LỬA ĐÃ NỔI LÊN RỒI
Bài số 3
MẶT TRẬN ĐÃ LỘ RA
HỒ TẤN VINH
B. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN MUỐN XÁC ĐỊNH AI BẠN AI THÙ
Vấn đề quan trọng nhứt hiện nay của Quân Đội Nhân Dân không phải là kết nối với liên minh nào hay tìm mua vũ khí
tối tân nào. Có vũ khí để bắn ai? Phải làm sao khi được lịnh không được bắn!
Phải làm sao khi được lịnh tiến vào trận địa pháo mà kế hoạch hành quân đã được
sĩ quan quân báo cao cấp của ta đã đưa cho địch? Chung quanh ta, thượng cấp của
ta, ai là đồng chí, ai là gian tế? Cái dày dò nhức nhối của QĐND là không biết
ai là địch đây vì ngoại địch không nguy bằng nội gián. Vấn đề sinh tử
của QĐND hiện nay là tìm lại chính mình.
1/ Cựu Trung Tá QĐND Trần Anh Kim Nói Về Hoàng Sa
& Trường Sa
- VIDEO TRUNG TÁ
TRẦN ANH KIM TỐ CÁO TỘI ÁC VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC…
Chính Tàu mới là
xâm lược. Sau Trường Sa chúng tôi thấy nhục lắm.
Chức năng của Quân
Đội là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân chớ không phải bảo vệ Đảng.
Đảng và Nhà Nước
hèn nhác. Bản thân chúng tôi không bao giờ chịu nhục.
Bán Hoàng Sa, bán
Trường Sa, bán biên giới, bán biển là chính Đảng CS bán nước.
Điều khốn nạn nhứt
là Đảng không cho dân chúng biểu tình chống Tàu.
Nông Đức Mạnh trở
thành Lê Chiêu Thống rồi.
Đảng CSVN đã đạt
đến đỉnh cao của sự ngu xuẩn rồi.
Trước sau gì lực
lượng trẻ (quân đội và sinh viên) sẽ phát huy truyền thống của ông cha
Trần Hưng Đạo- Quang Trung. Vấn đề là thời gian.
Bây giờ là sóng
ngầm sẽ trở thành sóng thần.
Khi nhận ra vấn đề
rồi thì Đảng CS có cản cũng không cản được nữa.
Quân Đội Nhân Dân sẽ không để dân tộc ta phải chịu
nhục như Đảng CS đang cầm quyền đang bắt chúng ta phải chịu (HTV tóm lược)
Ngày 28 tháng 12 năm 2009, Trung Tá Trần Anh Kim bị
kết án tù 5 năm 6 tháng.
2/ Kiến nghị 4 điểm của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh
đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam
Ngày 2 tháng 9 năm
2014
1. Lực lượng vũ
trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động
Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân . . . tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào
việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp
pháp của mình.
2.
Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy
sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được
Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu
đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo
không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu
vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang.
3.
Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ
ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là
thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ
không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ.
4.
Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được
biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ
Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo
và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia.
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ
1. Lê Hữu Đức, Trung tướng -
nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
2.Trần Minh Đức, Thiếu tướng - nguyên Phó Tư lệnh về hậu cần Mặt
trận Trị Thiên – Huế.
3. Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng - nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình
nguyện Việt Nam tại Lào.
4.Lê Duy Mật, Thiếu tướng - nguyên Tư lệnh Phó Tham mưu trưởng
Quân khu 2.
5.Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng - nguyên Phó Tư lệnh về chính trị bộ
đội Tăng–Thiết giáp.
6.Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng - nguyên Chính ủy Quân khu 4.
7.Bùi Văn Bồng, Đại tá - nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân
dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
8.Phạm Quế Dương, Đại tá - nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lịch sử Quân
sự.
9.Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội.
10. Lê Hồng Hà- nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an.
11. Phạm Hiện, Đại tá - nguyên Chánh Văn phòng B 68 đoàn chuyên gia giúp
Campuchia.
12. Xuân Phương, Đại tá - nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục
Chính trị.
13. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá - nguyên cán bộ thuộc Bộ Công an.
14. Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội - nguyên chủ nhiệm khoa Quản lý
kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Tạ Cao Sơn, Đại tá - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
16. Đoàn Sự, Đại tá - nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính
trị.
17. Lê Văn Trọng, Đại tá - nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ
Tổng Tham Mưu.
18. Nguyễn Thế Trường, Đại tá - nguyên Tổng Biên tập báo Quân giải phóng
Trung Trung bộ.
19. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá cán bộ tiền khởi nghĩa - nguyên cán bộ Viện
Lịch sử Quân sự.
20. Nguyễn Huy Văn (tức Kim
Sơn), Đại tá lão thành cách mạng - nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác
chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
Tóm lược tin BBC - Trao đổi với BBC, Đại
tá Bùi Văn Bồng, người từng là cán bộ cao cấp trong báo Quân đội
nhân dân, đã xác nhận tính xác thực của bản kiến nghị này.
Ông Bồng cũng bình luận về những đồn đoán liên quan tới nội dung thỏa
thuận giữa hai bên từ Hội nghị Thành Đô.
“Chủ quyền đất nước là của
toàn dân chứ không phải của các nhà lãnh đạo Đảng,” ông nói, “Cho
nên với cương vị lãnh đạo Đảng mà quyết định vận mệnh, lãnh thổ
quốc gia là sai hoàn toàn.”
“Hội nghị
Thành Đô vẫn đang là một tấm màn bí mật,” ông nhấn mạnh.
Đại tá Bùi Văn Bồng nói lý do ông và các tướng tá khác có kiến nghị 4
điểm với các lãnh đạo Việt Nam.
Kiến nghị được đưa ra vào lúc này, theo ông Bồng, là nhân lúc
Đảng đang chuẩn bị văn kiện cho Đại hội 12 để đóng góp ý kiến cho
Đảng.
Ngoài điểm về Hội nghị Thành Đô, các vị cựu tướng tá còn thúc
giục giới lãnh đạo cam kết cho điều họ gọi là "không được dùng quân đội
và công an đàn áp nhân dân, ghi nhận thỏa đáng sự hy sinh của các
thương binhh liệt sỹ trong cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc, và xác
định chính xác bạn và thù."
“Chúng tôi (những người ký kiến nghị) muốn có sự đổi mới
trong các lãnh đạo sao cho có dân chủ, có lợi cho dân và đúng với
bản chất truyền thống của quân đội và công an,” ông Bồng nói.
Ông giải thích là những vấn đề nêu lên trong các kiến nghị là ‘bức
xúc từ lâu lắm rồi’, nhất là việc công an và quân đội được
trưng dụng để ‘đàn áp dân’ trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Về kiến nghị xác định rõ ràng bạn thù, ông Bồng nói ông không
rõ quân đội Việt Nam hiện nay xác định bạn thù như thế nào nhưng bản
thân ông cho rằng ‘Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam vì họ luôn lăm
le xâm lược Việt Nam’.Cập nhật: 13:23 GMT - thứ năm,
4 tháng 9, 2014.
3/ Tướng Lê Mã
Lương tiết lộ kẻ nội thù
Theo
tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt
Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được
nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo
nào ở Trường Sa.
Hậu
quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra
tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hiện
nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này
thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Mặc
dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo
cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc
phòng.
Đại
tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ
quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo
tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí
giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân
Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng
về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả
người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong
lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân
ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế,
làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ
động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà
nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên
mảnh đất này.”
4/ Thiếu Tướng Lê
Văn Cương muốn chơi bài lật ngửa
Có lẽ chúng ta
thiếu ý chí, có lẽ như vậy. Chính cái này mới quan trọng chứ chạy theo vũ khí
thì 1.000 năm nữa Việt Nam vẫn không bì với Trung Quốc được. Phải có ý chí,
phải có bản lĩnh chính trị, phải có quyết tâm chính trị. Cái này Trung Quốc mới
sợ chứ làm sao trang bị mà đuổi kịp họ? Trung Quốc bây giờ đứng thứ 3 thế giới
sau Mỹ và Nga, họ chỉ sợ ý chí của Việt
Nam thôi.
. . . Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa:
Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức
mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.
Nhà nước phải chơi
bài ngửa với người dân, công khai và minh bạch. Với thế giới cũng thế. (Trả lời phỏng vấn
của Đài Á Châu Tự Do ngày 30 tháng 1 năm 2015)
5/ Đúc kết những gì các sĩ quan QĐND phát biểu ở trên, ta có thể hiểu được tâm trạng của họ
hiện nay.
a/ Năm xưa, vì chưa xác định được kẻ
thù truyền kiếp, Quân Đội Nhân Dân đã hăng hái liều mạng chống Pháp, chống Mỹ
chỉ là vô ý thức đánh thuê cho Tàu. Quân
đội được thành lập là để đi đánh giặc mà lại không biết giặc là ai! Đây là cái
nhục thứ nhứt.
b/
Năm nay, nhiệm vụ của Quân Đội còn tệ hơn là đi giúp cho chó đái, Quân Đội Nhân
Dân trở thành một bày súc vật bị Tàu xỏ mũi dắt đi. Quân Đội không đi bảo vệ đất
nước hay người dân mà lại phải đi bảo vệ bọn bán nước, hại dân. Đây là cái nhục
thứ hai.
c/ Những người lính đã hy sinh bảo vệ
biên cương là những người khốn nạn nhứt. Họ không được coi là liệt sĩ! Công lao của họ không những không được
thừa nhận, tôn vinh mà lại còn bị khinh miệt, chà đạp phủ phàng. Mộ bia bị đục
bỏ. Tràng hoa tưởng nhớ họ cũng
bị giựt phá, dẫm đạp. Người quân nhân nghĩ gì? Số phận của các đồng đội mình đã
như vậy. Số phận của mình mai sau sẽ ra sao? Đây là cái nhục thứ ba.
Một
cái nhục là phi lý rồi. Chịu đựng ba cái nhục chồng lên nhau thì cái quân đội
này là cái quái gì?
Cái mũ người lính đội trên đầu có ý nghĩa
‘Danh Dự’.
Cái huy chương mang trên ngực là để tưởng
thưởng công lao đối với Đất Nước.
Quân Đội Nhân Dân hiện đang có danh dự gì đây? Công lao gì đây?
Trong lịch sử tự cổ chí kim, chưa bao
giờ có một quân đội phải chịu nhục nhã như Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Không có tấc sắt trong tay, người dân
phải nuốt nhục mà sống qua ngày.
Ở trên, cựu Trung Tá Trần Anh Kim đã nói:
Quân Đội Nhân Dân sẽ không để dân tộc ta phải chịu
nhục như Đảng CS đang cầm quyền đang bắt chúng ta phải chịu.
Đạn đã lên nòng rồi.
Có vũ khí trong tay, uất hận xung thiên, việc Quân Đội Nhân Dân vùng lên
rửa nhục cho mình và cho người dân chỉ là chuyện nay mai.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 3 tháng 3 năm 2015
(còn tiếp)
Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí
|
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment