Trong tuần
này, dư luận tại VN lại nóng lên bởi những chi tiết mà chắc chưa có người dân
nào được biết ngoài mấy ông Bộ trưởng. Và, bỗng dưng… tôi thấy “thương” mấy ông
này quá. Nhất là khi nghe trả lời chất vấn
của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho
biết dù qua 3 lần điều chỉnh tăng lương nhưng mức lương tối thiểu chung (nay là
mức lương cơ sở) đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn rất thấp,
chưa hợp lý, ngay cả lương bộ trưởng cũng thế. “Do mức lương cơ sở thấp nên
lương tính theo ngạch, bậc, chức vụ thấp theo.
Tính
cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người vừa tốt nghiệp ĐH khoảng
3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chỉ
14,4 triệu đồng/tháng. Với lương như vậy, đời sống của người hưởng
lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn”.
Quả
là tội nghiệp cho các ông Bộ trưởng VN, lương có hơn 14,4 triệu đồng một tháng
thì quả thật không đủ tiền cho vợ đi chợ, cho con đi học, cho cả nhà ăn sáng,
trả lương cho mấy cô người giúp việc.
Chưa
nói đến chuyện làm bộ trưởng thì phải có dăm ba bộ com-lê, vài chục cái
cravate, vài chục cái chemise, năm bảy đôi giày thật xịn…chưa kể các thứ linh
tinh khác. Chắc là phải đi vay nợ mới làm được bộ trưởng. Thế mà nhiều ông vẫn
cứ thích làm bộ trưởng mới lạ. Thoạt nghe thấy thương ghê! Nhưng sự thật dân
không thương mà lại có những phản ứng ngược hẳn. Bởi người dân không ngu gì mà
không biềt ngoài lương ra các vị còn có bổng lộc, lương lậu gấp trăm ngàn lần
lương chính thức.
Ngay
trong Quốc Hội cũng đã có nhiều ý kiến phản kháng. Đại biểu Dương Trung Quốc cho
rằng dư luận phản ứng với thông tin lương Bộ trưởng cũng khó sống thì phải đặt
vấn đề thế nào là “sống”?
Ông
nói: “Nhưng tại sao lương thấp vậy người ta vẫn muốn làm Bộ trưởng. Tôi chỉ
thấy chắc chắn một điều là thu nhập của họ rất cao. Cứ trông cách sống của họ
là biết họ thu nhập rất cao rồi. Vậy nên nói “khó sống” người dân phản ứng là
phải, khi thu nhập người lao động bình thường là 2-3 triệu đồng/tháng, công
chức như chúng ta cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng thôi người ta vẫn sống thì
14-15 triệu đồng/tháng sao bảo là khó”.
Ông
Cao Sĩ Kiêm Đại biểu QH Thái Bình, thẳng thắn: “Nếu nói mức lương của Bộ trưởng hiện nay khó sống thì rất vô cùng. Thực
tế thì không ai khó sống, mà lại sống rất đàng hoàng so với tiêu pha. Thu nhập
“thực” của họ, tôi biết, gấp xa nghìn lần mức lương mà họ đang hưởng. Số liệu
đó không phản ánh chính xác thực tế. Vì còn nhiều khoản thu nhập… ngoài không
được kê khai, tính vào lương mà mình không biết, không thống kê được”.
Còn
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì nhận xét: “Nói lương là thế, nhưng tổng thu nhập của Bộ
trưởng khác với lương, họ không khai làm sao mà biết được. Khoản này thì không
có văn bản nào quy định”.
Trên
các trang báo, người dân cũng “bóc mẽ” cái sự lương thấp này. Người dân phân
tích bổng lộc là những khoản được nhà nước cấp cho như đất đai, xe hơi, nhà
cửa, đặc quyền, kinh doanh… Và người ta thường nói “lương lậu” tức là lương đi
đôi với lậu. Cái khoản “lậu” này mới đáng sợ. Và rõ ràng, có những quan chức
trong xã hội, lương chỉ là danh chính ngôn thuận để ký tên trong sổ sách. Thực
chất, “lương thật” của họ phải bao gồm: Lương (theo quy định)+bổng lộc+lậu nữa, mới có thể xênh xang nhà lầu, xe hơi, con cái du học các nước tư bản.
Chính
những con sâu này đang là kẻ nội thù nguy hiểm nhất làm mất niềm tin của dân,
làm suy sụp chế độ.
Đó
là chuyện trong Quốc hội ở kỳ họp này. Ngoài Quốc hội cũng có môt vị bộ trưởng
đáng thương nữa. Đó là Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao Thông- đau đớn xác
nhận một sự thật đau lòng.
Muốn thay nhà thầu Trung Quốc cũng không được
Nói
chuyện với báo chí sáng 9/6 vừa qua, ông Thăng than thở: "Nhà thầu Trung
Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các
điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ".
Tại
cuộc gặp gỡ này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lý giải vì sao Việt Nam
phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát
Linh-Hà Đông mà không phải là của các nước khác, đồng thời tại sao lại không
thể "đuổi" nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực.
Theo
Bộ trưởng Giao thông, việc mua các đoàn tàu của Trung Quốc cho dự án này đang
nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhân dân cũng như các cơ quan truyền thông.
“Vì
mua đoàn tàu của Trung Quốc mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đe dọa có,
khuyên giải cũng có mà đề nghị cũng có. Thâm chí có người còn bảo: ông Thăng
ơi! ông đừng mua các đoàn tàu của Trung Quốc. Tại sao lại mua, ông có vấn đề gì
với Trung Quốc không”.
Tại sao ông Thăng bị dân nghi ngờ?
Có
nghĩa là ông Thăng cũng bị dân nghi ngờ là có “chấm mút” gì với anh chủ thầu
Trung Quốc. Cũng như 6 sếp Ban Quản Lý dự án đường sắt tiêu 11 tỷ đồng lót tay
của nhà thầu Nhật Bản vừa bị khui ra ánh sáng vào ngày 4/6 vừa qua.
Những
vụ ăn chia giữa quan chức với nhà thầu ở VN như đã thành… tiền lệ, lớn nhỏ gì
có thầu là có thông đồng, có lót tay. Đó là ưu tiên hàng đầu trước và sau khi
chọn nhà thầu. Ông Thăng có bị nghi ngờ thậm chí chửi bới cũng chẳng có gì lạ.
Ông
Bùi Danh Liên (Chủ tịch hiệp hội Vận tải Hà Nội) bày tỏ mối lo ngại: “Từ
xưa đến nay, hàng Trung Quốc vẫn thật giả lẫn lộn, rất khó để phát
hiện ra. Thực tế, chất lượng các loại sản phẩm của Trung Quốc đã mất
lòng tin với rất nhiều người
trên khắp thế giới. Ông nhấn mạnh: “Thông qua việc xây dựng tuyến đường
sắt và mua tàu Trung Quốc lần này, chúng ta cũng nên rút ra kinh
nghiệm rằng, đối với nhà đầu tư, cho dù có vốn nhưng khi đã mất
niềm tin cũng không nên bắt tay với họ trong bất kỳ dự án nào nữa”
Nhưng
trong vụ này, có vẻ như ông Thăng hoàn toàn không chấm mút gì nên ông cứ ngang
nhiên nói thẳng ra nỗi đau tím ruột của mình cho dân thông cảm.
Ông
kể: “Dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam
và Trung Quốc từ năm 2008”. Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn.
Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của Trung Quốc. Bộ
trưởng Đinh La Thăng cho biết đây là các điều kiện trong Hiệp định đã được ký
giữa hai Chính phủ, là việc rất khó khăn nên không thể muốn thay đổi là có thể
thay đổi được”.
Điều
đó cũng có nghĩa là ông Bộ trưởng Thăng bị Chính phủ đặt vào tình thế “đã rồi”
không thể làm gì hơn được. Nếu ông có quyền thì ông đã tống cổ anh nhà thầu
Trung Quốc này đi từ lâu rồi. Bởi từ khi thực hiện dự án, nhà thầu này đã làm
ăn rất tắc trách, bê bối, coi tính mạng người dân như sâu bọ. Hãy thử nhìn qua
những gì họ đã gây ra:
Làm ăn lề mề để kiếm thêm tiền
Dự
án được chính thức phát lệnh khởi công từ ngày 10/10/2011 và dự định sẽ hoàn
thành cuối năm 2014 để đưa vào khai thác sử dụng từ quý II/2015. Sau hàng loạt
lý do dẫn đến sự chậm trễ, dự án được chuyển sang cuối năm 2015 mới xong và đưa
vào chạy thử vào đầu năm 2016. Ngoài chậm tiến độ, sau 5 năm thi công, tổng mức
đầu tư dự án này đã phải điều chỉnhtừ 552 triệu USD lên 868 triệu USD, tăng 316
triệu USD so với ban đầu. Đó cũng là chiêu láu cá của mấy anh ba
Tàu. Làm ăn lề mề để buộc chủ nhà phải tăng vốn mới hoạt động tiếp. Chủ đầu tư
lại bị dồn thế không tăng không được vì đó là vốn mượn của Tàu, phải làm cho
xong.
