2013/03/31

Nghĩa trang quân đội Biên Hòa bị xóa sổ?


 
Thiên Đức 
 
 
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử của quân lực VNCH còn sót lại sau cuộc chiến tranh Việt Nam điều đó không ai có thể tranh cãi. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khu nghĩa trang này được đặc vào trong tình trạng quân đội quản chế hay nói một cách hiện thực là đặt trong tình trạng cầm tù cấm cố biệt ly một cách chính thức không ai được quyền thăm viếng hay săn sóc những phần mộ được chôn cất tại nơi này. 
Gần đây báo đài ở nước ngoài rộ lên tranh luận về số phận nghĩa trang này xuất phát từ quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển đổi sang nghĩa trang dân sự thuộc tỉnh Bình Dương.
 
 
 
      
 Cuộc tranh luận rất đa dạng có thể phân chia ra hai khuynh hướng:
- Một khuynh hướng nghi ngờ và thận trọng vì cho rằng quyết định này ra quá chậm và chưa đủ để nói lên tính chất hòa giải hay xoa dịu vết thương chiến tranh gì cả, cần phải làm thêm nhiều việc khác nữa.
- Một khuynh hướng khác khen ngợi cho đây là dấu hiệu hòa giải hòa hợp dân tộc, có người thậm chí nhảy ra tranh công đã đề nghị với thủ tướng Phan Văn Khải trước đây hai năm, rồi từ đó tâng bốc nâng bi người ký quyết định là khôn ngoan.
 
Riêng người viết bài này, với tư cách cá nhân một cựu lính tham gia cuộc chiến đã sống sót nhờ vào những người đã nằm xuống của cả hai bên, cực lực tố cáo chính quyền Cọng Sản âm mưu xóa bỏ nghĩa trang Biên Hòa trên mặt pháp lý cũng như trên thực tế trong hiện tại và những ngày sắp đến đây qua quyết định 1568/QĐ-TTg ngày 27/ 7/ 007. Để làm sáng tỏ vấn đề người viết xin được trở về quá khứ
 
Trong hào quang chiến thắng đế quốc Mỹ, người lãnh đạo nhà nước đã tự hào, công khai tuyên bố cả đất nước "Tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN" . Kế hoạch ngủ niên 1976- 1980 đã đề ra trong chiều hướng trên, nhà nước bắt đầu tiến hành cải tạo toàn diện để đưa miền Nam Việt Nam tiến lên và theo kịp miền Bắc XHCN. Đối tượng của công việc có thể phân ra hai loại: khối dân chúng miền Nam và khối quân dân cán chính của chính quyền củ.
 
I/- Khối dân chúng miền Nam: Với chính sách "Không đụng đến cây kim hay sợi chỉ của dân chúng". Đất nước thăng hoa bằng những mảnh quần áo màu sắc nâu hay đen mốc của từng đoàn dân quân cuốc xẻng lên rừng thực hiện phương châm "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm". Họ là ai? là tư sản sản mại bản đã tình nguyện dân hiến tài sản cho nhà nước. Họ cũng là thành thần phần tư sản (?)ngoan cố để nhà nước phải huy động quân đội, công an, thanh niên, sinh viên học sinh đến từng nhà thực hiện chính sách cải tạo Công thương nghiệp hầu chuẩn bị cho cả nước tiến lên XHCN với cái nghèo cào bằng.
Miền Nam từng là vựa lúa xuất khẩu gạo trên thế giới, là vựa lúa nuôi cả miền Bắc không những ở thời kỳ 1945 mà cho cả hiện nay. thế mà trong giai đoan này phải chịu cảnh đói thiếu gạo ăn, phải ăn độn bo bo đỏ, hay khoai sắn.
 
 
 
 
II/- Khối dân quân liên quan đến chính quyền củ: Nhà nước đã có đối sách riêng biệt cho người còn sống và người đã nằm xuống trong cuộc chiến như sau:
 
1)- Người sống: Một chính sách khoan hồng được đề ra cho sĩ quan và công chức chế độ củ chuẩn bị lương khô đi học tập từ 3 ngày đến 10 ngày. Thực tế cho thấy câu chữ học tập cải tạo 3 hay 10 ngày đã trở thành 3 năm cho đến 20 năm có lẽ.
Bao nhiêu nước mắt và xương máu của người tù cải tạo đã đổ ra trong giai đoạn này, giờ đây vẫn chưa được kết toán sòng phẳng.
 
2)- Người chết: Trong tinh thần kiên định tiến lên XHCN, người chết liên quan đến chính quyền củ được tiến hành cải tạo tùy theo vị trí an nghĩ của họ.
- Những người chết nằm rải rác khắp mọi miền đất nước đều bị đào mồ cuốc mã và hoàn toàn biến mất để thay thế vào đó là những phần mộ liệt sĩ.
- Những nghĩa trang dân sự, trong đó có những nấm mồ quân nhân công chức chế độ củ cũng không thoát khỏi số phận đào thải. Ví dụ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi bị qui hoạch cải đổi mục đích sử dụng cũng là nằm trong tiến trình cải tạo đi lên XHCN vậy.
- Riêng nghĩa trang Biên Hòa là nơi tập trung của 16 nghìn tử sĩ vị quốc vong thân, thực tế đã bị cầm tù cấm cố biệt giam từ năm 1975 cho đến ngày nay, dưới sự quản lý của quân đội, không ai được vào thăm viếng hay nhang khói một cách chính thức.
 
 
 
 
       
Cho đến ngày 27 - 11 - 2007 là thời điểm sau một tuần Việt Nam trải thảm đỏ đón rước tổng thống Bush, đã thực sự chấm dứt lập trường kiên định "Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân", ý nghĩa cuộc chiến hoàn toàn sụp đổ, do đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải thu dọn tàn cuộc bằng một công việc bình thường, đó là:
 
Quyết định số: 1568/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2006
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1: Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
 
Điều 2: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương:...
Chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Bộ Quốc phòng (Quân khu 7) thực hiện việc di chuyển .. hoàn tất trong tháng 7 năm 2007.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ấn ký)
 
 
 
     
Theo thời điểm ký quyết định nêu trên cho thấy bản chất của quyết định này chỉ là một công việc đơn thuần phải làm của một nhà nước trước khi sang trang lịch sử trong giai đoạn mới. Tự thân công việc này không phải là một sự khôn khéo của ông thủ tướng như lời nâng bi của ông Nguyễn Cao Kỳ, mà là một âm mưu xảo trá nhằm xóa sổ nghĩa trang của người bên kia chiến tuyến được che dấu trong bản thân văn kiện sẽ được lần lượt phân tích ở phần dưới.
 
Và sự thành hình quyết định này cũng không phải do công lao của ai cả, không như những kẽ cơ hội đã nhảy ra vỗ ngực xưng tên. Thật vậy nếu Mỹ và Việt Nam không chính thức cải thiện bang giao thì liệu trang sử cuộc chiến đã đóng chưa để cho ra đời quyết đình này?
 
Trước ngày 30/4/75 ông Nguyễn Cao Kỳ từng to mồm hô hào mọi người hãy chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trên vùng trời Tân Sa Châu vào buổi sáng thì buổi chiều đã thấy hình ảnh máy bay ông Kỳ xô xuống biển để bước lên chiến hạm tỵ nạn sớm hơn ai hết, đến giờ phút này người viết vẫn còn ngỡ ngàng với cảm nhận xa xưa khi còn ở tuyến đầu cho đến ngày buông súng.
 
Ông Nguyễn Cao Kỳ có quyền bưng b... hay bợ đ... Nguyễn Tấn Dũng để mưu đồ lợi ích cá nhân nhưng ông không có quyền bán đứng oan hồn tử sĩ tại Nghĩa trang Biên Hòa vì họ là đồng đội từng vào sinh ra tử, họ là những người chết để cho chúng ta sống ngày hôm nay.
 
Với cái nhìn từ chính sách "giữ gìn cây kim... cho đến dâng hiến toàn bộ tài sản" hay chính sách học tập "3 ngày để trở thành những ngày dài thế kỷ" thì quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không ra khỏi thông lệ xảo trá đó.
 
Thật vậy, quyết định số: 1568/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2006 có thể giải thích tường tận một cách không sai như sau:
 
- Trên văn bản quyết định hoàn toàn không sử dụng danh xưng "Nghĩa trang quân đôi Biên Hòa" điều này mặc nhiên đã xóa sổ hoàn toàn hay nói một cách khác là không công nhận đây là một di tích của cuộc chiến.
- Theo tinh thần văn bản nghĩa trang quân đội Biên Hòa sẽ trở thành một nghĩa trang dân sự điều này có ý nghĩa là những biểu tượng hay danh xưng có liên quan đến quân lực VNCH sẽ bị phá hủy như tên họ, cấp bậc, trung nghĩa đài, bệ đài thương tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Đài sẽ hoàn toàn thay thế bằng những biểu tượng dân sự thích hợp với một nghĩa trang dân sự.
- Với tình hình tham nhũng cũng như lằn ranh quốc cộng chưa chính thức biến mất trong đầu óc những người quản lý nghĩa trang, những thân nhân của những người nằm xuống tại nghĩa trang đó sẽ bị o ép làm khó dễ trên thực tế hay với lý do nhu cầu chôn cất ngày càng tăng bằng một văn bản quy định thời hạn chôn cất nhất định là 30, 50 năm hay vĩnh viễn như đã từng quy định tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, thì những ngôi mộ tử sĩ này sẽ dần dần biến mất, và di tích lịch sử cũng biến mất.
- Điều 1: Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
 
Theo đúng tinh thần của điều này, khu đất nghĩa trang này sẽ đưa vào sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế và xã hội như vậy trên thực tế nghĩa trang này sẽ bị đào bới cải tạo quy hoạch di dời để lấy đất phục vụ kinh tế. Chứ duy trì như hiện nay chẳng có giá trị gì để phát triển kinh tế, xã hội cả.
 
 
Như vậy có thể kết luận rằng: dưới chế độ XHCN, những quân nhân chết chôn tại nghĩa trang Biên Hòa tính từ ngày 30 - 4 - 1975 cho đến ngày 01 - 7 - 2007 phải chịu hình phạt 32 năm 2 tháng tù cấm cố biệt giam, sau đó là bị cải tạo mất tích theo tinh thần quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký.
 
Phải chăng đây chính là những hành động mở đầu cho giai đoạn xếp lại quá khứ, hòa hợp hòa giải của chế độ cọng sản chăng?
 
Với tinh thần văn bản này, người viết khẩn khoản chính thức báo động rằng: " Nghĩa trang Biên Hòa đang bị xóa sổ trên giấy tờ cũng như trên thực tế trong những ngày sắp tới"
 
Đây cũng chính là câu trả lời cho ông Võ Văn Kiệt khi đặt vấn đề :
Trước có ông Bill Clinton và mới đây là ông Bush. Nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, dẫu trước đây là kẻ thù của nhau vẫn có thể khép lại quá khứ để hòa bình hữu nghị, để cùng phát triển. Bởi vậy không lý nào người Việt Nam với nhau lại không thể khép lại quá khứ. Đây là vận hội, cơ hội cho sự hòa thuận. Đối với người ngoài còn bỏ qua được không lẽ người Việt Nam với nhau không bỏ qua được hay sao! Nếu cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh lên được!"
 
"Xuân đã về! Xuân đã về!" Nhạc...
Nhà nhà vui tươi, đi chạp mả, đầy hương khói chuẩn bị đón rước ông bà về ăn tết, ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) tại Hà Nội đang trải thảm đỏ rước "Ma cô, đĩ điếm, liếm gót ngoại bang" theo tinh thần nghị quyết 36/CP. Song song với những bàn tiệc rượu thịt ề hề, là chúc từ nâng bi nhau, chúc tụng nhau đoàn kết, quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, thì ở một vùng đất hoang tàn, nhang lạnh, hàng ngàn oan hồn tử sĩ lại vang vọng tiếng rên xiết:
- Mẹ Việt Nam ơi! chúng con đói và lạnh quá.
- Mắt mẹ mờ lệ: Tết này con chưa về hả con?
- Dạ! xuân này con chưa được về
- Sao vậy con, đã 32 năm hòa hợp hòa giải dân tộc rồi mà
- Tại con là những kẽ hy sinh để cho họ sống nên chưa được về
- Còn gì để nói nữa không con????
- Dạ câu hỏi này, để đảng CSVN trả lời ạ!
 
Với tình hình tham nhũng băng hoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn còn biến thành nghĩa trang của xương "Trâu Bò". Nghĩa trang quân đội Biên Hòa đang dần dần biến mất là điều không tránh khỏi.
 
Chồng báo mộng: Anh đói và lạnh quá em ơi
Vợ; Anh không về sao anh?
Chồng: Xuân này anh chưa về.
Con đau khổ: Sao vậy cha, đã 32 năm hòa giải hận thù rồi mà ba?
Cha: Con hỏi đảng CSVN sẽ rỏ? 
 
 
Kết luận :
Để tránh khơi sâu thêm vết thương hận thù chiến tranh và bước đầu một trang sử xây dựng hòa bình và hòa nhập, người viết dựa trên tình hình thực tế và nguồn tin của Việt Báo:
Được biết, nghĩa trang này được Công Binh QLVNCH khởi công từ năm 1965 để dành mai táng cho 30 ngàn tử sĩ. Sau các trận Mậu Thân 68 qua đến Mùa Hè 72 rồi các trận đánh giành dân lấn đất kỳ hiệp định Paris, nghĩa trang này đã chôn cất 16 ngàn tử sĩ. Một nửa đã có các tấm ciment và mộ bia. Còn một nửa mới đắp đất. Đó là tính đến ngày 30 tháng 4-1975....
Cho đến nay, các kiến trúc chính thức gồm Cổng Tam Quan, Đền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Đài vẫn còn y nguyên.
 
Một khi kẽ tử thù trở thành bạn, cuộc chiến Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do đó không còn vấn đề ai thắng ai mà là tất cả người Việt nam đều thua. Không còn vấn đề vinh hay nhục mà chỉ còn lại vấn đề nước mắt và lương tâm. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử đau tương của dân tộc tại miền Nam còn sót lại. Không ai có quyền nhân danh bất cứ một lý do gì để xóa đi di tích lịch sử n ày. Trên tinh thần đó người viết xin đưa ra những đề nghị như sau:
 
 
 
- Phục hồi tên gọi lịch sử của nó: Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cho dù ở trong phạm vi nhỏ hẹp và nằm trong địa phận quản hạt của một tỉnh nào.
- Công nhận chính thức là một di tích lịch sử chiến tranh của dân tộc còn sót lại sau trận chiến. Đây là một thực tế đã đi vào lòng người dân miền Nam Việt nam.
- Tôn tạo và quy hoạch lại nghĩa trang trong phạm vi nhỏ hẹp lại có khuôn viên bao bọc nhằm bảo vệ chiến tích lịch sử. Không xen lẫn mồ mả dân sự.
- Phần đất nghĩa trang chưa sử dụng tách biệt hẳn khu vực nghĩa trang Biên Hòa tùy nhà nước dùng làm nghĩa trang dân sự hay sử dụng vào mục đích kinh tế xã hội theo quyết định của thủ tướng mà vẫn không mất đi ý nghĩa và kế hoạch hoạt động của nhà nước.
- Không để những phần mộ dân sự nằm xen lẫn vào phần một của tử sĩ có sẵn , vì như thế sẽ làm mất vẻ tôn nghiêm mà còn đánh mất giá trị lịch sử vốn có của nó.
- Và nếu có thể để cho tập thể cựu quân nhân hải ngoại và trong nước chính thức đứng ra xây dựng và tôn tạo lại nghĩa trang nói trên như là một nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa người chết, bắt tay hòa hợp hòa giải dân tộc, sòng phẳng xếp lại quá khứ xây dựng tương lai trên căn bản tình người và bình đẳng với nhau về các mặt quyền lợi công dân, kinh tế, chính trị, xã hội theo hiến pháp và công pháp quốc tế.
- Làm một cuộc lễ chiêu hồn chung cho tất cả tử sĩ của hai bên cuộc chiến sau khi hoàn thành công việc tôn tạo nghĩa trang.
 
Giá trị của của câu nói xếp lại quá khứ, xóa bỏ hận thù phải bắt đầu bằng hành động đối với người đã khuất cả hai bên cho trận chiến chứ không bằng lời dối trá của những con buôn chính trị thời đại. Lịch sử sẽ phán xét công bằng sự việc hôm nay là kết quả của ngày mai vậy.

Chúng tôi kêu gọi nhà nước CSVN cũng như những cá nhân hay đoàn thể quân dân cán chính miền Nam Việt Nam hãy lên tiếng bảo vệ di tích này trước khi quá muộn. Một khi đã biến khu vực này thành khu nghĩa trang dân sự bình thường./.
 
Thiên Đức
Thursday 18 January 2008

No comments:

Post a Comment