2015/06/23

Deciphering Foreign Policy Jargon



Khai Dân TríNoam Chomsky

Tội nghiệp cho ông Bộ trưởng

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 23.06.2015

Tội nghiệp cho ông Bộ trưởng

Trong tuần này, dư luận tại VN lại nóng lên bởi những chi tiết mà chắc chưa có người dân nào được biết ngoài mấy ông Bộ trưởng. Và, bỗng dưng… tôi thấy “thương” mấy ông này quá. Nhất là khi nghe trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hộiBộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết dù qua 3 lần điều chỉnh tăng lương nhưng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn rất thấp, chưa hợp lý, ngay cả lương bộ trưởng cũng thế. “Do mức lương cơ sở thấp nên lương tính theo ngạch, bậc, chức vụ thấp theo.

Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người vừa tốt nghiệp ĐH khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng. Với lương như vậy, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn”.

Quả là tội nghiệp cho các ông Bộ trưởng VN, lương có hơn 14,4 triệu đồng một tháng thì quả thật không đủ tiền cho vợ đi chợ, cho con đi học, cho cả nhà ăn sáng, trả lương cho mấy cô người giúp việc.

Chưa nói đến chuyện làm bộ trưởng thì phải có dăm ba bộ com-lê, vài chục cái cravate, vài chục cái chemise, năm bảy đôi giày thật xịn…chưa kể các thứ linh tinh khác. Chắc là phải đi vay nợ mới làm được bộ trưởng. Thế mà nhiều ông vẫn cứ thích làm bộ trưởng mới lạ. Thoạt nghe thấy thương ghê! Nhưng sự thật dân không thương mà lại có những phản ứng ngược hẳn. Bởi người dân không ngu gì mà không biềt ngoài lương ra các vị còn có bổng lộc, lương lậu gấp trăm ngàn lần lương chính thức.

Ngay trong Quốc Hội cũng đã có nhiều ý kiến phản kháng. Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng dư luận phản ứng với thông tin lương Bộ trưởng cũng khó sống thì phải đặt vấn đề thế nào là “sống”?

Ông nói: “Nhưng tại sao lương thấp vậy người ta vẫn muốn làm Bộ trưởng. Tôi chỉ thấy chắc chắn một điều là thu nhập của họ rất cao. Cứ trông cách sống của họ là biết họ thu nhập rất cao rồi. Vậy nên nói “khó sống” người dân phản ứng là phải, khi thu nhập người lao động bình thường là 2-3 triệu đồng/tháng, công chức như chúng ta cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng thôi người ta vẫn sống thì 14-15 triệu đồng/tháng sao bảo là khó”.

Ông Cao Sĩ Kiêm Đại biểu QH Thái Bình, thẳng thắn: “Nếu nói mức lương của Bộ trưởng hiện nay khó sống thì rất vô cùng. Thực tế thì không ai khó sống, mà lại sống rất đàng hoàng so với tiêu pha. Thu nhập “thực” của họ, tôi biết, gấp xa nghìn lần mức lương mà họ đang hưởng. Số liệu đó không phản ánh chính xác thực tế. Vì còn nhiều khoản thu nhập… ngoài không được kê khai, tính vào lương mà mình không biết, không thống kê được”.

Còn ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì nhận xét: “Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của Bộ trưởng khác với lương, họ không khai làm sao mà biết được. Khoản này thì không có văn bản nào quy định”.

Trên các trang báo, người dân cũng “bóc mẽ” cái sự lương thấp này. Người dân phân tích bổng lộc là những khoản được nhà nước cấp cho như đất đai, xe hơi, nhà cửa, đặc quyền, kinh doanh… Và người ta thường nói “lương lậu” tức là lương đi đôi với lậu. Cái khoản “lậu” này mới đáng sợ. Và rõ ràng, có những quan chức trong xã hội, lương chỉ là danh chính ngôn thuận để ký tên trong sổ sách. Thực chất, “lương thật” của họ phải bao gồm: Lương (theo quy định)+bổng lộc+lậu nữa, mới có thể xênh xang nhà lầu, xe hơi, con cái du học các nước tư bản.

Chính những con sâu này đang là kẻ nội thù nguy hiểm nhất làm mất niềm tin của dân, làm suy sụp chế độ.

Đó là chuyện trong Quốc hội ở kỳ họp này. Ngoài Quốc hội cũng có môt vị bộ trưởng đáng thương nữa. Đó là Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao Thông- đau đớn xác nhận một sự thật đau lòng.

Muốn thay nhà thầu Trung Quốc cũng không được
Nói chuyện với báo chí sáng 9/6 vừa qua, ông Thăng than thở: "Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ".

Tại cuộc gặp gỡ này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lý giải vì sao Việt Nam phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mà không phải là của các nước khác, đồng thời tại sao lại không thể "đuổi" nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực.
Tàu cao tốc tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Theo Bộ trưởng Giao thông, việc mua các đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhân dân cũng như các cơ quan truyền thông.

“Vì mua đoàn tàu của Trung Quốc mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đe dọa có, khuyên giải cũng có mà đề nghị cũng có. Thâm chí có người còn bảo: ông Thăng ơi! ông đừng mua các đoàn tàu của Trung Quốc. Tại sao lại mua, ông có vấn đề gì với Trung Quốc không”.

Tại sao ông Thăng bị dân nghi ngờ?
Có nghĩa là ông Thăng cũng bị dân nghi ngờ là có “chấm mút” gì với anh chủ thầu Trung Quốc. Cũng như 6 sếp Ban Quản Lý dự án đường sắt tiêu 11 tỷ đồng lót tay của nhà thầu Nhật Bản vừa bị khui ra ánh sáng vào ngày 4/6 vừa qua.

Những vụ ăn chia giữa quan chức với nhà thầu ở VN như đã thành… tiền lệ, lớn nhỏ gì có thầu là có thông đồng, có lót tay. Đó là ưu tiên hàng đầu trước và sau khi chọn nhà thầu. Ông Thăng có bị nghi ngờ thậm chí chửi bới cũng chẳng có gì lạ.

Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch hiệp hội Vận tải  Hà Nội) bày tỏ mối lo ngại: “Từ xưa đến nay, hàng Trung Quốc vẫn thật giả lẫn lộn, rất khó để phát hiện ra. Thực tế, chất lượng các loại sản phẩm của Trung Quốc đã mất lòng tin với rất nhiều người trên khắp thế giới. Ông nhấn mạnh: “Thông qua việc xây dựng tuyến đường sắt và mua tàu Trung Quốc lần này, chúng ta cũng nên rút ra kinh nghiệm rằng, đối với nhà đầu tư, cho dù có vốn nhưng khi đã mất niềm tin cũng không nên bắt tay với họ trong bất kỳ dự án nào nữa”

Nhưng trong vụ này, có vẻ như ông Thăng hoàn toàn không chấm mút gì nên ông cứ ngang nhiên nói thẳng ra nỗi đau tím ruột của mình cho dân thông cảm.

Ông kể: “Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008”. Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn. Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết đây là các điều kiện trong Hiệp định đã được ký giữa hai Chính phủ, là việc rất khó khăn nên không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được”.

Điều đó cũng có nghĩa là ông Bộ trưởng Thăng bị Chính phủ đặt vào tình thế “đã rồi” không thể làm gì hơn được. Nếu ông có quyền thì ông đã tống cổ anh nhà thầu Trung Quốc này đi từ lâu rồi. Bởi từ khi thực hiện dự án, nhà thầu này đã làm ăn rất tắc trách, bê bối, coi tính mạng người dân như sâu bọ. Hãy thử nhìn qua những gì họ đã gây ra:
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra đứt cáp, tuột cần cẩu gây tai nạn trên phố Cầu Giấy.
Làm ăn lề mề để kiếm thêm tiền
Dự án được chính thức phát lệnh khởi công từ ngày 10/10/2011 và dự định sẽ hoàn thành cuối năm 2014 để đưa vào khai thác sử dụng từ quý II/2015. Sau hàng loạt lý do dẫn đến sự chậm trễ, dự án được chuyển sang cuối năm 2015 mới xong và đưa vào chạy thử vào đầu năm 2016. Ngoài chậm tiến độ, sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư dự án này đã phải điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, tăng 316 triệu USD so với ban đầu. Đó cũng là chiêu láu cá của mấy anh ba Tàu. Làm ăn lề mề để buộc chủ nhà phải tăng vốn mới hoạt động tiếp. Chủ đầu tư lại bị dồn thế không tăng không được vì đó là vốn mượn của Tàu, phải làm cho xong.

Làm ẩu, làm liều không kể đến tính mạng người dân
Hàng vạn người dân thủ đô đang phải lưu thông ở những nơi mà tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những lưỡi hái tử thần luôn treo trên đầu họ, mỗi ngày.

Trong một khoảng thời gian ngắn, tai nạn liên tục xảy ra, với mức độ, hình thức khác nhau, nhưng có chung nguyên nhân được tuyên bố là do “thi công ẩu”. Đó là tội coi thường tính mạng của người dân.

Vài thí dụ gần nhất:
- Tối 10/5 xảy ra vụ rơi cọc thép dài 9m, rộng 0,3m, nặng khoảng 630kg tại công trường thi công nhà ga số 4 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), suýt trúng hai người đi xe máy.

- Ngày 12/5, vụ sập cần cẩu trước số nhà 561 và 539 đường Cầu Giấy đè trúng một phụ nữ đang mang thai và một thanh niên đang lưu thông trên đường.

- Chưa kể đến việc vào khoảng 9h30 cùng ngày (12/5), trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội), một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao đã rơi xuống đường và trúng vào chiếc ô tô Honda Civic.

- Trước đó, cuối năm 2014, tại các công trường thi công dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng đã xảy ra 2 vụ rơi vật liệu xuống đường khiến 1 người chết, 3 người bị thương.
Công trường nhà ga đường sắt trên cao, phía dưới người dân vẫn đi lại rất nguy hiểm.
- Khi xảy ra vụ rơi dầm thép công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hôm 6-11-2014, Bộ trưởng Giao thông cam kết rằng: Sẽ không có tai nạn nào như vậy nữa. Hàng loạt cán bộ thuộc Ban quản lý dự án bị giáng chức, điều chuyển. Nhưng ngay khi dự án được thi công trở lại, ngày 28.12, tai nạn lại tiếp tục xảy ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lần này, Bộ trưởng GTVT lần đầu tiên đề cập đến nguyên nhân tư vấn giám sát. Theo đó, ông yêu cầu phải chấm dứt hợp đồng với tư vấn giám sát (Trung Quốc), ký hợp đồng với một công ty giám sát của VN, do Bộ GTVT chỉ định. Nhưng trả lời PV báo chí, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc BQL dự án đường sắt (Bộ GTVT), nói rằng chỉ thay người đứng đầu đơn vị, còn tư vấn giám sát vẫn là nhà thầu Trung Quốc.
Vụ sập cần cẩu công trình đường sắt Nhổn - ga Hà Nội lúc 16g00 ngày 12-5.
Nói như vậy có nghĩa là cùng với việc tổng thầu Trung Quốc ngang nhiên nuốt lời hứa về tiến độ, vốn, an toàn lao động…, để thấy rằng, chủ đầu tư dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang không thể kiểm soát được những gì đang diễn ra ở đại dự án gần 9.000 tỉ đồng này.

Phải nói thẳng là ngay cả đến cấp Bộ Trưởng cũng bất lực trước sự tung hoành ngang ngược của nhà thầu Trung Quốc, không chỉ ở các dự án giao thông mà trong rất nhiều lãnh vực khác.

Tội nghiệp cho ông Bộ trưởng, nhưng ông đau một thì dân đau mười bởi bao nhiêu tai ương dân chiụ hết và mỗi người còng lưng gánh món nợ đến 21 triệu đồng, trả đến đời con đời cháu cũng chưa hết.  Nói thẳng ra Trung Quốc bất chấp mọi thủ đoạn để khống chế cả nền kinh tế VN.

Mộng bành trướng của họ chẳng bao giờ chấm dứt./-

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

2015/06/18

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐÃ TRỞ THÀNH NỖI NHỤC CỦA QUỐC GIA

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐÃ TRỞ THÀNH NỖI NHỤC CỦA QUỐC GIA

Còn ai muốn xin vào Hội nhà văn Việt Nam nữa không?
Khi cái danh hội viên Hội nhà văn đã trở thành nhơ nhớp
Hàng loạt các nhà văn cội gạo tuyên bố từ bỏ Hội
Như rũ bỏ một chiếc áo lâu ngày lấm lem, rơm rác. (1)
 Ý Nhi không thể ở lại, vì kẻ lãnh đạo Hữu Thỉnh
Chỉ là hiện thân của một con "biến hình trùng"...    

Chúng lồng lộn dã tâm tim cách thanh trừng
Những anh em trong "Văn đoàn độc lập"... (2)
Như Nhà nước và Đảng cộng sản từng đàn áp
                                nhân văn giai phẩm năm xưa
Ngọn cờ đầu sáng chói ngàn thu
            của văn nghệ sĩ đòi dân chủ, tự do.

Còn ai muốn xin vào Hội nhà văn Việt Nam nữa không?
Nhà văn Võ Thị Hảo cảnh báo:
Lãnh đạo Hội đã vi phạm hiến pháp,
                 sự tự do sáng tác, nhân quyền của nhà văn
Kẻ thì bảo: người tử tế không ở lại làm bia chắn cho Hội nhà văn
Dư Thị Hoàn tuyên bố:
                            Hội nhà văn đã biến ra... "sợt rác".
Ôi, cái gọi là Hội nhà văn Việt Nam
Thảm hại hơn bao giờ hết !

Nhà thơ Bùi Minh Quốc lên án
                                    HNVVN ngày càng sa đọa
Tiêu xài phung phí tiền thuế đóng góp của nhân dân
Hội viên càng đông thì chất lượng càng thấp.
Nhưng "con biến hình trùng" Hữu Thỉnh
                                             vẫn phồng mang trợn mắt:
Chúng ta nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chúng ta hãnh diện khi được làm... nô lệ tiên phong cho Đảng
Hãy đổi tên thành Hội nhà văn của Đảng cộng sản?

Để khỏi làm nhục nhã quốc gia
Khỏi làm ố danh cho cả Tổ quốc Việt Nam ta !

Hội nay như quái thai của Đảng cộng sản cầm quyền
Sặc sụa mùi nô bộc
Chúng coi đường hướng văn chương
                                            chỉ là nói theo Đảng như con vẹt
Nên cả một thời tác phẩm văn học
                                           hầu hết thấp ngang bồn-toa-lét
Nhổ bọt vào cái danh hội viên HNVVN đã thành nhơ nhớp.

Mồm hô hào yêu nước
Nhưng khi biển Đông bị giặc Tàu xông vào ăn cướp
              đánh phá dân chài, bắn giết chiến sỹ ta 
Lãnh đạo Hội lại sợ sệt né tránh
                                 không dám động đến lũ Tàu-ô...
Có nghĩa là để cầu thân mà bỏ nước?
Có khác gì phản lại nhân dân?

Nghĩa là HNVVN thành "cái đít" của Đảng
Nghĩa là cái đít của Đảng
                      là cái mồm văn nghệ sĩ của Hội nhà văn
Nghĩa vụ của Hội nhà văn là phải ca ngợi... "cái đít" !
Tác phẩm của Hội nhà văn trọng tâm là ca ngợi... "cái đít" !
Đảng bảo thơm là thơm
Đảng bảo thối là thối
Mà dẫu có thối nhưng Đảng bảo rằng... thơm,
                    văn nghệ sĩ của Hội vẫn phải nói là... thơm !

Các nhà thơ, nhà văn của Hội phải thi nhau ngửi mà ca ngợi
Phải tuyên truyền cho mọi người cùng ngửi và ca ngợi
Thối đấy !... Nhưng vẫn phải nói nó
                           đẹp như hoa hồng, thơm tựa hoa lay-ơn ...
Tóm lại - Tác phẩm của Hội nhà văn chỉ được phép ngợi ca... "cái đít" !

Còn ai muốn xin vào Hội nhà văn Việt Nam nữa không?
Khi cái danh hội viên Hội nhà văn đã trở thành nhơ nhớp
Chắc rồi Hội sẽ tuyển mộ hàng loạt hội viên
            là những mớ văn chương xóm, phường, ba-lăng-nhăng hợp tác?
Đứa đốn mạt nào còn định đút tiền
                                           để chạy vào Hội nhà văn sọt rác
Nó phải ngu hơn lợn !


Hà Nội, tháng 6 - 2015
Phạm Ngọc Thái

(1) Ngày 11-5-2015 đồng loạt 20 nhà văn, nhà thơ đã tuyên bố... từ bỏ HNVVN.
(2) Ngày 5-5-2015 tại Hội nghị của Hội nhà văn TP. HCM - Lãnh đạo HNVVN đã chỉ đạo gạch tên 9 người đang sinh sống tại TP. HCM (trong tổng số 26 người toàn quốc), đã tham gia "Văn đoàn độc lập"... không được làm đại biểu đi dự Đại Hội HNVVN sẽ diễn ra vào tháng 7/2015 - hành động đó được cho là nhằm "loại bỏ" để thanh trừng những hội viên tham gia trong Văn đoàn độc lập Việt Nam.

Khai Dân TríPhạm Ngọc Thái

2015/06/16

Phải truy tới cùng bọn quan tham

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 16.06.2015

Phải truy tới cùng bọn quan tham

Nghị trường của Quốc Hội VN đang nổi lên những cuộc tranh luận gay gắt về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Có 2 vấn đề đáng chú ý nhất, trong bài trước tôi đã tường thuật cùng độc giả là “quyền im lặng” của một can phạm khi bị cơ quan điều tra tạm giữ. Vấn đề thứ hai là “nên hay không nên bãi bỏ án tử hình cho tội tham nhũng”.

Tuần này tôi đề cập đến vấn đề thứ hai. Cũng trong buổi thảo luận ấy đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau, hầu hết ý kiến đều đồng tình là không bỏ án tử hình với các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ nhằm trừng trị nạn tham nhũng. Tuy nhiên, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân Dân (TAND) Tối cao Trần Văn Độ, thành viên Hội đồng Thẩm định các dự án luật của Chính phủ, lại có quan điểm khác hẳn.

Tử hình quan tham không giải quyết được gì?
Ông Độ ủng hộ bỏ án tử hình trong hai tội tham ô tài sản và nhận hối lộ. Trên báo Pháp Luật TP. Sài Gòn ngày 4-5, Pháp Luật đã đăng bài phỏng vấn ông Trần Văn Độ, ông nói: “Tội tham ô, nhận hối lộ là các tội tham nhũng mang tính kinh tế. Hiện hầu hết các nước đã bỏ án tử hình đối với những tội danh này.

Ở Trung Quốc cũng có tuyên án tử hình với hành vi tham nhũng nhưng là tử hình treo, tức hoãn thi hành, sau hai năm chuyển sang tù chung thân. Chỉ có Việt Nam là còn áp dụng án tử hình đối với tội tham ô, nhận hối lộ và hiện nay vẫn đang muốn giữ lại án tử hình trong dự thảo BLHS (sửa đổi). Ông cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo lãnh án tử hình trong đại án Công ty cho thuê tài chính 2 tại TP. Sài Gòn. Còn những quan tham hàng trăm tỷ vẫn chỉ bị tù ít năm rồi được thả?
Ông chỉ ra một thực tế: “Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn… Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”.

Ý kiến này lập tức bị phản đối ngay trong nghị trường, nhất là làn sóng phản kháng dữ dội của người dân.

Duy trì án tử để chống “quan tham”
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo, việc thu thu hẹp án tử hình là phù hợp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên việc Dự thảo luật đề xuất bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh như cướp tài sản, phá hủy công trình quan trọng quốc gia là chưa phù hợp, cần cân nhắc lại.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ thì cho rằng, đối với tội phạm tham nhũng, khi sửa luật, điều quan trọng vẫn phải bảo đảm tính răn đe của pháp luật. “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”. Đại Biểu Trần Du Lịch (TP Sài Gòn) cũng cho rằng, đối với tội tham nhũng là không thời hiệu, do vậy cần phải truy tới cùng, phát hiện đến cùng mới có thể trừng trị được.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng đề nghị không nên bỏ án tử hình bằng mọi giá để phúc đáp yêu cầu của thế giới. Đại biểu Quyền cũng không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Vì hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”
Đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Ông Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất của một đại biểu Quốc hội về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức. Ông Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp. Chuyện vô lý đã nghiễm nhiên trở thành một sự thật tràn lan không thể chối cãi ở VN ngày nay.

Trên báo Tiền phong, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ: “Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.

Về phía người dân, đã có rất nhiều lời phẫn nộ, tôi chỉ nêu một ý kiến trên báo Kiến Thức của bạn Nguyễn Duy Xuân:
“Bỏ tử hình là nương tay với quan tham nhũng! Chỉ có những kẻ tham nhũng chưa lộ mặt là hả hê chuẩn bị một quy trình đục khoét mới...
Cách đây khoảng vài năm, ở quê tôi có một vị cán bộ chức tước cũng cỡ trưởng phòng cấp huyện, được dân tặng cho cái biệt danh “cá rô phi”. Hôm nghe ông tổ trưởng dân phố gọi thế, tôi ngạc nhiên hỏi lại nguyên do. Ông tổ trưởng giải thích ngắn gọn: "Vì lão ta ăn tạp, không từ một thứ gì". 

À ra thế! Cứ nghĩ dân không biết gì, ai dè họ tinh đời lắm! Chuyện ông trưởng phòng tham lam ăn tạp, dư luận ai cũng tường, nhưng “tặng” cho cái biệt danh là “cá rô phi” thì chỉ có dân mới thâm thúy đến thế. Bây giờ nghĩ lại, bỗng thấy rùng mình. Giờ không chỉ một con rô phi mà cả một bầy rô phi nhung nhúc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì gọi là “một bầy sâu”. Một bầy sâu hay một bầy rô phi – đều là lũ ăn tàn phá hại – núi non cũng sạt chứ nói gì đến tài sản quốc gia. Những con sâu bự, những con cá rô phi tổ chảng ấy được che chắn bằng những chiếc bình phong “liêm khiết trong sạch”, thấy đó nhưng không dễ gì lột mặt nạ chúng được”. 

Không tham nhũng thì là tội gì?
Cũng trên báo Kiến Thức, nhân dịp ồn ào này, Luật sư (LS) Phan Xuân Xiểm nêu quan điểm về những sai phạm của quan Phó Tổng Thanh Tra chính phủ Trần Văn Truyền mà LS xác định đây là tham nhũng.
Căn dinh thự của ông Truyền được mệnh danh là hoa hậu xứ Dừa.
Tôi tóm tắt những điểm chính của ông LS này:

- "Ông Trần Văn Truyền đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nói dối cấp trên chưa có nhà để được cấp nhà, có nhà rồi vẫn cố tình xin nhà ở các nơi khác nhau, thế không gọi là tham nhũng thì là gì? Nếu chỉ thu hồi tài sản và xử lý kiểm điểm thì không thỏa đáng".
Căn nhà lụp xụp, rách nát của một người dân nghèo ngay bên cạnh dinh thự của ông Truyền. Và ở rất nhiều địa phương khác, ai cũng thấy nghịch cảnh này.
- “Ngay từ lúc ông Truyền mới ra Hà Nội công tác đã có những đơn tố cáo về lối sống, đạo đức, không xứng đáng làm cán bộ lãnh đạo, gửi về Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Khi đó tôi còn đang làm, quá trình xác minh cũng được tiến hành nhưng rồi không hiểu sao không thấy phát hiện vấn đề gì. Nói thế để thấy những sai phạm của ông ấy không phải mãi đến gần lúc nghỉ hưu mới có mà có tính quá trình. Lợi dụng quyền hạn để có những đặc quyền đặc lợi cho bản thân, cho gia đình. Có nhà bảo chưa có, có đất bảo chưa, xây những dinh thự nguy nga hoành tráng, sống xa hoa gây ra sự phẫn nộ của người dân”.

LS phân tích tiếp: “Nếu kết luận có tội tham nhũng thì phải xử lý hình sự. Vấn đề là phải làm rõ tham nhũng như thế nào. Còn tôi khẳng định không tự nhiên cán bộ có tài sản nhiều như vậy được. Chỉ có thể là do tham nhũng, móc ngoặc thì mới có. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng phát biểu trong một cuộc hội thảo rằng, cỡ lương thứ trưởng thì phải 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp cơ mà. Thế nên nói ông Truyền không tham nhũng là vô lý”.

Khi được PV hỏi: - Từ câu chuyện này, có ý kiến cho rằng có thêm một bài học về phòng chống tham nhũng là kiểm soát chặt những cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu để tránh tình trạng "hốt mẻ lưới, hạ cánh an toàn", ý kiến của ông thế nào?

- "Tôi nghĩ sai phạm của ông Truyền có tính quá trình, phải rất lâu mới tích tụ được khối tài sản lớn như vậy, không phải gần đến lúc nghỉ hưu ông ấy mới sai. Thế nên phải kiểm tra, giám sát chặt cả quá trình công tác, nhất là ở những vị trí, lĩnh vực "nhạy cảm" chứ không riêng là người sắp về hưu hay mới được bổ nhiệm”.

Tóm lại vị LS này cho rằng cần phải tịch thu toàn bộ tài sản của ông Truyền đồng thời tịch thu tài sản của các con cháu do quan tham để lại hoặc cho đứng tên.

Chúng ta hãy thử phân tích trường hợp này.
Ông Trần Văn Truyền vẫn sống ung dung ngoài vòng pháp luật.
Tâm lý “hy sinh đời bố cũng cố đời con”
Đó là một “khẩu hiệu” của những ông quan già đời, sắp về hưu. Trước khi “hạ cánh” cố gắng làm một vài vụ lớn và bất chấp luật lệ, sẵn sàng nhận lãnh án tù. Bởi ông già rồi, có sống thêm cũng chỉ vài năm nên làm vài quả thật lớn chừng vài ba trăm tỷ để lại cho con cháu.

Như trên tôi đã đề cập đến lời của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Vì hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Bạn Nguyễn Hùng (e-mail: thehung191073@gmail.com) viết:
“Kiếm vài ba trăm tỉ, chấp nhận án tù vài chục năm, vào tù chỉ cần ngoãn ngoãn chấp hành tốt, án sẽ được giảm còn dăm ba năm. Sướng thật. Đời cứ thế mà ung dung hưởng thụ bởi có tịch thu tài sản thì giỏi lắm nhà nước cũng chỉ lấy lại được phần nào bởi tất cả đều đã được tẩu tán, hợp thức hóa bằng cách cho vợ con cháu chắt đứng tên hết rồi”.

