TÌM ĐÂU RA CÁI TRỌNG THỊ HẢ TRỜI?
HỒ TẤN VINH
‘Trọng thị’ có nghĩa là được
người ta kính nể, xem trọng. Cùng là nhà giáo, Giáo Sư Bùi Trân Phượng , Hiệu
Trưởng trường Đại Học HOA SEN nhân buổi lể mãn khóa, đọc một thông điệp gởi đến
các tân khoa với hai điểm làm mọi người phấn khởi.
1/ Tư duy không vì lợi nhuận
2/ Một
năm trước, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc địa
phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay trở lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí
trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt
Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc
xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn
giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Đồng thời
chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không lặp lại
những điều mà mọi người đã đọc trên các phương tiện truyền thông... Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động
phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự
nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và
vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê
hương.
Thiên hạ nhiệt liệt biểu đồng
tình, không ngớt lời khen. Làm
sao tóm lược được hết cái cảm xúc rộ lên của nhiều người. Viên kim cương trong
đêm tối. Xin ngả mũ trước Bà Hiệu Trưởng. Dũng cảm. Ngắn gọn và đúng cái gì cần
nói. Thật tuyệt vời. Đọc bài diễn văn của Bà mà tôi không cầm được nước mắt.
. . . . Giáo Sư Bùi Trân Phượng được
mọi người trọng thị. Cũng là người có
học vị, như Trần
Đăng Thanh – Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đại Tá Quân Ủy Nhà giáo Ưu Tú khi phát biểu:
- “Đối với Trung Quốc hai điều không
được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng
nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa .
- … không được mất chủ quyền và quyền
chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình.
- Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ…
- … nếu trường đại học nào còn để sinh
viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng
chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy –
phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó”.
. . thì bị người ta bỉu môi, khinh bỉ.
Cùng là nhà văn, sao 20 nhà văn xin ra
khỏi Hội Nhà Văn được người ta trọng thị mà sao cái ông Thiếu Tướng Hữu Thỉnh, Chủ
Tịch Hội Nhà Văn lắm quyền lắm oai lại bị người ta khinh khi? Hội Nhà Văn Việt Nam Đã Trở Thành Nổi Nhục Của Quốc Gia - Phạm Ngọc Thái
Giữa Việt Nam và Trung cộng vì là
chỗ thâm giao môi hở răng lạnh nên họ đã có thiết lập một đường dây nóng để các
Lãnh Đạo có thể trực tiếp liên lạc với nhau khi cấp bách. Năm rồi, khi Trung
Cộng kéo giàn khoan vào hải đảo Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng gọi Tập Cận Bình hơn
30 lần mà Tập Cận Bình không bắt máy. Như vậy là tương kính ở chỗ nào, trọng
thị ở đâu? Sau khi Quốc Vụ Khanh Dương Khiết Trì đi Việt Nam truyền đạt mệnh
lệnh trở về, trả lời phỏng vấn của báo chí, gọi Việt Nam là đứa con hoang! Đó
là trọng thị lắm sao?
Sau khi có tin Tổng Bí Thư đảng
CSVN được mời qua Mỹ, Tập Cận Bình liền gọi Việt Nam qua chầu. Tổng Bí Thư VN
và đông đảo Ủy Viên TW lăng xăng đi. Họ được đón tiếp tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường linh đình chưa từng
có. Có thảm đỏ dưới chân cho nổi bậc, có lính dàn chào cho oai, có 21 tiếng đại
bác vang dội, có yến tiệc cho vẻ vang giống đế vương…
Đàn em của Nguyễn Phú Trọng
mừng rỡ, nở mủi. ‘Mình phải làm sao người ta mới mời mình chớ!’ Đón tiếp linh
đinh như vậy có nghĩa là TBT đảng ta đã
được trọng thị lắm. Nhưng tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, kẻ bán Nước bao giờ
cũng bị nguyền rủa, làm gì
có vinh quang, trọng thị. Không lẽ trường hợp VN bán cho Tàu thì khác? Dàn chào thì cứ ra lệnh là có. Yến tiệc thì bỏ
tiền ra đặt. Như vậy thì ‘trọng thị’ đâu cần có tấm lòng, cũng có thể dàn cảnh được mà. ‘Trọng thị’
cũng có thể bán hay mua được sao? Hay ‘trọng thị’ cũng có nghĩa là ‘phung nước
miếng vào mặt’?
Tuần rồi, TBT Nguyễn Phú Trọng
đi Mỹ. Ai có chút thiện tâm cũng mơ ước ông ta thả ra một số Tù Nhân Lương Tâm để tỏ sự
giác ngộ của mình và sẽ được
Mỹ hồi đáp, sẽ tuyên bố chấp nhận VN vào TPP. Nhưng hai cái ảo tưởng đó
vẫn là hai cái ảo tưởng.
