Nhật
Ký Biển Đông: Thế Tiến Thoái Lưỡng Nan Của Hoa Kỳ
Nhật
Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Sáu ghi nhận những
chuyển biến quan trọng như sau:
-International
Business Times ngày 15/6/2015: “Phát ngôn viên của Công Ty
United Instrument Manufacturing do Điện Kremlin làm chủ cho
biết quân đội Nga đã chế tạo thành công một loại
súng vi ba (microwave gun) có khả năng triệt hạ máy bay
không người lái và đầu đạn phóng ra từ trên trên
không.”
Khi Mỹ tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975, Thái Lan đuổi Mỹ năm 1976, Phi Luật Tân đuổi Mỹ năm 1996 vì sự hiện diện của quân đội Mỹ đã làm Phi Luật Tân và Thái Lan mất chủ quyền và bùng phát kỹ nghệ gái điếm khổng lồ. Ngoài ra, tình hình thế giới ngày nay diễn biến vô cùng phức tạp. Nếu Mỹ đóng quân tại Phi Luật Tân thì an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Khi nổ ra chiến tranh, chắc chắn Phi Luật Tân sẽ là “vùng hỏa tuyến”. Các hỏa tiễn Đông Phong của Trung Quốc từ Hải Nam và ven biển đủ sức hủy diệt Phi Luật Tân trong khi Phi Luật Tân không được trang bị hệ thống lá chắn hỏa tiễn. Nếu có loại hệ thống này thì chủ yếu nó dùng để bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ hơn là cho Phi Luật Tân. |
-Reuters
ngày 16/6/2015: “Tổng Thống Putin nói Nga buộc lòng phải
hướng quân đội tới bất cứ quốc gia nào có thể đe
dọa nước Nga, khiến gia tăng căng thẳng với các cường
quốc Phương Tây vốn tham vọng đem quân đội NATO tới
sát biên giới Nga.”
-AP
ngày 16/6/2015: “Trung Quốc tuyên bố sẽ ngưng xây đắp
các đảo ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông nhưng
lại nói rằng sẽ tiếp tục phát triển các tiền đồn
mà họ kiểm soát tại trung tâm điểm của Đông Nam Á.
Tuyên bố của Trung Quốc hiển nhiên là hành động nhằm
trấn an các quốc gia trong vùng có tầm quan trọng chiến
lược, nhưng Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại là ý định của Hoa
Lục chưa hề hạ giảm.” Còn theo Reuters, Hoa Kỳ lo lắng
về những dự tính của Hoa Lục sẽ xây thêm các đảo
cho mục đích quân sự. Còn Nhật Bản thì nói rằng, “Sau
khi việc cải tạo đảo hoàn tất, chúng ta không chấp
nhận đây như chuyện đã rồi.” Theo con số thống kê
của tờ Diplomat có trụ sở tại Nhật Bản trong 20 năm
qua các nước đã chiếm giữ và cải tạo một số đảo
tại Trường Sa như sau: Việt Nam 48, Phi Luật Tân 8, Trung
Quốc 8, Mã Lai 5 và Đài Loan 1 (Đảo Ba Bình).
-Reuters
ngày 17/6/2015: “Thỏa hiệp quốc Mỹ-Phi nhằm giúp đối
đầu với sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc
trong vùng biển tranh chấp đáng lý ra được tiến hành
hơn một năm sau khi ký kết, giờ đây gặp phải trở
ngại chính trị tại Manila. Thỏa hiệp cho phép quân đội
Mỹ rộng rãi ra vào các căn cứ quân sự và cho phép xây
dựng các cơ sở để tồn trữ nhiên liệu, thiết bị
cần thiết cho an ninh trên biển, nhưng đã bị bế tắc
sau khi các chính trị gia cánh tả và các nhà đối lập
năm ngoái đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện vì tính cách
vi hiến của nó.”
Đây
là hệ quả của cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Khi Mỹ tháo
chạy khỏi Việt Nam năm 1975, Thái Lan đuổi Mỹ năm 1976,
Phi Luật Tân đuổi Mỹ năm 1996 vì sự hiện diện của
quân đội Mỹ đã làm Phi Luật Tân và Thái Lan mất chủ
quyền và bùng phát kỹ nghệ gái điếm khổng lồ. Ngoài
ra, tình hình thế giới ngày nay diễn biến vô cùng phức
tạp. Nếu Mỹ đóng quân tại Phi Luật Tân thì an ninh của
Trung Quốc bị đe dọa. Khi nổ ra chiến tranh, chắc chắn
Phi Luật Tân sẽ là “vùng
hỏa tuyến”.
Các hỏa tiễn Đông Phong của Trung Quốc từ Hải Nam và
ven biển đủ sức hủy diệt Phi Luật Tân trong khi Phi
Luật Tân không được trang bị hệ thống lá chắn hỏa
tiễn. Nếu có loại hệ thống này thì chủ yếu nó dùng
để bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ hơn là cho
Phi Luật Tân. Có lẽ chính vì thế mà các chính trị gia
cánh tả lo ngại, trong khi nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc
lại sờ sờ trước mắt mà Phi Luật Tân không có khả
năng “tự
lực cánh sinh”.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Phi là ở chỗ đó.
-BBC tiếng Việt
ngày 21/6/2015: “Theo nguồn tin từ Hà Nội, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7-9
tháng Bảy và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại
Nhà Trắng. Đây là chuyến
thăm đầu tiên của một tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam tới Hoa Kỳ. Hai bên dự kiến sẽ có Tuyên bố
chung về tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện và
sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngoài ra cũng sẽ có 'Tuyên bố
tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng,
định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới'. Hai bên
đang có đàm phán liên quan tới cảng Cam Ranh nhưng hiện
chưa thể khẳng định liệu Việt Nam có đồng ý để
Ngũ Giác Đài khai thác cảng biển này không. Ngoài hội
đàm với Tổng thống Obama, ông Trọng dự kiến cũng sẽ
dự chiêu đãi do Ngoại trưởng John Kerry chủ trì, gặp
Đại diện Thương mại Michael Froman hoặc Bộ trưởng
Thương mại Penny Pritzker, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom
Vilsack cũng như các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo
và nhân sỹ, trí thức Mỹ.Ông Trọng cũng sẽ tiếp xúc
với các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hoà tại
Thượng viện và Hạ viện Mỹ, gặp Thượng nghị sỹ
John McCain, gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp
Mỹ. Ngoài ra vị tổng bí thư còn tham gia trao đổi về
“Quan hệ Việt-Mỹ trong một thế giới đang thay đổi”
tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ
(CSIS).Tại New York, ông Trọng sẽ gặp lãnh đạo Đảng
Cộng sản và bạn bè cánh tả Mỹ, vợ chồng Cựu Tổng
thống Bill Clinton, gặp đại diện Việt kiều và đại
diện lưu học sinh Việt Nam. Khi thăm trụ sở Liên Hợp
Quốc, ông Trọng sẽ gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Ki-moon. Trong chuyến đi tới đây, vị tổng bí thư
cũng sẽ tiếp xúc với nhóm trí thức quan tâm tới Việt
Nam của trường Đại học Harvard, theo nguồn tin từ Hà
Nội. Chuyến đi Hoa Kỳ của ông Trọng diễn ra sau chuyến
thăm của ông tới Trung Quốc mới đây.”
-Bloomberg
News ngày 21/6/2015: “Mỹ và Nhật tiến hành những cuộc
tập trận riêng với Phi Luật Tân gần những hòn đảo
còn đang tranh chấp ở Biển Đông, một dấu hiệu hỗ
trợ đất nước này khi Trung Quốc đang xây đắp các
đảo nhân tạo tại đây. Theo phát ngôn viên Hải Quân
Hoa kỳ, cuộc tập trận chung hằng năn mang tên CATRAT bắt
đầu vào Thứ Hai 22/6/2015 ngoài khơi Đảo Palawan kéo dài
cho tới ngày 26/6/2015. Còn Hải Quân Nhật và Phi Luật Tân
tập trận chung cũng chung quanh Đảo Palawan cho tới ngày
27/6/2015.” Theo Reuters ngày 23/6/2015, phi cơ tuần thám của
Nhật đã bay vòng quanh khu vực đảo còn đang tranh chấp
(Bãi Cỏ Rong) trong cuộc tập trận này.
-VnExpress
ngày 22/6/2015: “Trả lời phỏng vấn của độc giả
VnExpress, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết năm
nay sẽ chứng kiến nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp
cao hai nước, trong đó có thể có việc Tổng thống Obama
tới Việt Nam.”
-VOA tiếng Việt
ngày 22/6/2015: “Quân đội Việt Nam
đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể
tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực là hàng tít
(tiêu đề)
đăng trên báo Want
China Timescủa Đài Loan hôm
nay, trích nguồn tin từ báoKommersant có
trụ sở ở Moscow. Bài báo viết rằng cũng như các cuộc
diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến
hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22
của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động
cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển
bằng tên lửa không đối địa/đất AS-10. Các chiến đấu
cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ
độ cao 2.500 tới 3.000 mét.”
-Al
Jazeera ngày 23/6/2015: “Báo Bangkok Post cho biết, nhà cầm
quyền quân phiệt Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc họp
để chỉ bảo cho 200 phóng viên trong nước cũng như quốc
tế biết cách đặt những câu hỏi sao cho xây dựng thay
vì bóp méo sự thực.”
Sau
cuộc đảo chính, nắm quyền thủ tướng tự phong năm
2014, ông tướng Prayuth Chan-ocha dạy dỗ báo chí là phải
loan tin trung thực và thúc đẩy việc hòa giải dân tộc.
Và ông đe dọa bỏ tù những ai loan tin có tính phá hoại.
Human Rights Watch coi đây là hình thức đe dọa báo chí và
bịt miệng tự do ngôn luận. Ông tướng này nói một câu
“xanh
rờn”,
“Không
buộc các anh phải ủng hộ chính quyền nhưng các anh phải
loan tin trung thực.”
tức phải nói cái tốt lẫn cái xấu của chính quyền
chứ không phải chỉ bới móc những cái xấu. Chí loan
tin xấu về một chính quyền là hành vi phá hoại. Ấy
vậy mà báo chí và đối lập Thái Lan nín khe. Thế mới
hay trong một đất nước triền miên hỗn loạn và tự do
dân chủ quá trớn, biện pháp độc tài nhiều khi hữu
hiệu đúng như câu châm ngôn, “Thuốc
đắng dã tật”.
-VOA tiếng Việt
ngày 24/5/2015: “Muốn được thông qua,
các nhà thương thuyết thương mại Mỹ đòi Việt Nam, một
nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu, phải giảm bớt
sự lệ thuộc vào vải sợi do Trung Quốc sản xuất, bởi
vì nước này không phải là một đối tác trong Hiệp
định TPP. Các nhà thương thuyết Mỹ nói nếu Việt Nam
muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi,
thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công
nghiệp vải sợi Mỹ, ngành mướn tới 250,000 công nhân,
với trị giá hàng xuất khẩu lên tới 20 tỉ đô la năm
ngoái. Như vậy, thay vì Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải
xoay sang nhập vải sợi từ Hoa Kỳ và Mexico- một đối
tác khác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương
TPP.”
Đây
là một để nghị hợp lý không phải ép buộc để
“thoát Trung” (bớt lệ thuộc
vào Trung Quốc) nhưng còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả rẻ, thời gian thi
hành hợp đồng bao lâu v.v..
Tưởng cũng lên nhắc lại đây, trong cuộc chiến tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Thái Lan đã tích cực hỗ trợ cho chế độ Pol Pot và chỉ làm hòa với Việt Nam khi chế độ này hoàn toàn bị tiêu diệt ở Kampuchia. Xin nhớ cho Thái Lan là một quốc gia hết sức khôn ngoan về đối ngoại để không cho chiến tranh nổ ra trên đất nước mình. Hiện nay Đông Nam Á đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao vô cùng mâu thuẫn. Một mặt, họ rất cần Mỹ nhưng mặt khác không ai muốn trở thành kẻ thù của Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Mỹ đôi khi là cần thiết, nhưng khi Mỹ đóng quân ở đâu thì sẽ gây chiến tranh ở đó. Do đó, một nước Mỹ hay Trung Quốc ảnh hưởng mạnh quá ở trong vùng đều gây thảm họa cho Đông Nam Á. Chính vì thế mà Đông Nam Á chỉ muốn sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc ngang nhau để may ra họ có thể sống yên một thời gian. Có lẽ Mỹ và Hoa Lục cũng đã nhìn thấy điều này. |
-VnPlus
ngày 24/6/2015: “Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Levada
tiến hành từ ngày 19-22/6 vừa qua, tỷ lệ tín nhiệm
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng Sáu này đã đạt
mức cao kỷ lục là 89%, trong khi 64% số người được
hỏi cho rằng nước Nga đang đi đúng hướng. Theo khảo
sát, đa số người được hỏi cho biết họ đồng tình
với hoạt động của ông Putin trên cương vị tổng
thống. Trước đó, tỷ lệ ủng hộ ông Putin hồi tháng
Một (Tháng Giêng) năm nay và tháng Ba vừa qua là 85%, còn
trong các tháng Hai, Tư và Năm vừa qua, với tỷ lệ là
86%.”
-AFP
ngày 25/6/2015: “Vào Thứ Năm 25/6/2015, các đại biểu
quốc hội Việt Nam đã biểu quyết chấp thuận xây dựng
một phi trường gây tranh luận sôi nổi trị giá 16 tỉ
đô-la gần TP. HCM (Long Thành) trong khi đất nước này
khát khao trở thành một trong những trung tâm hàng không
bận rộn nhất thế giới. Phi trường quốc tế này nhằm
giảm bớt sự quá tải của phi trường cũ nằm ở trung
tâm thương mại Việt Nam, với tham vọng sẽ đón tiếp
100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm vào năm
2050.”
-International
Business Times ngày 25/6/2015: “Truyền thông Nga và Trung Quốc
bắt đầu cho rằng khả năng về cuộc chiến Hoa-Mỹ có
thể xảy ra. Trong khi đó cơ quan truyền thông quốc gia
của Hoa Lục gọi đó là ‘không
thể tránh khỏi’ còn cơ quan
truyền thông Nga lại liệt kê một số dấu hiệu chứng
tỏ hai quốc đang tiến tới đối đầu quân sự. Tờ
Pravda đưa ra 11 chỉ dấu hiển nhiên cho thấy chẳng bao
lâu Hoa-Mỹ sẽ tiến tới đối đầu quân sự. Theo tờ
báo này, Trung Quốc đã phát triển một loại hỏa tiễn
diệt hạm dùng để tiêu diệt các hàng không mẫu hạm
của Hoa Kỳ. Hải Quân Trung Quốc cũng đang phát triển
cách tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo rất êm/hầu
như không phát ra tiếng động.” (Chinese
and Russian media have started suggesting the possibility of a
China-U.S. war. While the national news agency in China calls it
“inevitable,” a Russian news agency listed a number of
indications that it said “proved’ the two nations were heading
toward a military conflict…Pravda
gives 11 “harbingers” that apparently demonstrate that China and
the United States will be involved in a war soon. According to the
Russian agency, China has developed a "carrier killer"
missile specifically designed for destroying U.S. aircraft carriers.
The Chinese navy is also developing ballistic missile submarines that
are “extremely quiet.)
-Tintuc.vn
ngày 26/6/2015: “Hải quân Thái Lan đã quyết định mua 3
tàu ngầm Trung Quốc cho Hải quân nước này. Theo Bangkok
Post, hợp đồng có giá trị lên tới 12 tỉ baht (355 triệu
USD). Cũng theo tờ Bangkok Post, “Việc Trung Quốc
thắng/trúng thầu cung cấp tàu ngầm cho Thái Lan cũng nhằm
tăng cường các mối quan hệ về chính trị và quân sự
giữa hai chính phủ hiện nay của Thái Lan với Trung Quốc.”
Tại
sao Thái Lan - một quốc gia không có kẻ thù trong vùng lại
phải tăng cường sức mạnh quân sự? Theo tôi nghĩ, ngoài
việc liên kết chặt chẽ với Trung Quốc để cân bằng
ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á, Thái Lan lo sợ sức
mạnh quân sự của Việt Nam, đặc biệt trên biển.
