Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Đang Vào Mê Trận
Nhật
Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những
chuyển biến quan trọng như sau:
1.Tình
hình Biển Đông diễn biến vô cùng phức tạp
Hãng
AP ngày 15/4/2015 loan tin, “ Tư lệnh các lực lượng Mỹ
ở Thái Bình Dương cho biết việc biến cải lớn lao
những bãi đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông có thể
được sử dụng để tăng ảnh hưởng lên các vùng đang
tranh chấp và triển khai các khí cụ như ra-đa tầm xa và
hệ thống hỏa tiễn tân tiến.”
(The commander of U.S. forces in the Pacific said Wednesday that
major land reclamation by China at outposts in the South China Sea
could allow it to exert more influence over the contested area and
deploy military assets such as long-range radar and advanced missile
systems.)
-VOA
tiếng Việt ngày 18/4/2015: “Chính quyền Hà Nội tiếp
tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm
2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển
Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là công bố
của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại
Stockholm, Thụy Điển. Việt Nam chưa lên tiếng bình luận
về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa
bình Quốc tế đưa ra.”
-VOA
tiếng Việt ngày 20/4/2015: “Tổng Thống Philippines Benigno
Aquino loan báo chính Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất
hình thành một đối tác chiến lược mới với
Philippines, mà hai nước đang thương thuyết để chống
lại ‘các hoạt động cải
tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc
trong Biển Đông’. Nhà lãnh
đạo Philippines đưa ra bình luận vừa kể trong một cuộc
phỏng vấn dành cho báo South
China Morning Post, khi nói đến
hợp tác chiến lược với Việt Nam, một nước mà theo
tờ báo này, "trong suốt chiều dài lịch sử đã có
quan hệ thù nghịch với Trung Quốc".
Tổng Thống
Aquino nói rằng những chi tiết của một hiệp định hợp
tác chiến lược vẫn đang trong vòng hình thành, và cho
tới thời điểm này, ngày ký kết vẫn chưa được ấn
định. Đề cập tới tin này hôm nay, trang mạng
của GMA nói
rằng Philippines và Việt Nam đang hoàn tất những chi tiết
cuối cùng của một hiệp định đối tác chiến lược.
Nguồn tin này dẫn lời Bộ trưởng Truyền Thông
Philippines Herminio Coloma cho hay hai nước đang làm việc để
xác định những chi tiết của quan hệ đối tác chiến
lược đã được đề nghị. ”
Nếu Mỹ- Nhật tiến hành tuần tiễu chung thì đây là một bước ngoặt của cục diện tại Biển Đông. Một - Hoa Lục phải lùi bước, hai là tăng cường lực lượng hải quân lẫn không quân. Như thế một cuộc đụng độ về quân sự chắc chắn sẽ xảy ra. Không biết Mỹ-Nhật chỉ hù dọa hay dám làm thật? |
Như
tôi đã đề cập trong bài viết trước đây, một hợp
tác quân sự độc lập trên biển giữa Việt Nam và Phi
Luật Tân không có sự tham gia của Mỹ hoặc Nhật để
đối phó với Trung Quốc thuận tình, thuận lý hơn, chắc
chắn sẽ được quốc tế hỗ trợ mà Trung Quốc cũng
không làm gì được. Trung Quốc chỉ còn cách - một là
dùng sức ép kinh tế để phá vỡ liên minh - hai là phải
trực tiếp thương thảo với Phi Luật Tân và Việt Nam.
Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục lấn tới, giải pháp cuối
cùng mà Việt Nam và Phi Luật Tân có thể đối phó là
đưa vấn đề này ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
-VnPlus
ngày 21/4/2015: “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Tờ The Japan
Times ngày 20/4 đưa tin Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang
nghiên cứu khả năng thực hiện các cuộc tuần tiễu
chung ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng
tăng cường hoạt động trong vùng biển này. Báo trên dẫn
các nguồn tin về vấn đề Biển Đông cho biết mục tiêu
của sáng kiến này là nhằm đảm bảo sự ổn định của
các tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế
và để buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các hành
động có tính khiêu khích trong khu vực. “
Nếu Mỹ- Nhật tiến hành tuần tiễu chung thì đây là một bước ngoặt của cục diện tại Biển Đông. Một - Hoa Lục phải lùi bước, hai là tăng cường lực lượng hải quân lẫn không quân. Như thế một cuộc đụng độ về quân sự chắc chắn sẽ xảy ra. Không biết Mỹ-Nhật chỉ hù dọa hay dám làm thật?
-AFP
ngày 21/4/2015: “Các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc đụng
độ với nhau trên đất Trung Quốc nhưng là cuộc tranh
đua về thể thao để xây dựng lòng tin cho dù căng thẳng
gia tăng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển
Đông. Nước chủ nhà (Trung Quốc) thắng trận đá bóng,
còn khách (Hoa Kỳ) thắng trận đấu bóng chuyền. Sau đó
hai bên ăn tiệc trên Chiến Hạm Blue Ridge là soái hạm
của Hạm Đội 7 nhân chuyến viếng thăm căn cứ của Hạm
Đội Đông Hải của Trung Quốc.
Thật
tức cười! Hai bên hầm hè muốn giết nhau nhưng lại
“giở trò”
chơi thể thao và ăn tiệc. Không biết rồi hai bên còn
giở “chiêu thức”
gì nữa đây?
-Nghiên Cứu Biển
Đông ngày 21/4/2015: Trang tin điện tử này dịch một bài
viết của tờ Wall Street Journal có tựa đề, “Chiến
lược du kích dưới biển của Việt Nam” trong đó
có đoạn như sau: “Lý do Mỹ tham chiến tại Việt Nam
trong thế kỷ trước là ‘học thuyết Domino’ -
theo đó Mỹ lo sợ rằng khi Việt Nam rơi vào tay Cộng
sản, thì các nước láng giềng của Việt Nam cũng sẽ
theo chân. Giờ đây, một lôgích tương tự cũng đang là
động lực để các cường quốc tìm cách hỗ trợ gia
tăng sức mạnh phòng ngự của Việt Nam. Tư duy hiện nay
là nếu Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung
Quốc, thì việc chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ
trở nên khó khăn hơn nhiều.”
-VOV
ngày 27/4/2015: “ Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng
Nhật Abe, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa
thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa
ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh
giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ
Barack Obama tại Nhà Trắng. Theo Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry, đây là một “bước
chuyển lịch sử” trong quan
hệ giữa hai nước. Trong
chiến lược an ninh quốc gia 2015, Mỹ tiếp tục cam kết
bảo vệ Nhật Bản bằng mọi khả năng quân sự, bao gồm
cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Hai
bên một lần nữa khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư (mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền) là thuộc
quyền quản lý hành chính của Nhật Bản.”
-BBC
tiếng Việt ngày 30/4/2015: “Việt Nam đang trang bị
cho đội tàu ngầm loại tên lửa có khả năng bắn tới
các thành phố ven biển của Trung Quốc, hãng thông tấn
Reuters cho biết. Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc
phòng Úc, được Reuters dẫn lời, nói, động thái mới
nhất là một "sự chuyển hướng lớn", khiến
bản thân ông cũng phải "ngạc nhiên".
2.
Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi Jakarta
Theo
VnPlus ngày 23/4/2015, Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi đã
khai mạc tại Jakarta (Nam Dương) ngày 22/4/2015 với sự
tham dự của 100 nguyên thủ quốc gia Á Châu và Phi Châu
cùng các tổ chức quốc tế.
Hội
Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi 2015 mà tiền thân của nó là
Hội Nghị Phi Liên Kết được tổ chức tại Bandung (Nam
Dương) cách đây 60 năm (1955) dưới thời Tổng Thống
Sukarno. Phong Trào Phi Liên Kết ra đời để khẳng định
vị thế trung lập của một số quốc gia Á-Phi trước
cuộc đối đầu Chiến Tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ do các
vị như: Thủ Tướng Nehru- Ấn Độ, Tổng Thống Sukarno
(Nam Dương), Tổng Thống Nasser (Ai Cập) và Tổng Thống
Tito (Nam Tư) lãnh đạo. Nếu cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới
bùng phát và tác động toàn cầu, chắc chắn Phong Trào
Phi Liên Kết sẽ có tiếng nói lớn trên chính trường
quốc tế. Với tình thế hiện tại, Nam Dương có thể ở
vị trí lãnh đạo.
Theo
VOV, nhân dịp tham dự hội nghị, Ô. Trương Tấn Sang -
Chủ Tịch Nước Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ bên lề
với Tổng Thống Ba Tư Tổng
Hassan Rouhani. Tổng Thống Ba Tư khẳng định, “Doanh
nghiệp Iran mong muốn đầu tư vào Việt Nam đồng thời,
Iran tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam
làm ăn tại Iran trong đó có lĩnh vực dầu khí. Và Ô.
Trương Tấn Sang cũng đã chính thức mời Tổng Thống
Iran thăm viếng Việt Nam.”
Điều
đáng chú ý là trong dịp này, Ô. Trương Tấn Sang đã
không gặp Ô. Tập Cận Bình mà lại có cuộc hội kiến
riêng với Thủ Tướng Nhật Bản, tổng thống Nam Dương,
thủ tướng Ai Cập, thủ tướng Palestines, thủ tướng
Kampuchia, tổng thống Miến Điện và thủ tướng Tân Gia
Ba. Điều này cho thấy mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc
đang ở vào tình thế “bằng
mặt nhưng chẳng bằng lòng”.
Ba
Tư là nước hầu như bị bao vây và khép kín bởi Mỹ và
hầu như ít có những hoạt động ngoại giao vươn ra
ngoài. Nếu như tổng thống Ba Tư thăm Việt Nam thì đây
là một biến chuyển rất lạ về ngoại giao mà chúng ta
cần theo dõi. Theo tôi nghĩ tổng thống Ba Tư có thể công
du ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn một lượt
trong một thời điểm thuận tiện nào đó, có thể là
sau thỏa thuận hạt nhân với Mỹ.
3.
Thượng Đỉnh ASEAN
VOA
tiếng Việt ngày 24/4/2015: “Vài ngày trước Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao
giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một
cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng, chiếu đèn
pha vào máy bay tuần tra Phi Luật Tân và bước kế tiếp
trong vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách
chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.”
Còn theo RFI, Phi Luật Tân đã khẩn thiết báo động,
“Phần còn lại của thế
giới nên hãi sợ trước các hành động của Trung Quốc.”
Nhưng không biết một tuyên ngôn tương
đối cứng rắn liên quan đến hành động biến cải các
bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự của Trung Quốc có
được đề cập trong bản thông cáo chung không, vì một
số quốc gia hoặc trung lập hoặc e ngại mất lòng Hoa
Lục.” Theo Phi Luật Tân thì Hoa Lục đã kiểm soát Biển
Đông “trên thực tế”.
-Spunik News ngày
27/4/2015:
"Những hành động
của Bắc Kinh nhằm xây dựng các đảo nhân tạo từ các
bãi đá ngầm và đảo san hô có thể phá hoại hòa bình,
ổn định và an ninh trong khu vực", đó là nội
dung bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN. Theo
tờ báo Malaysia "The Star", bản tuyên bố này
được công bố theo kết quả Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN kết thúc vào ngày 27 tháng 4 tại Kuala Lumpur, thủ
đô Malaysia.
Các
đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh được
giới thiệu hình ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy
sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc vận chuyển thiết
bị để xây dựng đảo nhân tạo ở vùng biển tranh
chấp. Tại đó Bắc Kinh đang xây dựng đường băng có
thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Việt Nam
và Philippines kiên quyết phản đối chính sách của
Trung Quốc ở Biển Đông, hai nước này coi hành động
của Bắc Kinh trong khu vực là một mối đe dọa cho an
ninh quốc gia và lợi ích kinh tế.” Còn
Reuters tường trình từ Bắc Kinh cho biết Trung Quốc hết
sức lo lắng về bản tuyên bố với nội dung như vậy và
lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, tố ngược lại Việt Nam
và Phi Luật Tân. Theo BBC tiếng Việt ngày 29/4/2015, “Người
phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc “bày tỏ quan ngại
sâu sắc và kiên quyết phản đối cá biệt nước ASEAN
như Philippines, Việt Nam tiến hành hoạt động xây dựng
trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”.
Thế nhưng Tân Gia Ba do đầu tư lớn lao vào Trung Quốc đã
có lập trường như sau: “Bộ
trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam đã tuyên bố rằng,
điều hoàn toàn sai lầm nếu xem xét các mối quan hệ
ASEAN-Trung Quốc thông qua lăng kính của vấn đề Biển
Đông.”
Chính
sách ngoại giao của Tân Gia Ba từ thời Lý Quang Diệu
luôn luôn là “đòn sóc hai
đầu”. Gặp Mỹ thì khen Mỹ
rối rít, khuyên cả thế giới phải học tiếng Anh. Nhưng
khi gặp Tàu lại ca ngợi Tàu không tiếc lời. Ông Lý
Hiển Long ơi! Chính “lăng kính
của vấn đề Biển Đông”
nó phản ảnh chủ trương “cướp
biển trên quy mô quốc gia”
(*) của Trung Quốc chứ còn gì nữa. Cả thế giới đều
thấy, sao ông không thấy? Cho nên trong các bài viết trước
tôi đã từng nói, nếu Trung Quốc khống chế trọn Biển
Đông thì kẻ đuổi Mỹ và chạy theoTrung Quốc trước
tiên là Tân Gia Ba chứ không ai khác. Xin nhớ cho lãnh
đạoTân Gia Ba là gốc Tàu. Dân tộc Trung Hoa nổi tiếng
với những nhân vật trung cang, nghĩa khí, trọng nghĩa
khinh tài.. nhưng cũng nổi tiếng vì những nhân vật hèn
hạ, đáng khinh bỉ. Đó là lý do tại sao Tân Gia Ba là
quốc gia hùng mạnh về kinh tế ở Đông Nam Á nhưng không
được kính trọng về mặt chính trị. Một quốc gia muốn
được thế giới nể trọng không thể là kẻ xu nịnh
các đại cường. Dù phải nương tựa vào các đại cường
để gìn giữ an ninh cho mình hoặc làm ăn buôn bán, nhưng
cũng phải, “Đói cho sạch,
rách cho thơm”.
4.
Ảnh hưởng của Trung Quốc không sao cản nổi
The
National Interest ngày 16/4/2015 loan tin, “Một giới chức
quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung
Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh
trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc
thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy
của Trung Quốc đã thành công. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã
lên tiếng kêu gọi Hoa Lục kiềm chế không làm nguy hại
tới nền an ninh của không gian mà nhiều quốc gia nương
tựa vào đó.”
-Reuters
(Islamabad) ngày 16/5/2015: “Chủ Tịch Tập Cận Bình đã
khởi đầu những dự án về năng lượng và hạ tầng cơ
sở trị giá 46 tỉ đô-la để phát triển một hành
lang kinh tế xuyên Pakistan nhân chuyến viếng thăm Hồi
Quốc (Pakistan) ngày 20/4/2015 trong lúc Trung Quốc củng cố
mối liên hệ lâu đời với quốc gia này và tạo cơ hội
cho những công ty đang bị ảnh hưởng bởi kinh tế trì
trệ tại nước nhà. Cũng trong chuyến công du, hai bên sẽ
kết thúc thỏa hiệp Trung Quốc bán 8 tàu ngầm cho Hồi
Quốc trị giá từ 4-5 tỉ đô-la. An ninh đã được xiết
chặt chưa từng thấy để bảo vệ Ô. Tập Cận Bình
trong thời gian thăm viếng Hồi Quốc, chẳng hạn một phi
đội
gồm 8 chiến đấu cơ Thần Sấm JF-17 đón Chủ tịch Tập
Cận Bình khi phi cơ của ông bay vào không phận Hồi Quốc
và hộ tống đến tận sân bay Islamabad.” VOA tiếng Việt
mô tả chuyến viếng thăm như sau: “Trên
đường từ phi trường tới thủ đô của Pakistan, ông
Tập Cận Bình được chào đón bằng những bức hình
khổng lồ của ông dán ở khắp nơi.
Cờ Trung Quốc cũng
được treo cạnh cờ Pakistan trên những cột điện. Trong
chuyến viếng thăm này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận
giải thưởng dân sự cao nhất của Pakistan - giải
Nishan-e-Pakistan và đọc diễn văn trước một phiên họp
lưỡng viện quốc hội của nước này.
Pakistan
thường gọi Trung Quốc là “người
bạn sống chết có nhau”
– không giống như Hoa Kỳ, là nước thường bị tố
cáo là có quan hệ với Pakistan dựa trên những vấn đề
và những sự trao đổi cá biệt.” Trong cuộc họp báo
chung, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã tìm cách trấn an
nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nước ông xem vấn đề
người Tân Cương có thể được hỗ trợ bới phiến
quân Pakistan rất quan trọng, "Tôi xin bảo đảm với
Ngài Chủ tịch là Pakistan xem an ninh của Trung Quốc như
an ninh của chính mình."
Đây lại là một tin nhức đầu cho Ô. Obama, không biết phải làm sao đây? Hay Thái Lan “ghen” vì Mỹ quá chú trọng tới Việt Nam cho nên “theo Tàu” để được “Anh hai” cưng chiều hơn? Rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam và Thái Lan khác hẳn nhau. Thái Lan vừa đi với Mỹ nhưng thân thiết với Trung Quốc. Còn Việt Nam cũng đi với Mỹ nhưng lại thân thiết với Nga. Mỗi quốc gia đều có những toan tính riêng. |
Thật
lạ lùng, tính từ 2002-2011, Hồi Quốc đã nhận 11.7 tỉ
đô-la viện trợ quân sự và 6 tỉ đô-la viện trợ kinh
tế của Mỹ mà 80% dân Hồi Quốc vẫn coi Mỹ lả kẻ
thù, nay lại mua vũ khí của Trung Quốc thay vì mua của
Mỹ. Không biết Ô. Obama tính sao đây? Đúng là “Ãn
cơm tui, hại tao”.
Thế nhưng Hoa Kỳ cũng phải làm ngơ cho qua chuyện vì nếu
không có Hồi Quốc thì Hoa Kỳ và NATO không sao có đường
tiếp vận cho binh sĩ cũng như rút lui khỏi Afghanistan.
-VOA
tiếng Việt ngày 22/4/2015: “Thỏa thuận khung (Khuôn
khổ thỏa hiệp)
về hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới đã
mở ra những khả năng (cơ
hội)
đầu tư mới trong một nền kinh tế đã bị co cụm vì
các biện pháp chế tài quốc tế. Tuần trước, một giới
chức hàng đầu về nguyên tử của Iran tuyên bố ngoài
Nga, Trung Quốc cũng sẽ giúp họ xây dựng thêm các nhà
máy điện hạt nhân.”
-VnPlus
ngày 24/4/2015: “Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng
Thái Lan Prayuth Chan-ocha với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung
ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) ở thủ đô
Bangkok (Thái Lan), hai bên đã nhất trí làm sâu sắc các
mối quan hệ quân sự song phương. Trong khuôn khổ cuộc
hội đàm, Thủ tướng Prayut đánh giá cao sáng kiến "Một
vành đai, một con đường"
do Bắc Kinh đề xuất, đồng thời bày tỏ hy vọng hai
bên sẽ tăng cường hợp tác thực chất trong khuôn khổ
các cuộc tập trận-huấn luyện chung với nỗ lực thúc
đẩy các mối quan hệ quân sự song phương. “
Đây lại là một tin nhức đầu cho Ô. Obama, không biết phải làm sao đây? Hay Thái Lan “ghen”
vì Mỹ quá chú trọng tới Việt Nam cho nên “theo
Tàu”
để được “Anh
hai”
cưng chiều hơn? Rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương
của Việt Nam và Thái Lan khác hẳn nhau. Thái Lan vừa đi
với Mỹ nhưng thân thiết với Trung Quốc. Còn Việt Nam
cũng đi với Mỹ nhưng lại thân thiết với Nga. Mỗi quốc
gia đều có những toan tính riêng.
-VnPlus
ngày 30/4/2015: “Hãng Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc
phòng Trung Quốc ngày 30/4 cho biết nước này sẽ tập
trận hải quân chung với Nga vào trung tuần tháng Năm trên
Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên hai nước sẽ
tiến hành tập trận chung ở vùng biển này.”
5. Nội
bộ NATO trước thử thách đối đầu với Nga
Reuters
ngày 15/4/2015 loan tin, “ Hãng thông tấn Nga RIA trích dẫn
lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Panos Kammenos cho
hay Hy Lạp đang thương lượng để mua hệ thống phi đạn
chống hỏa tiễn S-300 mới và cũng nhờ Nga bảo trì hệ
thống S-300 cũ, sau chuyến viếng thăm Moscow của Thủ
Tướng Tsipras tuần trước.“ Đây là hệ thống hỏa
tiễn phòng không tối tân nhất thế giới mà Nga vừa hứa
chuyển giao cho Ba Tư vào cuối năm nay.
-Reuters
ngày 16/4/2015: “Serbia cảnh cáo là họ sẽ bắt giam bộ
trưởng ngoại giao của Kosovo- một tỉnh cũ tách ra từ
Nam Tư- do hoạt động khủng bố trước đây nếu ông này
tới Belgrade để tham dự một hội nghị.”
Kosovo
tách ra từ Nam Tư do sự trợ giúp của Mỹ dưới thời
Tổng Thống Bill Clinton, lấy cớ Nam Tư thanh lọc chủng
tộc, Mỹ - NATO tiến hành cuộc không kích dữ dội làm
quân đội Nam Tư tan rã năm 1999. Đó là lý do tại sao
Serbia thù ghét Mỹ cho tới ngày hôm nay.
-Reuters
(Wasaw) ngày 19/4/2015” Ba Lan đã triệu tập đại sứ Hoa
Kỳ tại Warsaw về một bài viết của Giám Đốc FBI James
Comey trên ờ Washington Post đầu tuần rồi nói rằng Ba
Lan phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát người Do
Thái (Holocaust)
trong Đệ II Thế Chiến cùng với Đức Quốc Xã. Và Ba
Lan đòi hỏi một lời xin lỗi.” Theo AFP, đại sứ Hoa
Kỳ tại Ba Lan đã ngỏ lời xin lỗi về nhận định của
Giám Đốc FBI.
-Business
Insider ngày 21/4/2015: “Một giới chức ở Brussels nói với
tờ Wall Street Journal, việc Thổ Nhĩ Kỳ tái xác định
mình là quốc gia phi liên kết (mặc dù là thành viên của
NATO) đã làm cho NATO vô cùng khó chịu. Quyết định của
Ankara mua kỹ thuật hỏa tiền phòng không của Trung Quốc
khi có sự chống đối của các quốc gia hội viên được
coi như Thổ Nhĩ Kỳ tách khỏi các quốc gia còn lại của
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.”
-Sputnix
News ngày 30/4/2015: “Trong nhiều năm tình báo Đức BND đã
giúp Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tiến hành giám sát
các chính trị gia cấp cao châu Âu, Süddeutsche Zeitung dẫn
nguồn từ điều tra nội bộ BND và văn phòng Thủ tướng
Liên bang Đức cho biết. Mục tiêu chính là gián điệp
chính trị đối với các nước láng giềng châu Âu và
các tổ chức EU, nguồn tin thân cận với cuộc điều tra
nói. Việc giám sát được tiến hành đối với đại
diện Bộ Ngoại giao Pháp, điện Elysee - nơi ở của Tổng
thống Pháp, cũng như Ủy ban châu Âu. Dựa trên số liệu
được công bố, các chính khách Đức cũng như các công
ty Đức không phải là đối tượng theo dõi.”
6.
Nga và chiến thuật công-thủ
Trong
khi nghiến răng chịu đựng cuộc cấm vận khốc liệt
của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu mà Thủ Tướng Medvedev nói
rằng chưa bao giờ Nga gặp phải thử thách lớn lao như
vậy, Nga tìm cách giao hảo với các quốc gia có lập
trường “phi liên kết” ở Âu Châu và tìm cách tiến
vào Đông Nam Á.
-Hãng
AP ngày 15/4/2015 loan tin “Nga gọi quyết định của Gia Nã
Đại gửi 200 binh sĩ huấn luyện tới Ukraine là phản tác
dụng và đáng trách (counterproductive
and deplorable). Vào ngày Thứ Ba
14/4/2015, Gia Nã Đại công bố sẽ gửi 200 binh sĩ huấn
luyện tới Ukraine cùng với 75 binh sĩ Anh vào mùa hè năm
nay.” Hiện 300 lính nhảy dù Mỹ đã hiện diện tại
vùng giao tranh, nói làm nhiệm vụ huấn luyện trong thời
gian sáu tháng. Theo Reuters ngày 23/4/2015, một giới chức
cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc
điện đàm với Ngoại Trưởng Lavrov, Ô. John Kerry đã yêu
cầu Nga rút lực lượng ra khỏi miền đông Ukraina và
buộc lực lượng ly khai phải tuân thủ thỏa hiệp ngưng
bắn ký vào Tháng Hai.
-Fiscal
Times ngày 15/4/2015: Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến
thắng Đức Quốc Xã tới đây là dịp để Ô. Putin khoe
vũ khí tối tân và sức mạnh quân sự cho dân chúng biết
trong cuộc duyệt binh. Theo tờ Fiscal Times, sẽ có 8 loại
vũ khí trình làng trong đó có: Xe tăng T-14 với kỹ thuật
tân tiến nhất thế giới, RS-24 Yars hệ thống hỏa tiễn
đạn đạo liên lục địa để đối đầu với hệ thống
lá chắn hỏa tiễn của Mỹ triển khai ở Âu Châu, thiết
vận xa hạng nặng Ural Typhoon U có thể chống các bãi
mìn, chống đạn xuyên phá và ứng biến với các đầu
nổ. Ngày Chiến Thắng để tưởng niệm khoảng 20-25
triệu người Nga đã ngã xuống để chống lại cuộc xâm
lăng của Đức Quốc Xã trong Đệ II Thế Chiến.
-SputnikNews
ngày 15/4/2015: “Từ ngày 16-17 tháng Tư, Phó Thủ tướng
Chính phủ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng
Pravit Vongsuvan đến thăm Nga.” Thái Lan tập trận với
Mỹ, với Trung Quốc và ngày nay mở rộng liên hệ quốc
phòng với Nga tức theo chính sách ngoại giao đa phương để
không lệ thuộc vào bất cứ siêu cường nào.
-
AFP (Moscow) ngày 16/4/2015: “Trong cuộc hội thảo với vị
bộ trưởng quốc phòng Bắc Hàn, Hy Lạp và Hồi Quốc,
Tướng Sergei Shoigu- Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga đã đả
kích, kết án Hoa Kỳ phá hoại nền an ninh của thế giới
bằng cách tài trợ cho những cuộc cách mạng và bành
trướng NATO để kiềm chế Nga.”
-Sputnik
News ngày 20/4/2015: “Phát biểu tại phiên họp của diễn
đàn Jakarta- Nam Dương với chủ đề "Gieo
niềm tin vào thị trường châu Á",
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nhận định rằng những
cơ cấu quốc tế hình thành từ mấy thập niên trước
đến nay đã không còn phù hợp với sức mạnh hiện thực
của các quốc gia. Những cơ cấu đó vốn được tạo ra
để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục
hoạt động theo sơ đồ cũ và đang gây phương hại thực
sự cho nền kinh tế thế giới.
Phó Thủ tướng Nga
kêu gọi tiến tới cải cách chính sách của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế và tạo lập hệ thống đa-ngoại-tệ của
thế giới. Ông
Dvorkovich cho rằng khi thị trường thế giới được định
giá bằng càng nhiều ngoại tệ khác, ngoài đồng dollar,
thì sẽ càng bớt phải lo ngại về tác hại không lường
trước được do biến động đột ngột của tỷ giá USD
hoặc euro.”
-Sputnik
News ngày 23/4/2015: “Kết quả chuyến thăm Moskva của Tổng
thống Argentina. Lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Bà Argentina
Cristina Fernandez de Kirchner đã ký một tuyên bố chung về
việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện. Theo kênh/đài "Nga 24", văn kiện đã được
ký kết sau cuộc đàm phán song phương. Hai bên cũng đã
ký thỏa thuận về hợp tác quân sự giữa các Bộ quốc
phòng. Nga sẵn sàng cho Argentina tiếp cận với những công
nghệ mới nhất trong lĩnh vực hạt nhân, theo RIA
"Novosti". Tuyên bố này đã được thực hiện bởi
Tổng thống Nga Vladimir Putin.”
Theo
International Business Times, sự hợp tác về quân sự giữa
Á Căn Đình và Nga làm cho cuộc tranh chấp Quần Đào
Malvinas/Faulkland trở nên phức tạp. Đáng lý ra, năm 1982
Mỹ phải đứng trung lập hoặc hòa giải trong tranh chấp
Malvinas. Thế nhưng vì quyền lợi toàn cầu, Mỹ hết lòng
hỗ trợ cho Anh Quốc và bỏ rơi đàn em ở “sân
sau”
của mình và đẩy Á Căn Đình vào thế không còn lựa
chọn nào khác là liên kết với Nga để bảo vệ quyền
lợi của đất nước mình. Đây là cơ hội bằng vàng
cho Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ dùng mũi nhọn
Ukraina để thọc vào yết hầu Nga thì Nga từ từ tiến
vào “Back
Yard”
của Mỹ qua các cửa ngõ Nicaragua, Venezuela, Cuba và nay
thêm Argentina và để trả đũa trong trận chiến sinh tồn.
-AP
(Moscow) ngày 26/4/2015, “Trong một tài liệu mới phổ
biến, Tổng Thống Nga Putin nói rằng, tin tức từ cơ quan
theo dõi truyền tin của địch (qua các cuộc điện đàm),
Mỹ đã trực tiếp liên lạc và tiếp vận cho các thành
phần đòi ly khai ở vùng Bắc Caucsus của Nga những thập
niên 2000, điều này làm tăng thêm sự nghi ngờ Phương
Tây.” Đại sứ Hoa Kỳ tại Kazakstan đã phủ nhận tin
tức này.
-AP
ngày 29/4/2015: “Các nhà lập pháp Nicaragua đã đồng ý
cho phép Nga thiết lập hệ thống định vị toàn cầu
GLONASS trên đất Nicargua. Hệ thống này tương đương với
hệ thống GPS của Hoa Kỳ. Quân đội Nicaragua cũng đang
thương thảo để mua tiêm kích SU-29 của Nga. Tổng Thống
Putin đã thăm viếng Nga vào năm ngoái. Tổng Thống Ortega
của Nicargua có mối liên hệ mật thiết với Liên Bang
Sô-viết khi ông làm tổng thống vào thập niên 1980.”
7.
Cuộc khủng hoảng Yemen
Sau
4 tuần lễ Saudi và đồng minh tiến hành các cuộc không
kích dữ dội và lực lượng Southi, hàng không mẫu hạm
Mỹ tiến vào Eo Biển Aden, Một đoàn tàu vận tải của
Ba Tư cũng đang tiến vào vùng này…chưa biết cuộc chiến
Yemen đi về đâu.
-AP
ngày 16/4/2015:, “Al-Qaida đã chiếm được một phi trường
quan trọng, một hải cảng và một trạm bơm dầu tại
nam Yemen, củng cố thêm sự chiếm đóng một thành phố
lớn nhất của Yemen giữa hỗn loạn trong khi phe phiến
quân Shiite đối đầu với lực lượng trung thành với vị
tổng thống lưu vong và chiến dịch không kích do Saudi
lãnh đạo.” Cũng theo AP, liên quân do Saudi lãnh đạo đã
thả dù vũ khí để tiếp tế cho quân đội Yemen đang bị
bao vây ở một thành phổ cảng phía đông Yemen.
-AFP
(Aden) ngày 17/4/2015: ”Al-Qaeda đã thu được một kho vũ
khí khổng lồ khi họ tràn ngập một doanh trại quan trọng
ở Hadramanwt – thủ phủ của Mukalla củng cố thêm sức
mạnh ở vị trí này và thả 300 tù nhân trong đó có
những thủ lĩnh của họ.” Như vậy Saudi và đồng minh
cùng lúc phải đối phó với hai đối thủ, đó là lực
lượng ly khai và Al-Qaeda. Liệu Yemen có trở thành một
Iraq thứ hai để Hoa Kỳ phải đổ quân vào đây cứu
nguy hay trực tiếp tiến hành các cuộc không kích giống
như các chiến dịch đang làm ở Iraq? Hay cuối cùng đất
nước Yemen phải chia ba? Cũng theo AFP, Ba Tư đã đệ nạp
Liên Hiệp Quốc kế hoạch hòa bình bốn điểm như sau:
“Ngưng bắn và chấm dứt tất cả cuộc tấn công của
lực lượng quân sự bên ngoài, cứu trợ nhân đạo, y tế
khẩn cấp và tái tục đàm phán chính trị để hình
thành một chính phủ đoàn kết.” Trong thư, ngoại trưởng
Ba Tư nói rằng các cuộc không kích đã lên tới mức cực
kỳ báo động, cuộc can thiệp quân sự đã phá hủy nhà
thương, trường học, các nhà máy chế biến thực phẩm
và các cơ sở hạ tầng dân sự khác.
-The
Hill ngày 17/4/2015: “Theo hai giới chức bộ quốc phòng
Hoa Kỳ, Ba Tư đưa một đội tàu gồm chín chiếc - trong
đó một số có vũ khi hướng về Yemen trong một nỗ lực
coi như tái cung cấp cho lực lượng nổi dậy Shiia Houthi.
Các giới chức này lo ngại hành động có thể đưa tới
sự đối đầu với Hoa Kỳ hoặc các thành viên khác của
liên minh do Saudi lãnh đạo đang phong tỏa vùng biển Yemen
và tiến hành những cuộc không kích chống lại Houthi.”
-Vnplus
trích dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã ngày 18/4/2015 cho biết,
“Các nguồn tin quân sự ngày 18/4 cho biết cuộc tấn
công của nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite Houthi nhằm
vào một căn cứ quân sự của lực lượng trung thành với
Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi ở tỉnh miền Nam
Taez đã làm 30 người thiệt mạng và 24 người bị
thương.” Theo AP ngày 20/4/2015, “ Hàng Không Mẫu Hạm
Roosevelt đang tiến về vùng biển ngoài khơi Yemen để
tăng cường an ninh và cùng với các tàu chiến khác của
Mỹ ngăn chặn các tàu của Iran chở vũ khí cho lực lượng
nổi dậy Houthi.” Reuters ngày 21/4/2105 cho biết lý do Hoa
Kỳ gửi HKMH tới đây, “Là vì sự hiện diện của một
đoàn tầu chở hàng của Ba Tư xuất hiện ở vùng biển
này.”
Thế
nhưng theo đài truyền hình Fox News, phát ngôn viên Bộ
Quốc Phòng Hoa Kỳ lại nói rằng HKMH và máy bay được
gửi tới đây không có ý ngăn chặn tàu vận tải Ba Tư
mà chỉ để bảo đảm an toàn cho thùy lộ này mà thôi.
Theo VOA tiếng Việt ngày 21/4/2105, Tổng Thống Ba Tư một
lần nữa lại kêu gọi ngừng bắn tức khắc ở Yemen.
Lời kêu gọi này không được ai đáp ứng kể cả Liên
Hiệp Quốc. Lý do dễ hiểu, cuộc không kích do Saudi dẫn
đầu đang có kết quả, sớm muộn gì phe nổi dậy Southi
cũng bị dẹp tan và chính quyền Hadi thân Mỹ-Saudi lại
được tái lập. Đó là mong muốn của Mỹ. Trong khi đó
phát ngôn viên của Houthi nói rằng việc Hoa Kỳ gửi HKMH
tới là nhằm bao vây đất nước Yemen và trừng trị tập
thể người dân.
-Bloomberg
News ngày 22/4/2015: “Liên minh Sunnis do Saudi dẫn đầu
tuyên bố cuộc không kích kéo dài 4 tuần lễ chấm dứt
vì đã ngăn chặn được bước tiến của phe Shiite Southi
nhưng sẽ lập lại trên quy mô nhỏ nếu thấy cần thiết
và sẽ tập trung nỗ lực vào việc thúc đầy các bên
vào bàn đàm phán. Hoa Thịnh Đốn hoan nghênh quyết định
này và cũng thúc giục đàm phán.” Thế nhưng chỉ vài
giờ sau khi tuyên bố đình chỉ, cuộc không kích lại tái
tục, chứng tỏ tình hình không như mong muốn của Saudi
và đồng minh.