Đại Sứ Mỹ Ted Osius nói rằng
TBT sẽ được đón tiếp với lễ nghi cao nhứt. Ông không có nói tiếp rằng ‘với lễ
nghi cao cấp tương xứng với giá trị của cá nhân TBT’. Qua hình ảnh, ta thấy rằng
TBT Nguyễn Phú Trọng không được trải thảm đỏ. Không có nhân vật số 2 hay số 10 nào
của chánh phủ Mỹ ra đón ở phi trường. Và dĩ nhiên không có 21 viên đại bác. Như
vậy là sao? Ông Đại Sứ Ted Osius không giữ lời hứa hay ông Trọng chỉ xứng đáng
tới đó thôi?
Đảng CSVN không phải là đảng
của dân lựa chọn. Đảng cướp quyền dân. Cái chính danh đảng CS không có. Ông Trọng
không có đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Ông đang đi tìm đường cứu cái đảng hại
nước hại dân. Ông là đại diện cao cấp nhứt những người hãm hại dân lành, kết án
những người yêu nước, tra tấn họ, hành hạ họ.
Ông là do Tàu dựng lên. Ông
trung thành với Tàu. Nhưng Ông có cảm giác là không còn có thể dựa vào Tàu nữa. Nhưng vì phản bội Tổ Quốc,
chống lại nhân dân, đảng CSVN phải tìm một chỗ dựa ở ngoại bang, Ông miển
cưởng qua Mỹ để xin được vào TPP, nhưng xin đình hoản chuyện thi hành nhân quyền!
Ông không thấy nhục nhã, nhưng người Việt cảm thất bất nhẩn khi ông đem sinh mạng
những Tù Nhân Lương Tâm làm vật để kèn cựa,trả giá.
Trong diễn văn trước cử tọa gồm các Học
giả và chuyên gia Quốc tế Hoa Kỳ tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và những vấn
đề Quốc tế (Center for Trategic&International Studies,CSIS) chiều 8/7, ông
Nguyễn Phú Trọng nói:
“Vấn đề nhân quyền
là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm
trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền
con người. Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải
quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt
mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Tôi hiểu trong vấn đề này, hai
bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có
cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh
giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để
vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc
xây dựng lòng tin giữa hai nước.”
Tôi nghĩ quốc gia nào cũng phải quản lý đất nước bằng luật
pháp. Các vụ việc người bị bắt ở VN không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo
mà là họ vi phạm pháp luật.” (ViệtNamNet, 09/07/015)
Trong cuộc họp
báo thường lệ chiều 7/7 (2015), Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest đã tiết
lộ nhiều ràng buộc dành cho Việt Nam khi gia nhập TPP, căn cứ theo bản ghi băng
của Văn phòng báo chí phổ biến.
Nhưng trong phạm vi của Hiệp định TPP thì chúng ta có thể
đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của công nhân của nước họ,
và tất nhiên là cũng phải thẳng thắn cho Việt Nam biết là họ sẽ được “đãi ngộ xứng đáng” nếu thực thi đúng như thế. Và do đó, họ sẽ được tham gia vào khối kinh tế hùng mạnh này (TPP) để tạo cơ hội tốt cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nói theo quan điểm của Hoa Kỳ, chúng ta coi Hiệp định TPP như một cơ hội, trên hết là một sân chơi bình đẳng. Nếu Việt Nam không còn áp chế công nhân của họ và vi phạm những quyền căn bản của con người, và bắt đầu chứng minh bằng cách làm tốt hơn các quyền này và bảo vệ chúng thì đó là họ đã đi vào luật chơi. Và như vậy, các Công ty sẽ không còn tìm cách đến những nơi
làm ăn mà quyền lợi của công nhân luôn luôn bị làm ngơ.
Tất nhiên là chúng ta cũng phải giữ đạo lý của mình. Chúng
ta nhìn nhận là Hoa Kỳ có bổn phận lên tiếng về Nhân quyền, coi đó là ưu tiên
hàng đầu, nên chúng ta cũng muốn nói thằng với các nước khác rằng họ cũng cần
làm như vậy.
“Trong phạm vi của TPP, chúng ta không thể chỉ cổ võ cho những
quan điểm như thế. Chúng ta có những bằng chứng cụ thể để trưng ra. Do đó, thời
gian sẽ trả lời xem họ có giữ những cam kết hay không. Điều mà tôi có thể nói ngay
bây giờ là họ sẽ
được đãi ngộ nếu làm như thế, sự đãi ngộ này hiện nay chưa có, ít ra không thể
có cùng một mức độ.”
Số phận của những người yêu nước Việt
Nam thật nghiệt ngã. Nhà cầm quyền CS phải chà đạp họ, truy bức họ. Và lấy cái
đau khổ của họ để trả giá cho cái tồn tại của mình.
Đã làm được việc bỉ ổi như vậy là tự mình không trọng thị
chính mình, thì tại sao lại còn cần phải
có cái ‘trọng thị’ của người khác?
Tìm đâu ra cái trọng thị này hả ông Trời?
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 14 tháng 7 năm 2015
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment