2012/10/31

ĐỌC "9 NĂM THÀNH TÍCH" CỦA CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM

ĐỌC "9 NĂM THÀNH TÍCH"
CỦA CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM

ĐOÀN THÊM
(Đổng Lý Văn phòng Phủ Tổng thống Đệ nhất Cọng hòa)
(Trích Bán nguyệt san BÁCH KHOA [trang 11]
số 288 Ngày 1-1-1969 – Sài Gòn)

Sau vụ oanh kích dinh Độc Lập ngày 27-2-1962, một số người chung quanh ông Diệm không khỏi hoang mang và tỏ ý lo ngại về tương lai chế-độ.
Song một bà con của ông Diệm  cho biết: theo số Tử vi, thì chưa đến nỗi nào đâu, ít ra ông ngồi được 9 năm.
Cuối 1963, tôi chợt nhớ lại câu đó, và cũng thấy … hơi rờn rợn, nên muốn tìm hỏi ông thầy số nào đã tiên đoán như trên, nhưng ông đã qui tiên khá lâu rồi thì phải.
Dù sao, sự lạ lùng kia đã khiến tôi chú ý để nhặt lại một cuốn sách trong đống tài liệu được loại khỏi dinh Gia-Long sau ngày 4-11-1963. Cuốn ấy có bìa màu vàng, dày 942 trang, nhan đề là "9 NĂM THÀNH TÍCH".
9 năm … trong thời gian đó, số mệnh đã đưa tôi lần nữa vào trung tâm của nhiều sự biến thiên, để buộc tôi nhìn và nghĩ. Nên khi giữ lấy sách kia, tôi có cảm tưởng là muốn vớt lại để ôn cố về những gì liên quan mật thiết đến một quãng đời tôi.
                                                                     *
                                                                    * *
Trước 1962, nghĩa là trước khi ô. Nhu chủ tọa hàng tuần Ủy ban Trung ương về Ấp chiến lược, một phương pháp tầm thường nhưng cần thiết đã rất ít khi được áp dụng: kiểm điểm công việc trong mỗi lãnh vực để theo dõi, thúc đẩy, rút kinh nghiệm mà sửa đổi.
Sự kiểm điểm đó chỉ thấy xẩy ra một cách vô hiệu giữa một thiểu số dăm bảy người hiểu biết mà không có trách nhiệm trực tiếp, hay có trách nhiệm mà không đủ thẩm quyền, hoặc chẳng được nói hay được nghe. Dù sao, kết qủa vẫn là những nhận xét với thiện ý vô tư, về những thực trạng có thể giúp ai muốn tìm hiểu khách quan, bên ngòai dụng tâm suy tôn hay đả phá...

Ý nghĩa của chữ Tâm

Bước Chân Thiền

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:

"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

"Tâm" được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về "Tâm" Phật giáo như sau:

1: "Tâm" là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. "Tâm" là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, "Tâm" còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. "Tâm" không chỉ là lý mà còn là tình. Cái "Tâm" này chính là "manas";

4. Ở góc độ "Tâm" là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. "Tâm" còn là sự tổng hợp của tất cả cái "Tâm" theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, "Tâm" còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.


Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ "Tâm" vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ "Tâm".

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy "yên tâm", "an tâm".

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái "Tâm" không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an "Tâm" thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo. _((*))_


Bước Chân Thiền

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 18

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 18
HỒ TẤN VINH

Đến đây, tôi muốn trả lời dứt khoát hai câu hỏi mà ai cũng có trong đầu. 
 
Ông Diệm có kỳ thị tôn giáo không? Ông Diệm có kỳ thị địa phương không?

Những người binh vực ông Diệm hoặc cố tình tránh né hoặc tìm đủ lý lẽ để chối quanh dùm cho ông. Nhưng nếu không có can đãm đối diện sự thật thì dư âm khó chịu mà chế độ để lại sẽ không tự nhiên tiêu diêu.

Không thể có chuyện ba phải. Một người hể tuyệt đối tin tưởng tôn giáo của mình thì đương nhiên phải nghĩ rằng tôn giáo khác là sai. Đó chính là bản chất độc tôn của tín ngưỡng và vì tin tưởng một chiều nên họ tìm mọi cách dụ dỗ hoặc áp bức người khác vào con đường mà mình cho là đúng. Vì độc quyền chân lý như vậy nên ở một thời điễm nào đó, ở một địa phương nào đó, vẫn có, hoặc khi thì ngấm ngầm khi thì trực diện, mưu toan bành trướng và lấn áp với nhau không những giữa các tôn giáo mà ngay trong cùng một tôn giáo cùng thờ chung một giáo chủ, các chi phái vẫn chống báng nhau kịch liệt. Ở Ái Nhỉ Lan, Thiên Chúa Giáo và Tin Lành cùng thờ một Chúa vẫn giết nhau không nương tay. Khởi đầu của các tôn giáo là một khái niệm giải thoát, nhưng sau này lúc bành trướng mới nẩy sanh ra mưu toan thôn tính, lúc đó không còn nhân ái nữa.

 Từ 1095 đến 1270, Thiên Chúa Giáo đã làm 7 cuộc Thánh chiến. Và kinh hoàng nhứt là việc người Thiên Chúa Giáo lấy củi khô đốt người sống chỉ vì bị cho là ‘dị giáo’ ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 16.

HUYỀN THOẠI VỀ NGÔ ĐÌNH NHU

Thưa Quý vị,
     Chúng ta là những con người tự do, chúng ta chống chế độ CS vì lũ chúng độc tài, coi người dân như súc vật, bị cả nhân loại nguyển rủa. Bởi vậy, chúng ta cũng chống luôn cả những kẻ nào nhân danh người Quốc Gia mà cũng độc tài tàn bạo y như bọn CS.
     Tập đoàn Cần Lao gia đình trị Ngô Đình Diệm miệng hô chống cộng mà tàn ác hơn cả CS, y như các bạo chúa ở châu Phi và Trung Đông. Cuối cùng Diệm lại toan thoả hiệp với CS để dâng miền Nam cho CS. Không chống sao được ? Chỉ có những kẻ cho tới giờ phút nầy mà vẫn còn u mê, ngu đần, ngoác họng ra suy tôn "Ngô tổng thống anh minh" mới chính là bọn giòi bọ, ký sinh trùng ! Chỉ có những kẻ cố tình DỰNG XÁC CHẾT tên phản quốc Ngô Đình Diệm dậy trong lúc nầy (có khác nào dựng xác chết tên Hồ Chí Minh) mới là giòi bọ, ký sinh trùng, lừa dối lịch sử, thay đen đổi trắng, vu cáo Phật giáo là CS, là làm cho mất nước... gây hận thù tôn giáo... trong lúc cần nỗ lực triệt tiêu bọn CS... Chính chúng nó đó ! Bọn dối Chúa ! Chúa đã trừng phạt cả dòng họ Ngô ác độc phải chết thảm, thế mà bọn chúng vẫn chưa tỉnh hồn, tiếp tục gây nghiệp ác !
     Ngô đình Diệm chỉ núp bóng Ngô Đình Như chứ tài cán gì ? Ngay chính Đệ Nhứt Phu nhân Trần Lệ Xuân công khai tuyên bố trước báo chí quốc tế trong chuyến đi giải độc cuối cùng, xác nhận, ý đại khái :  "Tổng thống Diệm nếu không có nhà tôi thì không thể điều hành được công việc đất nước. Và nguợc lại, không có TT Diệm, nhà tôi vẫn diều hành tốt công việc của đất nước như trhường". Vì thế không lạ gì, mặc dù HK áp lực Diệm sa thải Nhu, nhưng Diệm cương quytế không nghe. Mất Nhu là Diệm mất "cái đầu", lại thêm mất cả "Đệ Nhứt phu nhân"... nữa thì sao chịu nỗi, nên tổng thống anh minh đành... thà chết còn hơn !?
    Còn ai có thẩm quyền hơn lời xác nhận của bà Nhu ?
    Hãy mở mắt ra đi những con chiên hoài Ngô cù lần !
*** 
HUYỀN THOẠI VỀ NGÔ ĐÌNH NHU
    Dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hoà ở miền Nam, hầu như phần đông người dân đều biết rõ ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chánh trị cho TT Ngô Đình Diệm là một kẻ nghiện ngập á-phiện, thâm hiểm khôn lường. Ông ta là một kẻ sắt máu, đam mê quyền lực đến độ điên cuồng, dám dùng tất cả mọi thủ đoạn để thu tóm trọn quyền lực vào trong tay dòng họ Ngô Đình. Thậm chí còn dùng cả bà vợ Trần Lệ Xuân làm "Mỹ Nhân Kế" để "mua chuộc" vua Bảo Đại; mua chuộc Đại sứ HK Nolting ; mua chuộc tướng Trần Văn Đôn; và thậm chí nhằm "khống chế" ông anh TT Ngô Đình Diệm (Đệ I Phu Nhân Trần-Lệ-Xuân) !!!

2012/10/28

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 17

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 17
HỒ TẤN VINH

Trong lúc say sưa với quyền lực, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bao giờ biết rằng mình đã bị lợi dụng thê thảm và phải chịu số phận của trái chanh khi người ta vắt hết nước thì người ta giụt vỏ.

Sống 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, dân miền Nam chỉ biết thắc mắc: mình dọn cỗ cho ổng ăn, mình không kể công thì chớ, tại sao ổng khinh thị mình? Thật hiểu không nổi!

Nhưng dân miền Trung thì không nghĩ vớ vẩn, họ đòi hỏi công lý. Khi Tướng Nguyễn Khánh đưa Ngô Đình Cẩn ra Tòa án Quân sự Saigon, do Đại Tá Đặng Văn Quang (con đở đầu của anh rễ ông Cẩn) ngồi ghế Chánh Án, có luật sư Võ Văn Quan biện hộ. Nhân chứng là bà vợ của nhà thầu Nguyễn Đắc Phương. Ông Nguyễn Đắc Phương vì giàu có, bị người của ông Cẩn bắt đem tra khảo ở Chín Hầm đòi tiền cho đến chết rồi ngụy trang là té lầu. 
 
Án tử hình của ông Cẩn không chỉ liên quan đến một mình Ngô Đình Cẩn mà nó cũng là bản án của chế độ Ngô Đình Diệm. Bởi vì tội đại hình của đương sự (thủ tiêu người ở Chín Hầm, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, buôn thuốc phiện) làm ra trong thời gian đệ nhứt CH mà chế độ đó chẳng những không truy cứu, mà còn bao che và chấp nhận. Quốc có quốc pháp. Người rường cột của chế độ đã chà đạp pháp lý của chế độ thì làm gì chế độ đó có tư cách mà nói đến chánh nghĩa? Theo kết quả sơ khởi của Ủy Ban Điều Tra Tài Sản nhà Ngô, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô Đình Cẩn là 287,1 triệu. (Đảng Cần Lao, tr.14)

2012/10/27

NÉN HƯƠNG TIẾC THƯƠNG CỤ DIỆM


Bảo quốc Kiếm
 
Mới mấy năm gần đây ở hải ngoại lại trổi Phong trào Phục hồi tinh thần Ngô đình Diệm. Điều đó, bản thân tôi cảm thông, chia xẻ cùng họ. Cổ nhân có câu: "Ăn cây nào, rào cây ấy", cũng là một đạo nghĩa làm người.
Thế nhưng đôi lúc vì quá hăng say, họ quên đi rằng: "lợi bất cập hại". Chính vì vậy, chính họ đã làm cho người càng lên tiếng chửi bới, miệt thị... lãnh tụ của mình. Chửi người thì bị người chửi, một công lý tự nhiên. Dĩ nhiên, dù cha mẹ mình có độc ác đến đâu, thì cũng không đứa con nào dám kể tội. Có điều, càng bào chữa cho tội ác, thì càng chọc thiên hạ chửi thêm. Vậy thì việc âm thầm kỷ niệm là điều hay nhất, phải không ?
Để tưởng nhớ Cụ, hôm nay tôi xin tóm lược vài điều để cùng độc giả suy nghiệm xem sao.
Có lẽ điều làm cho linh hồn Cụ Ngô và gia đình cụ đau đớn nhất là nuôi đưỡng hàng triệu "con chiên trung thành", thế nhưng, chúng chẳng trung thành với cụ ! Chúng trung thành với ai ? Sau khi bị giết chết, cả một đảng Cần Lao, cả một Phong trào Cách mạng Quốc gia, cả Thanh niên Cộng hoà, Phụ nữ liên đái, cả hàng triệu con chiên....thế mà không một ai lên tiếng, chẳng ai giỗ cụ ! Ngược lại, những tên tôi tớ nhà cụ tiếp tay với con chiên mới Nguyễn văn Thiệu, kẻ đã trực tiếp giết cụ,  để "nàm nại cuộc đời".
Đệ nhị Việt Nam Công Hoà không phải là chế độ Cộng sản; vậy tại sao chúng để "ba nấm mồ hoang lạnh" bơ vơ ? Vậy tại sao chúng không giỗ kỵ, không phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm trong thời ông chiên Thiệu ? Trong lúc đó, những hoạt động ráo riết của các tổ chức Cần Lao cũ, mật vụ cũ... đã tung hoành ghê rợn sau khi Nguyễn Khánh chỉnh lý ! Chúng phục vụ cho ai ngoài Giáo hội Kitô La mã ???

Who Owns the World?



Khai Dân TríNoam Chomsky

2012/10/26

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 16

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 16

HỒ TẤN VINH

Ngày 26 tháng 4 năm 1960, các nhà trí thức tên tuổi tiêu biểu  cho mọi xu hướng chánh trị miền Nam thành lập ‘Ủy ban Tự do và Tiến bộ’. Họ kín đáo gởi lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm một kiến nghị yêu cầu Tổng Thống cởi mỡ chánh trị và tôn trọng các quyền căn bản. Đây là thành tích vẻ vang nhứt của trí thức VN trong thời đó. Đây không phải là hành động ngạo mạng thách thức uy quyền của Tổng Thống mà là cách quang minh chánh đại bày tỏ mối quan tâm đến những vấn đề đất nước của những người này. Thật là thành tâm, thiện ý và ngây thơ.

Nhóm người này cũng có tên là nhóm Caravelle. Họ đông hơn 18 người, nhưng họ chọn ra 18 người có tên tuổi nhiều nhứt để ký tên vào bản kiến nghị (Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Văn, Trần Văn Đổ, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý, Trần Văn Hương, Trần Lê Chất, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Lê Quang Luật, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Lương Trọng Tường, Linh Mục Hồ Văn Vui, Phan Khắc Sữu, Hồ Văn Nhựt...).
 Lời lẽ trong thư rất ôn hòa nhưng cũng cứng rắn (Hiến pháp chỉ có hình thức, tình trạng ban phát ân huệ bằng những liên hệ gia đình hay phe phái, Khu Dinh Điền bốc lột con người, tuy đồ sộ nhưng vô ích. . .) vì họ mong rằng khi nhận được thư, Tổng Thống sẽ mời họ để bàn thảo. Nhưng chờ mãi không thấy hồi âm - sợ bị đánh phủ đầu - nên ngày 30 tháng 4 năm 1960 họ công khai phổ biến bức thư tại khách sạn Caravelle như những chánh nhân quân tử. Bị kiễm duyệt nghiêm nhặt nên dân chúng miền Nam không đọc được nội dung nhưng các tòa Đại sứ ngoại quốc đều có bản sao.

2012/10/24

NĂM NGƯỜI TRONG ĐỜI TỔNG THỐNG DIỆM

Lý Nguyên Diệu
 
Tiếp nối vua Bảo Đại của triều đình nhà Nguyễn, ông Ngô Đình Diệm là vị Tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam. Trong dòng lịch sử giải thực cuồn cuộn sau đệ nhị thế chiến, ông đã đến và ông đã đi sau 9 năm cầm quyền như một vị quan lại đi trong mưa bão mà hai tay thì giữ chặt cái mũ cánh chuồn sơn son thếp vàng trên đầu. Tính lại thì trong cuộc đời 62 năm của ông, ta thấy có năm người cũng đã đến và đã đi qua đời ông như một duyên nghiệp của định mệnh.
 
Điều đặc biệt về năm người nầy là một nhóm gồm hai người biết rất thấu đáo về ông Diệm, một nhóm hai người khác thì biết rất sơ lược về ông, và một người chỉ biết vừa đủ để quyết định số mạng của ông dựa trên thực tế chính trị và đòi hỏi lịch sử của miền Nam vào đầu thập niên 1960 của thế kỹ trước. Ôn lại mối liên hệ của năm người nầy với ông Diệm cũng là một cách nhìn ở chiều kích khác để phân tích một giai đoạn lịch sử cho được chính xác và đầy đủ hơn.

2012/10/23

Nghi lễ đời người theo Phật giáo



Thích Trí Quảng

Nghi lễ theo Phật giáo nói chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.

Trước nhất, muốn trở thành đệ tử Phật, cần phải làm lễ quy y Tam bảo, vì vậy đây là nghi lễ quan trọng nhất đối
với tất cả những người phát tâm đi theo con đường của Phật. Tam bảo là điểm nương tựa khởi đầu, là nền tảng căn bản rất quan trọng mà tất cả Phật tử tại gia cần ý thức và thể hiện tốt đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, hàng Phật tử nương tựa Tam bảo không chỉ giới hạn ở bước khởi điểm. Pháp này cần được phát huy sâu rộng trong suốt quá trình tu tập cho đến ngày thành đạt quả vị Vô thượng đẳng giác, vì nếu lệch ra ngoài hướng đi của Tam bảo, chắc chắn sẽ lạc vào đường tà.


Quy y Phật là nhận Đức Phật làm Thầy, kính tin Phật hoàn toàn sáng suốt bậc nhất. Người buồn phiền, hay có nhiều điều nan giải đến với Phật đều được Ngài hóa giải.

Quy y Pháp là kính tin và chấp nhận những quy luật đúng đắn, không bao giờ sai lầm, do Đức Phật truyền dạy. Vì trên bước đường thuyết pháp giáo hóa độ sanh, lời nói và việc làm của Đức Phật luôn tương ưng với nhau. Ngài đáp ứng được yêu cầu của quần chúng, mới cảm hóa được mọi người cùng thăng hoa thánh thiện.

Đúng Giờ


Nguyễn Ý Đức

Có một cặp tình nhân hẹn gặp nhau ở một công viên tĩnh mịch.

Nàng tới đúng giờ, ngồi đợi. Hai phút trôi qua rồi năm phút, rồi mười phút… "Chẳng thấy bóng anh đâu". Mà chỉ có một trai lạ, thấy nàng một mình, xà vào làm quen. Thì may mắn, xe chàng lao tới…

Thế là một màn giận hờn đấm lưng, tức tưởi nước mắt mắng vốn. Và chàng cúi đầu nhận lỗi…Hai người đã hẹn hò nhưng một người đã trễ hẹn.

Ta thường nói đùa với nhau rằng đúng giờ không có trong văn hóa giao thiệp của người mình. Vì thói quen cố cựu của ta là như vậy. Nhưng đây cũng là tật của nhiều sắc dân khác. Như dân Pháp. Cho nên một du khách ngoại quốc đã chữa thẹn "tôi trở thành người Pháp vì tôi đã không tới đúng giờ", khi tới trễ một bữa ăn.

Đúng giờ là đặc tính có thể hoàn tất một cam kết trước hoặc ngay vào thời điểm đã định.

Đúng giờ không những là một bổn phận mà còn là một phần của tư cách con người. Thành công trong đường đời, tạo được uy tín hay không, có trở nên người hữu dụng, đáng tin cậy hay không, cũng nhờ phần nào ở sự đúng giờ.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 15

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 15
HỒ TẤN VINH

5giờ40 sáng ngày 13-7-1956, lúc máy chém chặt đầu Tướng Lê Quang Vinh, ông Diệm có thể tự cho mình đã làm một việc thánh thiện, an dạ tưởng mình từ đây nắm tuyệt đối quyền hành, không còn ai dám công khai thách đố. Nhưng cũng chính ngày đó ông Diệm bắt đầu thật sự bơ vơ. Ông không còn con đường nào để trở về với dân tộc. Ông bây giờ hoàn toàn nằm trong tay Mỹ. Ông đã tiến sâu vào con đường oan nghiệt mà chính ông tự chọn. Ngày đó là ngày Việt Nam Cộng Hòa mất chánh nghĩa. Ngày đó là ngày Việt Nam Cộng Hòa thua rồi, chớ không phải vì những sự kiện xảy ra 10 năm sau này.
‘Người thân cận với ông Diệm lúc bấy giờ tả sự bâng khuâng của ông về quyết định bác đơn xin ân xá của Ba Cụt. Đêm về khuya mà ông cứ đi đi lại lại không ngủ cho tới khi được tin báo cho biết Ba Cụt đã chịu rửa tội theo nghi lễ Công giáo, yên tâm về phần hồn của Ba Cụt, bấy giờ ông mới đi ngủ’. Nguyễn Trân tr. 110.
Biện lý Lâm Lể Trinh thuật lại thì không phải như vậy:
‘Tôi có hỏi Lê Quang Vinh có cần một vị linh mục hay một tăng nào đến chứng kiến cho ông không, thì Lê Quang Vinh trả lời rằng ‘Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tôi không phải Công giáo, nếu tiện thì xin một nhà sư . . .’ Lê Trọng Văn, Tr. 125.
Thiếu Tướng Đỗ Mậu thì viết:
‘Sau cách mạng 1-11-63, ông Thơ cho tôi biết sở dĩ Lê Quang Vinh bị bắt ngày 13-4-1956 mà tòa án quân sự và tòa thượng thẩm Saigon cứ xét đi phúc lại (đến 4 lần) cho đến ngày 6-7-1956 tòa án quân sự Cần Thơ mới xét xử một lần chót là vì ông Diệm đã nhiều lần dụ Lê Quang Vinh theo đạo Thiên Chúa mà Lê Quang Vinh nằng nặc không theo. Nếu theo đạo Thiên Chúa thì Lê Quang Vinh sẽ được rữa tội trong một buổi lễ long trọng tại nhà thờ Đức Bà Saigon và sẽ được trọng thưởng, và tất nhiên sẽ được tha mạng’.  Đỗ Mậu, tr. 146.

2012/10/21

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 14

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 14

HỒ TẤN VINH

Năm 1954, khi người Mỹ công khai bước vô VN, họ đã biết trước họ phải làm cái gì và đã có kế hoạch, chương trình hành động hẳn hòi. Ở sân khấu VN, Người Mỹ tự biên tự diễn kịch bản và không thấy cần tham khảo những tính toán của họ với VN. Tự cao hơn nữa, họ cũng không chấp nhận sự đóng góp ý kiến của phía VN.
Cho nên khi tuyển người, họ không phải tuyển một nhà ái quốc chánh trực hay một lãnh tụ có dân chúng ủng hộ hay một sĩ phu có khả năng tranh luận bình đẳng với họ - những người này thật ra là chướng ngại vật cho họ - mà họ chỉ cần tuyển người thừa hành, dễ sai dễ bảo. Ai chịu tuyệt đối vâng lời thì người Mỹ tuyển. Vâng lời không phải chỉ có nghĩa là ngoài mặt biểu sao làm vậy, mà còn phải cẩn thận không làm cái gì khiến người Mỹ nghi ngờ lòng trung thành của mình. Nếu ta không ưa những người này thì ta có thể gọi họ là bọn tay sai, bọn bù nhìn. Nếu ta muốn dùng chữ nhẹ nhàng một chút thì cũng có thể nói đó là những người chịu ‘hợp tác’, những người ‘thức thời vụ’. Nhưng cái thực tế của việc làm là cũng như nhau.
Đó chỉ là mới nói đại cương. Bây giờ đi vào cụ thể. Người Mỹ đi vào VN và đi ra khỏi VN đều hoàn toàn do nhu cầu của Mỹ. Ai cũng đều biết rằng trên thực tế người Mỹ hoàn toàn quyết định một mình khi đưa lính Mỹ vào VN, khi tăng quân số lên và khi rút quân ra. Tuy nhiên để tránh mang tiếng là xâm phạm chủ quyền VN, người Mỹ cần phía VN lên tiếng tự nguyện yêu cầu Mỹ làm như vậy. Người Mỹ cần người lãnh đạo VN nào sẳn sàng ký giấy để che lưng pháp lý cho Mỹ. Có khi lính Mỹ đã xuống tàu chạy qua VN hai ba ngày rồi mà cái giấy của VN yêu cầu mới đánh máy. Nói một cách khác nữa, người Mỹ cần người nào chịu lẹ làng ký mọi giấy tờ để hợp-pháp-hóa tất cả những gì người Mỹ làm tại VN mà không được hỏi một câu nào (Khi Dương Văn Minh phát thanh yêu cầu quân Mỹ rút ra khỏi VN, miếng giấy mà Dương Văn Minh đọc là do Tòa Đại Sứ Mỹ soạn).

Ăn chay và quan niệm của danh nhân thế giới


"Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó"


01. Peter Burwash

Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer (Sách dạy ăn chay). Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại".

"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dù lớn dù nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến".

Người Việt không đúng giờ

Nguyễn Hưng Quốc 

Một trong những tính xấu tương đối "nổi tiếng" nhất của người Việt, trong cũng như ngoài nước, là rất ít khi đúng giờ.

Họp, phải chờ đợi nhau là chuyện bình thường. Tiệc tùng đến trễ cả một, hai tiếng cũng là chuyện bình thường. Các buổi văn nghệ hay ra mắt sách ít khi có thể bắt đầu đúng giờ quy định. Lý do: "vắng vẻ quá". Đành phải chờ. Có khi chờ nửa tiếng. Cũng có khi chờ cả tiếng. Mòn mỏi.

Có lẽ biết tính nhau quá nên trong các tiệc cưới của người Việt tại Úc, người ta thường "ăn gian", ghi thời điểm bắt đầu rất sớm, thường là sáu giờ rưỡi chiều, lúc, theo kinh nghiệm của tôi, ở nhà hàng… chưa có ai cả.

Nhớ, lúc tôi mới qua Úc, nhận được thiệp cưới như thế từ một sinh viên, đúng sáu giờ rưỡi, tôi có mặt. Nhà hàng vắng tanh. Các nhân viên đang dọn bàn ghế. Cô dâu chú rể chưa tới. Nhà trai nhà gái chưa ai tới. Tôi đi loanh quanh, gần nửa tiếng sau, trở lại, cũng chỉ thưa thớt năm ba người đến sớm. Nản quá, tôi đi đến một tiệm gần đó, uống cà phê chờ tiếp đến bảy giờ rưỡi. Lúc trở lại nhà hàng, vẫn thấy là mình đến quá sớm.

Lần khác, tôi dự đám cưới con gái một người bạn đồng nghiệp. Thiệp mời vẫn ghi là tiệc cưới bắt đầu từ 6:30. Người bạn nhờ tôi đến sớm để thù tiếp một số bạn bè người Úc trong trường giùm anh. Đúng giờ, tôi tới. Chỉ có mấy người bạn Úc. Chúng tôi ngồi chung một bàn, uống nước và tán gẫu, chờ.

2012/10/20

RÕ ĐÂY QỦY KẾ GIẶC TÀU!

Lời Tác Giả:  Đọc bài viết “Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…” đăng trên tờ báo điện tử Kiến Thức của Liên hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam ngày 14/10/2012, tôi linh cảm có một sự gì đó thật khác thường trước ngày Hội Nghị TW 6 bế mạc! Lạ nữa là khi trang báo mạng của Hội Đồng Hương Hà Tĩnh tại Sài Gòn vừa đăng một bài viết phản đối bài viết trên của Kiến Thức thì lập tức bị đánh sập mạng! Vậy tôi có dự cảm, phải chăng có một thế lực nào đó đã bỏ tiền thuê báo ĐT Kiến Thức viết và đăng bài này? Vì theo tôi một mình tờ báo điện tử Kiến Thức không đủ “đức” và đủ “tài” để có thể đánh phá một trang mạng khác!

Tôi cho rằng, bài viết đó có nhiều mục đích. Nhưng mục đích chính là kích động sự hận thù và chia rẽ dân tộc của bè lũ Việt Gian bán nước để làm cho nước ta nhanh chóng yếu đi nhằm giúp kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sớm thôn tính được nước ta để đưa “Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống” mau chóng trở thành “Hoàng Đế” của Việt Nam.

RÕ ĐÂY QỦY KẾ GIẶC TÀU!


Ai thèm chấp lũ đười ươi
Mình đầy lông lá chê người nhiều lông
Chấp gì lũ quạ chê công
Chẳng biết ăn diện cho chồng cho con
Chấp gì bồ hóng chê son
Ngọng chê ca sĩ hát không rõ lời
Chấp gì chuột chũi chê dơi
Bay lượn trên trời không biết rúc phân
Chấp gì một giải Sông Ngân
Chê Trăng đơn chiếc vẫn nhăn răng cười
Chấp gì lũ Kiến dở hơi
Của phường lẻo mép ngồi chơi nói càn
Không chừng Thức quá hóa gàn
Nói nhăng nói cuội nói quàng nói xiên!

2012/10/19

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 13

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 13
HỒ TẤN VINH


Không có ai hoàn toàn tốt. Không có ai hoàn toàn xấu. Con người ai cũng có cái tốt cái xấu. Ông Diệm cũng vậy. Chắc chắn Ông Diệm có nhiều điểm tốt, rất là cụt hứng khi vừa tìm ra một điểm tốt thì luôn luôn có cái ‘nhưng’ nó chận họng. 
 
 Đem số vàng bạc, tài sản mà ông đã thâu được so với việc ông ăn uống đạm bạc (cơm vắt, muối mè, cá kho và rau) chứng tỏ là ông trong sạch sao?

Đem mật lệnh cho Đại Úy phi công Huỳnh Minh Đường ném bom đánh chìm hải vận hạm Hàn Giang của hải quân VNCH  chở ra Côn Đảo 216 tù nhân  chính trị chống ông. Để ém nhẹm tội ác của mình, ông phải quyết định giết luôn mấy chục người của thủy thủ đoàn HQ401 là lính hải quân của ông. Đem dự mưu giết người đó so với việc ông tha chết cho một thanh niên Cao Đài  Hà Minh Trí ám sát hụt ông ở Ban Mê Thuột đủ chứng tỏ là ông Diệm nhân từ sao?

Chỉ ngay điễm này thôi, đối với những ai vì lòng trung thành mà công khai suy tôn Ngô Tổng Thống thì tôi cũng vì công lý mà công khai nói với họ rằng họ biểu đồng tình với một tâm địa tàn ác và những âm mưu sát nhân của ông chủ.

Không phải suy tôn khơi khơi chơi mà thôi đâu nhe, mà là đem cả danh dự dòng họ và giá trị tín ngưỡng của mình ra đặt cuộc đó.

- On Sun, 10/23/11, Hoang Thuc An <hoangthucan@gmail.com> wrote:

From: Hoang Thuc An <hoangthucan@gmail.com>
Subject: Re: Thua xa Chu Tất Tiến??? diendan_tudo] Re: [ChinhNghiaViet] Re: Tổng Thống Ngô Đình Diệm Lẫn Anh Em, Thân Quyến Của Ông Tổng Thống Ai Cũng Đều Rất Có Nhiều Tiền Trong Thời Gian Cầm Quyền Miền Nam VN!
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com


Mật lịnh Ngô Đình:
 Đánh đắm HQ 401 chở 216 tù nhân chính trị ra Côn Sơn
 
I. Tài liệu trong sách: "CHÍN NĂM MÁU LỬA DƯỚI CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH TRỊ NGÔ ĐÌNH DIỆM"
"TỘI ÁC CỦA NHU TRONG VỤ ĐẠI ÚY HUỲNH MINH ĐƯỜNG
"Về vụ Đại Úy Huỳnh minh Đường xin tỵ nạn bên Cam Bốt có một vài điểm như sau:

"1) Đại Úy Huỳnh minh Đường nhận công tác 5.10.63, của Diệm, Nhu đi ném bom xuống chiếc tàu chở những chính trị phạm ra Côn Đảo. Một nguồn tin đáng tin cậy từ Cam Bốt cho biết: là khi Đại Úy Huỳnh minh Đường, nhận lệnh cho phi cơ cất cánh, cấp trên có trao cho Đại Úy một phong thư, và dặn khi nào phi cơ cất cánh rồi, mới mở thư xem.

2012/10/17

“XÓM MÈO” NGỒI KIỂM ĐIỂM NHAU

“XÓM MÈO” NGỒI KIỂM ĐIỂM NHAU

“Xóm Mèo” ngồi kiểm điểm nhau
Tại sao thấy cá mèo nào cũng tham?

Mèo Già ăn vụng ngân hàng
Cấu bất động sản, cào ngang Tập Đoàn...
Mèo con gần gũi dân oan
La đất, liếm cát... nhì nhằng dưới quê
“Tổng Mèo” sắm trọn vai hề
Đứng ra chỉnh đốn cả bè mèo tham
Mèo Già biết Tổng cũng phàm
Biếu con chuột cống bằng vàng rõ to
Mèo con chuột nhắt chẳng từ
Chuyển thành Tài Khoản riêng tư mang về

Thành công Hội Nghị hả hê
Xóm Mèo “đoàn kết” nhất tề bên nhau!
Tổng Mèo cáo lỗi Đồng Bào
Tại Trời sinh cá, mèo nào chẳng tham!


Hà Nội, 16/10/2012
Ts. Trần Lực

Khai Dân TríTrần Lực

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 12

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 12
HỒ TẤN VINH

Từ ngàn xưa, khi phải chống xâm lăng thì tổ tiên ta tập họp quần chúng, lập căn cứ, luyện tập võ nghệ, đúc võ khí, nếu thiếu võ khí thì nhào vô cướp khí giới của địch. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực đều làm như vậy. Có người thành công, có người thất bại. Huỳnh Phú Sổ, Phạm Công Tắc, Bảy Viễn cũng làm như vậy mà thôi.

Không ai có thể tự mình suy tôn là anh hùng, nhưng dựa vào dân tộc làm việc anh hùng là người anh hùng dân tộc, còn thất bại hay thành công là chuyện khác.
Đối sách với phụ nữ của Bảy Viễn hoàn toàn khác với cách của ông Diệm. Bảy Viễn không cho đàn bà dính vô chánh trị. Và mặc dầu người Bình Xuyên phong lưu nổi tiếng nhưng Bảy Viễn triệt để bảo vệ vợ của người Bình Xuyên. Đàn ông nào không phải là chồng dính vô là bị nghiêm trị.
Bà Nhu nhiều lần tuyên bố hổn xược xúc phạm đến thể thống quốc gia mình cũng như quốc gia đồng minh, xúc phạm đến tôn giáo khác, ông Diệm chẳng những không dám chỉnh đốn gia đình mà còn bênh vực cho bà Nhu.

2012/10/15

NÓI VỚI BẠN



TTH


Ở trong đời không ai bỗng dưng mà thương hay ghét bạn, hay hoan hô hoặc đả đảo bạn, mà người ta thương hay ghét bạn, hoan hô hay đả đảo bạn là do từ sự quan hệ giữa bạn với mọi người.

Nếu bạn quan hệ với bất cứ ai với tâm phô trương cái thân thế và sự nghiệp của bạn, thì trước sau gì, bạn cũng bị người ấy ghét bỏ và dẫn đến thù hận.

Nếu bạn quan hệ với bất cứ ai mà ăn nói sắc sảo, nhưng thiếu chân thật, thì trước sau gì, bạn cũng bị người ấy ghét bỏ và dẫn đến thù hận.

Nếu bạn quan hệ với bất cứ ai với tâm ý bảo thủ, thì trước sau gì, bạn cũng bị người ấy ghét bỏ và dẫn đến thù hận.

Sống Một Mình

Phi Mạnh

Không được xảo trá, gian xảo, ác độc hoặc lười biếng nữa, phải biết sống yêu thương và tha thứ mọi người nhiều hơn ...

"Sống một mình" có ý nghĩa rất lớn đối với những người thành công trong cuộc sống. Những người thành công trong cuộc sống đều (Đức Phật, Franklin Roosevelt, Steve Jobs, ...) coi trọng việc sống một mình là khoảng thời gian quý báo không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của họ.

Khi sống một mình, khả năng tư duy của con người sẽ cao hơn, nhạy bén hơn và rất bổ ích. Chúng giúp cho người sống một mình:

1. Thấy được những việc đã qua trong ngày hoặc thời gian qua có làm khổ mình, khổ người, khổ các loài vật khác hay không? Nếu có thì tự tư duy tìm cách sống biết yêu thương không còn làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật khác nữa.

2012/10/14

Làm chủ lời nói


Bạch Tầm Xuân

 Lời nói là phương tiện giao tiếp trong công việc, tình yêu và cuộc sống. Chúng ta sử dụng lời nói thường xuyên, nhưng không phải ai cũng làm chủ được lời nói. Lời nói có thể mang lại niềm vui cho người khác, và lời nói có thể dẫn đến sự xung đột cá nhân.

Về cơ bản, công dụng của lời nói có 2 loại: Lời nói là biểu hiện của nội tâm; Lời nói là phương tiện giao tiếp.


Lời nói là biểu hiện của nội tâm


Thông qua lời nói, chúng ta có thể hiểu được một phần nội tâm của người khác. Lời nói biểu lộ: cá tính, sở thích, trình độ, trí tuệ, đạo đức…

Ví dụ: Khi một người mắc lỗi lầm, người A thốt lên những lời chê trách, phán xét. Còn người B nói lên những lời cảm thông, thương cảm, đồng cảm.

Trong cuộc sống, có những khi chúng ta "buột miệng" nói ra, sau đó mới nhận ra mình đã có những lỗi lầm. Nếu suy nghĩ trước khi nói, biết cách kiểm soát lời nói, cảnh giác với chính lời nói của mình thì chúng ta sẽ tránh bớt những sai lầm. Trước khi nói ra, chúng ta phải biết mình sắp nói điều gì, thường chúng ta hay vấp phải điều này.


Ví dụ: một đồng nghiệp đang vui mừng vì được sếp khen, bạn buột miệng nói "sếp khen xã giao ấy mà!" Tuy bạn nói đùa một câu, nhưng lời nói đó bộc lộ tâm lý đố kỵ với đồng nghiệp, bởi vì bạn không thực sự vui mừng vì sếp khen đồng nghiệp.

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 11


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 11
HỒ TẤN VINH

5.- ÔNG DIỆM LÀ AI?
Giữa cái tiền bạc, cái danh dự, cái tôn giáo, cái nữ sắc, cái quyền lực, con cái, cha mẹ. . . mỗi người, dầu là chánh khách hay dân thường đều phải chọn lựa một ưu tiên để để trên đầu.
Nếu chọn tiền bạc là ưu tiên thì người đó có thể làm mọi việc – dù có bất lương hay vô sĩ - miễn làm sao có tiền là được. Nếu chọn tình yêu, thì người đó có thể bỏ cả công danh, sự nghiệp để đổi lấy nụ cười của mỹ nhân. Nếu để tôn giáo ưu tiên thì người đó không thể độc ác, gian trá, vì tôn giáo có khác, nhưng không có tôn giáo nào chấp nhận chuyện phi nhân?
Phải biết ông Diệm để cái gì trên đầu thì mới biết ông Diệm là ai.
Trong cuộc khủng hoảng với Phật Giáo, ông nói ‘sau lưng Phật giáo trong nước, hãy còn Hiến Pháp, nghĩa là có tôi’(Đoàn Thêm, tr. 351) và sau đó thì nói nếu tôi chết thì hãy trả thù cho tôi (Tổng  Thống Diệm có nói với Đỗ Thọ: ‘Tôi không biết sống hay chết. Tôi không cần. Nhờ nói với Khánh tôi thương Khánh lắm. yêu cầu Khánh trả thù cho tôi’ Nguyễn Trân, tr. 454).
Hai câu nói này chứng tỏ ông Diệm đã tự để mình trên tất cả. Nhưng không phải chỉ một mình ông mà cả gia đình ông. Trong cách đối xử, gia đình ông có một ý nghĩa đặc biệt. Gia đình ông Diệm không phải chỉ có bà Cả Lễ, Cha Thục, ông Luyện, ông Nhu mà có cả bà Nhu và mụ Luyến. Những người này xếp hàng trên đất nước. Nhưng gia đình ông lại không gồm có đứa con trai duy nhứt – mà không dè ông bắt chước Hồ Chí Minh - chối bỏ. Một người thanh niên, khỏe mạnh, không bị thiến thì có đứa con rơi đâu phải là chuyện động trời. Nhưng cái ý nghĩ rằng mình có thể gạt mình và gạt luôn thiên hạ mới là chuyện trời ơi.

Liệu Nam Việt Nam có sống còn được không ?

Tác giả bài viết dưới đây là ông Nguyễn Thái, nguyên Chủ tịch "Hội Sinh viên Công giáo Việt Nam tại Mỹ" vào những năm đầu thập niên 1950'. Nhờ là người Công giáo, lại được đào tạo tại Mỹ, ông hội đủ được hai điều kiện để ông Diệm trân trọng mời về nước và cữ làm Tổng Giám đốc đầu tiên của "Việt Nam Thông Tấn xã" trong 6 năm trời (1955-1961).

Đó là một chức vụ cực kỳ quan trọng, được tiếp cận những thông tin chọn lọc để biên tập và phổ biến những tài liệu chính thức trong môi trường truyền thông (cả quốc nội lẫn quốc tế) hầu đề cao và bảo vệ chế độ. Nhưng cũng nhờ ở vị trí được tin dùng đó, ông Nguyễn Thái là một trong những người thân cận của chế độ, từ năm 1959, đã thấy được bản chất độc tài và "tình trạng tuyệt vọng của miền Nam" và "sẽ không chống lại được mối đe dọa do Cọng sản khuynh loát" dưới sự cai trị của gia đình ông Diệm.

Nhận thấy với tình trạng độc tài của cấp lãnh đạo lúc bấy giờ, và vì không có điều kiện và cơ hội để thay đổi chế độ, ông Nguyễn Thái chọn cách tiếp cận mà ông cho là hữu hiệu nhất: Trực tiếp thuyết phục thế lực ủng hộ chế độ Diệm. Năm 1962, ông từ chức, qua Mỹ và viết "tập điều trần " IS SOUTH VIETNAM VIABLE ?" (Liệu Nam Việt Nam có sống còn được không ?) để cảnh tỉnh chế độ Diệm và những nhà làm chính sách Mỹ.

2012/10/13

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 10

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 10
HỐ TẤN VINH

Bất hạnh cho nước Việt Nam là có hai nhà thầu vĩ đại. Hồ Chí Minh thầu chống Pháp, nhưng giết những người chống Pháp không phải CS. Ngô Đình Diệm thầu chống cộng nên hãm hại hết những người chống cộng không phải ba xê. Những người cả đời vào sanh ra tử chống cộng như Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vũ Tam Anh, Huỳnh Thiện Tứ,Tạ Chí Diệp đều bị ông giết hại.
Nhưng ông Diệm không coi việc chống cộng là trên hết. Ông sử dụng việc chống cộng như một cái cớ để ông có job.
Ông chống cộng thế nào mà ông để anh ruột của mình là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục hợp tác với Việt Cộng khai thác gỗ trong chiến khu D. Đó cũng là cơ hội để tiếp tế thuốc men và nhu yếu phẫm. Tháng 12 năm 1959, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi phác giác ra chuyện động trời này khi hành quân vào chiến khu D.

Đề cương cải cách giáo dục

 
Hoàng Tuỵ


Đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn : hoặc là tiếp tục con đường cũ, trong nền giáo dục lạc hướng, ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Từ lâu giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của
đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết của TƯ là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.

Sau đây là bản kiến nghị đề cương cải cách giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong vài mươi năm tới. Bản đề cương gồm ba phần chính :

I. Quan điểm tổng quát, cũng tức là triết lý cơ bản của giáo dục mới.
II. Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết.
III. Lộ trình và tổ chức thực hiện.

I. Quan điểm tổng quát

Đây có thể coi là vấnđề của mọi vấn đề, nó là cái gốc chi phối từ sứ mạng, phương châm cho
đến nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục.

Trong thế giới hiện đại, yêu cầu hội nhập quốc tế đặt ra ngày càng gay gắt cho mọi dân tộc, nếu ta chỉ muốn xây dựng giáo dục theo con đường riêng của mình, thì dù với những lý tưởng đẹp đẽ và dân khí rất cao như
trong thời hoàng kim của cách mạng, sớm muộn chúng ta cũng không tránh khỏi bị đào thải trong cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt. Huống hồ sau 1975 đất nước đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, có biết bao vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phức tạp trước đây chưa bao giờ gặp. Hơn nữa sau khi giành được độc lập, thống nhất, ta xây dựng lại đất nước trong bối cảnh cả nhân loại chuyển lên nền văn minh trí tuệ.Nhiều cơ hội mới mở ra từ đây cho những dân tộc giàu tiềm năng như chúng ta, đồng thời đất nước cũng đối mặt với những thách thức to lớn không dễ gì vượt qua nếu không đủ dũng khí chia tay với những tập quán, cách suy nghĩ, làm ăn, ứng xử, từng là nếp sống quen thuộc một thời.

Education For Whom and For What?



Khai Dân TríNoam Chomsky

2012/10/12

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 9

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 9

HỐ TẤN VINH

4.-NẾU ÔNG DIỆM KHÔNG DẸP CÁC GIÁO PHÁI VÀ ĐẢNG PHÁI?
Chủ quyền quốc gia là gì?
Trong lúc nước nhà còn bị lệ thuộc, người thật lòng đi tranh thủ nền độc lập quốc gia rất sợ nếu không lập công được thì thôi, chớ đừng đem nước đang lệ thuộc nước này sang lệ thuộc một nước khác, - nặng nề hơn. Trên đường đi tranh thủ, có khi ta phải nhờ đến sự giúp đở của ngoại bang. Nhưng nếu tất cả mọi việc - từ viên đạn, cây súng của người lính, đến lương tháng của cảnh sát, công chức - việc gì cũng nhờ ngoại bang thì bề ngoài dầu có che đậy khéo kéo tới đâu, thì trên thực tế, nước đã bị lệ thuộc rồi. Đây phải là mối âu lo hạng nhứt.
Năm 1945, Hồ Văn Ngà có dựa vào Nhựt lúc Nhựt đang đánh cờ tàn. Nhưng ông luôn luôn vun trồng sức mạnh của miền Nam. Đó là lý do ông thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt trong đó quy tụ cả 7 tổ chức mà thành phần chánh là Cao Đài và Hòa Hảo. Cái thế nhân dân là cái căn bản để đề kháng lại sự khống chế của ngoại bang, dầu nhứt thời họ là đồng minh.
Khi ông Diệm về, các bộ phận quân sự của Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam QDĐ, của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có sẳn.

Cái khúc đuôi nguy hiểm


Nguyễn Hưng Quốc


Mấy tháng vừa qua, đọc báo chí tiếng Anh trên thế giới, hầu hết các tin tức liên quan đến Việt Nam đều là những tin buồn. Trong số các tin buồn ấy, buồn nhất là hai tin này: Một, vi phạm nhân quyền và chà đạp lên tự do với "thành tích" trấn áp các nhà báo và blogger độc lập, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Hai, sự khủng hoảng về kinh tế với hết thất bại này đến thất bại khác.

Chúng ta đã bàn nhiều về việc vi phạm nhân quyền. Ở đây chỉ xin nói về sự thất bại trong kinh tế.

Trước đây, có lúc người ta đánh giá khá cao chiều hướng và tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam. Người ta cho đó là sự thành công đứng hàng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Một số người còn hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một con hổ mới trong khu vực.

Gần đây, dường như mọi ý kiến ấy đều thay đổi. Người ta nhận thấy trong phép màu kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những vết nứt ("cracks appear in Vietnam's economic miracle").

Cái người ta từng tưởng là hổ, té ra chỉ là một con mèo ướt ("From Tiger to Pussycat: How Vietnam's Economy Got Off Track").

2012/10/11

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 8


MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 8
HỐ TẤN VINH

3.- NGÀY 5-7-1954 CHÁNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM THÀNH LẬP
Hai tháng rưởi sau, ông Diệm cải tổ nội các, ngày 24 tháng 9 năm 1954, lợi dụng lúc Đức Hộ Pháp; xuất ngoại, Tướng Nguyễn Thành Phương nhận chức Quốc Vụ Khanh.
Ngày 13-2-1955, Trịnh Minh Thế kéo 2500 quân về với chánh phủ Ngô Đình Diệm.
Ít lâu sau, ngày 31-3-1955 Nguyễn Thành Phương cũng đem quân về qui thuận.
Trước tiên, ông Diệm thanh toán chiến khu Ba Lòng của Đại Việt ở miền Trung (Đại Việt miền Nam có ủng hộ tài chánh cho chiến khu Ba lòng). Tư lệnh Quân khu II lúc đó là Đại Tá Nguyễn Quang Hoành không chịu dùng Quân Đội Quốc Gia đánh người quốc gia nên bị cách chức. Thiếu tá Thái Quang Hoàng và Tỉnh Trưởng Khánh Hòa Nguyễn Trân là hai người tích cực thanh toán chiến khu.
Cuối tháng 4-1955, sau khi Diệm ra lệnh đóng cửa Đại Thế Giới là nguồn huyết mạch của mình, Bình Xuyên nổ súng. Giao tranh léo dài 6 tháng. Bình Xuyên thua. Ngày 7-11-1955, Bảy Viễn được Pháp di tản đến Paris bằng máy bay.

Ngày 3-5-1955, Tướng Trịnh Minh Thế bị ám sát. Có ba giả thuyết về cái chết của Tướng Trịnh Minh Thế. Giả thuyết thứ nhứt là do Pháp giết. Giả thuyết thứ hai là bị Văn Thành Cao nhận mật lệnh của Ngô Đình Nhu ám sát  trong lúc đang quan sát trận đánh Bình Xuyên tại cầu Tân Thuận. Giả thuyết thứ ba đáng tin hơn và rùng rợn hơn. Theo con ruột của Trịnh Minh Thế thì Tướng Thế bị giết trong Dinh Độc Lập rồi mới đem  ra dàn cảnh ở cầu  Tân Thuận. 

Re: [Thaoluan9] Thực Dân Pháp đã chủ mưu giết chết tướng Trình Minh Thế

TO:
Monday, 5 December 2011 1:32 AM
Thêm một tài liệu khả tín khác.
Bùi Như Hùng một nhân vật tôn sùng Ngô Đình Diệm, viết bài bênh Diệm là lẽ thường ai cũng có thể hiểu được.
Nhưng đây là thư, là chữ của con trai của nạn nhân nói về cái chết của thân phụ, và kẻ giết chết thân phụ mình thiết nghĩ khả tín hơn, trung thực hơn những chứng cứ vô bằng của kẻ tôn sùng lãnh tụ của mình.
Xin dành sự phán xét lại cho lịch sử, và sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật.
hta.