MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài
số 11
HỒ TẤN VINH
5.-
ÔNG DIỆM LÀ AI?
Giữa cái tiền bạc,
cái danh dự, cái tôn giáo, cái nữ sắc, cái quyền lực, con cái, cha mẹ. . . mỗi
người, dầu là chánh khách hay dân thường đều phải chọn lựa một ưu tiên để để trên
đầu.
Nếu chọn tiền bạc là ưu tiên thì người đó có thể làm
mọi việc – dù có bất lương hay vô sĩ - miễn làm sao có tiền là được. Nếu chọn tình
yêu, thì người đó có thể bỏ cả công danh, sự nghiệp để đổi lấy nụ cười của mỹ
nhân. Nếu để tôn giáo ưu tiên thì người đó không thể độc ác, gian trá, vì tôn
giáo có khác, nhưng không có tôn giáo nào chấp nhận chuyện phi nhân?
Phải biết ông Diệm để cái gì trên đầu thì mới biết ông
Diệm là ai.
Trong cuộc khủng hoảng với Phật Giáo, ông nói ‘sau lưng Phật giáo trong nước, hãy còn Hiến
Pháp, nghĩa là có tôi’(Đoàn Thêm, tr. 351) và sau đó thì nói nếu tôi chết
thì hãy trả thù cho tôi (Tổng Thống Diệm
có nói với Đỗ Thọ: ‘Tôi không biết sống
hay chết. Tôi không cần. Nhờ nói với Khánh tôi thương Khánh lắm. yêu cầu Khánh
trả thù cho tôi’ Nguyễn Trân, tr. 454).
Hai câu nói này chứng tỏ ông Diệm đã tự để mình trên
tất cả. Nhưng không phải chỉ một mình ông mà cả gia đình ông. Trong cách đối xử,
gia đình ông có một ý nghĩa đặc biệt. Gia đình ông Diệm không phải chỉ có bà Cả
Lễ, Cha Thục, ông Luyện, ông Nhu mà có cả bà Nhu và mụ Luyến. Những người này xếp
hàng trên đất nước. Nhưng gia đình ông lại không gồm có đứa con trai duy nhứt –
mà không dè ông bắt chước Hồ Chí Minh - chối bỏ. Một người thanh niên, khỏe mạnh,
không bị thiến thì có đứa con rơi đâu phải là chuyện động trời. Nhưng cái ý nghĩ
rằng mình có thể gạt mình và gạt luôn thiên hạ mới là chuyện trời ơi.
Hồ Sĩ Khuê, một nhân sĩ miền Trung có quen biết ông
Diệm, ông Nhu từ thời còn đi học, đã từng cộng tác với ông Diệm và ông Nhu. Nhưng
không hề cộng tác khi ông Diệm ông Nhu nắm chánh quyền. Hồ Sĩ Khuê viết:
‘cộng sản miền Nam
lớn mạnh nhờ ‘Cộng hòa Nhân vị’ tr. 138).
Nhưng ‘chủ nghĩa Nhân vị’ là gì, đố ai biết? Chữ
‘nhân vị’ này rất được xài khi ông Diệm còn sống, nhưng khi ông chết rồi thì nó
cũng chết theo ông. Điều này đủ chứng tỏ nó không có giá trị thời gian và không
gian. Nhưng tại sao phải lập ra một Trung Tâm Nhân Vị và trả lương cho các giảng
viên đến dạy. Rồi ta lại thấy các công chức cao cấp, các sĩ quan, các cữ nhơn,
tiến sĩ đến thọ giáo. Đâu có ai biết rằng đây là một lối trắc nghiệm rất hữu hiệu
để tuyển lựa nhân tài. Trong các mưu ma, chước quỷ mà con người có thể nghĩ ra,
chưa có ai nghĩ ra kế này. . .
Cách đây 2210 năm, sau khi Tần Thủy Hoàng
mất, một đứa con trai soán ngôi. Tần Nhị Thế muốn phân biệt ai trung thành với
mình nên cho đem một con nai vào giữa triều đang họp và phán rằng đây là con
chiến mã. Quần thần liền cúc cung sụp lạy chúc mừng hoàng thượng có
được con thần mã vạn lý! Lèo tèo chỉ một vài tiếng cứ cải bướng! Nhưng kiểu nhà Tần thô bỉ quá. Ông Nhu thâm hơn nhiều.
Trong khóa huấn luyện nhân vị, ai có nhiều thắc
mắc, tranh cải thì chứng tỏ người đó ngu quá, không hiểu gì cả, không có khả năng.
Ai nghe nói chuyện không đầu không đuôi mà cứ gật đầu khen hay, khen tuyệt thì
người đó đã lọt mắt xanh.
Nhưng chuyện Tần Nhị Thế không kết thúc như
ta tưởng. Tần Nhị Thế hoàn toàn khác ông Nhu. Nhà vua chỉ xử dụng những người nào
dám làm mà không cần nhìn mặt chủ.
Chưa bao giờ giới trí thức Việt Nam bị
sĩ nhục nặng nề như vậy. Trong lúc cộng sản bắt buộc ‘trí thức phải đầu hàng
giai cấp, thì ông Diệm bày trò trí thức phải tiếp nhận thuyết nhân vị. Cả hai đều
kiêu ngạo, lộng ngôn.
‘Ông
Nhu chủ trương thuyết Nhân vị, nhưng không khi nào giải thích thuyết ấy ra sao’ NT, tr. 341.
Nguyễn Trân từng là Ủy Viên Tổ Chức của đảng
Cần Lao Nhân Vị mà thú thật như vậy thì còn ai dám nói biết cái thuyết mà chính
giáo chủ chưa lập ngôn đây?
Sau này, khi các hồ sơ được giải mật, người
ta mới biết rằng ông Nhu không phải là
người khởi xướng ra thuyết nhân vị, mà thuyết ấy do State Department bên Mỹ đưa
ra để ông Diệm thi hành. Mà trong State Department thì chỉ có nhân viên ngoại
giao và CIA, chớ làm gì có triết gia trong đó.
Như vậy những bài giảng của thuyết ấy đều là
tự bịa hết. Và ai có thể giải thích cái thuyết nhân vị biến hóa như thế nào mà để
bịt miệng đối lập thì phải trói người sống vào bao bố rồi cho đi mò tôm? Cái
thuyết ấy biến hóa như thế nào mà một người bị tử hình rồi mà còn bị đem ra chặt
làm ba khúc?
Đối với nhân dân miền Nam, ông Diệm đã phạm một tội mà một người có ý
thức chánh trị tối thiểu không bao giờ làm. Đó là tội khinh khi quần chúng mà
trước đó mình đã cầu cạnh ngoại bang để cho mình cai trị.
Giáng
sinh 1954, ở ngay sảnh đường dinh Độc lập, Ông Nhu xẳng giọng nói với Hồ Sï Khuê bằng tiếng Pháp:
‘Les
Cochinchinois sont des traîtres et vous voulez qu’on partage le pouvoir avec
eux!’
Hồ Sĩ Khuê viết:
‘Cho
nên, việc tìm cách chia rẽ các Giáo phái như hiện nay, để khiến Giáo phái tự hủy
hoại lấy nhau, là một đòn phép cai trị. Không phải là chánh trị. Tôi đã nhiều lần,
mặc dầu ông cười là ‘marotte’ của tôi, trình bày cặn kẻ vấn đề các Giáo phái. Và
ông xem lại hồ sơ tôi có ghi ‘Ta có thể dùng quyền lực nhà nước dẹp tan Giáo phái.
Nhưng nếu có dẹp được, cũng chỉ dẹp cái ngọn, không bao giờ dẹp nổi cái gốc, vì
Giáo phái ăn rễ trong thực trạng Nam bộ yêu nước. Thành ra, ‘cai trị Giáo phái’
càng có kết quả, ‘chính trị Nam
kỳ’ của Nhà nước càng hỏng.
Dẹp
Giáo phái, rất dễ. Nhưng Cụ không còn nói chuyện chống cộng được với người Nam kỳ.
Mà không có lòng dân Nam
kỳ Cụ chống cộng với ai?
Tôi
kết luận câu chuyện để kiếu từ: ‘Nếu quả người Nam
kỳ là ‘traîtres’ như ông nói thì chính quyền Saigon
không có tương lai’
Từ
đó đoạn tuyệt hẳn, Nhu và tôi không còn gặp nhau nữa’’Hồ Sĩ Khuê, tr. 299.
Có ba danh từ để dịch chữ ‘traître’, đó là phản bội,
bán nước hay Việt gian. Nếu dân Nam kỳ vì vô tình ở trên đất ‘thuộc địa Pháp’ là
traîtres thì Giám Mục Vĩnh Long Ngô Đình Thục qua bức thư hữu tình gởi cho Toàn
Quyền Đông Dương Decoux ngày 21 tháng 8 năm 1944, viết tay bằng tiếng Pháp còn
traître hơn nhiều. Mời xem trọn bức thư này trong cuốn sách của Lê Trọng Văn,
tr. 19. Sau đây là một đoạn trích trong bức thư dẫn thượng.
‘S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux
intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme evêque, comme
annamite, et comme member d’une famille dont
le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé
maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions menées, comme lieutenant de
Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghe An et Hà
Tịnh’.
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm là người đã từng sống ở Pháp, ở Mỹ mà lại xem miền Nam như
một mãnh đất để tranh giành thiên hạ như các chư hầu 2700 năm về trước ở bên
Trung Hoa. Nhân dân miền Nam
không phải là mục tiêu để ông phục vụ. Ông có coi nước đang gặp nạn và ông có
trách nhiệm cứu nước hay suốt cuộc đời, ông chỉ coi việc nước như là một sự tính
toán lời lổ, một mối làm ăn mà ông phải ráng trúng thầu? Cái gì ông nghiền ngẫm
trong đầu làm sao ai biết, nhưng cái cãm nhận của quần chúng thì không bao giờ
sai: Tổng Thống không có tấm lòng nào với dân miền Nam. Dưới con mắt của ông Diệm, nhân
dân miền Nam chỉ là những cái lưng cúi xuống để ông đạp lên. Ông không phải là
một nhà cách mạng hay ái quốc. Cái tham vọng của ông không vượt quá sự vinh thân,
phì gia.
Người
làm chánh trị thường khi phải có những quyết định mạnh mẽ và nhanh chóng. Nhưng
người sử dụng bạo lực phải biết tự chế và cân nhắc. Vũ lực chỉ được thừa nhận
là thích đáng khi nó có lý do tương xứng. Người cầm quyền sử dụng bạo lực vô độ
là một bạo chúa. Bạo chúa thì không bao giờ nghĩ đến cái đau khổ mà mình gây
cho kẻ khác và cái hậu quả mà mình gây cho mình.
‘Tâm lý Nam bộ xem ông Diệm là người ăn cỗ
sẵn’ HSK tr. 257.
Trước năm 1954, Ông Ngô Đình
Diệm có thể đã không ưa Pháp. Ông Diệm không có bằng tú tài, chỉ có trình độ
diplôme và đi học ba năm trường Hậu bổ, tốt nghiệp đi làm quận trưởng (tri
huyện) năm 22 tuổi và mấy năm sau nhảy một lèo lên làm Thượng Thư lúc 32 tuổi,
qua mặt tất cả các nhà khoa bảng lão thành đất Thần kinh. Lúc bấy giờ VN đang
còn thuộc Pháp, chức vụ quan trọng nhứt Triều đình đương nhiên là do Pháp chọn.
Nếu Pháp cố tình nâng đở, kéo một người có tinh thần chống Pháp, đòi độc lập
cho VN lên làm Thượng Thư thì rõ ràng mấy thằng Tây này điên hết rồi. Mà chắc
có phải vậy không?
Trong lúc ‘ông Diệm là lính
nhảy dù, được Mỹ thả từ trên trời rớt xuống’ (Vũ Bằng), Bảy Viễn
đứng thẳng lưng cầm súng chống Pháp ba năm (1945-1948).
Giá trị của cái lon Đại Tá mà
Pháp gắn cho Bảy Viễn không khởi thủy là do tốt nghiệp các khóa huấn luyện quân
sự của Pháp và đưa ra chiến trường dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp mà là do
bản lãnh cầm quân chống quân đội Pháp của Bảy Viễn. Bảy Viễn
không có đi cầu quyền với ngoại bang. Quyền lực mà Bảy Viễn có là do người Việt
cho, mặc dầu đám người Việt đó là tập đoàn sống ngoài vòng pháp luật. Điễm căn
bản là ở chỗ đó.
HỒ TẤN VINH
Úc Châu
Ngày 14 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)
Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí
|
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment