2015/03/30

Vì ai cây cối lại nên nỗi này?

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 30.03.2015

Vì ai cây cối lại nên nỗi này?

Những ngày giữa tháng Ba năm 2015, Hà Nội bất ngờ “thảm sát” hàng loạt cây xanh trên các đường phố để thực hiện cái “Đề án thay cây”, khiến dư luận phẫn nộ.

http://nguyentran.org/NT/Hinh4/HNChatCay.jpg
Chiến dịch "thảm sát hàng loạt cây xanh" tại Hà Nội.
Bạn hãy thử tưởng tượng đang đi cùng bạn bè, vợ con, nhất là đí với người tình trên những con đường phủ rợp bóng cây cổ thụ sẽ thích thú như thế nào. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường không chỉ tạo không gian mát mẻ, trong lành cho người dân và du khách mà còn là cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ nghệ sĩ.

Như Phạm Duy đã ca tụng “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”.

Rồi bỗng một hôm bạn không còn tìm thấy những bóng cây ấy nữa. Con đường sẽ trở nên trần trụi. Chẳng khác nào một cô gái đẹp với bộ y phục lộng lẫy bỗng dưng bộ y phục biến mất, cô gái trở nên trần trụi. Chắc chắn ông Phạm Duy có sống lại cũng hết làm thơ làm nhạc nổi.

Cho nên người Hà Nội đang khóc than um xùm vì vụ chặt cây xanh. Không chỉ có người Hà Nội mà người dân trong nước cũng đang nhỏ nước mắt thương tiếc những hàng cậy trên những con phố đẹp nhất thủ đô vừa bị đốn sạch.

Dư luận đang rất ồn ào quanh sự kiện này. Bạn đọc đã biết khá nhiều chi tiết, ở đây tôi chỉ tóm tắt những sự kiện ấy và tường thuật lại đôi điều khá đặc biệt về vụ chặt cây này.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn cây xanh trên nhiều đường phố của Thủ đô Hà Nội như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn… đã nhanh chóng bị triệt hạ.

Ngày 20/3, UBND thành phố Hà Nội họp báo với sự tham dự của khoảng 300 phóng viên báo chí và đài phát thanh, truyền hình, thế nhưng cả 21 câu hỏi tại buổi họp báo đều chưa được giải đáp, khiến dư luận càng tỏ ra nghi vấn có chuyện bất bình thường trong chiến dịch này.
Loại cây to và chắc như thế này có mục ruỗng đâu mà chặt?
Tuy nhiên UBND thành phố Hà Nội cho biết, tại TP Hà Nội có khoảng 6.700 cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng… cần được thay thế. Trong khi thực hiện, Sở Xây dựng đã thông báo và được hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ.

Thế nhưng trống đánh xuối, kèn thổi ngược, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long lại nói với báo chí, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.

Chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho báo chí biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.
Phó Ban Tuyên giáo Phan Đăng Long tuyên bố chặt cây không cần hỏi dân.
Khi được hỏi: Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến ?
Ông Long thẳng thắn nói ngay: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.

Khi PV hỏi: Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
Ông Long nói trắng ra: “Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác”.

Rõ ràng không ai hỏi ý kiến của dân cả bởi “không cần hỏi”. Do đó không thể có chuyện người dân đồng thuận như thông báo của UBND TP Hà Nội.

Lừa dân để chạy tội
Người dân không hài lòng bởi họ cảm thấy bị gạt ngoài lề những quyết sách liên quan mật thiết đến cuộc sống của mình.

Khi vòm lá xanh sắp mất đi, người ta mới thấy sự lúng túng trong quản lý, sự thiếu minh bạch trong các quyết định của thành phố.

Khi vòm lá xanh mất đi, người dân mới thêm một lần nhận thấy họ đã không được có tiếng nói trước người có quyền quyết định.

Khi Sở Xây Dựng cho người đi chặt cây trên diện rộng, họ không chỉ chặt đi linh hồn của thành phố này mà kéo theo đó là cả niềm tin của người dân vào trách nhiệm giải trình cũng như năng lực của chính quyền.
Hai phụ nữ cố thủ trên cây để phản đối chặt cây.

Bởi thế hàng chục nghìn người đã lên tiếng, trong đó có cả những người trí thức và người bình dân. Có những chị phụ nữ đã trèo lên cây bám chặt tỏ rõ ý chí “tử thủ” để bảo vệ cây. Có những em nhỏ ôm chặt gốc cây như người bạn thân thiết nhất của mình không chịu dời đi và hàng loạt đoàn người cầm biểu ngữ phản đối tới cùng.

Người dân ở Hà Nội biểu thị sự không đồng tình chặt hạ hàng loạt cây xanh.
Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh, hiện đã thu hút hơn 47.400 "like". Như thế UBND Hà Nội nói dân “đồng thuận” ở chỗ nào?! Phải chăng đây là một cú lừa dân để chạy tội? Kiểu này “xưa” rồi các ông ơi!

Và một chuyện “kỳ thú” hơn là có 4 cây mới trồng chưa đầy một tuần đã nhổ đi trồng cây khác. Cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đoạn gần ngã tư Đê La Thành mới trồng đã được nhổ lên thay bằng cây có hoa lá và tán rộng hơn. Tuy nhiên một số chuyên gia về cây xanh đều khẳng định, 4 cây này không phải cây vàng tâm mà là cây mỡ, cùng chủng loại với những cây đã trồng trước đó. Chỉ khác nhau là 4 cây thay thế lần hai còn nguyên hoa lá. Liệu có còn phải thay mấy lần nữa đây?

Đổ thừa cho các nhà tài trợ cũng không êm
Có nhiều dư luận cho rằng việc chặt cây xanh, với những loại cây gỗ quý mang bán, có thể thu lời khoảng 70 tỉ đồng. Và cùng với việc này, việc chặt cây cũng phải chi bộn tiền. Chỉ chặt 1 cây xà cừ cũng đã chi gần 35,7 triệu đồng.

Cụ thể, Sở Xây dựng đã khảo sát 45.738 cây trên 470 đường phố tại 10 quận và quyết định thay thế 6.708 cây trên 190 đường phố với tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách. Một con số khiến không ít người choáng váng. 

Liên quan đến số cây xanh tại Hà Nội bị chặt hạ, Sở Xây dựng Hà Nội trước đó khẳng định mới chỉ chặt 500 cây. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học, luật sư khẳng định, con số thực tế lớn hơn rất nhiều lần, có thể số cây bị chặt phải đến 2.000 cây.

Giải thích trước báo giới về việc chặt hàng loạt cây xanh, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng phát biểu "sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của đơn vị triển khai" là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng tình này.

Trong một thông báo ngày 18/3, phía Hà Nội cho hay Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty cổ phần Công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an Thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác là những nhà tài trợ cho dự án thay thế cây xanh trên 17 đường phố.