Tưởng
cũng lên nhắc lại đây, trong cuộc chiến tiêu diệt chế
độ diệt chủng Khmer Đỏ, Thái Lan đã tích cực hỗ trợ
cho chế độ Pol Pot và chỉ làm hòa với Việt Nam khi chế
độ này hoàn toàn bị tiêu diệt ở Kampuchia. Xin nhớ cho
Thái Lan là một quốc gia hết sức khôn ngoan về đối
ngoại để không cho chiến tranh nổ ra trên đất nước
mình. Hiện nay Đông Nam Á đang theo đuổi một chiến lược
ngoại giao vô cùng mâu thuẫn. Một mặt, họ rất cần Mỹ
nhưng mặt khác không ai muốn trở thành kẻ thù của
Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Mỹ đôi khi là
cần thiết, nhưng khi Mỹ đóng quân ở đâu thì sẽ gây
chiến tranh ở đó. Do đó, một nước Mỹ hay Trung Quốc
ảnh hưởng mạnh quá ở trong vùng đều gây thảm họa
cho Đông Nam Á. Chính vì thế mà Đông Nam Á chỉ muốn
sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc ngang nhau để may ra họ
có thể sống yên một thời gian. Có lẽ Mỹ và Hoa Lục
cũng đã nhìn thấy điều này.
-The
National Interest ngày 27/6/2015: “Theo rất nhiều nguồn tin,
Trung Quốc đã đưa giàn khoan Haijiang 981 vào khu vực là
trung tâm của cuộc tranh chấp năm ngoái. Nhưng hiện nay,
vị trí mới không gần vị trí trước, nhưng có thể gây
tức giận về phía Việt Nam. Trung Quốc lần này tuyên bố
giàn khoan nằm trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế tính từ
Hải Nam chứ không phải từ Quần Đảo Hoàng Sa và ra
lệnh cho tàu bè ngoại quốc phải tránh xa giàn khoan dầu
này 2000 m.” Cũng theo The National Interest, hành động này
xảy ra vài tuần trước chuyến đi Mỹ của Ô. Nguyễn
Phú Trọng và có thể đẩy Việt Nam tiến gần về phía
Mỹ hơn. Nhưng theo tin tức mới nhất ngày 29/6/2015, giàn
khoan Haiyang 981 thăm dò dầu khí tại địa điểm cách bờ
biến phía đông của Việt Nam 100 hải lý.
-The
International Business Times ngày 29/6/2015: “Theo tường trình
của NBC, một tướng lĩnh cao cấp của Trung Quốc tuyên
bố, việc Nhật Bản tuần tra Biển Đông là không thể
chấp nhận được, còn Hoa Kỳ thì có thể tha thứ.”
(Japanese
sea patrols in the South China Sea are unacceptable, but U.S. patrols
there will be tolerated, a prominent Chinese general
declared, according to a new NBC
news report. )
-VnExpress
ngày 29/6/2015: “Theo người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt
Nam, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một
số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6/2015 đã
tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc
địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và
người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng
bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến
7 người Việt Nam bị thương.” Còn theo BBC tiếng Việt
ngày 30/6/2015, “Chủ tịch đảng Cứu quốc Sam Rainsy nói
với các nhà báo hôm thứ Hai 29/6 rằng dân làng Việt
Nam đã dùng gậy đánh đuổi các nhà hoạt động
Campuchia. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng thì nói
đoàn do đảng đối lập dẫn đầu đã khuấy động
tình hình gây bất ổn".
Đây là diễn
biến quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của hai
nước Việt Nam-Kampuchia, đơn thuần do các chính khách
hoạt đầu Khmer giật dây hay có “bàn
tay lông lá”
của Hoa Lục đứng sau lưng để trả đũa Việt Nam xích
lại gần với Mỹ? Trên vũ đài chính trị thế giới đầy
“gió
tanh mưa máu”
chuyện gì cũng có thể xảy ra.
-VnPlus
ngày 30/6/2015: “Thông
tin từ Cục Kiểm Ngư (Tổng Cục Thủy Sản) cho biết,
trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình trên Biển Đông vẫn
diễn biến phức tạp, mức độ uy hiếp của cơ quan hải
giám Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam khai thác hải
sản ở ngư trường truyền thống (như vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa của nước ta) ngày càng gia tăng, phức
tạp.”
Nhận
Định
Hai
tuần lễ cuối của Tháng Sáu, 2015 đã có ba tin không vui
cho Hoa Kỳ.
