HIỆN TƯỢNG DONALD TRUMP
VÀ TINH THẦN BẢO THỦ CỦA MỸ
ĐỊNH NGUYÊN
Donald
Trump là một ứng viên tổng thống vào năm tới (2016), 69 tuổi (sinh ngày 14
tháng 6 năm 1946), tên đầy đủ là Donald John Trump, Jr. Ông ta là một tác giả có sách bán chạy; một
thương gia giàu có, sở hữu chủ khoảng trên dưới 500 cơ sở thương mại; một ông
trùm trong ngành địa ốc và truyền thông, giải trí; là sáng lập viên của Trump
Entertainment Resort, nơi thường được ông ta tổ chức thi hoa hậu thế giới hằng
năm. Tài sản của ông ta ước tính vào khoảng
10 tỉ dollars... Ông có phi cơ riêng mà báo
chí ví von “Trump Force One” (tương tự như Air Force One). Ra ứng cử tổng thống, ông ta xài tiền túi,
không cần tiền ủng hộ của bá tánh!
Một người
nổi tiếng và giàu có như ông ta ra ứng cử tổng thống Mỹ là chuyện bình thường,
sao gọi là “hiện tượng”? Và tại sao “hiện tượng” nầy có liên quan đến tinh thần
bảo thủ của người Mỹ?
Chuyện
như thế nầy,
Là
người Mỹ trắng thuộc Đảng Cộng Hoà (bảo thủ), Donald Trump mở chiến dịch tranh
cử rất ồn ào, không giống bất cứ ai từ trước đến nay trong cả hai đảng, Cộng
Hoà (CH) cũng như Dân Chủ (DC). Ông ta tấn
công mọi phía, tấn công đối thủ DC thì ít mà tấn công các “đồng chí” CH thì nhiều!
Có người cho rằng điều nầy hợp lý vì bầu cử sơ bộ (Primary Election) nên ông
Trump phải quyết tâm “hạ đo ván” những người cùng phe để dành sự đề cử của đảng. Lập luận nầy không đứng vững khi Donald
Trump công kích TNS. John McCain, một người CH không ra tranh cử kỳ nầy. Ai cũng biết TNS. John McCain là người hùng của
Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam vừa qua.
Ông là phi công, lái máy bay oanh tạc Bắc Việt, phi cơ bị VC bắn rơi và
bị bắt tù tại Bắc Việt 5 năm. Thế mà
Donald Trump chê John McCain không phải là anh hùng vì ông ta bị kẻ thù bắt (He
is not a war hero because he was captured)! Tội nghiệp, ông McCain xớ rớ đâu đó để xoan đạn
của Donald Trump.
Khởi
đi từ vụ nầy, báo chí Mỹ nhận định Donald Trump đã châm ngòi cho cuộc nội chiến
trong Đảng GOP (CH). Sự thách thức và
thái độ thái quá của ông Trump đã gây phản ứng gay gắt, không những từ phía những
ứng cử viên tổng thống cùng đảng mà ngay tổ chức/lãnh đạo Đảng CH (RNC,
Republican National Committees) cũng lên tiếng phản đối. Họ tuyên bố rằng “Không có chỗ đứng trong đảng
hoặc trên đất nước chúng ta dành cho những phê phán có tính gièm pha những người
đã phục vụ tổ quốc một cách danh dự” (There is no place in our party or country
for comments that disparage those who have served honorably). Trước sự tấn công của Đảng và “đồng chí”
mình, Donald Trump nổi giận, phát biểu “Đảng CH không ủng hộ tôi. Họ chỉ ủng hộ tôi khi tôi đóng góp tiền bạc
cho họ. Tôi là túi tiền của họ. Họ quả là khá ngu ngốc… Tôi đang đợi xem, những
ngày tới Đảng CH đối xử với tôi như thế nào.
Nếu họ đối xử với tôi bất công, tôi sẽ căn cứ vào đó để hành động” (Yahoo! News, Donald Trump threatens to make
Republicans’ worst nightmare come true, tác giả Colin Campbell). Ông ta lớn tiếng: “Các chính trị gia sẽ huỷ
hoại đất nước nầy. Họ quá yếu kém, việc
làm của họ không có hiệu quả” (The politicians are going to destroy this
country. They are so weak, so
ineffective).
Người
ta nghĩ rằng Donald Trump có thể thành lập đảng thứ ba để tranh cử tổng thống.
Trong
một cuộc phỏng vấn của báo The Hill newspaper, Donald Trump tuyên bố: “Tôi muốn
làm những gì tốt đẹp cho đất nước, không phải những gì có lợi cho những nhóm lợi
ích đặc biệt, càng không phải cho những kẻ vận động hành lang, những nhà tài trợ”. (Hoan hô ông Donald Trump về những điểm nầy. Các chính gia Mỹ, CH cũng như DC, ai dám tuyên
bố như thế? Ai dám thoát khỏi vòng kim
cô của các nhóm lợi ích, các nhà tài trợ?).
Xem
thế “nội chiến” trong Đảng CH khá gay cấn.
Donald Trump thách thức sẽ tiếp tục công kích tất cả trong suốt thời kỳ
tranh cử cho đến khi đắc cử tổng thống mới thôi.
Donald
Trump đúng là một hiện tượng, một đề tài “hot”, rất “hot” xuất hiện trên báo
chí, truyền thanh, truyền hình khắp nước Mỹ. Ông ta bộc trực, mạnh miệng, thẳng thừng không
kiên dè ai đến nổi truyền thông Mỹ gọi ông ta là “Outspoken man”! Hiện tượng “Outspoken man” nầy đang làm Đảng
CH bối rối, vừa sợ mất uy tín đảng, vừa không biết giải quyết sao cho hợp
lý. Nếu không để ông ta đại diện đảng ra
tranh cử thì mất dân chủ; ngược lại, nếu
đề cử ông ta ra tranh cử thì đối phương sẽ có nhiều lợi thế, không khéo White
House sẽ lọt vào tay DC thêm một lần nữa. Thông thường, hình như sau 8 năm cầm quyền của
một đảng (hành pháp), dân Mỹ muốn thay đổi đảng khác. Bill Clinton (DC) 8 năm, Goerge W. Bush (CH)
8 năm, Barack Obama (DC) 8 năm. Tuy
không có gì chắc chắn, nhưng theo quan sát thực tế ấy, kỳ nầy Đảng CH có rất
nhiều hy vọng. Đội ngũ ứng cử viên tổng thống từ Đảng CH khá
đông đảo, có tới 16 người. Họ muốn nắm bắt
cơ hội nầy để làm tổng thống chăng? Với
“hiện tượng” Donald Trump, không biết kết quả sẽ như thế nào.
Đó là
“nội công”, bây giờ xét đến “ngoại kích” của Donald Trump.
Sau
khi tuyên bố ra tranh chức tổng thống, ông ta đã lớn tiếng tố cáo chính phủ
Mexico cố ý đẩy những thành phần bất hảo như hiếp dâm, buôn bán ma tuý, trộm cướp
và những thành phần tội phạm khác vượt biên giới qua Mỹ, gây bất ổn vào náo loạn
cho xã hội Mỹ. Đảng CH chống di dân lậu
từ Mexico (và nam Mỹ) nhưng không ai trong đảng đổ lỗi cho chính phủ Mexico một
cách mạnh miệng, không vị nể, không cần biết đúng sai như Donald Trump. Không ai trong đảng “vơ đũa cả nắm”, coi tất
cả những người di dân bất hợp pháp từ Mễ đều là những thành phần tội phạm ghê tởm
như Donald Trump. Không những ông ta xúc
phạm khối người di dân lậu mà còn xúc phạm đến tất cả các cử tri gốc Mễ tại Mỹ và
cả dân tộc Mễ tại đất nước của họ. Sau
khi Donald tuyên bố như thế, các ứng viên người đẹp của Mễ tẩy chay không tham
gia cuộc thi hoa hậu thế giới do Donald Trump tổ chức tại Trump Entertainment
Resort. Ngoài ra, vài nơi ở Mỹ còn có biểu
tình chống Donald Trump, tố cáo ông ta là Marxist!
Nước Mỹ là một nước đa chủng, và dù thuộc chủng tộc nào mỗi người cũng có một lá phiếu. Hai Đảng CH và DC nhiều khi phải tuỳ cơ ứng biến để kiếm phiếu, để sống còn. CH chống phá thai, chống đồng tính luyến ái, chống di dân bất hợp pháp, chống quan điểm cho rằng con người có thể hâm nóng địa cầu thay đổi khí hậu… Nhưng thực tế là những điều nầy đã hiện hữu hợp pháp trên nước Mỹ. Nếu CH chống đối những điều nầy mạnh quá thì sẽ mất phiếu của những thành phần quần chúng ủng hộ các quan điểm trên, chưa kể họ có thể bị lạc hậu. DC chủ trương kiểm soát và giới hạn sự lưu hành súng đạn trong xã hội nhưng tại những tiểu bang “đỏ”, các dân biểu, nghị sỹ DC không làm gì được đành phải lơ ý đảng để theo lòng dân, lên tiếng ủng hộ việc dùng súng đạn tự do! Không thuận theo chiều gió như thế, họ phái cuốn gói đi chỗ khác chơi! |
Những
chuyện trên đây ai cũng có thể biết, nếu chịu khó theo dõi truyền thông báo chí.
Đây
là điều cần suy nghĩ. Với cách vận động ồn
ào mà đối thủ của ông (CH) gọi là “rude”, là “big mouth”, là “unfit for
president”…; với sự “chống đảng” và các “đồng chí” của mình như thế mà lạ thay,
theo thăm dò, trong 16 ứng cử viên đảng CH, Donald Trump dẫn đầu!!! Tuy giàu có nhưng ông ta chưa hề tham gia
sinh hoạt chính trị, so với các ứng cử viên nặng ký hiện nay như thống đốc, cựu
thống đốc, thượng nghị sỹ… ông ta không là gì cả. Thế mà anh “lính trơn” nầy lại qua mặt các “sỹ
quan cao cấp”, chiếm vị trí hàng đầu của đảng CH! Điều nầy có ý nghĩa như thế nào? Rõ ràng là quần chúng bảo thủ thích ông
ta. Quần chúng bảo thủ phần đông da trắng
và thuộc đảng CH. Họ thấy đảng CH không
bảo thủ đúng mức, không làm mạnh để thoả mãn ước vọng của thành phần thượng đẳng
(white supremacists) như họ nên họ khoái ông Trump.
Để tồn
tại, Đảng CH không thể lúc nào cũng theo đúng chủ trương bảo thủ mà đôi lúc phải
lấp lửng hoặc thoả hiệp với đảng DC làm quần chúng bảo thủ bất bằng. Donald Trump huỵch toẹt tố cáo sự “yếu kém”
(weak), sự “thiếu hiệu quả” (ineffective) nầy của các chính trị gia bảo thủ đảng
CH nên ông ta được ủng hộ. Với tình hình
như thế, ai là người cơ hội chủ nghĩa, Đảng CH hay Donald Trump? Có lẽ
cả hai. Nhưng Đảng CH phải “cơ hội chủ
nghĩa” vì chẳng đặng đừng. Donald Trump
“cơ hội chủ nghĩa” để gây sự chú ý hòng kiếm phiếu, vì ngoài sự giàu có, ông ta
chưa có kinh nghiệm và thành tích nào về an dân và trị quốc cả. Với tình trạng nầy, ông ta khó có thể được đảng
đề cử trong vòng sơ bộ sắp tới. Nếu điều
nầy xẩy ra, liệu ông ta có dám thành lập đảng thứ ba để tranh cử không? Và nếu ông ta có điều kiện ra tranh cử, có khả
năng nào đưa ông ta vào Toà Bạch Ốc không?
Hãy
xét qua các thành phần cử tri
Nếu tất
cả các thành phần bảo thủ dồn phiếu cho Donald Trump, chưa chắc ông ta đã thắng
cử. Quần chúng Mỹ trắng không còn chiếm
đa số tuyệt đối nữa. Hơn nữa, không phải
người da trắng nào cũng bảo thủ, không phải đảng viên CH nào cũng ủng hộ sự
phiêu lưu và gần như cực đoan, sự tố cáo vung vít của Donald Trump. Muốn thắng cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ, người
ta phải tranh thủ kiếm phiếu từ mọi thành phần dân chúng. Nước Mỹ là một nước đa chủng, và dù thuộc chủng
tộc nào mỗi người cũng có một lá phiếu. Hai Đảng CH và DC nhiều khi phải tuỳ cơ ứng biến để kiếm phiếu, để sống
còn. CH chống phá thai, chống đồng tính
luyến ái, chống di dân bất hợp pháp, chống quan điểm cho rằng con người có thể
hâm nóng địa cầu thay đổi khí hậu… Nhưng thực tế là những điều nầy đã hiện hữu hợp
pháp trên nước Mỹ. Nếu CH chống đối những
điều nầy mạnh quá thì sẽ mất phiếu của những thành phần quần chúng ủng hộ các
quan điểm trên, chưa kể họ có thể bị lạc hậu.
DC chủ trương kiểm soát và giới hạn sự lưu hành súng đạn trong xã hội
nhưng tại những tiểu bang “đỏ”, các dân biểu, nghị sỹ DC không làm gì được đành
phải lơ ý đảng để theo lòng dân, lên tiếng ủng hộ việc dùng súng đạn tự
do! Không thuận theo chiều gió như thế, họ
phái cuốn gói đi chỗ khác chơi! Làm
chính trị không phải dễ như 1+1=2.
Với sự
“gây hấn” với di dân Mễ như đã nói trên, ông Donald Trump khó mà chiếm được sự ủng
hộ của cư tri trong thành phần nầy.
Donald
Trump có kỳ thị chủng tộc không, chưa nghe ai nói tới. Nhưng qua tình trạng cảnh sát da trắng bắn chết
một số người da đen vừa qua, ông ta cho rằng “tại vì Tổng thống Obama”! Phát biểu nầy mới nghe thật khó chấp nhận,
nhưng nghĩ kỹ thì ông ta có lý. Ông
Barack Obama, một người chưa có bề dày chính trị, lại là một người da đen bỗng
dưng trở thành tổng thống đầy quyền uy làm cho những người da trắng “cay mắt”. Vì kẹt hiến pháp và luật pháp không làm gì được
ông Obama nên “giận cá chém thớt”, người da trắng đè cổ quần chúng dân da đen
trên răng dưới… ức hiếp cho bỏ ghét! Như
thế, nếu đọc được thâm ý của Donald Trump thì dân da đen khó mà dồn phiếu cho
ông ta.
Cho
nên, khả năng ông Trump trở thành tổng thống rất thấp, dù ông ta đang được
thành phần bảo thủ ủng hộ, đang dẫn đầu trong hàng ngũ ứng cử viên CH.
Trường
hợp, gặp thời vận hay vì một cơ duyên nào đó, Donald Trump đắc cử Tổng Thống, tiến
hành một sự cải cách lớn lao và toàn diện nhưng cũng khó mà thay đổi nguyên trạng
của xã hội Mỹ để làm vừa lòng giới bảo thủ đã ủng hộ ông được. Mỹ là nước thượng tôn luật pháp, có nền tự do
dân chủ vững chắc. Xã hội đa chủng/đa
văn hoá của Mỹ đã hình thành từ lâu, không dễ gì mà đảo ngược để có lợi cho một
thành phần nào đó, kể cả white supremacists.
Sacramento, CA cuối tháng 7 năm 2015
ĐỊNH NGUYÊN
Khai Dân Trí | Định Nguyên |
No comments:
Post a Comment