2012/10/31

Ý nghĩa của chữ Tâm

Bước Chân Thiền

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:

"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

"Tâm" được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về "Tâm" Phật giáo như sau:

1: "Tâm" là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. "Tâm" là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, "Tâm" còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. "Tâm" không chỉ là lý mà còn là tình. Cái "Tâm" này chính là "manas";

4. Ở góc độ "Tâm" là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. "Tâm" còn là sự tổng hợp của tất cả cái "Tâm" theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, "Tâm" còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.


Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ "Tâm" vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ "Tâm".

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy "yên tâm", "an tâm".

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái "Tâm" không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an "Tâm" thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo. _((*))_


Bước Chân Thiền

No comments:

Post a Comment