Đây là một thực trạng diễn ra từ lâu ở VN, đến bây giờ vẫn chưa có quan nào bị tịch thu tài sản, con cháu cứ việc ung dung thụ hưởng khối tài sản vĩ đại của ông cha để lại. Cần phải truy tận gốc những tài sản đó do đâu mà có. Không thể tin vào việc kê khai tài sản của các quan chức. Cần phải có những cuộc điều tra trung thực, quy mô hơn. Đừng để họ hàng hang hốc các quan tham cưỡi mãi lên đầu người dân nữa.

Và không thể bãi bỏ án tử hình cho tội tham nhũng. Nếu pháp luật đã quy định “tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình” thì cứ thế mà thi hành, còn bàn đi tán lại làm chi nữa cho dân nghi ngờ: Chắc có ông nào sợ chết nên mới khơi ra vụ bỏ án tử hình?

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

Nhật Ký Biển Đông: Chưa Thể Có Liên Minh Quân Sự Việt-Mỹ

Nhật Ký Biển Đông: Chưa Thể Có Liên Minh Quân Sự Việt-Mỹ

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Sáu ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-AP ngày 1/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Ashton Carter  trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội nói rằng hai quốc gia mở rộng hợp tác quân sự trong đó bao gồm những kế hoạch tiến hành những chiến dịch quân sự (military operations) chung. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.” Còn theo BBC tiếng Việt, “Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ hai nước.”

-AFP ngày 1/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã thảo luận về việc Việt Nam ngưng biến cải các bãi đá ngầm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh khi hai bên tập trung thảo luận về an ninh trên biển.” Ô. Carter cho biết, “Hoa Kỳ và Việt Nam cùng làm việc với nhau để bảo đảm hòa bình cũng nhu ổn định trong khu vực và xa hơn nữa (and beyond).”

Còn Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh nói rằng, “Chúng tôi có một số hoạt động nhằm nâng cao và củng cố một số đảo thuộc chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi không mở rộng đảo, chúng tôi chỉ củng cố để tránh sóng biển làm sói mòn. Hiện Việt Nam có quân đóng ở 21 hòn đảo và bãi đá ngầm.”

Đây là đề nghị hợp lý bởi vì nếu Hoa Kỳ làm mạnh với lý do Hoa Lục bành trướng lãnh thổ qua việc biến cải các bãi đá ngầm thì Hoa Lục có thể nêu lý do Việt Nam cũng làm chuyện tương tự sao quý vị không phản ứng. Hai bên Việt-Mỹ tiến hành cuộc hợp tác mới về quân sự như thế nào thì chưa rõ, nhưng câu nói “xa hơn nữa” (and beyond) của Ô. Carter hàm ý nhiều chuyện quan trọng, dĩ nhiên chưa thể nói ra.

-Reuters (Hà Nội) ngày 2/6/2015: “Vào ngày Thứ Ba, Việt Nam nhận hai pháo hạm trang bị hỏa tiễn đóng ở trong nước thiết kế theo mẫu chiến hạm của Nga và đây là hành động nhằm tăng thêm sức mạnh phòng thủ trên biển khi căng thẳng sôi sục về chủ quyền tại Biển Đông. Hai hộ tống hạm loại nhỏ này có tên là Molniyas trang bị 16 hỏa tiễn và súng tự động nằm trong sáu chiếc do hải quân đặt hàng, hai chiếc đã được giao năm ngoái. Hỏa tiễn có tầm bắn 130 km. Nhiều chuyên gia nói rằng sự tăng cường sức mạnh hải quân và mối giao hảo với Nhật Bản, Phi Luật Tân cùng Hoa Kỳ mới đây là những dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Việt Nam đối đầu với thái độ khăng khăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc sau cuộc đụng chạm với Bắc Kinh năm ngoái (biến cố Haiyang 981) ” Cũng theo Reuters, “Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Viêt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh, cho rằng việc đóng, thử nghiệm và bàn giao các tàu Molniya cho thấy Việt Nam đã làm chủ được công nghệ và kỹ thuật đóng tàu quân sự hiện đại “.

-VOA tiếng Việt ngày 3/6/2015: “Một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài viết hôm 31 tháng 5, nói rằng Trung Quốc đã chính thức khiếu nại với Nga, Việt Nam và Hoa Kỳ, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội, theo tường thuật của tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc. Phúc trình về chiến lược nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam đã cố tình làm giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề, nhưng tới nay 28 tên lửa Klub đã được giao cho Việt Nam. Trung Quốc đặc biệt quan tâm bởi vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.”

-VOA ngày 4/6/2015: “Chính phủ Úc khẳng định lập trường trong một phúc trình đăng trên báo The Australian hôm nay, nói rằng Canberra đang tích cực cứu xét việc điều máy bay trinh sát P-3 tới không phận bên trên vùng biển trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo tân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, là khoảng cách tiêu biểu phân biệt vùng thuộc chủ quyền lãnh hải, tính từ bờ biển.

-Blooberg News ngày 4/6/2015: “Vào tháng này, Việt Nam tổ chức chuyến du lịch đầu tiên tại Quần Đảo Trường Sa, mời khách du lịch tới tuyến đầu nơi  đang tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyến du lịch sáu ngày bao gồm việc thăm viếng hai đảo nổi, hai đảo chìm và buổi lễ chào cờ được tổ chức chỉ vài tuần sau khi máy bay thám thính của Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo không được bay gần các bãi đá ngầm mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.” Trong khi đó theo VOA tiếng Việt, Trung Quốc phản đối và nói rằng “Việt Nam xâm phạm chủ quyền khi dự định tổ chức tuyến du lịch ra quần đảo Trường Sa.” Đây đúng là hành vi lố bịch của Trung Quốc, không xứng đáng với tầm vóc của một đại cường. Trường Sa là của Việt Nam từ lâu lắm rồi. Trước 1975 quân đội VNCH trấn giữ các đảo này sao không thấy Trung Quốc lên tiếng phản đối? Đảo của tôi, đất của tôi, tôi có tổ chức các chuyến du lịch là chuyện của tôi, sao anh lại xía vào? Thật vô duyên!

-Business Insider ngày 5/6/2015: “Các nguồn tin cho biết Việt Nam đang thảo luận với các nhà cung cấp Âu Châu và Hoa Kỳ để mua máy bay chiến đấu, máy bay tuần thám trên biển, máy bay không người lái để tăng cường khả năng phòng thủ trên không giữa lúc thái độ khăng khăng đòi hỏi chủ quyền của Hoa Lục gia tăng.” Bản tin cũng nói thêm, “Một nhà cung cấp vũ khí Tây Phương nói Hà Nội hiện đại hóa không lực bằng cách thay thế hơn 100 máy bay Mig-21 đã già cỗi trong lúc giảm bớt sự sự lệ thuộc vũ khí vào Moscow cho hệ thống quân đội có khoảng 480,000 binh sĩ. Mặc dù con số ngoại thương giữa hai quốc gia mỗi năm là 50 tỉ đô-la, nhưng Việt Nam luôn luôn cảnh giác với thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. “ Còn về quan hệ Việt-Mỹ, bài báo của Siva Govindasamy nhận định, “Tuy vậy, một nguồn tin nghiên cứu về các mục tiêu của Việt Nam không muốn tiết lộ danh tính cho biết Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội coi Hoa Kỳ là một người hợp tác đáng tin cậy hơn (more reliable partner) sẽ làm gia tăng căng thẳng với Hoa Lục. Việt Nam muốn xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng họ lại không muốn chọc giận Hoa Lục. Họ chỉ muốn quân bình (sức mạnh giữa Mỹ-Trung Quốc), tiến hành theo từng giai đoạn, từng bước từng bước.”

Ngày xưa quân hai bên sắp giao chiến, không có chuyện tướng bên này thăm doanh trại của tướng bên kia ngoại trừ hai bên muốn thương thảo, nhưng phải gặp ở “vùng phi quân sự”. Đây là dấu hiệu hòa hoãn giả tạm để hai bên mua thời gian, tính mưu kế lấn tới và triệt hạ nhau.
 -AP (Tokyo) ngày 5/6/2015: “Tổng Thống Aquino của Phi Luật Tân loan báo ông muốn bắt đầu thương thảo để cho phép quân đội Nhật vào đất nước Đông Nam Á này trong lúc hai quốc gia Nhật-Phi xây dựng hợp tác quốc phòng giữa khi tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc. Thỏa hiệp có thể cho phép quân đội Nhật thăm viếng định kỳ để tiếp tế nhiên liệu, các nhu cầu tiếp vận cùng nhu cấu pháp lý khác.”

Nếu như quân đội Nhật, dù là theo định kỳ, có mặt tại Phi Luật Tân cùng với quân đội Mỹ thì mặt trận chính của Biển Đông là Phi Luật Tân chứ không phải Việt Nam. Tình hinh biến chuyển rất nhanh không ai lường trước được.

 -Reuters (Bắc Kinh) ngày 7/6/2015: “Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Hung Gia Lợi trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên ký thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc về dự án Con Đường Tơ Lụa nhằm phát triển thương mại, hạ tầng cơ sở giao thông xuyên Á Châu và xa hơn nữa. Đầu năm nay Chủ Tịch Tập Cân Bình nói rằng ông hy vọng thương mại mỗi năm với những quốc gia tham dự vào dự án của Bắc Kinh để tạo Con Đường Tơ Lụa Hiện Đại sẽ vượt quá 2500 tỉ trong mười năm.”

 - Reuters (Bắc Kinh) ngày 8/6/2014: “Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết một trong những nhân vật hàng đầu của quân đội tới thăm Hoa Kỳ ngày hôm nay 8/6/2015 giữa lúc giữa hai quốc gia căng thẳng vể Biển Đông và an ninh điện tử. Ô. Fan Changong (Phạm Trường Long) - người đứng đầu Quân Ủy Trung Ương thực hiện chuyến viếng thăm thân thiện theo lời mời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter  rồi sau đó sẽ ghé thăm Cuba.” Theo Global Times ngày 11/6/2015, “ Tướng Phạm Trường Long - Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương  viếng thăm HKMH Ronald Reagan tại thành phố San Diego, Tiểu Bang California và  ba căn cứ quân sự Mỹ ở bang California và Texas. “

Ngày xưa quân hai bên sắp giao chiến, không có chuyện tướng bên này thăm doanh trại của tướng bên kia ngoại trừ hai bên muốn thương thảo, nhưng phải gặp ở “vùng phi quân sự”. Đây là dấu hiệu hòa hoãn giả tạm để hai bên mua thời gian, tính mưu kế lấn tới và triệt hạ nhau.

-Reuters (Moscow) ngày 8/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh gia tăng tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự trên Quần Đảo Kuriles nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Nga.” Đây chắc chắn là hành động trả đũa Thủ Tướng Abe của Nhật thăm viếng Ukraina, hứa giúp đỡ tài chính cả tỉ đô-la và không công nhận chủ quyền của Nga ở Crimea. Sở dĩ Nhật phải làm thế là để mua tình cảm của Mỹ hầu mong Mỹ bảo vệ an ninh cho mình. Nếu Nhật cứ tiếp tục theo đuổi chính sách  “ngoại giao dưới cái gậy của Mỹ” như thế, Nhật sẽ “mệt cầm canh” với ông bạn láng giềng khổng lồ Nga, trong khi “bá thở” để dối đầu với Hoa Lục. Thế mới hay đúng như câu châm ngôn của Mỹ: “Không có cái gì free/cho không”. Đi với Mỹ để được Mỹ che chở thì phải bị Mỹ o ép thôi. Nếu Nga xây dựng căn cứ quân sự tại quần đảo này thi an ninh của Nhật bị đe dọa ngay ở mặt bắc. Nhìn thấy mối nguy về an ninh này, ngay trong nước Nhật cũng đã có ý kiến chỉ trích chuyến công du Ukraine của Thủ Tướng Abe là vô ích và chỉ đổ thêm dầu vào lửa. 

 -The ValueWalk ngày 8/6/2015: “Mã Lai thường im lặng và tránh chạm trán với sự khiêu khích của Trung Quốc trong vùng, ít ra là tới tuần này. Mã Lai hôm nay loan báo sẽ phản đối một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã xâm nhập vào vũng lãnh hải bắc Borneo của họ - một loan báo có tính đối đầu hiếm hoi giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông gia tăng.”

 -UPI (Bắc Kinh) ngày 11/6/2015: “Trung Quốc tố cáo Nhóm Bảy (G7) đã đưa ra nhận định liên quan đến việc Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm ở Biển Đông. Bắc Kinh nói rằng các lãnh đạo G7 đã đưa ra nhận xét vô trách nhiệm vể việc bồi đắp các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.”

-International Business Times ngày 12/6/2015:Với tiêu đề “Trung Quốc Chuẩn Bị Chiến Tranh…”  (China Prepares For War? Chinese Aircraft Carrier, Fighter Jets Conduct Navy Drills Amid Rising South Sea Tensions) đã trích dẫn nguồn tin Reuters như sau, “Giữa lúc căng thẳng leo thang tại Á Châu, hàng không mẫu hạm duy nhất (Liêu Ninh) đã tiến hành cuộc tập trận vào Thứ Sáu cùng với phi cơ chiến đấu sau khi xuất phát từ thành phố ven biển Thanh Đảo (Qingdao) miền đông Trung Quốc. Các viên chức thuộc Hải Quân Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc từ chối không cho biết địa điểm của cuộc tập trận nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường lệ.”

Nếu HKMH Liêu Ninh - mà một số cho là “hàng mã” - thử nghiệm tác chiến thành công, dong buồm vào Biển Đông, tiến xa hơn vào biển lớn, chắc chắn các nước Đông Nam Á phải lo sợ và chu vi phòng thủ từ xa của Mỹ chắc chắn phải co cụm lại. Hàng không mẫu hạm không đi một mình mà nó được yểm trợ bởi một hạm đội bao gồm một số khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu đổ bộ và một hạm đội tàu ngầm. Với khoảng 40 phi cơ chiến đấu trên boong, nếu nó liên tục xuất kích thì hỏa lực của nó có thế phá tan một vài thành phố ven biển như chơi. Muốn đối đầu với nó, Mỹ cũng phải đưa một hạm đội hùng hậu cộng với HKMH chứ không phải chuyện đùa.

-NextBigFuture ngày 13/6/2015: “Theo một vài ước lượng, Trung Quốc dự tính sản xuất khoàng 42,000 hệ thống máy bay không người lái có căn cứ từ đất liền và trên biển trị giá khoảng 10.5 tỉ đô-la từ 2014 tới 2023. Rất nhiều máy bay không người lái này được sao chép từ thiết kế của Mỹ.”

-Bloomberg News ngày 15/6/2015: “Theo tờ Thanh Niên ngày Chủ Nhật, các tàu của Trung Quốc đã dùng súng bắn nước làm hư hại một tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 7 Tháng Sáu và ba ngày sau  một tàu đánh cá khác bị tấn công và lấy đi máy móc cùng hải sản đánh được, cho dù hai bên vừa mới cam kết cải thiện mối quan hệ và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải vừa ghé thăm Bắc Kinh.” Cho nên điều này giải thích tại sao hai nước đã có bức hoành phi “Mười Sáu Chữ Vàng” trang trọng treo ở “Hữu Nghị Quan” mà Việt Nam vẫn phải liên tục mua sắn vũ khí tối tân, binh sĩ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ngày đêm và ngày hôm nay phải liên kết chặt chẽ với Mỹ. Tin vào lời hứa, lời nói, công hàm, bắt tay, ôm hôn thắm thiết của Trung Quốc thì cũng giống như Thục An Dương Vương tin tưởng cuộc hôn nhân giữa Trọng Thủy-Mỵ Châu là một hiệp ước hòa bình. 

-Reuters (Moscow) ngày 15/6/2015: “Tướng Yuri Yakubov thuộc Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng, kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn định đem xe tăng và vũ khí nặng vào những quốc gia thuộc khối NATO có biên giới với Nga là hành vi xâm lấn nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ từ thời Chiến Tranh Lạnh và Mạc Tư Khoa sẽ đáp trả bằng việc tăng cường lực lượng tại những khu vực chiến lược của NATO. “

Nhận Định:

Liên tiếp trong những ngày cuối Tháng Năm và đầu Tháng Sáu, các phái đoàn cao cấp của Hoa Kỳ tới Việt Nam, nhất là chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter khiến nổi lên những lời đồn đoán về một liên minh quân sự sẽ hình thành để đối phó với Trung Quốc. Thế nhưng trong bài viết của Reuters, Siva Govindasamy cho biết, theo các giới chức Hoa Kỳ nghiên cứu về Việt Nam thì,” Việt Nam muốn xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng họ lại không muốn chọc giận Hoa Lục. Họ chỉ muốn quân bình (sức mạnh giữa Mỹ-Trung Quốc), tiến hành theo từng giai đoạn, từng bước từng bước.”

Luận điểm cùa Siva Govindasamy rất chính xác. Nếu Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ tức Việt Nam trở thành tiền đồn hay mũi nhọn của Mỹ tấn công ngay vào cạnh sườn phía nam của Trung Quốc thì lập tức Việt Nam sẽ trở thành một Ukraina thứ hai. Bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh như kiểu 1979 cho dù thiệt hai nặng nề để phá vỡ liên minh này. Ngoài ra, đứng về mặt công luận hay chính nghĩa mà nói:

-Nếu Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ- chẳng hạn tàu chiến Mỹ đồn trú tại các quân cảng của Việt Nam giống như Tân Gia Ba - thì an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Lúc đó Trung Quốc lấy cớ “bảo vệ an ninh” cho đất nước mình, sẽ tấn công Việt Nam chứ Trung Quốc không có ý đồ xâm lăng Việt Nam. Chẳng hạn nếu Trung Quốc hay Nga liên minh quân sự với Mễ Tây Cơ, chiến hạm của Nga và Trung Quốc đóng tại đây thì Mỹ sẽ tấn công Mễ Tây Cơ với lý “an ninh bị đe dọa” chứ không hề có ý xâm lăng Mễ Tây Cơ. Luận điểm này có thể được thế giới chấp nhận.

-Nhưng nếu Việt Nam theo chính sách độc lập, tự chủ về quốc phòng, chỉ mua vũ khí, tập trận chung với Mỹ, nhờ Mỹ huấn luyện chuyên môn, cùng với Nhật, Nga, Úc, Ấn Độ - các tàu chiến Mỹ có thể vào Cam Ranh để tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa thì Trung Quốc không thể lấy cớ Việt Nam đe dọa an ninh Trung Quốc được. Khi đó mọi cuộc tấn công Việt Nam là hành vi xâm lược không thể biện minh.

-Trước hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, các quốc gia Đông Nam Á chia làm bốn khuynh hướng:

Rõ ràng cả thế giới đều thấy, mạnh như Mỹ, Nhật, Ấn Độ mà còn phải thận trọng từng bước khi đối phó với Hoa Lục thì nói chi tới các nước nhỏ ở Đông Nam Á. Chẳng hạn bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã phải mời tướng Trung Quốc qua thăm hàng không mẫu hạm cùng các căn cứ quân sự…để cho bớt căng thẳng, thăm dò và tính kế. Hăng hái, sốc nổi, không lấy sức mạnh của dân tộc là chính, nhờ cậy vào ngoại bang thì sớm muộn đất nước cũng tan nát hoặc bị bán đứng. Tuy nhiên binh thư cũng lại dạy rằng nếu đã lâm vào bước đường cùng thì phải tử chiến, tức tìm cái sống trong cái chết. Giả sử, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì liên minh quân sự với Mỹ là điều có thể chấp  nhận được. Xin nhớ, trong sách lược giữ nước không có điều gì cấm kỵ cũng như không có giáo điều. Tuy nhiên lúc đó lại nảy ra một câu hỏi là liệu Mỹ có dám liên minh với Việt Nam không? Hay lo sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Lục, Mỹ chỉ đứng ngoài la ó, phản đối chứ không động thủ? Thế mới hay, cuộc xung đột tại Biển Đông vô cùng phức tạp và nhức đầu. Nhức đầu cho cả Mỹ, Nhật, Việt Nam, Phi Luật Tân và sau đó cho cả Đông Nam Á.
1) Theo Mỹ-Nhật và đối đầu với Trung Quốc là Phi Luật Tân.
2) Cho quân Mỹ đồn trú tại đất nước mình nhưng làm ăn buôn bán lớn với Trung Quốc và có lập trường “nước đôi” đó là Tân Gia Ba.
3) Theo Trung Quốc hoàn toàn nhưng không có quân Trung Quốc trong nước, đó là Campuchia.
4) Còn các quốc gia như Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện không ra mặt chống Trung Quốc nhưng bên trong hết sức cảnh giác, cần sự hiện diện của Mỹ nhưng không đi với Mỹ tức không liên minh quân sự với Mỹ. Và Việt Nam đã đi theo xu thế chung của Đông Nam Á.

- Tuy nhiên, khác với các quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc cho nên ở vào vị thế vô cùng khó khăn và phải hết sức thận trọng. Chẳng hạn Việt Nam không thể “đóng cửa rút cầu” cắt đứt ngoại giao với Trung Quốc như Phi Luật Tân. Ngày xưa, khi quân Nguyên-Mông sửa soạn xâm lăng nước ta nhưng gửi sứ thần Sài Thung tới, vua quan nhà Trần vẫn phải thù tiếp mặc dù trong bụng muốn ăn gan uống máu tên sứ thần vô cùng ngạo mạn này. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kinh chép, “Vua Nhân Tông sai quan đại thần ra tiếp. Thung không thèm đáp lễ; vua bày yến mời, Thung không thèm đến. Đình thần An-nam ai cũng lấy làm tức giận nhưng không dám nói ra.” Thế cho nên Đại Việt ta theo sách lược, bề ngoài thì mềm dẻo lễ độ, nhẫn nhục, bên trong thì chuẩn bị binh mã. Nếu Tàu xâm lấn đất nước thì ”đánh cho chim muông tan tác” (*) chui vào ống đồng mà chạy. Nhưng các vua Đại Việt không bao giờ chủ trương tấn công Trung Hoa hay chọc giận Trung Hoa.

-Việt Nam là đồng minh truyền thống của Nga. Nhờ Nga mà Việt Nam có đầy đủ vũ khí để tự vệ (**). Một liên minh quân sự Việt –Mỹ sẽ phá vỡ quan hệ truyền thống đó, điều mà Việt Nam không bao giờ chấp nhận. Bằng cớ là vào ngày 4/6/2015, sau khi tiếp Ô. Carter, theo tin tức trong nước, “Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh- Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội đã tiếp Thượng Tướng Saliukov Oleg Leonidovich –Tổng Tư Lệnh Lục Quân các lực lượng vũ trang Liên Bang Nga. Hai bên  khẳng định, việc tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga; trong đó, hợp tác về lĩnh vực quốc phòng được đánh giá là mẫu mực, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác khác.”

Sau Đối Thoại Shangri-La, trong một cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi, “Trong lịch sử, các nước lớn đã từng mặc cả sau lưng Việt Nam và chúng ta đã từng bị thiệt hại bởi sự mặc cả đó. Thưa ông, làm thế nào để lịch sử không lặp lại?” Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời, “Việt Nam không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình, và điều quan trọng là chúng ta đừng tạo cơ hội cho người khác thỏa hiệp trên lưng mình. Cơ hội tốt nhất để họ mặc cả sau lưng mình là khi mình vào hùa với một bên để chống một bên khác và quá tin tưởng vào một thế lực nào đó. Nếu mình không độc lập tự chủ, phải dựa vào một thế lực nào đó thì sẽ đến khi họ đem mình lên bàn cân để định lượng thế nào và bao nhiêu?

Từ nhận định của Tướng Nguyễn Chí Vịnh và từ những hành động trong thực tế, chúng ta thấy chưa thể có liên minh quân sự Việt-Mỹ trong lúc này. Việt Nam theo sách lược vừa làm vừa lượng giá tình hình, không cứng nhắc vào một sách lược nào cả để có thể tiến-thoái chứ không ào một cái như Phi Luật Tân hoặc Ukraina để rồi có thể sa lầy, không rút chân ra được. Sau quá nhiều chiến tranh diễn ra trên đất nước, Việt Nam cần hòa bình lâu dài để hồi phục và phát triển. Sách lược ngoại giao của Việt Nam bây giờ là “không để ai đánh mình” giống như võ sĩ Quyền Anh Muhammad Ali cứ nhảy nhảy vòng quanh theo kiểu “Lăng Ba Vi Bộ” để tránh đòn. Nhưng lợi dụng lúc đối thủ sơ hở thì tấn công nhanh như vũ bão và hạ đối thủ đo ván. Đó là lối đánh của một nhà vô địch, khác với lối đánh của Mike Tyson, trọng tài vừa ra hiệu là nhào tới tấn công đối thủ tới tấp. Nếu đối thủ chịu đựợc “ba búa Trình Giảo Kim” thì Mike Tyson thua.

Rõ ràng cả thế giới đều thấy, mạnh như Mỹ, Nhật, Ấn Độ mà còn phải thận trọng từng bước khi đối phó với Hoa Lục thì nói chi tới các nước nhỏ ở Đông Nam Á. Chẳng hạn bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã phải mời tướng Trung Quốc qua thăm hàng không mẫu hạm cùng các căn cứ quân sự…để cho bớt căng thẳng, thăm dò và tính kế. Hăng hái, sốc nổi, không lấy sức mạnh của dân tộc là chính, nhờ cậy vào ngoại bang thì sớm muộn đất nước cũng tan nát hoặc bị bán đứng. Tuy nhiên binh thư cũng lại dạy rằng nếu đã lâm vào bước đường cùng thì phải tử chiến, tức tìm cái sống trong cái chết. Giả sử, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì liên minh quân sự với Mỹ là điều có thể chấp  nhận được. Xin nhớ, trong sách lược giữ nước không có điều gì cấm kỵ cũng như không có giáo điều. Tuy nhiên lúc đó lại nảy ra một câu hỏi là liệu Mỹ có dám liên minh với Việt Nam không? Hay lo sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Lục, Mỹ chỉ đứng ngoài la ó, phản đối chứ không động thủ? Thế mới hay, cuộc xung đột tại Biển Đông vô cùng phức tạp và nhức đầu. Nhức đầu cho cả Mỹ, Nhật, Việt Nam, Phi Luật Tân và sau đó cho cả Đông Nam Á. Nguyên do: Trung Quốc là một đại cường vũ khí nguyên tử đầy mình với dân số 1.3 tỉ chứ không phải là những “con gà chết” như Iraq, Afghanistan hay Libya. Ai muốn thử sức hay “bóp mũi ” Trung Quốc xin hãy vế nhà chuẩn bị vài trăm quả bom nguyên tử, vài ngàn hỏa tiễn liên lục địa và khoảng 2,000,000 lính, lúc đó mới có thể nói chuyện được./-

Đào Văn Bình
(California ngày 15/6/2015)

(*) Bình Ngô Đại Cáo
(**) Theo các con số của Ngũ Giác Đài, Việt Nam hiện mua 90% các thiết bị quân sự cần thiết từ Nga.(VOA)

Khai Dân TríĐào Văn Bình