Làm ẩu, làm liều không kể đến tính mạng người dân
Hàng
vạn người dân thủ đô đang phải lưu thông ở những nơi mà tai nạn có thể xảy ra
bất cứ lúc nào, những lưỡi hái tử thần luôn treo trên đầu họ, mỗi ngày.
Trong
một khoảng thời gian ngắn, tai nạn liên tục xảy ra, với mức độ, hình thức khác
nhau, nhưng có chung nguyên nhân được tuyên bố là do “thi công ẩu”. Đó là tội
coi thường tính mạng của người dân.
Vài
thí dụ gần nhất:
-
Tối 10/5 xảy ra vụ rơi cọc thép dài 9m, rộng 0,3m, nặng khoảng 630kg tại công
trường thi công nhà ga số 4 (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), suýt
trúng hai người đi xe máy.
-
Ngày 12/5, vụ sập cần cẩu trước số nhà 561 và 539 đường Cầu Giấy đè trúng
một phụ nữ đang mang thai và một thanh niên đang lưu thông trên đường.
-
Chưa kể đến việc vào khoảng 9h30 cùng ngày (12/5), trên đường Nguyễn Trãi
(Thanh Xuân – Hà Nội), một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao đã rơi xuống đường và trúng vào chiếc ô tô Honda Civic.
-
Trước đó, cuối năm 2014, tại các công trường thi công dự án đường sắt trên cao
tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng đã xảy ra 2 vụ rơi vật liệu xuống đường khiến 1
người chết, 3 người bị thương.
-
Khi xảy ra vụ rơi dầm thép công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hôm
6-11-2014, Bộ trưởng Giao thông cam kết rằng: Sẽ không có tai nạn nào như vậy
nữa. Hàng loạt cán bộ thuộc Ban quản lý dự án bị giáng chức, điều chuyển. Nhưng
ngay khi dự án được thi công trở lại, ngày 28.12, tai nạn lại tiếp tục xảy ra,
thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lần này, Bộ trưởng GTVT lần đầu tiên đề cập đến
nguyên nhân tư vấn giám sát. Theo đó, ông yêu cầu phải chấm dứt hợp đồng với tư
vấn giám sát (Trung Quốc), ký hợp đồng với một công ty giám sát của VN, do Bộ
GTVT chỉ định. Nhưng trả lời PV báo chí, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc BQL dự
án đường sắt (Bộ GTVT), nói rằng chỉ thay người đứng đầu đơn vị, còn tư vấn
giám sát vẫn là nhà thầu Trung Quốc.
Nói
như vậy có nghĩa là cùng với việc tổng thầu Trung Quốc ngang nhiên nuốt lời hứa
về tiến độ, vốn, an toàn lao động…, để thấy rằng, chủ đầu tư dự án đường sắt
trên cao Cát Linh - Hà Đông đang không thể kiểm soát được những gì đang diễn ra
ở đại dự án gần 9.000 tỉ đồng này.
Phải
nói thẳng là ngay cả đến cấp Bộ Trưởng cũng bất lực trước sự tung hoành ngang
ngược của nhà thầu Trung Quốc, không chỉ ở các dự án giao thông mà trong rất
nhiều lãnh vực khác.
Tội
nghiệp cho ông Bộ trưởng, nhưng ông đau một thì dân đau mười bởi bao nhiêu tai
ương dân chiụ hết và mỗi người còng lưng gánh món nợ đến 21 triệu đồng, trả đến
đời con đời cháu cũng chưa hết. Nói thẳng ra Trung Quốc bất chấp mọi thủ
đoạn để khống chế cả nền kinh tế VN.
No comments:
Post a Comment