Nói thẳng ra UBND TP Hà Nội lại đổ thừa cho các nhà tài trợ nôn nóng nên mới chặt cây nhanh gọn như vậy và không có lợi ích nhóm nào ở đây.

Các nhà tài trợ phản pháo ngay tức khắc. Hầu hết các nhà tài trợ được nêu tên ở trên cho hay việc tham gia vào dự án xã hội hóa cây xanh đều xuất phát từ sự kêu gọi của thành phố vì lợi ích cộng đồng. Tôi chỉ nêu vài ý kiến tiêu biểu.

- Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: “Cuối năm ngoái, tập đoàn đã phê duyệt kinh phí hơn 840 triệu đồng ủng hộ chương trình và không có lợi ích cá nhân gì trong việc này. Chúng tôi được thành phố đề nghị tài trợ cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cây xanh ở Phố Huế và Hàng Bài. Vingroup hoàn toàn không có dự án nào tại hai tuyến phố này. Ngoài mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, chúng tôi không có lợi ích gì khác”.

- Còn ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank cũng trần tình: “Thành phố kêu gọi thì doanh nghiệp tham gia ủng hộ, nhưng mình không thể can thiệp được họ thay thế cây nào và trồng bao giờ.

Tôi xin nhấn mạnh là VPBank tài trợ trồng cây chứ không tài trợ chặt cây. Nếu bảo doanh nghiệp tài trợ chặt cây chắc chắn là chúng tôi không tham gia”.

Ông Việt than thở:” Việc các cán bộ, nhân viên VPBank cùng nhau đóng góp để trồng cây rồi bị dư luận đối xử như lâm tặc thực sự quá sức tưởng tượng của chúng tôi" và “Rõ ràng là làm thiện nguyện lại mang tiếng thì rất mệt mỏi”.

Nhầm lẫn hay cố tình ?
Sau khi UBND TP Hà Nội quyết định tạm dừng việc thay thế 6.700 cây xanh, nhiều chuyên gia xác định loại cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh, không phải cây vàng tâm như được thông báo trước đó…

Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý sau khi trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây vàng tâm mà thực chất là cây mỡ.

Một viên chức kiểm lâm huyện Văn Chấn cũng đã xác nhận với báo chí rằng, những cây gỗ được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội trông giống cây gỗ vàng tâm nhưng đích thực là cây gỗ mỡ.

Một chuyên gia về gỗ và lâm sản tại Bắc Ninh cho rằng, một cây gỗ mỡ to bằng những cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội giá chỉ khoảng 300.000 đồng/cây; nhưng nếu là cây vàng tâm "xịn" giá sẽ trên dưới 10 triệu đồng/cây. Như vậy, nếu sự “nhầm lẫn” này không bị khám phá thì nhân dân sẽ bị mất sẽ một số tiền rất “khủng” và ai là người ung dung hưởng cái “kho báu” ấy?

Xin mượn tạm mấy câu trích trong bài thơ “Lâm tặc vào thành phố” của bạn đọc Nguyễn Duy Xuân trên báo Dân Trí ngày 22-3-2015 để kết luận cho bài này:

“… thuở trời đất nổi cơn gió bụi
phận cây đành chịu nỗi truân chuyên
xanh kia thăm thẳm tầng trên
vì ai cây cối lại nên nỗi này?
đạo trời xin hãy ra tay
trị quân gian tặc cho cây yên lành…”

Bạn đã thấy nỗi ngán ngẩm và phẫn nộ của người dân như thế nào./-

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

2015/03/27

Tại Sao Tôi Theo Phật

Tại Sao Tôi Theo Phật
Đại Dương

Con người hay thiên nhiên - chỉ với mỗi trái đất thôi - con người cũng đã là quá nhỏ bé, huống chi với vũ trụ thì rõ ràng con người không biết có tỉ lệ nào với vũ trụ cả. Và từ ngàn xưa khi văn minh khoa học chưa  có gì để giải thích các hiện tượng xảy ra ở quả địa cầu chúng ta, lúc đó con người trong cuộc sống hằng ngày thường hay sợ hãi đối với năng lực của thiên nhiên . Do vậy mà con người thường tưởng tượng các vị thần hoặc giả tưởng tượng ra có ông trời là bậc sinh ra mọi việc. Thật vậy chúng ta cũng đã từng thấy trong thần thoại phương đông cũng như phương tây có thần mặt trời, thần sức mạnh, ở núi có sơn thần, ởsông có giang thần , ở biển có long vương, có thần sấm, thần mưa lũ v.v. và v.v… Lý do con người to ra những đấng siêu việt như thế là cốt để làm điểm tựa cho tư tưởng trong việc cầu xin ,và vì lòng tham của con người nên việc cầu xin các đấng siêu nhân đến nay vẫn còn tồn tại đầy rẫy.

Nhưng sự thật có vị thần linh nào ban cho ta những gì ta cầu xin ở họ không? chắc chắn rằng chẳng bao giờ có hiện thực. Và vì vậy Tàu có câu nói để đời là :”Nhân nguyện như thử, như thử, thiên ý dị nhiên dị nhiên”, nghĩa là người nguyện là như thế, nhưng ý trời đâu phải vậy. Nói trắng ra chẳng có cái ông trời hay vị thần nào giúp ta cả.Cách đây hơn 2500 năm, xứ Nepal thuộc Ấn Độ, có một vị thái tử sinh ra và ông đã mặc thị “ thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” nghĩa là trên trời, dưới cũng trời, chỉ có con người là duy nhất, tức là chẳng có ai khác con người, hay chẳng có ai làm gì cho con người. Và cũng vì con người phải tự lo cho con người, hay mỗi bản thân phải tự lo cho mỗi bản thân, nên một hôm, Ngài, trong một ngày đã thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã suy tư và đi tìm con đường làm sao thoát được bốn cái khổ nầy. Thật vậy khi ta sinh ra có gì sung sướng đâu, ngay cả ta cũng chẳng có ý niệm nào muốn sinh ra, rồi đến già rõ ràng cũng khổ, không biết bao nhiêu việc phiền toái mình không muốn nhưng nó vẫn đến với mình, rồi bịnh cũng khổ và cuối cùng đến chết cũng khổ. Cũng  vì để đi tìm con đường làm sao con người thoát được bốn cái khổ lớn ấy, Ngài đã rời gia đình, rời yêu thương quyền quí, tự tu tập, suy nghĩ trong bảy năm, cuối cùng Ngài đắc đạo dưới cây đại thụ. Người đời sau đó để kỷ niệm sự đạt chính quả của Ngài mà gọi cây nầy là bồ đề vì đạo của Ngài là đạo Bồ Đề. Mà đạo Bồ Đề là gì ? Bồ đề chẳng phải là cái cây hay bất cứ hình thức nào. Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng đã cho ta biết Bồ Đề là thế nào theo bài kệ dưới đây:

Bồ Đề bản vô thụ
Minh kỉnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
 
Nghĩa là Bồ Đề gốc không phải là cây, gương sáng cũng chẳng phi là đài, mà tất cả đều là không, thành ra chẳng ở đâu mà bụi bám vào được. Bồ Đề là vô tướng vô sắc. Và người ta tôn ngài là Phật. Phật không tự là một đấng siêu nhiên nào, tự nhiên mà có, mà là tên gọi một nhân vật đã đạt được sự toàn thiện, toàn m, như vậy hễ ai đạt đến độ toàn thiện, toàn mỷ như Ngài thì được tôn xưng là Phật . Vì thế mà ta đã có hằng hà sa số Phật.
   
Trở lại như ta đã biết từ ngàn xưa, con người thường tưởng tượng ra những đấng siêu nhân, vi dụ người ta cho có thần mặt trời, thần sấm, thần làm mưa…rõ ràng là chẳng thật. Mặt trời soi sáng, sấm sét, gió bão đó là những sự kiện theo qui luật vt lý. Vũ trụ này đang như hôm nay thì cũng là theo qui luật vật lý mà thành. Khoa học đã chng minh vụ nổ lớn ( big bang) cách đây hơn 13 tỉ năm làm cho nhiều khối tinh vân vô cùng to lớn đã tự tách ra từ đại thể và những khối nhỏ bay ra trong không gian , sau đó sau đó theo định luật hấp dẩn của Newton các khối tinh vân đó tạo thành các hệ, như hệ thái dương, hệ ngân hà, hệ sao chổi v.v… nghĩa là mọi sự việc xảy ra đều do một nhân duyên nào đó thế thôi, chẳng ai tạo ra , và vũ trụ luôn biến đổi chẳng bao giờ ngừng nghỉ.

Bây giờ ta thử xem đạo của ngài thái tử đắc đạo là như thế nào?

1.Khi đạt được chánh đẳng chánh giác, ngài đã bảo với mọi người là: “Ta Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, tức là, ai cũng có thể thành Phật. Đây là điều nói lên sự bình đẳng, nghĩa là ta cũng chẳng có gì khác người, các người cũng như ta, miển là cũng tu tập như ta. Trong thân phận trước khi xuất gia, Ngài là một thái tử quyền uy và giàu có, lại là người đã thành chánh quả, nhưng Ngài không độc tôn, tự tôn. Rõ ràng Ngài là hiện thân cái vĩ đại của những vĩ đại. Ngài bình đẳng như mọi người ,cái mà chẳng ai làm được.

2.V con đường tu tập, Ngài cũng đã nói rất rõ con đường đó, nhưng về cách đi thì Ngài dạy rằng: “ Các người hãy thắp đuốc các người đi “. Đây là điều nói lên sự tỉnh thức và giác ngộ trong tinh thần muốn trở thành tích cực. Đúng, như chúng ta bây giờ chúng ta muốn đến đâu thì chúng ta tự đến đó, sẽ không có chuyện tự nhiên mà ta từ điểm A đến điểm B. Ta muốn đắc đạo thì ta phải tu tập. Như ngay cả việc muốn trở thành người thì loài linh trưởng, như khoa học đã chứng mimh,phải tự tiến hóa hàng triệu triệu năm, không ai sinh ra con người cả.

3.Về nhân và quả, Ngài cũng dạy rằng nhân nào thì quả ấy. Hễ nhân lành thì quả sẽ lành, còn nhân ác thì sẽ gặp xấu. Đây là một điều côn bình, không có gì phải cầu xin, và cầu xin thì cũng chẳng bao giờ có. Chỗ này cũng xin nói đến Phật  giáo có cầu siêu không ?

Trong quan niệm chết là sự biến dạng của nghiệp thức về sự sinh và tử nầy, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thì, hai là qua giai đoạn chuyển tiếp thân trung ấm nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Quan điểm đầu cho rằng tái sanh xảy ra từc thời trong một sát na niệm tưởng, không để trống một khoảng khắc nào, Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục, Còn quan điểm thứ hai cho rằng một số trường hợp phải qua một sự chuyển tiếp, ở đó chúnh sinh mang dạng “thân trung ấm “ lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thì thọ sinh là bảy ngày , tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.

Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lỳ nguyên thủy. Do quan nim hiện tượng chết và tái sinh diễn ra tức thời và không có cái gọi là linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào của Phật giáo nguyên thủy, nên có thể nói rằng Phật giáo không có nghi lễ cầu siêu, vì cầu siêu không có tác dụng gì đến người đã chết, chỉ tốn công mất của mà thôi. Có nghĩa là khi người nào đã tạo ra nhân thế nào thì quả của họ là thế ấy, không có gì để cầu xin, ví như ta bỏ thùng dầu dưới đáy rồi đập thùng đi thì chắc chắn dầu sẽ ni lên dầu cho một số đông đảo quần chúng có cầu khẩn, chắp tay cầu rằng số dầu ấy chìm thì dầu cũng không làm sao chìm được .

Thật ra Phật giáo Bắc tông truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam trong khoảng 500 đầu cũng không có  nghi lễ cầu siêu cho người đã chết. Nghi lễ này thật sự chỉ bắt đầu từ đời Lương vũ Đế (464-549) qua lễ từ bi đạo tràng sám pháp và lễ Thủy lục Không pháp hộ siêu độ. Đến đời vua Đường minh Hoàng (685-762) Thủy lục Không trở nên rất phổ biến và tr thành nghi lễ chính thức để cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ nầy được truyền sang Việt Nam sau đó. Vì thế lễ cầu siêu đó ngày nay tại Việt Nam chỉ là hình thức văn hóa của Trung hoa pha trộn cho với đạo Phật .

Theo pháp sư Đạo An (sinh vào khoảng 312 -314(?) dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn ) Ngài là ưu kiệt danh tăng ca Phật giáo Trung hoa, Ngài là người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ Thích làm họ chung cho người xuất gia, và điều nầy đã thành thông lệ cho đến ngày nay thì nguồn gốc siêu độ ở thời đức Phật không có. Phật giáo truyền đến Trung quốc ở thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc nầy. Thời Đường minh Hoàng vì quá sủng ái Dương quí Phi nên có loạn An lộc Sơn. Nhờ Quách Tử Nghi, đại tướng đương thời mới bình định được cuộc nổi loạn, triều đình lệnh tại mỗi chiến trường chính xây dựng một miếu thờ gọi là khai nguyên tự vì đúng vào niên hiệu Khai nguyên, thỉnh cao tăng, đại đức tụng kinh bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ tạo ra phong tục cho đến ngày nay. Nói tóm lại Phật giáo không có lễ Cầu siêu.

4. Mặc dù Ngài đã đắc đạo, và những gì Ngài nói đều chân thật và rõ ràng, nhưng Ngài cũng đã nói :” Ta nói nhưng các ngươì chớ vội nghe ta”. Đây là sự tự do chọn lựa, không bắt buộc ai chưa rõ, chưa biết mà tin. Cứ tự do suy nghĩ rồi đến với ta hay không đến với ta. Đây là tinh thần dân chủ không giáo điều.

5. Đức Phật chẳng ban cho ai cái gì và cũng chẳng ban được cho ai cái gì- Mà cái gì ta có là tất cả do ta làm, chẳng khác gì một người cha có sự học vấn uyên bác, nhưng người con không chịu học, lêu lỗng thì người cha cũng không thể cho con cái uyên bác của mình được, con muốn uyên bác thì phải học tập như người cha, thế thôi, công bình.

6. Đc Phật cũng không phải tu tập riêng cho cá nhân mình , mà chính Ngài đã đi tìm con đường cho chúng sinh, nên đã đem tất cả những gì ngộ chứng truyền đạt lại cho chúng sinh, và Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng đều đạt  được như Ngài, đây là tinh thần bác ái vĩ đại, Ngài đã vì chúng sinh.

7. Đức Phật vì chúng sinh cho nên Ngài cũng  khuyên ta không được sát sinh, vì Ngài quan niệm tất cả động vật, kể cả con người đều là chúng sinh. Rõ ràng Ngài là người vô cùng nhân ái, đạo đc. Ngài không bao giờ nói đến sự trừng phạt ai. Ngài cũng chẳng bao giờ nói rằng nếu không nghe ta người sẽ  vào địa ngục, không và không bao giờ.

8. Đạo của Ngài là đạo khoa học: trong quy trình cấu tạo vũ trụ hoặc nhân sinh, Ngài cho rằng đều do từ mười hai nhân duyên mà thành. Ngài cho rằng, nhà bác học Pháp Lavoisier cũng đã chứng minh: vật chất không thể mất đi mà chỉ biến dạng hình hài. Còn vấn đề chẳng dơ chẳng sạch thì sao? Lấy ví dụ khi ta ăn thức ăn, lúc đó ta cho là sạch nhưng khi thức ăn được tiêu hóa thì nó được ta gọi là dơ. Vậy dơ hay sạch chỉ là do sự biến hóa qua lại. Miếng cá sống ta không thể ăn được vì cho nó là tanh, nhưng khi nấu chín thì nó trở thành ngon. Tại sao cũng miếng cá đó mà lúc thì cho là tanh, lúc thì cho là ngon? ấy cũng chỉ vì tác dụng qua lại của vật chất và nhiệt. Đâu có gì là nhất thiết, cho nên nói về khoa học trong học thuyết của Phật, nhà bác học Albert Einstein có phát biểu như sau : ”nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo.”

Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học, cũng như vượt qua khoa học. Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng các điều kiện đó.

Trong Phật giáo không chấp nhận cầu xin, số mạng. Cầu xin tức là tiêu cực, còn Phật giáo là đạo tích cực, đạo của tỉnh thức và giác ngộ. Phật giáo cũng không công nhận ai có quyền ban cho, và cũng chẳng ai ban cho được. Còn số mạng thì rõ ràng  chẳng có, bởi nếu con người có số tức có đấng nào đó ban cho mỗi cá nhân mỗi số mệnh. Và trong thực tế mỗi người có cuộc sống và tư tưởng hoàn toàn khác nhau: kẻ giàu sang, kẻ khốn cùng, kẻ thông minh, kẻ u tối. Như vậy đấng nào đó đã không công bình khi ban cho con người một cái số như vậy. Như thế ta có thể nào tôn trọng đấng đó không, vì đấng ấy rõ ràng đã hành động không công bình. Như vậy rõ ràng là chẳng  có gì là số mạng cả vì chẳng ai ban cho ta cái số. Nghĩa là tất cả đời ta đều  do duyên và nghiệp cấu thành.

Trong chế độ Cng sản, ai cũng biết là Cọng sản chủ trương ba không: không  gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo. Với tôn giáo họ cho đó là thuốc phiện, là thứ ru ngủ tâm hồn yếu đuối, với gia đình, họ cho đảng là đại gia đình, theo đảng là phải bỏ gia đình, nên trong cuộc cải cách ruộng đất, tổng bí thư Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ, còn vô tổ quốc vì họ chỉ biết một thế giới đại đồng trong chủ nghĩa Cọng sản, không có ranh giới quốc gia. Cũng vì thế mà Cng sản luôn đánh phá tôn giáo và Phật giáo không nằm ngoài mục tiêu của họ.

Sau 30-4-1975 khi Mỹ bỏ miền nam Việt Nam, Cng sản có dịp đánh phá Phật giáo toàn diện và rộng rãi. Họ dựng ra cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam“ trên thực tế là giáo hội quốc doanh và cấm giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hoạt động. Đã gọi là quốc doanh có nghĩa là kinh doanh cho nhà nước,và muốn như thế Cọng sản đã dung những đảng viên đầu trọc giả sư vào các chùa trong nước cũng như xuất khẩu ra ngoài nước ở những nơi có người Việt sinh sống. Những sư giả này cũng tạo lập chùa theo chỉ đạo của các tòa đại sứ hay lãnh sự của Cng sản , để lừa phỉnh những người có tâm Phật  đến chùa , thứ nhất để đưa họ lạc đường chánh đạo, hai là để làm tiền cho nhà nước Việt Nam . Họ đưa những người có tâm Phật lạc đường chánh đạo bằng cách: không bao giờ giảng về Phật pháp mà chỉ nói những ngày lễ mời Phật tử về dự. Việc không giảng về Phật Pháp cũng dễ hiểu: Giảng để làm gì, vã lại họ đâu phải là sư thật mà biết Phật Pháp để giảng. Mấy tên giả sư nầy nói nhiều về sự cúng dường: Cúng dường là công đức vô lượng, nên những người không hiểu Phật Pháp cứ tin mình cúng dường tức là đã có công đức. Lại có nơi, những giả sư bày ra trò “cúng sao, giải hạn, xin xăm…”(tạo mê tín sai chánh pháp) dể cho mấy người còn đầy sân si tin theo.

Thực tế sao hạn là cái gì? Mà làm sao giải? Phật có nói chổ nào trong kinh là sao hạn đâu! – Những giả sư nầy cố tạo những người có tâm phật thành mê tín vu vơ. Nếu có nhiều người mê tín tức là Cộng Sản đã thành công vì đã phá hoại được Phật Giáo chân chính lại được có nhiều tiền. Khi ta tới những chùa của các giả sư nầy, ta có cảm tưởng đây là một hồi trong truyện Tây Du Ký Diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân. Trong truyện, bọn yêu quái thường biến những cảnh chùa thành tiểu lôi Âm đánh lừa thây Đường Tăng vào bắt để ăn thịt. Bọn yêu quái cho rằng ăn được thịt Đường Tăng thì sẽ sống cả ngàn năm. Mà Thầy Đường Tăng trong truyện là đại diện cho tâm Phật, Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ, Bát Giái đại diện cho bản chất trần tục, Sa Tăng đại diện cho tâm, con ngựa đại diện cho phương tiện.

Ở đâu, trong nước hay ngoài hải ngoại, bọn giả sư cũng giống như bọn quỷ trong truyện Tây Du, tất cả đều muốn ăn thịt hút máu những người có tâm Phật. Tuy nhiên, trong truyện Tây Du, bọn quỷ không bao giờ ăn thịt được Đường Tăng, nhưng bọn giả sư ấy giờ đã hút được khá nhiều máu của những người có tâm Phật hiện tại. Và như vậy, trong tương lai, Cộng Sản có triệt tiêu được Phật Giáo không? Xin thưa: không bao giờ! Không phải ai cũng mê tín nghe theo bọn đầu trọc giả sư đó! Từ xưa, ở nước ta cũng đã có nhiều lần Phật Giáo bị đánh phá, nhưng Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triễn đến ngày nay. Như Đại Sư Mãn Giác đời Lý (ông tên tục là Nguyễn Trường – thường gọi là Lý Trường – Thân phụ là Hoài Tố, người dất Lũng Triền, Hương An) có thơ rằng:
“Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
“Tiền đình tạc dạ nhất chi mai”

(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai)

Xuân có tàn, hoa vẫn còn chẳng bao giờ rụng hết! Tóm lại, đạo của Phật là đạo của: tự do, dân chủ, công bình, bác ái, tích cực, tỉnh thức, giác ngộ, khoa học, không giai cấp, không tự tôn. Những điều nầy là những điều mà tất cả loài người tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh để đạt đến. Cũng vì thế nên tôi theo đạo Phật./-

Đại Dương

Khai Dân TríĐại Dương

Democracy Is a Threat to Any Power System



Khai Dân TríNoam Chomsky

2015/03/25

Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam

Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
~ Albert Camus

TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015, ông Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là “sân nhà” ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự, chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử VN

Trước sự im lặng chấp nhận của VN, TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồi. Phần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trung ương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt - Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75 đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng (Hòa Bình) – báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)

Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.

Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.

Cùng trên lộ trình các cấp chính quyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá... lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi.Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ.

Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệ đất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong những cuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lực lượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vị này còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia.

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồn nước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày.

Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêm vào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực. Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứ ai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, là những con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ, người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy.

Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền VN

 Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.

TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.

Việt Nam “đã chết bởi tay TQ”! Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứ không chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.

Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?
Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họ biết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân.

Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.

Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN, nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!

Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưng lại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận ra VN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQ đương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của “Cách mạng Nhung” Việt Nam, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc.

Và dẫu nước VN có mất về tay TQ, những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lai toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết được những người yêu nước yêu công lý và yêu tự do./-

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
2015-03-25

Khai Dân TríVõ Thị Hảo

2015/03/24

PHAN CHÂU TRINH : TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNG (phần 2/2)

PHAN CHÂU TRINH : TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNG (phần 2/2)

Nhân kỷ niệm ngày giỗ thứ 89
(08/1872 - 24/03/1926)

Nguyễn Quý Đại

Phan Châu Trinh công khai hoạt động làm cho người Pháp rất lo ngại. Louis Bonhoure toàn quyền Ðông Dương nhận xét: "Phan Châu Trinh không tỏ ra bạo động như Phan Bội Châu nhưng nguy hiểm hơn cho sự thống trị của người Pháp tại Việt Nam". 
 
Vì xảy ra vụ chống thuế bùng nổ tại Quảng Nam, Công sứ Lévecque yêu cầu thống sứ Bắc kỳ Joseph de Mirabel bắt Phan Châu Trinh ngày 10.04.1908 tại Hà nội giải về Huế giam ở toà Khâm sứ, (khu vực trường Ðại học Sư Phạm trước 1975). Người Pháp bề ngoài văn minh nhưng chẳng hơn gì triều đình Huế về những điều hủ bại. Phan Châu Trinh phản đối chính phủ Pháp kiệt thực 7 ngày, Khâm sứ Lévecque là con cáo già thực dân, muốn ném đá dấu tay, trả cụ cho Cơ Mật Viện để toà An Nam xét xử, nếu xét theo luật Gia Long điều 223 tội nhân bị ghép làm loạn xách động bị xử trảm. Các quan lại Nam triều vốn thù ghét Phan Châu Trinh đã phê phán chế độ quân chủ làm tay sai, Nam triều lấy cơ hội nầy lên án tử hình, nhưng ở Hà Nội cụ Phan chơi thân Babut Ernest Chủ nhiệm tờ Ðại Việt Tân Báo và có chân trong Hội Nhân Quyền Ligue des  Droits de  L' Homme. Ðược Babut Ernest tận tâm can thiệp lên thẳng phủ Toàn quyền xin tái thẩm vụ án, yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp giảm án. Tóa án An Nam không thể thi hành án tử hình đổi lại án chung thân khổ sai đày ra Côn đảo Cụ Phan phẩn nộ trước bản án và nói: " " "Một dân tộc nào có người tù về quốc sự như thế thì dân tộc ấy càng thêm vẽ vang .Một dân tộc không có người ở tù về quốc sự thì cái dân tộc ấy là khối dân tộc vô hồn thôi"(12).
 
 Ngày 04. 4.1908 cụ Phan bị đày ra Côn đảo ứng khẩu bài thơ
 
Ra cửa thành nam mang xiềng rột rạt
Còn lưỡi này ta hát ta ca
Dân hèn nước cũng tiêu ma
Chi còn chả sợ nữa là Côn lôn

 
Những năm tù Côn đảo, cụ Phan cảm xúc cho thân phận, man mát lòng cố quốc làm thơ cho quên nỗi sầu xa xứ. Trong lúc dân tộc sống khổ đau dưới gót giày đinh của thực dân Pháp dẫm nát Quê Hương
 
Làm trai đứng giữa đất Côn lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con.

(Đi đập đá)
 
Cụ bị đày ra Côn đảo được báo chí Hội Nhân Quyền thân oan và vận động được tự do, chính phủ bảo hộ nhận thấy dư luận trong cũng như ngoài nước, muốn ngăn ngừa bớt phẩn nộ của sĩ phu Việt Nam. Chính phủ cử Thống đốc Nam Việt ra Côn đảo thẩm vấn cụ Phan cho về lại Mỹ Tho. Thủ tướng Pháp ông Poincaré ký lệnh tha, quan Toàn quyền Ðông Pháp ông Klobukowsky (1908-1911) Tổng trưởng bộ thuộc điạ Trouillot cùng các quan khác tại Sàigòn xét án và ân xá. Tuyên báo trả tự do nhưng cụ bị quản thúc, Cụ nhất định không chịu phản đối đến cùng. Chính phủ Pháp nhượng bộ cho tự do hoàn toàn. Ở Mỹ Tho thời gian thấy tinh thần đồng bào ở Nam Việt lụn bại hơn đồng bào ngoài miền Trung và Bắc. Cụ phải ngậm ngùi cho trình trạng dân tộc bị đô hộ, các bạn thân chiến hữu của cụ Phan phần lớn bị, bắt đày ra Côn đảo. Thực dân Pháp theo dõi đàn áp khắp nơi, rất khó có thể hoạt động. Cụ Phan thoát được cảnh tù đày nhờ nhà báo Babut và Hội Nhân quyền can thiệp.  
 
Phan Châu Trinh cùng với người con trai làm đơn xin nhập cảnh Pháp. Toàn quyền  Klobukowdky cho phép, nghĩ cụ là ông quan già không biết Pháp ngữ, có đến Paris cũng chẳng làm được gì bất lợi cho chính sách thuộc địa của Pháp.  Nhưng Phan Châu Trinh tin tưởng đến Pháp có thể vận động rộng rãi với chính khách Pháp văn minh tiến bộ, đòi hỏi chính phủ Pháp thay đổi chính sách thuộc địa tại Việt Nam và Ðông Dương, kêu gọi  Pháp trả tự do cho các tù nhân chính trị Việt Nam.
 
Xuất ngoại lần thứ 2  
Năm 1911 Phan Châu Trinh theo Toàn quyền Klobukowsky sang Pháp, cụ biết trước các sĩ phu Việt Nam yêu nước xúc động mạnh với tin cuộc cách mạng Tân Hợi 19.08.1911, Trung Hoa lật đổ được chính thể chuyên chế, bước sang chế độ Dân chủ, tại Việt Nam các sĩ phu yêu nước sẽ tiếp tục nổi dậy chống Pháp dành độc lập, không tránh được cảnh chiến tranh, gây thêm khổ đau, vốn cụ chủ trương Pháp-Việt đề huề xem như nền tảng tư tưởng dân chủ xây dựng Việt Nam.  Sử sách thế giới ca tụng Mohandas Karamchand Gandhi (1867-1948) đấu tranh bất bạo động với người Anh dành độc lập cho Ấn Ðộ, nhưng nước Việt Nam nhỏ bé thời ấy chí sĩ Phan Châu Trinh, đấu tranh dành độc lập với thực dân Pháp bất bạo động  trước Gandhi. Chủ trương của Cụ Phan: «không nên trông người ngoài trông người ngoài là ngu, không nên bạo động, bạo động là chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học...vv  Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể làm» (13)

Tàu đến cảng Marseille, cụ Phan và con trai được đón lên tàu lửa về Paris, ở trọ trên đường Gay Lussac, sau về số 32 Vouillé quận 15. Cụ tiếp xúc với Messimy, Bộ trưởng Bộ Thuộc Ðịa và Albert Sarraut sắp sang làmToàn quyền tại Ðông Dương. Ông Jules Roux đại úy từng làm việc tại Tòa án binh ở Bắc Bộ từ năm 1904-1909, rất ngưởng mộ cụ Phan đến tiếp xúc giúp đỡ và dịch các thư sang Pháp văn, gởi cho Bộ Thuộc Ðịa Pháp và ông Phan Văn Trường (1875-1933), nhỏ hơn cụ Phan 3 tuổi lúc ở Hà Nội làm việc cho tòa Khâm sứ Bắc Kỳ. Cuối năm 1908 được tuyển sang Paris làm phụ giảng tiếng Việt ở trường Ngôn Ngữ Phương Ðông và tiếp tục học đỗ cử nhân luật, có quốc tịch Pháp. Từ năm 1910 ông thuê nhà số 6 Villa des Gobelins. Nơi đây như trụ sở của người Việt yêu nước, cụ Phan cùng đến ở chung thời gian dài, Việt kiều, sinh viên sống tại Paris lúc bấy giờ khoảng hơn 100 người(14)
 
Cụ Phan và Phan Văn Trường trở thành cột trụ của phong trào Việt Kiều tại Pháp, Phan Châu Trinh viết các bản điều trần gởi cho chính phủ Pháp, nêu lý do Việt Nam được Pháp bảo hộ, nhưng không có tự do, công dân Việt Nam yêu nước chỉ trích chính sách cai trị, đều bị kết án tử hình và bỏ tù, vv.. cụ viết „Trung Kỳ Dân Biến Thỉ Mạt Ký", Jules Roux dịch sang Pháp văn. Tài liệu nầy binh vực, kêu oan cho Trần Quý Cáp và nỗi oan ức của người Việt bi áp bức gây dư luận tại Paris (gởi kèm đến Albert Sarraut chuẩn bị sang làm toàn quyền tại Ðông Dương) gởi thư phản đối chính sách đô hộ tại Việt Nam. Khâm sứ Mahé muốn đào lăng vua Tự Ðức (1913) tìm vàng, cụ viết báo phản đối việc làm thiếu đạo đức, đi diễn thuyết trong tập thể Kiều bào, kêu gọi lòng yêu nước hướng về Quê hương và thường tiếp xúc với người Pháp có lòng nhân đạo, bác ái bày tỏ nỗi lòng và chỉ trích chính sách cai trị tàn ác của Pháp ở Ðông Dương của Sarraut: «Cách cai trị rộng rãi bên An Nam của ông ấy thế nào?. Nói những sự cải cách giả dối, như viện tư vấn, pháp luật, học hành, sự đầu độc dân ta bằng rượu, bằng thuốc phiện, và sự đoạt quyền tự do của nhân dân ta..."

Tháng 9.1914 chiến tranh Ðức Pháp bùng nổ. Ðức tổng tấn công mặt trận La Somme, vua Duy Tân (Vĩnh San) nổi dậy chống Pháp ngày 6.5.1916 thất bại bị truất phế đày sang đảo Réunion... Pháp tình nghi Việt Kiều có tinh thần chống Pháp liên hệ với Ðức, Phan Văn Tường bị giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ngục Santé (Prison de la Santé) Bên quê nhà người vợ hiền bị bệnh qua đời ngày 12.5.1914. Cuộc đời của bà đã hy sinh lo gia đình để chồng hoạt động cách mạng.(chúng ta cần phải vinh danh người đàn bà lý tưởng nầy!).  Hai người con gái: Phan Thị Châu Liên (tức cô Đậu 1901- ?) chồng là ông đốc học Lê Ấm (1897-1976) ông bà Lê Ấm ở nhà thờ cụ Phan gần ngã năm Hoàng Diệu Ðà Nẵng Ông bà Lê Ấm có con trai Lê Khâm (1930-1995) tập kết ra Bắc theo học Đại học tổng hợp Hà nội là một nhà văn đã qua đời) và người con gái là  Lê Thị Minh.  Phan Thị Châu Lan (tức cô Mè 1904 -1944) chồng là ông Nguyễn Ðồng Hợi làm tham tá công chánh (Agent technique) là thân sinh của bà Nguyễn Thị Bình (các cháu không theo thuyết Dân Quyền của ông ngoại, ngược lại theo cộng sản Marxismus).   
 
Các ông Marius Moutet, Jules Roux bênh vực, cãi với viên đại lý Tòa án binh Ðệ nhất tại Paris đến tháng 7-1915 chính phủ Poincaré trả tự do cho cụ Phan. Các quan Bộ Thuộc Ðiạ coi về Ðông Pháp, cắt tiền phụ cấp 450 quan gây đời sống cụ càng khó khăn hơn. Cụ học nghề rưả hình mỗi ngày được 30 quan nuôi con trai là Phan Châu Dật học trung học, dù hoàn cảnh khó khăn không muốn lệ thuộc đồng tiền mua chuộc, cụ sống với  lý tưởng cao đẹp : „ phú qúy không tham lam, nghèo khổ không thay đổi lòng dạ, sức mạnh không khuất phục".(15)

Năm 1917 Phan Châu Trinh bị bệnh nặng điều trị lâu, Phan Châu Dật (1897-1921) không muốn nhận giúp đỡ của gia đình ông Roux, tìm việc đưa hàng ở hãng Au Bon Marché để nuôi cha. Vì vất vả và thiếu thốn bị nhiểm bệnh, anh phải bỏ học về nước ngày 27.09.1919 và qua đời tại Huế  14.02.1921 thi hài được đem về mai táng cạnh mộ Mẹ tại Tây Lộc. 

Vào khoảng cuối năm 1916 sang đầu năm 1917 Nguyễn Ái Quốc đến Paris được Phan Châu Trinh giúp đỡ. Nguyễn Ái Quốc  viết: " Cụ Phan đã giúp mình rất nhiều, thực sự là người đỡ đầu cho mình trong một thời gian khi mình ở Paris"(16). Năm 1920 tư tưởng hoạt động Nguyễn Ái Quốc khác Phan Châu Trinh, ông ta theo chủ nghĩa cộng sản quốc tế, tham dự đại hội Tours và sang Liên Xô năm 1923? nếu Nguyễn Ái Quốc tiếp tục theo đường lối hoạt động của  Phan Châu Trinh thì lịch sử Việt Nam đã thay đổi Pháp tổ chức cuộc triển lãm quốc tế tại Marseille năm 1922 vua Khải Ðịnh (1916-1925) sang tham dự, lối phục sức cho đến việc tiếp xúc ngoại giao những điều chướng tai gai mắt. Cụ viết bằng chữ Hán gởi đến vua Khải Ðịnh "Ký Khải Ðịnh Hoàng Ðế Thư  " ngày 15-7-1922 kể bảy tội là " tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt, thích chuộng sự qùy lạy, xa xỉ qúa độ, ăn bận không phải lối, tội chơi bời, chuyến đi có ám muội ".
dịch ra Việt ngữ và Pháp văn đăng trên báo chí gây dư luận xôn xao tại Pháp, vua Khải Ðịnh nhận thư về nước thời gian ngắn băng hà.
 
Phan Châu Trinh ở Paris 14 năm, gây ảnh hưởng lòng yêu nước sâu rộng trong giới Việt Kiều và sinh viên, người Pháp kính nể xem cụ Phan là chính trị gia, đại diện cho người Việt tại thủ đô Paris và các nhà cách mạng Việt Nam: " Ông vừa thể hiện tính kiên quyết, thẳng thắng, vừa biết thận trọng cân nhắc lời lẽ, thông minh nhạy bén trong hiểu và đoán ý người khác, có quan điểm đạo nghĩa sâu sắc, coi thường mặt vật chất kinh tế".
 
Phan Châu Trinh về nước bị bệnh mất
Phan Châu Trinh xuống tàu Fontainebleau, ngày 29.5.1925 sau một tháng, cụ Phan và Nguyễn An Ninh về tới Sài Gòn 26-6-1925. Nguyễn An Ninh đưa Phan Châu Trinh về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu(*). Cho đến 29-6-1925 được Nguyễn An Ninh đưa về nhà cha của ông, là cụ Nguyễn An Khương, ở Mỹ Hoà để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm hỏi, trao đổi công việc; đồng thời cũng để tiện cho cụ Nguyễn An Cư (Chú ruột của Nguyễn An Ninh, một lương y nổi tiếng ở Nam Kỳ) chăm sóc sức khoẻ cho Phan Châu Trinh đang thời kỳ suy yếu nhất. Thời gian ở Chiêu Nam Lầu và tại nhà cụ Nguyễn An Khương, Phan Châu Trinh tiếp xúc với các nhân vật như: Trần Quang Nghiêm, Nguyễn Kim Ðính, Khánh Ký, Lâm Hiệp Châu, De Jean de la Bâtre, Paul Monin, Malraux... Trong các cuộc tiếp xúc nầy, cụ Phan bày tỏ tâm tình:"Một khi đã trở lại sống trên quê hương xứ sở, tôi nguyện đem hết nghị lực bình sinh mà thức tỉnh dân khí ba miền đồng tâm, hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế".  
 
Chính vì tâm quyết phụng sự cho dân quyền, nên dù sức khỏe còn yếu, cụ Phan cùng Nguyễn An Ninh (với vợ chồng người con gái là ông bà Lê Ấm) đi xuống các tỉnh Trà Vinh, Mỹ Tho... để vận động tài chánh cho việc tái bản tờ "La Cloche Fêlée". Nhờ vậy, ngày 26-11-1925, báo "La Cloche Fêlée" số 20 được tái bản. Thời gian bị bệnh nhưng cụ cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài  

- Ðạo đức và luân lý đông tây
- Quân trị chủ nghiã và dân trị chủ nghiã
 
 Bài diễn văn cuối cùng Phan Châu Trinh nói chuyện tại Hội Thanh Niên Sàigòn "Tôi nghĩ rằng vì cái độc quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân tộc Việt Nam ta.. Nói theo đạo Nho đó kỳ thật không có thi hành một chút đạo Nho nào, chỉ còn sót lại một hai điều trong gia đình mà thôi. kỳ dư là những điều mấy ông Vua chuyên chế đựa vào đạo Nho để đè nén dân". 

Về Ðạo Ðức và Luân Lý Ðông Tây
"Xem như thế thì xưa nay nước ta không có quốc gia luân lý, chỉ có một cái luật via tôi bắt buộc dân phải theo vua với dân không có luân lý gì dính nhau, chẳng qua vua và tôi tớ của vua hiệp lại với nhau lấy sức mạnh để đè lên dân mà thôi .. Nay muốn một ngày kia nước Việt nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt nam phải đoàn kết".

Các bài diễn thuyết của cụ Phan gây ảnh hưởng sâu xa đến thế hệ trẻ văn minh tại Sàigòn, tiêu biểu trong đó có nhà cách mạng Tạ Thu Thâu (1906-1945) Trong thời gian trở về Sài gòn cụ bị bệnh được cả gia đình nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900-1943) lo giúp đỡ thuốc men, tiếp đón thân nhân và khách đến thăm và cho đến những ngày cuối cùng. Tình thần gia đình Nguyễn An Ninh thật đáng quý lưu danh cho hậu thế, nhưng thương tiếc thay. Phan Châu Trinh đang thoi thóp trên giường bệnh lại hay tin Nguyễn An Ninh đã bị bọn mật thám Pháp bắt tại nhà vào lúc 11g30 trưa 24-3-1926.  Phan Châu Trinh trút hơi thở cuối cùng vào lúc 21g30 tối 24.3.1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại nhà số 54 đường Pellerin, nhà của ông Huỳnh Đình Điển (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai  tức đường Pasteur trước 30-4-1975)   

 Ủy Ban tổ chức lễ quốc táng nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã được hình thành ngay trong đêm 24-3-1926. Những thành viên của ủy ban tổ chức tang lễ nhà chí sĩ Phan Châu Trinh gồm nhiều nhân sĩ, trí thức. tang lễ được đại diện thân hào nhân sĩ  Sài Gòn tổ chức cử hành theo nghi thức quốc tang. Hai người con gái  đã có mặt bên linh cữu của cha, tại Sài Gòn không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo đều tham dự, đưa linh cữu cụ  Phan đến nơi an nghỉ cuối cùng lúc 6 giờ sáng 4.4.1926 tại nghiã trang của hội Gò Công tương tế. Hàng ngàn câu đối, trướng, la liệt bàn phúng điếu các Sư chùa Nam Sơn tỉnh Sóc trăng gởi mấy câu đối.  
Tiên sinh thật là vị cao tăng trong giác thế, gồm đủ từ bi và trí huệ
Người đời sau ngưỡng trông tòa pháp Cộng Hòa, biết bao nhiêu công đức như cát sông Hồng Hà 
Hai mươi năm trống sớm chuông chiều, khua tỉnh ái hà con ma chuyên chế, nhìn muôn dặm mưa dòn gió dập, kêu gọi người ngủ mê trong biển trần
 Phan Bội Châu đang được an trí ở Huế thay mặt cho đồng bào Huế gởi 2 câu đối          
  Thương hải vi điền, Tinh vệ hàm thạch
  Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền(17)
 
 
Huỳnh Thúc Kháng thay mặt cho anh em Trung-Việt  đã đọc một bài điếu văn mang ý nghĩa lịch sử rõ nét nhất về quan điểm chính trị    

Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, còn cái  phương pháp  tiến hành thì tiên sinh thường nói rằng 

-Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người . Vì vậy mà tấm lòng bị phân hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những điều mắt thấy tai nghe dể làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi! 

-Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng
 
Phan Châu Trinh tranh đấu bất bạo động với chủ thuyết Dân Quyền, Phong Trào Duy Tân làm thay đổi lịch sử Việt Nam dưới thời thuộc điạ, từ đó người Pháp phải thay đổi chính sách cai trị. Phan Châu Trinh một vì sao sáng trên vòm trời Việt Nam của đầu Thế kỷ 20. 

  -Chủ trương chính trị của Phan Châu Trinh có thể được xem là nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ Việt nam ngày nay. Trước Phan Châu Trinh, tại Việt nam chưa có ai nghĩ đến dân chủ, dân quyền..Chẳng những Phan Châu Trinh là người đầu tiên thổi một luồng gió mới vào chính trường Việt nam, Ông cũng là người Việt nam đầu tiên gây được uy tín lớn lao với chính trường nước Pháp là nước đang đô hộ Việt Nam.(18).
 
 Phan Châu Trinh sống  phục vụ đất nước, cống hiến cuộc đời cho tổ quốc Việt Nam. Cụ mất để lại tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Dân Quyền và Nhân Quyền là giấc mơ của toàn dân Việt nam cuộc đời Phan Châu Trinh gắn bó với công cuộc cách mạng để khai trí dân tộc, để lại những tác phẩn văn chương: 

Đầu Pháp chính phủ thư (1906)
Hợp quần doanh sinh thuyết quốc am tự (1907)
Tỉnh quốc hồn ca I & II (1907)
Tuồng Trưng nữ Vương soạn chung với Hùynh thúc Kháng,Phan thúc Duyện (1910)
Trong thời gian sống ở Paris và về nước viết các tác phẩm
Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (1911)
Giai nhân kỳ ngộ (1913-1915)
Tây Hồ và Santé thi tập ! (1914-1915)
Khải Ðịnh Hoàng Ðế thư (1922)
Bức thư trả lời cho người học trò tên Ðông (1925)
Ðông Dương Chính trị luận  (1925) 


 Xin mượn lời sau, để kết thúc bài viết kỷ niệm ngày giỗ thứ 85 của cụ Phan, Phan Châu Trinh là «một nhà yêu nước nồng nhiệt, một nhà dân chủ nồng nhiệt, một con người có con tim và tình cảm vĩ đại… » (Jules Roux nhà trí thức PCT. kỷ yếu Hội Nhân quyền số 9 Paris 1926, Nguyễn Quyết Thắng dịch)


                                                       Nguyễn Quý Ðại   

                                                               
12/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân
13/ Lam Giang trang 211
14/ Những hoạt động của Phan Châu Trinh Ts Thu Trang
15/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân trang 172
16/ Những hoạt động của Phan Châu Trinh Ts Thu Trang trang 125
17/ Phan Chu Trinh Thế Nguyên
18/ Quảng Nam trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng 


Tài liệu tham khảo
Quảng Nam trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng Nxb Non Nước  Toronto 2000
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) Tác giả Thế Nguyên tủ sách Tân Việt
Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân Nxb Lá Bối
Thành Thái người điên thế kỷ tác giả Thái Vũ Nxb Văn Học
Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925 Tác giả Thu Trang Nxb Văn Học
Từ Hi Thái Hậu cuốn 2 tác giả Mộng Bình Sơn Nxb Xuân Thu 
Bộ Quân sử do bộ tổng tham QLVNCH mưu xuất bản
Quảng Nam đất nước và nhân vật 1 &2 Nguyễn Quyết Thắng

* Khách sạn Chiêu Nam Lầu do chính bà Nguyễn Thị Xuyên (bí danh Chiêu Nam Lầu) là cô quản, nhằm làm nơi liên lạc, đưa đón, học tập và an dưỡng các sĩ phu đương thời; còn là nơi đưa rước du ruột của Nguyễn An Ninh, cùng bà Nguyễn An Khương (mẹ của Nguyễn An Ninh) tổ chức và cai học sinh sang Nhật trong phong trào Ðông Du. Ðịa điểm khách sạn tại số 49 Nguyễn Huệ ngày naỵ

Phan Châu Trinh : Tranh Đấu Bất Bạo Động 01

Khai Dân TríNguyễn Quý Đại