết, chập chờn như những hồn ma
của cô Xuân cô Vàng khi ẩn khi hiện, khi ở miền rừng núi Cao Bằng, khi
giữa phố phường Hà Nội.
Đêm
đã khuya. Tôi không thể viết tiếp, mà cũng không thể ngủ, thao thức
miên man nghĩ suy về nhân tình thế thái, về bể khổ trầm luân, về thời
cuộc, về thân phận, về kiếp người, về lòng trắc ẩn, về tình bạn, tình
yêu, về nỗi xót xa của một đời người.
Xót
xa cho cô Xuân cô Vàng, cho cả chúng tôi đã dành trọn tuổi thơ để học,
và ngợi ca lòng yêu thương tha nhân của Bác. Chúng tôi đã đọc, đã viết,
đã nghe và đã kể cho nhau nghe bao nhiêu những câu chuyện hấp dẫn và đẹp
như huyền thoại về đời hoạt động của Bác. Song có một chuyện chúng tôi
chẳng bao giờ được biết: Nỗi đắng cay và tủi nhục của cô Xuân cô Vàng./-
Trần Hồng TâmTháng 8 năm 2014
Khai Dân Trí | Trần Hồng Tâm |
No comments:
Post a Comment