Nhật Ký Biển Đông: Chưa Thể Có Liên Minh Quân Sự Việt-Mỹ
Nhật
Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Sáu ghi nhận những chuyển biến quan trọng như
sau:
-AP
ngày 1/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Ashton
Carter trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội
nói rằng hai quốc gia mở rộng hợp tác quân sự trong đó bao gồm những kế hoạch
tiến hành những chiến dịch quân sự (military operations) chung. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị
tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.” Còn theo BBC tiếng Việt,
“Hoa Kỳ
và Việt Nam đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, đánh
dấu bước chuyển mới trong quan hệ hai nước.”
-AFP
ngày 1/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã thảo luận về việc
Việt Nam ngưng biến cải các bãi đá ngầm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang
Thanh khi hai bên tập trung thảo luận về an ninh trên biển.” Ô. Carter cho biết,
“Hoa Kỳ và Việt Nam cùng làm việc với nhau để bảo đảm hòa bình cũng nhu ổn định
trong khu vực và xa hơn nữa (and
beyond).”
Còn
Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh nói rằng, “Chúng tôi có một số hoạt động nhằm nâng
cao và củng cố một số đảo thuộc chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi không mở rộng
đảo, chúng tôi chỉ củng cố để tránh sóng biển làm sói mòn. Hiện Việt Nam có
quân đóng ở 21 hòn đảo và bãi đá ngầm.”
Đây
là đề nghị hợp lý bởi vì nếu Hoa Kỳ làm mạnh với lý do Hoa Lục bành trướng lãnh
thổ qua việc biến cải các bãi đá ngầm thì Hoa Lục có thể nêu lý do Việt Nam
cũng làm chuyện tương tự sao quý vị không phản ứng. Hai bên Việt-Mỹ tiến hành
cuộc hợp tác mới về quân sự như thế nào thì chưa rõ, nhưng câu nói “xa hơn nữa”
(and beyond) của Ô. Carter hàm ý nhiều
chuyện quan trọng, dĩ nhiên chưa thể nói ra.
-Reuters
(Hà Nội) ngày 2/6/2015: “Vào ngày Thứ Ba, Việt Nam nhận hai pháo hạm trang bị hỏa
tiễn đóng ở trong nước thiết kế theo mẫu chiến hạm của Nga và đây là hành động
nhằm tăng thêm sức mạnh phòng thủ trên biển khi căng thẳng sôi sục về chủ quyền
tại Biển Đông. Hai hộ tống hạm loại nhỏ này có tên là Molniyas trang bị 16 hỏa
tiễn và súng tự động nằm trong sáu chiếc do hải quân đặt hàng, hai chiếc đã được
giao năm ngoái. Hỏa tiễn có tầm bắn 130 km. Nhiều chuyên gia nói rằng sự tăng
cường sức mạnh hải quân và mối giao hảo với Nhật Bản, Phi Luật Tân cùng Hoa Kỳ
mới đây là những dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Việt Nam đối đầu với thái độ
khăng khăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc sau cuộc đụng chạm với Bắc Kinh
năm ngoái (biến cố Haiyang 981) ”
Cũng theo Reuters, “Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng Viêt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh, cho rằng việc đóng, thử nghiệm
và bàn giao các tàu Molniya cho thấy Việt Nam đã làm chủ được công nghệ và kỹ
thuật đóng tàu quân sự hiện đại “.
-VOA tiếng Việt ngày 3/6/2015: “Một
trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài viết hôm
31 tháng 5, nói rằng Trung Quốc đã chính thức khiếu nại với Nga, Việt Nam và
Hoa Kỳ, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà
Nội, theo tường thuật của tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc. Phúc
trình về chiến lược nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam đã cố tình làm giảm nhẹ tầm
quan trọng của vấn đề, nhưng tới nay 28 tên lửa Klub đã được giao cho Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm bởi vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn
công các mục tiêu trên bộ.”
-VOA ngày 4/6/2015: “Chính phủ Úc khẳng định lập trường trong một phúc
trình đăng trên báo The Australian hôm nay, nói rằng Canberra đang tích cực cứu
xét việc điều máy bay trinh sát P-3 tới không phận bên trên vùng biển trong
phạm vi 12 hải lý cách các đảo tân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, là khoảng
cách tiêu biểu phân biệt vùng thuộc chủ quyền lãnh hải, tính từ bờ biển.