-Business
Insider ngày 22/4/2015: “Chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên
bố sẽ gửi các chiến hạm tới Yemen để ngăn ngừa
việc vận chuyển vũ khí cho lực lượng nổi dậy đang
chiến đấu tại đây, một hạm đội bao gồm các khu
trục hạm của Ba Tư đã có mặt ở vùng biển này. Hành
động này chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ
và Ba Tư mà bên nào cũng ủng hộ riêng phe của mình.
Thông tấn xã Ba Tư nói rằng các chiến hạm có nhiệm vụ
bảo vệ các tàu vận tải và tàu dầu của Ba Tư trước
những cuộc tấn công của hải tặc.” Nhưng theo Reuters
ngày 23/4/2015 các tàu của Ba Tư đã rời khỏi Yemen và
HKMH cùng tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo
của Mỹ cũng rời khỏi vùng biển này.
-VnPLus
ngày 22/4/2015: “Ngày 22/4, nhóm phiến quân Houthi theo dòng
Hồi giáo Shi'ite tại Yemen tuyên bố sẽ tham gia các cuộc
đàm phán do Liên hợp quốc bảo trợ, với điều kiện
liên quân quốc tế do Saudi Arabia dẫn đầu chấm dứt
hoàn toàn chiến dịch tấn công nhóm này. “
-Reuters
ngày 28/4/2015: “Máy bay Saudi và đồng minh oanh tạc phi
đạo của Phi Trường Sanaa để không cho các phi cơ của
Ba Tư đáp xuống thủ đô Yemen.”
-Sputnik
News ngày 30/4/2015: “Mỹ yêu cầu Iran sử dụng các mối
quan hệ với chiến binh Huthis ở Yemen để bắt đầu cuộc
đàm phán giữa các lực lượng tham chiến ở nước này,
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry đã đưa ra đề nghị như vậy với người
đồng cấp Iran (là) Javad Zarif tại cuộc gặp ở New
York.”
8.
Vấn nạn của người Do Thái
Hãng
Reuters ngày 15.4.2015 loan tin, “Theo bản nghiên cứu phát
hành ngày hôm nay tại Do Thái, những cuộc tấn công bài
Do Thái gia tăng trên toàn thế giới năm 2014 với những
biến cố cao nhất xảy ra tại Pháp.”
Hiện
nay Do Thái đang phải đối đầu với “Phong trào bài Do
Thái” (Anti-Semitic)
lan rộng toàn cầu. Nguyên do là vì người Do Thái quá
khôn ngoan và quá thông minh. Định cư ở nước nào thì
họ tìm cách khống chế hệ thống kinh tế, tài chính của
nước đó (giống như Ba Tàu ở Chợ Lớn năm xưa), để
rồi lèo lái chính quyền, nhất là ở Mỹ và Âu Châu.
Nhưng
ngày hôm nay tình cảm ủng hộ Do Thái của thời kỳ lập
quốc qua rồi. Do Thái cứ nằng nặc không chịu chấp
nhận sự hình thành của một nhà nước độc lập
Palestines. Với sự ủng hộ triệt để của Mỹ, Do Thái
phớt lờ dư luận và sự lên án của thế giới. Rất
nhiều nghị quyết của LHQ liên quan đến vấn đề
Palestines chỉ có hai phiếu chống là Do Thái và Mỹ. Nếu
cứ tiếp tục theo đuổi lập trường cực đoan, quá
khích như vậy, Do Thái sẽ bị cô lập trên toàn thế
giới chưa kể sự thù ghét của thế giới Ả Rập. Lúc
đó thì Mỹ cũng chẳng cứu được. Cho nên triết lý
Đông Phương dạy rằng “Trời cao có mắt” (Hoàng
thiên hữu nhãn).
Muốn hợp lòng Trời thì đừng có sắc sảo, khôn ngoan
và tham lam quá… kẻo có ngày “Trời
hại”.
Triết lý của người Do Thái thật kinh khủng: “Chúng
ta không cần là siêu cường. Nhưng chúng ta “nắm đầu”
được siêu cường thì chúng ta sẽ là siêu cường”,
giống như trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Dương Liên
Đình khống chế được Đông Phương Giáo Chủ - do quá
yêu Dương Liên Đình - cho nên trở thành siêu giáo chủ.
Cả
thế giới này ai cũng phải nể sợ Mỹ, chỉ riêng Do
Thái là tung hoành, muốn làm gì thì làm và coi Hoa Kỳ như
“cỏ
rác”
hay nói theo ngôn ngữ bình dân, “coi
như con cháu trong nhà”.
Từ
nhưng tin tức trong hai tuần lễ qua, chúng ta thấy Mỹ,
Nga,Trung Quốc đang lao vào mê trận và Thế Chiến III có
thể nổ ra bất cứ lúc nào mà nguy cơ lớn có thể là
Biển Đông.
Đào
Văn Bình
(California
ngày 1/5/2015)
(*)
Bình
luận của Ô. Carl Thayer , Úc Châu
Khai Dân Trí | Đào Văn Bình |
No comments:
Post a Comment