1)
Tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp hơn. Trung
Quốc cho giàn khoan Haijiang 981 vào gần vùng Đặc Quyền
Kinh Tế của Việt Nam và uy hiếp ngư dân Việt Nam đánh
cá ở vùng biển này.
2)
Trung Quốc đã khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ
Sở Á Châu (AIIB) mà Washington cũng đã bày tỏ những mối
lo ngại rằng ngân hàng sẽ làm suy yếu Ngân Hàng Thế
Giới (World Bank) và Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) do
Mỹ và Nhật Bản kiểm soát, tức uy lực tài chính cũng
là “cây
gậy chỉ huy”
của Mỹ đã suy giảm.
Nhìn
vào những phản ứng của Hoa Kỳ sau khi Hoa Lục thành
công trong việc biến cải 6 bãi đá ngầm thành các hòn
đảo trên đó xây dựng các căn cứ quân sự, chúng ta
thấy chiến lược của Hoa Kỳ không dứt khoát, nói theo
ngôn ngữ bình dân là “xìu
xìu ển ển”,
đánh không ra đánh, đàm không ra đàm, khác hẳn với
chiến lược đối đầu với Nga tại Âu Châu. Điều này
phản ảnh thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ.
-Nếu lùi thì Mỹ mất hết đồng minh ở Á Châu. Nếu mất Á Châu thì Mỹ không còn là siêu cường nữa mà rớt xuống thành cường quốc khu vực chỉ còn thống trị vùng Nam My và Âu Châu, cho nên không thể lùi được. -Nếu tiến thì phải mở cuộc chiến tranh tổng lực và sau đó là chiến tranh nguyên tử với Trung Quốc- tức Mỹ và Trung Quốc đều hủy diệt- điều mà không ông tổng thống Hoa Kỳ nào dám nghĩ tới. |
3)Theo
ValueWalk ngày 15/6/2015: “Trung Quốc thử nghiệm thành công
hỏa tiễn siêu âm mang đầu đạn hạt nhân W-14 có thể
xuyên thủng hệ thống chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ. Hỏa
tiễn siêu âm này bay với tốc độ mười lần tốc độ
của âm thanh tức 7,600 dặm/giờ. Điều đó có nghĩa là
nếu nó được phóng đi từ Thượng Hải, có thể tới
Cựu Kim Sơn (San Francisco) khoảng 50 phút. Cuộc thử nghiệm
được tiến hành tại miền Tây Trung Quốc tuần rồi.”
Theo tờ National Interest ngày 28/6/2015 thì vũ khí tấn công
chớp nhoáng nàymà Mỹ gọi là“Conventional
Prompt Global Strike” (CPGS) có
thể đẩy Mỹ và Trung Quốc tới bờ vực chiến tranh.
Cũng
giống như khi Nhạc Bất Quần chưa học được Tịch Tà
Kiếm Phổ thì Nhậm Ngã Hành - Giáo Chủ Minh Giáo coi Nhạc
Bất Quần như cỏ rác. Nhưng khi Nhạc Bất Quần luyện
xong Tịch Tà Kiếm Phổ thì hai bên phải huyết chiến để
phân định ngôi võ lâm chí tôn. CPGS là vũ khi tấn công
toàn cầu chớp nhoáng không cho địch trở tay. Ai thủ đắc
vũ khí này sẽ “oai
trấn giang hồ”,
sẽ “dạy
bảo thiên hạ”.
Dĩ nhiên là Mỹ sẽ không cho phép ai có loại vũ khí này.
Rõ ràng cuộc thử nghiệm thành công vừa rồi cho thấy
Mỹ không thể kiềm chế Hoa Lục trong việc phát triển
vũ khí hạt nhân lẫn cổ điển tối tân, giống như áp
đặt cấm vận lên Ba Tư. Trung Quốc như một bóng ma từ
từ tiến tới. Vậy Mỹ phải làm sao đây?
Nhìn
vào những phản ứng của Hoa Kỳ sau khi Hoa Lục thành
công trong việc biến cải 6 bãi đá ngầm thành các hòn
đảo trên đó xây dựng các căn cứ quân sự, chúng ta
thấy chiến lược của Hoa Kỳ không dứt khoát, nói theo
ngôn ngữ bình dân là “xìu
xìu ển ển”,
đánh không ra đánh, đàm không ra đàm, khác hẳn với
chiến lược đối đầu với Nga tại Âu Châu. Điều này
phản ảnh thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ.
-Nếu
lùi thì Mỹ mất hết đồng minh ở Á Châu. Nếu mất Á
Châu thì Mỹ không còn là siêu cường nữa mà rớt xuống
thành cường quốc khu vực chỉ còn thống trị vùng Nam
My và Âu Châu, cho nên không thể lùi được.
-Nếu
tiến thì phải mở cuộc chiến tranh tổng lực và sau đó
là chiến tranh nguyên tử với Trung Quốc- tức Mỹ và
Trung Quốc đều hủy diệt- điều mà không ông tổng
thống Hoa Kỳ nào dám nghĩ tới.
-Chính
vì đánh không được cho nên một số nhà nghiên cứu Hoa
Kỳ đã nghĩ tới chuyện “làm
hòa”
với Trung Quốc. Theo Business Insider ngày 17/6/2015: Trong bài
viết nhan đề, “Hoa Kỳ cần làm bạn với Trung quốc
nếu không tai ương sẽ nổ ra” (The US needs to befriend
China or all hell is going to break loose) Elena Holodny đã trích
dẫn nhận định của Soros, “Chính quyền Mỹ được thì
ít mà mất thì nhiều khi đối xử với Trung Quốc theo
trò chơi không ai được gì cả (zero-sum game). Nói khác
đi, nó có rất ít thế mạnh để thương thảo. Dĩ nhiên
là nó có thể cản trở sự tiến lên của Trung Quốc
nhưng điều đó rất nguy hiểm.” (The
US government has little to gain and much to lose by treating the
relationship with China as a zero-sum game. In other words, it has
little bargaining power," he continues. "It could, of
course, obstruct China's progress, but that would be very dangerous.)
Và Soros viết thêm, “Một sự hợp tác của Mỹ với các
nước láng giềng của Trung Quốc có thể làm chúng ta
quay trở lại với chiến tranh lạnh, nhưng lại là điều
được ưa chuộng hơn nếu thế chiến thứ ba nổ ra.”
(A
partnership with China’s neighbors would return us to a cold war,
but that would still be preferable to a third world war.)
Nhưng
Mỹ và Hoa Lục hợp tác hoặc “làm
bạn”
với nhau như thế nào ở Biển Đông? Đó là một bài
toán vô cùng khó khăn, một bài toán “vô
nghiệm”
tức không có đáp số. Mỹ có thể hợp tác hoặc làm
bạn với Nga trên những vấn đề quốc tế nhưng không
thể hợp tác với Hoa Lục trong vấn đề Biển Đông và
Á Châu. Có thể chiến lược của Mỹ bây giờ chỉ là
“be
bờ
“ và mua thời gian, chừng nào nước tới chân rồi sẽ
nhảy.
Cuộc
đối đầu với Trung Quốc bây giờ còn khó hơn Mỹ đối
đầu với Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật thời Đệ
II Thế Chiến. Lý do: Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật
không có bom nguyên tử và sức mạnh kinh tế, tài chính
khiến tác động đến sự sống còn của Mỹ. Nhưng âu
cũng là lẽ biến thiên của tạo hóa, hết thịnh rồi
lại suy, hết thái bình rồi lại là chinh chiến. Tất cả
đều do các cường quốc tạo ra, không ngoài tham vọng
giữ ngôi bá chủ hoặc ngoi lên để tranh đoạt ngôi bá
chủ thế giới. Các nước nhỏ như “ruồi
muỗi”.
Khi “trâu
bò”
húc nhau thì “ruồi
muỗi cũng chết lây”.
Và khi đó thì chỉ có bom đạn nói chuyện, Liên Hiệp
Quốc chỉ là Ông Phỗng Đá, Hiến Chương LHQ chỉ là tờ
giấy lộn, những Nghị Quyết của LHQ chỉ dùng để hù
dọa con nít. Ngay bây giờ, các nước nhỏ muốn sống yên
thì phải trang bị vũ khí thật tối tân và một chính
sách ngoại giao thật bén nhậy chứ không còn con đường
nào khác./-
Đào
Văn Bình
(California
ngày 1/7/2015)
Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |
No comments:
Post a Comment