-Blooberg News
ngày 4/6/2015: “Vào tháng này, Việt Nam tổ chức chuyến du lịch đầu tiên tại
Quần Đảo Trường Sa, mời khách du lịch tới tuyến đầu nơi đang tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc ở
Biển Đông. Chuyến du lịch sáu ngày bao gồm việc thăm viếng hai đảo nổi, hai đảo
chìm và buổi lễ chào cờ được tổ chức chỉ vài tuần sau khi máy bay thám thính
của Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo không được bay gần các bãi đá ngầm mà Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền.” Trong khi đó theo VOA tiếng Việt, Trung Quốc phản đối và
nói rằng “Việt Nam xâm phạm chủ quyền khi dự định tổ chức tuyến du lịch ra quần đảo
Trường Sa.” Đây đúng là hành vi lố bịch của Trung Quốc, không xứng đáng
với tầm vóc của một đại cường. Trường Sa là của Việt Nam từ lâu lắm rồi. Trước
1975 quân đội VNCH trấn giữ các đảo này sao không thấy Trung Quốc lên tiếng
phản đối? Đảo của tôi, đất của tôi, tôi có tổ chức các chuyến du lịch là chuyện
của tôi, sao anh lại xía vào? Thật vô duyên!
-Business Insider
ngày 5/6/2015: “Các nguồn tin cho biết Việt Nam đang thảo luận với các nhà cung
cấp Âu Châu và Hoa Kỳ để mua máy bay chiến đấu, máy bay tuần thám trên biển,
máy bay không người lái để tăng cường khả năng phòng thủ trên không giữa lúc
thái độ khăng khăng đòi hỏi chủ quyền của Hoa Lục gia tăng.” Bản tin cũng nói
thêm, “Một nhà cung cấp vũ khí Tây Phương nói Hà Nội hiện đại hóa không lực
bằng cách thay thế hơn 100 máy bay Mig-21 đã già cỗi trong lúc giảm bớt sự sự
lệ thuộc vũ khí vào Moscow cho hệ thống quân đội có khoảng 480,000 binh sĩ. Mặc
dù con số ngoại thương giữa hai quốc gia mỗi năm là 50 tỉ đô-la, nhưng Việt Nam
luôn luôn cảnh giác với thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. “ Còn về quan hệ
Việt-Mỹ, bài báo của Siva Govindasamy nhận định, “Tuy vậy,
một nguồn tin nghiên cứu về các mục tiêu của Việt Nam không muốn tiết lộ danh
tính cho biết Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội coi Hoa Kỳ là một người hợp tác đáng tin
cậy hơn (more reliable partner) sẽ làm gia tăng căng thẳng với Hoa
Lục. Việt Nam muốn xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng họ lại
không muốn chọc giận Hoa Lục. Họ chỉ muốn quân bình (sức mạnh giữa Mỹ-Trung
Quốc), tiến hành theo từng giai đoạn, từng bước từng bước.”
Ngày xưa quân hai bên sắp giao chiến, không có chuyện tướng bên này thăm doanh trại của tướng bên kia ngoại trừ hai bên muốn thương thảo, nhưng phải gặp ở “vùng phi quân sự”. Đây là dấu hiệu hòa hoãn giả tạm để hai bên mua thời gian, tính mưu kế lấn tới và triệt hạ nhau. |
-AP
(Tokyo) ngày 5/6/2015: “Tổng Thống Aquino của Phi Luật Tân loan báo ông muốn
bắt đầu thương thảo để cho phép quân đội Nhật vào đất nước Đông Nam Á này trong
lúc hai quốc gia Nhật-Phi xây dựng hợp tác quốc phòng giữa khi tranh chấp lãnh
thổ căng thẳng với Trung Quốc. Thỏa hiệp có thể cho phép quân đội Nhật thăm
viếng định kỳ để tiếp tế nhiên liệu, các nhu cầu tiếp vận cùng nhu cấu pháp lý
khác.”
Nếu như quân đội Nhật, dù là theo
định kỳ, có mặt tại Phi Luật Tân cùng với quân đội Mỹ thì mặt trận chính của
Biển Đông là Phi Luật Tân chứ không phải Việt Nam. Tình hinh biến chuyển rất
nhanh không ai lường trước được.
-Reuters
(Bắc Kinh) ngày 7/6/2015: “Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Hung Gia Lợi trở
thành quốc gia Âu Châu đầu tiên ký thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc về dự án
Con Đường Tơ Lụa nhằm phát triển thương mại, hạ tầng cơ sở giao thông xuyên Á
Châu và xa hơn nữa. Đầu năm nay Chủ Tịch Tập Cân Bình nói rằng ông hy vọng
thương mại mỗi năm với những quốc gia tham dự vào dự án của Bắc Kinh để tạo Con
Đường Tơ Lụa Hiện Đại sẽ vượt quá 2500 tỉ trong mười năm.”
- Reuters (Bắc Kinh) ngày 8/6/2014: “Bộ Quốc
Phòng Trung Quốc cho biết một trong những nhân vật hàng đầu của quân đội tới
thăm Hoa Kỳ ngày hôm nay 8/6/2015 giữa lúc giữa hai quốc gia căng thẳng vể Biển
Đông và an ninh điện tử. Ô. Fan Changong (Phạm Trường Long) - người đứng đầu
Quân Ủy Trung Ương thực hiện chuyến viếng thăm thân thiện theo lời mời của Bộ
Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter
rồi sau đó sẽ ghé thăm Cuba.” Theo Global Times ngày 11/6/2015, “ Tướng Phạm Trường
Long - Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương viếng thăm HKMH Ronald Reagan tại thành
phố San Diego, Tiểu Bang California và ba căn cứ quân sự Mỹ ở bang California và
Texas. “
Ngày xưa quân hai
bên sắp giao chiến, không có chuyện tướng bên này thăm doanh trại của tướng bên
kia ngoại trừ hai bên muốn thương thảo, nhưng phải gặp ở “vùng phi quân sự”. Đây là dấu hiệu hòa hoãn giả tạm để hai bên mua
thời gian, tính mưu kế lấn tới và triệt hạ nhau.
-Reuters
(Moscow) ngày 8/6/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh gia
tăng tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự trên Quần Đảo Kuriles nơi
đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Nga.” Đây chắc chắn là hành động
trả đũa Thủ Tướng Abe của Nhật thăm viếng Ukraina, hứa giúp đỡ tài chính cả tỉ
đô-la và không công nhận chủ quyền của Nga ở Crimea. Sở dĩ Nhật phải làm thế là
để mua tình cảm của Mỹ hầu mong Mỹ bảo vệ an ninh cho mình. Nếu Nhật cứ tiếp
tục theo đuổi chính sách “ngoại giao dưới cái gậy của Mỹ” như thế,
Nhật sẽ “mệt cầm canh” với ông bạn
láng giềng khổng lồ Nga, trong khi “bá
thở” để dối đầu với Hoa Lục. Thế mới hay đúng như câu châm ngôn của Mỹ: “Không có cái gì free/cho không”. Đi với
Mỹ để được Mỹ che chở thì phải bị Mỹ o ép thôi. Nếu Nga xây dựng căn cứ quân sự
tại quần đảo này thi an ninh của Nhật bị đe dọa ngay ở mặt bắc. Nhìn thấy mối
nguy về an ninh này, ngay trong nước Nhật cũng đã có ý kiến chỉ trích chuyến
công du Ukraine của Thủ Tướng Abe là vô ích và chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
-The
ValueWalk ngày 8/6/2015: “Mã Lai thường im lặng và tránh chạm trán với sự khiêu
khích của Trung Quốc trong vùng, ít ra là tới tuần này. Mã Lai hôm nay loan báo
sẽ phản đối một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã xâm nhập vào vũng lãnh hải bắc
Borneo của họ - một loan báo có tính đối đầu hiếm hoi giữa lúc căng thẳng ở
Biển Đông gia tăng.”
-UPI
(Bắc Kinh) ngày 11/6/2015: “Trung Quốc tố cáo Nhóm Bảy (G7) đã đưa ra nhận định
liên quan đến việc Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm ở Biển Đông. Bắc Kinh
nói rằng các lãnh đạo G7 đã đưa ra nhận xét vô trách nhiệm vể việc bồi đắp các
đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.”
-International Business Times ngày 12/6/2015:Với tiêu đề “Trung
Quốc Chuẩn Bị Chiến Tranh…” (China Prepares For War? Chinese Aircraft Carrier, Fighter Jets Conduct
Navy Drills Amid Rising South Sea Tensions) đã trích dẫn nguồn tin Reuters như sau, “Giữa lúc căng thẳng leo thang tại
Á Châu, hàng không mẫu hạm duy nhất (Liêu Ninh) đã tiến hành cuộc tập trận vào
Thứ Sáu cùng với phi cơ chiến đấu sau khi xuất phát từ thành phố ven biển Thanh
Đảo (Qingdao) miền đông Trung Quốc. Các viên chức thuộc Hải Quân Giải Phóng
Quân Nhân Dân Trung Quốc từ chối không cho biết địa điểm của cuộc tập trận
nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường lệ.”
Nếu HKMH Liêu Ninh
- mà một số cho là “hàng mã” - thử
nghiệm tác chiến thành công, dong buồm vào Biển Đông, tiến xa hơn vào biển lớn,
chắc chắn các nước Đông Nam Á phải lo sợ và chu vi phòng thủ từ xa của Mỹ chắc
chắn phải co cụm lại. Hàng không mẫu hạm không đi một mình mà nó được yểm trợ
bởi một hạm đội bao gồm một số khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu đổ bộ và một
hạm đội tàu ngầm. Với khoảng 40 phi cơ chiến đấu trên boong, nếu nó liên tục
xuất kích thì hỏa lực của nó có thế phá tan một vài thành phố ven biển như
chơi. Muốn đối đầu với nó, Mỹ cũng phải đưa một hạm đội hùng hậu cộng với HKMH
chứ không phải chuyện đùa.
-NextBigFuture
ngày 13/6/2015: “Theo một vài ước lượng, Trung Quốc dự tính sản xuất khoàng 42,000
hệ thống máy bay không người lái có căn cứ từ đất liền và trên biển trị giá
khoảng 10.5 tỉ đô-la từ 2014 tới 2023. Rất nhiều máy bay không người lái này
được sao chép từ thiết kế của Mỹ.”
-Bloomberg
News ngày 15/6/2015: “Theo tờ Thanh Niên ngày Chủ Nhật, các tàu của Trung Quốc
đã dùng súng bắn nước làm hư hại một tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng
Sa vào ngày 7 Tháng Sáu và ba ngày sau một
tàu đánh cá khác bị tấn công và lấy đi máy móc cùng hải sản đánh được, cho dù
hai bên vừa mới cam kết cải thiện mối quan hệ và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải
vừa ghé thăm Bắc Kinh.” Cho nên điều này giải thích tại sao hai nước đã có bức
hoành phi “Mười Sáu Chữ Vàng” trang trọng treo ở “Hữu Nghị Quan” mà Việt Nam vẫn phải liên tục mua sắn vũ khí tối
tân, binh sĩ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ngày đêm và ngày hôm nay phải liên kết
chặt chẽ với Mỹ. Tin vào lời hứa, lời nói, công hàm, bắt tay, ôm hôn thắm thiết
của Trung Quốc thì cũng giống như Thục An Dương Vương tin tưởng cuộc hôn nhân
giữa Trọng Thủy-Mỵ Châu là một hiệp ước hòa bình.
-Reuters
(Moscow) ngày 15/6/2015: “Tướng Yuri Yakubov thuộc Bộ Quốc Phòng
Nga nói rằng, kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn định đem xe tăng và vũ khí nặng vào những
quốc gia thuộc khối NATO có biên giới với Nga là hành vi xâm lấn nguy hiểm nhất
của Hoa Kỳ từ thời Chiến Tranh Lạnh và Mạc Tư Khoa sẽ đáp trả bằng việc tăng cường
lực lượng tại những khu vực chiến lược của NATO. “
Nhận Định:
Liên tiếp trong những
ngày cuối Tháng Năm và đầu Tháng Sáu, các phái đoàn cao cấp của Hoa Kỳ tới Việt
Nam, nhất là chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter khiến nổi
lên những lời đồn đoán về một liên minh quân sự sẽ hình thành để đối phó với
Trung Quốc. Thế nhưng trong bài viết của Reuters, Siva Govindasamy cho biết,
theo các giới chức Hoa Kỳ nghiên cứu về Việt Nam thì,” Việt Nam muốn xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng họ lại
không muốn chọc giận Hoa Lục. Họ chỉ muốn quân bình (sức mạnh giữa Mỹ-Trung
Quốc), tiến hành theo từng giai đoạn, từng bước từng bước.”
Luận
điểm cùa Siva Govindasamy rất chính xác. Nếu Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ
tức Việt Nam trở thành tiền đồn hay mũi nhọn của Mỹ tấn công ngay vào cạnh sườn
phía nam của Trung Quốc thì lập tức Việt Nam sẽ trở thành một Ukraina thứ hai.
Bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh như kiểu 1979 cho dù
thiệt hai nặng nề để phá vỡ liên minh này. Ngoài ra, đứng về mặt công luận hay
chính nghĩa mà nói:
-Nếu Việt Nam liên minh quân
sự với Mỹ- chẳng hạn tàu chiến Mỹ đồn trú tại các quân cảng của Việt Nam giống
như Tân Gia Ba - thì an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Lúc đó Trung Quốc lấy cớ
“bảo vệ an ninh” cho đất nước mình, sẽ
tấn công Việt Nam chứ Trung Quốc không có ý đồ xâm lăng Việt Nam. Chẳng hạn nếu
Trung Quốc hay Nga liên minh quân sự với Mễ Tây Cơ, chiến hạm của Nga và Trung
Quốc đóng tại đây thì Mỹ sẽ tấn công Mễ Tây Cơ với lý “an ninh bị đe dọa” chứ không hề có ý xâm lăng Mễ Tây Cơ. Luận điểm
này có thể được thế giới chấp nhận.
-Nhưng nếu Việt Nam theo
chính sách độc lập, tự chủ về quốc phòng, chỉ mua vũ khí, tập trận chung với Mỹ,
nhờ Mỹ huấn luyện chuyên môn, cùng với Nhật, Nga, Úc, Ấn Độ - các tàu chiến Mỹ
có thể vào Cam Ranh để tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa thì Trung Quốc không thể lấy
cớ Việt Nam đe dọa an ninh Trung Quốc được. Khi đó mọi cuộc tấn công Việt Nam
là hành vi xâm lược không thể biện minh.
-Trước hành động bành trướng
của Trung Quốc tại Biển Đông, các quốc gia Đông Nam Á chia làm bốn khuynh hướng:
Rõ ràng cả thế giới đều thấy, mạnh như Mỹ, Nhật, Ấn Độ mà còn phải thận trọng từng bước khi đối phó với Hoa Lục thì nói chi tới các nước nhỏ ở Đông Nam Á. Chẳng hạn bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã phải mời tướng Trung Quốc qua thăm hàng không mẫu hạm cùng các căn cứ quân sự…để cho bớt căng thẳng, thăm dò và tính kế. Hăng hái, sốc nổi, không lấy sức mạnh của dân tộc là chính, nhờ cậy vào ngoại bang thì sớm muộn đất nước cũng tan nát hoặc bị bán đứng. Tuy nhiên binh thư cũng lại dạy rằng nếu đã lâm vào bước đường cùng thì phải tử chiến, tức tìm cái sống trong cái chết. Giả sử, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì liên minh quân sự với Mỹ là điều có thể chấp nhận được. Xin nhớ, trong sách lược giữ nước không có điều gì cấm kỵ cũng như không có giáo điều. Tuy nhiên lúc đó lại nảy ra một câu hỏi là liệu Mỹ có dám liên minh với Việt Nam không? Hay lo sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Lục, Mỹ chỉ đứng ngoài la ó, phản đối chứ không động thủ? Thế mới hay, cuộc xung đột tại Biển Đông vô cùng phức tạp và nhức đầu. Nhức đầu cho cả Mỹ, Nhật, Việt Nam, Phi Luật Tân và sau đó cho cả Đông Nam Á. |
1) Theo
Mỹ-Nhật và đối đầu với Trung Quốc là Phi Luật Tân.
2) Cho quân Mỹ đồn trú tại đất
nước mình nhưng làm ăn buôn bán lớn với Trung Quốc và có lập trường “nước đôi” đó là Tân Gia Ba.
3) Theo
Trung Quốc hoàn toàn nhưng không có quân Trung Quốc trong nước, đó là
Campuchia.
4) Còn các quốc gia như Mã
Lai, Nam Dương, Miến Điện không ra mặt chống Trung Quốc nhưng bên trong hết sức
cảnh giác, cần sự hiện diện của Mỹ nhưng không đi với Mỹ tức không liên minh
quân sự với Mỹ. Và Việt Nam đã đi theo xu thế chung của Đông Nam Á.
No comments:
Post a Comment